Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 25 26 27 28 29 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Apr 30 2018, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #261

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa. Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 30 2018, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #262

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhung nam 2008 (luc VN va My da binh thuong hoa quan he), hai ben da dong y la My se khong truc xuat nguoi Vietnam truoc nam 1995 roi ma. Hiep dinh la co tinh phap ly, thi My phai tuan thu chu.

Nga nghi báo chí Anh nhận lệnh ỉm vụ Skripal
Báo chí Anh im lặng như họ phải tuân theo lệnh dừng đưa về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái.


Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Nước Nga-1, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích truyền thông Anh bất ngờ "ỉm đi" về vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái là Yulia.

"Các phóng viên Anh đã im lặng trong những ngày qua. Tất cả bọn họ đều trở lại trạng thái im lặng. Không có bất kỳ vụ việc Skripal nào trên truyền thông Anh nữa. Vụ việc này đã không còn thú vị.

Không còn tìm kiếm ai đó, không ai tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào, không ai yêu cầu phía Anh cung cấp các bức ảnh hay video về những người bị ảnh hưởng" - bà Zakharova nói trên truyền hình.

Bà Zakharova cho hay các nhà báo Anh là những người dày dặn kinh nghiệm trong việc đưa tin, liên kết và điều tra vụ việc. Tuy nhiên, việc đột nhiên "im hơi lặng tiếng" trong vụ việc cựu điệp viên Skripal khiến nước này thực sự quan ngại.

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn đặt một giả thuyết rất thẳng thắn rằng, việc báo chí Anh lắng dịu vụ đầu độc của Skripal và con gái "cứ như thể là đã có một mệnh lệnh để tất cả họ phải giữ im lặng".


Bà Zakharova một lần nữa kêu gọi sự hợp tác từ giới báo chí.

Đồng thời bà cũng gửi lời cảnh báo Nga sẽ không để yên vụ việc.

"Vụ việc không còn tồn tại trong giới truyền thông. Tuy nhiên, không có gì phải nghi ngờ, Ủy ban Điều tra của Nga, Đại sứ quán Nga tại Anh và Bộ Ngoại giao Nga sẽ khuấy động vụ việc với những thông tin mới từ nhiều khía cạnh. Chúng tôi có một số điều phải thông báo với họ" - bà Zakharova nhấn mạnh.

Theo Karel Koecher, cựu điệp viên Liên Xô từng nằm vùng tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA, Nga hoàn toàn không được lợi ích gì từ vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái Yulia tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3.

“Ông Skripal chắc chắn không phải là nạn nhân của bất kỳ chiến dịch hay vụ tấn công nào từ phía Nga” - Karel Koecher nói.

Vị cựu điệp viên nhắc về chuyện ông Sergei Skripal cùng với 3 gián điệp khác làm việc cho Anh đã được Nga ân xá để đổi lấy 10 điệp viên Nga ở Mỹ và cho rằng, Nga sẽ không ám sát một cựu điệp viên mà họ đã trả tự do.

“Việc tấn công một cựu điệp viên sau khi đã đồng ý trả tự do cho ông ta sẽ phá hủy hoàn toàn sự tín nhiệm của Nga” - ông Koecher nói.

Thay vào đó, toàn bộ vụ việc xảy ra ở Salisbury, nơi cha con ông Skripal nghi bị đầu độc, chỉ là một vụ tấn công đánh lạc hướng.

“Cha con ông Skripal có thể trở thành cái cớ thuận lợi cho một kịch bản của chiến dịch chống Nga. Có thể vụ việc này được dựng lên để kiếm cớ leo thang các chiến dịch chống Nga và các biện pháp trừng phạt Nga công khai” - ông Koecher cho biết thêm.

Cựu điệp viên Liên Xô nhận định, các cơ quan an ninh của Anh rõ ràng đã tìm cách che giấu thông tin về cựu điệp viên Skripal và con gái ông này “nhiều nhất có thể”.

Theo ông Koecher, phía Anh có thể sẽ không bao giờ để cha con ông Skripal có cơ hội gặp giới chức Nga vì London sợ rằng họ có thể sẽ tiết lộ những thông tin mà Anh không muốn công khai trước công chúng.

“Toàn bộ vụ việc này rất đáng ngờ. Chúng ta không thể biết ông Skripal sẽ nói những gì. Ngay cả khi ông ấy đồng ý sẽ nói những điều mà tình báo Anh bảo ông ấy phải nói, ông Skripal vẫn có thể đổi ý khi phát biểu trước ống kính máy quay” - ông Koecher nói thêm.

Theo cảnh sát Anh, sức khoẻ hiện tại của con gái cựu điệp viên Sergei Skripal đã ổn định, còn cựu điệp viên Skripal cũng đang nhanh chóng hồi phục. Một nguồn tin thân cận tiết lộ, sau khi phục hồi hoàn toàn, hai cha con ông Skripal sẽ được cung cấp nhân thấn mới và tái ổn định cuộc sống tại Mỹ.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...kripal-3357322/


Trung Quốc đóng tàu đánh cá nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở Nga
Tập đoàn Rosneft của Nga không thông báo chi tiết, nhưng họ cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.


Trung Quốc đang đóng tàu đánh cá hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại hãng đóng tàu Rosneft của Nga. Dự kiến, tàu sẽ được hạ thủy tại vùng Viễn Đông. Rosneft không thông báo chi tiết, nhưng cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.

Đáng chú ý, một công ty Trung Quốc sẽ đóng tàu đánh cá nguyên tử này tại nhà máy Zvezda tại Primore. Thông tin này đã được hãng tin Polit.info đăng tải khi dẫn một nguồn tin thân cận với lĩnh vực đóng tàu. Nguồn tin nhấn mạnh rằng, nhà máy Zvezda là công ty con của hãng Rosneft.

Còn theo Thư ký báo chí của Tập đoàn Rosneft là ông Mikhail Leontiev trong cuộc trò chuyện với Polit.info đã không khẳng định thông tin này, nhưng cũng không bác bỏ. Ông cho biết, công ty này trực thuộc tập đoàn Rosneft, nơi đang tiến hành rất nhiều các vụ đàm phán. Tuy nhiên, chi tiết về về con tàu này không được ông Leontiev thông báo.
https://baomoi.com/trung-quoc-dong-tau-danh.../c/25749912.epi








http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...kripal-3357322/

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 30 2018, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #263

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cai luat nay ky cuc that.
Nhap quoc tich My ma van bi truc xuat khoi nuoc My. The thi nhap tich lam gi? Nguoi My lai khong the vao My.
Ma nuoc My lai con co cai luat, khong song o My, nhung neu la nguoi My thi van phai nop thue cho My.
cry1.gif


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 30 2018, 10:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #264

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tên lửa SCALP của Pháp có chứa các linh kiện điện tử Mỹ, vì thế Mỹ không cho phép thì Pháp cũng không bán được. Chuyện này đã xẩy ra khi Ai cập định mua 24 quả tên lửa SCALP để trang bị trên các máy bay Rafale mua của Pháp. Lý do Mỹ đưa ra là điều này làm ảnh hưởng tới an ninh của Israel, nên Mỹ phủ quyết. Nhưng mà an ninh của Ai cập chính là cần cân bằng lực lượng với Israel, nếu bây giờ vì Israel mà không thể trang vị thì có quân đội làm gì ..chắc để làm cảnh. Nói người lại nghĩ tới ta. Hiện trạng quân đội của VN cũng ..gần gần như thế. Vì VN trang bị vũ khí để cân bằng với TQ. Bây giờ Nga với TQ liên minh với nhau quyết liệt, thì vấn đề này với VN hơi khó. Cứ cho là chạy đi mua được vũ khí Mỹ, Pháp đi. Thì thực ra lại đưa cổ vào cái tròng khác. Vì thế chỉ có cách là tự xây dựng cho mình công nghiệp quân sự, dùng nó vừa để trang bị vừa để tăng cường chất lượng công nghệ, là một bộ phận của quá trình công nghiệp hoá là tốt nhất.
I ran muốn mua máy bay dân dụng Nga thì cũng dễ hiểu, vị họ giống như Vn trước năm 1996 (trước khi Mỹ gỡ bỏ lênh cấm vận, thì VN cũng không thể mua được Airbus do có các linh kiện Mỹ trong đó).

Tuần vừa qua, sự kiện nổi bật có lẽ là sự kiện liên Triều, cuộc gặp mặt giữa Bắc Triều Tiên và Đại Hàn. Vậy hãy làm quả phân tích tình hình xem sao, coi các bên liên đới lợi gì hại gì.
Cuộc gặp gỡ liên Triều này được media Hàn quốc đăng tải rầm rộ, như một chiến dịch quảng bá lớn, có thể làm nhằm lấy dư luận thế giới làm chứng để tránh Mỹ ngăn cản. Và người ta có thể hiểu là thành công của cuộc gặp này cũng đã được Mỹ “bật đèn xanh”. Vì trước đó Mike Pomeo, người đã từng là giám đốc CIA trước đây, và là tân bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ, đã bí mật sang Bắc Triều Tiên. Cuộc gặp này cũng được TQ “bật đèn xanh”, vì trước đó ông Kim cũng đã đáp tầu bọc thép sang Bắc kinh hội kiến Tổng bí Thư TQ Tập cận Bình.
Vậy tại sao cả Bắc kinh và Oa sinh tơn đều bật đèn xanh ?
Với Mỹ. Việc bật đèn xanh của Mỹ đã chứng tỏ chính sách của Mỹ với Bắc Triều Tiên thất bại. Trước đây đã từng có 2 cuộc họp liên Triều (2001, 2007), nhưng thoả thuận đều bị Mỹ không thực hiện (Tổng thống Hàn Quốc hiện tại, ông Mun đã là người kiến thiết chính sách này 10 năm trước), bởi trước đó Mỹ nhận định chế độ của Bắc Triều tiên sẽ sụp đổ, giống như các chế độ XHCN cũ ở Đông Âu, đặc biệt là trường hợp Đông Đức. Nhưng sự việc đã không xẩy ra giống như Mỹ và một bộ phận giới chính trị Hàn quốc (Hai đời tổng thống Hàn quốc trước ông Mun, vốn là giới bảo thủ theo đuôi Mỹ quyết liệt), bởi vì Triều tiên đã cải cách kinh tế thành công. Kinh tế Triều tiên hiện này đã giống như kinh tế VN mở cửa. Không những thế Triều tiên còn đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân, có thể đe doạ được Mỹ. Như vậy việc trông chờ vào sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên là vô ích, không những thế lại tạo ra thêm một cường quốc hạt nhân có thể đe doạ chính mình về lâu dài. Mỹ sở dĩ muốn giữ căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng bởi vì Mỹ muốn giữ sự hiện diện quân sự ở đây. Vì thế trước đó, Mỹ chỉ có thể đồng ý thống nhất triều tiên dưới lá cờ của Đại Hàn. Nhưng việc Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đã đẩy việc Mỹ đóng quân ở đây thành việc nguy hiểm. Tóm lại với vũ khí hạt nhân, và sự khởi sắc kinh tế trở lại (bất chấp cấm vận Mỹ) đã khiến Mỹ phải từ bỏ chính sách muốn tiêu diệt Bắc Triều tiên, với điều kiện Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, và Mỹ không bị bắt buộc phải rút quân.
Với TQ. Trung quốc không muốn Mỹ có thể áp sát biên giới mình, để câu chuyện thống nhất nước Đức và NATO áp sát Nga được lặp lại lần thứ hai. Nhưng ngược lại, TQ cũng không giúp Bắc Triều Tiên mạnh mẽ, giống như Liên Xô giúp VN trước đây. Bởi TQ không muốn bị xa lầy vào một cuộc xung đột. Cũng chính vì thế mà TQ không kiềm chế Triều tiên phát triển vũ khí hạt nhân, mặc dù cũng giống như Mỹ, TQ không thích một nước láng giềng có thể có được sự tự chủ đó. Nhưng giữa giúp đỡ Triều tiên chống Mỹ và để mặc Triều Tiên tự xoay xở, TQ đã chọn điều thứ 2. Việc Triều Tiên làm chủ được vũ khí hạt nhân, đã khiến TQ xích gần lại Mỹ hơn, và TQ cũng muốn nước này từ bỏ thứ vũ khí này, với điều kiện Mỹ không thể tiến sát tới biên giới mình. Thái độ của TA với Triều tiên khá giống thái độ của TQ với việc thống nhất đất nước ở VN. TQ không muốn Vn thống nhất đất nước, và từ đó đã tạo liên minh với Mỹ ngăn chặn sự lớn mạnh của một nước Vn thống nhất bằng cách xúi dục, tài trợ khơ me đỏ và chiến tranh biên giới.
Như vậy vào thời điểm hiện tại, lợi ích khách quan của Mỹ-TQ ở bán đảo Triều tiên là giống nhau. TQ không muốn Mỹ áp sát biên giới, ngược lại Mỹ sẵn sàng chấp nhận điều đó, với điều kiện Triều tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, điều mà trong thâm tâm TQ cũng muốn.
Với Bắc triều tiên, việc có thoả thuận hoà bình với Đại Hàn vừa là thắng lợi vừa là thất bại. Thắng lợi vì đã vượt được qua mưu đồ của Mỹ định xoá xổ mình. Thất bại, bởi không thể thống nhất Triều tiên.Bởi vì khởi điểm, vũ khí hạt nhân chính là con bài mà Bắc Triều Tiên định sử dụng để đuổi mỹ đi thống nhất đất nước. Nhưng hiện tại điều này không thể xẩy ra (còn về tương lai thì không biết).
Do tình cờ mà hội nghị liên Triều diễn ra đúng vào thời điểm 30/4, ngày thống nhất đất nước VN. Nhìn thấy những gì ở Triều Tiên, người ta càng cảm nhận được sự vĩ đại của nhân dân ta. Nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi mà thấy rằng, tại sao những gì ta làm được trong chiến tranh, trong hoà bình lại không xứng tầm. Tại sao một nước Bắc Triều Tiên bị bao vây bốn bề mà còn vươn lên làm chủ được kỹ thuật, trong khi ta thì không, chỉ bán sức gia công cho nước ngoài.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 30 2018, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #265

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu quan hệ Triều Tiên – Đại Hàn được cải thiện, Mỹ công nhận Triều Tiên, thì ai là kẻ thiệt hại nhất trong ván bài ở Đông Bắc Á này. Người ta có thể thấy đó là ..Nhật bản. Mặc dù là quốc gia láng giềng có quan hệ mật thiết với Hàn quốc (về kinh tế). Nhật bản hoàn toàn bị gạt ra ngoài rìa công cuộc thương lượng này. Mặc dù Bắc Triều Tiên để ngỏ cửa (ông Kim tuyên bố sẵn sàng họp hội nghị với Nhật bản), và đây là một tính toán khôn ngoan của Bắc Triều Tiên, nhằm cân bằng quan hệ quốc tế, nhưng đây là chuyện về sau. Còn vào thời điểm hiện tại, thì trọng lượng của Nhật bản trong ván cờ này là bằng không.
Nhưng điều quan trọng hơn cả, là Nhật bản không còn có quân bài để đánh đổi với Mỹ. Bởi vì Nhật bản từ sau đại chiến II, đã bị Mỹ bắt giải tán quân đội, có một hiến pháp không cho phép có các hoạt động quân sự. Bằng việc giơ cao con “ngáo ộp” Bắc Triều Tiên, Nhật bản có thể cải thiện dần dần vị thế quân sự thông qua cái cớ ..chống thảm hoạ Bắc Triều Tiên. Nhưng nay, nếu Triều Tiên từ con hổ “giấy” trở thành con trâu đất, thì Nhật không có cớ gì để sửa đổi hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự. Không kể hiện tại, với chính sách của Trump, Nhật đang trở thành đối thủ kinh tế, mà Mỹ muốn ăn thịt. Như vậy vị thế của Nhật với Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó ta càng thấy vai trò của CPTPP là quan trọng thế nào với Nhật bản.
Tất nhiên về học thuyết quân sự toàn cầu. Mỹ vẫn coi Nhật, Úc, rồi Ấn độ là những đối tác liên minh quan trọng trong không gian Thái Bình Dương- Ấn độ dương. Nhưng Ấn độ bắt cá hai tay, vì họ đủ lớn và độc lập để không bị làm tay sai. Kết quả Nhật có thể vẫn bị buộc vào Mỹ như một cái đuôi, mà không thể vùng ra tự chủ được, dù là tự chủ tương đối.
Một ảnh hưởng nữa có thể có là tới VN. Vì hiển nhiên về lợi thế cạnh tranh, Bắc Triều Tiên vượt trội hơn VN, không kể tới vấn đề văn hoá, tiếng nói, lịch sử,địa lý. Hàn quốc không thể mạnh để có thể đầu tư hai nơi. Và nếu phải lựa chọn, sự lựa chọn tự nhiên với họ là Bắc Triều Tiên. Nhưng đây cũng là cơ hội để VN vươn lên, không ỷ lại làm ông tá điền gia công.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 3 2018, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #266

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói là media Hàn quốc đăng tải tuyên truyền về cuộc gặp gỡ liên triều rất rầm rộ và có bài bản. Vậy hãy tìm hiểu tại sao ?
Việc media Hàn quốc lần này làm rầm rộ hơn rất nhiều hai lần trước (2001, 2007) vừa có lý do chủ quan lẫn khách quan. Về khía cạnh khách quan, do có cuộc đấu võ mồm Kim-Trump suốt năm 2017, tạo một cảm giác giả tạo “ thế giới ở trên miệng hố chiến tranh hạt nhân”, đã khiến thế giới quan tâm tới vấn đề Triều tiên hơn. Tổ chức rầm rộ tuyên truyền một phần là để đáp ứng nhu cầu này.
Nhưng về mặt chủ quan, đó cũng là cách tạo tình thế đã rồi với dư luận Mỹ. Tại sao lại như thế. Bởi vì cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt luật pháp là chưa kết thúc. Nó mới ở trạng thái ngừng chiến. Cuộc chiến tranh này có 4 bên tham gia trực tiếp : TQ, Bắc Triều Tiên, Hàn quốc, Mỹ. TQ đã rút quân từ năm 1954,1955. Nhưng Mỹ vẫn còn đóng quân ở Hàn quốc. Để cuộc chiến thật sự kết thúc cần có sự thoả thuận kết thúc của 4 bên. Việc TQ rút quân, khiến hiện trạng liên quan tới 3 bên. Thái độ của Mỹ thế nào trong vấn đề này không rõ, nhưng rõ ràng Hàn quốc có ý muốn “lách luật”. Bởi hiện tại về danh chính ngôn thuận, Hàn quốc là một quốc gia độc lập, dù phụ thuộc vào Mỹ. Như vậy Hàn quốc có thể sử dụng vị thế này để ký hiệp định hoà bình với Triều Tiên, mà Mỹ không thể có cớ ngăn cản (nếu không nói tới các đòn ngầm). Một khi Hàn quốc đã ký hiệp định hoà bình, thì việc tập trận Hàn-Mỹ về mặt chính danh là không còn cớ. Đây cũng là điều mà Triều tiên muốn. Nếu theo cái lô gíc này, thì đến một lúc nào đó, sự hiện diện của Mỹ là thừa. Nhưng chắc chắn đây là điều mà Mỹ không bao giờ muốn. Vì thế Hàn quốc và cả Triều Tiên chắc chắn sẽ phải đồng ý để Mỹ tiếp tục đóng quân, đổi lại hiệp định hoà bình. Chính trong tình hình phải làm yên lòng Mỹ, mà Hàn quốc phải thổi media để tác động vào dư luận Mỹ theo chiều tích cực, từ đó dẫn đến việc tuyên truyền rầm rộ ở trên.
Tất nhiên Mỹ cũng có thể phá, bằng cách đặt các điều kiện hết sức ngang ngược khiến Bắc Triều Tiên không thể chấp nhận được. Nhưng nếu làm thế thì Mỹ cũng không thể hi vọng TQ sẽ tiếp tục theo Mỹ phong toả kinh tế. Mà nếu không có TQ tiếp tay, thì việc phong toả kinh tế Triều tiên là bằng không. Câu chuyện trở lại cái vong luẩn quẩn từ mấy chục năm nay.
Cảm nhận của tôi, là Mỹ sẽ chấp nhận xu thế hoà bình đối thoại liên Triều, khi mà vẫn tiếp tục được đóng quân, và Trump cũng có thể vênh vác là ép được Bắc Triều tiên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 4 2018, 09:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #267

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi ông Kim và Trump gặp nhau, những hoạt động ngoại giao của các bên muốn không bị mất phần rất là sôi nổi. Giống như tất cả các bên có quyền lợi đều tìm cách thoả thuận, trước khi Triều tiên gặp Mỹ. Ở đây có thể nói tới chuyến thăm Triều Tiên của ông Vương Nghị bộ trưởng ngoại giao TQ. Rồi cuộc họp thượng đỉnh TQ-Triều Tiên-Nhật. Rồi những hoạt động tham vấn giữa Nhật-Hàn quốc.
Quan hệ đối ngoại quốc tế hiện tại rất giống một vụ mua bán thương mại. Điều đó cũng dễ hiểu vì văn hoá thế giới hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nước phương Tây, là những nhà nước có văn hoá thương mại cao, văn minh phương Tây là một dạng văn hoá thương mại, khác với VN vốn có gốc nông nghiệp. Đã là thương mại, thì phải quảng cáo, dìm hàng, đưa giá (thách giá) để rồi từ đó hai bên cò cưa nhau mà dẫn tới thoả hiệp. Khi nhìn điều kiện các bên đặt ra thì ta có thể hiểu là có muốn thoả hiệp hay không, hay là muốn đấu tiếp. Và cái này lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng của đôi bên. Mỹ đã ra điều kiện giải tán triệt để vũ khí hạt nhân của Triều tiên, nhưng không nói gì tới sự nhượng bộ của chính mình. Còn Triều tiên thì như báo VN đưa tin đòi Mỹ phải dỡ bỏ hệ thống THAAD. Tại sao lại thế ? bởi về mặt lợi ích quân sự, Giá trị của Bắc Triều Tiên với Mỹ là có thể tiếp cận áp sát TQ, là đối thủ tiềm năng trong tương lai. Do sự rút gần khoảng cách, lợi thế quân sự của Mỹ sẽ tăng lên. Ví dụ. Nếu đặt tên lửa ở Hàn quốc, thì thời gian một quả tên lửa như vậy bay tới Bắc kinh, sẽ được tính bằng phút. Ngược lại, nếu TQ bắn vào Oa sinh tơn (hay Los Angeles) thì thời gian phải tính bằng giờ. Nếu không nói tới vũ khí tấn công, mà nói về phòng thủ thì việc có ra đa ở Hàn quốc cũng giúp Mỹ có lợi thế hơn TQ trong vấn đề đánh chặn và cảnh báo.
Như vậy khi Triều tiên đòi Mỹ bỏ THAAD có nghĩa là Triều tiên bảo vệ quyền lợi TQ, làm con tốt đen cho TQ ?
Con tính ở đây có lẽ không hoàn toàn như thế. Bằng việc yêu cầu Mỹ bỏ THAAD, Triều tiên đang chứng minh con tính của Mỹ ở bán đảo Triều tiên không hoàn toàn là vấn đề Triều Tiên, mà là vấn đề Mỹ-TQ. Triều tiên chỉ là cái bung xung. Bởi vì Mỹ justify việc đặt THAAD để chống tên lửa Triều Tiên (thực ra để chống TQ), bây giờ nếu Triều tiên từ bỏ, thì việc Justify này không còn ý nghĩa,cái cớ đặt THAAD ở Hàn quốc không còn nữa. Mỹ không còn cớ gì đặt THAAD ở đây nữa. Khả năng Mỹ bỏ THAAD rất là khó, và như vậy nếu Mỹ không bỏ, thì TQ không còn có lý gì phải theo đuôi Mỹ trừng phạt Triều Tiên. Trong trường hợp này, nếu Mỹ gân, thì Triều tiên vẫn có chỗ dựa. Như vậy việc đưa THAAD vào làm điều kiện thương lượng, đã khiến Triều Tiên đạt được hai mục đích.
1- Có điêù kiện mằng cả với Mỹ tránh sức ép của Mỹ lên kho vũ khí hạt nhân của mình.
2- Tranh thủ được sự ủng hộ của TQ trong trường hợp Mỹ cứng rắn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 6 2018, 07:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #268

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu cho rằng cha con Skripal bị đầu độc bởi 50-100 mg Novichok , phía Nga phản đối nói rằng 50-100mg đủ để đầu độc không chỉ hai người mà còn có thể tàn sát cả thành phố Salisbury. OPCW ra tuyên bố đính chính mới nhất cho biết, số lượng chính xác chất độc hóa học Novichok được sử dụng đã không được đề cập trong cuộc phỏng vấn. laugh1.gif

Mỹ cũng đã tuyên bố chính thức ngừng tài trợ cho tổ chức mũ trăng white helmet laugh1.gif

Bây giờ mọi hồi hộp sẽ chờ đến ngày 12/5 xem Mỹ có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran k. Nếu Mỹ hủy bỏ một hiệp định có tính pháp lý rất cao và chặt chẽ, tưởng như k thể đảo ngược này lại, thì sau này uy tín của Mỹ sẽ thế nào? Liệu còn có thể tin vào các hiệp định mà Mỹ ký


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2018, 05:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #269

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói hai lý do khiến Bắc Triều tiên đòi Mỹ rút THAAD, có thể thêm lý do thứ 3. Đó là dư luận Hàn quốc, và có thể bản thân chính phủ hiện tại của Hàn cũng không thích có THAAD trên đất nước mình.
@ltbk,
Đúng là vào lúc bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, thì hai bên đã thoả thuận là những người Việt nào sang Mỹ trước năm 1995 (tức là những người còn có thể lấy cớ chống chính phủ VN để biện hộ cho việc họ ở Mỹ sẽ không phải chịu cái luật đuổi về bản quán này), nhưng điều đó thực ra chỉ là sự nhượng bộ của chính quyền Clinton, để nhằm trấn an về chính trị nhóm người Việt ở Mỹ thôi. Vào lúc đó, và ngay cả đến bây giờ, nhóm Việt kiều Mỹ nào mà chui được vào hệ thống nhà nước cuả Mỹ(ví dụ trở thành nghị viên) thì đều yêu Mỹ hơn VN, và đều ủng hộ, huặc thậm chí đưa ra những chính sách chống nhà nước VN quyết liệt nhất, phản động nhất. VN vì thế không có các lực lượng làm lobbying cho nhà nước bản quán như người Do thái, mà đều có hiện tượng “bảo hoàng hơn vua”. Một ví dụ. để ngăn cản việc bình thường hoá quan hệ, họ bịa đặt là có tù binh phi công Mỹ bị giữ trong hoàng thành Hà nội. Đây là điều nực cười, vì Hoàng thành trước khi được bộ quốc phòng trả lại cho dân sự, để thành khu di tích lịch sử như bây giờ, là nơi có bộ tổng chỉ huy của quân đội nhân dân VN, ai nhốt tù binh ở đó làm gì (ngay cả trong trường hợp có còn tù binh thật). Chính John Kerry là người làm trung gian đàm phán giữa VN và Mỹ lúc đó được mời vào xem để chứng thực chuyện bịa đặt. Và điều này càng khiến John Kerry ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với VN hơn.
Chính vì để trấn an các loại “Việt kiều yêu nước ..Mỹ” này, mà Clinton đã đồng ý như vậy. Và phải nói thêm là điều đó VN cũng muốn. Vì Vn nhận lại những người đó làm gì. Đặc biệt là những loại trộm cắp, thảo khấu đã bị chính quyền Mỹ tuyên án hình sự, tức là những loại thành phần bất hảo, có về VN rồi cũng trộm cắp chứ làm gì.
Trong thực tế, luật vẫn cao hơn thoả thuận. Nếu để cho điều này là vĩnh viễn, thì Mỹ phải đưa vào luật. Nhưng đời nào họ làm thế, vì nước Mỹ là nước nhập cư, người từ bất cứ đâu sang Mỹ, ai cũng có những hoàn cảnh riêng biệt. Nếu chấp cho mấy ông Vn làm riêng biệt, thì với các sắc dân khác thì sao. Không kể người Việt ở Mỹ về VN thì “áo gấm về quê” khoe khoang loạn xị (cái tính này thì không chỉ có Việt kiều Mỹ mà ở các nước khác cũng có, đặc biệt những người đi từ thời trước), nhưng theo thống kê của Mỹ. Người Việt gốc Mỹ là hạng dân nghèo, chỉ xếp trên người Mỹ da đen. Túc là đoạt giải “Á hậu nghèo khổ”. Ọp ẹp như thế làm gì có sức mà lobbying cho cộng đồng của mình ở đây.
Chính quyền Mỹ làm như vậy thật ra là không sai. Còn VN thì cũng không đủ sức để ngăn cản chuyện đó. Nhưng điều này cũng là bằng chứng nói lên việc quan hệ VN đã bình thường. Và khả năng các bác trộm cắp tham nhũng, muốn hạ cánh an toàn ở Mỹ cũng sẽ khó hơn. Vì đổi lại, Mỹ sẽ phải chấp nhận yêu cầu dẫn độ của Vn, trong trường hợp phạm pháp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2018, 06:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #270

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có gì mà hồi hộp. Vì khả năng Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân với I ran với tôi là 60%. 40% còn lại là các khả năng : hoặc I ran chấp nhận đàm phán lại, hoặc chính quyền Trump bị vướng vào các quy trinh thủ tục của nhà nước Mỹ, và vì thế phe đối lập (tức là những chính trị gia theo đảng dân chủ) ngáng chân vì lợi ích của mình.
Tại sao lại thế? Hãy phân tích tình hình tương quan lực lượng ở Trung đông, sự chuyển đổi kinh tế Mỹ, rồi lý do cá nhân của chính tổng thống Mỹ thì sẽ thấy rõ.
Khi chính quyền Obama ký thoả thuận với I ran thì tương quan lực lượng ở Trung đông có những điều sau:
1- Vào thời điểm đó, nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) ở đỉnh cao nhất của sức mạnh. Diện tích đất đai (mặc dù là vùng sa mạc) nằm ở cả I rắc và Syria là tương được với diện tích Cam pu chia, tức là 1/3 diện tích VN. Cai quản một số dân là hơn 8 triệu người, có những thành phố lớn như Mô xun (1 triệu dân), rồi Rắc qua, có mỏ dầu để có thể buôn dầu chợ đen (thông qua Thổ). Lúc đó quan hệ Ả rập Sa u đít và Mỹ bất đồng, vì Mỹ nghi nước này bắt cá hai tay, là người tài trợ ngầm cho nhà nước Hồi giáo (IS) lấy cớ tài trợ phiến quân chống chính phủ Syria.
2- Từ những năm 2013, 2014, nhờ có công nghệ đá phiến, mà Mỹ trở thành nước xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ. Ả rập Sa u đít (dầu) , Quatar (Khí) cũng như Nga trở thành đối thủ cạnh tranh. Và để giữ thị phần, Ả rập Sa u đít đã sản xuất nhiều dầu hơn, bán phá giá thông qua OPEC(nhưng viện cớ giúp Mỹ trừng phạt Nga) để ngăn cản Mỹ.
3- Chính quyền Obama muốn phát triển năng lượng sạch, tăng cường nhà nước phúc lợi xã hội (Obamacare), đi theo mô hình EU, giảm ảnh hưởng tài phiệt dầu mỏ.
4- Quan hệ khó khăn của Mỹ với Israel. Và thông qua vấn đề nước này là quan hệ khó khăn của chính quyền Obama với giới tài chính Mỹ mà người Do thái có ảnh hưởng lớn. Do khủng hoảng mà chính quyền Obama muốn xíêt chặt kiểm tra ngân hàng, trong khi các nhóm tài chính Mỹ chỉ muốn chính quyền Mỹ dùng thuế bù lỗ cho họ. Theo hình thức, khi lỗ thì nhà nước chịu, khi lãi thì tư nhân chia nhau.
5- Chính quyền Obama phải giải quyết hậu quả do chính sách can thiệp của Bush con gây ra. Chi nhiều tỉ đô mà kết quả không có bao nhiêu, vì thế Obama muốn rút quân, không can thiệp trực tiếp ở Trung đông nữa.
Tất cả những điều này đã khiến chính quyền Obama muốn thoả thuận với I ran. Dùng I ran như một đối trọng, là con bài thay thế Ả rập Sa u đít mặc dù cuộc chiến ở Syria là một cuộc chiến “uỷ nhiệm” chống I ran.
Khi chính quyền Trump lên, thì cân bằng khu vực cũng thay đổi, một phần do sự tham gia của Nga.
1- Nhà nước IS đã bị xụp đổ, không còn tồn tại như một nhà nước. Ả rập Sa u đít đã cắt cầu các dây nối bí mật với tổ chức này. Vì một trong những lý do mà Ả rập Sa u đít ủng hộ, là dùng nó để làm náo loạn I rắc, từ đó mà cân bằng với I ran. Như vậy vấn đề Ả rập Sa u đít bắt cá hai tay đã được giải quyết.
2- Sự thất bại của IS, đồng thời với sự thất bại của các nhóm phiến quân chống chính quyền Syria lại làm cho I ran mạnh hẳn lên (đây là điều báo chí VN vì quá yêu Putin không nhìn thấy, cứ gán cho Nga vai trò quyết định ở đây) trong khi vai trò thực sự của I ran lại không thấy.
3- Sự lớn mạnh của I ran đe doạ trực tiếp Israel. Còn I ran thì cũng không ngần ngại gì mà không đe doạ Israel, để từ đó mà mặc cả với phương Tây. Vì Israel là cái chốt tin cậy nhất ở Trung đông của Mỹ và EU ở vùng này.
4- Sự lớn mạnh của I ran càng làm cho Ả rập Sa u đít lo ngại hơn. Và hai bên đã có những cuộc đấu với nhau, thông qua nội chiến ở Yemen, và việc người Hồi giáo Chi ít ở Ả rập Sa u đít ngả theo I ran.
5- Sự quy hàng của Ả rập Sa u đít tức là thái độ rõ ràng hơn với Mỹ, sức ép của Israel (và sau nó là tài phiệt tài chính Mỹ), sự lớn mạnh của I ran đã khiến Mỹ trở cờ, vì có thể dùng Ả rập Sa u đít thế chân Mỹ ở đây, dấy lên một cuộc chiến kiểu tôn giáo (Sun nít của Ả rập Sa u đít chống Chi ít của I ran). Việc này cũng được thể hiện bằng một lãnh đạo mới ở Ả rập Sa u đít lê nắm quyền, việc nước này mua 100 tỉ đô vũ khí (chiến tranh I rắc – I ran cũng khíên I rắc nợ khoảng 100 tỉ tiền mua vũ khí Mỹ, Pháp, phương Tây), rồi việc Ả rập Sa u đít có thể thay chân Mỹ đóng ở vùng người Kurdes Đồng bắc Syria là trong động thái này.
Như vậy, do có con bài mới, tính toán mới mà khả năng đánh I ran có lợi hơn là hoà với I ran. Vì Mỹ vừa bán được vũ khí, vừa ngăn cản sự lớn mạnh của I ran. Tự nhiên đang tham gia lại được vào thế “toạ sơn quan hổ đấu”, thì sao mà không làm. “Quan hổ đấu” ở đây không chỉ là nhìn, đứng ngoài mà đứng đằng sau, bằng tác động cung cấp vũ khí có thể châm ngoài lửa to lên, cho thêm củi, hay rút bớt củi đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 25 26 27 28 29 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC