Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

6 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Bầu Cử Tổng Thống Pháp : Ai ThẮng Ai, Nhân nói về bầu cử Pháp mà nói về ...EU

Phó Thường Nhân
post Apr 24 2017, 05:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với thắng lợi của Macron, không những nước Pháp sẽ từ bỏ dần dần xu hướng chính quyền tập trung (centralisme) mà còn thay đổi cả tư duy trong chính sách đối ngoại. Cho đến bây giờ, theo truyền thống, giới chính trị Pháp đều coi Đức là đối thủ tiềm năng, dẫn đến liên minh với Nga ( Nga Sa hoàng, rồi ngay cả Liên Xô ở một mức độ nào đó). Có những ứng cử viên như Le Pen rồi Fillon, ngay cả Melenchon cũng có tư duy đó. Nhưng với Macron, thì Đức sẽ không còn là kẻ thù tiềm năng trong tiềm thức mà trở thành một đối tác liên minh quan trọng, để cả hai chia sẻ quyền lực trong EU. Với Brexit, EU thực sự đã trở thành một dạng đế quốc Áo-Hung mới. Trong đó Đức đóng vai trò Áo, Pháp đóng vai trò Hung, như tôi đã từng phân tích. EU thực sự mang lợi cho Pháp, nhưng vì ở Pháp nó luôn lấy cớ EU để ép buộc, để tiến hành cải cách ở trong nước , nên mới có tinh thần chống EU ở trong dân. EU cũng là con bài mà giai cấp tư sản Pháp sử dụng để giảm quyền lợi người lao động mà không phải thông qua một chính quyền kiểu Thatcher hay Reagan. Hay nói cách khác, quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp compactible với EU.
Sự liên minh chặt chẽ hơn nữa giữa Đức và Pháp sẽ làm cho EU mạnh hơn, chính vì thế mà cả Nga lẫn Mỹ đều không muốn. Nếu EU tan ra thì cả Nga với Mỹ đều lợi, trong đó Nga sẽ lợi hơn, vì Mỹ dù sao nó đã có chân trong EU rồi (căn cứ quân sự Mỹ có đầy ở Đức).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 24 2017, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điều khó của Macron, là không có một đảng đứng đằng sau. Đây cũng là vấn đề của Trump, vì thế ông này phải dựa vào đảng cộng hoà,nhưng sau hơn 3 tháng cầm quyền của Trump, người ta cũng nhận thấy rõ Trump bị cắt chân cắt tay, không phải muốn làm gì cũng được vì không kiểm soát được đảng của mình, cũng như quyền lực không phải chỉ nằm trong tay tổng thống mà còn nằm ở những cơ chế khác (nghị viện, toà án tối cao,..). Macron cũng sẽ gặp vấn đề như thế, nhưng khác với Trump, Macron không dựa vào hai đảng cũ, mà hi vọng sẽ kéo được nhân sự của các đảng này theo mình. Vì thế vấn để bầu cử quốc hội vào tháng bẩy năm nay sau khi bầu cử tổng thống vào tháng 5 mới quyết định được chính quyền của nhiệm kỳ mới Pháp sẽ làm được những gì.
Nhìn sinh hoạt chính trị ở Mỹ, rồi Pháp là những nước dân chủ đa nguyên đa đảng điển hình dù hình thái nó khác nhau, người ta cũng dễ nhận thấy, đảng phái ở đây là lợi ích nhóm, chủ yếu là những nhóm tư bản. Còn lại thì là tham gia cho vui. Đảng phái không phải là điều quyết định mà là các cơ chế quyền lực, như chính phủ, quốc hội, toà án, ..ghìm lẫn nhau, dựa trên một cái đế nhà nước pháp quyền. cơ chế quyền lực ghìm lẫn nhau và nhà nước pháp quyền chính là điều khiến cho họ dù có đa đảng mà không tan vỡ, hay rơi vào độc tài. Còn tại sao cơ chế của nó ghìm được lẫn nhau bởi vì nó có giai cấp rõ ràng. Nhà nước Mỹ, Pháp là chuyên chính tư sản.
Ở một nước đang phát triển như VN, thì đảng chính là cái đế đóng vai trò giai cấp, hàn các mối quan hệ nhà nước xã hội với nhau. Vì thế khi áp dụng chế độ đa nguyên đa đảng vào là tan vỡ, không khác gì mang quả bom nguyên tử ra thả.
Còn bầu cử ở phương Tay dù có bao nhiêu đảng, nó cũng không thể đi ra ngoài chuyên chính của giai cấp tư sản.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 24 2017, 11:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



So sánh một chút với VN, để mọi người có sự nhìn nhận chính xác hơn. Ở VN, đảng cộng sản VN dựa trên một cái đế liên minh công nông và trí thức. Trong thực tế, những người nắm quyền là trí thức trên con đường tiểu tư sản hoá, tức là thị dân hoá. Cái đế quyền lực ở Vn không dựa trên sở hữu (vì sự phân định giai cấp không rõ ràng), và vì thế nó dựa trên quyền lực hành chính. Điều này là điều chung của VN với tất cả các nước đang phát triển, nhưng nó cũng là đặc trưng của thế giới Đông Á, trong đó có Triều tiên, TQ, VN, và một phần nào Nhật bản. Nó cũng là một truyền thống lâu đời, chứ không phải chỉ là vì thuộc thế giới thứ 3 mà như thế. Chính cái điều đặc biệt này, mà lý luận của Mác thuần tuý chỉ đúng cho phương Tây, và bản thân ông Mác và ăng ghen cũng nhận thấy thế, vì thế họ mới đưa ra cái phương thức « sản xuất kiểu châu Á », tức là có thị trường, nhưng không có sự sở hữu tuyệt đối.
Hiện tại với cơ chế thị trường và sự phát triển kinh tế, ở Vn cũng tồn tại một tầng lớp tư bản, nhưng nó rất mỏng, và không có tính giai cấp rõ ràng, có thể coi là một nhóm người nhưng không thể coi là giai cấp, mà có dạng mafia. Với sự phát triển của thành thị, cũng hình thành một nhóm thị dân đông đảo (ở HN, SG và một số thành phố) nhưng vẫn là thiểu số so với dân số toàn quốc. Thị dân này có xu hướng dân chủ tư sản, giống như ở phương Tây. Nhưng nhìn về toàn cục thì xã hội VN không giống gì xã hội phương Tây cả.
Mặc dù xã hội không giống nhau, nhưng sự phát triển xã hội đều nhằm tiến tới công nghiệp hoá, và những vấn đề đặt ra giống nhau. Đó là làm sao mà điều hoà được xã hội, đảm bảo được một sự bình đẳng tương đối để mỗi người đều có được một phần lợi ích trong quá trình phát triển, không dẫn tới phân liệt giầu nghèo quá mức. Nhưng do cái đế không giống nhau mà không thể sử dụng lô gíc chính trị giống nhau được. Ví dụ. Một việc rất lớn ở VN đó là cát cứ, vì quyền lực thể hiện chủ yếu qua quyền lực hành chính. Điều mà ở một nước phương Tây không có, vì quyền lực ở đây là dựa vào tư hữu, nên nó không sợ cát cứ.
Thế còn giải pháp của nó thì có tuyệt đối « tuyệt vời » không ? Với tôi là không. Vì nó đóng khung trong một lô gíc giai cấp không thể vượt qua. Phải chọn lựa giữa Macron và Le Pen, tất nhiên tôi sẽ loại Le Pen, nhưng không phải vì thế mà tôi đồng tình với Macron. Nó cũng như vấn đề người ta muốn ăn cơm mà bắt buộc phải chọn lựa giữa mỳ và phở.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 5 2017, 05:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã vào giai đoạn cuối, vì đến chủ nhật này là lần bầu chót. Mọi diễn biến vẫn đúng như tôi dự đoán từ trước, vì thế chỉ phân tích thêm mấy khía cạnh thú vị, gọi là những bài học rút ra từ « kiểu cách dân chủ » theo phương Tây. Tôi để mấy chữ trên trong ngoặc kép vì muốn nhấn mạnh vấn đề ở đây không phải là dân chủ theo kiểu người ta vẫn rêu rao định nghĩa là dân làm chủ, rồi các chí sĩ dân chủ VN vơ vào tôn thờ,mù quáng muốn áp dụng vào VN, mà chỉ muốn nói đó là một cách sinh hoạt chính trị được đóng khung trong một thể chế đại nghị tư sản. Lá phiếu của người dân được sử dụng như một hình thức trọng tài vì đều được các cơ cấu quyền lực của nhà nước chấp nhận, nằm trong khuôn khổ một hình thái tư duy đã được định trước, « nhồi sọ » vào dư luận, phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản Pháp. Chính vì thế mà ở trên tôi mới nói tới ví dụ, muốn ăn cơm mà bắt buộc phải chọn giữa mỳ và phở.
Trong vòng hai này giữa cực hữu Le Pen và trung hoà Macron, thì Macron không còn có được sự thu hút như trước, vì rất nhiều người bầu không tìm thấy điều mình muốn trong chương trình của ông này. (phải hiểu chương trình chỉ là tương đối, vì một khi nắm quyền thì người ta không bắt buộc phải thực hiện nó). Đối với họ, Macron hay Le Pen không khác gì nhau. Ví dụ những người bầu cho Melenchon(có sự ủng hộ của đảng cộng sản Pháp), họ không tìm thấy những vấn đề bảo vệ người lao động trong tư duy của hai người này. Nói cách khác, Le Pen thì kích động người lao động Pháp kỳ thị người nhập cư không phải gốc Pháp để « vặt lông » người lao động dễ dàng hơn. Còn Macron thì giơ cao ngọn cờ « bình đẳng » cũng để .. « vặt lông » người lao động dễ dàng hơn. Tôi dùng danh từ vặt lông ở đây để nói đến việc xoá bỏ các phúc lợi xã hội, quyền lao động, mà người lao động Pháp sau hàng thế kỷ đấu tranh mới có được.
Xu hướng xoá bỏ quyền lợi người lao động này là xu hướng chung của thế giới tư bản, trong quá trình toàn cầu hoá, và đặc biệt rõ nét sau khi Liên Xô sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô, đã khiến trên thế giới không còn một đối trọng, một hình thái kinh tế cạnh tranh khiến giai cấp tư sản phải nhẹ tay với người lao động hơn.Không còn hình thái kinh tế cạnh tranh, Khiến thế giới tư bản như một con ngựa điên, không có cương, tha hồ đập phá. Hiện nay trên thế giới chỉ còn một hình thái kinh tế thị trường, vì thế sự khác biệt chỉ còn là chủ quyền, và vấn đề sử dụng chủ quyền ấy để có lợi cho ai. Đối với những nước tư bản phát triển, thì việc có lợi này là cho giai cấp tư sản. Ở những nước như VN, đang phát triển, thì vấn đề có lợi cho ai này phụ thuộc vào bản chất giai cấp của đảng cầm quyền, và thể chế chính trị. Nếu thể chế chính trị bị bên ngoài ép vào theo đa nguyên đa đảng, thì nó chỉ có lợi cho tư bản nước ngoài, và các nhóm lợi ích (vì không có giai cấp tư sản dân tộc) thông qua sự cấu kết của hai bên này, vì bản chất của đa nguyên đa đảng ở những nước đang phát triển không có tư sản dân tộc, thực sự là việc tư hữu hoá hệ thống chính trị. Cũng chính vì thế mà các nước tư bản phát triển « hồ hởi phấn khởi » ép các nước đang phát triển phải dùng mô hình này để họ có thêm cơ hội đập phá, lũng đoạn, với sự tiếp tay (ví dụ thông qua tham nhũng) của lợi ích nhóm nội địa.
Bầu cử ở Pháp đã bắt buộc người đi bầu phải chọn lựa giữa nhưng điều mà họ không thích, bởi vì nó không phải hoàn toàn theo lợi ích của họ, vì họ chỉ sử dụng là phiếu không phải để « làm chủ », mà là chỉ là một dạng công cụ mà giai cấp tư sản Pháp sử dụng lấy cớ để chính danh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post May 9 2017, 08:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em không đồng ý với vấn đề vặt lông mà bác Phó nêu ra. Chủ nghĩa tư bản ngày nay càng ngày càng ưu đãi người lao động. Thậm chí có nhiều hình mẫu công ty hàng đầu của thế giới là nơi làm việc trong mơ của rất nhiều người đi làm thuê.

Gửi bác 1 bài viết để tham khảo http://kenh14.vn/doc-xong-cau-chuyen-nay-b...18115609952.chn

Thêm vào đó cũng phải đánh giá cao nền dân chủ của Pháp, vì đã có thành viên không thuộc 2 đảng truyền thống lên nắm quyền. Trong khi đó, nước Mỹ thì luôn luôn không thoát khỏi gọng kìm của 2 đảng lớn!

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: May 9 2017, 08:03 AM


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 9 2017, 04:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Nhận xét của root dựa trên hai điều nhầm, điều thứ nhất, ở các nước tư bản phát triển, có chế độ đại nghị tư sản điển hình như Pháp, Mỹ ..thì giai cấp là điều quan trọng, điều khiển nhà nước, không cần tới Đảng. Vì thế sự tồn tại của các Đảng phái không phải là điều kiện cần thiết. Việc một nhân vật như Macron hay Trump có thể xông ra nắm quyền chứng tỏ điều đó.Chính vì thế thể chế của nó mới có thể cho tự do đảng phái. Nếu trong đầu mình có khái niệm Đảng như ở VN, thì nó không phải là thế.
Điều nhầm thứ hai là quyền lợi của người lao động không thể đánh giá thông qua các phúc lợi của các công ty đa quốc gia, mà khi nó vào VN, thì root nhìn thấy, rồi quy ra là luật lệ chung. Quyền lợi người lao động phải nhìn thông qua các thể chế nhà nước và cách được áp dụng vào thị trường lao động nội địa.
Có thể so sánh như thế này, nếu root đánh giá người Pháp thông qua những khách du lịch ra vào khách sạn Metropol ở Hà nội, thì nó không thể chính xác, vì root chỉ nhìn thấy một bộ phận rất nhỏ của nước Pháp thôi. Tương tự như nhìn vào một công ty khổng lồ lại lấy thằng cha CEO làm ví dụ. Thế thì khác gì lấy bầu Kiên làm đại diện cho người lao động VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 9 2017, 08:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc bầu cử ở Pháp vẫn chưa hẳn kết thúc,vì nó còn phải qua một vòng bầu cử quốc hội, 5 tuần sau khi bầu tổng thống thì mới ngã ngũ hẳn. Nguyên do là vì Macron, người thắng cử không có một đảng đứng đằng sau, từ đó sẵn có một nhóm nghị viên theo mình. Việc phong trào tiến bước mới được lập ra cách đây một năm làm công cụ để Macron tranh cử có thể thắng cử, đạt được quá bán số lượng 577 nghị viên trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới là một vấn đề. Nếu các đảng truyền thống vẫn giữ nguyên được vị trí, thì Macron bắt buộc phải chung sống với một đảng khác, và không có toàn quyền để thực hiện điều mình muốn.
Hiện nay sự phân rã của chính trường Pháp chủ yếu là từ đảng xã hội, vì thế số lượng phiếu bầu cho đảng xã hội Pháp thụt hẳn (chỉ có 6%), vì một bộ phận lớn phiếu bầu truyền thống của đảng này chạy sang Macron và cực tả của Melenchon. Chính vì thế mà cánh hữu (nhóm Fillon) vẫn hi vọng là họ có thể đạt được đa số nghị viên trong lần bầu cử quốc hội tới, do sự phân hoá này, dẫn tới làm chủ chính phủ và hạn chế quyền lực của tổng thống.
Trong thực tế, hiện tại có 4 phe phái chính trị ở Pháp, mà thực lực gần tương đương nhau. Gồm cực hữu (Le Pen), Hữu (Fillon), tiến bước (Macron), cực tả (Melenchon), nhưng cách tổ chức của hệ thống chính trị Pháp đã đẩy nó tới bước đường cùng, vì cách tổ chức của nó từ thời Sarkozy, cách đây mười năm, theo tư duy Anh-Mỹ, kiểu được ăn cả, ngã về không,, khiến cho các lực lượng này không thể liên minh cùng nhau để tạo đa số như hệ thống của Đức. vì ở Pháp tư duy giai cấp của hệ thống chính trị nó rất sâu sắc. Macron khi đưa ra khẩu hiệu « không tả cũng không hữu », muốn sử dụng được thì phải theo tư duy chính trị của Đức. Nhưng đây không phải là truyền thống chính trị Pháp, nên không áp dụng được cho đến nay.
Dù sao thì với việc thắng cử của Macron, EU sẽ được củng cố, và sẽ làm thay đổi tư duy đối ngoại của Pháp. Cho đến bây giờ, nước Pháp luôn dè chừng Đức, và vì thế nó luôn tìm cách giữ một liên minh với Anh và Nga để cân bằng. Nhưng hiện tại, khi Đức không còn là đối thủ tiềm năng mà là đồng minh tuyệt đối, thì vai trò của Anh và Nga không còn quan trọng nữa. Đặc biệt với Nga, khi mà Pháp sẽ theo đuôi Đức.
Tóm lại, việc Macron trúng cử là một bước đánh dấu sự lớn mạnh của EU, ngăn chặn sự tan rã của cộng đồng này. Nó cũng chứng minh sự lớn mạnh của ảnh hưởng Đức. Nhưng mọi chuyện ra sao thì còn phải xem Đức-Pháp thoả thuận được gì, và từ sự thoả thuận này mà EU có lớn mạnh để thành một siêu cường không, hay chỉ là tập hợp của các nước hạng trung.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 14 2017, 07:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu Pháp và ĐỨc thỏa thuận được với nhau thì EU sẽ mạnh hơn. Hiện Anh đang phản đối kịch liệt việc EU định thành lập Sở chỉ huy tác chiến ở Brussel và chỉ muốn làm việc thông qua NATO. Cơ may duy nhất để Anh phản đối việc này là khai thác mâu thuẫn Pháp ĐỨc nói riêng và các nước EU nói chung, và có thể sử dụng đòn bẩy từ Mỹ, chứ Nga thì ANh lại k dám quan hệ sâu.
NGoài ra, các nước như Ba Lan và 1 số nước Đông Âu bị đe dọa bởi Đức như Sec sẽ lo sốt vó nếu Pháp và Đức gắn kết được. Trước đó hàng loạt dấu hiệu gắn kết ĐỨc và Pháp như dự án chế tạo xe tăng chung, quân dội Đức tham gia sứ mệnh châu Phi dưới sự chỉ huy của Pháp, etc. Bây giờ anh Mỹ cũng phải lo, vì Anh đã ra rồi, con bài nào để Mỹ can thiệp vào EU, ngoài căn cứ quân sự và Ba Lan?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 15 2017, 04:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tối nay Macron sẽ sang Đức, thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên, giống như hai người tiền nhiệm trước, mặc dù lúc tranh cử, Macron nói rằng sẽ dành chuyến công du đầu tiên để thăm quân đội Pháp đang tham chiến ở châu Phi. Macron cũng là nhân vật được Đức đánh giá cao và ủng hộ, việc Macron thắng cử có thể giúp cho Merkel tiếp tục thắng cử vào tháng 9 tới ở Đức, bởi dưới thời kỳ bà ta làm thủ tướng, nước Đức gặt hái được nhiều thành quả đối nội lẫn đối ngoại, và làm giảm đi sự phê phán chính sách nhận người nhập cư của Merkel.
Macron chắc chắn sẽ thực hiện những chính sách nhằm « giải phóng thị trường lao động » Pháp, tức là tiếp tục cắt giảm quyền lợi của người lao động, với hi vọng là việc này sẽ kích thích sự tăng trưởng, và với thành tích đó sẽ có vị thế mà thương lượng với Đức hơn.
Nước Đức, bằng cách này hay cách khác cũng phải ủng hộ Pháp, nếu không muốn EU tan rã. Vì nếu Macron mà không có giải pháp, thì 5 năm sau sẽ là Frechxit, tức là nước Pháp sẽ bỏ EU. Hiện tại giới tư bản Pháp vẫn hi vọng vào một cái Deal với Đức, với điều kiện là Pháp ngồi cùng chiếu với Đức điều khiển EU, và như vậy hai bên cùng lợi. Vì mặc dù EU đem lại lợi ích cho Pháp, khả năng Pháp chịu nhận vai trò tay sai của Đức hơi nhỏ, và về lâu dài thì khó tồn tại được.
Hiện nay Đức đang đặt điều kiện để đầu tư vào Pháp, cũng như định dành cho Pháp vai trò chủ đạo trong công nghệ thông tin, điều mà Đức yếu thế và chậm phát triển hơn Pháp. Nhưng cả hai điều này không thể chỉ là thoả thuận giữa hai nước, vì toàn cầu hoá đã làm thay đổi tình thế. Tư bản Đức không chỉ đầu tư vào Pháp vì lý do chính trị mà không cần lãi đậm, cũng như công nghệ thông tin của Pháp không thể qua mặt được Mỹ về công nghệ trong ngành này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 15 2017, 06:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, tôi nghĩ về Tin học (Informatique, Computer Science) và công nghệ thông tin (Information Technology) thì Đức cũng tương đương với Pháp, chứ sao lại kém hơn nhỉ.
Trong Eu, thì Pháp thiên về hàng không, vũ trụ, hạt nhân, còn Đức thiên về xe hơi, chế tạo máy chứ?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 15 2017, 09:57 AM)
Tối nay Macron sẽ sang Đức, thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên, giống như hai người tiền nhiệm trước, mặc dù lúc tranh cử, Macron nói rằng sẽ dành chuyến công du đầu tiên để thăm quân đội Pháp đang tham chiến ở châu Phi. Macron cũng là nhân vật được Đức đánh giá cao và ủng hộ, việc Macron thắng cử có thể giúp cho Merkel tiếp tục thắng cử vào tháng 9 tới ở Đức, bởi dưới thời kỳ bà ta làm thủ tướng, nước Đức gặt hái được nhiều thành quả đối nội lẫn đối ngoại, và làm giảm đi sự phê phán chính sách nhận người nhập cư của Merkel.
Macron chắc chắn sẽ thực hiện những chính sách nhằm « giải phóng thị trường lao động » Pháp, tức là tiếp tục cắt giảm quyền lợi của người lao động, với hi vọng là việc này sẽ kích thích sự tăng trưởng, và với thành tích đó sẽ có vị thế mà thương lượng với Đức hơn.
Nước Đức, bằng cách này hay cách khác cũng phải ủng hộ Pháp, nếu không muốn EU tan rã. Vì nếu Macron mà không có giải pháp, thì 5 năm sau sẽ là Frechxit, tức là nước Pháp sẽ bỏ EU. Hiện tại giới tư bản Pháp vẫn hi vọng vào một cái Deal với Đức, với điều kiện là Pháp ngồi cùng chiếu với Đức điều khiển EU, và như vậy hai bên cùng lợi. Vì mặc dù EU đem lại lợi ích cho Pháp, khả năng Pháp chịu nhận vai trò tay sai của Đức hơi nhỏ, và về lâu dài thì khó tồn tại được.
Hiện nay Đức đang đặt điều kiện để đầu tư vào Pháp, cũng như định dành cho Pháp vai trò chủ đạo trong công nghệ thông tin, điều mà Đức yếu thế và chậm phát triển hơn Pháp. Nhưng cả hai điều này không thể chỉ là thoả thuận giữa hai nước, vì toàn cầu hoá đã làm thay đổi tình thế. Tư bản Đức không chỉ đầu tư vào Pháp vì lý do chính trị mà không cần lãi đậm, cũng như công nghệ thông tin của Pháp không thể qua mặt được Mỹ về công nghệ trong ngành này.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

6 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC