Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, Hay là tán phét về đạo Nho

Phó Thường Nhân
post Dec 30 2021, 09:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tới đây tôi có thể tóm gọn lại như kết luận phần tôi viết ở trên về đạo Nho. Thông qua nhận thức của giáo sư Thêm, ta có thể thấy đạo Nho bị tác động bởi một định kiến rất lớn, định kiến đó có từ thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược VN. Sự thất bại của nhà nước VN lúc đó không bảo vệ được độc lập, đã đưa tới việc đạo Nho bị quy chụp là nguyên nhân của sự thất bại đó.
Nhưng cũng chính từ tầng lớp nhà Nho này, con cháu của họ đã đưa ta tới độc lập dân tộc, cũng như bản thân cách hiểu áp dụng, ứng dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN cũng là một dạng đạo Nho đổi mới, vì thế cách nhìn nhận đạo Nho duy nhất chỉ là định kiến kiểu là yếu tố cổ hủ chậm phát triển lại là sai lầm.
Trong thực tế, một dân tộc được định hình bởi các triết lý quản lý xã hội đi qua nó trong lịch sử. Chúng tạo thành những giai tầng văn hóa chồng lên nhau, cái sau kế tiếp phát triển cái trước. Với mỗi thời kỳ, các yếu tố văn hóa này được cấu trúc lại, cho hợp với hình thức quản lý xã hội cũng như hình thái kinh tế của nó. Đạo Nho cũng như đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, .. không năm ngoài quy luật này.
Ở VN đạo Nho tồn tại song hành cùng với dân tộc, như một bộ phận của văn hóa VN. Sự tồn tại của đạo Nho không phải chỉ đơn giản là sự ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc, là hệ quả của 1000 năm Bắc thuộc, mà là sự thu nhập có nhận thức rõ ràng của các triều đại nhà nước Vn từ thời độc lập dân tộc vào năm 939, thời Ngô Quyền. Buổi đầu Nho giáo kết hợp với Phật giáo, vì phật giáo được coi là quốc đạo tới hết đời nhà Trần (thế kỷ XIII). Sự kết hợp Nho phật này cũng không phải vì ông cha ta muốn dùng Phật giáo để chống ..TQ, như nhiều người (trí thức hẳn hoi) diễn giải, mà đây cũng là sự ngộ nhận. Trong thực tế, vào thời thịnh trị của Phật giáo ở VN, thì nó cũng thịnh trị ở TQ, cho nên không thể diễn giải dùng Phật chống Nho do yêu nước. Nhưng dù là thời Phật giáo thịnh hành là quốc đạo (Lý, Trần), vẫn có nhà Nho, đạo Nho. Trường đại học Vn đầu tiên là một nhà trường Nho giáo (Quốc tử giám ở Hà nội) có từ thời nhà Lý.
Từ thế kỷ thứ XIV, tức là bắt đầu từ thời nhà Lê, sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, thì quốc đạo ở Vn là đạo Nho. Vai trò của đạo Nho độc tôn tới thế kỷ XVI, lúc này do có hình thái cát cứ phong kiến của nhà Mạc, rồi chúa Trịnh, chúa Nguyễn (đây là những vị chúa lớn nhất, chứ các thể loại chúa con con bị nhà Trịnh dẹp đi ở ngoài Bắc còn có nhiều nữa), thì đạo Phật lại quay dần trở lại, dù không bao giờ nó biến mất. Đến thế kỷ XVIII, khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, thì đạo Nho lại nổi lên như một quốc đạo độc tôn, nhưng không vì thế mà các triều đại nhà Nguyễn xóa bỏ Phật giáo, mà chủ yếu cấu trúc nó lại để quản lý. Cũng phải nói thêm một điều là đạo Nho không có tính độc tôn (đạo Phật cũng vậy), cho nên sự “độc tôn” mà tôi nói ở đây phải hiểu là nó được sử dụng để quản lý nhà nước, chứ không phải độc tôn là tìm cách tuyệt diệt các tôn giáo khác như quan niệm mà Thiên chúa giáo đưa vào VN, để khiến người ta hiểu chữ quốc đạo, độc tôn theo nghĩa này như bây giờ.
Trong thời đại thịnh trị của Phật giáo VN, thì đạo Phật có tính phổ cập toàn dân, nhưng kỹ thuật trị nước vẫn là đạo Nho.
Tóm lại với một người VN bình thường, ta không thể tách rời Phật-Nho như hai hệ thống độc lập, khép kín. Mà chúng đều là bộ phận cấu trúc bình thường của tâm linh VN. Nói kiểu đơn giản, VN hiện tại có gần 100 triệu dân, nhưng về tín đồ thì ta có tới .. 200 triệu (bởi người theo đạo Nho cũng theo đạo Phật, và theo đạo Phật cũng theo đạo Nho, thậm chí theo phật theo nho mà không biết vì nó đã thành chuẩn ứng xử đời thường). Tất nhiên ở đây tôi nói một cách hình ảnh, chứ không đi vào cụ thể trừ bì người theo thiên chúa, theo đạo này đạo kia, ..
Thời hiện đại khác với đạo Phật, đạo Nho không còn có tổ chức, vì thể về mặt hành chính, nó không còn tồn tại. Nhưng về mặt tâm lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán vẫn còn. Thờ thần, thờ Thành Hoàng, thờ tổ tiên, thờ vua Hùng , cũng với tất cả ứng sử văn hóa, tâm linh, truyền thống đi cùng chính là đạo Nho. Với tôi, 60% văn hóa VN là nguồn gốc Nho giáo (kể cả phần Mác-Lê), 40% còn lại là nguồn gốc Phật giáo. Tất nhiên đây là một cách ước lượng tương đối để nói rằng, thực ra văn hóa VN Nho nhiều hơn Phật. Thâm chí tịnh độ tông, một tông phái đạo phật phổ biến nhất ở VN chính là một hình thức phật giáo tồn tại do phù hợp với tâm lý xã hội đạo Nho nhất.
Vì đạo Nho là thực tế tồn tại trước mắt ta, là một phần cấu trúc của văn hóa VN, nhưng nó lại không được chỉ định cụ thể bằng một cái tên, một tổ chức, một quy định hành chính, .. nên điều quan trọng là đánh giá nó, phát huy nó, sử dụng nó, ..Điều này bác Hồ đã từng làm, và cách làm đó của bác rất hay, nếu muốn học bác Hồ thì đây là điều nên tiếp tục làm. Chính vì thế định vị đạo Nho một cách nhập nhằng định kiến như giáo sư Thêm là sai.
Do không còn có tổ chức hành chính ràng buộc, do xã hội Vn hiện đại không còn cấu trúc phong kiến. Cấu trúc này đã bị cách mạng tháng 8 xóa bỏ, cho nên ta có thể trở về nguồn với các giá trị của đạo Nho đó là NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN. Không kể những giá trị mà bác Hồ đã đưa vào thêm: CẦN, KIÊM, LIÊM, CHÍNH, .. v..v..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 8 2022, 12:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện về giáo sư Thêm muốn bỏ lễ nghĩa, tôi không nói thêm nữa, nhưng nhân thể sử dụng chủ đề này để nói về đạo Nho, cho nên tôi sẽ viết tiếp dưới đây.
Ta thường gọi đạo Nho là đạo, nhưng nó có những điểm rất đáng chú ý, đặc trưng không giống như đạo Phật, hay đạo Thiên chúa, hay bất kỳ đạo gì khác, chính xác hơn, đạo nho đã tổng kết ra tất cả những ứng dụng, tác động của tôn giáo vào xã hội (nếu hiểu tôn giáo theo cái nhìn utilitairisme) tách cái phần ứng dụng, thực hành của nó ra. Ngược lại phần tín ngưỡng, tâm linh, thì đạo Nho chỉ sản định lại, bỏ đi nhưng thứ mê tín của truyền thống, .. chính vì thế đạo Nho có thể kết hợp với những đạo khác, mà điển hình là với đạo Phật, đạo Lão, truyền thống dân gian, .. cũng chính vì thế mà văn hóa truyền thống ở VN, TQ, Nhật, Hàn, .. rất phong phú, đa dạng, nhiều tầng nhiều lớp, .. vì đạo Nho không cấm đoán xóa bỏ, mà chỉ yêu cầu các truyền thống tập tục, tôn giáo .. phải nhằm vào được các giá trị mà đạo Nho đề cao : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Bản thân 5 khái niệm này đã bao trùm toàn bộ ứng dụng của tôn giáo trong xã hội, còn có thêm vào nữa thì thả sức.. thái độ khoan dung này của đạo Nho là nguồn gốc của sự phong phú tín ngưỡng ở Đông Á.
Cách làm việc này chính là phát kiến của Khổng Tử, khi ông chủ trương : « Thuật nhi bất tác », tức là chỉ tổng hợp lại, hệ thống hóa, những truyền thống, mà không xóa bỏ. Điều này khác hẳn với những gì xẩy ra trong vùng văn hóa đạo Thiên chúa hay đạo Hồi.
Một điều thú vị nữa, đó là cái đạo Nho giảng dậy, vào thời khởi điểm là toàn bộ kiến thức xã hội. Giống như ta học phổ thông có đủ các bộ môn toán, lý, hóa, .. bây giờ vậy. Ví dụ bắn cung, điều khiển xe ngựa, về nghi lễ, về nhạc, về văn thơ, .. Chính vì thế nhà Nho không đơn giản chỉ là một người theo một tôn giáo, mà là một trí thức. Cho tới khi thực dân Pháp xâm lược VN, TQ thì khái niệm nhà Nho và Trí thức trùng với nhau. Một điều đáng nói nữa, trí thức Nho giáo không phải trí thức bình thường mà là trí thức có nhân cách, chính vì thế mới có quan niệm : « tiên học lễ hậu học văn ».
Tóm lại một trí thức có nhân cách tài giỏi thì là .. Nhà Nho.
Hiện tại ở VN có thể có trí thức, có thể có trí thức được coi là giỏi, nếu họ giỏi chuyên môn. Nhưng chưa chắc họ có nhân cách. Thủa tôi bắt đầu đi học xa, không còn sống với gia đình, tôi gặp rất nhiều người là tiến sĩ, giáo sư này kia, .. nghiên cứu sinh các thể loại, nhưng nhiều người nhân cách rất kém, với tôi là hèn hạ. Lúc đó tôi không hiểu tại sao. Còn hiện tại thì tôi cho là vì xã hội VN hiện đại, như cái cây bị cặt cụt, xa rời với những truyền thống văn hóa của nó, chỉ còn cách bám thao những thứ rởm đời, hay tuyên truyền từ phương tây mà như vậy. Theo cách học của phương Tây, con người chỉ được dậy về chuyên môn, kiến thức chuyên môn. Vì thế một trí thức chuyên môn giỏi, cái trí thức kia không nói gì được tới nhận thức xã hội, nhân cách.
Ở phương Tây phần nhân cách này là từ truyền thống thiên chúa (hiểu theo cả hai chiều chống thiên chúa hay theo thiên chúa), nhưng nó không dậy mà là truyền thống được hấp thụ qua xã hội, gia đình, môi trường, nhà thờ…
Trong chủ đề về thời sự, tôi có một đoạn viết về giáo sư Châu « thanh minh thanh nga » việc mình dậy học ở TQ, trong khi đó điều ấy có gì là xấu. Ở dưới tiếp theo root có trich một đoạn facebook gì của một ai đó, nói thái độ đấy là thái độ hèn.
Đối với tôi, đây không phải là sự hèn, mà người ta không còn cái giá trị gốc để đánh giá nhân cách. Giáo sư Châu muốn « thể hiện lòng yêu nước trên bàn phím », cho nên cách tốt nhất là a dua với dư luận trên mạng, để thể hiện « lòng yêu nước ». Cái xã hội dân sự mại bản a dua theo phương Tây cũng chính từ đây mà ra.
Như vậy chỉ cần giáo sư Châu có nhận thức nhân cách của mình, thì giáo sư sẽ bỏ được kiểu a dua của trí thức VN theo mốt như hiện nay. Đạo Nho chính là đạo « nuôi tâm dưỡng tính » con người ta về vấn đề ấy.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 22 2022, 12:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì tên cái chủ để này là « tiên học lễ, hậu học văn » cho nên tôi sẽ bàn luận về VĂN là gì. Khi đọc cái câu này, thì với nhận thức hiện tại, người ta dễ suy ra rằng đạo Nho như vậy chỉ trọng đạo đức, « vì tên học lễ », và từ đó dễ suy diễn ra theo quan niệm hiện đại là cần HỒNG hơn CHUYÊN. Tôi nghĩ giáo sư Thêm, khi gây buzz về câu chuyện này cũng có thể sa vào cái « vũng lầy » này.
Nhưng nếu ta chịu khó tìm hiểu đạo Nho, không theo kiểu « nghe hơi nồi chõ », thì sẽ thấy câu này không có nghĩa như thế. Nếu xét nó theo kiểu mệnh đề toán học, thì chữ TIÊN ở đây, nghĩa nôm là trước, giống như điều kiện CẦN, và chữ HẬU, nghĩa nôm tức là sau, có nghĩa như là ĐỦ. Tiên học lễ, hậu học văn là điều kiện cần và đủ để thành một người quân tử. Tức là một trí thức đẩy đủ, nếu hiểu theo ngôn ngữ hiện đại.
Trở thành người quân tử là lý tưởng của đạo Nho, cũng giống như theo đạo Phật thì tu tập để thành La hán, Bồ tát.
Nhưng điều cực kỳ thú vị ở đây là, muốn trở thành người quân tử phải có kiến thức, kiến thức này không phải là đạo đức (đã được nói tới trong chữ LỄ), mà là kiến thức chuyên môn. Không có kiến thức chuyên môn, thì không thể trở thành quân tử. Đòi hỏi người ta có kiến thức chuyên môn trong mục đích tu tập, thì trên thế giới chỉ có đạo Nho. Không có một đạo nào nói nó rõ ràng như thế, thường các đạo khác chỉ tập trung vào vấn đề đạo đức, tâm linh. Kiến thức chuyên môn này chính lf nghĩa của chữ VĂN.
Nhưng chuyên môn như thế nào. Như tôi đã nói ở trên, vào thời Khổng Tử, thì VĂN có nghĩa là hiểu và nắm vững lục nghệ trong đó có cưỡi ngựa, bắn cung, điều khiển xe, biết viết văn hành chính, biết nhạc, biết nghi lễ. Nếu hiểu VĂN hạn hẹp hơn thì nó phải bao gồm 3 điều đó là Nhạc, thi, Lễ (có 3 bộ kinh như thế : kinh nhạc, kinh thi, kinh lễ).
Điều đáng chú ý hơn nữa, tất cả các chuyên môn này đều để dùng phục vụ cộng đồng, xã hội chứ không phải chỉ để kiếm ăn thông thường. Như vậy ngay từ đầu VĂN (chuyên môn) đã được hướng tới phục vụ các lợi ích chung. Đạo Nho không quan niệm có một con người đơn độc, tách rời xã hội.
Muốn sống trong xã hội thì phải có LỄ (tức là cách ứng sử), nhưng đừng nhầm LỄ với kiểu « khúm núm, sợ sệt ». LỄ ở đây chính là nhân cách. Mà muốn có nhân cách thì phải thực hiện NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN. Để có được bốn điều trên, thì người ta phải biết tu thân, có chí, biết lập thân, ham học. Những điều này chính là để khẳng định một con người. Ở trong đạo Nho không có quan niệm VÔ NGÃ như đạo Phật. Nhưng nó cũng không quan niệm con người là một cá thể (individu) như phương Tây, mà là « tổng hòa các mối quan hệ xã hội ». Nếu ta cố bắt đạo Phật vào đạo Nho, thì có thể hiểu con người của đạo Nho là hành động theo đúng NHÂN DUYÊN. Nhưng đạo Nho không bàn tới chữ KHÔNG.
Một điều thú vị nữa là đạo Nho dậy con người ta tu tập từ dễ tới khó, từ chính mình rồi ra tới các quan hệ xã hội rộng lớn hơn mà người ta vẫn tổng kết thành : TU, TỀ, TRỊ, BÌNH. Hiển nhiên trong thế giới hiện đại của ta, nếu bám chặt vào nghĩa cụ thể, thì thấy 4 điều này hơi hạn chế. Nhưng điều cần hiểu là sự tiệm tiến của nó, đạo Nho như vậy rất cụ thể.
Một điều thú vị nữa của đạo Nho, đó là các giá trị của nó có tác dụng như những « công te nơ », tức là những giá trị chứa đựng, nhưng từng thời kỳ, thì người ta phải đưa giá trị cập nhật của thời điểm đó vào. Đây cũng chính là điều mà những người phê phán đạo Nho ở VN không hiểu, cứ bám vào thể trạng đạo Nho thể hiện thời phong kiến, trong những điều kiện kinh tế xã hội khác hẳn rồi phê phán linh tinh, trong khi những thứ phê phán này đã « quá đát ».
Ví dụ, VĂN thời khổng Tử là thi là phú, nhưng VĂN bây giờ là chuyên môn, là toán, lý, hóa, ..LỄ nó có thể là nghi lễ thờ cúng (trong trường hợp này là tâm linh), nó cũng là nhân cách (nếu nói tới tu thân), nó cũng là đạo đức (nếu nhìn từ mặt xã hội nói chung).
Hãy lấy ví dụ chữ TÍN. Nội chữ này nó để tổng kết được một phần lớn nội dung của một tôn giáo, là bản chất của tôn giáo, nếu thêm LỄ vào thì nó chính là nội dung một tôn giáo đầy đủ. Nhưng nó không chỉ có thế, mà còn rộng hơn, do sự xô trượt của khái niệm (vì nó là một cái công tơ nơ chứa đựng). chữ TÍN còn có nghĩa sâu xa là giữ lời hứa. Mà giữ lời hứa trong một .. nền kinh tế thị trường thì chính là nội dung của hợp đồng. Thế còn trách nhiệm, thì nó là NGHĨA.
Chữ NGHĨA cũng vậy. Bình thường khi dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp nó trở thành justice, tức là công bằng. Đây cũng chính là nghĩa từ này được hiểu trong bức tranh của đạo cao đài vẽ chúa giê xu, tôn trung sơn, ..v..v.. nhưng nó không chỉ có thế mà còn có nghĩa là trách nhiệm, ví dụ khi người ta nói một người có nghĩa, thì không phải là người đó đòi hỏi công bằng, mà là hành sử có trách nhiệm.
Để thực hiện được TÍN và NGHĨA thì phải có LỄ. LỄ trong trường hợp này trở thành .. « giao diện » (nói theo từ ngữ tin học VN ngày này) để thực hành TÍN & NGHĨA.
Tại sao người Trung Hoa (nói trên bình diện văn hóa chung chung) rất giỏi buôn bán thương mại, bởi vì trong giá trị văn hóa của họ ( mà cũng là của ta) có các giá trị TÍN, NGHĨA, LỄ này.
Hiên tại, ở VN đã có kinh tế thị trường, nhưng muốn có kinh tế thị trường lành mạnh, thì phải có nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền ở VN không thể thiếu được cái đế của đạo Nho.
Tại sao thì tôi sẽ nói tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 3 2022, 11:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp cái chủ đề này. Mọi người nếu đọc những gì tôi viết, thì có thể nghĩ là tôi là một dạng chống văn hóa phương Tây kịch liệt. Nhưng điều này hoàn toàn không phải. Có rất nhiều điều ta bắt buộc phải học phương Tây, một trong những cái phải học đó trong hệ thống chính trị xã hội là NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.
Trong thực tế, tất cả những ưu điểm mà các bác phò Tây kiểu đa nguyên đa đảng, coi đây là ưu điểm của nó, thì thực ra nó là ưu điểm của nhà nước pháp quyền. Nếu tôi chia tạm được một xã hội phương Tây ra thành tầng, thì tôi nói nó có 3 tầng cơ bản
1- Cái đế sâu thẳm nhất của nó là hạ tầng kinh tế : bao gồm công nghệ, kỹ thuật, quan hệ sản xuất, sử hữu tư liệu sản xuất,.. sự thể hiện của nó là các giai cấp, mà giai cấp chủ đạo nắm quyền là giai cấp tư sản.
2- Cái tầng thứ hai là nhà nước Pháp quyền, tức là tất cả các luật lệ, bộ sậu, cơ cấu nhà nước để điều khiển cái hạ tầng cơ sở kia.
3- Cái tầng thứ ba là hệ thống chính trị, hệ thống chính trị hiện thời phổ cập ở các nước tư bản phát triển là đa nguyên đa đảng. Nhưng nó cũng có thể là độc tài, phát xít, ..hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng, dân chủ tư sản không phải là hệ thống chính trị duy nhất. Và nó cũng không đối nghịch với độc tài phát xít. Chúng là hai mặt của một đồng xu, chọn mặt nào là do ảnh hưởng và tình hình của hai tầng dưới nó. Khi cái tầng 1 và tầng 2 bị khủng hoảng, thì nó thành phát xít, độc tài.
Các tầng này có quan hệ với nhau. Và cái này sẽ cấu trúc lên cái kia, theo cả hai chiều. Tầng một tác động lên tầng hai, và ngược lại tầng hai cũng tác động ngược lại lên tầng một. Quan hệ giữa tầng 2 và tầng ba cũng vậy. Vì nó có cả hai chiều, nên tôi gọi nó là biện chứng. Tầng dưới đỡ tầng trên, để nó có thể tồn tại, và cũng có tác dụng định hình nó, nhưng mỗi tầng cũng có đặc trưng của nó. Còn tầng trên thì có tác dụng điều khiển tầng dưới.
Ở VN hay ở một nước đang phát triển ngoài phương Tây, cũng có thể áp dụng cái mô hình ba tầng này, có điều ta với họ chỉ có thể học nhau về tầng hai, còn tầng một và tầng ba khác nhau. Tầng ba khác nhau là bởi vì cái tầng một của ta và họ khác nhau.
Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều bị cuốn vào một quá trình phân công lao động toàn cầu hóa. Và mỗi quốc gia trở thành một mắt xích của quá trình toàn cầu hóa này. Nếu mỗi nước đã là một mắt xích, thì chúng phải được .. nối vào nhau. Chúng được nối vào nhau bởi các hợp đồng, các hiệp định, các liên minh .. liên nhà nước. Nhưng các kết nối này phải được thực hiện, nó thực hiện qua cái gì ? chúng được thực hiện qua tầng hai, tức là phần nhà nước Pháp quyền. Đây là điều đầu tiên bất khả kháng, nói lên tầm quan trọng của nó. Không có nhà nước Pháp quyền của mình, thì một nước không làm chủ được mình mà là bắt đầu một quá trình thuộc địa.
Nhà nước Pháp quyền là thế nào ? đó là một cơ cấu hoàn toàn được hoạt động theo luật pháp. Về bản chất luật pháp là một hình thức cưỡng bức, nếu nó chỉ được dùng như thế thì sẽ là pháp trị (không phải pháp quyền). Sự khác nhau cơ bản của nó là có một bộ phận xã hội nằm ngoài sự chi phối của luật pháp, và sử dụng luật pháp để cưỡng bức. Ngược lại trong pháp quyền, thì luật pháp ngoài tính cưỡng bức có tính chuẩn, để noi theo, như một thang bậc ứng sử.
Luật pháp trong các nhà nước Đông Á (VN, TQ, Nhật, Hàn, ..) đã có từ lâu. Ta không cần phải đợi phương Tây mới biết tới nó. Trong thực tế, các nhà nước Đông Á truyền thống đã có cả pháp trị và pháp quyền, nhưng phần pháp trị là cơ bản. Ngược lại, các nhà nước phương Tây nói tới pháp quyền, nhưng trong đó nó cũng chứa chất các hình thức pháp trị. Một nhà nước phát xít là một nhà nước pháp trị, cho nên không thể nói pháp quyền chỉ có ở trong truyền thống phương Tây. Và các nhà nước phương Tây hiện tại, cũng là nhà nước của giai cấp tư sản, tức là bản chất của nó là pháp trị.
Như vậy cuối cùng pháp quyền là thế nào, bản chất chuẩn xác của nó ra sao. Chuẩn xác của nó là một bộ phận cưỡng bức của luật pháp được chuyển thành cái tự giác, như một luật chơi mà cả xã hội cùng chấp nhận một cách tự nhiên. Nó là phần pháp trị được « tâm phục khẩu phục ».
Vào khoảng thập niên 80, có một nhà xã hội học Pháp, rất nổi tiếng, đã nói tới vấn đề này. Đó là Pierre Bourdieu. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đã từng nói tới ông ta. Với tôi, học thuyết của Bourdieu là một dạng phát triển của chủ nghĩa Mác, nhưng ông ấy đã mở rộng quan niệm đấu tranh giai cấp, thành một dạng « trường tranh đấu » (champs de lutte, chữ trường mà tôi dịch ở đây giống như là chữ trường trong từ trường, tức là một không gian, chứ không phải là trường học) đa chiều cho mọi lĩnh vực khác bao gồm cả văn hóa mà ông ta lấy hạt nhân là cá nhân. Và cái mà mỗi cá nhân nạp vào người cái ông ấy gọi là habitus, ta có thể gọi là thói quen, hay nhận thức, hay là một tích lũy trí thức. Chính cái habitus này đã khiến cho mỗi người có ứng sử khác nhau, và người có lợi thế là người tích lũy được cái habitus này hợp lý nhất để sử dụng.
Quan niệm này chứa đựng những gì tôi nói ở trên. Đó là một phần pháp trị cưỡng bức trở thành một tích lũy tự nhiên của mỗi con người trong ứng sử. (khái niệm của ông ấy rộng hơn cách tôi dùng ở đây, vì vấn đề ông ấy và tôi đề cập quan tâm không giống nhau)
Khi tôi nói như trên, thì tất nhiên sẽ có những người chịu ảnh hưởng của văn hóa Anh-Mỹ, nhẩy chồm chồm ra để có thể bảo tôi là : « bác nói gì, ý bác nói là người ta có thể nhồi sọ, tẩy não một người để biến người đó thành con vật ngoan ngoãn , như vậy bác là phát xít là độc tài, .. »
Như vậy họ nói có đúng không ? không. Tại sao ? bởi một habitus của con người nó là một sự kế thừa văn hóa, là một truyền thống văn hóa. Người ta chấp nhận được một điều không phải vì bị cưỡng bức, vì nếu thế thì nó chỉ là hiện tượng Ga li lê mà thôi. Tôi gọi hiện tượng Ga li lê là câu chuyện Ga li lê bị nhà thờ bắt thề là phải nói trái đất hình vuông, ông phải thề do bị cưỡng bức, nhưng ra khỏi cửa ông ấy nói « dù sao trái đất vẫn quay ».
Chính vì thế trong tiếng việt mới có cụm từ LUẬT LỆ. Luật là phần pháp luật cứng, là hệ thống tòa án, luật pháp. Lệ là thói quen, là cái người ta chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, người ta dùng lệ để đối phó với luật, và luật có thể bị mai một, méo mó, không dùng được bởi nó không hợp lệ. Không phải lúc nào luật cũng có thể cưỡng bức lệ, để thành một dạng nhồi sọ.
Nếu xoi cái nhu cầu của nhà nước pháp quyền này trong xã hội VN hiện đại, tức là cần phải có một cái habitus mà toàn xã hội có xu hướng chấp nhận được, cái gì gần với nó nhất chính là LỄ.
Ta có thể lấy ngay một vấn đề thời sự của xã hội VN. Hiện tại bác Trọng đang « đẩy củi vào lò » chống tham nhũng. Nhưng nếu chỉ có luật không thì không đủ. Vì không có thể sau mỗi một người gắn một cán bộ công an, rồi sau ông công an ấy lại gắn một ông khác,.. vì thế việc đề cao ứng sử, nhân cách là điều cực kỳ quan trọng. Tất nhiên những giá trị này phải hợp với thời đại kinh tế thị trường, tức là nó phải lấy chư TÍN, chữ NHÂN, chữ NGHĨA làm gốc thể hiện quá LỄ, tức là ta sẽ có một đạo Nho mới, hay chính xác hơn là một đạo Nho cập nhật với xã hội hiện đại, phù hợp với xã hội công dân. Chứ thực ra những giá trị này nó đã có từ xưa, và được chấp nhận. Và đây chính là sức mạnh của nó, vì nó là sự kế thừa, và được toàn xã hội công nhận rộng rãi..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2022, 11:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục chủ đề này, tôi sẽ cấu trúc phần viết tiếp sau để nó có tính hệ thống hơn. Cho tới đây, tôi đã chỉ ra vị trí của đạo Nho trong xã hội hiện đại thế nào, với tôi nó là truyền thống Vn phải cập nhật, để giá trị của đạo Nho khớp với nhu cầu của kinh tế thị trường hơn. Đạo Nho có thể đóng góp vào phần « ethics » của tự do cá nhân, là cái gốc đạo đức ứng sử của cá nhân mỗi con người, nó nhằm vào nhu cầu đạo đức hóa mối quan hệ hợp đồng, khế ước, là phần habitus của các hợp đồng này, nó là phần luật pháp được cá nhân tiếp nhận như một lối ứng xử, như là cách sống
Đạo Nho cũng có tác dụng đóng góp vào lý thuyết tác động của nhà nước vào kinh tế, một nhà nước Nho giáo có tác động dẫn dắt các hành động can thiệp của nhà nước vào kinh tế hơn, bất kể đó là nhà nước tư bản kiểu Hàn, Nhật, Sing. Hay XHCN như VN, TQ.
Môt điều đặc biệt nữa đó là ở VN, TQ chủ nghĩa Mác-Lê nin châu Á, chính là một dạng cập nhật của đạo Nho.
Tiếp tới tôi sẽ nói tới mấy điều sau :
1- Từ thế kỷ XIX tới nay, khi đạo Nho không còn là một đạo tồn tại có tổ chức, thì người ta đã phê phán đạo Nho từ những khía cạnh nào, tại sao, lý do gì, và với hiện tại nó còn đúng nữa không.
2- Nho giáo VN khác với Nho giáo TQ thế nào ? Khi ta theo đạo Nho có nghĩa là chịu ảnh hưởng của TQ, « phò TQ » ?
3- Tôi sẽ chỉ ra vài đường cơ bản của Lý học, tức là version đạo Nho phổ cập ở VN, chủ yếu hệ thống các khái niệm cơ bản của nó, bởi hiện tại, các khái niệm của đạo Nho là những khái niệm hết sức phổ thông, truyền thống : tâm, tính, tình, lý, khí, tứ đức, tam tòng, tứ đoan, ..nhưng người ta dùng nó một cách hỗn độn, do không còn có kiến thức truyền thống. Qua đây tôi cũng sẽ chỉ ra việc đạo Phật chuyển thành .. Nho thế nào , cũng như Nho giáo đã chuyển ra chủ nghĩa Mác-Lê nin thế nào, để thấy rằng lịch sử tư tưởng Vn thật ra rất lô gics, không có gì là hỗn độn, hổ lốn, mà nó lại luôn mở để đón nhận cái mới.
4- Đạo Nho gắn với lịch sử VN cũng dài lâu như đạo Phật, nhưng hầu như không có ai định viết lịch sử đạo Nho ở VN. Trong tình trạng ấy làm thế nào kế tục truyền thống này một cách hệ thống, đặc trưng của đạo Nho ở Vn là gì.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 17 2022, 10:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục câu chuyện đạo Nho. Vào cuối thế kỷ XIX, khi Pháp đặt được ách thống trị lên VN, đó là một cuộc khủng hoảng rất lớn. Cuộc khủng hoảng này trong lịch sử dân tộc cũng lớn không kém sự sụp đổ của nhà Trần vào cuối thế kỷ XIII. Còn cuộc kháng chiến của người VN, từ năm 1945 đến 1991 thì cũng không khác gì cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhưng nó gian khổ hơn, đa chiều hơn. Có nghĩa là đây là những bước ngoặt mà hàng trăm năm mới xẩy ra một lần. Sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp, đã làm sụp đổ cả một truyền thống văn hóa Nho giáo chính thống từ thế kỷ XIV (tức là bắt đầu với thời nhà Lê), những nó đã đồng hành với dân tộc VN từ thời nhà Lý (ta có thể lấy mốc bắt đầu bằng việc nhà Lý xây Quốc tử Giám vào thế kỷ XI), còn nếu lấy theo tín ngưỡng của các nhà Nho VN từ thế kỷ XV (phần này tôi sẽ nói sau) coi đạo Nho vào VN từ thời Nhâm Diên, Tích Quang, tức là thời Bắc thuộc, thì ta mới thấy bước ngoặt khủng khiếp với lịch sử dân tộc.
Nhưng người đầu tiên phê phán đạo Nho chính là các nhà Nho. Các nhà Nho này, tôi gọi là tân Nho 1.0 đã phê phán đạo Nho những vẫn dựa vào đạo Nho cả về đạo đức ứng xử, nhận thức, thế giới quan chính trị. Nó thể hiện ở những chủ điểm mới của đạo Nho như sau :
1- Cách vật trí tri. Cách vật trí tri nghĩa là gì. Cách vật là tìm hiểu sự vật, trí tri là từ hiểu sự vật mà tìm ra quy luật, tìm ra quy luật tức là tìm được đạo, theo đạo tức là trí tri. Trí có thể hiểu nôm na là trí thức, tri là nhận biết, nhận thức. Khái niệm trí tri ở đây có thể coi tương đương như trí huệ (là điểm thứ sáu trong đạo Phật bao gồm : từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Cách vật trí tri không phải là khái niệm mới của đạo Nho, vì nó có từ trong tứ thư. Vấn đề là người ta ứng dụng nó thế nào. Từ thế kỷ XI, tức là bắt đầu của Tống Nho, còn được gọi là Lý học, thì vấn đề cách vật được hiểu theo quan niệm « con người vạn vật đồng nhất thể », tức là tìm hiểu đạo đức cũng chính là cái lý của sự vật, là « cách vật ». Điều này còn được đẩy lên cao hơn với Minh Nho (tức là Nho giáo thời nhà Minh, mà ảnh hưởng của nó ở VN không lớn), đó là cách vật được coi như trở về với cái nhìn chủ quan, không tìm hiểu sự vật một cách khác quan nữa. Một ví dụ nổi tiếng của kiểu cách vật này, chính là câu chuyện của Vương Dương Minh đi tìm hiểu cây tre. Vương Dương Minh là người sáng lập ra Minh Nho. Để tìm hiểu cây tre, Vương Dương Minh đã ngồi .. thiền trước nó, nhìn chăm chú vào nó mấy ngày, để rồi xác định được là .. cây tre nằm ở trong ta, cái nhận thức của ta tạo ra cây tre (cái này là lô gic của duy thức học trong phật giáo), nó khác hẳn với việc nhận thức cây tre là mô tả nó, chẻ nó ra, tìm hiểu nó được cấu tạo bằng cái gì, quy luật sinh trưởng của nó thế nào, điều mà ta ngay nay học trong môn sinh vật học, thực vật học. Cách vật trí tri hiểu kiểu mới tức là quay về với lô gic của Khổng tử dậy lục nghệ : bắn cung, cưỡi ngựa, làm văn, .. mà tôi nói ở trên, tức là quay về tìm hiểu chuyên môn. Đặt vấn đề chuyên môn khách quan ngoài vấn đề đạo đức, ứng sử. Nhưng vì ở VN ta không có Minh Nho, nên cách vật trí tri là đả phá kiểu học khoa cử để làm quan mà không « kinh bang tế thế ». Đại diện của pháp môn « cách vật trí tri » mới này ở ta chính là Đông Kinh Nghĩa Thục. Các nhà Nho như Lương Văn Can, mở trường dậy học, khuyến khích kinh doanh, thương mại, .. Các nhà Nho trong phái này cũng là người cổ xuy cho phong trào Đông Du, tức là sang Nhật học, vì Nhật bản đảm bảo được cả hai điều : cách vật kiểu mới (tức là học theo phương Tây), nhưng vẫn giữ được cái gốc Nho giáo. Cũng phải nói thêm là, đây là nhận thức của các cụ về Nhật lúc đó như thế, chứ tình hình của Nhật từ thời Minh Trị 1868 không hoàn toàn như vậy, nhưng với các cụ thì Nhật vẫn là « đồng chủng đồng văn ».
2- Dân quyền. Đừng nhầm khái niệm dân quyền này với nhân quyền mà phương tây vẫn lãi nhải rao giảng. Dân quyền ở đây là hiểu khái niệm khế ước xã hội của Rút xô (jean-Jacques Russeau, là một nhà triết học ánh sáng Pháp) theo lô gics của đạo Nho, cụ thể là Mạnh Tử. Các nhà Nho tiếp cận nhà triết học Pháp này, thông qua tác phẩm Khế ước xã hội (Contrat social), được dịch ra ở Nhật. Gần đây tôi cũng kiếm được bản dịch này được dịch lại ra tiếng Pháp. Người dịch nó từ tiếng Pháp ra là một học giả Nhật, học tiếng Pháp, nhưng lại theo truyền thống Nho giáo là Thứ Dân (ChoMinh) dịch từ tiếng pháp ra chữ Nho. Còn tôi lại có bản tiếng Pháp, dịch ngược lại nó từ chữ Nho, tức là bản dịch của Thứ Dân ra tiếng Pháp, và điều thú vị là người ta thấy chúng « vênh nhau » giữa nguyên bản của Rút Xô và bản dịch của Thứ Dân (có thể coi như một sự sáng tạo lại của Thứ Dân, giống như Nguyễn Du sáng tạo lại truyện Kiều). Nhưng với tôi , thì bản dịch của Thứ Dân quan trọng hơn là nguyên bản, vì bằng chính nó mà các nhà Nho VN hiểu khế ước xã hội. Có rất nhiều điều cập kênh nhau, ví dụ đơn giản là nguyên bản dùng từ Social tức là xã hội, được dịch ra là dân (peuple). Một khế ước hợp đồng có tính xã hội ràng buộc của hai bên đồng đẳng với nhau được coi là dân quyền. Dân quyền là một cách nói khác, trình bầy khác đi học thuyết thiên mệnh của Mạnh tử, theo đó thì vua có mệnh trời, và khi vua vô đạo, thì cái mệnh trời này chấm dứt. Mà nội dung của thiên mệnh này là « dân vi quý, quân vi khinh » (tức là dân quan trọng hơn vua). Ở đây cái lô gic này được hiểu như một quyền lực của dân (dân quyền) nhưng được thể hiện dưới một hình thức hiện đại là hợp đồng (mà trong lĩnh vực chính trị, nó chính là hiến pháp).

3- Nhận thức dân quyền theo hướng cải lương hay giải phóng dân tộc. Từ ảnh hưởng của khái niệm dân quyền này, mà các nhà nho VN đi theo hai xu hướng.

3.1 Xu hướng đánh đổ chính quyền thực dân Pháp, dành độc lập dân tộc. Đây là xu hướng của cụ Phan Bội Châu.
3.2 Xu hướng muốn đánh đổ chế độ phong kiến nhưng .. dựa vào thực dân Pháp. Đây là xu hướng của cụ Phan Chu Trinh.

Ở đây người ta có thể thấy dấu ấn của đạo Nho rất rõ, và các cụ là từ đạo Nho nhìn ra ngoài. Ví dụ, khi tôi tìm cách đọc quyển Khổng Học đăng (ngọn đèn đạo Khổng) của cụ Phan Bội Châu thì tôi không hiểu gì, vì cụ có những background về đạo Nho mà ta không còn có nữa.
Ở một khía cạnh khác, một nhà Nho như cụ Phan Chu Trinh, lại không chịu tìm hiểu văn hóa phương Tây, cụ sang Pháp mà hoàn toàn không biết tiếng Pháp, không học tiếng Pháp, trong khi cụ lại cổ xúy dùng Pháp lật phong kiến VN.

Một điều đặc biệt của tân Nho 1.0 này đó là nó là Nho giáo đô thị, sống trong môi trường đô thị. Các nhà tân Nho này, ví dụ như cụ Huỳnh thúc Kháng, rồi Ngô Tất Tố, .. đều sinh hoạt ở đô thị, trong môi trường đô thị, sử dụng các công cụ mới như báo chí, chữ quốc ngữ, ..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 21 2022, 11:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng tác động lớn nhất tới đạo Nho là chính sách của thực dân Pháp và của các lực lượng yêu nước ở VN, đặc biệt là chủ nghĩa Mác.
Bây giờ hãy nói tới phần của Pháp. Khi Pháp xâm lược VN, thì nhận định của Pháp là VN là một nước Trung Hoa nhỏ, là một bộ phận của đế quốc Trung Hoa. Tại sao nó lại có quan niệm như thế, bởi có những lý do sau :
1- Pháp đánh giá nhầm thể thức ngoại giao « triều cống » ở Đông Á là một sự phụ thuộc. Quả thật quan hệ bang giao giữa các nước Đông Á (trong vùng văn hóa Nho giáo) với TQ được gọi là triều cống, nhưng nó không chỉ có phần cống (tức là phần các nước bên ngoài trao đổi với TQ) mà còn có phần ngược lại, là TQ lại quả. Trong thực tế nó là một quan hệ thương mại, trao đổi. Phần trao đổi ngược lại từ phía TQ có thể là sách vở, lịch, tơ lụa. Ví dụ khi nhà Lý bang giao với nha Tống, thì điều nhà Mý muốn mang về là đại tạng kinh, rồi lịch, lịch là điều rất quan trọng trong một nước nông nghiệp để biết thời vụ. Trước khi Vn tự làm được giấy, thì giấy cũng là món lại quả của TQ. Trà, đồ sứ cũng là những món hàng giá trị.
Do vị trí ở xa, nên việc triều cống với TQ ở VN tương đối ít. Ngươc lại, ví dụ như Hàn quốc (tức là vương triều Choson), thì họ vào xoành xoạch, hàng năm, khiến triều đình TQ phải ngăn không cho vào, vì mỗi lần vào lại phải lại quả tốn kém.
Nhật bản vì ở xa hơn, không triều cống được, thì họ thường dùng cách « thỉnh kinh ». Có nghĩa là đưa sư sang TQ học. Nhưng mỗi đoàn đi này đều mang theo hàng hóa giao thương (Nhật thường mang bạc sang, đổi lại đồ sứ, kinh sách, trà, ..)
Như vậy dưới hình thức triều cống, thực ra đó là một hình thức để trao đổi thương mại. Thời nhà Lê, thời Quang Trung, sau khi đánh bại quân Minh, quân Thanh, đều có các phái bộ VN sang TQ, tiếng là triều công mà để lập lại quan hệ ngoại giao, thương mại.
Trong quan hệ triều cống này, điều đáng nói là thiệt cho các triều đại VN không phải là vấn đề cống, mà là TQ không cho phép thương nhân VN nhập vào TQ. Ngược lại thương nhân TQ lại được vào VN.Từ đó dẫn tới việc, thương mại là theo nhu cầu TQ cần, chứ không phải VN cần. Ta ở vào vị trí passive với TQ, không chủ động.
Đặc biệt từ thời nhà Thanh (thế kỷ XVI), thì ở TQ đổi hình thức thuế quan, thuế cho nhà nước không còn là hiện vật (tơ, lụa, trà, gạo,..) mà là bạc nén. Nói theo cách hiện đại, đó là bạc trở thành đồng tiền trao đổi ở TQ. Để có tiền trả thuế, người TQ nhất định phải thương mại, đấy cũng chính là lý do giúp thương mại TQ phát triển, đấy cũng là lý do tại sao có người TQ di cư xuống vùng ĐNA.
Hiện tại, quan hệ VN với phương Tây cũng không khác lắm hình thức này. Trong toàn cầu hóa, phương Tây sang VN mua đồ trong cơ cấu thương mại của nó, chứ không có hãng thương mại VN trực tiếp mang đồ sang bán thành chuỗi phân phối (phương Tây cũng tìm cách ngăn cản).
2- Khi Pháp tiến đánh Bắc Kỳ, thì Pháp phải tiếp chiến với quân cờ đen, rồi nhà Thanh cũng mang quân đánh nhau với Pháp ở thành Lạng sơn. Nhưng quân cờ đen thực ra không phải là của TQ, mà họ là tàn quân của Thái bình Thiên quốc chống nhà Thanh tràn sang. Nhà Nguyễn vốn có chinh sách lưu dung, nên quân cờ đen là một bộ phận « đánh thuê » của Hoàng Kế Viêm, là một tướng nhà Nguyễn ở miền Bắc (nếu tôi nhớ không nhầm, thì ông có chức Án sát, tuần phủ gì đó)
3- Khi nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây sơn, lên ngôi, nhà Nguyễn có biểu cầu phong với nhà Thanh, đây cũng là một hình thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Và nhà Thanh đã đưa cho vua Giao Long một cái ấn vàng, nặng cỡ một cân, có khắc « An nam quốc vương »
4- Tâm lý « đại ngôn » của văn hóa Pháp. Magerite Duras, là nhà văn Pháp nổi tiếng có viết cuốn người tình được dựng thành phim, nhưng cuốn sách hay nhất của bà, giúp ta hiểu được tâm lý thực dân da trắng nghèo ở Đông Dương, lại là cuốn « một con đê chắn sóng Thái Bình Dương » (une barrage contre pacifique). Tên cuốn sách rất là đại ngôn, trong khi đấy là một con đê bé tí ở một xã nằm đối diện với .. vịnh Thái lan. Vì thế việc xâm lược VN, phải được coi là việc gặm nhấm đế quốc Trung Hoa thì mới oai.
5- Với hòa ước Thiên Tân, thì nhà Thanh công nhận quyền thống trị của Pháp ở VN

Như vậy, nếu Vn là một bộ phận của TQ mà Pháp chiếm được, thì những người chống Pháp là .. theo TQ. Những người chống Pháp này là ai ? đó là những nhà Nho trong phong trào Cần Vương.
Như vậy Pháp phải tìm cách diệt đạo Nho, không kể với hệ thống ký tự rắc rồi, chữ Nho rồi chữ Nôm, nếu còn sử dụng những ký tự này, thì Pháp không thể quản lý được VN. Pháp cần người VN biết chữ Pháp, tiếng Pháp, nhưng đồng thời cũng không muốn họ học cao có trí thức mà chỉ muốn dùng ở dạng thông ngôn, thầy ký (thầy ký tức là làm thư ký bàn giấy chạy long tong, chứ không có gì ghê gớm cả)

Nhưng do Pháp chia VN làm ba kỳ, mà vùng miền Trung tiếng vẫn là của nhà Nguyễn, nên vẫn còn Nho giáo.Ở miền Bắc cũng có Nho giáo, mặc dù không thuộc quyền quản lý của triều đình nhà Nguyễn. Như vậy phải làm thế nào ?
Chính vì thế Pháp mới xóa bỏ chế độ thi cử kiểu Nho giáo, đưa chữ quốc ngữ vào, cho các người được đạo tạo trong các trường Pháp (ví dụ trường dậy tiếng Pháp làm thông ngôn) chức quan.
Có những nhà Nho làm tay sai cho Pháp thì vẫn được sử dụng (là những người còn lại của những khóa thi trước, vì đến năm 1915, thì việc thi kiểu Nho giáo mới bỏ hoàn toàn). Nhưng ở trong bộ máy cai trị tay sai của Pháp, thì những người tốt nghiệp trường Pháp sẽ được tin cậy hơn, và những người được tin cậy nhất phải theo Thiên chúa giáo.
Đây cũng là lý do tại sao vào năm 1948, sau khi thất bại trong chiến dịch Việt Bắc (1947), không đánh nhanh thắng nhanh được Pháp bắt buộc phải lập chính quyền bù nhìn, thì chính quyền này là những người VN vào dân Tây, theo Thiên chúa giáo , đảm nhiệm. Từ đó nó dẫn tới việc chính quyền Ngô Đình Diệm cũng là chính quyền thiểu số Thiên chúa luôn.
Từ quan niệm VN là một bộ phận của TQ được Pháp tách ra, nhà Nho là một lực lượng kiểu « tay sai văn hóa » của TQ đã dẫn tới nhận thức lịch sử VN mà Pháp còn truyền lại cho ta đến ngay nay, như một thứ vô thức ở đằng sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 21 2022, 11:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi tôi đọc các tác phẩm của Lê Quý Đôn, trong quá trình tìm hiểu đạo Nho của mình, thì một điều đập vào mắt tôi, đó là nhận thức của ông về lịch sử VN như một cuộc đấu tranh dài lâu chống TQ không có. Thậm chí những giai đoạn này, được hiểu biết khá mù mờ. Nhân xét đầu tiên của tôi là điều đó có thể đến từ 2 lý do :
1- Vì là Nhà Nho , tất nhiên ông phải « phò TQ » (đây là lô gic ảnh hưởng của thực dân Pháp mà tôi sẽ nói sau, nhưng nhận thức này hoàn toàn ở dạng hiển nhiên, vô thức với người VN hiện đại)
2- Lê Quý Đôn là một nhà Nho sống trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn, trong gần 300 năm, không có chiến tranh với TQ, cho nên ông không để ý và coi nhẹ)
Nhưng chẳng phải chỉ có Lê Quý Đôn, mà khi ta đọc quyển Đại Việt Sử Ký của Ngô sĩ Liên, hay sử viết thời nhà Nguyễn cũng vậy.
Sau đó khi tôi đọc cuốn VN sử lược của Trần Trọng Kim, chủ yếu tò mò muốn xem đây là quyển sử viết thời thực dân, vậy nó sẽ viết về quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở VN thế nào. Phải nói là tôi thấy thất vọng, vì tác giả viết như một thứ người đời đoạn này (đó là phần cuối cùng của cuốn sử), giống như « sử gia hiện đại của VN » trong phim tài liệu Mỹ, nói Mỹ ném bom bắn phá mà cứ như nói làng ta vừa bị cơn bão. Nhưng đặc biệt phần các cuộc kháng chiến chống TQ thì được viết đầy đủ, không thua kém các cuốn sách giáo khoa sử phổ thông hiện đại ở VN bây giờ.
Khi đọc hồi ký của học giả Đào Duy Anh, tôi mới biết cuốn Việt Nam sử lược là sách giáo khoa sử thời thuộc địa, và ông Đào có đặt câu hỏi : « tại sao Pháp xâm lược VN chiếm làm thuộc địa, mà trong sách sử lại viết người Việt chống các triều đại TQ dũng cảm thế, nó không sợ người Việt nổi dậy chống Pháp à » (đại khái câu hỏi như thế, tôi không thể trích dẫn nguyên bản).
Chính câu hỏi của học giả Đào Duy Anh, khiên tôi thấy những lý do mà tôi quy chụp cho Lê Quý Đôn là không ổn. Vi hiển nhiên, là một nhà bách khoa, chuyên sưu tập sách, ông không thể nào không biết tới các cuộc kháng chiến chống TQ, dù nó cách thời đại ông bao nhiêu lâu đi nữa. Điều nữa, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống TQ đều có nhà Nho tham gia, nhiều lần còn là vai trò quan trọng như Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm , .. như vậy Nho giáo, Nho gia không phải là tai sai TQ.
Như vậy phải tìm một cách giải thích mới, hợp lý hơn. Và cái lý do có lẽ nó ở chính phần trên tôi viết. Đó là với thực dân Pháp, không có tồn tại một nước Vn độc lập, mà nhà nước VN chỉ là một bộ phận của TQ được Pháp tách ra. Vì thế chỉ cần hướng nhận thức theo kiểu TQ là kẻ thù truyền kiếp, thì VN sẽ mãi mãi là thuộc quốc của Pháp. Còn lý do tại sao họ coi Vn là thuộc quốc của TQ thì tôi đã nói ở trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 25 2022, 12:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để biến TQ thành « kẻ thù truyền kiếp », thời thực dân Pháp hình thức tuyên truyền văn hóa của nó nhằm vào ba hướng sau :
1- Diễn giải lịch sử VN, vốn rất đa dạng phong phú có nhiều chiều (với TQ, với vùng ĐNA, hay sự phát triển nội tại của xã hội VN) giống như các nhà Nho viết trong lịch sử, trở thành đơn tuyến đối địch VN-TQ, lịch sử VN thành lịch sử đánh nhau với TQ đơn thuần.
2- Sử dụng thuyết văn hóa « truyền bá » (diffusion) cộng với sự lập lờ Bách Việt là người Việt Nam để nói rằng người Vn có gốc ở vùng Giang Nam (TQ) nhưng bị người Hán đuổi xuống phương Nam.
3- Bịa đặt các kiểu giải thích TQ cướp hết các giá trị được văn hóa VN (đánh đồng với Bách Việt) tạo ra để tạo thành .. văn hóa TQ (kiểu Hà đồ, Âm Dương Ngũ Hành, .. là copyright VN)
Khi ba điểm này ngấm vào người, thì tất nhiên kết luận hiển nhiên sẽ là TQ là kẻ thù truyền kiếp của người Việt, và như vậy cái mâu thuẫn hai bên không thể nào xóa được. Trong khi một nước lánggiềng bình thường, chắc chắn có mâu thuẫn lúc này lúc khác, nhưng vẫn phải có sự chung sống. Hình thức biến TQ thành kẻ thù truyền kiếp chính là một version của hình thức chia để trị.
Điều 1 tôi đã nói ở trên khi bình luận về quyển sử Trần Trọng Kim. Ở đây tôi chỉ nói rõ thêm về điều 2 và ba, vì nó thú vị không kém.
Về điều 2. ở đây tôi có nói tới thuyết « truyền bá » (difussion), nghĩa là thế nào ? Đây là một học thuyết trong khoa học xã hội, thực ra nó là một giả thiết, được coi là lô gic, đến từ văn hóa phương Tây, theo nó thì tất cả các kiểu văn hóa chỉ có một nguồn, rồi từ đó phát tán ra (diffusion). Thuyết này được sử dụng chung với một thuyết khác đó là « đấu tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, cường thắng tiểu nhục ». Thuyết sinh tồn này là của Spencer (một triết gia Anh), và nó là biến tướng của học thuyết tiến hóa trong sinh vật học của Đác uyn, nhưng « áp dụng đểu » vào khoa học xã hội. Thế còn thuyết phát tán, nguồn gốc nó có từ đâu, thực ra nó là một dạng thiên chúa giáo cải biên, vì nếu thế giới chỉ có một ông chúa trời duy nhất, thì hiển nhiên chỉ có một nền văn hóa duy nhất phát tán ra, và trên đường nó phát tán nó sẽ nghiền nát tất cả các thể hình văn hóa khác không mạnh bằng nó (khi kết hợp với thuyết sinh tồn).
Hai học thuyết này rất thịnh hành vào thế kỷ XIX, vì nó có thể justify cho chủ nghĩa thực dân cũ. Từ giữa thập niên 60, thì ngay ở phương Tây thuyết này cũng dần được loại bỏ, do chủ nghĩa thực dân cũ không thịnh hành nữa, và phương Tây cũng đã có nhận xét tiến bộ hơn với các lô gics đến từ các nền văn hóa khác, ví dụ đạo Phật. Nếu ta theo đạo Phật, thì không bao giờ người ta nghĩ rằng tất cả chỉ bắt nguồn từ một điểm (kiểu độc thần giáo như thiên chúa), mà nó có rất nhiều trung tâm, xuất hiện, tồn tại do nhân duyên hoàn cảnh tạo ra.
Nhưng đây là chuyện bây giờ, còn vào hồi đầu thế kỷ XX, thì thuyết sinh tồn và thuyết truyền bá được sử dụng như một lô gic nghiên cứu văn hóa của phương Tây. Nó vừa gần với họ về nguồn gốc (đạo Thiên chúa), vừa biện hộ được cho chế độ thực dân, và sự « văn minh thượng đẳng » của châu Âu.
Áp dụng vào quan hệ TQ – VN (được mập mờ nhầm lẫn Bách Việt=Việt nam) đã nẩy sinh ra thuyết người VN bị đuổi xuống phương Nam, còn lại thì bị « đồng hóa ». Trong trường hợp này, khởi điểm của nó là quan niệm của các nhà Nho VN, nói rằng tổ tiên ta bắt đầu từ Thần Nông, Lạc Long Quân gặp Âu Cơ ở hồ Động Đình, cũng như địa giới Bách Việt là từ miền nam sông Dương Tử phía tây giáp với Thục (tức là tỉnh Tứ Xuyên -TQ bây giờ), và phía nam xuống tới Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, tức là nước ta ngày nay. Nhưng các nhà Nho VN quan niệm khác, cái này tôi sẽ nói sau khi nói về sự khác biệt của Nho giáo VN, Nho giáo TQ.
Quan niệm người việt bị đuổi này được chính quyền miền Nam cũ đưa vào sách giáo khoa tiểu học, vì họ kế thừa 100% chế độ thực dân Pháp.
Vấn đề truyền bá này còn đưa tới những nhận xét quái đản khác, ví dụ theo nhiều học giả thực dân Pháp, thì Trống đồng của người Việt Cổ bắt đầu từ .. người Vi king (họ là thủy tổ của các dân tộc như Thụy điển, Đan mạch, Na uy). Còn tại sao lại thế thì vì người Vi king có truyền thống đúc đồng, và để lại nhiều hiện vật đồ đồng. Vậy theo thuyết truyền bá, thì người Việt không thể tự đúc được đồ đồng mà do người Vi kinh truyền cho. Nhưng tại sao chiều truyền bá lại là Vi king đến VN mà không phải ngược lại, thì tất nhiên là định kiến thực dân thượng đẳng nó chỉ có chiều đó thôi.
Những ý kiến văn hóa kiểu thực dân này đã được giáo sư Trần Quốc Vượng phản bác từ những năm 60 ở ngoài Bắc. Về mặt khảo cổ, từ sau năm 1954, những tác phẩm hay nhất có giá trị là ở ngoài Bắc, vì ở đây có sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê theo truyền thống của Liên Xô. Ngược lại trong nam, chỉ lải nhải viết lại theo phương Tây (chủ yếu là Pháp), mà phần định kiến thực dân, thiên chúa lại không biết mà trừ bì nó đi.
Trở lại với câu chuyện Bách Việt. VN là một bộ phận của Bách Việt, nhưng ông cha ta luôn ở bên dòng sông Hồng. Bách Việt là một khái niệm, như tôi đã từng nói, như là khái niệm người da đỏ (indien), nhưng không thể nói người da đỏ ở Mexico cũng là người da đỏ ở Canada.
Mặc dù thế người da đỏ cũng có chung một cái gì đó với nhau về quan niệm văn hóa, tín ngưỡng. Tương tự như vậy người Bách Việt cũng có nhiều truyền thống giống nhau, do cùng là cư dân văn minh trồng lúa. Ngoài khái niệm Bách Việt, hiện tại với khảo cổ trống đồng, người ta thấy VN cũng chung truyền thống này với các dân tộc ở ĐNA, ở VN, rồi Vân Nam, Quảng Tây thậm chí ra tới đa đảo. Như vậy VN là giao thoa của rất nhiều nguồn văn hóa, được tổ tiên ta phân chia theo : lên rừng và xuống biển. Nhưng đây là khái niệm văn hóa, không phải là một khái niệm nhà nước, lãnh thổ cứng như một nhà nước hiện đại.
Còn nếu xét về việc hình thành nhà nước VN sau khi thoát khỏi Bắc thuộc, thì người ta cũng có thể thấy rõ ràng Bách Việt không phải là VN. Khi Ngô Quyền đánh quân Nam Hán vào năm 939, thì đây là một triều đại cát cứ ở Quảng Đông. Họ chính là .. Nam Việt (nếu hiểu kiểu nhập nhằng theo khái niệm Bách Việt). Như vậy ta đánh .. ta để giành độc lập à ? Nhưng chưa hết. VN chỉ thực sự có độc lập vững chắc khi triều Tiền Lê, tức vua Lê Đại Hành đánh bại quân Tống. Bởi lúc này nhà Tống đã diệt Nam hán, thống nhất TQ, hiển nhiên nó sẽ đánh Đại Việt để khôi phục lại đế chế Trung Hoa, thắng Nam Hán mới chỉ là một thế lực cát cứ. Chỉ sau khi Lê Đại Hành chiến thắng, thì vấn đề Đại Việt trở lại là một tỉnh của đế quốc Trung Hoa không còn nữa. Nhưng vẫn chưa hết. Phải tới thời nhà Lý, với Lý thường Kiệt, thì đế quốc Trung Hoa và Đại Việt mới chia nhau xong phần thượng lưu sông Tây Giang (nếu vẫn sử dụng quan niệm Bách Việt, thì đây là đất Tây Âu, hay là Tây Việt). Như vậy làm gì có chuyện tổ tiên ta bị đuổi đi khi nào, mà phải nói văn minh sông Hồng tỏa sáng ra mới đúng chứ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 28 2022, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ nói tới điều thứ 3 ở trên, đó là việc giành giật copyright những hệ thống tư tưởng ở Đông Á, như đạo Lão, thuyết âm dương ngũ hành, Hà đồ, Lạc thư… là của người Việt Nam, bị TQ .. cướp mất.
Việc giành giật các kiểu copyright này với văn hóa TQ, là sản phẩm của các học giả theo Thiên chúa giáo VN. Hiển nhiên với tôi, khi đọc những điều họ viết này, thì nó cũng buồn cười và tiếu lâm như câu truyện gần đây đăng trên báo VN, nói về vua Quang Trung có bom Na pan, và nó cũng ngớ ngẩn như việc thực dân Pháp nói người Việt cổ chế tạo Trống đồng nhờ có người Vi king.
Lúc đầu tiên đọc, tôi giải thích « tinh thần chụp giật » này của họ như một sự tự ti văn hóa.Bởi đạo Thiên chúa có nguồn gốc rất xa lạ với ta, nên những người theo nó phải cân bằng lại với một dạng tinh thần dân tộc quá đà. Nhưng có điều kỳ lạ là, nếu giáo dân VN có thể theo kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thì bộ phận « cán bộ » của nó có xu hướng về hùa với thực dân, núp dưới bóng « chống cộng ». Như vậy có một sự mâu thuẫn giữa tình thần dân tộc quá đà và thái độ chính trị của chính họ. Như vậy phải hiểu cái tinh thần dân tộc quá đà kiểu này như thế nào ? với tôi nó là một khía cạnh khác của vấn đề biến TQ thành kẻ thù không đợi trời chung, truyền kiếp.
Cách thức lô gic của cái kiểu ngụy biện này thế nào ? Tôi dẫn ở đây một ví dụ fake, do tôi nghĩ ra làm ví dụ, để chỉ ra cái lô gic lập lờ này.
Ở Thanh Hóa có một thắng cảnh gần Sâm sơn, đó là Hòn Trống-Mái, đây là hai tảng đá rất chênh vênh đứng « gật gù » vào nhau, nếu theo lô gic cua các học giả Thiên chúa mà tôi nói ở trên , thì tôi có thể « la làng ăn vạ », nói Trống – Mái là một biểu tượng thể hiện kiểu dân gian khái niệm Âm-Dương, từ đó quy chụp ra rằng, khái niệm Âm -Dương vốn là của VN, bị TQ cướp mất đổi tên, vì trong dân gian nó tồn tại rồi mà.
Như vậy giải thích sự tương quan giữa khái niệm dân gian : Trống, Mái so nó với Âm-Dương thế nào cho chính xác , khách quan hơn.
Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy là cả VN và TQ đều có cái đế « cơ sở vật chất » để đi tới khái niệm này một cách dễ dàng, vì VN cũng như TQ (ít ra là vùng Bách Việt, tức là từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống) cùng chung một nền văn hóa nông nghiệp, trồng lúa. Vùng trồng lúa này còn kéo tới ĐNA, sang tới Thái Lan, rồi ra đa đảo. Nhưng ở đây, ta cứ tạm thời hạn chế trong vùng VN-Bách Việt đã. Âm Dương chính là sự thăng hoa (tức là từ ví dụ vật chất cụ thể, được trìu tượng hóa thành một giá trị văn hóa triết học) của hình thức sinh sôi nẩy nở trong văn hóa nông nghiệp, đó là đực-cái, trống-mái.
Nhưng ở đây, người ta không thể khẳng định được, từ khi nào khái niệm này được truyền từ dân gian vào học thuật, vào triết lý. Điều lằng nhằng hơn nữa, là nếu muốn truyền nó từ thực tế vật chất, để trở thành một khái niệm tinh thần, nhận thức, thì phải dùng chữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng chữ viết, thì có nghĩa là chữ viết đã « cấu trúc lại » khái niệm. Không kể khái niệm (Âm-Dương) có tầm bao phủ lớn hơn của quan niệm (Trống-Mái), tại sao ? vì nó còn có thể thể hiện nhiều khái niệm khác nữa như thế giới âm / thế giới dương (tức là thế giới linh hồn/thế giới trần thế), nó có thể thể hiện hai cực đối lập : Ánh sáng/bóng tối.
Tóm lại, nếu cụm khái niệm Trống/Mái tương đồng với Âm/Dương người ta không thể sử dụng nó để suy ra rằng cái copyright của khái niệm này là từ đó mà ra.
Ở đây tôi dùng một ví dụ trên đất VN, nhưng các học giả thiên chúa kia không dùng như thế mà tiếp tục sự lập lờ giữa Bách Việt= VN, Nam=Việt Nam.
Khi có một sự tương đồng, thì điều duy nhất người ta có thể khẳng định được không sợ sai, đó là khái niệm đó (Âm / Dương) có thể được hiểu bằng tương đồng (Trống/Mái), và từ đây nó có thể mở ra những cái cửa phát triển tiếp tục nữa, ví dụ như Trống/Mái là sinh sôi nẩy nở (điều mà có thể trong nguyên bản, nó không có nghĩa đó, hoặc nghĩa đó không được nhấn mạnh). Trường hợp này, ta gọi là bản địa hóa, phát triển.
Trong thời kỳ cai trị của thực dân Pháp ở VN, và tiếp nối sau đó là các chính quyền miền Nam, không chỉ có TQ mới thành kẻ thù không đội trời chung, mà quan hệ VN-Cam pu chia cũng được định nghĩa như vậy. Nhưng ở đây VN đóng vai TQ, còn Cam pu chia đóng vai VN.
Và một trong những hệ quả của nó là cuộc thảm sát diệt chủng của Khơ me đỏ. Người ta hay nói nhóm cầm quyền Pôn pốt- Yêng Sa ri là theo Mao ít (tức là giống như dạng « bè lũ bốn tên » ở TQ), nhưng ít ai để ý nhóm này là nhóm trí thức Cam pu chia Pháp học. Những ông trí thức Cam pu chia này học ở Pháp vào thời những năm 60, và họ vừa ngấm thái độ kỳ thị Khơ me – VN do học từ trường pháp thuộc địa ra, vừa có tinh thần Mao ít, vì vào thời kỳ đó, phái tả ở Pháp sùng bái Mao trạch Đông, cách mạng văn hóa TQ, ..



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC