Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 The War Phim Tài Liệu Nhiều Tập Của Mỹ, Cái nhìn của Mỹ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n

Phó Thường Nhân
post Jan 26 2018, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ phân tích tiếp về nguyên tắc : « đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ » vì nó rất thời sự vào thời điểm hiện tại. Chính vì nó thời sự nên tôi phân tích trước, chứ không phân tích theo thứ tự.
Thoạt đầu nhìn thì cái phương châm này rất cổ lỗ, vì nó gắn liền với thời kinh tế bao cấp chỉ huy vào thập niên 80 ở VN. Thời kỳ này cũng là thời kinh tế xuống dốc, dùng phương pháp hành chính chỉ huy kinh tế không hiệu quả (2 lần đổi tiền kiểu hành chính chống lạm phát gây hậu quả nặng nề, làm tình hình đã khó khăn càng khó hơn).
Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì sẽ thấy cái nguyên tắc này rất khủng, vì nó đúng và cực kỳ thích hợp với VN, là một nước nghèo, phải tiến hành công nghiệp hoá do đuổi theo thế giới, trong khi hoàn cảnh xã hội, văn hoá, kinh tế chậm tiến. Tại sao lại thế, vì trong nguyên tắc này nó đã thể hiện ra các quyền phân lập với nhau, có thể dùng để kiểm soát lẫn nhau cùng phát triển đó là : Đảng, Nhà nước, nhân dân. Và mỗi một quyền có chức năng của mình (lãnh đạo, quản lý, làm chủ). Với tôi nó là tương đương với tam quyền phân lập của hệ thống đại nghị tư sản (hành pháp, lập pháp, tư pháp). Tất nhiên phải định nghĩa những chức năng kia cho đúng thời kỳ, cũng như có phương pháp và công cụ tương đương (các cơ chế, cơ quan, luạt pháp, nhân sự..)để thực hiện.
Người ta có thể nhận thấy điều này qua thời sự VN hiện tại. Hiện nay chống tham nhũng ở VN đang diễn ra quyết liệt, và dù cho nó có bất cứ lý do nào, rõ ràng nó sẽ hiệu quả hơn so với 10 năm trước.
Nhìn bề ngoài, thì người ta có thể nghĩa là VN đang học theo TQ, làm những gì mà ông Tập Cận Bình đã làm ở nước này. Nhưng dù cứ cho là có điều đó (đây là một giả định dựa trên sự tương đồng), thì nó cũng không giải thích được tại sao cái cách đó lại hiệu quả, tại sao « bắt chiếc TQ » lại đúng và hiệu quả. Ở trên tôi có nói tới kinh tế thời những năm 1980. Thời đó VN cũng bắt chiếc, và quản lý kinh tế theo kiểu Liên Xô, sao lại thất bại. Như vậy việc bắt chiếc không đồng nghĩa với hiệu quả, mà chỉ có thể nói rằng những biện pháp đó đã phù hợp với VN. Mà nếu nó phù hợp thì phải tìm hiểu giải thích nó theo cấu trúc quyền lực, giống như con bệnh được uống đúng thuốc, chứ không phải vì bắt chiếc.
Việc tăng cường vai trò của đảng, lập lại các cơ chế quản lý kiểm soát của Đảng (ban tổ chức trung ương), Tổng bí thư làm đúng vai trò của mình .. đã có hiệu quả.
Cách đây hơn 10 năm, khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, bị hạ bệ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Vai trò nhà nước ở VN được nâng rất cao, vai trò của Đảng suy yếu. Vai trò thủ tướng, với cách hành sử hết sức cá nhân người hùng được tôn vọt lên, biến dạng chính quyền ở VN thành dạng « vua Lê, chúa Trịnh ». Nhà nước VN có đủ tam quyền : có viện kiểm soát và toà án, có quốc hội, có chính phủ, thế tại sao nó không quản lý được lẫn nhau như lý thuyết đại nghị tư sản rao giảng. Lúc này người ta đổ tội cho vấn đề này là do vấn đề nhất đảng, rằng tất cả đều do Đảng « vừa đá bóng vừa thổi còi » không phải là tam quyền phân lập, nhưng mà đâu có phải. Lý do là phải có tam quyền phân lập, nhưng VN cũng như nhiều quốc gia Á-Phi-Mỹ la tinh khác, cái ranh giới phân lập nó không nằm ở đây, trong lòng nhà nước mà thể hiện thông qua 3 quyền : Đảng, nhà nước, nhân dân (trong cơ cấu của VN, còn ở một nước thế giới thứ 3 khác thì vì truyền thống xã hội họ khác, sự phân quyền này cũng sẽ khác). Khi Đảng suy yếu, nhà nước lấy quyền quản lý là quyền làm chủ thực tế áp đặt (quyền làm chủ của dân là lý thuyết), thì cả nhân dân và Đảng đều thiệt hại.
Chính vì thế mà cái nguyên tắc này của cố Tổng bí thư Lê Duẩn là đúng. Nó đúng vì ông đã dựa trên kinh nghiệm thực tế của cách mạng VN mà lập ra, chứ không phải đi lải nhải nhai lại từ đâu về, hay được đi học ở đâu đó để bị nó « formated mind ».
Chính vì TQ có cấu trúc xã hội tương đồng như ở VN, nên các biện pháp áp dụng ở hai nước có điều tương đồng nhau.
Tất nhiên bây giờ phải định nghĩa nội dung lãnh đạo là gì, quản lý là gì, làm chủ là gì.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 4 2018, 10:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nghỉ mấy ngày lễ, em có xem trên Youtube bộ phim tài liệu “Đối mặt với Pháo đài bay“ do Viettel sản xuất. Phim 5 tập, mỗi tập 30 phút, thấy có nhiều tình tiết khá mới nên tóm tắt lại đây cho bác nào không có thời gian xem.

Máy bay B52 nguyên bản là máy bay chiến lược của Mỹ, dùng để thả bom nguyên tử. Việc chế tạo ra máy bay này cốt là để đối phó với Liên Xô. Khi xảy ra chiến tranh, sẽ dùng B52 để bay sâu vào nội địa, thả bom nguyên tử xuống những vị trí chiến lược. Vì vậy, trong một cuộc chiến tranh, phải dùng đến B52 là một sự kiện rất lớn, gây chấn động toàn cầu vào thời điểm đó. Năm 1965, khi đem B52 đến VN, thì có mấy điểm cần lưu ý:

1- Phải cải tạo lại máy bay, từ việc đi ném bom nguyên tử, thành loại rải thảm bom. Máy bay sẽ không phải bổ nhào để thả bom trúng đích như tất cả các loại ném bom hồi đó, mà sẽ bay ở độ cao 10km, lặng lẽ rải thảm quét sạch cả một khu vực. Sức công phá rất khủng khiếp, nhưng mà cũng rất tốn kém bom đạn. Đúng kiểu của Mỹ, vẽ ra dự án máy bay thả bom nguyên tử để lấy tiền ngân sách. Xong nhận ra là cơ hội để dùng đến bom nguyên tử là hầu như không có, nên “điều chỉnh” dự án thành thả bom vãi đạn, đốt tiền vô đối luôn.
2- Vào thời điểm 1965 và vài năm sau đó, Mỹ không dám đưa B52 ra đánh phá miền Bắc, vì áp lực của cộng đồng quốc tế, cả LX và TQ đều đang sát cánh với VN. Nếu đưa B52 ra đó, thì khả năng dẫn tới một cuộc đối đầu trực diện với LX và TQ là rất cao. Bởi vậy, trong thời gian này B52 chủ yếu dùng để đánh phá ở miền Nam, do quân giải phóng luôn ở thế cài răng lược nên Mỹ không thể biết được quân VN ở đâu để mà đánh. Cách tốt nhất là rải thảm bom! Hiệu quả cũng hạn chế, nếu tính trên số bom ném xuống.
3- Một lực lượng ít được nhắc tới trong cuộc đối đầu với B52 là lực lượng trinh sát điện tử của ta, hay nói dân dã hơn chính là lực lượng chuyên đi nghe trộm điện đài của địch. Địch cũng chủ quan không thèm mã hóa thông tin trao đổi, mà chỉ dùng tiếng lóng, ký hiệu… để cảnh báo cấm bay trước các cuộc tấn công của B52. Bên ta nghe nhiều, rồi đoán mò,… thành quen, nên hạn chế được rất nhiều thiệt hại trước các cuộc tấn công của địch.

Năm 1972, tình hình đã khác, TT Nickson làm hàng loạt động tác ngoại giao với TQ, gây sức ép với LX để sự viện trợ với VN xuống mức tối thiểu. Nhưng đồng thời phong trào phản chiến ở Mỹ và Tây Âu cũng lên rất cao. Nhiệm vụ của Nickson là phải rút ra khỏi cuộc chiến VN và ông ta cũng muốn rút, nhưng phải với những điều khoản có lợi. Tức là quân đội miền Bắc cũng phải rút và ngừng chi viện cho miền Nam. Để đạt được điều này, Nickson đã chọn thời điểm tháng 12/1972 để đưa B52 ra đánh HN. Đó là thời điểm cuối cùng để ông ta có thể tự quyết mà không cần phải xin ý kiến quốc hội (khi ấy đảng Dân Chủ lại đang nắm cả thượng và hạ viện Mỹ)

Trước năm 1972, chưa từng có một chiếc B52 nào bị bắn rơi. Chúng ta cũng đã theo dõi, tìm cách đánh B52 từ những năm 196X, nhưng chưa thành công. Vì B52 phát nhiễu chế áp các đài rađa quá tốt, thậm chí đến 1972 lại còn cải tiến hơn so với thời kỳ trước đó nữa. Tháng 11/1972, chúng ta mới may mắn bắn được 1 chiếc B52 đầu tiên ở Nghệ An (rơi bên Thái). Từ đó mới rút được kinh nghiệm về cách đánh B52. Nói chung, về cả kỹ thuật lẫn chiến thuật, việc hạ được B52 đúng là kỳ tích và có cả sự may mắn nữa. Hầu hết B52 bị bắn rơi đều là khi đã cắt bom xong, lượn ra thì bị tên lửa bắn. Phía Mỹ cũng rất máy móc trong việc áp dụng chiến thuật, kỹ thuật… khiến cho B52 có những điểm yếu cố hữu để VN có thể khai thác bắn hạ. Tuy nhiên, chiến thắng chính trong cuộc chiến này, là chiến thắng về mặt chính trị, để đưa Mỹ tới tình thế buộc phải ký hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho VN.

Cho đến nay VN là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới bắn rơi được B52 của Mỹ sp_ike.gif (trích từ phim)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Sep 4 2018, 10:39 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 4 2018, 04:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Máy bay B52 như cái tên của nó nói là của hãng Bô inh (B) sản xuất bắt đầu từ năm 1952, khởi điểm vốn là của không quân chiến lược Mỹ, tức là dùng để ném bom nguyên tử. Đây là thời điểm cực cao của chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Đối đầu Mỹ Liên Xô bắt đầu từ năm 1948, khi hai nước này vốn là đồng minh chống phát xít Đức quay ra chống nhau. Mỹ đã chế được bom nguyên tử vào năm 1945, và sau đó 4 năm, thì Liên Xô cũng chế được. Nhưng làm thế nào để mang vũ khí nguyên tử đi đánh nhau, thì lúc này chỉ có máy bay. Lúc Mỹ chế ra B52, thì trần bay của máy bay này (trên 10km) là không gian an toàn, vì không có vũ khí phòng không nào đạt được tới độ cao đó. Sau này khi các loại tên lửa phòng không ra đời, (vào cuối thập niên 50) thì điêù này không còn đúng nữa. Chính vì sau này có tên lửa, nên mới xuất hiện các khí tài gây nhiễu. Tên lửa SAM2 của Liên Xô đạt đủ độ cao này, như vậy phải giải quyết vấn đề nhiễu. Đây là điều VN đã làm được trong chiến dịch Điện biên phủ trên không vào mùa đông 1972.
Tại sao B52 lại được dùng để ném bom rải thảm. Như bất cứ một loại khí tài nào, chế ra không đủ mà phải sử dụng. Nhưng khả năng sử dụng trong chiến tranh hạt nhân rất ít, vậy chỉ có cách sử dụng nó trong chiến tranh thông thường, để từ đó mà rút kinh nghiệm hoàn thiện vũ khí. Chính vì thế mà B52 được dùng để ném bom rải thảm. Vào thập niên 60, với trần bay cao như B52, lại không thể bổ nhào ném bom, vì thiết kế của nó không cho phép, thì chỉ có cách rải thảm, vì thế không thể có được độ chính xác. Chính vì thế mà tác dụng của B52 trong chiến tranh của Mỹ ở VN rất kém, ngoài việc phung phí bom đạn, và đe doạ tâm lý.
Hiện nay B52 đã được Mỹ cải tiến để mang tên lửa. Như vậy tác dụng của nó sẽ cao hơn. Tóm lại, B52 có thể coi như một loại máy bay vận tải hàng không khổng lồ, có sức chở lớn. Và từ đó ép loại vũ khí nào cho nó cũng được.
Việc một vũ khí khởi điểm làm để sử dụng trong chiến tranh hạt nhân chiến lược, nhưng rồi lại được dùng trong chiến tranh thông thường là một tư duy mà Mỹ luôn sử dụng. Một ví dụ nữa đó là tên lửa Tô ma hốc (Tomahawk), khởi điểm vốn là tên lửa chiến lược (và vẫn có thể dùng trong chiến lược), được quay ra mang đầu nổ thông thường là một ví dụ khác. Chính vì thế mới là câu chuyện nực cười, là quả tên lửa đắt gần triệu đô, mang ra bắn một phát rồi hết chỉ để phá một ụ đất cho vui.
Nhưng với Mỹ, chiến tranh là điều kiện để tiêu tiền chùa. Phải làm sao phung phí cho hết, để nuôi công nghiệp quân sự, nên điều này không sao. Nhưng với một nước nghèo, chiến tranh là để bảo vệ tổ quốc như VN, thì tư duy quân sự kiểu này khó chấp nhận được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 4 2018, 08:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở VN, các cuộc chiến tranh khác mà Mỹ tiến hành, quy mô kỹ thuật hai bên (giữa Mỹ và đối thủ) quá chênh lệch, nên Mỹ nói riêng (và phương Tây nói chung) không bị thiệt hại. Đó là các cuộc chiến tranh Mỹ, NATO đánh Nam Tư, 2 lần chiến tranh ở I rắc. Trong 3 cuộc chiến tranh này, Mỹ và đồng minh đã sử dụng các vũ khí chính xác, bắn ở xa hơn, ngoài tầm với của đối thủ. Có được điều này là do sự phát triển vượt bậc của công nghệ tên lửa (đủ các loại, có cánh hoặc không có cánh, có điều khiển hay tự tìm mục tiêu, siêu vận tốc , hay vận tốc dưới âm..). Ví dụ. để đánh Nam tư, các máy bay không kích của NATO thường bắn tên lửa ở tầm xa ngoài 50km, nhằm vào các đầu não chỉ huy về phòng không, ra đa của Nam tư. NATO còn ném bom chì, tức là các mảnh sắt từ nhằm phá huỷ hệ thống điện, năng lượng, vốn là dòng máu năng lượng để duy trì hệ thống chiến đấu.
Trong hai cuộc chiến tranh với I rắc, các tổ hợp Tăng-Trực thăng-không quân sử dụng tên lửa, đã khiến Mỹ nghiền nát quân chủ lực của I rắc dễ dàng. Ở đây xe tăng T72 của I rắc, cũng bị loại khỏi vòng chiến đấu, vì tầm bắn của nó ngắn hơn tầm bắn của tổ hợp Tăng (Abraham)-Trực thăng (Apache)- Không quân (F16,F15..). Tăng của I rắc cũng « trần trụi » không được bảo vệ, lại được chôn riêng lẻ sau các ụ đất như một dạng lô cốt.
Chỉ mới gần đây, khi một chiếc F16 của Israel bị Syria được sự giúp đỡ của I ran (hay Nga) bắn rơi, thì về mặt kỹ thuật sự phức tạp cuả nó mới tương đương với những gì xẩy ra trong kháng chiến chống Mỹ.
Chiến tranh trong tương lai, sẽ là chiến tranh mà các thể loại tên lửa sẽ lên hương. Với sự phát triển của công nghiệp điện tử, thì giá thành của quả tên lửa thông minh sẽ càng giảm đi, nó sẽ không còn là bảo vật của các nước phát triển. Sự phát triển của loại vũ khí chính xác lại có tầm xa này sẽ càng làm tăng thêm giá trị của ra đa, của hệ thống phòng không, giám sát. Và sẽ khiến cho cuộc chiến tranh không có hậu phương, do tất cả lãnh thổ đều nằm trong tầm đạn. Hậu phương sẽ là nơi mà hệ thống phòng không bảo đảm được sự an toàn nhất, giống như kiểu lãnh thổ Israel hiện tại được bảo vệ với hệ thống Iron dome của họ. Nhưng cũng nên lưu ý là đối thủ của Israel chỉ là các lực lượng dân quân du kích palestine với tên lửa tự chế, không điều khiển, vận tốc bay hạn chế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
4 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (4 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC