Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ CLB Văn Hoá - Lịch sử _ Những Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Con Trẻ

Gửi bởi: Hổ mang đại sư vào hồi Nov 18 2005, 05:41 PM

Trẻ con bây giờ phần nhiều là chúi mũi vào chuyện học hành sách vở , ít có thời gian để chơi bời giải trí . Nhưng nếu có chơi bời giải trí thì các em chỉ quẩn quanh mấy trò điện tử , sưu tập ... Tóm lại là hiện đại hại điện . Ít có em nào còn chơi những trò dân gian như trốn tìm , bắn bi , bắn địu , ô
ăn quan ( ô làng ) ...
Trong không khí hết sức nồng nàn thương nhớ tuổi thơ , mìn xin lần lượt nói về những trò mà hồi nhỏ mình đã chơi . Các bác có trò gì cứ đóng góp vào . Hy vọng đây sẽ là một topic thú vị .

1. Bắn đùng đình :

Trò này thường được chơi vào ban đêm . Hồi nhỏ mìn ở khu tập thể , đêm lại bọn trẻ thường rủ nhau bắn đùng đình , nhất là những hôm ... mất điện boxing.gif
Trò bắn đùng đình này chơi càng đông càng vui . Các chiến binh được chia đều làm hai phe , cử một đồng chí làm trọng tài . Trước trận đấu , hai bên phải xem kỹ quân bên kia , xem chúng gồm những tên nào , điều này là hết sức quan trọng .

Dụng cụ cần thiết : có thể là manh chiếu , áo quần trên người ( cởi ra )
...
Mở đầu , hai bên lui về hai nơi , giấu mình thật kín kẽ . Khi đã chuẩn bị xong xuôi thì một bên sẽ hô to "Khai ! " . Bên kia nếu cũng đã nai nít gọn gàng thì sẽ đáp :" Giáp ! " . Và thế là cuộc chiến bắt đầu .
Chiến binh hai bên sẽ tìm cách tiếp cận nhau , nhận dạng nhau , nhưng cốt yếu vẫn là ngụy trang bằng mọi cách để đối phương không thể nhận dạng ra mình là ai .

Khi một chiến sĩ bên này đoán ra ra một chiến binh bên kia đang nấp ở đâu , mặt đang lò ở chổ nào , ví dụ cho rằng tên ấy tên là X. thì sẽ tiêu diệt đối phương bằng cách hô thật to " X. chết ! " . Nếu đúng đó là tên X. thì X. sẽ phải bước ra , coi như tử trận . Cuộc chiến sẽ lại tiếp tục bằng màn "Khai - Giáp " như lúc đầu cho đến khi có một bên chết hết và bên kia sẽ chiến thắng .

Trong trường hợp bắn bằng cách hô to :'' X chết ! " nhưng quanh thằng X còn có rất nhiều tên khác thì tất cả phải ngồi im để nghe kẻ nổ súng miêu tả vị trí của tên kia qua sự giám sát của trọng tài , ví dụ như là từ trái sang phải hoặc từ phải sáng trái thì tên kia ở vị trí thứ mấy . Nhưng nếu chỉ sai thì đối phương có quyền bắn lại qua việc nhận dạng giọng nói của kẻ vừa nổ súng mồm w00t.gif . Bởi vậy mà với trò này , đổi giọng là rất cần thiết nếu không muốn ... " lãnh đạn " clap.gif ( đổi giọng bằng cách bịt mũi , bóp mồm laugh.gif laugh.gif . Có thể một lúc bắn chết nhiều người bằng cách hô tên từng tên một và sau đó phải miêu tả vị trí của chúng thứ tự thứ mấy từ bên nào sang ....

Chơi trò này cực vui và hồi hộp , hai bên có thể thảo luận với nhau ,cười rúc rích clap.gif . Buồn cười nhất là có lần bọn mìn thay nhau lấy manh chiếu quấn quanh người và hiên ngang tiến vào hang ổ địch , nhiều tên đoán nhầm đều bị tiêu diệt laugh.gif

Trò này cần rất nhiều sáng tạo , có thể làm hình nộm bằng quần áo , cái này rất quan trọng khi mỗi bên còn rất ít người . Tên nào tưởng hình nộm thò mặt ra là người thật và bắn nhầm thì rất dễ bị bên kia giết

Gửi bởi: Hổ mang đại sư vào hồi Nov 18 2005, 06:16 PM

2. Trốn tìm :

Trò này có lẽ rất thân thuộc với nhiều người . Mỗi nơi chơi theo kiểu khác nhau .

Chúng ta cứ tưởng tượng là có một bọn trẻ đang tụ tập . Nếu thấy quân số chơi ít thì chỉ cần một người đi tìm , nếu đông nhiều thì cần hai người .

Mở đầu là màn phân chia xem ai đi trốn , ai đi tìm . Một trò nhỏ rất vui sẽ diễn ra , gọi là Êm-phà . Tất cả mọi người phải đưa tay ( phải hoặc trái ) ra sau đầu , một đứa sẽ xướng lên :" Ít ra nhiều lại " , hoặc " Nhiều ra ít lại! " . Khi đứa kia tiếp tục hô to " Êm-phà " thì cả bọn phải vung tay xuống , hoặc ngửa hoặc úp ( tên nào làm lưng chừng úp không ra úp , ngửa không ra ngửa hoặc làm quá chậm sẽ bị bắt phải chuẩn bị cho đợt Êm-phà tiếp theo ) . Lúc đó cả bọn sẽ đếm , xem bao nhiêu thằng úp , bao nhiêu thằng ngửa tay . Ví dụ nếu ban đầu đã hô " nhiều ra ít lại " , sau khi êm phà có 5 đứa úp tay , 7 đứa ngửa tay thì 7 đứa ngửa tay kia ra , khỏi phải làm người đi tìm .
Cuộc Êm-phà sẽ được tiếp tục giữa những tên còn ở lại cho đến khi phân định rõ ràng ai đi trốn ai đi tìm . Trong trường hợp còn 2 kẻ thì hai đứa đó phải tỷ thí với nhau bằng màn gọi là " Xù-xì " . Hai đứa cũng sẽ phải đưa một bàn tay ra sau đầu , nghe hiệu lệnh " Xù xì " xong thì phải vung tay xuống , tay có thể làm búa ( nắm lại ) , hoặc bao ( ngửa ra ) , hoặc kéo ( các ngón nắm lại , chỉ chừa ngón trỏ và ngón giữa ) . Luật là bao thắng búa , búa thắng kéo và kéo thằng bao .

Sau khi đã có kẻ đi tìm rồi thì cả bọn sẽ tìm một cái cột ( thường là cột điện read.gif ) . Tên đi tìm sẽ phải nhắm mắt , úp mặt vào cột đếm thật to từ 0 đến 500 hoặc 1000 tùy theo quy ước . Không phải đếm liên tục mà đếm cách quãng như sau 5 - 10 - 15 - 20 - ... Đếm xong rồi thì lại hô to " Mạng trốn , người tìm , cách xa cột điện ít nhất 10 mét !!! laugh.gif laugh.gif ( đứa nào núp gần cột điện gần hơn 10 mét sẽ phải chết , không cãi w00t.gif )

Trong khi kẻ kia đang đếm thì bọn kia phải kiếm chổ nấp kín , gần xa tùy thích .

Xong xuôi , kẻ kia sẽ phải đi tìm . Nếu phát hiện ra thằng nào ở đâu ( ví dụ kẻ bị phát hiện tên là X . ) thì đứa đi tìm phải chạy thật nhanh đến cột điện , chạm tay vào cột và hô to : " X. chết " ) . Thế là tên X. chết . Những kẻ đi trốn thì sống sót bằng cách lao đến cột điện thật nhanh , chạm tay vào cột điện và hô to :" Mạng ! " . Rất nhiều vụ giữa kẻ trốn và người tìm phải chạy ma ra tông như kẻ cướp đến cột điện , thành ra trò này cần vận động nhiều .

Sau khi đã tìm kiếp xong xuôi , bọn bị chết phải tụ tập nhau lại và thực hiện các màn " Êm phà " và " Xù xì " như đã kể ở trên để tìm ra kẻ phải đi tìm cho đợt chơi tiếp theo clap.gif . Trường hợp không bắt được mạng nào thì kẻ đi tìm phải tiếp tục công việc đếm , kiếm ,chạy nói trên clap.gif

Gửi bởi: CAM vào hồi Apr 4 2006, 08:42 PM

Cái topic này hay thế mà chả bác người nhớn nào quan tâm cả!

Nếu các anh các chị có cái link nào hay về topic này (trò chơi dân gian) thì post giúp nhé! Em CAM xin chân thành cảm ơn!

Gửi bởi: root vào hồi Apr 4 2006, 10:17 PM

Topic này rất tuyệt, thế mà bây giờ mình mới biết, song cũng chưa muộn lắm. Để tớ kể một số trò chơi của trẻ con thời bao cấp. Nổi tiếng nhất phải kể đến là trò "chế tác pháo" vào những dịp giáp tết. Trẻ con hồi đó đứa nào cũng thích đốt pháo và nghịch ngu (trong đó có mình scared.gif). Trò này tiếc rằng nay đã bị cấm nên để đến khi nào ta học tập các đồng chí TQ cho đốt pháo lại thì tớ sẽ kể chi tiết sau.

Một trò khác cũng hay là trò bắn súng cao su. Lấy cái chạc cây làm thân súng, cắt săm cũ làm dây. Loại này nhẹ thì bắn giấy, nặng thì dùng gạch, còn ác liệt thì dùng đạn kẽm "sát thương". Có một dũng sĩ diệt Mĩ nào đó hồi nhỏ rất thiện nghệ dùng súng cao su để chiến đấu với địa chủ (đã được viết thành truyện để giáo dục thiếu nhi). Một loại súng khác cũng hay là súng phốc, giống như cái bơm tiêm, dùng nguyên lý nén khí để bắn. Súng này an toàn hơn súng cao su, có thể dùng để bắn nhau chơi được. Tiếc rằng loại súng này đem đến trường dễ bị tịch thu, nên hồi lớp 1,2 gì đó, ở lớp tớ có phong trào căng cái chun ra giữa 2 ngón tay rồi bắn đạn giấy. Phong trào này lan rộng đến mức cả lớp chia thành hai phe chiến đấu với nhau khá ác liệt. Trong trận chiến này có cả con trai con gái, nhưng con gái thường chỉ làm nhiệm vụ tiếp đạn. Đạn giấy bắn bằng cái chun mà trúng người đau ra phết. Một số trường hợp bị trúng mắt khóc nhè luôn !

Hồi đó có lần xem phim Robinhut hay quá, trẻ con ở chỗ tớ thi nhau làm cung để bắn tên. Lúc đầu dùng tre non uốn cong đi rồi lấy dây cao su căng ra bắn. Sức bắn chủ yếu dựa vào lực của sợi cao su nên không mạnh lắm. Sau có chú bày cho cách dùng dây gai để căng ra dùng sức mạnh của cánh cung để bắn. Loại này đúng là cung chuyên nghiệp nên cánh cung càng cứng thì bắn càng mạnh. Trong vòng 10m có thể bắn cắm vào gỗ. Nghệ thuật làm tên bắn chính xác hơn cũng có nhiều điều thú vị lắm, lúc nào có dịp sẽ kể sau.

Là con giai thì đứa nào cũng thích chơi trận giả. Hồi đó có nhiều loại súng được bán ở Hàng Mã hoặc trước cửa công viên Lê Nin, tất nhiên là hàng hóa không phong phú như bây giờ. Tuy nhiên, cũng có cái hay là trẻ con thời đó chơi vận động nhiều hơn là phải sớm làm quen với game PC như ngày nay !

Gửi bởi: hạo nhiên vào hồi Apr 5 2006, 10:02 AM

QUOTE(CAM @ Apr 4 2006, 08:42 PM)
Cái topic này hay thế mà chả bác người nhớn nào quan tâm cả!

Nếu các anh các chị có cái link nào hay về topic này (trò chơi dân gian) thì post giúp nhé! Em CAM xin chân thành cảm ơn!
*



Lâu rồi tôi tìm trên google ra một trang toàn trò chơi dân gian. Bây giờ chỉ nhớ hình như là trang viendu...gì đó. Bạn tìm "trò chơi dân gian" là ra.

Em cũng có nhiều kỷ niệm về pháo. Bao giờ bác root đốt thì em cũng đốt laugh1.gif . Bắn súng thì còn có trò làm súng tre, bắn đạn xoan, đạn giấy như bác gọi là phốc? Ngoài ra còn làm súng diêm, dùng van xe đạp, gắn vào súng gỗ đẽo lấy, kéo bằng cao su, nhồi thuốc pháo bắn...hơi nguy hiểm. Ở nông thôn có trò vào mùa xếp ải, bẻ những cành phi lao tuốt lá, ra đồng lấy đất sét vo viên gắn vào đầu que, chia phe đánh nhau trumpet.gif . Dùng que vút những viên đất, vừa xa vừa mạnh. Mỗi bên tít một đầu cánh đồng. Rồi rượt đuổi, bắt tù...Chỉ tổ bà con chửi cho rát mặt vì xô đổ hết ải. devil2.gif

Gửi bởi: Mãng Cầu Xiêm vào hồi Apr 7 2006, 05:59 PM

3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

Số người chơi : 2 người

Dụng cụ : Một que tăm xe đạp hoặc một thanh kim loại nhỏ, được mài sắc nhọn, có thể vung tay cắm vụt xuống đất . Cũng có thể sử dụng một cái đinh loại to và dài.

Cách thức chơi :

Mỗi bên đối địch gạch một dấu chéo (X) nhỏ trên mặt đất, đó chính là đồn. Thông thường hai đồn cách nhau khoảng một mét. Sau khi oẳn tù tì (còn gọi là xù xì) xong thì một kẻ sẽ bắt đầu xuất quân.

Kẻ chơi sẽ vung cái đinh lên và cắm phập xuống mặt đất mềm. Sau đó nhấc cái đinh lên rồi dùng đinh nối điểm cắm với điểm xuất phát lại với nhau bằng một đường kẻ thẳng . Tuy nhiên bước tiến chỉ có thể hợp lệ khi thoả mãn các điều kiện sau :

- Sau khi vung tay xong thì cây kim phập phải cắm phập xuống đất, không được đổ
- Khoảng cách từ điểm phập tới điểm trước đó không được vượt quá chiều dài cây đinh ( có thể rút cây đinh ra khỏi mặt đất và đo )
- Đường kẻ không được đè lên đường của đối phương cũng như của chính bản thân .

Nếu bước tiến vi phạm một trong các điều trên thì phải đưa cây đinh cho đối phương và đến lượt hắn chơi.

Mục tiêu :

-Bằng các bước tiến thì phải quấn vòng quanh đồn đồng thời bao luôn cả điểm cắm của đối phương, không cho y có đường thoát. Khi quá bí, không thể kiếm được lối ra thì đối phương phải chịu thua.

Xem hình vẽ minh hoạ user posted image

Gửi bởi: CAM vào hồi Apr 10 2006, 02:46 PM

Lướt web tìm theo chủ đề "Trò chơi dân gian cho trẻ em", ra được mấy trang quậy phết. Nhọ thật, ra cả web đen! Chết, ra các cháu cung lắm trò! sp_ike.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 6 2006, 04:37 AM

QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )

Gửi bởi: Bờm vào hồi May 6 2006, 10:30 AM

QUOTE(Míp @ May 6 2006, 04:37 AM)
QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )
*


Hôm nay lang thang mới vô cái topic này đọc thấy hay thiệt, tui còn nhớ luật của một số trò trơi, sẽ pót lên cho các bác thư giãn nhé

Gửi bởi: Memory vào hồi May 6 2006, 10:56 AM

QUOTE(Míp @ May 6 2006, 04:37 AM)
QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )
*



Thần tường Trần Mình, tớ cực hâm mộ wub.gif . Đọc bài này lại nhớ hồi bé có trò "kim kim" ( hình như thế chả biết mình còn nhớ chính xác không hypocrite.gif )
ít nhất 2 người chơi với nhau, mỗi đứa đào một cái lỗ bé tý, nhét mẩu lá xuống đó rồi thằng còn lại đi tìm. Khi nào chôn xong thì hô lên " Kim kỉm kìm kim nhà ai mất (... cái gì đó) sang nhà tao mà tìm. Thằng đi tìm đc fép đào 3 chỗ nhưng không được fép đào quá rộng kẻo hỏng nhà....
mf_fart.gif )

Bi chừ về quê gặp trẻ con vẫn dụ chơi cái trò đó, thường là tớ cứ ghé mắt nhòm trộm xem các cháu nó chôn ở chỗ nào để đào 1 fát trúng lun sp_ike.gif . Mình người nhớn, ăn gian thật pirate.gif

Gửi bởi: Memory vào hồi May 6 2006, 10:57 AM

ơ, ý tớ là Trần Mìn, không fải Mình, Mìn nhểy
Spam đính chính tý spam.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 9 2006, 03:44 PM

Lúc bé mình có chơi một trò nhưng không nhớ tên. Đại khái thế này.

Vẽ ra mặt đất một hình chữ nhật to; chia ngang ra thành các ô nhỏ (cứ khoảng 5 ô thì có một ô tiếp tục chia dọc thành hai ô nhỏ hơn). Mình sẽ nhảy lò cò theo các ô ngang và nghỉ ở cái ô đã chia dọc thành hai ô nhỏ. Chiều dài của hình chữ nhật thì tuỳ người chơi lượng sức mình mà chia ô to, nhỏ, nhiều ít...

Cuối hình chữ nhật đấy sẽ có ba ô ngang to. Ô thứ nhất là sông, sát với ô lò cò cuối cùng. Ô kế tiếp Sông được chia thành 04 ô nhỏ (chia dọc rồi lại ngang như chia bánh chưng) là Lửa, Nước, Điện, Giao thông (không nhớ chính xác hai ô cuối là gì, cứ tạm gọi là Điện với Giao Thông). Lửa và Nước sát với ô trên cùng. Ô trên cùng được chia thành rất nhiều ô nhỏ ghi các con số (100, 200, 300,...). Ở vị trí trung tâm là những ô có điểm cao nhất, phía trên cùng và hai bên điểm ít nhất, phía dưới (sát với các ô Lửa, Nước...) là mức điểm vừa vừa.

Người chơi nhảy lò cò theo các ô ngang đã chia, nghỉ ở ô nghỉ (đã nói ở trên). Đến ô cuối cùng thì phải đứng lò cò và ném một viên đáo (là một mẩu gạch, nắp chai bia..., tuỳ minh chọn) vào các ô điểm. Vào ô nào thì ghi điểm ô đó, vào vạch, ra ngoài hoặc vào ô Sông thì mất lượt, vào ô Lửa thì mất hết số điểm đang có, ô Nước thì mất một nửa, Điện và Giao Thông thì mất điểm ít hơn.

Những người chơi sẽ quy định tiền mua nhà. Khi số điểm đạt đến mức độ nào đó thì được mua nhà. Tức là mua một ô lò cò thành ô nghỉ. Đến ô đó mình có thể đi bằng hai chân, không phải nhảy lò cò. Khi có ai mua hết các ô lò cò thành nhà thì trò chơi kết thúc. Đôi khi mua được nhà cũng nguy hiểm vì nếu mình đi lại lang thang trong Nhà mà dẫm vào vạch thì cũng... mất nhà. Khi còn trẻ con hay mất nhà vì chuyện này, khi đến nhà mình cứ đi lang thang để trêu ngươi bọn còn lại, đến lúc cao hứng dẫm nhầm vào vạch là mất nhà. Để tăng khả năng này, nhiều khi bọn mình còn vẽ các phòng cấm trong nhà, dẫm vào đó cũng mất nhà.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 9 2006, 07:19 PM

Trò chơi ô lò cò mà bạn Evil kể trên tớ cũng có chơi, tớ nhớ hồi trẻ con, chúng tớ gọi là ô lửa.

Tớ kể thêm một biến tướng của trò ô lò cò, cũng một hình dài chữ nhật theo thềm hè, kẻ thành năm ô, vẽ tên ô 1, ...ô 5.

Chọn một viên đá bèn bẹt làm cái thả bắt đầu từ ô 1, nhảy một chân lò cò vào ô một rồi vừa nhảy vừa đá rê hòn cái đi sang ô 2, ô 3...nếu chẳng may đá từ ô 1 lên ô 3 thì phải nhảy một phát từ ô 1 sang ô 3, tức là đá rê đến ô nào thì chân phải nhảy đên ô đó.

Ô 5 là ô nghỉ, nghỉ được chạm hai chân xuống đất rồi lại rê đá và nhảy một chân từ ô 5 về ô 1 và ra ngoài.

Xong ô 1 thì thả cái đến ô 2, cứ thế cho đến ô 5.

Chạm đá hay chân vào vạch thì "chết". Để cho thêm phần phức tạp thì lên đến ô 4, ô 5 có màn chào, tức là về đến ô 1 rồi phải quay lại ô 2 để chào một cái rồi mới trở về ô 1. Quên chào cũng "chết".

Trò được chơi kế tiếp từng người, ai mà được nhiều lần kết thúc cả 5 ô thì thắng, bắt đầu thì oản tù tì hoặc ô lồ sang tét để biết ai được đi trước, sau đó cứ ai chết thì đến người kế tiếp theo thứ tự ấy.

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 10 2006, 11:52 PM

QUOTE(Hổ mang đại sư @ Nov 18 2005, 11:16 AM)

Mở đầu là màn phân chia xem ai đi trốn , ai đi tìm . Một trò nhỏ rất vui sẽ diễn ra , gọi là Êm-phà . Tất cả mọi người phải đưa tay ( phải hoặc trái ) ra sau đầu , một đứa sẽ xướng lên :" Ít ra nhiều lại " , hoặc " Nhiều ra ít lại! " . Khi đứa kia tiếp tục hô to " Êm-phà " thì cả bọn phải vung tay xuống , hoặc ngửa hoặc úp ( tên nào làm lưng chừng úp không ra úp , ngửa không ra ngửa hoặc làm quá chậm sẽ bị bắt phải chuẩn bị cho đợt Êm-phà tiếp theo ) . Lúc đó cả bọn sẽ đếm , xem bao nhiêu thằng úp , bao nhiêu thằng ngửa tay . Ví dụ nếu ban đầu đã hô " nhiều ra ít lại " , sau khi êm phà có 5 đứa úp tay , 7 đứa ngửa tay thì 7 đứa ngửa tay kia ra , khỏi phải làm người đi tìm .


Cái này ngày xưa trẻ con bọn tớ gọi là "Hầy"

Tất cả úp tay xuống đưa ra đằng trước, khi có một đứa đọc : "Hầy hà hầy bố gầy mẹ béo" thì tất cả đưa tay qua lại (động tác "hầy"). xong câu đó, ai ngửa thì lật lên, ai úp giữ nguyên. Bên ít hay nhiều thắng là do thỏa thuận trước.

Gửi bởi: Memory vào hồi May 11 2006, 12:30 PM

Tớ còn nhớ có trò chơi ù. Gọi là Ù vì chỉ kêu có mỗi câu "ù ù...".
có 2 đội chơi, mỗi bên khoảng 3 người trở lên. bên Ù trước cử 1 thằng sang fe kia, chỉ kêu ù ù nhưng không được dừng lại lấy hơi. Cứ đập vào bất kỳ ai bên kia được 1 cái rồi thật nhanh chân chạy về bên mình ko để cho đối fương bắt đc là thắng. flex.gif
Bây giờ ở nhà thi thoảng cưa sừng làm bò tớ vẫn rủ 2 đứa cháu chơi cùng. 2 đánh 1 nhưng lần nào tớ cũng thắng ( chắc do mình có tý ăn gian shuriken.gif ) lala.gif

Gửi bởi: Cuội vào hồi May 11 2006, 07:34 PM

Chơi trò vợ chồng có được coi là trò chơi dân gian không nhỉ? w00t.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 12 2006, 08:32 AM

QUOTE(Cuội @ May 11 2006, 07:34 PM)
Chơi trò vợ chồng có được coi là trò chơi dân gian không nhỉ?  w00t.gif
*



Cuội phải miêu tả cụ thể là Cuội chơi trò đây thế nào... chứ sp_ike.gif

Gửi bởi: min vào hồi May 13 2006, 04:18 AM

Phởn là chiến binh nào nhẩy. Ngày trước viết truyện, tài tình thế nào mình lại đặt tên cho 1 nhân vật là Nguyễn Văn Phởn laugh.gif laugh.gif

Gửi bởi: min vào hồi May 13 2006, 05:36 AM

Hồi bé tớ chơi rất nhiều trò. Có trò gì ở miền trung gọi là "bồi" ( chuyền chuyền ), gồm 1 quả cà với lại hình như là 12 hay 24 cái que gì đó. Mỗi lần tới lượt mình là các bé gái há hốc mỏ lên chờ laugh.gif laugh.gif laugh.gif ( trò này thường là dành cho con gái laugh.gif )

Gửi bởi: Evil vào hồi May 13 2006, 11:28 PM

Có một trò chơi lúc còn bé mình cũng hay chơi, giờ cũng không nhớ được tên nữa.

Vài người chơi với nhau, chọn một nắm sỏi nhỏ nhỏ cỡ hột me, hột táo. Nắm đám sỏi đó trong lòng bàn tay (nhiều thì có thể khum cả hai tay vào làm một vốc), tung lên rồi lật sấp bàn tay đón sỏi rơi xuống, sau đó lại hất tay lên rồi bắt lấy những viên sỏi vừa tung lên. Ai bắt được nhiều nhất thì được đi trước.

Trò chơi cũng tương tự như cách chọn người đi trước vừa nêu. Nắm sỏi trong tay, tung lên, đỡ bằng mu bàn tay, rồi lại tung lên bắt lấy một quân làm cái. Sau đó bắt đầu tung quân cái lên, trong khi quân cái chưa rơi xuống đất mình phải kịp thời vơ hai quân sỏi ở đất và lại bắt lại quân cái đang rơi xuống. Nếu để quân cái rơi xuống đất là mất lượt. Khi bắt được quân cái rồi, trong tay mình sẽ có 3 quân (một quân cái và hai quân mình vừa vơ dưới đất). Ba quân này sẽ được tung lên, đỡ bằng mu bàn tay, rồi lại được tung lên để bắt lấy hai quân. Một quân được bỏ ra ngoài (mình “ăn”) và một quân được giữ làm cái. Vòng chơi lại lặp lại như nêu trên. Người chơi sẽ giữ lượt đi cho đến khi (i) không bắt kịp để quân cái rơi xuống đất, (ii) lúc tung lên để bắt lại cái bắt phải ít hơn hoặc nhiều hơn số quân phải bắt lại (sẽ giải thích thêm sau đây). Nếu rơi vào 02 trường hợp trên thì lượt chơi được chuyển cho người khác. Kết thúc, ai ăn được nhiều quân nhất là thắng.

Trò chơi này có câu “ăn con một chộp con hai. Ăn con hai chộp con ba. Ăn con ba chộp con bốn...”. Tức là nếu khi tung cái lên mình chộp ở dưới đất hai quân thì có nghĩa là mình sẽ ăn một quân (như trường hợp ví dụ ở trên). Nếu mình chộp dưới đất ba quân thì có nghĩa là mình sẽ ăn hai quân, khi tung cái lên và bắt lại thì thay bằng bắt lại hai quân (để “ăn” một quân) mình sẽ phải bắt lại ba quân để “ăn” hai quân. Nếu quá trình tung đi tung lại như thế mà không bắt được đúng số quân cần thiết thì sẽ mất lượt.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 13 2006, 11:34 PM

QUOTE(min @ May 13 2006, 05:36 AM)
Hồi bé tớ chơi rất nhiều trò. Có trò gì ở miền trung gọi là "bồi" ( chuyền chuyền ), gồm 1 quả cà với lại hình như là 12 hay 24 cái que gì đó. Mỗi lần tới lượt mình là các bé gái há hốc mỏ lên chờ laugh.gif laugh.gif laugh.gif ( trò này thường là dành cho con gái laugh.gif )
*



Không nhất thiết là phải dùng quả cà đâu flex.gif Bọn tớ dùng bóng cao su (bây giờ không thấy bán loại bóng đấy nữa), lý tưởng nhất là xin đâu được quả bóng tennis, không thì bóng bàn cũng được (Ngày đó không biết đấy là bóng tennis, chỉ thấy người ta hay nhét làm đệm dưới yên xe mifa). Nếu dùng những thứ bóng đấy thì khi tung bóng lên có một nhịp cho nó chạm đất nẩy lên mới bắt. Dùng các thứ khác như cà, bưởi non... thì luật chơi là bắt ngay khi còn ở trên không (vì rơi xuống đất rồi thì... khỏi, còn nẩy lên sao được nữa rolleyes2.gif )

Ah, bọn tớ gọi trò này đơn giản là "chơi chuyền" thôi.

Gửi bởi: Mip vào hồi May 14 2006, 02:30 AM

QUOTE(Evil @ May 13 2006, 05:34 PM)
Ah, bọn tớ gọi trò này đơn giản là "chơi chuyền" thôi.
*



Trò này còn có cái hay là khi chơi phải đọc "thơ" cho mỗi bàn.
Ví dụ bàn 1 (mỗi lần bóng chỉ được nhặt một que chuyền), mình còn nhớ một bài: "bàn một: cái cột, dựng nhà, con gà, nho nhỏ, chú thỏ, trắng bông, em trông, thích quá, trắng xoá, lên bàn đôi" (mỗi "câu thơ" tương ứng với một lần nhặt que).

Sau khi hết 10 bàn thì đến đoạn và "chuyền" va tráng.

"Rải bàn 10, đập 50 mươi, vo lấy cả, đập quả đất, cất tay chuyền"
Thường thì là chuyền hai, tráng ba (mỗi lần đập bóng phải xoay được bó chuyền hai/ba vòng). Còn tay nào cao thủ thì chuyền 3 tráng 4. rolleyes2.gif


Có một trò nữa mà hồi bé tớ cũng thích là ô ăn quan (nhưng quên mất luật rồi). Nhớ mỗi câu "hết quan toàn dân kéo về" thôi leuleu.gif leuleu.gif

Gửi bởi: Tit vào hồi May 14 2006, 02:47 AM

Chơi ô ăn quan, tớ nhớ thêm được 1 câu nữa là "một đập ăn quan" laugh.gif v.gif

Luật chơi là: rải các quân ở 1 ô nào đó của mình (tùy mình chọn) theo ngược chiều kim đồng hồ. Nếu viên cuối dừng ở ô nào, thì được bốc tiếp số quân ở ô kế tiếp và lại đi tiếp. Bao giờ mà quân cuối dừng ở 1 ô mà cạch đó là 1 ô trống tiếp theo thì có 1 ô đầy quân --> lúc đó mình được ăn những quân nằm ở ô đấy. Còn nếu tiếp theo viên cuối cùng là 2 ô trống thì mình sẽ phải nhường quyền đi cho người kia. Cứ ăn như vậy cho tới khi nào ăn cả 2 quan ở 2 đầu thì "hết quan toàn dân kéo về" leuleu.gif

Chẳng biết tớ nhớ thế có chính xác ko nữa...

Còn trò chơi chuyền, hồi trước tớ toàn lấy đũa của mẹ ra vót nhỏ thành que chuyền. Có khi còn kiếm cả que kem làm que chuyền nữa baby.gif . Bây giờ ko thể nhớ được những bài thơ đọc khi chơi chuyền như thế nào nữa, dù là hồi trước thì đọc như cháo chảy lala.gif

Gửi bởi: root vào hồi May 14 2006, 09:17 AM

Thời bao cấp, còn có một trò nữa là ra trước cửa các hiệu kem quốc doanh để nhặt que kem. Nếu nhặt được nhiều thì có thể đem bán cho các cơ sở làm kem tư nhân, còn nhặt được ít thì đem chơi. Trò chơi là lấy một nắm que kem đem quay một cái rồi thả ra cho rơi ngẫu nhiên. Luật chơi là lấy một que bất kì để chọc vào khoảng giữa tạo bởi 3 que khác, mà không làm các que còn lại bị động đậy. Ai ăn được nhiều que hơn thì sẽ thắng.

Ngòai ra còn có trò chơi chun chưa có ai kể đến. Còn nhớ hồi trước, có những cao thủ bắn chun trong đường chéo của hình vuông 30cm cũng có thể trúng ngay. Những thằng trình độ kém thì chỉ bắn được ngón trỏ, ngón cái, còn khi đã đến được mức độ chuyên gia rồi thì sử dụng năm ngón đều phải điệu nghệ, mỗi ngón có một tác dụng riêng. Khi 2 chun sát nhau thì cấm bắn mé, tức là bắt buộc phải bắn đúng điểm tiếp xúc giữa 2 chun, thế mới khó. Vì thế, có người để móng tay dài như con gái để tăng thêm lợi thế, nhưng cũng có trường hợp chả cần móng tay vẫn thắng như thường. Bắn được nhiều chun thì tết thành một sợi dài, có khi đến 1000 cái !

Gửi bởi: phatastic vào hồi May 14 2006, 11:13 AM

QUOTE(Tit @ May 14 2006, 03:47 AM)
Chơi ô ăn quan, tớ nhớ thêm được 1 câu nữa là "một đập ăn quan" laugh.gif v.gif

Luật chơi là: rải các quân ở 1 ô nào đó của mình (tùy mình chọn) theo ngược chiều kim đồng hồ. Nếu viên cuối dừng ở ô nào, thì được bốc tiếp số quân ở ô kế tiếp và lại đi tiếp. Bao giờ mà quân cuối dừng ở 1 ô mà cạch đó là 1 ô trống tiếp theo thì có 1 ô đầy quân --> lúc đó mình được ăn những quân nằm ở ô đấy. Còn nếu tiếp theo viên cuối cùng là 2 ô trống thì mình sẽ phải nhường quyền đi cho người kia. Cứ ăn như vậy cho tới khi nào ăn cả 2 quan ở 2 đầu thì "hết quan toàn dân kéo về"  leuleu.gif

Chẳng biết tớ nhớ thế có chính xác ko nữa...


Hồi nhỏ chỗ Phá chơi ô quan không hề có luật chỉ đi theo ngược chiều kim đồng hồ. Ai muốn đi chiều nào thì đi, miễn là rải các quân của ô quân bên mình.

Cụ thể:
Chia mỗi bên năm ô quân, đối diện nhau xếp thành 2 hàng. Ở hai đầu là 2 ô quan.
Bắt đầu chơi. Mỗi ô quân được xếp 5 quân, hồi nhỏ thường dùng nút phén (ngòai Bắc chắc gọi là nút chai ? ), hoặc là đá cuội nhỏ. Ở hai đầu là 2 quan dùng đá lớn hơn để phân biệt.
Luật chơi: như Tít tả. Trò chơi kết thúc khi có một bên không còn ô quân nào để đi.
Tính điểm: mỗi một quân là 1 điểm. Một quan tính mười điểm. Không chỉ tính thắng thua, mà người chơi còn hay tính "mày nợ tao bao nhiêu điểm nha!" để ván sau tính tiếp.

@Bác root: Phá đọc mãi chả biết bác nói trò bắn chun là trò gì. Mãi một lúc thì mới à há ừ hứ cái trò đó trong Nam gọi là bắn thun. laugh.gif Cái vòng đó trong này gọi là dây thun, hoặc là cọng thun. Bác nói bắn chun làm em nghĩ tói cái trò nào mà dùng súng hơi bắn mấy cái chung (1 lọai ly nhỏ). Nghĩ khiếp, sao con nít ở đâu mà chơi sang thế. laugh.gif Cảm ơn bác về 2 cái trò bác post, hic già rồi, em quên nó mất tiêu từ đời thuở nào.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 14 2006, 11:30 AM

QUOTE(Míp @ May 13 2006, 02:30 PM)
Trò này còn có cái hay là khi chơi phải đọc "thơ" cho mỗi bàn.
Ví dụ bàn 1 (mỗi lần bóng chỉ được nhặt một que chuyền), mình còn nhớ một bài: "bàn một: cái cột, dựng nhà, con gà, nho nhỏ, chú thỏ, trắng bông, em trông, thích quá, trắng xoá, lên bàn đôi" (mỗi "câu thơ" tương ứng với một lần nhặt que).

*



Bọn tớ hồi xưa đọc thế này:

Bàn một: que mốt, que mai, con trai, con hến, con nhện, chăng tơ, quả mơ, quả mận, thắng trận, lên bàn đôi.
Bàn đôi: đôi chúng tôi, đôi chúng nó, đôi con chó, đôi con mèo, đôi trèo ba.
Bàn ba: ba lá đa, ba lá đề, ba củ kề, ba lên tư.
Bàn tư: tư ông sư, tư bà cốt, tư lên năm.
Bàn năm: năm con tằm, năm lên sáu.
Bàn sáu: sáu cháu Bác Hồ, sáu lên bảy.
Bàn bảy: bảy nhảy chồm chồ, bảy lên tám.
Bàn tám: tám cám lợn, tám lên chín.
Bàn chín: chín kín nước, chín lên mười.
Bàn mười: cười với chó.

Đập đất, cất tay
Nâng tay phất, cất tay chuyền
Chuyền chuyền một
đủ một đôi
Chuyền chuyền hai
đủ hai đôi...

...

Chuyền chuyền năm
đủ năm đôi.

Sang tay qua
Ra bàn mốt

Lại tiếp bàn một....

baby.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 14 2006, 12:21 PM

Tớ cũng chơi ô ăn quan như Phá, thỉnh thoảng còn chơi cả ô ăn quan ba người nữa. Luật y hệt, chỉ có khác là vẽ bàn ô ăn quan hình tam giác. Ba góc có ba quan.

Cái trò dùng que kem tung lên xong chơi như kiểu của Root tớ cũng chơi. Hình như gọi là trò Sông hay Sang sông gì đó, không nhớ nữa.

Ai còn nhớ các bài hát về chơi chuyền thì post lên đi, tớ chép lại về sau có con gái thì... dậy cho nó chơi sp_ike.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 14 2006, 10:47 PM

Trò ô ăn quan thì cón luật "quan 1 hay quan 5" nữa: quan 1 tức là chỉ cần có thêm một viên sỏi trong ô "quan" là ăn được. Tương tự, nếu chơi quan 5 thì phải đợi có 5 viên sỏi trông ô quan. Thằng nào ăn được quan lúc đấy thì sướng phải biết! w00t.gif
Trò này còn một luật nữa về những ô đã bị ăn mà tớ không nhớ rõ nữa:
- ô đã bị ăn phải để trống
- ô bị ãn vẫn được nhận sỏi (khi rải) nhưng sỏi rải vào ô đấy nghiễm nhiên thuộc về người đã "ăn" ô đấy trước đó.


Gửi bởi: Mip vào hồi May 14 2006, 10:54 PM

QUOTE(phatastic @ May 14 2006, 05:13 AM)

@Bác root: Phá đọc mãi chả biết bác nói trò bắn chun là trò gì. Mãi một lúc thì mới à há ừ hứ cái trò đó trong Nam gọi là bắn thun. laugh.gif Cái vòng đó trong này gọi là dây thun, hoặc là cọng thun.
*



Đọc bác Phá viết đoạn này lại nhớ thằng em họ của Míp người miền Trung, gọi dây chun/thun là cái "chạc địu/đựu??). Có lần hồi bé nó ra Hà Nội, cứ đi theo Míp nằn nì xin "chị cho cu cái chạc địu", Míp thì cứ trố mắt ra không hiểu cái gì scared.gif scared.gif nên nhất định không cho sad1.gif

Trò bắn chun này cón có chuyện ngâm chun vào xăng/dầu cho nó "vẩu" leuleu.gif hoặc cắt xăm xe đạp cũ ra làm chun tự tạo.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 14 2006, 11:11 PM

QUOTE(Míp @ May 14 2006, 10:47 PM)
Trò ô ăn quan thì cón luật "quan 1 hay quan 5" nữa: quan 1 tức là chỉ cần có thêm một viên sỏi trong ô "quan" là ăn được. Tương tự, nếu chơi quan 5 thì phải đợi có 5 viên sỏi trông ô quan. Thằng nào ăn được quan lúc đấy thì sướng phải biết! w00t.gif
Trò này còn một luật nữa về những ô đã bị ăn mà tớ không nhớ rõ nữa:
- ô đã bị ăn phải để trống
- ô bị ãn vẫn được nhận sỏi (khi rải) nhưng sỏi rải vào ô đấy nghiễm nhiên thuộc về người đã "ăn" ô đấy trước đó.
*



Đúng rồi, có luật quan 5 (tức là ngoài quan phải có thêm 5 viên quân nữa) thì mới được ăn. Nhưng luật của bọn mình có một điểm hơi khác, ô nào ăn rồi thì vẫn nhận sỏi và trở thành một ô bình thường chứ không phải như Míp nói.

Ngày bé tớ chơi nhiều đến mức thuộc lòng các nước đi, đi ô nào thì kết thúc ở đâu, bên kia đi tiếp thế nào thì lợi nhất... Nên anh em tớ phải chuyển sang chơi ô ăn quan ba người cho nó phức tạp, không nhớ được các nước đi.

Gửi bởi: min vào hồi May 15 2006, 07:16 AM

Hồi tớ còn rất bé thì chưa có bi chai đâu, nên toàn làm bi bằng gạch hoặc đá thanh.

Bi bằng gạch thì làm khá dễ, nhưng rất dễ vỡ khi chơi với bi đá thanh.

Làm bi đá thanh tương đối lâu, nhưng không khó lắm, cho nên những cậu bé đang học lớp 1 lớp 2 như tớ đã làm rất ok.

Đầu tiên là ra lò gạch của làng, dụng cụ là 1 con dao cùn laugh.gif . Có thể chọn hoặc đập, gõ ... để kiếm một mảnh đá thanh thật đẹp, hình như ngoài bắc gọi đá thanh là đá xanh thì phải. Sau đó đưa về nhà và dùng dao cùn để đẽo, đẽo cho đến khi nó thành hình hài hòn bi thì phải dùng dao nhỏ để gõ, rất kỳ công, lúc này phải gõ thật nhẹ để bong ra từng lớp vảy đá. Chú nào bất cẩn là gõ vỡ bi như chơi laugh.gif . Công đoạn cuối là dùng hai lọ mực rỗng, để viên bi kẹp giữ miệng 2 cái lọ và quay tròn chúng để mài. Lúc này không phải là "vảy" bong ra nữa mà là bụi. Kết quả cuối cùng là một viên bi bằng đá thanh rất đẹp, rất tròn, bôi tí mỡ (hồi ấy chỉ có mỡ lợn ) vào bi thì càng thấy nó đẹp.

Còn đánh bi thì có khá nhiều dạng khác nhau. Có khi bị chúng nó ăn hết bi phải hì hụi ra lò gạch để kiếm nguyên vật liệu laugh.gif

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 15 2006, 08:54 AM

Tớ mang cái này từ bên ném đá sang đây cho hợp chủ đề, món này cũng chưa thấy ai kể:


Chơi trò ném đá đột nhiên lại nhớ trò đánh đáo ngày xưa lâu ngày không thấy ai chơi nữa.
Hồi tớ 5-6 tuổi hay lõng nhõng theo anh trai đi chơi, đứng xem anh chơi đánh đáo với lũ bạn. Trò chơi lúc đông có đến 4-5 đứa, lúc vắng chỉ cần 2 cũng được.

Vật để chơi gồm những đồng xèng đập dẹt từ nắp chai bia, sang hơn thì dùng đồng năm xu có lỗ hồi bấy giờ, nhưng chỉ bọn con trai lớn mới chơi tiền thật như thế, gọi là đánh đáo ăn tiền. Một vật nữa rất quan trọng trong trò chơi là cái chì, được đổ bằng chì nóng vào trôn bát sứ ăn cơm.

Trên một cái sân bằng phẳng kẻ một đường ngang ở khoảng hai phần ba sân, lần lượt từng đứa rải những đồng xèng hoặc xu qua vạch sau đó dùng cái chì để ném cho úp trúng xèng, nếu xèng chập vào nhau thành đôi, ba thì dùng cái chì đánh cho tan đôi, ba nhưng không được chạm vào những xèng khác xung quanh. Ai đánh trúng, đánh giỏi thì được ăn nhiều xèng, xu.

Anh trai có lần mượn cái chì của một anh lớn hơn vài tuổi, chơi một buổi sau thế nào bị mất cái chì đi đâu đó, thế là bị anh kia đến nhà réo đòi suốt mấy tháng giời, nói thế để biết cái chì quí thế nào với tụi trẻ con hồi ấy.
Nghĩ lại hồi ấy cũng vui, bây giò trẻ con có nhiều đồ chơi hơn rất nhiều, nhưng có lúc nhìn thằng cu chơi một mình cảm thấy nó thiệt thòi hơn mình ngày xưa ở dãy tập thể có cả lũ trẻ con trai gái để chơi với.
Tả cho thằng cu nhà tớ nghe cái trò đánh đáo, nghĩ ra mới nhớ nhiều trò cũng mai một cả rồi. May ra ở những miền quê xa xôi vẫn còn chăng?

Gửi bởi: min vào hồi May 15 2006, 09:11 AM

Trò đánh đáo này ngày còn rất bé (2-3 tuổi) em có thấy,đại khái chỉ thấy và nhớ thôi chứ lúc ấy bé quá hoàn toàn không thể biết luật chơi,tại vì dì ruột hay cõng đi xem. Hình như thường đánh ăn tiền, xài tiền xu. Có lẽ thời sau này tiền xu không được dùng nữa ( mới được dùng lại) nên trò này cũng tiêu.

Nhưng mà nói chung các trò dân gian bây giờ gần như mất hết rồi. Vì thanh thiếu niên thời nay có nhiều trò khác, chả liên quan gì đến dân gian. Hồi em còn ở nhà, năm 1999, mùa hè, lúc ấy lớn rồi, thèm thả diều nên làm 1 con thả cho vui. Nhưng thả 1 mình thôi vì chẳng có ai nữa. Vậy mà trước đó khoảng 10 năm, trẻ chơi diều đông như kiến.

Hồi bé, trưa nào cũng thấy 1 thằng làm mỗi cái ná chun đi bắn chim. Sau này không thấy ma nào nữa.

Gửi bởi: Memory vào hồi May 15 2006, 10:01 AM

QUOTE(min @ May 13 2006, 04:18 AM)
Phởn là chiến binh nào nhẩy. Ngày trước viết truyện, tài tình thế nào mình lại đặt tên cho 1 nhân vật là Nguyễn Văn Phởn laugh.gif laugh.gif
*


Là em anh Mìn ạh rolleyes2.gif . Thế nào mà hồi xưa lần đầu mò vào làng chơi đụng mặt bác cái cốp mà thần tượng ngay được. Ấn tượng nhứt câu : Trần Mìn, không fải Trần Văn Mìn. Ấy thế mà thần tượng hẳn 1 thằng người nhá w00t.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 15 2006, 03:14 PM

Ngày xưa mình còn chơi nhảy dây, xông phi nữa. Hai cái trò này mình không giỏi nên không nhớ luật lắm.

Gửi bởi: root vào hồi May 15 2006, 04:10 PM

Nhảy dây có 2 kiểu: nhảy đơn như kiểu người ta hay tập thể dục, có thể bắt chéo tay để tăng độ khó. Nhảy đúng động tác thì phải nhẹ nhàng, không co chân, dây quay nhanh và đều. Kiểu khác là có 2 người đứng quay dây, một lũ xếp hàng lần lượt vào nhảy, hết lượt lại vòng lại. Có thể có 2 người nhảy cùng một lúc. Nói chung là trò này con gái hay chơi.

Song phi tức là trò nhảy cao, thường sử dụng dây chun tết (bằng số chun đánh thắng từ trò bắn chun ở trên). Bắt đầu "mức xà" đầu gối, rồi đến sườn, đến ngực, đến cổ, đến đầu, rồi giơ tay thẳng cánh lên trời. Ở mức xà thấp thì có thể nhảy theo động tác "chân qua xà", tức là song phi. Không ai dám nhảy kiểu bụng qua xà hoặc lưng qua xà như vận động viên vì không có đệm. Đến mức xà cao thì phải móc, tức là dùng chân đá móc ngược sợi dây thấp xuống rồi lách người qua, không được chạm thân vào sợi dây. Đây là một động tác khó, nhưng chưa khó bằng mức xà cuối cùng: Phải xỏ 2 tay vào dép lê để móc ngược chân lên vin sợi dây xuống !!!

Ngoài ra còn có một trò nữa là ném lon, rất sôi động và hào hứng. Lấy 1 lon sữa bò rỗng đặt làm mục tiêu. Có 1 hoặc 2 người đứng canh lon. Tụi còn lại thì đứng cách đó khoảng 7-10m cầm dép ném lon. Nếu ném trượt thì phải chạy lên cạnh cái dép, chờ người sau ném đổ lon thì nhặt dép chạy nhanh về vạch xuất phát. Người canh lon có thể thoát khỏi số phận đứng gác bằng cách chạm vào người đang cầm dép chạy về khi lon không đổ. Tức là khi lon bị đổ, thì nguời canh phải nhanh chóng dựng lại lon rồi chạy theo bắt 1 thằng đang cầm dép chạy về chưa tới nơi.

Trong số các trò trên, đôi khi xảy ra những tình huống hoà cả làng hoặc thằng cầm canh bị "hầm" lâu quá (tội nghiệp scared.gif) nên phải phân xử nhanh. Cách làm thường là "win" tức là oản tù tì nếu có ít hơn 5 người. Nếu nhiều hơn thì phải dùng phương pháp "hầy" để phân loại rồi sau đó vào chung kết mới "win".

Gửi bởi: phatastic vào hồi May 15 2006, 04:28 PM

Nhảy dây thường chấp nhận luật chơi "cứu bồ". Một người nhảy giỏi có thể nhảy trước, xong dùng gối đè lên để dây chùng xuống thấp. Thế là cả đám có thể cò cò mà nhảy qua.

Còn trò ném lon thì ặc ặc, ecb hay so sánh nó với trò chơi bowling. Quái, chơi bowling chán phèo, chả vận động, lại tốn tiền, thua xa tạc lon 1 trời 1 vực, thế mà không hiểu tại sao người ta bỏ tạc lon mà chơi bowling. Marketting chăng? laugh.gif

Có một trò chơi / điệu nhảy hồi xưa hay chơi khi sinh hoạt đội/ đòan. Thường là nhảy theo cặp, hoặc đứng thành vòng tròn lớn. Vừa nhảy chéo chân, vừa vỗ tay hoặc là chống tay ngang hông rất vui và dễ thương. hát bài: "Sol đố, mì la fa sol. Sol đố rề mì la fa sol. ......." (nhưng cái này thì không còn là trò dân gian rồi ?! confused1.gif hoặc là trò chơi dân tộc miền núi cải biên?


Gửi bởi: Cung Mi vào hồi May 15 2006, 04:45 PM

Tạt lon, bác Phá rolleyes2.gif

Gửi bởi: phatastic vào hồi May 15 2006, 04:47 PM

QUOTE(Cung Mi @ May 15 2006, 05:45 PM)
Tạt lon, bác Phá  rolleyes2.gif


blushing.gif

Thế còn trò "chi chi chành chành". Ai còn nhớ rõ kô ha.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 15 2006, 05:03 PM

QUOTE(root @ May 15 2006, 04:10 PM)
Nhảy dây có 2 kiểu: nhảy đơn như kiểu người ta hay tập thể dục, có thể bắt chéo tay để tăng độ khó. Nhảy đúng động tác thì phải nhẹ nhàng, không co chân, dây quay nhanh và đều. Kiểu khác là có 2 người đứng quay dây, một lũ xếp hàng lần lượt vào nhảy, hết lượt lại vòng lại. Có thể có 2 người nhảy cùng một lúc. Nói chung là trò này con gái hay chơi.

*



Còn một trò nhảy dây nữa, cũng dùng dây chun như chơi song phi ý. Nhưng mà nối hai đầu dây chun lại thành một hình tròn. Win nhau, hai đứa thua đứng ra làm cọc. Đầu tiên là lồng vào cổ chân, sau đó các bàn cao hơn là đầu gối, bụng, cổ tay, khuỷu tay, cổ, cũng có cả cái bàn lồng vào cổ tay rồi giơ lên cao.

Người chơi phải làm sao nhảy được vào khoảng trống giữa cái dây chun (vì lồng vào người hai đứa làm cọc thì cái hình tròn sẽ giãn ra thành một hình... elip sp_ike.gif mà) rồi phải thực hiện một số động tác nhảy ra nhảy vào, bắt chéo... nhưng mình không nhớ chính xác. Ah, mình nhớ có một kỹ thuật gọi là "móc", tức là nhẩy lên rồi khéo léo đưa đầu ngón chân khuều một bên dây chun xuống để cái hình elíp giãn rộng ra cho cả hội nhảy vào.

Gửi bởi: root vào hồi May 15 2006, 05:04 PM

Chi chi chành chành thuộc nhóm trò chơi đấu tay. Cũng có nhiều trò khá hay:

1. Chi chi chành chành - cái đanh thổi lửa: đại khái là đọc một bài đồng dao khá dài, rồi 1 người lấy ngón tay chọc vào lòng bàn tay người khác. Nếu người kia nhanh tay túm được ngón tay là thắng. Trò này tớ ít chơi.

2. Vật tay: rất phổ biến trong giới học sinh, không cần phải giới thiệu thêm

3. Bắt tay: trò này cũng phổ biến. Anh em gặp nhau bắt tay rồi siết chặt gọng kìm luôn. Khoẻ thắng yếu thua là lẽ thường ở đời.

4. Vật ngón cái: Hai đấu sĩ dùng 4 ngón tay móc vào nhau, còn ngón tay cái thì cố gắng đè chặt ngón tay cái của đối phương xuống. Trò này phải kết hợp 2 yếu tố khoẻ và khéo.

Nói chung là những trò đối kháng không sôi động bằng trò tập thể, nên ngoài 2 đấu sĩ còn phải có tập thể đứng ngoài hò hét cổ vũ thì mới máu !

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 15 2006, 05:11 PM

QUOTE(min @ May 15 2006, 12:16 AM)
Hồi tớ còn rất bé thì chưa có bi chai đâu, nên toàn làm bi bằng gạch hoặc đá thanh.

Bi bằng gạch thì làm khá dễ, nhưng rất dễ vỡ khi chơi với bi đá thanh.

Làm bi đá thanh tương đối lâu, nhưng không khó lắm, cho nên những cậu bé đang học lớp 1 lớp 2 như tớ đã làm rất ok.

Công đoạn cuối là dùng hai lọ mực rỗng, để viên bi kẹp giữ miệng 2 cái lọ và quay tròn chúng để mài. Lúc này không phải là "vảy" bong ra nữa mà là bụi. Kết quả cuối cùng là một viên bi bằng đá thanh rất đẹp, rất tròn, bôi tí mỡ (hồi ấy chỉ có mỡ lợn ) vào bi thì càng thấy nó đẹp.



Hồi còn bé bọn tớ muốn mài bi thì dùng két-tút, tức là cái vỏ đạn cũ.
Két-tút đầu tròn bằng kim loại, mài nhanh, nhưng vì bé nên chỉ mài được bi be bé thôi.

Đi đâu cũng đút cái két-tút trong túi, thỉnh thoảng lôi ra thổi inh ỏi.

Gửi bởi: Cuội vào hồi May 15 2006, 06:05 PM

...

Gửi bởi: Evil vào hồi May 15 2006, 10:20 PM

QUOTE(phatastic @ May 15 2006, 04:47 PM)
Thế còn trò "chi chi chành chành". Ai còn nhớ rõ kô ha.
*



Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba phương bốn phía (hay "ba vương bốn vía" gì đấy), ù à ù ập.

Có một trò chơi, hình như tên là “chọi gà”. Lấy cái cây cỏ mà ở ngọn mọc 4 cái tua gai gai màu xanh (hình như là cỏ Màn trầu thì phải, thấy hay có trong đám lá lẩu bọn con gái dùng để gội đầu cho xanh tóc), mỗi đứa cầm một cọng như thế giựt mạnh cái đầu có tua vào nhau, cỏ của đứa nào bị đứt cái tua ra là thua.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 15 2006, 10:29 PM

QUOTE(root @ May 15 2006, 04:10 PM)

Ngoài ra còn có một trò nữa là ném lon, rất sôi động và hào hứng.

*



Ừ nhỉ, sao mình lại không nhớ ra trò này. Trò này tuyệt vời. Cả ngày hôm nay mình cứ hình dung lại trò ném lon này đã thấy thích rồi. Hôm nào phải rủ bọn anh em, con cháu họ hàng trong nhà chơi mới được. Sao vừa rồi langven op mà không chơi ném lon nhỉ???

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 15 2006, 10:29 PM

QUOTE(Evil @ May 15 2006, 03:20 PM)
QUOTE(phatastic @ May 15 2006, 04:47 PM)
Thế còn trò "chi chi chành chành". Ai còn nhớ rõ kô ha.
*



Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba phương bốn phía (hay "ba vương bốn vía" gì đấy), ù à ù ập.

Có một trò chơi, hình như tên là “chọi gà”. Lấy cái cây cỏ mà ở ngọn mọc 4 cái tua gai gai màu xanh (hình như là cỏ Màn trầu thì phải, thấy hay có trong đám lá lẩu bọn con gái dùng để gội đầu cho xanh tóc), mỗi đứa cầm một cọng như thế giựt mạnh cái đầu có tua vào nhau, cỏ của đứa nào bị đứt cái tua ra là thua.
*



Có hai kiểu chọi gà.

Kiểu lấy cây cỏ gà, cỏ có một cái đầu rất to ấy, rồi hai người cầm hai cây cỏ quật vào nhau, cây cỏ nào bị rụng cái đầu ra là thua.

Kiểu lấy cây cỏ thân dài, có 4 tua gai, thì phải thắt 1 cái nút bằng cách buộc 4 cái tua lại, dùng thân cỏ buộc chặt, tạo thành 1 cái nút nhỏ. Khi chơi thì 1 bên đút cây cỏ của mình qua cái nút kia, rồi giật về hai phía, ai đứt mất cái đầu là thua.
Thường đi kiếm cây cỏ thân to, nhưng thân to chưa chắc là đã dai. Gian nhất là lấy cây cỏ đã bị khô, loại ấy dai nhất.

Nói đến dai, lại sực nhớ Xauzai, không biết khô hay ướt ?

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 15 2006, 10:33 PM

QUOTE(Evil @ May 15 2006, 03:20 PM)
QUOTE(phatastic @ May 15 2006, 04:47 PM)
Thế còn trò "chi chi chành chành". Ai còn nhớ rõ kô ha.
*



Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba phương bốn phía (hay "ba vương bốn vía" gì đấy), ù à ù ập.



Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết chưa, ba phương tứ hướng, ù à ù ập, đóng sập cửa vào.


Ném lon hay ném loong ? Bọn tôi gọi là ném loong.


Khi ghét nhau không chơi nữa thì giơ ngón tay út về phía nhau, kêu "Hít le", thế là xong. Thủ tục li dị đơn giản nhỉ ?

Cái chữ Hítle ấy có 1 bài (chắc do người lớn thời bao cấp đặt ra dậy trẻ con), đó là:
Hít-le, ba que xỏ lá
Ăn cắp cá của nhân dân
Ăn cắp quần của bộ đội
Lội xuống ao
Không có tao mày chết đuối.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 16 2006, 12:19 AM

Những tối mất điện ở khu tập thể ngày xưa, bọn tớ thường chơi rồng rắn lên mây trò này đơn giản lắm, trẻ nhỏ 4-5 tuổi cũng chơi được, chủ yếu tập nhớ những câu hát và chạy vòng quanh sân cho dẻo chân.

Một người làm thầy thuốc ngồi trên hè. Dưới sân một đoàn nối đuôi bằng cách túm áo nhau đi vòng quanh sân và hát:

Đoàn người: -Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc có nhà Điện Biên hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay ko?
Thầy thuốc: -Thầy thuốc đi vắng rồi (/đi chợ, / đang chơi/ đi tắm/ đi ....)

Vài lần như thế cho đến khi:

Thầy thuốc: -Thày thuốc có nhà
Đoàn người: -Thày đang làm gì?
Thầy thuốc: -Đang ăn cơm
ĐN: -Ăn cơm mới gì
TT: -Cơm với cá
ĐN: -Cho xin một khúc
TT: -Thì xin khúc nào
ĐN: -Cho xin khúc đầu
TT: -Những xương cùng xẩu
ĐN: -Thì xin khúc giữa
TT: -Những máu cùng me
ĐN: -Thì xin khúc đuôi
TT: - Ba vòng thầy đuổi

TT : -Nhà mày ở đâu
ĐN: -Nhà tao bãi cát
TT : -Mày hát tao nghe
ĐN: -Ò í e con bò kéo xe, ò í e con bò kéo xe...

Thày thuốc chạy xuống sân đuổi nhau với con rồng và làm con rồng rụng bớt đuôi....



Gửi bởi: Memory vào hồi May 16 2006, 10:16 AM

Em nhớ ngày xưa em còn có trò nhảy ngựa.
Cái trò này bọn em chơi đến tận hết cấp 2. Chia ra làm 2 fe, mỗi bên khoảng 5 người gì đó. 2 bên oẳn tù tì xem bên nào đc nhảy trước. Bên thua làm ngựa bằng cách cho 1 người đứng chống tay vào tường, những người còn lại cúi người xuống, ôm ngang mông nhau kéo cho dài ra. Làm sao để thằng cao nhất ở ngoài cùng. Bên nhảy trước thì cử 1 thằng nhảy xa nhất nhảy đầu tiên, làm sao cho tất cả đội mình nhảy lên đều fải có chỗ.
tomato.gif
Nói thật cái trò này em thấy nó cứ ghê ghê thế nào í vì em ko nhảy được cao nên nếu ở đội thắng toàn nhảy sau cùng, ở đội thua toàn làm chân đứng đầu tiên 2 tay chống tường.Hơn nữa cái trò này mà bị ngã đè lên nhau những 10 đứa liền thì không thương binh vài hôm cũng chống nạng cả tháng tomato.gif

ơ, nhưng sau này có thể sẽ thíc nhảy ngựa thì sao nhỉ, nhảy ngựa 2 người blushing.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 16 2006, 01:26 PM

Mình cũng đang định post cái trò nhảy ngựa. Trò này mình cũng sợ. Ngày bé vì mình yếu quá nên không được làm ngựa, chỉ được chống thôi. "Chống" tức là cũng khom lưng như ngựa nhưng chui xuống dưới bụng một đứa đang làm ngựa để chống cho nó, nhỡ bọn bên kia nhảy mạnh quá hoặc có đứa nào quá nặng sp_ike.gif thì con ngựa không chịu được sẽ gọi đứa chống đến giúp đỡ.

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 16 2006, 01:49 PM

Nhớ ra một trò mà ngày xưa bọn tớ rất hay chơi vào tối mùa hè. Đầu tiên chia làm 2 phe. Trẻ thuộc cùng một phe nối đuôi nhau, đổi quần áo, nguỵ trang các kiểu. Một bên hô "Chiến tranh bùng nổ," bên kia "Dập tắt bắt đầu". Sau đó hai bên bắt đầu tìm cách đoán xem người nào ở đội bên kia là ai. À quên, có một trọng tài sẽ lần lượt đến từng bên để nghe lời đoán, sau đó đi kiểm tra. Người nào bị đoán đúng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Bên nào hết người bên í thua.

Trò này vui cực kỳ, nhất là đoạn đổi quần áo. Hồi í vô tư, bọn trẻ con toàn lộn áo lên trùm kín đầu để bên kia không nhìn được, còn lưng thì phơi ra cho đồng đội nghía. Mỗi lần đoán trúng lại nhảy lên ôm hôn nhau flex.gif

Trò này tên gọi là gì nhỉ? "Chiến tranh bùng nổ" à?

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 16 2006, 04:41 PM

QUOTE(soctettoc @ May 16 2006, 06:49 AM)
Nhớ ra một trò mà ngày xưa bọn tớ rất hay chơi vào tối mùa hè. Đầu tiên chia làm 2 phe. Trẻ thuộc cùng một phe nối đuôi nhau, đổi quần áo, nguỵ trang các kiểu. Một bên hô "Chiến tranh bùng nổ," bên kia "Dập tắt bắt đầu". Sau đó hai bên bắt đầu tìm cách đoán xem người nào ở đội bên kia là ai. À quên, có một trọng tài sẽ lần lượt đến từng bên để nghe lời đoán, sau đó đi kiểm tra. Người nào bị đoán đúng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Bên nào hết người bên í thua.

Trò này vui cực kỳ, nhất là đoạn đổi quần áo. Hồi í vô tư, bọn trẻ con toàn lộn áo lên trùm kín đầu để bên kia không nhìn được, còn lưng thì phơi ra cho đồng đội nghía. Mỗi lần đoán trúng lại nhảy lên ôm hôn nhau flex.gif

Trò này tên gọi là gì nhỉ? "Chiến tranh bùng nổ" à?
*



"Chiến tranh bùng nổ - Nhà đổ chết ngưòi - Bắt đầu - Xong"

trumpet.gif trumpet.gif trumpet.gif

Gửi bởi: CAM vào hồi May 16 2006, 07:07 PM

Ô Quan

Cách vẽ Ô Quan:

Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ với diện tích là 15 cm vuông cho mỗi ô. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 Ô Quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, những ô vuông nhỏ được chia thành một nhúm 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô .

Cách chơi Ô Quan:

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan ( bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Cách chơi Ô quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan(sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi..

-ST-

Gửi bởi: Evil vào hồi May 16 2006, 10:31 PM

Ngày xưa mẹ mình còn chơi với mình trò Nu na nu nống với Kéo cưa xẻ lửa.

Nu na nu nống là ngồi cạnh nhau, xếp chân thẳng ra đằng trước rồi vừa đập tay vào từng chân vừa đọc 'nu na nu nống, đánh trống phất cờ, mở hội thi đua, chân ai sạch sẽ, gót đỏ hồng hào, thì vào đánh trống'. Trò này chủ yếu là để kiểm tra xem có rửa chân trước khi đi ngủ không.

Kéo cưa xẻ lửa thì hai người ngồi đối diện nhau, cầm tay nhau rồi ngả về từng bên hệt như kéo cưa. Vừa kéo vừa đọc 'kéo cưa xẻ lửa, ông thợ nào khoẻ về ăn cơm vua, ông thợ nào thua về bú tí mẹ' rolleyes2.gif

Nhưng hai cái trò này đơn giản quá. Lớn một tẹo là không thích chơi nữa.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 16 2006, 11:58 PM

Trò thả đỉa ba ba ngày xưa bọn tớ rất hay chơi, trò này có lời hát như sau:

Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo hồng như nước
Thả mắm thả muối
Thả cả hạt tiêu
Thả niêu thịt gà
Thả phải nhà nào
Nhà nấy chịu làm con đỉa đói.



Mọi người đứng vòng tròn, người trưởng trò cùng hát vói tất cả vừa hát vừa chạm vào đầu từng người trong vòng theo từng từ trong lời hát. Cứ tiếp tục thế đến từ cuối cùng "đói" rơi vào đầu ai thì người đó làm đỉa.

Một khoảng sân được dùng làm sông, bờ hè và mép vườn là bờ, con đỉa phải tìm cách lôi được người xuống sông để làm đỉa thay mình, có đủ các màn: đi chợ, về chợ, tắm mát, gánh nước....Riêng màn nước lũ thì con đỉa được lên bờ kéo người, lúc đấy người phải bám chặt vào nhau và bám vào cột hay song cửa ở hè để con đỉa ko kéo được xuống sông.

Trò này chơi đông rất vui.

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 17 2006, 12:26 AM

Tuổi thơ của mình chơi toàn những trò chơi không nhẹ nhàng một chút nào cả scared.gif

Có trò Chiếm Đồn. Số lượng người chơi không giới hạn (nhưng thường chỉ chơi từ 4 đến 5 người thôi) được chia làm hai nhóm. Mỗi nhóm chọn một thân cây (cỡ 1/3 vòng người ôm là vừa đẹp) làm Đồn. Hai Đồn cách nhau không được xa lắm, cỡ 5-6m là đủ. Khi bắt đầu chơi, một người đồn A đi chầm chậm về phía đồn B, vừa vượt qua đồn B một cái là vù chạy. Cùng lúc đó một người đồn A lao đuổi theo. Đó là một cuộc đua tốc độ thực sự. Kẻ trốn chạy tìm mọi cách lẩn trốn và chạy về phía đồn mình, còn kẻ đuổi theo thì cố gắng chạy và chạm vào được kẻ kia. Và nếu kẻ trốn chạy chạy được về đồn mình và chạm tay được vào đồn (thân cây) thì vị trí sẽ đảo ngược, cậu ta sẽ quay ngay lại để săn đuổi đối phương, địch thủ của cậu ta lại cuống cuồn tìm cách quay trở lại đồn hắn.

Hai đồn có thể liên tiếp xuất quân (tùy số lượng ) săn đuổi đối phương. Vị trí kẻ đi săn được xác định khi hắn ta xuất quân sau con mồi. Con mồi bị tóm sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Một nguyên tắc là trong suốt quá trình săn đuổi, bao giờ cũng phải có một người ở nhà để giữ đồn. Bởi nếu để đối phương bất thần tập kích, chạm tay vào đồn mình thì sẽ bị thua cuộc, cuộc chiến kết thúc.

Có những cuộc chơi diễn ra rất chóng vánh, bởi phòng thủ đồn không kĩ, để đối phương đánh úp. Nhưng kết cục thường là khi một bên bị hao hút quân số dần dần, cuối cùng chỉ còn một tên quân phòng thủ. Lúc đó, toàn bộ quân đội đối phương sẽ bao vây chung quanh đồn. Tên phòng thủ ôm chặt thân cây, cố gắng vung tay vung chân để chạm được vào đối phương. Nhưng dù có cố gắng đến mấy, hắn ta cũng không thể can ngăn được đối phương chiếm đồn của mình.....

Trò chơi này rất thú vị. Nó đòi hỏi người chơi phải có óc quan sát, có tốc độ tốt, có sự ăn ý hiệp đồng (lúc nào phải xuất quân, xuất bao nhiêu quân thì đủ, lúc nào thì lén tập kích đồn đối phương), đề cao tinh thần tập thể.....

Sau khi chơi, có bên thắng, có bên thua nhưng có một kết quả chung cho cả hai bên: Đầu tóc bù xù, mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, và đặc biệt là lúc nào cũng có nguy cơ toạc tay áo, mất đỉa quần scared.gif

Bọn trẻ con bây giờ hình như không còn chơi trò đấy nữa sad1.gif

Gửi bởi: Minh Tí vào hồi May 17 2006, 12:49 AM

trò Chiếm đồn này chính ra rất hay, có khi người lớn chơi cũng được. Cái trò Rubby có hơn được gì đâu, mà lại phải có sân có bóng có đồ. Chiếm đồn đó thì chơi ở đâu cũng được.

Ngày nhỏ rất khoái bổ quay với đi vòng. Nhất là trò đi vòng, vừa có âm thanh rộn rã, vừa điệu nghệ giật, lắc. Vì trò này mà trong xóm hồi đó ai có cái sọt rác mà miệng là một thanh thép tròn thì đều bị tiêu tùng cả...

Nhưng nhiều cảm hứng nhất có lẽ là cá chọi. Hồi đó còn có cả chọi theo khu, nghĩa là các đàn anh của xóm này đấu cá chọi với đàn anh xóm khác. Chơi cá chọi hay chơi kiểu chọi nộp, tức là con cá nào thua thì người đó bị mất luôn con cá đó cho chủ nhân của con cá thắng cuộc. Mình ki cóp mãi mới tậu được một em cá hồng đẹp vô cùng nên chả dám bao giờ đi chọi nộp, chỉ đi chọi vui thử sức thôi. Bữa nào cá thua thì tức lắm, về nhốt trong bóng tối 7 ngày không cho ăn để cá hồi lại.

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 17 2006, 01:02 AM

Còn có một trò nữa là trò Đấu ngựa. Cứ hai thằng cõng nhau rồi lao vào húc 2 thằng khác, đứa nào ngã là thua laugh1.gif Vui nhất là tập trung thành một số lượng lớn rồi túm tụm lại. Ngựa húc nhau, người cưỡi ngựa (nài) thì đấm nhau. Đấm thật sự ấy laugh.gif

Năm cuối tiểu học của mình đánh dấu bằng một kỉ niệm nhớ đời. Con trai 8 lớp 5 chia làm hai phe chiến nhau, mỗi bên 4 lớp. Cứ giờ ra chơi là quần nhau trên sân trường ầm ầm. Có một thằng bò mộng núc ních thịt máu lửa quá. 3 ngựa bên mình xúm lại mà x làm gì được nó. Lúc đó mình bé bằng cái kẹo, túm tay dắt nài của mình lừa lừa đi bộ ra sau lưng nó, đúng lúc nó không kịp đề phòng thì thằng nài nhảy tót lên lưng mình rồi lao huỵch vào thằng cu ấy. Tay thì đẩy, chân thì đá thốc vào đít cu cậu. Đá rất khéo nhá, mu bàn chân phang vào đít nó, còn mũi bàn chân thì chọc đúng vào..... nó laugh.gif. Thằng cu lăn đùng ra đất, hai tay ôm chặt háng, mồm há hốc, mắt trợn ngược. Rồi cả bọn xúm lại đánh nhau. Rồi thằng x nào không biết đấm mình gẫy luôn xương quai xanh bên trái. Rồi lên văn phòng hiệu trưởng làm bản kiểm điểm (với cái vai bó bột) laugh.gif

Rồi về nhà ông già đè ra cho thêm hai chục phất trần nữa. Nhớ đến tận bây giờ laugh.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 17 2006, 02:04 AM

QUOTE(chitto @ May 16 2006, 10:41 AM)
QUOTE(soctettoc @ May 16 2006, 06:49 AM)
Nhớ ra một trò mà ngày xưa bọn tớ rất hay chơi vào tối mùa hè. Đầu tiên chia làm 2 phe. Trẻ thuộc cùng một phe nối đuôi nhau, đổi quần áo, nguỵ trang các kiểu. Một bên hô "Chiến tranh bùng nổ," bên kia "Dập tắt bắt đầu". Sau đó hai bên bắt đầu tìm cách đoán xem người nào ở đội bên kia là ai. À quên, có một trọng tài sẽ lần lượt đến từng bên để nghe lời đoán, sau đó đi kiểm tra. Người nào bị đoán đúng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Bên nào hết người bên í thua.

Trò này vui cực kỳ, nhất là đoạn đổi quần áo. Hồi í vô tư, bọn trẻ con toàn lộn áo lên trùm kín đầu để bên kia không nhìn được, còn lưng thì phơi ra cho đồng đội nghía. Mỗi lần đoán trúng lại nhảy lên ôm hôn nhau flex.gif

Trò này tên gọi là gì nhỉ? "Chiến tranh bùng nổ" à?
*



"Chiến tranh bùng nổ - Nhà đổ chết ngưòi - Bắt đầu - Xong"

trumpet.gif trumpet.gif trumpet.gif
*



Ới, cái này nhà em chơi là "chiến tranh bùng nổ, gian khổ bắt đầu, nhân dân ta đâu, chuẩn bị chiến đấu!!! horse.gif
Trò này không nhầm thì gọi là "bắn bòm" 2guns.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 17 2006, 02:18 AM


Hồi bé, còn hay chơi trò "pháo nổ pháo nang" nữa!
Cả hội đi đào đất sét về, nặn thành hình cái nồi (nhớ nặn khéo sao cho thành cao cao một chút, đáy mỏng mỏng một chút) rồi hô "pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa???"
Nếu cả làng "chịu" rồi, thì "ném choẹt" cái nồi xuống (hic, không biết diễn tả thế nào? Hay là bảo "úp mạnh cái nồi xuống"???) làm sao để đáy nồi thủng ra - miếng thủng càng to càng tốt!!!
"Cả làng" phải có nhiệm vụ lần lượt véo một mẩu đất sét của mình (cố giãn ra cho thật mỏng -không thì tốn lém) để bù vào vết thủng.
Cứ thế chơi cho đến khi nào bị các Mẹ réo về ăn cơm thì thôi...

Gửi bởi: min vào hồi May 17 2006, 03:53 AM

Bọn tớ hồi nhỏ rất khoái trò đá bóng. Hồi ấy có bóng nhựa là sang lắm, thằng nào mua được quả bóng nhựa là bọn kia phải nịnh nọt khúm núm. Còn lại thì toàn dùng ... bóng giấy laugh.gif . Nghĩa là bóng làm chủ yếu bằng giấy quấn vào nhau, bên ngoài buộc dây chuối hoặc dây địu.

Thấy trẻ con bây giờ học nhiều chứ hồi ấy chả ai học khỉ gì. Cả ngày nhong nhong bóng bánh. Cái đặc biệt trong trò bóng đá là bên nào thua sẽ chịu 1 án phạt khá man rợ : luồn háng bên kia. Đại khái bên nào sút vào được 1 quả sẽ đứng thành 1 hàng dọc, dạng háng ra để phe bên kia từng đứa một chui qua .. đèo Hải Vân laugh.gif laugh.gif Hình phạt này có ưu điểm là làm cho tinh thần thi đấu của hai bên luôn ở trạng thái quật cường, song nhiều khi do quá đà, các trận thượng cẳng chân hạ cẳng tay diễn ra khá thường xuyên laugh.gif

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 17 2006, 07:22 AM

Ờ, ngày xưa đá bóng mình cũng bị bắt làm Hàn Tín không biết bao nhiêu lần laugh.gif. Toàn có cái trò vai đang khom khom giữa cửa ải thì đứng phắt lên, mồm gào: Xong. Hậu quả là thế nào cũng có thằng bị vai mình huých vào 2 viên bi, đau laugh.gif laugh.gif laugh.gif

Những lần như thế thì một là chạy biến về nhà, hai là bị bắt làm lại, ba là choảng nhau scared.gif

Gửi bởi: root vào hồi May 17 2006, 11:04 AM

Hôm nay lại nhớ ra mấy trò chơi cũ:

1. Bịt mắt bắt dê: trò này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hồi đó mà tớ bị bịt mắt, bắt được bạn gái nào thì tha hồ sờ xoạng khắp người để đoán xem ai. Nhưng mà lúc ấy còn nhỏ, nên đầu óc rất trong sáng, chứ không như bây giờ laugh.gif

2. Hội đồng tổng cốc: Một người phải cúi đầu xuống để cho các bạn cốc vào đầu, sau đó đoán xem ai đã cốc mình. Cũng vui phết vì người bị cốc phải nhìn mặt mà bắt hình dong để truy tìm cho ra thủ phạm

Gửi bởi: Evil vào hồi May 17 2006, 01:26 PM

Ngày xưa đường trước cửa nhà mình cứ mưa xong là nước ngập như sông. Lúc mình còn bé mà đứng sâu cũng phải ngang ngực. Hồi đó dân tình đi xe đạp chứ làm gì có xe máy, hễ có cái ô tô tải chạy qua là dạt dúi dụi vào hai bên đường nếu không thì thể nào cũng bị nước tạt ước đến cả đầu. Hậu quả của những lần ô tô tải đi qua thế là rất nhiều bác rơi dép. Làm sao mà mò được. Anh em mình thì thích chí lắm, chỉ đợi nước cạn là ra nhặt dép về... bán đồng nát rolleyes2.gif

Bọn trẻ con nhà mình suốt ngày ra đấy lội nước, đuổi nhau. Bẩn khiếp lên được.

Cái này chả phải trò chơi dân gian nhưng cũng là... trò trẻ con. Hôm nay nhớ lại thích qua nên phải post lên cho... hả hê.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 17 2006, 01:42 PM

Ah, lúc bé tớ còn một trò nữa là nuôi dế. Tớ cho cát vào một cái chai thuỷ tinh rồi thả con dế vào đó. Nó sẽ đào hang lung tung bên trong, vì cái chai thuỷ tinh trong suốt nên nó làm gì mình cũng có thể quan sát được. Tớ còn cho cả cỏ kiếc vào cho quang cảnh vui mắt nữa.

Ôi, nếu nói đến nuôi cấy trồng trọt thì ngày bé mình nuôi đủ thứ từ gà đến thỏ, từ chó đến mèo, đào hố nuôi cả giun nữa, nuôi cá thì lần nào cũng chết sad1.gif . Có mấy củ hành củ tỏi, củ gừng của mẹ mà mọc mầm cũng lôi ra trồng trọt chăm bón. Cũng tháng hai trồng đậu tháng ba trồng cà.

sp_ike.gif Hoa quả ở cây nhà mình thì chẳng ăn toàn chui sang vườn hàng xóm ăn trộm. Ngày bé mình... toàn đi ăn trộm blushing.gif ăn trộm cả cá ở ao của một bọn nào đấy gần nhà mình bị nó đuổi cho chí chết (giờ mình cũng không nhớ đó gọi là cơ quan gì nữa). Khi nào thích ăn ốc luộc thì vứt vài cái lốp xe đạp hỏng xuống ao, hôm sau vớt lên thì... cứ gọi là ăn nhoè.

Gửi bởi: min vào hồi May 17 2006, 09:17 PM

Tớ thấy việc sinh ra và nhớn lên ở đồng quê là rất hay. Thành thị thì làm quen mấy hồi. Cho nên sau này tớ có con cái, tống chúng nó về quê cho ăn học. Từ lớp 1 đến lớp 12 thì học gì cho lắm, học lắm thì cũng thế laugh.gif Tốt nhất là nên học các môn như văn học, lịch sử, ngoại ngữ, tin học ... cho khá tí là ổn rùi laugh.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 17 2006, 10:40 PM

QUOTE(root @ May 15 2006, 10:10 AM)
Nhảy dây có 2 kiểu: nhảy đơn như kiểu người ta hay tập thể dục, có thể bắt chéo tay để tăng độ khó. Nhảy đúng động tác thì phải nhẹ nhàng, không co chân, dây quay nhanh và đều. Kiểu khác là có 2 người đứng quay dây, một lũ xếp hàng lần lượt vào nhảy, hết lượt lại vòng lại. Có thể có 2 người nhảy cùng một lúc. Nói chung là trò này con gái hay chơi.
*



Cái này là chơi dây thừng - môn này hồi lớp 7-8 gì đó cũng được tính vào điểm thể dục.
Chơi một thì dễ, chơi hai (đèo) thì khó hơn. "Đèo" có đèo trước và đèo sau - người thứ hai lựa lựa, lúc người 1 đang nhẩy thì nhẩy vào cùng phía trước hoặc phía sau người 1.

Còn trò quay dây đôi nữa thì khó hơn: hai thằng cầm hai dây thường, quay thành hai vòng elip đan xen nhau. Hội ở ngoài phải nhảy vào chỗ trồng giữa hai elip đó, thường ra 5 cái rồi chạy ra nhường chỗ cho người sau.
Trò này đòi hỏi cả người chơi và người quay đều khéo, phối hợp nhịp nhàng.
QUOTE
Song phi tức là trò nhảy cao, thường sử dụng dây chun tết (bằng số chun đánh thắng từ trò bắn chun ở trên). Bắt đầu "mức xà" đầu gối, rồi đến sườn, đến ngực, đến cổ, đến đầu, rồi giơ tay thẳng cánh lên trời. Ở mức xà thấp thì có thể nhảy theo động tác "chân qua xà", tức là song phi. Không ai dám nhảy kiểu bụng qua xà hoặc lưng qua xà như vận động viên vì không có đệm. Đến mức xà cao thì phải móc, tức là dùng chân đá móc ngược sợi dây thấp xuống rồi lách người qua, không được chạm thân vào sợi dây. Đây là một động tác khó, nhưng chưa khó bằng mức xà cuối cùng: Phải xỏ 2 tay vào dép lê để móc ngược chân lên vin sợi dây xuống !!!
*



Chơi song phi thì đến bàn vạt và bàn eo vẫn có thể "bay" (bụng qua dây) được. Còn đến bàn kiễng, đã khá nhiều đồng chí bị "lộn" hỏng, không móc đượ dây xuống mà lại còn bị ngã ngửa nữa. scared.gif

Gửi bởi: min vào hồi May 17 2006, 10:53 PM

Hồi nhỏ chơi cù cũng rất hay. Suốt ngày đẽo cù laugh.gif À còn trò chơi khăng nữa chứ laugh.gif laugh.gif Trò chơi khăng thì cần độ dũng cảm khá cao laugh.gif

Gửi bởi: Mip vào hồi May 17 2006, 10:59 PM

Còn trò này nữa mà quên tên rồi:
khoảng 3-4 đứa, xếp vòng tròn, quay mặt ra ngoài, đứng bằng một chân trụ, chân còn lại ngoắc vào nhau rồi vừa lò cò nhảy vòng tròn vừa vỗ tay hát (cái gì mà "ăn thịt dê, không trả tiền").
Hihihi, nhảy một lúc thể nào cũng ngã dúi dụi lại với nhau.

Gửi bởi: min vào hồi May 17 2006, 11:18 PM

Trong khu tập thể của tớ hồi ấy, bọn cùng tuổi toàn con trai. Có 1 em gái nhưng chưa đến lớp 1 thì nhà em ấy chuyển đi nơi khác. Bi giừ mìn vẫn nhớ cảnh mìn đã từng gãi ghẻ cho em ấy clap.gif clap.gif w00t.gif . Sau này có gặp lại nàng, dễ thương phết, da dẻ trắng muốt thumbup.gif wub.gif ( chắc ít nhiều nhờ công mình ) w00t.gif

Gửi bởi: Memory vào hồi May 18 2006, 11:10 AM

QUOTE(min @ May 17 2006, 09:17 PM)
Tớ thấy việc sinh ra và nhớn lên ở đồng quê là rất hay. Thành thị thì làm quen mấy hồi. Cho nên sau này tớ có con cái, tống chúng nó về quê cho ăn học. Từ lớp 1 đến lớp 12 thì học gì cho lắm, học lắm thì cũng thế laugh.gif Tốt nhất là nên học các môn như văn học, lịch sử, ngoại ngữ, tin học ... cho khá tí là ổn rùi laugh.gif
*



Cũng còn tuỳ anh Mìn ạ. Trẻ con ở đâu cũng có những trò riêng và ngây ngô của nó. baby.gif Trẻ ở quê thì khổ hơn trẻ thành fố, nhưng đối khi cảm giác vì thế mà trẻ con ở quê ngây thơ hơn trẻ con fố nhiều. Em là điền hình cho trẻ con ở quê nhá devil2.gif .
Trẻ con ở khu nhà em cứ chiều chiều đua xe cút kít ầm ầm. Lao ầm ầm trên vỉa hè, trẻ con ở quê mà vào mùa này thì toàn thả diều, từ đường làng cho đến bãi tha ma.
Nói đến diều em nhớ ngày xưa mình cũng hay chơi, xé tờ giấy gấp hai cạnh rồi lấy trộm cuộn chỉ của mẹ buộc vào chạy khắp đường.
Riêng em sau này có con, nó nhớn lên em chỉ có mỗi yêu cầu là fải giỏi ngoại ngữ fải làm sao mà nói ngoại ngữ như mẹ nó nói tiếng việt, không thì chit vơi em boxing.gif .

Giỏi ngoại ngữ cho đi lấy tây, mang $$$ về cho mợ nó, ước mơ bình dị cho những đứa con thôi lala.gif

Gửi bởi: min vào hồi May 18 2006, 05:23 PM

QUOTE(Memory @ May 18 2006, 11:10 AM)
Giỏi ngoại ngữ cho đi lấy tây, mang $$$ về cho mợ nó, ước mơ bình dị cho những đứa con thôi  lala.gif
*


laugh.gif laugh.gif Thâm độc vật w00t.gif

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 18 2006, 06:09 PM

Một trò nữa bọn tớ thường chơi ở khoảng sân dài trước khu tập thể đó là chơi Khăng.

Một đoạn tre hoặc gỗ dài khoảng 30-40 cm đường kính tầm 2-3 cm được chọn làm mẹ khăng, con khăng là một đoạn nhỏ ngắn hơn (khoảng 10 cm).

Một cái lồ được gẩy ra trên mặt đất có hình như lòng thuyền dài khoảng 20cm rộng 5cm. Sau lồ có vạch giới hạn gọi là vạch hậu, trước lồ cách xa hơn cũng có vạch trước.

Quân chia đều thành hai bên. Bắt đầu là bàn cầy, người chơi đặt ngang khăng con trên lồ rồi nói: "Cầy hương đón chưa?" Bên kia đứng bên ngoài vạch trước hô "Đón", người chơi dùng khăng mẹ gẩy khăng con đi càng xa càng tốt nếu ko ra khỏi vạch trước thì "chết", người khác trong hội thay. Nếu để bên kia bắt được, hoặc nem trở lại trúng lồ (trúng khăng mẹ lúc này đặt ngang lồ cũng chết)

Sau đó là bàn phạt, tay cầm hay khăng rồi tung khăng con lên lấy khăng mẹ đập vào cho đi thật xa, nếu bên kia ko bắt được thì cầm khăng mẹ đi đo từ chỗ khăng con đến lồ, nếu phạt hai nấc thì được đo bằng khăng con, số đếm được là điểm của mỗi bên, đến các bàn đều phải xướng điểm của mình lên nếu ko sẽ bị mất điểm, ví dụ xướng: "hai mươi, phạt, đón chưa"

Bàn tiếp là bàn gà, khăng con được để chếch đầu lên đầu kia chạm đáy lồ, dùng khăng mẹ đập đầu ngỏng lên cho nó bắn lên cao rồi đánh tiếp cho xa ra ngoài vệt trước, nếu bên kia ko bắt được thì được đo bằng khăng con, bên kia có thể uy hiếp tinh thần người chơi bằng cách đọc: "Gà tắc cổ, mổ diều hâu, câu lộn ngược..."

Trò chơi cuối cùng kết thúc bằng màn ai có điểm nhiều hơn thì được bên kia cõng quanh sân, nhiều ít tuỳ theo số điểm.

( À, nhớ lại thì ngày xưa trò này bị người lớn phàn nàn nhiều vì sợ con khăng bay vào mặt lũ trẻ scared.gif )

Gửi bởi: Evil vào hồi May 18 2006, 09:23 PM

Cờ hùm.

Cờ này gồm một bàn cờ hình vuông chia làm nhiều ô vuông nhỏ (4 ô ngang và 6 ô dọc). Ở chính giữa của một cạnh (cạnh được chia làm 04 ô) vẽ thêm một hình quả trám trồi ra ngoài, đầu nhọn của quả trám chạm vào cạnh của hình vuông to. Quả trám đấy được chia ngang, chia dọc từ góc này đến góc kia.

Quân cờ có hai phe, Lợn và Hùm. Hùm gồm có 03 con (là ba hòn sỏi to) ngự ở cái hang hùm là hình quả trám nói ở trên. Mỗi con một góc quả trám, góc thứ tư (tiếp xúc với hình vuông) thì để trống). Lợn có một con chúa (cũng là một hòn sỏi to nhưng khác với Hùm để còn phân biệt) nằm ở chính giữa cạnh hình vuông đối diện với hang hùm. Hai mươi con con (sỏi nhỏ cỡ khoảng hạt táo) xếp làm 04 hàng dọc theo cạnh được chia làm 06 ô (mỗi bên 02 hàng). Hùm thì đi ô một nhưng cứ cách hai ô trống là được ăn. Con hùm nào cũng được ăn. Lợn cũng đi ô một nhưng chỉ lợn chúa được ăn, lợn con chỉ được đi, không được ăn. Lợn chúa được ăn Hùm khi giữa Hùm và Lợn chúa có một lợn con.

Chiến thuật thường là Hùm để một con giữ trấn ở cửa hang (là điểm tiếp xúc giữa hình quả trám với hình vuông) để ứng cứu các con hùm ở trên khi bị vây. Lợn thì điều quân vây Hùm vào giữa rồi Lợn chúa đến... ăn:)

Khi nào Hùm ăn được Lợn chúa thì Hùm thắng. Lợn chúa ăn hết Hùm thì Lợn thắng.

Trò này mình được mấy đứa em ở Lạng Sơn dậy cho chơi, bọn Hà Nội bạn mình không thấy chơi.

Gửi bởi: Mip vào hồi May 19 2006, 04:19 AM

QUOTE(Evil @ May 18 2006, 03:23 PM)
Cờ hùm.

Cờ này gồm một bàn cờ hình vuông chia làm nhiều ô vuông nhỏ (4 ô ngang và 6 ô dọc). Ở chính giữa của một cạnh (cạnh được chia làm 04 ô) vẽ thêm một hình quả trám trồi ra ngoài, đầu nhọn của quả trám chạm vào cạnh của hình vuông to. Quả trám đấy được chia ngang, chia dọc từ góc này đến góc kia.

Quân cờ có hai phe, Lợn và Hùm. Hùm gồm có 03 con (là ba hòn sỏi to) ngự ở cái hang hùm là hình quả trám nói ở trên. Mỗi con một góc quả trám, góc thứ tư (tiếp xúc với hình vuông) thì để trống). Lợn có một con chúa (cũng là một hòn sỏi to nhưng khác với Hùm để còn phân biệt) nằm ở chính giữa cạnh hình vuông đối diện với hang hùm. Hai mươi con con (sỏi nhỏ cỡ khoảng hạt táo) xếp làm 04 hàng dọc theo cạnh được chia làm 06 ô (mỗi bên 02 hàng). Hùm thì đi ô một nhưng cứ cách hai ô trống là được ăn. Con hùm nào cũng được ăn. Lợn cũng đi ô một nhưng chỉ lợn chúa được ăn, lợn con chỉ được đi, không được ăn. Lợn chúa được ăn Hùm khi giữa Hùm và Lợn chúa có một lợn con.

Chiến thuật thường là Hùm để một con giữ trấn ở cửa hang (là điểm tiếp xúc giữa hình quả trám với hình vuông) để ứng cứu các con hùm ở trên khi bị vây. Lợn thì điều quân vây Hùm vào giữa rồi Lợn chúa đến... ăn:)

Khi nào Hùm ăn được Lợn chúa thì Hùm thắng. Lợn chúa ăn hết Hùm thì Lợn thắng.

Trò này mình được mấy đứa em ở Lạng Sơn dậy cho chơi, bọn Hà Nội bạn mình không thấy chơi.
*



Trò này của bạn Evil hinh nhu giống giống trò "cơm canh rau muống" hồi bé thỉnh thoảng chơi với bà chị. Nhưng trò của tớ nghe đơn giản hơn - cũng ít chơi nên không nhớ cụ thể luật như nào nữa sad1.gif

Trò chơi khăng chị Yến kể thì hồi bé Míp cũng ít dám chơi vì sợ khăng bay vào mặt, đến lượt mình thì cũng không bao giờ đập trúng khăng cả no.gif no.gif

Hồi bé, mình rất ghét tụi con trai chơi vòng vì ầm ĩ kinh lên được, lạ cứ nhè giữa trưa hè mà chạy inh ỏi cả khu, chẳng ai ngủ trưa được thumbdown.gif

Gửi bởi: root vào hồi May 19 2006, 09:12 AM

Trò đá bóng mà phải chui háng thì gọi là "thông cống". Nói chung trẻ con cũng có những thuật ngữ riêng trong mỗi trò chơi. Thí dụ sau này có game thì đi hết một trò thường được gọi là "phá đảo" vì xuất phát từ trò Rambo trên Nitendo có hình ảnh cái đảo bị nổ tung ở cuối trò chơi.

Trò đánh khăng thì nhiều nơi còn gọi là "chơi cầy". Trò này cùng với trò nhảy lò cò là những trò khá phổ biến ngày xưa, tiếc rằng tớ đã quên mất luật nên không mô tả được.

Còn trò cờ hùm thì ở HN cũng hay chơi. Nó rất tiện vì đi đâu cũng có thể chơi được do bàn cờ dễ vẽ, quân cờ dễ kiếm. Loại cờ đơn giản nhất là cờ caro vẫn cần phải có giấy caro và bút, trong khi đó cờ hùm (còn gọi là cờ gạch) thì có sẵn ở khắp nơi. Luật chơi cờ này theo tớ hơi khác một tí: không có lợn chúa, lợn không được ăn hùm mà chỉ được vây hùm. Hùm được ăn lợn theo kiểu quân pháo ăn trong cờ tướng, nhưng chỉ áp dụng khi hùm và 2 lợn là kế tiếp nhau. Số lợn lúc bắt đầu là 15 quân.

Tớ vẽ cái bàn cờ ra đây cho mọi người dễ hình dung:




Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: Evil vào hồi May 19 2006, 10:06 AM

QUOTE(mưa @ May 19 2006, 12:31 AM)
Bạn nào làm cái mục lục nhỏ ở trang đầu nhỉ, tớ đọc một hồi thì loạn cào cào, chả nhớ trò nào với trò nào.

*



Mìn là đầu têu thì làm mục lục luôn nhé kiss1.gif

Gửi bởi: root vào hồi May 19 2006, 10:35 AM

Hôm nay ngồi thống kê lại mới thấy còn thiếu trò cực phổ biến là chơi đồ. Chơi đồ rất thuận tiện vì không cần phải có sân bãi riêng, không cần dụng cụ. Một số biến thể là đồ ma, đồ tượng cũng rất hay.

Tớ tạm xếp lại cái mục lục. Những trò chế tác đồ chơi như pháo, súng cao su, súng phốc, súng bắn diêm, cung tên, đi vòng, bổ quay, nuôi cá, chọi dế, đan nhẫn... chưa đưa vào danh sách

Những trò chơi tập thể gồm có

Bắn đùng đình (Bắn bòm)
Trốn tìm
Vây đồn
Nhảy lò cò (ô lửa)
Ăn con một chộp con hai
Chơi chuyền
Ô ăn quan
Sông
Bắn chun (thun)
Bắn bi
Đánh đáo
Nhảy dây thừng
Nhảy dây cao su
Song phi
Ném lon
Rồng rắn lên mây
Bịt mắt bắt dê
Hội đồng tổng cốc
Khăng (cầy)
Cờ hùm (cờ gạch)
Chơi đồ

Trò chơi đơn giản:
Win (oản tù tì)
Hầy
Vật tay
Vật ngón cái
Chi chi chành chành
Chọi cỏ gà
Nu na nu nống
Kéo cưa lừa xẻ

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 19 2006, 01:04 PM

QUOTE(root @ May 19 2006, 10:35 AM)
Hôm nay ngồi thống kê lại mới thấy còn thiếu trò cực phổ biến là chơi đồ. Chơi đồ rất thuận tiện vì không cần phải có sân bãi riêng, không cần dụng cụ. Một số biến thể là đồ ma, đồ tượng cũng rất hay.

Tớ tạm xếp lại cái mục lục. Những trò chế tác đồ chơi như pháo, súng cao su, súng phốc, súng bắn diêm, cung tên, đi vòng, bổ quay, nuôi cá, chọi dế, đan nhẫn... chưa đưa vào danh sách

Những trò chơi tập thể gồm có

Bắn đùng đình (Bắn bòm)
Trốn tìm 
Vây đồn
Nhảy lò cò (ô lửa)
Ăn con một chộp con hai
Chơi chuyền
Ô ăn quan
Sông
Bắn chun (thun)
Bắn bi
Đánh đáo
Nhảy dây thừng
Nhảy dây cao su
Song phi
Ném lon
Rồng rắn lên mây
Bịt mắt bắt dê
Hội đồng tổng cốc
Khăng (cầy)
Cờ hùm (cờ gạch)
Chơi đồ

Trò chơi đơn giản:
Win (oản tù tì)
Hầy
Vật tay
Vật ngón cái
Chi chi chành chành
Chọi cỏ gà
Nu na nu nống
Kéo cưa lừa xẻ
*



Bác quên trò Chiến tranh bùng nổ của em!! Chẳng biết nên xếp nó vào loại gì.

Gửi bởi: root vào hồi May 19 2006, 01:58 PM

QUOTE
Bác quên trò Chiến tranh bùng nổ của em!! Chẳng biết nên xếp nó vào loại gì.


Bắn đùng đình (Bắn bòm)

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 19 2006, 02:12 PM

QUOTE(root @ May 19 2006, 01:58 PM)
QUOTE
Bác quên trò Chiến tranh bùng nổ của em!! Chẳng biết nên xếp nó vào loại gì.


Bắn đùng đình (Bắn bòm)

*



À à... hoá ra bạn Mìn đã miêu tả trò này rất hấp dẫn rùi blushing.gif blushing.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 19 2006, 04:14 PM

QUOTE(root @ May 19 2006, 09:12 AM)
Trò đá bóng mà phải chui háng thì gọi là "thông cống". Nói chung trẻ con cũng có những thuật ngữ riêng trong mỗi trò chơi. Thí dụ sau này có game thì đi hết một trò thường được gọi là "phá đảo" vì xuất phát từ trò Rambo trên Nitendo có hình ảnh cái đảo bị nổ tung ở cuối trò chơi.

Trò đánh khăng thì nhiều nơi còn gọi là "chơi cầy". Trò này cùng với trò nhảy lò cò là những trò khá phổ biến ngày xưa, tiếc rằng tớ đã quên mất luật nên không mô tả được.

Còn trò cờ hùm thì ở HN cũng hay chơi. Nó rất tiện vì đi đâu cũng có thể chơi được do bàn cờ dễ vẽ, quân cờ dễ kiếm. Loại cờ đơn giản nhất là cờ caro vẫn cần phải có giấy caro và bút, trong khi đó cờ hùm (còn gọi là cờ gạch) thì có sẵn ở khắp nơi. Luật chơi cờ này theo tớ hơi khác một tí: không có lợn chúa, lợn không được ăn hùm mà chỉ được vây hùm. Hùm được ăn lợn theo kiểu quân pháo ăn trong cờ tướng, nhưng chỉ áp dụng khi hùm và 2 lợn là kế tiếp nhau. Số lợn lúc bắt đầu là 15 quân.

Tớ vẽ cái bàn cờ ra đây cho mọi người dễ hình dung:
*



Đúng rồi, bàn cờ của tớ cũng hệt như thế nhưng đường kẻ ở chính giữa thì không có quân mà chỉ có mỗi thằng Lợn chúa ngự ở trên cùng thôi.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 19 2006, 04:18 PM

QUOTE(min @ May 17 2006, 09:17 PM)
Tớ thấy việc sinh ra và nhớn lên ở đồng quê là rất hay. Thành thị thì làm quen mấy hồi. Cho nên sau này tớ có con cái, tống chúng nó về quê cho ăn học. Từ lớp 1 đến lớp 12 thì học gì cho lắm, học lắm thì cũng thế laugh.gif Tốt nhất là nên học các môn như văn học, lịch sử, ngoại ngữ, tin học ... cho khá tí là ổn rùi laugh.gif
*



Tớ cũng giống Mìn, thích nhà quê. Từ bây giờ đã giáo giác họ hàng là khi nào mình có con sẽ gửi chúng nó về quê. Ngày trước cứ đến hè là bố mẹ mình giải tán mấy anh em, đứa thì quê ngoại, đứa thì quê nội, đứa thì ra đảo ở với dì mình dậy học ở đấy.

Ah, mình gọi cái bọn không biết nhà quê là gì (nhất là cái bọn ở nhà lắp ghép, trước lồng sắt, sau lồng sắt) là bọn gà công nghiệp nhốt chuồng wacko1.gif còn bọn có tí nhà quê như mình là gà ta clap.gif

Gửi bởi: Tit vào hồi May 19 2006, 04:37 PM

Thế mà bây giờ ở nhà tớ thì lại ngược lại... Cứ đến hè là các cháu ở quê, ở Quảng Ninh, ở Gia Lâm.... tất cả mấy đứa được cho lên nhà tớ nghỉ hè. Bọn nhóc được mẹ tớ với anh trai tớ chiều, nên sướng tơi bời laugh.gif cứ chỉ mong ngóng đến hè để được lên HN.... chui vào "chuồng gà" nhà tớ.

Chỉ có 1 điều ngán ngẩm là cứ sau hè khi tụi nhỏ đi về thì mẹ tớ lại mệt nghỉ thuê thợ sơn lại ít nhất 1-2 phòng pirate.gif Vì không loằng nhoằng bút bi vạch lên tường thì cũng là chân các nàng các chàng đen xì xì đạp lên tường trắng. Hổng lẽ năm nay tớ xui mẹ tớ sơn tường đen luôn shuriken.gif

Gửi bởi: Candle vào hồi May 19 2006, 10:03 PM

Về quê không khí trong lành các bác nhỉ, em chỉ thích thả diều ở mấy đồng cát trắng ở quê thôi. Mỗi tội làm diều rất đẹp nhưng cho nó bay lên thì thi thoảng mới thành công, đúng là akay thật

Gửi bởi: min vào hồi May 19 2006, 11:58 PM

Hồi trước, do bản chất đại đồng dùng chung XHCN nên dân trí thức nước ta thường được nhét vào các khu tập thể mộng mơ. Phòng thì nhỏ, bao cao su hồi ấy cũng hiếm, nên đẻ liên tục. Kết cục là trẻ con ở các khu tập thể đông hơn quân Nguyên, tạo thành một mô hình xã hội vô cùng nhắng với những hiện tượng đặc trưng như đánh đấm, chửi bới, kiện cáo,kêu nhà , vui cười, tranh chấp, áp bức bắt nạt... vân vân và vân vân.

Tuy đói nghèo lạc hậu nhưng sự quần tụ bầy đàn trẻ thơ đã nảy ra vô số sáng tạo. Bởi vậy mà hòn gạch hòn đá, khúc tre, chạc cây, rơm rạ ... cũng trở thành cảm hứng cho các trò chơi hay ho. Trẻ con hồi ấy lớn lên trong thiếu thốn nhưng khi trưởng thành thì dường như tâm hồn họ lại có chiều sâu hơn các em thế hệ bơ sữa sau này pirate.gif . Với lại lúc đó ranh giới giữa thành thị và nông thôn cũng khá mờ nhạt, vì đâu đâu cũng nghèo gần bằng nhau, nên trẻ con thế hệ 7y, 8x ( x=0;1) đều sở hữu những hồi ức rất dân gian, rất VN .

Còn bi giờ, nhà ai nhà ấy ở, điện cũng không còn tắt thường xuyên như ngày nào, học hành nặng nề, các trò điện tử, truyện tranh ào ào phát triển ... Không còn những cậu bé ngu ngơ nhét một chùm hoa cứt lợn vào bao diêm để run run tặng những cô bé chưa mặc áo dây. Tóc bím nồng nàn tung tăng trên đường làng chỉ còn là huyền thoại. Những chú chim manh manh thời đại này đã coi sự hiểm nguy của ná thun là cổ tích, và phải hãi hùng khi đối mặt với súng hơi shuriken.gif . Dân tộc ta, hình như càng nghèo thì càng hạnh phúc w00t.gif .

Gửi bởi: Evil vào hồi May 20 2006, 12:08 AM

QUOTE(min @ May 19 2006, 11:58 PM)

Tuy đói nghèo lạc hậu nhưng sự quần tụ bầy đàn trẻ thơ đã nảy ra vô số sáng tạo. Bởi vậy mà hòn gạch hòn đá, khúc tre, chạc cây, rơm rạ ... cũng trở thành cảm hứng cho các trò chơi hay ho.

*



Câu này của Mìn làm mình nhớ lại một câu hồi trẻ con vẫn hay tâm niệm khi đi đánh nhau, đấy là 'biết vận dụng, mọi thứ quanh ta đều trở thành vũ khí'.

Bố mẹ mình ngày xưa làm gì mà đưa đón như bây giờ mọi người đưa đón con, từ lớp 1 mình đã phải đi bộ đi học, quãng đường xa phết, phải vài km. Thỉnh thoảng cũng bị bắt nạt, bố mẹ mình giao cho các ông anh mình có nhiệm vụ bảo vệ mình. Các lão ý còn lâu mới chịu làm bodyguard hàng ngày cho mình, chỉ thỉnh thoảng thôi. Các lão ý bảo mình phải biết tự vệ và dậy cho mình câu nói trên, kèm theo chú thích là không được khóc (vì bố mẹ mình sẽ phát hiện ra các lão ý lơ là nhiệm vụ) nhưng nếu chúng nó lớn quá thì... bỏ chạy sp_ike.gif

Gửi bởi: biendep vào hồi May 20 2006, 12:24 AM

Các bạn kể còn thiếu những trò như :
- chơi đồ hàng
- nhảy dây
- banh đũa
- thảy gạch
- tạt lon
- keo
- năm 10
- bắn bi
- tạt thú
- chọi cầu
- U
- rồng rắn lên mây
- dạy học
- đua xe đạp 3 bánh
- bấm chuông chạy
- đá cầu
- bòn bon xi cô la w00t.gif (hihi hông nhớ nó tên là gì mà chỉ nhớ nó có bài "bòn bon xi cô la, bánh kem sữa hột gà..." w00t.gif )
- lùa vịt
- làm nhà
- ....
nhiều quá nhớ hết nổi !
Mà hồi đó vui nhất là những khi "oảnh tù xì ra cái gì ra cái này", đứa nào đứa nấy mặt mũi rất nghiêm trọng nhất là khi được đại diện ra oảnh tù xì cho bên mình, tướng đứng thì rất giang hồ, tay oảnh xuống là như dao chém nước laugh.gif, làm vèo vèo lẹ thiệt lẹ. Hồi đó mà giỏi 1 cái gì là hay được tụi trong xóm nịnh lắm đứa nào cũng muốn cặp bồ theo phe mình laugh.gif. Hồi đó mình nhảy 3 góc trình độ lém leuleu.gif (nhảy dây ấy) nên đến giờ vẫn còn cảm giác khoái khi tụi nó cứ thích cặp bồ với mình mà mình bây giờ có oảnh tù xì chắc vẫn dáng đứng giang hồ như năm nào thôi laugh.gif
- tắm mưa : cái này thì ko thể thiếu với những ai thời đó nhé (ko phải gà công nghiệp như bi giờ), hồi đó hẻm rộng thành ra tắm mưa là trai gái nhào ra từa lưa ko bít mắc cỡ là gì laugh.gif, mà cũng may là hồi đó các anh em ko tinh vi như bi giờ laugh.gif

Gửi bởi: min vào hồi May 20 2006, 12:31 AM

Tớ có 1 trò nữa, thường được gọi là "đặc công". Bản chất lương thiện nhưng môi trường xấu xa, nên những đêm sáng trăng, bọn bạn trong xóm hay rủ đi rình các đôi trai gái quần đảo nhau ở bờ tre gốc vườn baby.gif . Trườn, bò ... khi cố gắng mục kích sở thị. Bay, nhảy ... khi bị rượt đuổi. Nhưng chán cái là chả nhìn thấy cái khỉ gì scared.gif . Có những lúc họ tâm sự toàn bằng lời, trong khi đó, sâu trong bụi cây, những kiến, những sâu bọ ... tha hồ hành hạ các đặc công của chúng ta.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 20 2006, 01:11 AM

Có một trò chơi không phải thuộc loại vận động chạy nhảy mà cũng rất vui, đấy là trò quan toà, chỉ điểm, ăn cắp, luật sư...

Những mẩu giấy vuông nhỏ được một người khéo tay vẽ lên đó hình và chữ tương ứng, mỗi mẩu giấy là một nhân vật gồm có: quan toà, chỉ điểm, ăn cắp, luật sư, đao phủ, người bị mất cắp, nhân dân... số người chơi tương ứng với số mẩu giấy.

Các mẩu giấy được gấp tư, một người xóc đều bằng hai bàn tay chụm nhau rồi thả ra, mỗi người nhặt một mảnh, che giấu, bí mật giở ra xem mình phải đóng vai nào rồi gấp lại ko cho ai biết.
Người mất cắp sẽ đứng lên nói tôi bị mất cắp (gà, vịt , ngan ngỗng, xe đạp, máy khâu... tuỳ người xướng)
Sau đó, mọi người sẽ nhắc: "Ai chỉ điểm chỉ đi!"
Người bốc phải mảnh giấy có chữ chỉ điểm sẽ lên tiếng và quan sát tất cả một cách kỹ lưỡng để tìm ra tên ăn cắp, thường thì ai bốc phải ăn cắp sẽ tỏ ra bối rối nếu ko đóng kịch hay che giấu giỏi.
Chỉ điểm chỉ xong rồi sẽ biết có đúng hay sai, nếu sai thì sau đó cả ăn cắp và chỉ điểm đều bị xử, chỉ điểm có thể bị xử nặng nếu chỉ nhầm phải quan toà hay đao phủ, ăn cắp bị xử theo giá trị người bị mất cắp kêu. Sau đó, luật sư đứng lên bào chữa và quan toà kết tội, đao phủ sẽ tiến hành trị tội thường là quy ra búng tai. Chơi lâu là có vài anh tai cứ đỏ nhừ . Trò này hay ở chỗ lời thoại được thiên biến vạn hoá y như một vở kịch nhỏ.

Gửi bởi: Minh Tí vào hồi May 20 2006, 01:36 AM

ừ, công nhận trò quan tòa chỉ điểm này rất hay, hôm nào có bọn bạn qua phải rủ chơi lại mới được. Thanh chị Yến.

Gửi bởi: min vào hồi May 20 2006, 02:03 AM

Bọn tây có mấy trò khá hay, không những thiếu nhi mà thanh niên vẫn chơi tốt. Ví dụ như trò đoán chữ. Đại khái là chia làm 2 phe, mỗi bên sẽ viết 1 từ ( gồm 1-3 chữ ) lên giấy. Bên kia cử một người sang xem từ đó, rồi dùng tay chân khua khoắng biểu diễn để quân mình đoán ra là từ nào. Diễn viên câm -đúng như tên gọi - tuyệt đối không được phát ra câu từ nào, thậm chí các động tác nhóp nhép mồm miệng cũng bị xem là phạm quy. Trò này vui lắm, bọn chúng tớ khi tụ tập lại với nhau cũng hay chơi, song với tiếng Việt thì cấm luôn cả tiết mục dùng tay chân để vẽ các thanh dấu như huyền sắc hỏi ngã nặng ... Quần chúng đồng đội đoán chữ thì có thể vô tư đặt câu hỏi cho nghệ sĩ câm. Ban đầu thường hỏi là có mấy chữ. Rồi hỏi thêm từ loại danh từ hay tính từ ... Diễn viên câm phải là người tỏ ra thông minh, diễn làm sao mà càng dễ hiểu thì càng tốt, diễn rối quá là đồng đội chỉ có khóc. Quần chúng thì phải có người nhanh nhạy, đặt ra những câu hỏi thật tốt để nhanh chóng đoán ra từ. Trò này hạn chế thời gian, mỗi lần đoán là bao nhiêu phút do hai bên thỏa thuận. Thay vì đoán chữ thì đoán tục ngữ ca dao cũng rất tuyệt.

Trò thứ hai là trò làm thơ . Mỗi người sẽ nhận được 1 hoặc nhiều tờ giấy nhỏ ( có đánh số ) với yêu cầu là phải viết 1 câu thơ lên 1 mảnh giấy, nội dung về ai đó ( trong số bọn đang chơi ) hay về đề tài gì đó ( gia cầm gia súc, quê hương đất nước) . Viết xong thì sắp xếp các tờ giấy lại với nhau, cứ khoảng 10 tờ 10 câu là thành 1 bài thơ. Công đoạn cuối là đọc lên. Bọn tớ có chơi trò này mấy lần, lúc đọc lên ai cũng ôm bụng cười rũ rượi. Bạn Hoàng Thanh Trang đánh cờ vua nghịch phết, toàn viết thơ về sex shuriken.gif

Gửi bởi: root vào hồi May 20 2006, 09:49 AM

Còn 1 trò nữa là trò chơi gấp giấy (máy bay, pháo giấy...). Trong số những thứ gấp được thì có 1 thứ như hình dưới đây, có thể ứng dụng vào một trò chơi, nhưng mình quên mất rồi


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: Evil vào hồi May 20 2006, 11:24 AM

QUOTE(root @ May 20 2006, 09:49 AM)
Còn 1 trò nữa là trò chơi gấp giấy (máy bay, pháo giấy...). Trong số những thứ gấp được thì có 1 thứ như hình dưới đây, có thể ứng dụng vào một trò chơi, nhưng mình quên mất rồi
*



Cái đấy hình như gọi là cái chũm choẹ, dùng cho trò Đông Tây Nam Bắc. Mình ghi vào bốn cạnh bên ngoài Đông, Tây, Nam, Bắc. Ghi vào bên trong kiểu Điên, Ị đù, Đái dầm... rồi xập xoè trước mặt đứa nào đấy cho nó chọn rolleyes2.gif Đông, Tây... lúc giở ra là cái gì thì chịu cái đó.

Gửi bởi: Hoang Yen vào hồi May 21 2006, 12:58 PM

Chơi Cướp cờ


Trò chơi này diễn ra trên một sân rộng, cỡ sân đánh bóng chuyền. Số người tham gia chơi có thể là 10, 12, 14... được chia làm hai đội, một người làm quản trò hay trọng tài đứng ở giữa, hai đội xếp thành hàng ngang ở hai bên cuối sân quay mặt vào giữa sân. Vị trí đứng của từng người ở hai đội được đánh số 1, 2, 3, 4, 5..., sao cho hai người đứng đối mặt nhau có số giống nhau.

Ở giữa sân vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 1m2, ở giữa vòng tròn để một lá cờ có cán, hoặc một cành cây có lá làm cờ. Người trọng tài hô : "Chuẩn bị" sau đó gọi một số nào đấy, ví dụ "số một lên", cả hai người số một chạy lên càng nhanh càng tốt để giật lấy lá cờ rồi chạy nhanh về hàng mình, đôi khi cả hai người lên cùng lúc vờn chặn nhau ko ai lấy được cờ, có thể đang lúc vờn thì trọng tài lại hô : "Số một về, số hai lên" lúc này người số hai phải nhanh chóng chạy lên. Nói chung cả hai đội lúc nào cũng tập trung tinh thần để chạy và dỏng tai để nghe đúng số của mình. Nếu lên nhầm thì có giật được cờ cũng phải trả lại, ko được tính.

Đội nào cướp được cờ nhiều lần về hàng mình thì độ đó thắng. Trò chơi đòi hỏi tinh nhanh, dùng động tác giả lừa đối phương để cướp cờ. Trò này chơi khá vui, cờ bằng cành cây có lá đôi khi rách nát cả ra vì bị giành giật nhiều.

Gửi bởi: mưa vào hồi May 21 2006, 03:22 PM

Năm 2005, Vietnam Airlines có ra 1 cuốn lịch treo tường 12 tháng, mỗi tháng là 1 bức ảnh về 1 trò chơi dân gian rất đẹp. Hết năm nhưng tớ ko vứt cuốn lịch đấy đi vì thấy nó dễ thương quá. Nhân có topic này, sáng nay tớ hì hụi vác máy ảnh ra chụp. Chất lượng ko được ok lắm, nhưng cứ post lên cho mọi người xem.

PS: thanks em Tít đã tặng chị tiền mua đường sữa dưỡng thương wub.gif

Gửi bởi: mưa vào hồi May 21 2006, 03:23 PM

Chơi bi này:

user posted image

Gửi bởi: mưa vào hồi May 21 2006, 03:24 PM

Chơi chuyền:

user posted image

Gửi bởi: mưa vào hồi May 21 2006, 03:25 PM

Chơi dây quay:

user posted image

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2006, 03:26 AM

QUOTE(min @ May 19 2006, 07:03 PM)

Trò thứ hai là trò làm thơ . Mỗi người sẽ nhận được 1 hoặc nhiều tờ giấy nhỏ ( có đánh số ) với yêu cầu là phải viết 1 câu thơ lên 1 mảnh giấy, nội dung về ai đó ( trong số bọn đang chơi ) hay về đề tài gì đó ( gia cầm gia súc, quê hương đất nước) . Viết xong thì sắp xếp các tờ giấy lại với nhau, cứ khoảng 10 tờ 10 câu là thành  1 bài thơ. Công đoạn cuối là đọc lên. Bọn tớ có chơi trò này mấy lần, lúc đọc lên ai cũng ôm bụng cười rũ rượi. Bạn Hoàng Thanh Trang đánh cờ vua nghịch phết, toàn viết thơ về sex  shuriken.gif
*



Trò chơi ngày xưa mình hay chơi nhất là trò...song phi bay, và cái trò gì mà cả đội chia làm từng cặp ngựa-người, rồi các cặp kéo nhau, kiểu các tướng ra trận ngồi trên mình ngựa đánh nhau ấy.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 22 2006, 09:15 AM

Có một trò mình không biết là trò gì nhưng chơi từ bé đến lớn, bọn Tây cũng chơi. Hai đứa chơi với nhau, một đứa ngửa hai tay để dưới, một đứa úp hai tay lên trên. Đứa ở để tay ở dưới rình rình rụt ra đập vào mu bàn tay đứa để tay ở trên, thằng ở trên thì liệu mà cảnh giác để rút tay về kịp thời. Nếu bị nó đập trúng thì phải đổi xuống để tay ở dưới.

Có một vài biến thể của trò này: chỉ được tay nào đập tay đấy, tức là tay ở dưới chỉ rút ra đập vào đúng bàn tay ở trên mình thôi, không đập chéo sang bên kia; có thể đập chéo tay từ bên này sang bên kia; đập hai tay cùng một lúc.

Trò này trông thế mà vui, bọn mình đi chơi xa bằng ô tô là lại chơi trò này. Cả ô tô chơi, hò hét náo động. Mình chơi rất kém. Để tay ở dưới thì toàn đập trượt, để tay ở trên thì toàn bị chúng nó đánh no.gif . Có lúc cáu quá, bị nó đánh xong thì đau quá… hoá cùn phải đập trả vào tay nó một cái cho hả giận. Có đứa bạn mình (mà cả mình nữa), để tay ở dưới nhưng đập lần nào cũng trượt bèn bất thình lình nắm chặt lấy tay thằng kia, tay còn lại thì đập liên tiếp vào cái tay bị nắm đấy… thế là lãi. w00t.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 23 2006, 10:33 AM

Đã bạn nào chơi Cờ Quân sự chưa? trò này không phải trò chơi dân gian nhưng cũng khá…. hay. Hồi bé mình rất thích nhưng lớn lên hỏi bạn bè thì hình như chẳng mấy ai chơi trò này cả. Thử post lên xem.

Bàn cờ. Một bàn cờ nhỏ (như kiểu cờ tướng nhưng không có ô riêng cho tướng và sĩ). Ở dòng mà cờ tướng là Sông thì ở cờ quân sự là cổng thành. Cứ cách một ô thì có hai ô được gạch chéo (không được đi qua ô gạch chéo đấy). Mình sẽ để quân ở sau cái ô gạch chéo đấy để canh “cổng thành” là cái ô không bị gạch chéo và được phép đi qua.

Quân cờ. Quân cờ là những mẩu giấy nhỏ hình vuông được gập đôi lại rồi dựng lên (như kiểu cái lều hai mái). Phía quay về quân địch thì để trắng, phía quay về bên mình thì vẽ biểu tượng của quân cờ. Đây là phần thú vị nhất. Các quân cờ được lấy theo các chức vụ trong quân đội (thiếu uý, binh nhì, trung tá, thiếu tướng, đại tướng…), các phương tiện chiến tranh (máy bay bà già, Mic, B52, xe tăng, tên lửa,…). Ngoài ra còn một số quân đặc biệt phải có. Đầu tiên là Thành (như kiểu quân Tướng trong cờ Tướng, mất là thua). Thành không được di chuyển, đặt ở đâu là đứng yên đó. Tiếp đến là Mìn. Mìn cũng không được di chuyển, quân nào vấp vào Mìn cũng chết trừ Công binh, máy bay… (đại khái là đều dựa trên những suy luận thông thường như thế). Sau nữa là Gián điệp. Quân này rất mạnh, mình nhớ là hình như nó chỉ bị Đại tướng hoặc chính Gián điệp bắt thôi.

Cái hay là lúc đó bọn mình vẽ quân cờ hoạ theo thật. Thành thì vẽ cái thành, Gián điệp thì vẽ thằng người, Mìn thì vẽ mìn, các chức vụ khác thì vẽ theo quân hàm mình nhìn thấy ngoài đời thật.

Luật chơi. Như mình đã nói một ít ở trên, luật chơi được xây dựng theo quy luật cuộc sống và quân đội thông thường. Cấp nào ở quân đội to hơn thì ở cờ quân sự cũng to hơn. Ai vấp vào Mìn cũng chết, trừ Công binh hoặc máy bay. Sau đó thì bỏ quân Mìn ra nhưng đứng luôn vào vị trí đó và cứ ở đó cho đến hết cờ. Các quân lần lượt đi một nước về phía trước, sang trái, sang phải tuỳ theo luật đi của từng quân. Cái này mình không nhớ chính xác nhưng đại khái là máy bay, xe tăng, tên lửa… thì đi nhanh hơn bộ binh, bộ binh thì cấp nào cũng chỉ đi ô một, máy bay bà già đi chậm hơn Mic… Công binh, Gián điệp thì được đi giật lùi. Ah, Công binh là quân thấp nhất. Quân nào cũng có thể bắt được Công binh. Luật đi của một số quân khác nhau sẽ giống nhau, thường là quân yếu đi gần giống quân mạnh (như kiểu Công binh với Gián điệp), các quân có chức năng đối lập nhau đi giống nhau (như kiểu Mìn với Thành) để đối phương không phân biệt được đấy là quân nào.

Để bắt đầu ván cờ, hai bên sẽ phải dàn trận. Các quân có thể xếp vào bất kỳ vị trí nào phía bàn cờ của mình, mục tiêu là bảo vệ được Thành của mình và tiến quân tiêu diệt được Thành của đối phương. (Mình không nhớ là có bao nhiêu quân cờ và cờ bao nhiêu ô nhưng hình như là 24 quân cờ thì phải. Hình ảnh giờ mình còn nhớ là xếp cờ xong thì gần đây hết bàn cờ, chỉ còn một ít ô trống thôi). Quân sẽ được đưa qua các cửa thành để xâm nhập vào bên kia. Khi gặp một quân địch có thể bắn hoặc đi qua (hoặc để quân đó đi qua). Bên nào bắn thì phải mở quân của mình ra để cho đối phương biết quân của mình là quân gì. Đối phương sẽ hô chết hoặc sống. Nếu mình sống thì đối phương ngả quân của họ ra cho mình biết là quân gì rồi loại quân đó khỏi bàn cờ. Nếu mình chết thì đối phương không phải ngả quân ra mà chỉ có mình phải loại quân của mình ra khỏi bàn cờ. Căn cứ vào đó mình có thể suy diễn ra quân đó là quân gì đề điều quân thích hợp đến tiêu diệt. Mìn thì không được bắn ai trước, ai bắn vào nó cũng chết. Mình nhớ hình như có nhiều loại Mìn. Có Mìn bị bắn một lần là loại, có Mìn thì phải vài lần mới chết.

Gửi bởi: root vào hồi May 23 2006, 02:29 PM

Trẻ con hồi ấy không bị "lập trình" bởi các game PC như ngày nay nên rất giàu tính sáng tạo. Thí dụ như trò cờ quân sự của bạn Evil là một sáng tạo tiêu biểu. Hồi ấy mình cũng chơi nhiều trò tự nghĩ ra tương tự như vậy, đại khái là đánh trận giả bằng các quân cờ hoặc đá bóng với đội hình gồm những quân cờ và bóng là 1 chiếc khuy áo. Những trò này đều sáng tạo ra luật riêng, cách chơi riêng, rất đặc sắc !

Gửi bởi: Evil vào hồi May 23 2006, 06:50 PM

QUOTE(root @ May 23 2006, 02:29 PM)
Trẻ con hồi ấy không bị "lập trình" bởi các game PC như ngày nay nên rất giàu tính sáng tạo. Thí dụ như trò cờ quân sự của bạn Evil là một sáng tạo tiêu biểu. Hồi ấy mình cũng chơi nhiều trò tự nghĩ ra tương tự như vậy, đại khái là đánh trận giả bằng các quân cờ hoặc đá bóng với đội hình gồm những quân cờ và bóng là 1 chiếc khuy áo. Những trò này đều sáng tạo ra luật riêng, cách chơi riêng, rất đặc sắc !
*



Đúng đó, ngày xưa mình cũng chơi bóng đá bằng khuy áo nữa. Sân bóng được vẽ ra giấy, các cầu thủ được chấm trên sân, tuỳ mình, thích chấm ở đâu thì chấm. Hay nhất là ngày đó mỗi chấm đó sẽ được đặt tên tương ứng với cầu thủ mà mình yêu thích, đá ở vị trí mà mình đặt chấm đó. Sau đó thì hai bên lấy ngón tay sút cái khuy áo đi như sút bóng.

Hôm trước mình đi Thái thấy shop đồ chơi của trẻ con cũng có trò tương tự. Một sân bóng nhựa nhỏ với mấy quả bóng, có hai đôi giầy và tất xinh xinh để xỏ vào ngón tay. Mỗi bên chơi sẽ xỏ giầy vào hai ngón tay và dùng hai ngón tay để điều khiển bóng, sút, bắt, chặn... như hai chân leuleu.gif Không nhớ chính xác bao nhiêu tiền nhưng cũng không đắt lắm, đang định mua cho đứa cháu mình chơi.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 24 2006, 10:03 PM

Có một trò mình không nhớ tên, tạm gọi là búng sỏi.

Chọn một nắm sỏi cỡ khoảng bằng hạt táo, tung ra đất. Sau đó lấy ngón tay vạch vào giữa hai viên sỏi rồi bắn một viên vào viên kia. Trúng là được ăn, nhưng chỉ được trúng viên đấy thôi, không được để viên sỏi bị bắn đi văng ra trúng vào viên khác, nếu thế là mất lượt đi. Nhiều khi sỏi tụm vào một đống, không có khoảng cách giữa hai viên để vạch xuống trước khi bắn thì phải khéo léo bắn viên sỏi của mình vào viên kia để cho viên đó bắn vào đống sỏi co cụm đó làm chúng nó bật ra. Phương pháp khác có thể là chọn một viên ở đống sỏi co cụm đó và một viên ở ngoài, vạch xuống đất rồi nhón ngón tay gẩy một viên từ đống sỏi ra bắn vào viên bên ngoài. Trường hợp một người bị mất lượt thì người tiếp theo có thể nhặt đám sỏi lên tung lại để đi hoặc tận dụng luôn bàn sỏi đã tung sẵn đấy, nếu thấy thuận lợi.

Trò này khá dễ nên bọn tớ áp dụng luật là đứa nào đi thì không được tung sỏi, đứa đi sau sẽ tung. Đứa tung sỏi sẽ tung nhẹ để soi co cụm vào nhau cho đứa kia khó đi, mau chết, nhanh đến lượt mình.

Gửi bởi: lanminhdang vào hồi Oct 6 2007, 02:59 PM

Còn trò kị giấy nữa: vỏ bao xi măng, sách, vở cũ... gấp lại.

1. Nặn ba cây ăn kị: ở ngoài Bắc chỉ chơi từ Át tới chín thôi, 10 điểm là lớn nhất, Mười át cụ laugh1.gif Át rô là lớn nhất. (chơi bằng tú lơkhơ)

2. Đánh kị: kẻ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 3m, mỗi người góp mấy cái, sau đó mỗi người dùng một kị cái của mình, đứng từ vạch này quăng tới vạch kia: ai quăng tới gần vạch hơn là có lượt đi trước. Người đi trước cầm cả nắm kị của mọi người quăng tới vạch bên kia rồi dùng kị cái của mình, đánh làm sao cho kị của người khác qua vạch là ăn. Còn nếu không qua thì tới lượt người khác. Đến khi hết thì thôi....

Gửi bởi: Helios vào hồi Nov 23 2007, 10:57 PM

Trò công an bắt gián điệp chắc bác nào cũng biết và đã chơi. Có một lần, vào một buổi tối trăng non, điện đóm lờ mờ, sau khi oẳn tù tỳ, ai thắng được làm gián điệp, đi trốn, những đứa thua làm công an phải đi tìm. Bọn gián điệp trốn rất kỹ, chui vào các loại gốc tối, bất chấp cả muỗi đốt. Nhóm công an bọn tôi, sau một hồi giả vờ sục xạo thì lặng lẽ rút lui từng thằng một, và về nhà lên giường đi ngủ. Hôm sau nghe kể lại rằng, bọn gián điệp chờ đến mãi nửa đêm, thấy im ắng quá thì mới vỡ lẽ là bị công an lừa cho bị muỗi đốt. Từ đó, trẻ con trong khu đó chẳng thấy chơi trò đấy nữa - mà mình thấy trò đấy cũng chẳng hay gì.

Gửi bởi: Evil vào hồi Oct 27 2008, 10:40 PM

Bà con có ai nhớ trò Hội đồng tổng cốc chơi thế nào không?

Gửi bởi: root vào hồi Oct 28 2008, 08:09 AM

QUOTE(Evil @ Oct 27 2008, 10:40 PM)
Bà con có ai nhớ trò Hội đồng tổng cốc chơi thế nào không?
*



Có một nhóm người ngồi quanh. Một người cúi đầu xuống để cho người ta cốc vào đầu. Sau đó ngẩng đầu lên rồi chỉ xem ai vừa cốc mình. Nếu chỉ đúng thì người bị chỉ phải cúi đầu xuống để cho mọi người cốc. Còn nếu chỉ sai thì người chỉ lại tiếp tục phải chịu trận

Gửi bởi: root vào hồi Jul 11 2017, 02:08 PM

Lại câu chủ đề này lên tiếp


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: root vào hồi Jul 11 2017, 02:18 PM

Giờ vẫn thấy bọn trẻ con đọc bài đồng dao kiểu này:

Vuốt ve, em thân yêu em ở với ai
em ở với bà
bà gì, bà ngoại
ngoại gì, ngoại xâm
xâm gì, xâm lăng
lăng gì, lăng Bác
Bác gì, Bác Hồ
hồ gì, hồ nước
nước gì, nước trong
trong gì, trong vắt
vắt gì, vắt sữa
sữa gì, sữa bò
bò gì, bò cái
cái gì, cái...........tát !

Gửi bởi: root vào hồi Nov 6 2023, 04:04 PM

QUOTE(Evil @ May 18 2006, 09:23 PM)
Cờ hùm.

Cờ này gồm một bàn cờ hình vuông chia làm nhiều ô vuông nhỏ (4 ô ngang và 6 ô dọc). Ở chính giữa của một cạnh (cạnh được chia làm 04 ô) vẽ thêm một hình quả trám trồi ra ngoài, đầu nhọn của quả trám chạm vào cạnh của hình vuông to. Quả trám đấy được chia ngang, chia dọc từ góc này đến góc kia.

Quân cờ có hai phe, Lợn và Hùm. Hùm gồm có 03 con (là ba hòn sỏi to) ngự ở cái hang hùm là hình quả trám nói ở trên. Mỗi con một góc quả trám, góc thứ tư (tiếp xúc với hình vuông) thì để trống). Lợn có một con chúa (cũng là một hòn sỏi to nhưng khác với Hùm để còn phân biệt) nằm ở chính giữa cạnh hình vuông đối diện với hang hùm. Hai mươi con con (sỏi nhỏ cỡ khoảng hạt táo) xếp làm 04 hàng dọc theo cạnh được chia làm 06 ô (mỗi bên 02 hàng). Hùm thì đi ô một nhưng cứ cách hai ô trống là được ăn. Con hùm nào cũng được ăn. Lợn cũng đi ô một nhưng chỉ lợn chúa được ăn, lợn con chỉ được đi, không được ăn. Lợn chúa được ăn Hùm khi giữa Hùm và Lợn chúa có một lợn con.

Chiến thuật thường là Hùm để một con giữ trấn ở cửa hang (là điểm tiếp xúc giữa hình quả trám với hình vuông) để ứng cứu các con hùm ở trên khi bị vây. Lợn thì điều quân vây Hùm vào giữa rồi Lợn chúa đến... ăn:)

Khi nào Hùm ăn được Lợn chúa thì Hùm thắng. Lợn chúa ăn hết Hùm thì Lợn thắng.

Trò này mình được mấy đứa em ở Lạng Sơn dậy cho chơi, bọn Hà Nội bạn mình không thấy chơi.
*



Tình cờ thấy cái ảnh cờ hùm trên mạng.
Hồi nhỏ, mình ở HN cũng chơi với một số người loại cờ này.
Bàn cờ trông hơi giống bàn cờ gạch (cờ gánh)



Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: root vào hồi Nov 6 2023, 04:06 PM

Trò chơi dân gian: Cờ hùm
Nước Việt ta có rất nhiều trò chơi dân gian được cha ông ta sáng tạo ra từ ngàn đời nay. Trải qua các thời kỳ, các thế hệ người Việt luôn cố gắng gìn giữ những trò chơi dân gian dung dị nhưng không kém phần thú vị. Cùng đi tìm hiểu về một trong những trò chơi dân gian phổ biến nhất - Cờ hùm trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa trò chơi: Cờ hùm


Ngoài nhiệm vụ chính là học tập, trẻ em cũng rất cần được thỏa mãn về nhu cầu vui chơi, giải trí. Trò chơi Cờ hùm là một trò chơi dân gian hấp dẫn vừa giúp bé tránh xa các trò chơi điện tử vô bổ vừa phát triển khả năng giao tiếp. Thế giới quanh bé sẽ rộng mở, tuổi thơ của bé sẽ có những kỷ niệm đẹp đi theo suốt cuộc đời với trò chơi này.

Qua trò Cờ hùm, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, sự tính toán tư duy hình học. Điều này rất có lợi trong quá trình phát triển của trẻ về cả thể chất và tinh thần. Hơn nữa trò chơi cũng mang đến cho bé những phút giây thư giãn thú vị sau những giờ học tập mệt mỏi.



Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ



Cách chơi: Cờ hùm


Số lượng người chơi: Trò Cờ hùm cần 2 người một nhóm chơi. Nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm chơi.

Chuẩn bị:
Trước khi chơi cần chuẩn bị bàn cờ. Có thể dùng phấn, bút vẽ lên mặt đất hoặc giấy. Bàn cờ là một hình vuông dọc ngang đều kẻ 5 đường thẳng chia lòng bàn cờ thành 4 nhân 4 bằng 16 ô vuông nhỏ.

Hai đường chéo góc lớn và bốn đường chéo góc nhỏ phân các ô vuông nhỏ thành hình tam giác. Hang hùm là một hình vuông nhỏ có hai đường chéo góc chia thành 4 ô tam giác.

Quân cờ hùm là một viên đá to, quân cờ trâu là 15 viên đá nhỏ. Thời nay bộ cờ hùm đã được nhiều nơi làm sẵn.

Luật chơi:
Người chơi giữ quân hùm được đi trước, sau đó đến lượt người chơi giữ quân trâu, mỗi quân (cả hùm và trâu) chỉ được đi một nước. Trâu và hùm được di khắp bàn cờ và hang hùm.

Hùm ăn được trâu nếu trâu đứng trước hùm theo từng vạch trên bàn cờ mà không có trâu khác đứng sau hộ vệ, hùm không ăn được trâu nếu phía sau trâu không có nước cho hùm nhảy.

Hùm sẽ tiến, lùi, đi chéo, sang trái hoặc sang phải tùy ý nhằm chiếm vị trí thuận lợi để ăn được nhiều trâu. Người giữ hùm cần khôn khéo chọn nước đi nào có thể ăn được 2, 3 trâu cùng lúc.

Ngược lại, người giữ trâu phải cẩn thận tính các nước hùm đi và dồn trâu không để quân nào bị “hở lưng” cho hùm ăn được.

Ván cờ sẽ kết thúc khi hùm ăn hết trâu hoặc quân trâu vây kín hùm.

Lưu ý mỗi người chơi chỉ được đi quân cờ một nước. Không được đi lại nước cờ vừa mới đi trước đó.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ về trò chơi Cờ hùm. Bố mẹ cũng có thể cùng chơi với các bé trong thời gian rảnh rỗi để có những phút giây thư giãn thú vị, gia đình thêm gắn kết.

nguồn https://specialkid.vn/blogs/cac-tro-choi-cho-be/tro-choi-dan-gian-co-hum


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)