Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 27 28 29 30 31 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post May 22 2018, 04:53 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #281

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không hiểu điều gì đang diễn ra trong nội bộ phe phái chính trường Mỹ

Tại buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học Yale hôm 19/5, bà Hillary Clinton với tư cách khách mời danh dự và phát biểu trước toàn thể sinh viên của trường và gây sốc khi đội chiếc mũ lông của quân đội Nga.

"Việc tôi đội cái mũ này có nghĩa, nếu các bạn không thể đánh bại được họ thì hãy hợp tác với họ", bà nói với vè vui đùa

"Hãy sẵn sàng để nhận thua một số trận đánh"

"Look, if you can't beat 'em, join 'em, " she joked.
'Be ready to lose some fights'
https://www.cnbc.com/2018/05/20/hillary-cli...uous-times.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: May 22 2018, 04:53 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 22 2018, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #282

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Không EU không thể dùng euros để mua dầu hoả được. Nếu chuyện này có xẩy ra thì cũng phải tính ..sau 10 năm nữa.
Có nhiều lý do để dự đoán như thế.
1- Các nước xuất khẩu dầu mỏ nếu đứng về phe phương Tây thì đã dùng đô la và không nhận euros (vì quan hệ với Mỹ).
2- Các nước có thể bán bằng euros (Nga, I ran) thì EU phải có chính sách chính trị độc lập không phụ thuộc Mỹ mới chơi được. Điều này hiện chưa xẩy ra, vì thực ra quan hệ Mỹ-EU có rất nhiều liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực thâm nhập thị trường, liên quan tài chính và phụ thuộc công nghệ. Trong thực tế, nếu EU dẫy ra thì thiệt hại nhiều hơn là có lợi. Không kể EU còn hùa với Mỹ trong vụ UK, chuyện này chưa giải quyết được thì khả năng EU có chính sách độc lập thực sự với Mỹ hơi khó.
3- Bản thân trong nội bộ EU, các nước cũng không thống nhất với nhau trong quan hệ với Mỹ. Có nước muốn vùng ra như Pháp, nhưng Đức và các nước khác, đặc biệt Bắc Âu và Đông Âu không chịu theo. Hiện nay Đức vẫn có con bài riêng, và hướng tới biến EU thành một dạng thuộc địa. Nhưng bản thân Đức vẫn rất cần thị trường Mỹ và phụ thuộc quân sự (tức là bị Mỹ kiềm chế).
4- Quan hệ Mỹ-NATO đã khiến EU là một bộ phận của “đế chế Mỹ”
Hiện nay vấn đề I ran sẽ là con bài thử thách EU, là một cơ hội để EU chìa đồng EU ra. Nhưng khả năng 60% là EU sẽ đi giật lùi theo Mỹ, vì thế tôi mới nói là sau 10 năm nữa. Còn việc EU giữ thoả thuận với I ran thực ra chỉ làm khó thêm cho nước này. Vì sao ? vì nếu I ran vẫn giữ thoả thuận với EU, thì có nghĩa là phải giữ cam đoan không phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Nhưng chính hai điều này là khả năng giúp I ran chống được Mỹ. Bây giờ vừa phải đấu với Mỹ lại chấp một tay buộc ra đằng sau lưng thì làm sao mà đánh. Mà EU sẽ bán cái này cho Mỹ. Thực ra con bài quyết định của I ran là có được sự ủng hộ ngầm của TQ và Nga không.Nhưng Nga và TQ cũng nhìn nhận theo quan hệ chiến lược mà họ có thể thu được với Mỹ khi dùng I ran làm quân bài. Sắp tới nhìn nhận thái độ TQ và Nga với I ran, thì sẽ hiểu là cán cân lực lượng ở đâu.
Còn tại sao lại 10 năm, thực ra tôi cũng không thể dự đoán chính xác, nhưng nhìn vào những mâu thuẫn nội tại trong EU (tôi sẽ nói sau), thì khả năng trong vòng 10 năm làm được vẫn là đánh giá lạc quan.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 23 2018, 09:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #283

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho, thoa thuan hat nhan do chi dam bao Iran khong co vu khi hat nhan, thong qua viec khong lam giau Uranium va Plutonium, chu khong co dieu gi lien quan den chuong trinh ten lua dan dao cua Iran va cac vu khi phi hat nhan khac.

Vi the cho nen Iran van co loi neu giu thoa thuan hat nhan do voi EU, vua de phan hoa EU va My, vua de cho doi tong thong sau cua My len. Neu nguoi do thuoc dang DC thi co kha nang cao thoa thuan hat nhan lai van duoc ton trong, nghia la quay tro lai thoa thuan do. Du nguoi sau co thuoc dang CH thi roi cung se co luc nguoi cua dang DC len, nen van co hy vong.

Tom lai, toi cho rang, tru khi EU rut khoi thoa thuan do, thi Iran moi lam giau hat nhan tro lai, tuc la IRan cung rut khoi. Con neu khong Iran van co loi neu duy tri thoa thuan do.

Toi thi cho rang: ve mat chinh tri, EU se tuyen bo khong rut khoi thoa thuan hat nhan, nhung cac cong ty cua EU se rut khoi hoac thu nho quy mo hop tac voi Iran, dong thoi van dong My khong trung phat EU, va kien nhan cho doi su thay doi cua My

Tinh huong nay cung da tung dien ra, nam 1992 thi phai, My cung tuyen bo trung phat cac cong ty lam an voi Cuba, nhung EU khong chiu. Den nam 1996, My dinh trung phat thi vap phap phan ung de doa dap tra tu phia EU, nen cuoi cung phia My phai huy bo, nhung EU cung phai thu hep quy mo lam an voi Cuba. Ngay nay co the se la nhu vay



QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 22 2018, 04:14 PM)
@ltbk,
Không EU không thể dùng euros để mua dầu hoả được.  Nếu chuyện này có xẩy ra thì cũng phải tính ..sau 10 năm nữa.
Có nhiều lý do để dự đoán như thế.
1- Các nước xuất khẩu dầu mỏ nếu đứng về phe phương Tây thì đã dùng đô la và không nhận euros (vì quan hệ với Mỹ).
2- Các nước có thể bán bằng euros (Nga, I ran) thì EU phải có chính sách chính trị độc lập không phụ thuộc Mỹ mới chơi được. Điều này hiện chưa xẩy ra, vì thực ra quan hệ Mỹ-EU có rất nhiều liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực thâm nhập thị trường, liên quan tài chính và phụ thuộc công nghệ. Trong thực tế, nếu EU dẫy ra thì thiệt hại nhiều hơn là có lợi. Không kể EU còn hùa với Mỹ trong vụ UK, chuyện này chưa giải quyết được thì khả năng EU có chính sách độc lập thực sự với Mỹ hơi khó.
3- Bản thân trong nội bộ EU, các nước cũng không thống nhất với nhau trong quan hệ với Mỹ. Có nước muốn vùng ra như Pháp, nhưng Đức và các nước khác, đặc biệt Bắc Âu và Đông Âu không chịu theo. Hiện nay Đức vẫn có con bài riêng, và hướng tới biến EU thành một dạng thuộc địa. Nhưng bản thân Đức vẫn rất cần thị trường Mỹ và phụ thuộc quân sự (tức là bị Mỹ kiềm chế).
4- Quan hệ Mỹ-NATO đã khiến EU là một bộ phận của “đế chế Mỹ”
Hiện nay vấn đề I ran sẽ là con bài thử thách EU, là một cơ hội để EU chìa đồng EU ra. Nhưng khả năng 60% là EU sẽ đi giật lùi theo Mỹ, vì thế tôi mới nói là sau 10 năm nữa. Còn việc EU giữ thoả thuận với I ran thực ra chỉ làm khó thêm cho nước này. Vì sao ? vì nếu I ran vẫn giữ thoả thuận với EU, thì có nghĩa là phải giữ cam đoan không phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Nhưng chính hai điều này là khả năng giúp I ran chống được Mỹ. Bây giờ vừa phải đấu với Mỹ lại chấp một tay buộc ra đằng sau lưng thì làm sao mà đánh. Mà EU sẽ bán cái này cho Mỹ. Thực ra con bài quyết định của I ran là có được sự ủng hộ ngầm của TQ và Nga không.Nhưng Nga và TQ cũng nhìn nhận theo quan hệ chiến lược mà họ có thể thu được với Mỹ khi dùng I ran làm quân bài. Sắp tới nhìn nhận thái độ TQ và Nga với I ran, thì sẽ hiểu là cán cân lực lượng ở đâu.
Còn tại sao lại 10 năm, thực ra tôi cũng không thể dự đoán chính xác, nhưng nhìn vào những mâu thuẫn nội tại trong EU (tôi sẽ nói sau), thì khả năng trong vòng 10 năm làm được vẫn là đánh giá lạc quan.
*



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: May 23 2018, 09:16 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 24 2018, 04:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #284

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không, không thể so sánh Cuba với I ran. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thì Cuba không có ý nghĩa gì với Mỹ.Chính vì thế mà việc bao vây phong toả của Mỹ với Cuba vừa là quán tính cuả những biện pháp đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời cũng thoả mãn tâm lý số lượng “CuBa kiều” ở Mỹ, đặc biệt ở bang Florida đối diện với Cuba. Số kiều này chính là nhóm hung hăng nhất, bởi muốn quay về nắm quyền nên chỉ muốn Mỹ lật đổ chính quyền Cu ba hộ nó. Thực ra chính sách của Mỹ chỉ còn là sản phẩm rơi rớt lại từ quá khứ. Hay điều này ủng hộ lẫn nhau. Bởi giả dụ Cu Ba thực sự có ý nghĩa, thì chính phủ Mỹ sẽ chẳng xá gì đám Cu ba kiều kia. Nhưng bởi nó không có lợi ích gì lắm, thì tội gì nó không tiếp tục để lấy phiếu bầu nhóm này. Với Đảng cộng hoà thì nó còn là cách khẳng định “tính chất Mỹ”, “lý tưởng” của mình.
Còn việc mâu thuẫn về việc có tham gia quan hệ thương mại với Cu ba giưã Mỹ với EU, thì vào năm 2016, Mỹ vừa quyết định phạt ngân hàng BNP, ngân hàng lớn nhất của Pháp 7 tỉ đô, do đã dùng đô la Mỹ để quan hệ thương mại với Cu ba.Do Mỹ viện dẫn đồng đô la là “sở hữu” của Mỹ. Hiện nay ngón đòn mới của Mỹ trong quan hệ quốc tế với cả các “đồng minh” là xuất khẩu luật pháp nội địa, áp dụng nó ở nước ngoài, dẫm lên trên luật quốc tế. Đây là một thái độ thực dân, không khác gì ngày xưa khi Pháp xâm lược VN, thì người Pháp hay những người theo đạo Thiên chúa theo Pháp không chịu sự quản lý của luật nhà Nguyễn. Điều này dẫn đến việc họ có thể càn rỡ muốn làm gì thì làm. Hiện nay, EU chưa dám có biện pháp gì chống lại.Chỉ mới bắt đầu tìm cách phạt Amazone hay Google.
I ran thì khác hẳn. nước này đang đe doạ quyền lực của Mỹ ở Trung đông. Đe doạ ngay cả Israel vốn có ảnh hưởng lớn trong lobbying do thái ở Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Từ khi có hiệp định hạt nhân năm 2015, chủ yếu các hãng EU hay Nga TQ là giành được hợp đồng ở I ran, còn Mỹ thì không được gì lắm, và điều này cũng dễ hiểu. Vì thế hiệp định này có lợi cho EU hơn là cho Mỹ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 24 2018, 10:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #285

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tán phét thêm một tí. Mối quan tâm hiện tại của Mỹ tức thời ở châu Mỹ La tinh là Venezuela. Bác nào mê mô hình “đa nguyên đa đảng”, cổ vũ cho nó, thì nên để tâm nghiên cứu lịch sử chính trị của nước này mà mở rộng tầm nhìn.
Venezuela là quê hương của Bô li va, người anh hùng của châu Mỹ la tinh. Người đã giải phóng lục địa này khỏi chế độ thuộc địa Tây Ban Nha. Nhưng bản thân Bô li va cũng là hậu duệ của người Tây ban Nha, nên việc châu Mỹ la tinh đòi độc lập, là độc lập của thực dân Tây Ban Nha bản địa hoá chống lại chính quốc, giống như việc Mỹ giành độc lập với Anh. So với các nước châu Mỹ la tinh khác, Venezuela là nước có truyền thống dân chủ đa nguyên đa đảng. Ở nước này ít có chế độ độc tài hơn so với các nước láng giềng của mình.
Hiện tại thể chế dân chủ ấy vẫn còn, vậy thì tại sao tình hình lại rối loạn như bây giờ. Để hiểu điều này thì phải nhìn vào ..mầu da của cố tổng thống Hugo Chavez, và tổng thống hiện thời ông Nicolas Maduro. Ông Hugo là người lai da đỏ, và ông Maduro là người lai da đen.
Chế độ “đa đảng” của Venezuela có từ giữa thế kỷ XIX, nhưng nó chỉ nằm trong tay nhóm người da trắng “100%”, là hậu duệ của thực dân Tây Ban Nha.Khác với ở Mỹ, nhóm người này là thiểu số so với đại đa số dân. Ngược lại những người khác, mà họ là đa số: nô lệ da đen cũ, người da đỏ,người lai..thì chẳng được lợi lộc gì.
Từ khi ông Hugo Chavez lên làm tổng thống, ông này đã có những chính sách xã hội hơn. Ví dụ như có trợ cấp xã hội, có chính sách giải quyết nạn mù chữ, hay bảo hiểm y tế. Điều mà nhóm da trắng kia chống. Kết quả, nó thành cái trò hề là nếu bị thua trong bầu cử, thì với nhóm da trắng này, chắc chắn bầu cử phải là gian lận, và phải tẩy chay đòi bầu lại, cho đến lúc ..mình thắng cử thì bầu cử ấy mới là đúng.Vì thế cứ mỗi lần bầu cử là đánh nhau.
Như vậy nếu nghiên cứu đa nguyên đa đảng ở Venezuela, thì thấy chính thể kiểu này cũng không phải là quyền dân. Nó chỉ là quyền của một nhóm oligarche. Nó chỉ công nhận là dân chủ khi nó thắng cử và nắm quyền, ngược lại thì không. Ở Venezuela, vì thể chế dân chủ của nó “trần chuồng”, thì người ta mới nhìn thấy được rõ như thế. Còn ở các nước phát triển, như Tây Âu và Mỹ thì cái lô gíc này được che chắn giấu ở trong nhà nước thâm sâu, không nhìn thấy.
Hiện nay do giá dầu xuống, mà kinh tế nước này lao đao. Vì kinh tế phụ thuộc 90% vào dầu mỏ. Nhưng nó được quy ra tội của các chính sách xã hội. Tóm lại. Nếu có dân chủ để có lợi cho người dân thì nó sẽ được quy tội phi dân chủ. Ngược lại nếu người dân không được lợi, tài nguyên quyền lợi nằm vào trong tay một nhóm nhỏ thiểu số thì lại được coi là dân chủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 25 2018, 06:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #286

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ đã huỷ cuộc gặp gỡ với Triều tiên vào tháng sáu tới. Một cuộc họp như thế, không phải là bụp một cái hai ông Trump và Kim gặp gỡ bắt tay nhau, kiểu như ta hẹn nhau đi uống cà phê, mà nó chỉ là show diễn, là màn trình diễn của một quá trình gặp kín nhau. Vì thế sự duỗi ra của Triều tiên, sự từ chối của Mỹ là điều chứng tỏ hai bên đã không thoả thuận được với nhau.
Sau cái màn một này, ta nhận thấy được gì. Đó là Bắc Triều tiên có lợi thế. Bởi họ đã đạt được hai điều:
1- Về dư luận. Từ cả mấy thập kỷ nay, media thế giới, do lấy nguồn từ media phương Tây là chính đã dựng nên hình ảnh một nước Bắc Triều Tiên và những lãnh đạo điên khùng, rồi từ đó lấy cớ phải xoá xổ nó. Điều này không khác gì kiểu tuyên truyền “đa nguyên đa đảng” là con đường duy nhất để phát triển rồi mượn cớ đó để thâm nhập, lật đổ. Nhưng với những gì vừa diễn ra, thì người ta thấy hình ảnh một nước Triều Tiên khác hẳn. Lãnh đạo Triều Tiên không phải là dạng điên khùng, mà là những nhân vật chính trị duy lý, khôn khéo.Hình ảnh này mới đúng là hình ảnh Triều Tiên. Tác động dư luận này rất lớn ở Hàn quốc. Khiến dư luận nước này càng lùi ra xa Mỹ.
2- Phá thế bao vây. Điều nguy hiểm nhất với Triều Tiên là cả Mỹ và TQ đều muốn Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân. Và hai bên, dù đối kháng nhau, vẫn có thể thoả thuận trên lưng nước này. Điều đó dừơng như đã xẩy ra, khi TQ đã chấp nhận cùng với Mỹ trừng phạt Bắc Triều Tiên (để so sánh ta có thể coi thời điểm này như khi TQ và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao và tìm cách thoả thuận trên lưng VN vào năm 1972). TQ làm như thế cũng vì lợi ích của chính mình, tức là dùng Bắc Triều Tiên như con tốt thí, để Mỹ khỏi khởi cuộc chiến tranh thương mại với mình. Bằng cách nói chuyện trực tiếp với Mỹ, thông qua môi giới Hàn quốc, và cùng Hàn quốc tiếp cận Mỹ trong lợi ích chung, Bắc Triều Tiên đã khiến TQ phải quay trở lại, để khỏi bị gạt ra ngoài rìa. Và Bắc Triều Tiên cũng chấp nhận lời đề nghị điều kiện của TQ, đó là Mỹ rút THAAD khỏi Hàn quốc, cũng như có sự mập mờ trong khái niệm của các bên. Bắc Triều Tiên, Hàn quốc thì nói bãi bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo Triều Tiên. Trong khi Media Mỹ chỉ nói đến giải giáp hạt nhân Bắc Triều Tiên. Bởi nếu bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo, thì Mỹ cũng không được để vũ khí hạt nhân ở Hàn quốc, và hiển nhiên điều này làm Hàn quốc đồng ý, vì có nước nào thích làm bãi chiến trường chiến tranh hạt nhân ngay cả khi là cho “đồng minh”.
Hiện nay, TQ và Mỹ đã đạt được thoả thuận về thương mại. Tới bao giờ thì không rõ. Nhưng thoả thuận này rõ ràng không được như Mỹ muốn. Mỹ đã tự đặt mình vào thế làm thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho TQ (bán dầu mỏ, hay đậu nành). Còn tại sao lại là tự đặt mình vào, bởi vì Mỹ không muốn bán sản phẩm công nghệ cao cho nước này, thì chỉ còn nước đi bán rau củ quả chứ còn làm gì nữa. tóm lại cách tiếp cận của Mỹ với TQ là sai, vì nó cùng một mánh như Mỹ ép Nhật, EU. Nhưng EU, Nhật phụ thuộc về chính trị quân sự vào Mỹ, chứ TQ nó có phụ thuộc đâu. Không kể TQ nhún Mỹ về thương mại (nhưng chẳng mất gì), thì nó lại hung hăng ở chỗ Mỹ yếu nhất, đó là biển Đông. Và cái này mới là điều lằng nhằng cho VN.Bởi vì VN phải bảo vệ quyền lợi, lãnh thổ của mình ở đây, nhưng đừng có hy vọng quá vào Mỹ. Tất nhiên VN vẫn có cửa chơi, nhưng nó sẽ là chơi ngầm, bền bỉ, lâu dài, bằng cố gắng của chính mình, chứ không thể chờ ai “bánh bao”, như lề trái rao giảng được. Không thể đem lên trên mạng khoe được, và điều đó lại ảnh hưởng tới tâm lý dư luận. Vì dư luận thì chỉ thích Buzz tức là dạng ăn xổi.
Trở lại với Triều Tiên, việc Triều Tiên kéo được TQ trở lại, đã phá được thế bao vây của Mỹ. Vì hiện tại, Mỹ không còn cớ gì để nói là “Triều Tiên điên khùng” cả, bởi vì trách nhiệm làm đổ bể là cả đôi bên. Và TQ cũng chẳng tội gì mà “tuân lệnh” Mỹ nữa.
Với Hàn quốc, đây có lẽ là thất bại lớn nhất của nước này. Bởi vì Hàn quốc đã hợp tác với Bắc Triều Tiên (conivence) để làm phi vụ này. Phi vụ này đã thể hiện rõ thân phận của Đại Hàn là một dang thuộc địa của Mỹ. Tại sao ?
Để tạo cái phi vụ này (có cả sự tham gia của CIA Hàn quốc), Hàn quốc đã dựa vào chủ quyền chính trị của mình. Tổng thống Hàn quốc đã ký một hiệp ước hoà bình với Bắc Triều Tiên. Và đấy chính là cái cửa mà cả hai nước Triều Tiên muốn mở. Thông thường nếu Hàn quốc đã ký với Bắc Triều Tiên, thì hiệp định đó phải có hiệu lực. Nhưng chính quyền Hàn quốc làm sao vượt mặt được Mỹ. Chính phủ Hàn quốc không kiểm soát được quân đội của mình. Vì thế không thể ngăn cản việc tập trận Mỹ-Hàn, mà nếu hiệp định hoà bình đã được ký, thì tập trận để đánh nhau với ai ?
Tổng thống Hàn quốc hiện tại không phải không biết điều này. Vì thế có thể Hàn quốc một mặt tạo lòng tin với Bắc Triêù Tiên, khi ký hiệp định hoà bình. Đồng thời vượt mặt Mỹ, nói điều Mỹ muốn nghe, rằng Bắc Triều Tiên muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Điều này là có thực, nhưng với điều kiện cái hiệp định kia thể hiện Đại Hàn có chủ quyền thực sự, và Mỹ là đồng minh thực sự. Trong thực tế, Mỹ là ông chủ của Đại Hàn. Và Đại Hàn chỉ có chủ quyền hạn chế.
Vì thế với Mỹ, Mỹ lại tưởng Hàn quốc thuyết khách được Bắc Triều Tiên đầu hàng. Vì điều kiện trong vòng 6 tháng phải đem vũ khí hạt nhân nộp cho Mỹ, để Mỹ vào kiểm soát muốn làm gì thì làm, đổi lại vài lời hứa hão.. thì đứa trẻ con nó cũng không chịu.
Nhìn sự vụ Hàn quốc – Bắc Triều Tiên như vậy, lại càng phải thấy tri ân cha anh mình. Nước VN hiện tại, dù chưa phát triển bằng Hàn quốc, nhưng là một nước thống nhất, có chủ quyền. Điêù mà Hàn quốc mơ cũng không có được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 25 2018, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #287

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói là VN vẫn có cửa chơi. Cụ thể thế nào thì tôi sẽ nói rõ hơn trong chủ đề “Xuân Thu – chiến quốc”. Vì như ông Lê nin nói “không thể nào làm cách mạng mà không có lý thuyết cách mạng”. Tương tự như vậy, trong quan hệ quốc tế cũng phải có lý thuyết để có thế giới quan mà áp dụng. Cái chủ đề Xuân Thu – Chiến quốc là để làm điều đó.
Ở trên tôi có nói phải tri ân cha anh mình vì đã thống nhất đất nước, giành lại chủ quyền thật sự. Tất nhiên sẽ có người nói. Hiện nay TQ nó đang mua hết đất nước mình (mua đất đai ở miền Trung), mất nước đến nơi, bác Phó nói thế có lạc quan quá không. Từ đây tôi muốn bổ xung một chút. Tôi muốn nói tới tâm lý sợ TQ. Cách đây mấy hôm, tôi cũng đọc trên báo VN nói tới việc “trái đắng” của các món cho vay TQ. Chính vì thế mà tôi muốn phân tích một chút.
Cái tâm lý sợ TQ khiến người ta dễ cảm nhận bất cứ cái gì người TQ làm cũng tiềm ẩn một sự hiểm nguy, một tính toán đểu cáng đằng sau. Lấy ví dụ, việc có hãng của VN đang thâu tóm đất ở miền Trung, mà người ta đồn là sau đó có bàn tay TQ, các hãng TQ. Để ngoài việc tin tức kiểu này là “tin đểu” do các công ty VN GATO chơi xấu nhau mà ra, để ngoài việc việc mua bán đất đai này phạm luật kiểu “Dũng Nhôm Đà nẵng”, cứ giả sử đó là các hãng TQ thật thì việc lo sợ họ mang súng đạn vào, chiếm cứ ..có cơ sở không.
Điều đầu tiên phải xác định là những hãng TQ đó có phải là chân rết của nhà nước TQ, kiểu cục tình báo Hoa Nam, tình báo quân đội TQ ra không. Giống như hãng máy bay của CIA Air America trước đây ở miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Nếu đúng là thế, thì sự nghi ngờ trên mới có căn cứ. Ngược lại thì không. Trong trường hợp đúng thì nhà nước hoàn toàn có thể tịch thu. Vì không nước nào chấp nhận sở hữu cá nhân có thể đe doạ an ninh cả.
Nếu giả dụ họ đúng là “tình báo Hoa Nam” thật, nhưng ta dốt không phát hiện ra, thì việc xây đắp, mang súng đạn vào đâu có phải là cây kim sợi chỉ mà không thể biết. Cái đáng sợ nhất không phải ở đây, mà là tham nhũng, biết mà lờ đi cho nó làm ở địa phương. Như vậy cách chống tốt nhất là ủng hộ, hưởng ứng Bác Trọng Tổng bí thư, diệt trừ tham nhũng. Để xã hội có kỷ cương. Không có chuyện “trên nóng dưới lạnh”, “trên có quyết sách dưới có đối sách”. Pháp luật việt nam hiện tại, trong các điều khoản đều đầy đủ cả. Chỉ vì lợi ích nhóm, tham tiền lờ đi làm bậy. diệt cái làm bậy này cũng là cách bảo vệ an ninh.
Trong trường hợp họ vào chỉ làm ăn bình thường, thì có sợ lúc có biến (ví dụ chiến tranh với ông bạn láng giềng), họ trở thành đội quân thứ 5 không. Cái sợ này cũng vô căn cứ. Bởi nếu đã xảy ra chiến tranh, thì tất cả tài sản của nước kẻ thù sẽ bị tịch thu. Không có luật nào nói tư hữu vượt lên được trên chủ quyền. Ngay cả trong trường hợp VN – TQ có hiệp định bảo vệ đầu tư đi, thì lúc đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, hiệp định cũng chỉ là tờ giấy vụn.
Trong thực tế, thì những chuyện như thế này sẽ dễ xẩy ra nhất. Bản thân người TQ khi đầu tư làm ăn ở VN, họ cũng muốn bảo vệ tài sản của họ (ngoại trừ nó là những hãng giả mạo dựng lên để làm chuyện khác, nhưng đây không thể là đa số), chính họ sẽ là người bảo vệ quan hệ VN-TQ nhất. Vì nếu có chuyện gì thì họ sẽ là kẻ bị thiệt nhất.
Như vậy nếu xã hội VN kỷ cương, người ta không thể đút lót, chạy cửa, gian manh được, thì đầu tư TQ thật ra là “con tin” của quan hệ VN-TQ.
Tôi có nói tới bài báo lên án các món cho vay của TQ. Nhưng những người viết không hiểu rằng, cái cơ chế ấy đúng cho mọi món vay, bất cứ nó tới từ đâu. Câu chuyện lịch sử. Vào thế kỷ XIX, khi nước Ai cập cải cách (giống như Nhật bản thời Minh Trị), họ đã nghe lời cố vấn của De leseps, một người Pháp, vay vốn Anh-Pháp để xây dựng kênh đào Xuy Ê. Nhưng khi thi công, công việc vỡ lở. Nợ không trả được. Anh đã kiểm soát luôn sở thuế quan của nước này, và bằng cách đó, Ai cập đã trở thành thuộc địa Anh. Gần đây hơn, vào thập niên 90, khi có khủng hoảng tài chính, Mỹ đã yêu cầu Mê xích cô giao cho Mỹ các mỏ dầu là tài nguyên quốc gia để trả nợ. Gần đây hơn nữa EU cho Thổ vay tiền để xây cây cầu thứ hai nối liền hai bờ Âu –Á ở Ít xơ tăm bun. Nhưng điều kiện nó cho vay (giống như kiểu BOT ở VN) là nếu tiền thu thuế qua cầu mà không trả được nợ, thì nhà nước Thổ phải trả bằng thuế và cộng với tiền phạt. Vì thế cây cầu xây thật giá 1 thì nợ lên tới 7,8.
Nói như thế, không có nghĩa là tôi biện hộ cho TQ. Bởi quả thật, tiền vay của TQ có một điều nguy hiểm. Đó là nó ít đặt điều kiện nhất. Và vì nó cho vay dễ dàng hơn, thì ta dễ dàng vay bừa, rồi lại giao vao tay những ông như Đinh La Thăng, Dương chí Dũng ..để thực hiện thì đằng nào chả chết. Tóm lại chính vì nó cho vay dễ (và nhiều khi là nguồn vốn duy nhất VN có thể kiếm được) thì phải đánh giá chính xác hiệu quả rồi hãy vay. Vay cái kiểu “vay là được”, phù phép để biến nó thành của riêng, rồi làm như mèo mửa, trước khi hạ cánh an toàn đã làm cho vốn vay TQ trở nên nguy hiểm.
Như vậy, để chống sự nguy hiểm của tiền vốn TQ thì cũng chỉ có cách là ..đi theo bác Trọng thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 27 2018, 03:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #288

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tổng thống Pháp Macron đến thăm Nga, tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg , là nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên tham gia diễn đàn này kể từ khủng hoảng kinh tế. Không những thế, còn ký hợp đồng đầu tư trực tiếp ngay trong hội nghị này dưới sự chứng kiến của Macron, điều mà Đức cũng không dám làm. Thủ tướng Đức đến thăm Nga, nhưng k dám đến dự diễn đàn này, các hợp đồng với Đức được ký ở diễn đàn này, nhưng k có sự chứng kiến của thủ tướng Đức.

Nhìn vào những con số dưới đây thì có vẻ đầu tư nước ngoài vào Nga vốn cũng k phải nhiều lắm, kể cả từ trước khi có khủng hoảng quan hệ hai bên. Hơn nữa, một nước lớn như Nga làm sao có thể sống nhờ vào đầu tư nước ngoài với cái số tiền k quá nhỏ nhưng cũng chả lớn gì?


Pháp và Nga ký 6 hợp đồng đầu tư trực tiếp vào Nga, trị giá khoảng 1 tỷ EUR, tương đương 1,17 tỷ USD con số này do người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp vào Nga Kirill Dmitriev công bố. Trong năm ngoái, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga trong năm qua là 27,9 tỷ USD.

Các hãng Đức ký khoảng 1,6 tỷ euros trong diễn đàn St Petersburg.

Năm 2017 là năm mà thương mại Đức Nga tăng lên đáng kể lần đầu tiên kể từ 5 năm trở lại đây. Đức xuất khẩu sang Nga khoảng 25.9 tỷ euros và nhập khẩu từ Nga 31.4 tỷ euros, tức là tăng khoảng 20.2% trong xuất khẩu và tăng 18.7% trong nhập khẩu.

German firms continue investing in the Russian economy despite facing barriers from economic sanctions against Russia, the head of the German business lobby told RT at the St. Petersburg International Economic Forum (SPIEF).
“The foundations of German and Russian economic relations are solid even in the time of sanctions and low oil and gas prices. Last year, we saw high German private investment in the Russian economy of €1.6 billion,” the chairman of the German-Russian Chamber of Commerce Matthias Schepp said.
These are not only car manufacturers, which invest heavily in Russia, but also medium-sized businesses and family, he said. Germany's business lobby has criticized EU sanctions against Russia, arguing that German companies will end up the losers, since Moscow can’t be fully isolated.

“If German and American companies face hurdles while working in Russia, Asian businesses, especially Chinese firms, will gradually fill the vacant niche,” Schepp warned in April. “It is not currently clear what impact the closer cooperation between the 'Russian bear' and the 'Chinese dragon' in the long term may have on Western interests.”

In 2017, Germany and Russia grew significantly for the first time in five years. German exports to Russia increased to €25.9 billion ($31.9 billion) in 2017, while imports from Russia grew to €31.4 billion ($38.7 billion) in the same year. The figures represent a 20.2 percent rise in exports and an 18.7 percent growth in imports, according to the German Federal Statistical Office data from March.

https://www.rt.com/business/427747-russia-g...anctions-spief/



Một số tin tức khác:

Moskva sẵn sàng mở rộng danh sách thành viên tham gia dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Bắc-2", Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp đối thoại kinh doanh "Nga-Pháp" trong khuôn khổ SPIEF. "Công ty Pháp Engie đang tham gia "Dòng chảy Bắc-2". Chúng tôi sẽ chào đón những thành viên khác, trong đó có tập đoàn Total. Chúng tôi có thể mở rộng danh sách này với các công ty châu Âu khác, bởi vì đây thực sự là một dự án chung châu Âu".

Ngoài ra, theo lời Tổng thống Putin, Nga sẽ suy nghĩ về việc tự do hóa hệ thống hiện tại tiếp cận với xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Hiện giờ dự án liên quan đến năm công ty châu Âu — Shell, OMV, Engie, Uniper và Wintershall. Mỗi công ty này sẽ cung cấp cho nhà điều hành dự án"Dòng chảy Bắc-2" 285 triệu euro.

https://vn.sputniknews.com/business/2018052...ong-chay-bac-2/

“Các công ty Nga đang vươn tới thị trường Syria”
https://vn.sputniknews.com/business/2018052...i-truong-syria/

Không hiểu sao Rosneft, công ty bị Mỹ trừng phạt, lại có được mỏ dầu ở chính Iraq, nơi vùng ảnh hưởng của Mỹ
“Rosneft” Nga khai mở mỏ mới ở Iraq
"Rosneft" đã khai mở "Salman" - một mỏ dầu mới ở Iraq, - như tập đoàn này thông báo.
"Theo kết quả khoan thăm dò giếng đầu tiên ở lô 12 tại Cộng hòa Iraq, công ty "Bashneft International B.V.", nhóm công ty thuộc "Rosneft" đã khai mở một mỏ dầu mới, được nhận tên gọi là "Salman", — thông cáo cho biết.
Như thông báo của công ty, giếng thăm dò được khoan thành công ở độ sâu 4277 mét. Kết quả thử nghiệm là thu được dòng dầu, tạo cơ sở để tính đến khai thác công nghiệp. Có lưu ý rằng "Rosneft" đang xem xét khám phá mới này như là nhánh mốc quan trọng trong việc phát triển các dự án thăm dò và khai thác ở nước ngoài.

Lô 12 nằm ở phía tây-nam Iraq trong phần còn ít được nghiên cứu của vùng đệm Arabian. Diện tích của lô này là 7.680 km vuông. Nhà điều hành đề án là Bashneft International B.V.

https://vn.sputniknews.com/business/2018052...-mo-moi-o-iraq/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: May 27 2018, 07:20 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 27 2018, 03:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #289

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nga còn chưa vào EU, nhưng các hãng phương Tây đã chuẩn bị kiện cáo cái xe ô tô của Nga rồi, trong đó cho rằng, về hình dáng thiết kế có 1 số điểm giống xe của họ, etc.?
AURUS. Nga thách thức các đối thủ dẫn đầu phân khúc cao cấp trong ngành công nghiệp ô tô
Thương hiệu xe hơi AURUS của Nga đã chính thức ra mắt tại Matxcơva. Trong quá trình phát triển xe ô tô cao cấp mới này đã sử dụng các công nghệ độc đáo. Thương hiệu AURUS bao gồm dòng sedan, limousine ,SUV, minivan và van.

Ô tô AURUS với động cơ hybrid (các động cơ mới và mạnh mẽ: động cơ xăng V12, V8 và L4 với pin cao áp và động cơ điện) bảo đảm tính năng động lực học cao, an toàn tối đa, khả năng thích nghi với điều kiện hoạt động khắc nghiệt, cũng như thiết kế bên ngoài độc quyền, sự sang trọng nội thất và tiện nghi tối đa. Hơn nữa, những chiếc xe này được dành không chỉ cho lãnh đạo của đất nước. Bất cứ ai có thể đặt mua xe mới theo sở thích và mong muốn của mình.

Trong năm 2013, theo lệnh của Chính phủ Nga, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia NAMI đã được giao nhiệm vụ thực hiện đơn đặt hàng của Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga về phát triển và sản xuất hàng loạt xe ô tô cao cấp trên cơ sở hệ mô đun thống nhất (EMP). Các nhà thiết kế và kỹ sư tốt nhất của đất nước đã được mời tham gia chương trình này, ngoài ra đã sử dụng một số phát triển của nước ngoài. Các doanh nghiệp Nga, bao gồm những nhà máy chế tạo máy, nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật, xí nghiệp điện và điện tử, thậm chí cả xưởng làm da, đã nhận được đơn đặt hàng để sản xuất các thành phần và vật liệu độc đáo cho các xe mới. Ban đầu, dự án đã được gọi là "Kortezh": phương tiện vận chuyển và hộ tống những nhân vật phải được nhà nước bảo đảm an toàn. Nhưng dần dần phạm vi của dự án đã mở rộng và đi vào lĩnh vực thương mại.

Mục đích của dự án cũng đã mở rộng: giới thiệu tiềm năng công nghệ cao của Nga trong ngành chế tạo thiết bị dân dụng để Nga trở lại "câu lạc bộ" các nhà sản xuất xe độc ​​đáo với một thương hiệu mới dựa trên giải pháp công nghệ tiên tiến.

Chính bởi vậy các chuyên gia đã thông qua quyết định thay đổi tên xe. Đã xuất hiện thương hiệu AURUS (kết hợp hai từ Aurum — tiếng Latin là "vàng" và RUSSIA — Nga). Công ty SOLLERS là đối tác chiến lược của NAMI trong việc quảng bá thương hiệu và bán xe mới. Kết quả đầu tiên là sự ra đời của doanh nghiệp sản xuất xe hơi thương hiệu Nga — công ty AURUS TNHH — nằm ở Matxcơva trên địa bàn NAMI. Tổng giám đốc của doanh nghiệp này là nhà quản lý giàu kinh nghiệm và kỹ sư hàng đầu ở Châu Âu — ông Franz Gerhard Hilgerd.

Phát biểu tại buổi ra mắt thương hiệu AURUS, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov lưu ý đến tầm quan trọng lớn của dự án:

"Trên thực tế, xe ô tô chỉ là một trong những kết quả của khối lượng công việc to lớn. Kết quả quan trọng nhất là việc thành lập trung tâm kỹ thuật đẳng cấp quốc tế. Hiện nay, Trung tâm có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong lĩnh vực phát triển những dòng xe ô tô. Và không chỉ những xe hơi cao cấp. Ngày nay, Trung tâm kỹ thuật "NAMI" của Nga sẵn sàng thực hiện những đơn đặt hàng trong nước cũng như của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Ở đây đã tập hợp các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật tốt nhất từ ​​khắp mọi miền nước Nga. Nhờ nỗ lực của họ dự án AURUS đạt được thành công trong lĩnh vực thiết kế và kỹ thuật".

Nhân tiện xin nói luôn, tham gia thực hiện dự án này có cả những chuyên gia đã rời khỏi Nga vào những năm 1990. Ở nước ngoài, họ đã được trả lương cao, thu thành công trong nghề nghiệp. Nhưng, sau khi biết về dự án "Kortezh-EMP-AURUS", họ đã trở về nước.

Người đứng đầu Bộ Công Thương của Liên bang Nga đã giải thích thêm về cơ sở sản xuất xe AURUS:

"Ở giai đoạn đầu, 200-250 chiếc xe với những khung xe khác nhau sẽ được sản xuất tại Trung tâm NAMI, — ông Denis Manturov nói.- Sau đó công ty «Sollers» cũng sẽ tổ chức quá trình sản xuất trên các cơ sở của họ tại các thành phố Ulyanovsk và Naberezhnye Chelny. Hai doanh nghiệp đó có thể dễ dàng tăng khối lượng sản xuất xe. Xin lưu ý rằng, dòng chính của AURUS sẽ là… SUV. Rõ ràng là hiện nay không có nhu cầu sản xuất hàng nghìn xe limousine, đủ để sản xuất mấy chục chiếc. Đối với AURUS Sedan, khối lượng đủ lớn là mấy trăm chiếc. Và những chiếc SUV cũng vậy. Đây là loại xe có nhu cầu lớn nhất ở Nga. Vào cuối năm 2018, nguyên mẫu sẽ được giới thiệu với công chúng. Trong năm 2019, sau khi thử nghiệm và nhận giấy chứng nhận, xe địa hình sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt. Hy vọng rằng, trong tương lai những phát triển trong lĩnh vực chế tạo xe ô tô cao cấp sẽ cho phép thiết kế chế tạo "xe SUV của nhân dân" với mức giá vừa phải".

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tổng giám đốc của Sollers Vadim Shvetsov nói lên ý kiến về thương hiệu AURUS:

"Trước đó chúng tôi không làm việc với những chiếc xe sang trọng. Nhiệm vụ giới thiệu xe AURUS trên thị trường là một vinh dự và trách nhiệm lớn đối với công ty chúng tôi. Đây là một cơ hội để tiếp cận các công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất và công nghệ động cơ hybrid. Nếu nói về thương hiệu được trình bày ngày hôm nay, công ty có khả năng mở rộng phạm vi san xuất: từ cơ sở sản suất nhỏ trên địa bàn NAMI chuyển đến các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, AURUS SUV vẫn là dòng xe cao cấp, chúng tôi có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Để quảng cáo thương hiệu cao cấp cần phải sử dụng phương pháp mới: chúng tôi tạo ra nền tảng kỹ thuật số giới thiệu thông tin về thương hiệu AURUS, về điều kiện đặt mua xe này. Theo tôi, thương hiệu "cao cấp" ngụ ý rằng, các chủ sở hữu thuộc giới thượng lưu, và họ có thể thành lập "câu lạc bộ khép kín AURUS".

Trong số khách hàng tiềm năng của những chiếc xe cao cấp từ Nga có thể có những người nước ngoài. Tổng giám đốc AURUS TNHH Franz Gerhard Hilgerd nói về điều này trong bài phát biểu của mình.

"Phân khúc cao cấp trên thị trường xe hơi của Nga đang tăng trưởng ổn định. Hiện nay, các thương hiệu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế, nhưng, đã đến lúc giới thiệu thương hiệu mới nhất- xe ô tô cao cấp của Nga mang phong cách riêng về nội thất, có sử dụng các công nghệ mới nhất và bảo đảm an toàn cao nhất. Tôi tự hào về việc tôi cũng đã tham gia thực hiện dự án này, tôi là một thành viên trong ekíp NAMI. Sự ra mắt thương hiệu và nền tảng thương mại AURUS là một sự kiện quan trọng phạm vi toàn cầu. Ngoài nước Nga, dòng xe AURUS sẽ được bán tại một số quốc gia với giao thông bên phải (trong tương lai — cả bên trái). Những phương hướng ưu tiên là châu Á, Trung Đông, thế giới Ả Rập, Nam Mỹ. Dần dần, từng bước, chúng tôi dự định tiếp cận các thị trường khác. Nhiệm vụ trước mắt là giới thiệu xe mới tại Moscow Motor Show vào ngày 29 tháng 8, tại đó chúng tôi sẽ nhận những đơn đặt hàng đầu tiên. Mẫu xe này sẽ chính thức bắt đầu được bán vào tháng 1 năm 2019. Lễ ra mắt AURUS ở châu Âu sẽ diễn ra tại Geneva Motor Show-2019. Trong năm 2020, chúng tôi sẽ giới thiệu xe này tại các thị trường châu Á và Trung Đông. Công ty AURUS TNHH duy trì liên lạc và cung cấp sự hỗ trợ cho tất cả các khách hàng".

Gần đây, giới truyền thông Nga, "thế giới blog" và một số chuyên gia trong ngành công nghệ ô tô nhắc đến tin đồn rằng thương hiệu AURUS chỉ là sự hư cấu. Họ quả quyết rằng, đây không phải là một sự phát triển của Nga, vì Nga không thể tạo ra những sản phẩm công nghệ cao cho mục đích dân sự. Xe hơi này được làm hoàn toàn bằng những phát minh nước ngoài, với các thiết bị và phần mềm được nhập khẩu. Phóng viên "Sputnik" yêu cầu những người tham gia lễ ra mắt thương hiệu mới bình luận về những "thông tin" như vậy. Tổng giám đốc "SOLLERS" Vadim Shvetsov bác bỏ tin đồn này:
"Nhóm AURUS của Nga đã đăng ký bản quyền tác giả về các phát triển được sử dụng trong dòng xe này cũng như bảo hộ thương hiệu. Không có những nhà đồng đầu tư nước ngoài và đồng sở hữu công nghệ! Nếu dự án này là một sự phát triển chung, thì phía Nga phải có giấy phép sử dụng các công nghệ và thành phần của nước ngoài. Nhưng, không có giấy phép nào. Các kỹ sư Nga của NAMI đã thiết kế dòng xe AURUS và đảm bảo chất lượng đồng nhất cho sản phẩm cuối cùng. Vâng, chúng tôi đã sử dụng một số thành phần của nước ngoài, nhưng cả thế giới đều làm như vậy! Ví dụ, BOSCH đứng vị trí số 1 về thiết bị nhiên liệu, tất nhiên, chúng muốn sử dụng thiết bị tốt nhất! Nhưng, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu AURUS thuộc về Trung tâm khoa học quốc gia Nga "NAMI"!

Ông Franz Gerhard Hilgerd chia sẻ quan điểm của đồng nghiệp Nga:

"Trong thực tiễn quốc tế, các chuyên gia đã thu lượm những kinh nghiệm về việc đo lường theo chiều dọc sự tích hợp các thành phần xe. Một số thành phần đến từ các nhà cung cấp "trong nước". Nếu tỷ trọng của các nhà cung cấp trong nước chiếm 30-40%, thì dòng xe được coi là sản phẩm quốc gia. Ngoài ra, cần phải thông qua những quyết định khôn ngoan và cân nhắc nhiều góc độ. Ví dụ, không phải tất cả các nhà sản xuất ô tô đều có khả năng phát triển hệ thống chống bó phanh (ABS). Đây là một quá trình lâu dài và đắt tiền. Và nhà sản xuất hướng tới nhà cung cấp hoạt động trên phạm vi toàn cầu để nhận hệ thống ABS. Trong trường hợp với AURUS, tôi có thể khẳng định rằng, tất cả các thành phần kỹ thuật của dòng xe này đã được phát triển trong NAMI và không nơi nào khác!"

https://vn.sputniknews.com/opinion/20180524...o-to-aurus-nga/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 27 2018, 07:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #290

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Thêm chút tin: tàu ngầm hạt nhân Nga Yuri Dolgoruky phóng loạt liên tiếp 4 quả tên lửa Bulava. Phóng 4 SLBM kiểu liên tục thế này là một kỉ lục mà tàu ngầm Ohio Mỹ chưa làm được, vì Ohio 1 lúc chỉ phóng được 1 quả cách, sau đó phải đợi khói và nhiệt đỡ rồi mới phóng tiếp, rất chậm chạp. Chưa có ai mà lại phóng được tên lửa SLBM theo kiểu phóng loạt như vậy, đó mới đúng là hủy diệt phủ đầu. Không hiểu Nga gửi thông điệp gì cho Mỹ?



Lò phản ứng kiểu môđun nhỏ (SMR - Small Modular Reactor), chắc là công nghệ lò hạt nhân kiểu mới?? Bản tiếng Anh và tiếng Việt ở dưới. Sao Mỹ, Israel lại để cho Nga và Jordan hợp tác trong lĩnh vực nhạy cảm trong một khu vực chiến lược này? Có lẽ là Mỹ ngăn cản nhưng không cản được?



Jordan, Russia sign deal for feasibility study on building small nuclear reactor
http://www.xinhuanet.com/english/2018-05/27/c_137208655.htm

Russia and Jordan started cooperation on SMR
http://www.rosatom.ru/en/press-centre/news...ration-on-smr-/

Jordan, Russia sign memo over Small Modular Reactors
http://jordantimes.com/news/local/jordan-r...odular-reactors

Nga giúp xây nhà máy điện hạt nhân sát nách Israel
Thỏa thuận nghiên cứu khả thi chung đối với việc xây dựng lò phản ứng kiểu môđun nhỏ (SMR) do Nga thiết kế ở Jordan được ký kết giữa JAEC và Rosatom.
Trong một tuyên bố ngày 26/5, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Jordan (JAEC) Khaled Toukan cho biết, dựa trên sự hợp tác và nghiên cứu đối với một nhà máy điện hạt nhân lớn mà Nga và Jordan đã ký kết trước đây, hai bên quyết định tăng cường hợp tác bằng việc xây dựng một SMR.

Ông Toukan nêu rõ: "Chúng tôi đã làm việc với doanh nghiệp nhà nước Nga Rosatom trong nhiều năm và chúng tôi tận dụng sự hợp tác này trong các lĩnh vực khác nhau. Một dự án nhà máy điện hạt nhân SMR là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay".

Chủ tịch Rosatom, ông Evgeny Pakermanov, cũng cho biết công nghệ SMR chắc chắn sẽ trở thành một trong những ưu tiên của công ty này trong việc chinh phục thị trường năng lượng toàn cầu.

Jordan hy vọng sẽ được hưởng lợi từ tất cả các công nghệ có sẵn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Năm 2015, Jordan đã ký một thỏa thuận với Nga xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 2.000 MW và chi phí đầu tư lên đến 10 tỷ USD.

Jordan nằm ở Tây Á, vùng Trung Đông, phần trên của bán đảo Ả Rập. Phía Tây Jordan giáp Israel, phía Bắc giáp Syria, phía Đông Bắc giáp Iraq, còn phía Đông và Nam giáp Ả Rập Xê Út.

Địa hình của Jordan phần lớn được tạo thành bởi một vùng cao nguyên đá vôi khô cằn, dọc theo biên giới phía Tây là vùng trũng gồm dải đồng bằng hẹp thuộc lưu vực sông Jordan và biển Chết, phía Tây Nam có một lối thông ra biển Đỏ (vịnh Akaba).

Đáng lưu ý, cao nguyên Golan, khu vực có vị trí chiến lược khống chế cả khu vực, nằm ở ngã 4 biên giới 4 nước Jordan, Israel, Syria và Lebanon.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...israel-3358927/



Enter the dragon: China’s crucial role in winning Syria peace

Phương Tây thờ ơ, Trung Quốc ngày càng lún sâu vào Syria như thế nào?


Trung Quốc đang ngày càng lấn sâu vào Syria nhưng không phải trong lĩnh vực quân sự mà là kinh tế. Đối với Bắc Kinh, vùng chiến sự Syria đang là cơ hội vàng để thu lợi. Còn đối với Damascus, thịnh vượng đồng nghĩa với hòa bình.

Chia sẻ với RT, nhà báo Finian Cunningham, người đã viết nhiều bài phân tích vấn đề quốc tế cho các tờ báo lớn như Mirror, Irish Times và Independent cho hay, trong các cuộc thảo luận gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Syria Walid Muallem nhận định, cả Bắc Kinh và Damascus đang có chung quan điểm tái thiết Syria thông qua mối quan hệ đối tác.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc đối thoại hòa bình do Nga đứng đầu được tổ chức ở thành phố Sochi và Astana. Do đó, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi có những nỗ lực ngoại giao nhằm ổn định tình hình ở Syria và Trung Đông, Bắc Kinh đã ngay lập tức hồi đáp thông qua các kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng đầy tham vọng.

Cụ thể, hàng loạt công ty Trung Quốc được cho đã giành được những bản hợp đồng tái thiết các thị trấn, làng mạc, đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học và cả hệ thống thông tin liên lạc vốn bị tàn phá suốt 7 năm nội chiến ở Syria. Theo Liên Hợp Quốc, ước tính Syria cần ít nhất 250 tỷ USD để tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia.

Nói cách khác, trong khi, Nga và Iran là lực lượng quân sự nòng cốt giúp quân đội của Tổng thống Bashar Assad giành chiến thắng trên chiến trường, thì Trung Quốc chính là yếu tố then chốt giúp Syria giành được hòa bình.

“Các quốc gia phương Tây đang tỏ ra thờ ơ trong việc giúp Syria phục hồi kinh tế thời hậu chiến. Bởi họ cho rằng, bên không đáng giành chiến thắng lại có được phần thắng”, Bloomberg nhận định.

Còn theo nhà báo Cunningham, khả năng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang cố tình kiềm nén việc giải ngân để gia tăng áp lực “chuyển giao quyền lực” ở Syria. Bởi trong 7 năm qua, các nước phương Tây đã hậu thuẫn cho phe chống đối nhằm lật đổ Tổng thống Assad. Song tham vọng này lại hoàn toàn sụp đổ. Do không thể giành phần thắng bằng chiến sự, các nước phương đã dùng sức ép kinh tế để quyết đạt được mục tiêu của mình.

Trong khi đó, xét theo đúng luật pháp quốc tế, Mỹ và các nước đồng minh tham chiến ở Syria sẽ phải trả phí bồi thường chiến tranh do lực lượng này không hề nhận được sự đồng thuận từ phía chính quyền Damascus và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Còn theo đại sứ Nga tại Syria là ông Alexander Lavrentiev, việc các nước phương Tây tham gia vào chương trình tái thiết Syria không còn quan trọng bởi đã có nhiều nguồn lực đầu tư thay thế trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tiến bước vào Syria hoàn toàn phù hợp với tiêu chí mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu vốn nằm trong chiến lược hội nhập kinh tế “Vành đai, Con đường” được ông Tập khởi xướng.

Về mặt lịch sử, Syria từng là nút thắt chiến lược trong hàng thế kỷ của con đường Tơ lụa cổ xưa, trải dài từ Trung Quốc, suốt dọc châu Á cho tới châu Âu và châu Phi. Ngày nay, vị trí nằm trên các tuyến đường chiến lược giữa châu Á, châu Âu và châu Phi của Syria vẫn không mất đi. Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng, tầm nhìn “Vành đai, Con đường” phụ thuộc vào sự ổn định của nền chính trị và an ninh ở Syria.

Trong tuần này, Trung Quốc đã chủ trì một cuộc họp ở Bắc Kinh với sự tham gia của các quan chức hội đồng an ninh trực thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trong cuộc họp này, ông Tập cùng với quan chức an ninh hàng đầu của Nga là ông Nikolai Patrushev cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác và an ninh trong tiến trình phát triển kinh tế khu vực Á – Âu cũng như trên thế giới.

Đây chính là lý do, Trung Quốc xem Syria là điểm ưu tiên chiến lược. Nếu như không có an ninh và ổn định ở Levant, các kế hoạch toàn cầu của Trung Quốc trong việc tái thiết con đường Tơ lụa sẽ trở nên bất thành.

Hồi đầu tháng này, đại sứ Trung Quốc tại Syria Xie Xiaoyan đã chia sẻ với giới truyền thông Syria rằng, cả Nga và Trung Quốc đang phối hợp chặt chẽ để “thúc đẩy tiến trình hòa bình cũng như quá trình khôi phục sau chiến tranh của Syria”.

Ngoài yếu tố lợi nhuận kinh tế, Trung Quốc còn có mối quan hệ thân thiết lâu đời với Syria. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, cùng với Nga, Trung Quốc vẫn giữ mối quan hệ đồng minh thân thiết với cha của Tổng thống Syria Assad đương nhiệm là ông Hafez. Mối quan hệ gắn bó này vẫn được duy trì cho tới nay.

Về phần mình, Tổng thống Assad cũng đã công khai tuyên bố các quốc gia phương Tây cũng như các nước đồng minh trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út sẽ không có bất cứ cơ hội nào hưởng lợi từ tương lai của Syria. Nói cách khác, ông Assad đang hướng về phía Đông để tái thiết đất nước.

Nền hòa bình của Syria cũng sẽ giúp Nga và Trung Quốc tránh được mối quan ngại an ninh khi hàng ngàn tay súng phiến quân trở về nước để thực hiện các hành vi khủng bố. Cụ thể, ước tính có khoảng 5.000 tay súng người Duy Ngô Nhĩ đang chiến đấu ở Syria trong các lực lượng được phương Tây hậu thuẫn nhằm chống lại chính quyền Damascus.

Nếu như nền an ninh và hòa bình ở Syria rơi vào thế bấp bênh, quốc gia này sẽ trở thành cái nôi hoạt động của lực lượng khủng bố ở toàn khu vực Á – Âu cũng như đẩy các kế hoạch kinh tế đầy tham vọng rơi vào cảnh chết yểu.

Ông Cunningham cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc áp đặt lệnh trừng phạt lên Syria cũng như né tránh đầu tư để tái thiết quốc gia Trung Đông này, nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ, Pháp cùng các đồng minh trong khối NATO đang cố tình mở rộng áp lực quân sự ở Syria. Cụ thể, một số hãng tin cho biết Pháp đang điều thêm binh sĩ tham gia cùng lực lượng quân sự Mỹ ở phía bắc Syria.

Có thể nói, nếu Syria quay trở lại với nền hòa bình và ổn định, Trung Quốc, Nga, Iran và toàn khu vực Á – Âu sẽ là những người giành được chiến thắng lớn. Ngoài ra, chiến lược hội nhập kinh tế ở Syria cũng sẽ khiến vị thế cường quốc của Mỹ bị lung lay, ông Cunningham kết luận.


https://www.rt.com/op-ed/427699-china-syria-business-peace/
http://infonet.vn/phuong-tay-tho-o-trung-q...post263460.info

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: May 28 2018, 03:26 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 27 28 29 30 31 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC