Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 34 35 36 37 38 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Jun 29 2020, 05:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #351

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Tuyệt vời, trên cả tuyệt vời. Làm việc tập thể có khác khác (tôi đùa). Bây giờ phải tìm một cái bảng đưa số lượng PNB từng nước ra, từ đó tính được nước đó chiếm bao nhiêu PNB toàn cầu. Một bảng khác có chỉ số tỷ trong thương mại về hàng hoá (kiểu TQ chiếm 20% thương mại thế giới, Mỹ 40% .. tôi bịa đặt ra thế). Và một bảng cho từng nước. Ví dụ với Mỹ TQ chiếm 50% thương mại, VN 5% thương mại.
Rồi một cái bảng tính phần trăm FDI từ nước nào xuất khẩu (ví dụ VN , ta biết là FDI chiếm 60% xuất khẩu VN), thành phần FDI ấy thế nào (ví dụ VN bao nhiêu phần trăm là Nhật, Hàn, Đài, TQ, ..), thì ta ẽ hiểu được thực chất quan hệ thương mại thế nào.
Với những số liệu này, xoi chúng với nhau, rồi từ đó dịch nó ra ý nghĩa xã hội, chính trị, kinh tế.. có nghĩa là các bác sẽ đang sử dụng phương pháp của chủ nghĩa Mác để tìm hiểu.
Nhưng với cái bảng trên, lấy TQ làm ví dụ. Hiện nay, người ta đều biết TQ có một PNB gần bằng Mỹ, đã vượt Nhật, nhưng trong thương mại thế giới, đồng Nhân dân tệ còn thua xa cả Thuỵ sĩ, một nước bé tí, thì ta đã thấy ngay rằng TQ hoàn toàn nằm trong đồng Đô la (như tôi nói ở trên, khi nói chuyện rắn, rồng, Kanguroo..) Ta cũng thấy rằng về chính trị Nga rất mạnh, so với vai trò của đồng rúp chẳng có trọng lượng gì mấy. Điều đó cũng có nghĩa là Nga rất thiếu vốn để đầu tư ra ngoài, vì không có đô la, ..v..v..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 29 2020, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #352

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 28 2020, 10:28 PM)
@ltbk,
Tuyệt vời, trên cả tuyệt vời. Làm việc tập thể có khác khác (tôi đùa). Bây giờ phải tìm một cái bảng đưa số lượng PNB từng nước ra, từ đó tính được nước đó chiếm bao nhiêu PNB toàn cầu. Một bảng khác có chỉ số tỷ trong thương mại về hàng hoá (kiểu TQ chiếm 20% thương mại thế giới, Mỹ 40% .. tôi bịa đặt ra thế). Và một bảng cho từng nước. Ví dụ với Mỹ TQ chiếm 50% thương mại, VN 5% thương mại.
Rồi một cái bảng tính phần trăm FDI từ nước nào xuất khẩu (ví dụ VN , ta biết là FDI chiếm 60% xuất khẩu VN), thành phần FDI ấy thế nào (ví dụ VN bao nhiêu phần trăm là Nhật, Hàn, Đài, TQ, ..), thì ta ẽ hiểu được thực chất quan hệ thương mại thế nào.
Với những số liệu này, xoi chúng với nhau,  rồi từ đó dịch nó ra ý nghĩa xã hội, chính trị, kinh tế.. có nghĩa là các bác sẽ đang sử dụng phương pháp của  chủ nghĩa Mác để tìm hiểu.
Nhưng với cái bảng trên, lấy TQ làm ví dụ. Hiện nay, người ta đều biết TQ có một PNB gần bằng Mỹ, đã vượt Nhật, nhưng trong thương mại thế giới, đồng Nhân dân tệ còn thua xa cả Thuỵ sĩ, một nước bé tí, thì ta đã thấy ngay rằng TQ hoàn toàn nằm trong đồng Đô la (như tôi nói ở trên, khi nói chuyện rắn, rồng, Kanguroo..) Ta cũng thấy rằng về chính trị Nga rất mạnh,  so với vai trò của đồng rúp chẳng có trọng lượng gì mấy.  Điều đó cũng có nghĩa là Nga rất thiếu vốn để đầu tư ra ngoài, vì không có đô la, ..v..v..
*



Vi du tai lieu nay, ghi so lieu nam 2015, ve trade exchange cua tung nuoc. Nam 2015 cung la nam ma Nga bi sut giam nhieu
Anh thi trao doi hang hoa (goods) kem hon Phap va Nhat, nhung lai hon ve trao doi dich vu.
Di nhien day la xep loai dua tren gia tri dong USD, nen ty gia hoi doai cua noi te so voi USD se co tac dong vao
https://en.wikipedia.org/wiki/International_trade


Con neu xem day du cua nam 2019 thi day
https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/...e/wts2019_e.pdf


Công ty Chesapeake Energy, một trong những công ty tiên phong trong ngành công nghiệp đá phiến dầu của Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản và yêu cầu được bảo vệ để tái cơ cấu nợ.

Chesapeake Energy, a Shale Pioneer, Files for Bankruptcy Protection

https://www.nytimes.com/2020/06/28/business...%20gas%20prices.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 1 2020, 05:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #353

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mấy hôm nay cũng bận việc làm, ở Pháp do dịch Cô Vy, nên vấn đề khai thuế khoá, làm dịch vụ thuế khoá đến hôm qua mới hết, vì bình thường đến cuối tháng 5 đã phải xong rồi, vì thế hôm nay xả hơi một tí, nhân thể bàn luận cái bài viết về trường Ams, vì nó có lẽ tương đối đặc trưng cho hiện trạng tâm lý xã hội của « phe phái tiến bộ » hôm nay ở xứ mình. Phân tích nó, có thể ta thấy phần nào, động lực, động cơ, lý do, lô gíc của nó, và cả cái đúng cái sai của nó theo nhận thức của tôi.
Để hiểu hệ thống trường chuyên của VN, ta nên có một cái nhìn lịch sử, biện chứng tìm xuất phát điểm của nó, rồi tình trạng hiện tại, từ đó sẽ hiểu được lý do, thế mạnh, thế yếu của nó, rồi từ đó mới xem những điều « Tiến Sĩ Thành » nói có đúng không, tại sao ông ấy lại nói thế, giải pháp đưa ra có đúng không. Đấy chính là cách làm việc biện chứng.
Hệ thống trường chuyên này xuất phát từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, ở ngoài Bắc. Trong Nam vùng tạm chiếm của chính quyền Sài gòn không có. Sau này, từ năm 1975, nó được mở rộng vào Nam. Và điều đặc biệt thú vị, một trong những người đi thi ô lem píc quốc tế phổ thông về môn toán được giải đầu tiên ở Vn là Lê Bá Khánh Trình, học ở trường chuyên Huế, tức là sau năm 1975. Hệ thống trường chuyên này có theo địa phương (trường chuyên tỉnh), có theo đại học (do các trường đại học tổ chức), nhằm vào các môn tự nhiên (toán, lý, hoá) và ngoại ngữ đầu tiên, rồi sau mới mở rộng ra các môn khác. Trường Ams thực ra là sinh sau đẻ muộn (tôi không rõ là nó được dựng lên như vậy, hay là thừa hưởng những lớp chuyên cũ của thành phố Hà nội). Vào thời bao cấp, học sinh các trường chuyên này đều có gạo, tem phiếu, học bổng.. giống như một người đi làm. Và mặc dù thế, cũng không thấy có hiện tượng « nén bạc đâm toạc từ giấy », mà chất lượng học sinh tốt, nghiêm minh, thầy cô tận tuỵ.
Thời đó tôi còn đi học phổ thông, và mặc dù không phải là « trò dốt », tôi cũng không vào được nó, vì .. không thi (do nhà ở xa, giả dụ có được thì cũng không có phương tiện đi học), nhưng dù có thi thì cũng chưa chắc tôi được nhận học, khả năng trượt 70%, 80%. Như vậy, ngay ở Hà nội, trường chuyên cũng dành cho học sinh nội thành, chứ dạt ra ngoài ngoại ô, thì học sinh muốn đi học đã khó. Ở các tỉnh thì học sinh ở ký túc xá, nên vấn đề đi lại này không đặt ra.
Tại sao lại có loại trường này, đấy là bởi vì chính sách nhà nước muốn đào tạo từ nhỏ nhân tài cho bộ máy nhà nước về sau. Nó thừa hưởng cả truyền thống nhà Nho (Quốc tử giám là nơi nhà Lý đã nuôi dậy con cái hoàng gia, và con quan), bản thân Mẫu Quốc Pháp, mà ảnh hưởng văn hoá ở VN rất lớn cũng có kiểu trường này, ở mức độ đại học. Và cũng có trường học sinh được nuôi ăn ở, có lương. Ví dụ trường bách khoa (politechnique), trường giáo dục (Ecole normal supérieur), trường ENA (một dạng ĐH tổng hợp nhân văn cao cấp).
Còn tại sao ở VN lại có loại trường này ở dạng học phổ thông, mà không phải ở cấp đại học. Có nhiều lý do, một lý do mà tôi cảm nhận, đó là vào hoàn cảnh VN lúc đó, có được trường Đại Học cỡ thế giới rất khó (điều này đúng cho cả miền Nam tạm chiếm), và học sinh giỏi thường đi nước ngoài học. Từ đầu những năm 70, khi đi học đại học không chỉ đơn thuần xét qua lý lịch, đã có thi đại học ở ngoài Bắc. Và đã có việc gửi học sinh đi qua các nước XHCN. Nhưng buổi ban đầu, những lớp đầu tiên ra đi, học rất khó khăn, do trình độ giáo dục phổ thông chênh lệch. Sinh viên VN có tính chăm chỉ, cầy cuốc thì vẫn học được, nhưng rõ ràng là lý lịch không, có công với cách mạng không đủ, ..việc thi đại học ở ngoài Bắc có ý nghĩa rất lớn. Nó đánh dấu việc nhà nước cách mạng VN thành một nhà nước bình thường, xã hội không bị phân theo lý lịch (chính xác là vấn đề này giảm đi). Đây là một sự tiến bộ rất lớn.
Những chuyện này không xẩy ra ở trong Nam vùng tạm chiếm, không phải vì chế độ này hay ho thú vị gì mà nó có những đặc trưng mà ngoài Bắc không có. Đó là hệ thống trường ở miền Nam bệ ý nguyên hệ thống của Pháp, vì thế về mặt bằng cấp, học sinh tốt nghiệp phổ thông ở đây, bằng được Pháp công nhận ngay, và họ có thể xin đi Pháp học, bằng cái bằng tú tài VN. Hệ thống học phổ thông ở miền Nam, cũng do thừa hưởng của Pháp, nó đã có tính chất « Elite » vì số lượng trường học rất ít, giống như thời thuộc địa. Sau khi rút khỏi VN, để giữ ảnh hưởng, Pháp đã nới rộng học bổng cho sinh viên miền Nam (rất nhều Việt kiều ở Pháp thế hệ trước tôi biết là dạng này), Pháp cũng sẵn sàng nhận du học tự túc, và ở miền Nam, người có của cũng cho con đi học nước ngoài (chủ yếu ở Pháp).
Tóm lại, hệ thống trường chuyên ở ngoài Bắc, thực ra là do nhu cầu cần có một thế hệ có trí thức đặt ra, để kế tục thế hệ Pháp học đi làm cách mạng trước đó. Đấy là một hình thức rât phù hợp với một xã hội không có người giầu, đáp ứng được nhu cầu học tập chất lượng cao của tầng lớp trí thức theo cách mạng. Nó cũng đáp ứng được nhu cầu bình đẳng, vì sự chọn lựa theo khả năng của học sinh. Thực ra thì sự bình đẳng này không thể tuyệt đối, nhưng so với hệ thống ở miền Nam tam chiếm, thì vẫn bình đẳng hơn.
Đặc biệt tro ng số học sinh đi học nước ngoài, người ta có thể thấy, những lớp chuyên này là lực lượng đóng góp chủ yếu. Đặc biệt là với sinh viên các tỉnh. Nên có thể nói các lớp chuyên phổ thông này, thực ra đã là một sự chọn lựa, sàng lọc từ trước để tuyển học sinh ra các nước XHCN học cho đúng chất lượng, một cách công bằng (tôi cũng nhắc lại là không phải công bằng tuyệt đối). Tất nhiên cũng có những người học trường phổ thông thường lọt được, nhưng chủ yếu là dân thành phố, còn tại sao thì tôi sẽ nói sau,lấy ngay ví dụ cá nhân tôi thi đại học thế nào, vì nó là chuyện cổ tích bây giờ, nhưng có thể giúp ta cái nhìn « cải cách ».
Những điều tôi nói này, đã cho thấy việc « Tiến Sĩ Thành » quy chụp hệ thống trường chuyên tạo ra với mục đích để có gà nòi đi thi quốc tế là ngớ ngẩn. Chuyện này có thật, đó là có chuyện luyện thi để thi ô lem pích, ví dụ thầy Lê Hải Châu , bố của ông Lê Hải Anh vừa tự tử không biết vì sao gần đây là một ví dụ, ông là thầy luyện toán. Nhưng nó chỉ là phần nổi của tảng băng. Nó chứng tỏ rằng hệ thống này có chất lượng quốc tế. Nhưng người đi thi này chỉ là cái mác mỏ. Phải nhìn thực tế là hầu hết trí thức VN do VN Dân chủ cộng hoà đào tạo đều qua cửa này. Tất nhiên họ không phải là duy nhất, nhưng chiếm một tị lệ quan trọng, đặc biệt cho sinh viên đi từ nông thôn, hay các thành phố thị xã nhỏ, không có điều kiện bằng ở Hà nội. Lấy một hiện tượng nhỏ, rồi quy chụp, nói sự việc ngoài nhân duyên, điều kiện của nó là sai.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 2 2020, 04:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #354

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái điều một, « Tiến Sĩ Thành » suy luận việc người nghèo nuôi người giầu thì lại càng buồn cười. Theo như tôi hiểu thì ý của tiến sĩ là vì tất cả cùng đóng thuế, trong đó có người nghèo, tiền này được nhà nước chi vào giáo dục tạo ra hệ thống trường chuyên, ví dụ trường Ams, số học sinh trường Ams không phải là tất cả học sinh toàn quốc, nhiều người có con học ở đây là người giầu, vì người giầu con mới học giỏi. Suy ra là người nghèo đóng góp cho người giầu, không bình đẳng. Nếu so với điều viết ở dưới, khi tiến sĩ nói về trường tư olimpia, thì ta cành hiểu rõ hơn lý luận. Vì người giầu có thể cho con vào Olimpia chi trả tất cả. Thế cho nên bỏ hệ thống này, có nghĩa là giúp người nghèo. Nhân đạo quá !!!
Tiến sĩ Thành có phải là cái ông dậy kinh tế ở Albright không ? vì nếu là một người thì lại càng buồn cười, vì dậy kinh tế mà lại nói thế. Tại sao ? bởi đóng thuế ở VN hiện tại là thuế luỹ tiến, phải có thu nhập tới mức nào đó mới đóng. Người chủ lực đóng thuế, thực ra là tầng lớp trung lưu. Người giầu thực ra trên danh nghĩa phải đóng thuế nhiều, nhưng họ lại có nhiều cửa chạy để giảm thuế, cho nên nếu nói đến thuế thân, thì tầng lớp trung lưu là đóng nhiều nhất (dân văn phòng, cán bộ công nhân viên chức, nhân sự kỹ thuật, văn hoá, middle managers, ..) Nhưng người này chính là tầng lớp người « chân không tới đất, cật không tới trời », họ không thể có tiền « cho con đi học nước ngoài để tránh nghiện ngập », hay đóng tiền cao ngất ngưởng ở trường tư. Hệ thống trường chuyên này, chính là hợp với tầng lớp người này, ngày xưa đã thế. Tôi không rõ bây giờ « dân trường chuyên » còn được học bổng chu cấp như tôi nói ở trên không. Nếu vẫn còn thì rõ ràng nó có lợi cho người nghèo, vì con cái họ bằng sức học có thể « xoá đói giảm nghèo ». Bằng cách đó mà tầng lớp trí thức được đa dạng hoá, bình đẳng hơn.
Một điều nữa. Nếu người giầu cũng đóng thuế, là công dân, họ phải được đối sử bình đẳng. Tại sao lại phân biết nói rằng con cái họ không được hưởng chế độ giáo dục của một nhà nước mà họ cũng đóng góp.
Giải pháp mà tiến sĩ đề xuất lại còn buồn cười hơn. Nếu xoá bỏ hệ thống trường này hay chuyển nó thành tư. Thì mặc nhiên xã hội sẽ mất bình đẳng tuyệt đối, vì học thức đi liền với tiền, rất nhiều tiền. Có hai trường hợp xẩy ra :
1- Nếu bỏ hệ thống khơi khơi như thế, thì không phải hệ thống giáo dục chung sẽ tốt lên, vì có thấy tiến sĩ đưa ra giải pháp gì để nó tốt lên đâu. Ngược lại một thị trường nhu cầu học lại được mở ra cho hệ thống trường tư hiện tại. Giải pháp này thực ra là một sự cướp khách, kiểu lợi ích nhóm (giống như chuyện nước mắm truyền thống có hàn tín, phải xoá bỏ để dân chỉ còn nước mắm phẩm mầu công nghiệp cách đây ít lâu).
2- Trong trường hợp bán lại, thì có nghĩa là để cho tư nhân hớt tay trên, một thị trường giáo dục, mà nó không phải bỏ công sức gì cả. Giống như là Elsine tư hữu hoá nước Nga, khiến tỉ phú qua một đêm đã thành. Tất nhiên tôi nói hơi thậm xưng, quá đà, nhưng bản chất nó là như vậy.

Nếu để ý hiện tại trong thị trường giáo dục VN đã có trường tư, nhưng chất lượng nó có tốt hơn công đâu (tất nhiên là so với hệ chuyên). Đại học thì làm bằng giả (ĐH Đông Đô), cấp dưới thì trẻ con chết khô trong xe không biết. Mà cũng kỳ lạ, tại sao trẻ em đi học cùng nhau, cùng ngồi một xe, ích kỷ thế nào, mà lúc xuống xe tới trường, bạn ngủ quên, có vấn đề cũng dửng dưng. Mới bé tí đã được dậy thế, lớn lên sẽ ra sao (tất nhiên tôi vẫn nói thậm xưng, và bỏ ngoài những nghi ngờ uẩn khúc của vụ việc này). Trường ĐH Thăng Long, một trường tư đầu tiên ra đời khi đổi mới do bà Hoàng Xuân Sính và một số người khác tạo ra, giờ nó ở đâu trên thang bậc chất lượng, dù 30 năm đã trôi qua.
Hiện tại, vấn đề « nén bạc đâm toạc tờ giấy », những vấn đề do lợi ích cá nhân tạo ra trong dạy thêm dậy nếm đúng là có thật, nhưng chất lượng nó vẫn hơn tư nhân 100%. Vậy sao không giải quyết những vấn đề ấy, mà lại định xoá sổ nó hay tư hữu nó để nó dở hơn, giá thành đắt hơn.. chỉ nhằm đánh vào thị hiếu nhu cầu hiếu học của xã hội để khôn lỏi kiếm tiền..



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 3 2020, 04:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #355

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cho con vao hoc truong quoc te o VN giong nhu ca nam tren thot, neu ra ngoai thi khong biet hoc o dau


Nhiều phụ huynh trường Quốc tế Việt Úc sốc nặng khi nhận thư "không thể tiếp tục tiếp nhận", dù học phí đã đóng đầy đủ và con đang học cuối cấp


Dở dang con học cuối cấp
Chị H.H, có con đang học cuối cấp tại trường Quốc tế Việt Úc vẫn chưa hết bàng hoàng từ lúc nhận email thông báo của trường đến bây giờ. Chị H. cho biết: "Con tôi đang học cuối cấp, cần ổn định để con chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. Thế nhưng bây giờ con tôi bị trường đuổi học ngay vào cuối năm học. Tôi quá bất ngờ với quyết định của trường, tôi chưa chuẩn bị tâm lý và thời gian đi tìm hiểu trường khác để xin cho con...".

Một phụ huynh khác cũng hoang mang khi nhận thư của trường. Chị chia sẻ, để gia đình và con yên tâm học tập tại trường Quốc tế Việt Úc nên chị đã đóng học phí nguyên cả năm cho trường. Tuy nhiên, con chị cũng nằm trong danh sách nhận thông báo lần này.

Bất ngờ nhất với phụ huynh có tên H.M. Chị bày tỏ: "Tôi có 2 bé học cấp 1 cũng bị trường đuổi học. Đến hôm nay tôi còn chưa lần nào lên cơ sở con tôi học để to tiếng. Gặp thầy cô giáo cho đến bảo mẫu, bảo vệ, tạp vụ... đều chào hỏi lịch sự, nói chuyện hết sức tôn trọng, luôn nói cảm ơn.

Vậy tại sao VAS lại nói tôi “gây bất ổn tới môi trường học tập của các em học sinh và cho các thầy cô giáo” rồi đuổi học con tôi. Con tôi học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, chan hoà với bạn bè. Các thầy cô cũng quý mến. Con tôi làm gì sai sao lại đuổi học?".

Không đồng tình với quyết định của trường, một phụ huynh khác bức xúc cho biết: "Một quyết định phản giáo dục và thiếu nhân văn của trường được cho là một trong những trường quốc tế đắt đỏ nhất Việt Nam. Phụ huynh đang chuẩn bị tâm thế thật hiền hòa và thiện chí đến gặp và trao đổi cùng luật sư của họ để giúp hai bên tìm tiếng nói chung thì bị tạt thẳng một gáo nước lạnh! Đã không cho con người ta học nữa và đòi đủ học phí mới trả hồ sơ thì thương lượng gì nữa đây?

Nghĩ cũng nực cười, tốn tiền tỷ vào đây học tưởng chừng được đối xử như thượng đế ai ngờ thấy sai không được nói, thấy vô lý vẫn phải chấp nhận. Nếu không con bạn được nhận thông báo này và thế là lo lắng, nháo nhào, bất an và càng lo hơn khi tâm lý con trẻ bất ổn, hoang mang... không hiểu vì sao con học chăm, ngoan, giỏi, không phạm lỗi gì mà có nguy cơ bị thất học nếu ba mẹ không tìm được cho con trường mới".

Hay một ý kiến khác: "Mặc dù mình đã quyết định chuyển trường cho con vào năm sau, nhưng bây giờ cảm giác quá buồn, thất vọng về ngôi trường mà mình đã từng tin tưởng, gửi gắm con trong 5 năm trời từ mẫu giáo đến giờ con đã học lớp 2".

Trước đó, rất đông phụ huynh có con em học tại trường Quốc tế Việt Úc lên tiếng phản đối chính sách học phí của trường . Phụ huynh đã gửi email xin đối thoại với trường và thậm chí cầm băng rôn đứng trước cổng trường để bày tỏ quan điểm. Sau động thái của phụ huynh, trường Quốc tế Việt Úc đã nhiều lần điều chỉnh thông báo học phí mùa dịch Covid-19 nhưng một số phụ huynh vẫn chưa đồng tình. Và gửi mail thông báo "không tiếp tục tiếp nhận học sinh" cho một số phụ huynh là quyết định mới nhất của trường.


(@click here)


Nhật hủy bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono mới đây chính thức thông báo nước này đã hủy bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore được cho là sẽ bảo vệ nước này trước các mối đe dọa tên lửa và vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên.

Trước đó, hôm 15/6, ông Kono đã bất ngờ tuyên bố đình chỉ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore với lý do hệ thống này đang có những trục trặc kỹ thuật và đòi hỏi quá nhiều chi phí.

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore do Mỹ thiết kế, được cho là để đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Hệ thống này được dự kiến đi vào hoạt động sớm nhất là vào năm tài chính 2025. Năm 2017, Nhật Bản quyết định triển khai 2 khẩu đội Aegis Ashore tại Akita và Yamaguchi.


Hoa ra chinh minh cung bi nham, truoc day media Tay thuong tuyen truyen rang, viec My vien tro ten lua Stinger vac vai cho Afganistan la 1 trong nhung nguyen nhan khien Lien Xo rut quan. Hoa ra Lien Xo da quyet dinh rut tu 10/1985, truoc khi Stinger tham chien o Afganistan

10 myths about Afghanistan
https://www.theguardian.com/world/2011/sep/...out-afghanistan



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 5 2020, 01:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #356

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phần mềm trí tuệ nhân tạo FaceApp của Nga, với thuật toán biến đổi khuôn mặt của Nga, ví dụ chuyển đổi giới tính, làm lão hóa gương mặt để xem khuôn mặt tương lai của mình, hay biến đổi màu da (sau bỏ cái này do sợ bị phân biệt chủng tộc), đang làm mưa làm gió trên các mạng xã hội. Phần mềm này do công ty Wireless Lab tại thành phố St. Petersburg của Nga phát triển.
Năm ngoái 2019, Wireless Lab cho hay đang sở hữu 80 triệu người dùng thường xuyên. Giám đốc điều hành Yaroslav Goncharov của công ty này từng làm việc cho Yandex, công ty được ví như "Google của Nga".
Thượng viện Mỹ yêu cầu FBI điều tra phần mềm này, vì sợ rằng khuôn mặt người dân sẽ được đưa về cho chính phủ Nga. Tuy nhiên, Yaroslav Goncharov cho biết đã làm việc với máy chủ của Amazon và Google để tự động xoá dữ liệu sau khoảng thời gian 48h, số hình ảnh đó không dùng cho bất kỳ mục đích thương mại nào.

Nếu đây mà là công ty của Mỹ thì sẽ OK thôi, vì công ty của Nga nên nhiều chuyện đó laugh1.gif
Nhận diện mặt, hay xử lý mặt nói chung, là chuyên ngành AI mà Nga rất mạnh. Các thuật toán liên quan đến khuôn mặt của Nga luôn hàng đầu thế giới. Ví dụ thuật toán nhận diên mặt FindFace của công ty NtechLab Nga, hiện đã được Nga sử dụng trong vấn đề an ninh tại World Cup 2018, và đang được sử dụng khắp thành phố Moscow của Nga, để chống dịch Covid và nhận mặt người biểu tình, theo cáo buộc của phương Tây. Thuật toán này đã giành nhiều giải cao quốc tế và Mỹ, như xếp thứ 1 Facial Recognition Vendor Test 2017, thắng giải EmotionNet Challenge của trường đại học Ohio Mỹ, sau đó tiếp tục thắng cuộc thi nhận diện khuôn mặt trong cuộc thi do NIST và IARPA ( Intelligence Advanced Research Projects Activity ) của Mỹ đồng tổ chức cùng năm. Thuật toán này nổi tiếng bởi độ nhanh và độ chính xác.
Năm 2018, tiếp tục thắng giải Wider Pedestrian Challenge chuyên dò tìm người đi bộ và xe đạp do Amazon và SenseTime tổ chức

https://findface.pro/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 5 2020, 01:35 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 5 2020, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #357

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Special Representative of the US President for Arms Control Marshall Billingslea called on Russia to abandon the development of promising weapons for the projects “Petrel” (according to the US classification – Skyfall) and “Poseidon”.

Mỹ yêu cầu Nga từ bỏ phát triển tên lửa Burevestnik và ngư lôi Poseidon
Mỹ đã chỉ trích các vũ khí thế hệ mới của Nga và yêu cầu Moskva ngừng phát triển chúng.


Báo chí Nga cho rằng vì sự bất lực của Mỹ khi đối đầu với tên lửa hành trình Burevestnik và tàu ngầm không người lái Poseidon (cả hai loại vũ khí này đều được trang bị lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ) đã dẫn đến việc Washington yêu cầu Nga từ bỏ các vũ khí này, gọi chúng là "khủng khiếp" và buộc thế giới cấm Nga phát triển phương tiện tấn công nói trên.

Vài tháng trước, Hoa Kỳ đã chủ động chế giễu vũ khí Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân, nói rằng chúng chẳng khác gì hư cấu, nhưng rõ ràng Washington đã nhận được thông tin tình báo, họ biết rằng Moskva không đùa giỡn và đã tiến đến giai đoạn phát triển cuối cùng.

Mỹ đang ám chỉ rằng các tên lửa hành trình Burevestnik và tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon của Nga vi phạm Hiệp ước kiểm soát vũ khí tấn công chiến lược, mặc dù các phương tiện trên không thuộc bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận để buộc Nga phải từ chối.

"Các tên lửa Burevestnik và tàu ngầm (ngư lôi) Poseidon nên được dừng lại", điều này đã được tuyên bố bởi đại diện đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Marshall Billingsley.

Vị quan chức trên không tuyên bố rằng chính những tên lửa này đã gây ra sự gia tăng mức độ phóng xạ ở Thụy Điển, nhưng nói rằng cả Burevestnik và Poseidon đều là những vũ khí khủng khiếp.

"Bất kể họ có chịu trách nhiệm cho sự cố mới nhất hay không, Nga nên hủy bỏ các dự án này", ông Billingsley viết trên trang Twitter cá nhân.

Đến lượt mình, Nga tuyên bố rằng sự gia tăng mức độ phóng xạ ở châu Âu không liên quan đến việc thử nghiệm vũ khí mới, ngoài ra các vũ khí này không nằm trong lệnh cấm, do vậy lập luận từ Hoa Kỳ là không có cơ sở.


https://www.easternherald.com/war/russian-p...projects-73402/
http://www.uniindia.com/news/world/securit...on/2063882.html

https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/my-yeu-cau...200705041354531


Cái vụ hiến pháp mới này, báo Tây cứ nhấn mạnh việc Putin có thể được làm tiếp đến 2036. Nhưng không nói đến những khía cạnh khác, làm như việc sửa đổi hiến pháp chỉ phục vụ cho riêng Putin không bằng

Những chỗ bôi đậm phía dưới rất quan trọng. Việc cấm công dân Nga mà chỉ cần có quyền định cư của nước ngoài thôi (không cần phải là có quốc tịch hay thẻ xanh) giữ các chức vụ cao (thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, quan chức cấp cao khu vực, người đứng đầu các cơ quan liên bang, ủy viên nhân quyền, thẩm phán, công tố viên, tổng thống)…
Việc cấm một số quan chức nhất định, kể cả nguyên thủ quốc gia, có quốc tịch kép và tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, đã được đưa vào cả hiến pháp, chứ không chỉ còn là luật như xưa. Như vậy đây là 1 quá trình, đi từ sắc lệnh hành pháp của tổng thống, đến luật, và bây giờ là hiến pháp.

Tất cả những cái này vốn vẫn là cách tiếp cận của phương Tây để tìm cách thâm nhập vào hệ thống chính trị Nga.
Thượng viện, hạ viện Nga đều được tăng quyền. Ngoài ra, tổng thống có quyền thành lập Hội đồng An ninh và Hội đồng Nhà nước Nga.

Hội đồng an ninh thì Nga có lâu rồi. Còn hội đồng nhà nước là thế nào nhỉ? Tổng thống có quyền thành lập thì có quyền giải tán k? Nhiều khả năng là không. Liệu cái hội đồng nhà nước có giống với bộ chính trị của của VN và TQ không nhỉ?

Ngoài ra Putin cho rằng, tu chính hiến pháp mới sẽ làm mạnh nhà nước Nga (statehood), tạo ra những điều khiện thống nhất cho sự phát triển nhiều năm tới và tránh được lỗi lầm thời Liên Xô.

Theo đó, thời Liên Xô cho phép các nước cộng hòa ly khai khỏi liên bang Xô viết nhưng không quy định rõ quy trình rời khỏi liên bang thế nào. Các nước đó gia nhập liên bang, chia sẻ và gắn bố quyền lợi kinh tế cũng như lịch sử với Nga, nhưng rồi rút ra mang theo các quyền lợi đó.
Putin nói: "Câu hỏi đặt ra là, nếu 1 nước cộng hòa gia nhập liên bang Xô Viết, nhét vào hành lý của mình một số lượng khổng lồ đất đai và lãnh thổ lịch sử của Nga, rồi sau đó đột ngột đòi rút ra khỏi liên bang?" Putin bảo rằng họ nên rời khỏi liên bang giống như khi họ gia nhập, chứ không nên mang theo những "món quà" của người dân Nga, thế nhưng hiến pháp Liên Xô lại không chỉ rõ chuyện này.

Câu nói này của Putin ám chỉ rất rõ Ukraine, vì như tôi đã nói ở những trang trước, không chỉ Crimea, mà toàn bộ vùng miền đông Ukraine, vốn là lãnh thổ Nga, gọi là Novorussia, được đảng cộng sản Liên Xô, với tư cách lãnh đạo nhà nước Xô Viết, trao quyền quản lý hành chính chỏ Ukraine vào đầu thế kỷ 20. Thậm chí trước đó, nhiều vùng đất của Ukraine, ví dụ chính thủ đô Kiev, cũng được Sa hoàng Nga tặng cho nước Tiểu Nga (Ukraine ngày nay), như môt một quà, kỷ niệm việc Ukraine gia nhập đế quốc Nga (Russian Empire).





Constitutional amendments will enable Russia to avoid Soviet Union’s mistakes - Putin
According to Putin, the Soviet Constitution included a thesis of Russian revolutionary Vladimir Lenin that the republics should be given the right to pull out from the USSR
The right of the republics to withdraw from the Soviet Union was a time bomb and Russia should avoid such mistakes, Russian President Vladimir Putin said in an interview with Moscow. Kremlin. Putin on Rossiya-1 TV channel on Sunday.

According to Putin, the Soviet Constitution included a thesis of Russian revolutionary Vladimir Lenin that the republics should be given the right to pull out from the USSR. "This is a time bomb laid back in 1922 when the Soviet Union was established," Putin said, stressing that this right was included in other Soviet Constitutions of 1924, 1936 and 1977. "Certainly, we should avoid these things," Putin said.

"I am absolutely convinced that we are doing the right thing when passing amendments to the current Constitution. They will strengthen our statehood and create conditions for consistent development of our country for dozens of years to come," the Russian leader said.

The procedure of the republics’ withdrawal from the Soviet Union was not regulated, Putin stressed. "The question arises: [what to do] if a republic joined the Soviet Union, but amassed into its "baggage" a huge number of Russian lands, traditional Russian historic territories and then suddenly decided to leave the Union," the Russian leader said. "Then, it should leave like when it came rather than drag "gifts" from the Russian people. Nothing of this was written down," Putin said.

On Friday, the Central Election Commission confirmed the outcome of the nationwide vote on amending the Russian Constitution. According to the document, 77.92% of voters backed the amendments to Russia’s key law, while 21.27% opposed them. One of the amendments includes a ban on the alienation of Russian territories.

Nga chính thức công bố nội dung bản Hiến pháp sửa đổi
Ngày 4-7, cổng thông báo chính thức của Liên bang Nga đã đăng tải nội dung bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua sau cuộc bỏ phiếu của cử tri Nga trên toàn quốc hôm 1-7 vừa qua.

Bản Hiến pháp, được thông qua lần đầu trong cuộc bỏ phiếu toàn dân ngày 12-12-1993, có tổng cộng 206 sửa đổi, trong đó có những nội dung chính liên quan đến các vấn đề xã hội, bao gồm những đảm bảo bảo vệ phẩm giá công dân và tôn trọng người lao động, lập chỉ mục lương hưu ít nhất một lần trong năm và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc hợp tác xã hội trong lao động.

Thêm vào đó, Luật Cơ bản sửa đổi của Nga cũng đề cập đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng với giá thành phù hợp, nhà nước đảm bảo ưu tiên giáo dục gia đình và trách nhiệm của cha mẹ đối với những trẻ em không được chăm sóc.

Hiến pháp sửa đổi cấm bầu công dân Nga đang hoặc từng là công dân của quốc gia khác hoặc có quyền định cư ở nước ngoài làm tổng thống. Điều này cũng áp dụng với các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, quan chức cấp cao khu vực, người đứng đầu các cơ quan liên bang, ủy viên nhân quyền, thẩm phán, công tố viên…

Luật Cơ bản mới được ưu tiên hơn luật quốc tế, theo đó, Tòa án Hiến pháp Nga có quyền không thi hành quyết định của các cơ quan quốc tế nếu chúng mâu thuẫn với Luật Cơ bản.

Hiến pháp sửa đổi cũng tăng thêm quyền hạn cho Duma quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga.

Điều khoản quy định số lượng nhiệm kỳ của Tổng thống Nga hiện đã bỏ xóa bỏ từ “liên tục”, đồng thời bổ sung điều khoản không tính đến số lượng nhiệm kỳ mà Tổng thống đã đảm nhiệm tính đến thời điểm những nội dung sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực.

Theo quy định của Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống có quyền thành lập Hội đồng An ninh và Hội đồng Nhà nước Nga.

Bên cạnh đó, văn bản này còn bao gồm trong những nội dung sửa đổi được Tổng thống Vladimir Putin đề xuất là cấm một số quan chức nhất định, kể cả nguyên thủ quốc gia, có quốc tịch kép và tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.


Ý tưởng sửa đổi Hiến pháp đã được Tổng thống Putin đưa ra trong Thông điệp Liên bang đọc hôm 15-1-2020.

Theo ông, các sửa đổi này đóng vai trò cần thiết đối với sự phát triển hơn nữa của nước Nga với tư cách là một nhà nước xã hội hợp pháp, trong đó "giá trị cao nhất là tự do và quyền công dân, phẩm giá và hạnh phúc của con người”.


http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gio...en-phap-sua-doi
https://tass.com/russia/1174943
(@click here)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 5 2020, 09:52 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 5 2020, 09:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #358

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hồi đầu năm nay, khi Ukraine tôn vinh Bandera, Bộ ngoại giao Ba Lan và Israel đã lên án việc này. Bây giờ, sau khi ngoạm dược Crimea rồi, cái phe nhóm cực hữu của Ukraine, tuy ghét Nga, nhưng nếu tận dụng tốt thì có khi lại có lợi

Ba Lan chỉ trích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine trong vụ treo chân dung Bandera
Đại sứ quán Ba Lan tại Ukraine đã phản ứng gay gắt trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Yekaterina Zelenko.


Bà Zelenko đã đáp lại những lời chỉ trích từ các Đại sứ Israel và Ba Lan sau khi một biểu ngữ với chân dung của nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, Stepan Bandera được treo trên Tòa thị chính thành phố Kiev. Trước đó, người phát ngôn này tuyên bố tất cả các dân tộc và quốc gia "tự xác định và tôn vinh những anh hùng của họ".

Thông cáo của Đại sứ quán Ba Lan có đoạn viết: "Khó có thể tin rằng những lời như vậy có thể được một nhà ngoại giao Ukraine nói ra". Đại sứ quán Ba Lan lưu ý rằng, tuyên bố của bà Zelenko không được xem như một tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ukraine.

Cơ quan đại diện ngoại giao Ba Lan chất vấn, nếu bà Zelenko cho rằng "sùng bái Bandera hay Melnik là vấn đề nội bộ của Ukraine, thì trên cơ sở nào Kiev yêu cầu Nga công nhận nạn đói (ở Ukraine trong giai đoạn 1932-1933) là tội diệt chủng, hay phản đối luận điểm của Moscow về ‘Thế giới Nga’?".

Trước đó, Đại sứ Ba Lan tại Ukraine Bartosh Tsikshotsky và Đại sứ Israel tại Ukraine Joel Lyon hôm 3/1 cho rằng, sự xuất hiện của biểu ngữ với chân dung Bandera tại Tòa thị chính Kiev là một sự xúc phạm. Hai quan chức lưu ý, tỉnh Lviv trước đó đã thông qua một nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2020 để tưởng nhớ "cộng tác viên Đức Quốc xã Andrei Melnik".

Đáp lại, bà Zelenko khẳng định, việc giữ gìn ký ức quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Ukraine và nước này hiểu rằng có những bên thứ ba quan tâm đến "hành động tôn vinh các anh hùng dân tộc và những ngày trọng đại" dẫn đến xung đột giữa Ukraine và "các dân tộc khác".

Stepan Andriyovych Bandera (1/01/1909 - 15/10/1959) là lãnh đạo phong trào dân tộc và độc lập của Ukraine. Bandera là nhân vật lịch sử gây tranh cãi cả ở Ukraine và quốc tế. Trong giai đoạn đầu Thế chiến II, ông hợp tác với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, ông đã bị bắt vào ngày 15/9/1941 khi tuyên bố một nhà nước Ukraine độc lập và sau đó bị giam giữ ở trại tập trung của Đức. Năm 1944, khi thất thủ trên chiến trường, Đức đã thả Bandera với hy vọng ông sẽ ngăn chặn Hồng quân Liên Xô tiến vào Ukraine. Ở miền Đông Ukraine, Bandera được xem là hoàn toàn đối lập với Hồng quân Liên Xô.

https://baoquocte.vn/ba-lan-chi-trich-nguoi...era-107260.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 6 2020, 07:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #359

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bao le trai Nga, Moscow Times va dai Sputnik dua tin rang Dan Mach da cap giay phep cho tau cua Nga xay dung tiep Nord Stream 2


Đan Mạch đã cho phép hoàn tất xây dựng Dòng chảy phương Bắc-2 bằng các tàu mới
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) đã cho phép Dòng chảy phương Bắc-2AG xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc-2 trong vùng biển của mình bằng cách sử dụng tàu đặt đường ống có định vị neo, thông cáo của cơ quan cho biết.

Đáp lại yêu cầu của Dòng chảy phương Bắc-2, DEA quyết định rằng điều kiện sử dụng tàu đặt ống có định vị động phải được sửa đổi trong giấy phép xây dựng Dòng chảy phương Bắc-2 mà cơ quan cấp cho công ty ngày 30 tháng 10 năm 2019. Điều thay đổi là công ty có thể sử dụng các tàu có định vị neo, riêng rẽ hoặc kết hợp với các tàu được trang bị hệ thống định vị động”, - cơ quan quản lý cho biết.
Nhận được sự cho phép
Cần lưu ý rằng phần còn lại mà Dòng chảy phương Bắc-2 cần hoàn thành vượt ra ngoài khu vực không sử dụng tàu có định vị neo, do nguy cơ liên quan đến kho vũ khí hóa học chôn trước đó.


https://vn.sputniknews.com/world/2020070692...ng-cac-tau-moi/
https://www.themoscowtimes.com/2020/07/06/d...-restart-a70797



Nguồn tin kể về vụ phóng vệ tinh Glonass đầu tiên sau 6 năm
Vụ phóng vệ tinh dẫn đường thế hệ mới "Glonass-K" lần đầu tiên sau 6 năm tạm dừng, trong đó có vài lần bị hoãn, được lên kế hoạch vào tháng 8 từ sân bay vũ trụ Plesetsk, nguồn tin trong ngành tên lửa vũ trụ thông báo với Sputnik.

Việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã mấy lần bị hoãn kể từ tháng 3 do sự chậm trễ trong quá trình sản xuất.

Vệ tinh dự kiến được chuyển đến sân bay vũ trụ trong tháng 7 và phóng lên quỹ đạo vào ngày 6 tháng 8.

Theo kế hoạch, vệ tinh Glonass-K sẽ được phóng bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng đẩy Fregat.

Vệ tinh Glonass-K đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2011 và hiện đang vẫn đang bay thử nghiệm. Vệ tinh Glonass-K thứ hai được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12/2014 và kể từ tháng 2/2016 đã hoạt động theo chức năng đề ra. Vào tháng 2 năm nay, ông Roman Fatkulin, đại diện công ty "Hệ thống vệ tinh thông tin mang tên Reshetnev" nói rằng trong giai đoạn 2020-2022 sẽ đưa chín vệ tinh Glonass-K lên quỹ đạo.

Các vệ tinh thế hệ mới, Glonass-K và Glonass-K2, khác với các vệ tinh thế hệ trước là Glonass-M ở chỗ chúng có thể phát ra nhiều tín hiệu dẫn đường hơn (Glonass-M phát ra 5 tín hiệu, Glonass-K và Glonass-K2 phát ra 7 và 9 tín hiệu), tuổi thọ hoạt động dài hơn (bảy năm đối với Glonass-M, 10 năm với Glonass-K và Glonass-K2).

Giờ đây, nhóm vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga bao gồm 27 thiết bị (25 vệ tinh Glonass-M và 2 vệ tinh Glonass-K), trong đó 23 chiếc đang hoạt động theo chức năng, một chiếc đang bay thử nghiệm, một chiếc đang bảo trì và hai vệ tinh dự bị. Để hệ thống này có thể phủ sóng tín hiệu dẫn đường cho toàn bộ Trái đất cần có 24 vệ tinh hoạt động.


https://vn.sputniknews.com/science/20200706...tien-sau-6-nam/


Truyền thông nêu chi phí Đức phải trả để triển khai quân đội Hoa Kỳ trong mười năm qua
Trong 10 năm qua, Đức đã trả gần 1 tỷ euro để triển khai Quân đội Hoa Kỳ, Der Spiegel đưa tin. Theo Der Spiegel, chi phí được các nhà chức trách Đức chỉ ra là 100 triệu euro mỗi năm đã bị giảm nhẹ và "chỉ là một phần của chi phí thực".

Theo dữ liệu mà Der Spiegel có, như sau câu trả lời của Bộ Tài chính Đức đối với yêu cầu của nghĩ sỹ phe cánh tả Brigitte Freikeep, 648,5 triệu euro đã được cấp cho các khoản tài trợ xây dựng, 333,9 triệu - cho cái gọi là chi phí quốc phòng. Cụ thể, chi phí bao gồm các khoản thanh toán hỗ trợ cho các cựu nhân viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, bồi thường thiệt hại do lính Mỹ gây ra và bồi thường cho đầu tư của Hoa Kỳ vào các căn cứ cũ.

Đồng thời, Spiegel viết, Hoa Kỳ "trả nhiều tiền hơn để tiền triển khai quân đội so với những gì Đức chi ra", và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Đức "là yếu tố kinh tế trung tâm ở nhiều khu vực". Chỉ riêng trong năm 2020, Hoa Kỳ đã chi 7 000 tỷ và 234 tỷ euro cho các mục đích này. Số tiền Đức phân bổ là 132,4 tỷ euro.

Quân đội Mỹ ở Đức
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ giảm số lượng lính Mỹ ở Đức từ 34,5 xuống còn 25 nghìn, vì Berlin đã quá hạn thanh toán cho NATO. Ba Lan tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng tài trợ cho sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của mình và đề nghị Hoa Kỳ triển khai một sư đoàn bọc thép của Mỹ trên cơ sở thường trực, chịu chi phí khoảng 1,5-2 tỷ đô la. Hơn nữa, đề xuất này đã được đưa ra bên ngoài khuôn khổ của NATO song phương. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đề xuất đặt tên cho căn cứ là Fort Trump ("Fort Trump").


https://vn.sputniknews.com/press/2020070692...g-muoi-nam-qua/
https://vn.sputniknews.com/press/2020070692...g-muoi-nam-qua/




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 6 2020, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #360

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho nghi the nao ve bai nay, va van de nay?
Tái dịch chuyển sản xuất về Pháp : Thực tế hay ảo tưởng ?

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội do dịch virus corona chủng mới gây ra đã làm lộ rõ những hậu quả của việc di dời nhà xưởng và sự phụ thuộc của nước Pháp trong một số lĩnh vực. Giới chính trị và nhiều chủ doanh nghiệp kêu gọi hồi hương phần nào một số hoạt động sản xuất. Thực tế hay là Ảo tưởng ?


Phi công nghiệp hóa : Một sai lầm chiến lược ?

Nước Pháp của những năm 1970 – 1980 bắt đầu tiến trình phi công nghiệp hóa, để lao vào phát triển một nền kinh tế « toàn dịch vụ ». Hệ quả là các nhà xưởng trong các ngành dệt may, luyện kim, lắp ráp ô tô, xưởng đóng tàu, tin học lần lượt dịch chuyển sản xuất sang các nước khác, phần đông là tại châu Á.

Nếu như nước Đức bên cạnh ngừng đóng cửa nhà máy trong những năm 1990, nước Pháp vẫn kiên trì trong ý tưởng « không nhà xưởng, không sản xuất » (fabless). Theo đó, đẩy những ngành sản xuất có chi phí thấp sang những nước khác, chỉ giữ lại trong nước những hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng. Ngành công nghiệp Đức chiếm đến 25% GDP, thì tại Pháp mức tỷ trọng này chỉ là 12%. Ngành này không ngừng bị mất thị phần, nhất là tại châu Âu, do thiếu tính cạnh tranh và chỉ có những dòng sản phẩm cấp trung bình.

Dịch Covid-19 đến từ Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát tại Pháp và châu Âu làm lộ rõ những thiếu thốn và sự lệ thuộc quá lớn của Pháp cũng như nhiều nước khác vào nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu hay chiến lược từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây của viện thống kê Pháp cho thấy có đến 64% mặt hàng tiêu dùng trong các hộ gia đình là nhập khẩu. Riêng thuốc men và hàng may mặc là chiếm đến gần 80%.

Thuật ngữ « tái dịch chuyển sản xuất », xuất hiện từ nhiều năm qua, giờ được xem như là một câu thần chú chính trị vừa mang tính biểu tượng, chính trị và kinh tế. Pháp giờ đây mới giật mình nhận thấy rằng cán cân thâm hụt thương mại ngày càng lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với các nước khác trong khu vực ; và nhất là Pháp đang chậm trễ trong lĩnh vực công nghệ cao như mạng 5G, pin điện, tin học…

Tái di dời nhà xưởng và những vấn đề nan giải
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi cuối tháng 3/2020 còn tuyên bố « phải tìm lại sức mạnh tinh thần và thiện chí để sản xuất nhiều hơn tại Pháp và tìm lại sự độc lập ». Nhưng thế nào là tự chủ công nghiệp ? Sự tự chủ đó là đối với những mặt hàng nào ? Và có dễ tái di dời nhà xưởng về Pháp hay không ?

Theo báo Pháp Le Monde, có rất ít doanh nghiệp Pháp tin rằng sẽ có một làn sóng hồi hương ồ ạt các nhà xưởng, nhất là trong lĩnh vực bào chế thuốc. Trendeo, một văn phòng chuyên thống kê các dự án công nghiệp đưa ra các con số ấn tượng: Trong giai đoạn 2009 – 2020, chỉ có 144 dự án tái di dời nhà xưởng về Pháp, và các dự án này chỉ tạo thêm được có 1% việc làm trong ngành công nghiệp. Trong cùng giai đoạn, có đến 469 cơ sở bị di dời (-6,6%).

Vì sao như vậy ? Đầu tiên hết là vấn đề lợi nhuận. Giá nhân công rẻ, ít các ràng buộc về môi trường hay an toàn, di dời sản xuất tại châu Á tạo ra nhiều khoản lợi nhuận to lớn cho các hãng theo như giải thích của nhà kinh tế học El Mouhoub Mouhoud, trường đại học Paris-Dauphine với báo Le Monde.

Nếu như vấn đề chi phí sản xuất thấp là một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, sự phản kháng của một số nghiệp đoàn Pháp trong vấn đề này cũng là khá lớn. Ông Eric Martin, cựu đại biểu châu Âu, cựu đoàn viên nghiệp đoàn CFDT trên France 24 cho rằng chi phí sản xuất thấp tại châu Á và nhất là Trung Quốc là những chi phí cạnh tranh gian lận. Ông cảnh báo việc đưa trở về châu Âu các nhà xưởng khi loại bỏ tất cả các chuẩn mực môi trường, xã hội… chẳng khác gì việc biến châu Âu thành một lục địa Trung Hoa.

Ngoài những vấn đề gây tranh cãi trên, ông David Cousquer, lãnh đạo Trendeo trên đài France Culture còn cho rằng việc hồi hương các nhà sản xuất còn vấp phải một khó khăn lớn khác : Thiếu khả năng tiếp cận mặt bằng để lập nhà xưởng.

« Nếu như các hãng di dời nhà xưởng thì đó cũng là vì lý do chi phí, ngoài ra, họ còn gặp nhiều khó khăn thực tế trong việc lập nhà xưởng công nghiệp tại Pháp. Có nghĩa là mặt bằng có sẵn luôn bị thiếu. Nếu chúng ta đề nghị họ đưa một phần các hoạt động sản xuất về lại Pháp, đổi lại nên tạo thuận lợi cho họ trong việc tìm kiếm nhanh chóng một mặt bằng và điều này cũng phải tương tự cho các nhà thầu phụ của họ. Những điều đó cần phải được thương lượng, có sắp xếp. Khi chúng ta nói đến chuyện hợp tác, chính là xung quanh những chủ đề cụ thể này. Ở đây, không phải chính phủ là bên quyết định lượng sản xuất phải thực hiện tại Pháp. »

Nhưng những khó khăn về mặt bằng này có thể được giải thích bằng chính thái độ « bài công nghiệp » của người dân Pháp. Ông Dominique Reynié, tổng giám đốc Quỹ vì Canh tân Chính trị (Fondapol), cho rằng cuộc khủng hoảng dịch tễ và kinh tế lần này còn là cơ hội để nước Pháp suy ngẫm lại « mối quan hệ tập thể với sản xuất ».

« Nước Pháp thường tạo ra cảm giác là họ không muốn những nhà xưởng công nghiệp đó. Ở đây có một dạng phản đối, một kiểu phản đối có hệ thống bằng cách đưa ra các quy định thậm chí còn nghiêm ngặt hơn cả các nước láng giềng châu Âu của chúng ta (…).

Cảm giác này sẽ gây khó khăn cho việc đầu tư ở Pháp, bởi vì một bộ phận xã hội Pháp phản đối rất mạnh mẽ. (…) Có một số nhà đấu tranh sinh thái đã tạo ra cảm giác mở một nhà xưởng công nghiệp là một thảm họa : Mở một nhà máy hóa chất, bởi vì dược phẩm chính là hóa chất, tức là đồng tình với việc mở lại các nhà máy công nghiệp hóa chất ở Pháp.

Ngoài những vấn đề về chi phí, chuẩn mực, còn có cả khả năng chấp nhận nữa. Liệu người ta có khả năng chịu đựng được một thiểu số rất tích cực đó, hiện tượng bảo vệ sinh thái cực đoan trong kinh tế Pháp hay không ? Ngày nay người ta không thể nào mở được một ngành sản xuất, bất kể là ngành gì, một cách dễ dàng. Các dân biểu bị xơ cứng.

Tất cả những điều này cần phải được suy ngẫm. Chúng ta nên có một thái độ tiếp đón cởi mở hơn, đó là vài điều cần phải có trước khi bàn đến chuyện các chuẩn mực, các chi phí xã hội. »

Tái di dời hay tái công nghiệp hóa ?
Như giới chủ Pháp đã cảnh báo « tất cả đều sản xuất ở Pháp chỉ sẽ có một kết cục tồi ». Trong 40 năm qua, quá trình chuyên biệt hóa và sản xuất trên quy mô lớn đã tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế to lớn. Người tiêu dùng Pháp cũng được hưởng lợi, khi có thể tiếp cận với những mặt hàng được thiết kế tinh vi hơn với một mức phí thấp.

Nhưng « nếu người ta quay trở lại, cho lắp đặt các chuỗi giá trị ít bị phân đoạn và kháng cự tốt hơn với các cú sốc, chi phí sản xuất sẽ tăng lên, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu thụ », theo như phân tích của bà Isabelle Méjean, chuyên gia về ngoại thương, hiện đang giảng dạy tại trường đại học Paris-I với báo Le Monde.

Trong chiều hướng này, giới chủ Pháp, các nhà phân tích cũng như chính phủ Pháp đều cho rằng nên « tái công nghiệp hóa » hơn là « tái dịch chuyển sản xuất ». Pháp nên chú trọng vào nền kinh tế mới, nghĩa là những ngành sản xuất ít thải khí cacbon, kinh tế tuần hoàn, kinh tế kỹ thuật số… Những nền kinh tế mà Pháp và các đối thủ cạnh tranh có cùng trình độ và nước Pháp có nhiều khả năng hơn.

Về điểm này, ông David Cousquer nhấn mạnh đến hai ngành công nghiệp chiến lược mà Pháp có thể tập trung phát triển : Tự động hóa và Năng lượng:

« Có hai lĩnh vực được cho là quan trọng và mang tầm chiến lược. Thứ nhất, đó là ngành năng lượng tái tạo và các ngành năng lượng nói chung. Bởi vì, đây là một nguồn nhập khẩu cực kỳ tốn kém. Thế nên, tất cả những gì có thể thay thế nguồn nhập khẩu dầu lửa, bao hàm cả quan điểm môi trường, đều tốt cả.

Lãnh vực thứ hai, gần như có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực chính là ngành tự động hóa và các loại máy móc công cụ số hóa. Người ta thấy là trong ba năm gần đây, có nhiều áp lực lớn trong việc tuyển dụng lao động công nghiệp.

Có thể nói là ngành công nghiệp đã khởi sắc lại một chút, do vậy người ta sẽ không thể nào cho tái di dời nhà xưởng mà không có tự động hóa. Đây là một lĩnh vực mà Pháp có thể phô trương. Chỉ có điều chúng ta có khá ít các nhà chế tạo rô-bốt công nghiệp. Những nước đi đầu trong lĩnh vực này là Đức và Thụy Điển, còn ở Pháp thì chưa có những hãng chế tạo rô-bốt lớn nào.

Ở đây có thể có vài thứ cần làm trong lĩnh vực này do có liên quan đến mọi ngành, đa lĩnh vực, được dành để phục vụ cho toàn bộ ngành công nghiệp Pháp.

Đây chắc chắn còn là một thách thức vừa là công nghệ công nghiệp nhưng cũng có chút yếu tố văn hóa. Cần phải đưa ra một thông điệp: máy móc không là kẻ thù của việc làm, ngược lại, chính những doanh nghiệp nào không tự động hóa sẽ bị các đối thủ nước ngoài bỏ xa và sẽ không tồn tại được. Đây thật sự là một cuộc đấu chiến lược và cuộc chiến này phải kèm theo thiện chí tái di dời toàn diện. »

Trong cuộc đấu chiến lược này, yếu tố con người là một điều không thể thiếu. Liệu nước Pháp có đủ nguồn nhân lực để lao vào chinh phục các lĩnh vực mũi nhọn, từ mạng 5G, an ninh mạng cho đến quốc phòng, không gian hay không theo như một danh sách các lĩnh vực ưu tiên do Liên Hiệp Châu Âu công bố hồi tháng 3/2020 ?

Ông Philippe Darmayan, chủ tịch Liên hiệp ngành công nghiệp và các ngành nghề luyện kim, trên đài France 24, tự tin cho rằng Pháp có đủ lực để tiến hành « tái công nghiệp hóa » đất nước.

« Một hiện tượng đáng chú ý hiện nay là chúng tôi nhận thấy nhu cầu học nghề trong ngành công nghiệp năm nay đang tăng lên từ 5-10% so với năm 2019. Vấn đề của chúng tôi hiện nay là tìm kiếm những doanh nghiệp nào chấp nhận tiếp nhận đào tạo nghề dù là đang trong khủng hoảng dịch bệnh và có thể đáp ứng các nhu cầu đó.

Điều đó chứng tỏ là ngành nghề công nghiệp vẫn còn tính hấp dẫn. Đó là một nghề ổn định, lương được trả tương đối cao hơn mức trung bình và những ngành nghề này đóng tại các vùng lãnh thổ. Hơn nữa, những ngành nghề này cũng đang có những tiến triển, chủ yếu với kỹ thuật số. Điều này đã được tiến hành từ 5-6 năm qua nhằm cố gắng giảm thiểu bớt những hiểu sai về kỹ thuật số, ngành tự động hóa ».

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200702-ph...an-xuat-kinh-te





Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 6 2020, 10:24 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 34 35 36 37 38 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC