Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Bùa Yểm Trên Sông Tô Lịch ở Hà Nội, Chuyện cũ xem lại

phatastic
post Apr 17 2007, 11:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.170
Tham gia từ: 1-June 05
Thành viên thứ: 1.775

Tiền mặt hiện có : 213.705$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ồ tưởng bác nói liên quan đến tứ đại của đạo Phật, chứ nếu chỉ là phương hướng Đông Tây Nam Bắc mà bảo nó là vũ trụ quan của đạo Phật thì có vẻ khiên cưỡng. Đâu phải chỉ đạo Phật mới nghĩ ra 4 hướng đó. Ngòai tứ trấn ở 4 hướng, không có hệ thống nào ở 4 hướng giữa còn lại, cũng kô có núi Mê ru, vậy sao bảo nó là liên quan đến đạo Phật?

Về huyền vũ, trong bộ thanh long, bạch hổ, chu tước và huyền vũ đựơc giải thích là con rùa đen như ở đây: http://www.thuvienvietnam.com/forum-print-6142-0.html "Đó là Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Tức phía trước là Phượng đỏ, sau lưng là Rùa đen, bên trái là Rồng Xanh và bên phải là Hổ trắng" Trong giải thích về quan võ đen của bác cũng có chi tiết chống kiếm lên lưng rùa. Vậy thực ra là quan võ là chính hay rùa là chính?


--------------------
Dường như ai đi ngang cửa...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Apr 18 2007, 07:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 17 2007, 08:55 PM)
Tứ trấn ở Hà nội có nguồn gốc vũ trụ quan Phật giáo (tứ đại Thiên vương) có từ thời Lý bao gồm:
Trấn đông : đền Bạch Mã, Trấn Đoài (Tây): đền Thủ lệ thờ Linh lang đại vương (bây giờ nó nằm trong công viên thủ lệ, trong sở thú), Trấn Bắc : đền Trấn Quốc thờ Huyền Võ (một vì sao-thần của đạo Lão). Trấn Nam là đình làng Kim liên. Đền Bạch Mã, Đền Thủ Lệ, đền Trấn Võ đều có từ thời Lý về trước.  Còn đình làng Kim liên, trước là gì thì tôi không rõ.
*



Bác Phó ơi đền Trấn Quốc ở đâu?

Ngày xưa em thấy cô giáo Văn của em bảo tứ trấn trong đó có đền thờ thần Tản trên núi Ba Vì, đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung, đền thờ Linh Lang ở Thủ lệ, và một cái nữa nhưng em quên rồi. Lúc nãy đọc cái link của fe thì nhớ ra là trấn thứ tư mà cô giáo em giảng hồi đó là đền Gióng

Ah, quên, cái ông Linh Lang này có rất nhiều đền thờ, em đọc ở đâu loanh quoanh nói là phải có đến 17 cái đền (em thì biết 2 cái). Vậy lấy gì để xác định cái nào là 'trấn'?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Evil: Apr 18 2007, 07:18 AM


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 18 2007, 08:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE
Bác Phó ơi đền Trấn Quốc ở đâu?


Chắc bác Phó nhầm một tí. Đền mà có ông Trấn Vũ bằng đồng đen là đền Quan Thánh ở gần Hồ Tây, chỗ đối diện tượng anh Lý Tử Trọng. Cách đó không xa là chùa Trấn Quốc.


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lơ ngơ
post Apr 18 2007, 09:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 223
Tham gia từ: 31-August 06
Đến từ: never-never land
Thành viên thứ: 2.619

Tiền mặt hiện có : 3.555$
Số tuần chưa đóng thuế : 4



QUOTE(lơ ngơ @ Apr 17 2007, 02:41 PM)
sợ thật là sợ.

gần hết các tôn giáo và mê tín đặt căn bản trên việc gieo sợ hãi.
sợ thì hoặc là quì lạy hoặc là không dám biết (kính nhi viễn chi).

suốt mười mấy thế kỷ thời trung cổ ở âu châu, bị cái nhà thờ nó nhát ma, người ta chẳng dám biết.

chuyện về khúc sông này cũng lan tràn bằng cái sợ, từ các quan chức duy vật, các nhà khoa học đến các thầy tu đều sợ. cái sợ không đi kèm với cái biết được, cho nên tui không có hy vọng gì sẽ có bất cứ thứ ánh sáng nào, dù là tâm linh hay khoa học, rọi sáng cái vụ này được.

bao giờ hết sợ thì mới nói chuyện được. nửa thế kỷ sao có lẽ.


--------------------
Viết hai lèo...






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Apr 18 2007, 09:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(root @ Apr 18 2007, 08:06 AM)
QUOTE
Bác Phó ơi đền Trấn Quốc ở đâu?


Chắc bác Phó nhầm một tí. Đền mà có ông Trấn Vũ bằng đồng đen là đền Quan Thánh ở gần Hồ Tây, chỗ đối diện tượng anh Lý Tử Trọng. Cách đó không xa là chùa Trấn Quốc.
*



Cái Quán Thánh đấy là 'quán' chỉ gọi nó là Quán Thánh thôi, không có chữ 'đền' ở trước đâu vì nó không phải đền.

Vậy thì Quán Thánh hay chùa Trấn Quốc là 'trấn' ạ?


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Apr 18 2007, 09:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Quán Thánh thờ Trấn Vũ là Trấn Bắc. Ông Huyền Thiên Trấn Vũ này cũng là thần tiên du nhập từ Trung Quốc vào, nổi tiếng trong việc trừ tà ma quỷ quái.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Apr 18 2007, 10:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Từ nhỏ tôi vốn không tin chuyện ma quỷ. Tôi thường nghịch ngợm ăn trộm cả oản, hoa quả ở chùa Hai Bà. Một lần mẹ tôi đi lễ về chia cho ba anh em mỗi người một quả chuối. Hai người, anh và em tôi được nhận quả to hơn và không dập nát như quả của tôi. Bất mãn, tôi cầm con dao băm nát quả chuối phần của mình...Mẹ tôi giận lắm đánh tôi một trận đòn, theo bà hành vi ấy đã bỉ báng thần phật...Cha tôi thì buồn bảo, thằng nfay ngỗ ngược , nghiệp chứong nhiều lắm...

Năm 16 tuổi tôi đầu quân. Được giáo dục ko có thần phật, tôi vẫn chứng nào tật ấy. Chả coi chùa chiền thần phật ra gì. Và cả 11 năm chiến tranh cũng chưa bao giờ gặp ma.

Năm 1972 tôi hành quân ở chân Bô Lô Ven. Cả một miền sơ xác vì đạn bom. TÔi tới một ngôi chùa trong rừng rất nhiều tượng Phật. Tôi nhìn thấy ở một nhà lớn một bức tranh con hổ rất đẹp tết bằng lông thú. Sờ vào rất mát. Thế là cuộn vào ba lô dấu đi.

Tối ấy tôi về sốt rét. I tá tiêm một liều rất cao mà không đỡ. Tôi ốm liên miên năm sáu ngày và toàn mơ thấy ma quỷ tới bắt đi. Tỉnh dậy, tôi biết mình đã kiệt sức vì nhìn một người hóa hai. Tôi cứ bị mê sảnh như vậy mà mặt trận thì khắp nơi tiếng súng. Khi ấy chúng tôi nằm cạnh thành phố Khung Xê Đôn, ven giải đất cạnh con sông mà suốt ngày pháo quân Lào và Thái bắn tới.

Cảm giác mình sắp chết, tôi bảo bạn tôi, thằng Long Hàng Chai (hiện nay buôn bán đồ điện ở chợ Đồng Xuân) đem cái tranh dệt bằng thú kia trả lại khu rừng nọ. Long mang nó đi. Cùng sau đó bọn bạn tôi cũng cáng tôi tới bệnh xá. Tới bệnh xá, bọn bác sĩ chạy ra xem mạch đều nghĩ tôi khó qua khỏi.

Tôi ko hề biết rằng, cùng khi ấy ở Hà Nội mẹ tôi mơ thấy tôi trong tư thế máu me đầm đìa chạy về ôm lấy chân mẹ tôi kêu khóc. Cha tôi lấy số tử vi của tôi ra xem, nói, đừng lo nữa, nó gặp đại hạn thôi...

Tôi nằm ở bệnh xá năm sáu ngày , ngày nào quanh tôi cũng có người chết. Đêm đêm, tiếng cáng thương binh, tiếng đào huyệt thình thịch và, lán tôi có hơn chục võng thương bệnh binh đều chết hết. Còn trơ tôi vẫn ốm li bì. Sang tuần sau tôi tự nhiên đỡ hẳn và sống sót...Mà có thuốc men đầy đủ gì đâu . Trận ốm ấy tôi còn ba mươi sáu cân. Lách sa xuống số 4 và gan thì sờ vào thấy cứng nhắc. Người ta bảo tôi bị sốt rét...

Việc nói trên này cũng chưa làm tôi tin hẳn là có thần thánh. NHưng bắt đầu biết sợ.

Năm 75 tôi giải ngũ, sau làm bảo vệ rồi phụ trách cán bộ thi đua của Công ty Hải sản cấp I tại Phú Viên.

Hồi đó Công ty của tôi hay nhận cá thu ở Hải phòng về do bọn Nga đánh ở biển của ta chia phần cho nước mình 1/3 mỗi lần cập cảng. NHưng vì đói, cánh lái xe rất hay ăn cắp, tỉ lệ hao hụt khá lớn. Tôi được lệnh đi áp tải thử...

Lấy cá ở Hải Phòng xong thì đã hơn mười giờ đêm. Bọn tôi chạy tới Hải Dương thì nghỉ ăn cơm. Khi đó ở Hải Dương nổi tiếng có gà béo và rượu ngon cho cánh lái xe. Cơm nước xong thì anh Phái, lái xe đi đầu, kêu buồn ngủ. Tôi sợ không về kịp sớm để giao cá cho Tôn Đản nên bảo để tôi cầm lái.

Đoàn xe mười hai cái do tôi cầm đầu chạy qua Phố Nối tiến về Hà Nội. Trời vừa mưa lớn xong, ruộng hai bên toàn nước loang loáng. Một bên là con mưong ngập nước, một bên là đường taù hỏa. Đang chạy bỗng tôi thấy bên phải một cô gái, đội nón, tay cầm mùi xoa vẫy xe. Tôi lay anh Phái dậy nói; Phái ơi có cho cô gái đi nhờ không. Gái làm phái tỉnh hẳn, anh bảo, cho nó đi. Tôi đạp phanh. Phanh hơi xe tàu Giải Phóng xì xì mấy cái thì đèn pha phụt tắt. Tôi giật công tắc đèn mấy cái thì đèn mới sáng. Cả đoàn xe cũng dừng lại và mấy chiếc sát sau xe tôi cũng bị tắt đèn. Đèn sáng lên thì không thấy cô gái đâu...

Chúng tôi xuống xe. Chung quanh đầy nước và con mương rộng , cô gái ko thể biến đi được. Bọn lái xe sợ quá mang hương ra đốt và khấn vái lia lịa. Tôi không sợ lắm nhưng vẫn đề phòng cứop phách gì chăng, bèn lấy ma ni ven cầm tay đi quanh tìm cô gái kia. Bấy giờ trăng sáng lắm. Cô gái không tìm thấy, dù tôi đã xuôi, ngược cả trăm mét.

Lại lên đường. Đoàn xe chạy cả nửa cây thì gặp trạm gác dân quân thắp đèn măng sông sáng trưng bên đường. Trong trạm có một công an và ba tay dân quân. Tôi dừng xe và xuống hỏi thăm rồi thuật lại việc trên. Cả bọn dân quân và công an đều bảo, nơi đó nhiều xe đã bị lật. may cho ông đấy họ bảo tại đó có cô gái chết trẻ hay hiện lên...

Hôm sau tôi tới báo cáo công ty. Giám đóc là ông Tân (nay về hưuw còn sống ở Sài gòn) cấm tôi và anh em lái xe nói chuyện này vì sợ anh em lái xe khác không dám chạy đêm.

Kể việc này với cha tôi, ông nói, ma là âm, người là Dương. Nếu con sợ hãi dương khí sẽ tan đi thì con sẽ gặp tai họa...

Gần đây, nhạc sĩ Mai Lâm cùng chị đi tìm mộ cha đã mất cách đây rất lâu. Bị chết trước năm 54 trong thời gian chống Pháp, cũng nhờ bà Hằng tìm thấy mộ và câu chuyện cũng rất sợ...Câu chuyện bà Hằng nói chuyện với bố Lâm qua ảnh của ông hồi trẻ...chuyện tìm mộ gặp hồn phách khá dài...

Mai Lâm đã tìm thấy hài cốt của bố anh và mẹ anh đã nhận ra các di vật

Tôi tin là thần thánh là có thật.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Apr 18 2007, 10:29 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TươngGiang
post Apr 18 2007, 11:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Me, Myself and I


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 855
Tham gia từ: 9-September 05
Thành viên thứ: 1.953

Tiền mặt hiện có : 5.840$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Điều Phá nói về việc báo Pháp luật đưa tin này kể cũng có lý. Chuyện linh thiêng thì thôi không nói đến nữa, tin hay không tin thì tùy người, nhưng rõ ràng là có sự tồn tại của nó, không với người này thì người khác.
Ở đây, tôi chỉ thấy có mỗi một điều, đấy là chuyện của người làm báo. Lâu lâu họ cũng phải kiếm cái gì đó để cho báo bán chạy, nếu bao nhiêu báo đã bán chạy về việc gọi hồn, tìm mộ, ngoại cảm,... thì cớ làm sao không chuyện cũ lấy lại cái vụ sông Tô lịch này?
Tôi cũng có chút bí mật liên quan tới vụ yểm sông này, nhưng đang giữ lại, đợi vài tháng nữa tung ra, cho báo bán chạy leuleu.gif


--------------------
I'm crazy for Caufield :-)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Apr 18 2007, 02:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 17 2007, 08:55 PM)
Tại sao ? Bởi vì tín ngưỡng Thành hoàng có rất muộn, vào thời Lê Trung hưng, tức là vào lúc bắt đầu thời Nam bắc Triều (nhà Mạc đánh nhau với nhà Trịnh), thế kỷ XVI. Còn tục thờ thần đất thần sông là tục lệ bản địa có từ lúc nào không rõ. Có thể có từ thời Hùng Vương không ?
Khi có tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thì có hai « nguồn » thần đổ vào. Một nguồn là các anh hùng dân tộc hiển thánh, một nguồn khác là các thần tự nhiên, thần sông, thần núi, thần đất...ở mỗi vùng nhập vào.


Bác Phó có chắc là chỉ từ thế kỷ thứ 16 thì Việt Nam mới có tục thờ Thành Hoàng làng không, vì em nhớ là từ thế kỷ thứ 7-8, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã được dân làng quê của ông ở Đường Lâm tôn làm Thành Hoàng làng và lập đền thờ sau khi ông mất rồi. Sau đó còn có sự tích Phùng Hưng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ 9) nên sau Ngô Quyền cho xây đền thờ to hơn trước để ghi nhớ công ơn.


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Fedora
post Apr 18 2007, 03:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 970
Tham gia từ: 25-August 05
Thành viên thứ: 1.928

Bình chọn :



Chuyện các công nhân lăn ra ốm hay chuyện cái máy xúc bị chìm hoàn toàn có thể là do tác động của các yếu tố hóa học, vật lý tự nhiên chứ chưa hẳn đã liên quan tới chuyện yểm bùa, mặc dù chuyện yểm bùa này rất có thể là có thật, chuyện người âm đi đòi các cổ vật cũng là có thật, em cũng biết một chuyện thật 100% về việc này, sẽ xin kể sau.

Việc các công nhân bị ốm, ngất... có thể là do khí độc từ những túi khí tích tụ qua nhiều thế kỷ dưới lớp bùn dầy đặc dưới lòng sông thoát ra trong quá trình nạo vét, rút cọc yểm... vì giữa tầng mặt nước và tầng đáy của lòng sông, hồ bao giờ cũng có một lớp bùn do các chất hữu cơ và đất tạo nên, chẳng hạn như hồ Hoàn Kiếm có lớp bùn sâu 1-2 mét, hồ Tây có lớp bùn sâu hàng nhiều mét, có chỗ tới 7-8 mét. Giả sử như sông Tô Lịch bị lấp dần đi qua nhiều thế kỷ, nền nhân tạo do rác rưởi đổ xuống sẽ lấp phần nền bằng đất bùn kia và trong quá trình nhiều thế kỷ, trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ sản sinh ra một số chất khí độc với hàm lượng ô-xy gần như không có. Chất khí này tuy thoát ra nhưng do chúng nặng hơn khí thường nên không bay cao mà luẩn quẩn ở mặt nước, những người làm việc tại đó làm những công việc chân tay như lái máy xúc, vận chuyển các vật liệu... nên cần nhiều dưỡng khí, cơ thể mệt mỏi lại hấp thụ thứ "âm khí" này vào nên việc họ lăn ra ốm là rất có thể, sau một thời nhiều ngày sau đám khí này mới tan hết. Việc giải phóng các túi khí này đi cũng vô tình tạo ra biến đổi tính chất vật lý của lòng sông, làm cho một số chỗ không còn khí nén bên dưới chống đỡ nên sụt xuống, vì sông Tô Lịch ngày xưa rất rộng, thuyền bè qua lại tấp nập chứ không phải là con mương như bây giờ nên rất có thể chỗ họ đứng tưởng là "bờ sông" như thực chất là lòng sông thủa xưa. Một chi tiết khác trong lịch sử cũng khẳng định điều này, đó là họ phát hiện ra các cọc yểm và rút chúng lên, mà các cọc này ngày xưa được đóng ở lòng sông, chứng tỏ là chỗ họ thi công chính là vị trí lòng sông.

Cách đây không lâu lắm báo điện tử của Việt Nam có đưa tin là ở TP HCM có trường hợp một công nhân chui xuống cống ngầm bị ngạt thở do khí nghèo ô-xy dưới đó, khi đưa được lên thì đã quá muộn, không cứu được. Chính vì thế nên nếu ta để ý thì tại các thành phố lớn, nơi có hệ thống cống ngầm dày đặc để làm cống thoát nước, cống đặt cáp điện, cáp quang..., mỗi khi phải điều công nhân xuống thi công thì từ tối hôm trước người ra đã cho mở nắp cống để nó lộ thiên, xung quanh dựng hàng rào có gắn biển báo để người đi đường không ngã xuống cống, mục đích chính của việc làm này là để cho khí độc thoát ra hết, hôm sau người mới chui xuống được. Còn nếu cần kíp quá phải làm ngay thì công nhân phải đeo mặt nạ phòng độc hay người ra có một xe tải nhỏ chuyện dùng để bơm không khí xuống cống để tạo môi trường có ô-xy.

Việc cái máy xúc bị tụt xuống bùn cũng là do những biến đổi tính chất địa-vật lý của lòng sông ngầm gây ra, như đã nói ở trên. Ta biết rằng máy xúc dùng bánh xích là để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đất để không bị lún, giống như người sống ở vùng băng tuyết người ta không dùng giầy bình thường để đi trong tuyết vì nó sẽ bị lún mà người ta dùng một loại giầy có đế to và rộng như cái quạt nan để đi. Xe xúc cũng dựa trên nguyên tắc như vậy, nhưng nếu chỗ bùn lầy đó có độ nhão và sâu vượt quá giới hạn thì xe xúc cũng sẽ chìm lún xuống như bất cứ chiếc xe bình thường nào khác mà thôi, vì nó có trọng tải khá lớn. Xin đơn cử hình ảnh minh họa sau :


--------------------
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


http://img488.imageshack.us/img488/5472/catfi9.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC