Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Vài điều về cụ Phan Chu Trinh

Phó Thường Nhân
post Aug 16 2002, 08:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói đến cụ Phan Bội Châu, thì ta không thể không nói đến cụ Phan Chu Trinh. Hai con người, hai con đường, hai số phận. Nhưng lại bổ sung cho nhau trong suy nghĩ, tư tưởng. Phải hiểu cả hai cụ thì ta mới hiểu được LS Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Trong chủ đề Phan Bội Châu, bác NguCông có nói "Không có cụ Phan (Bội Châu) sẽ không có cụ Hồ". Đó chỉ là một cách nói văn chương hiểu theo nghĩa "Kế thừa truyền thống yêu nước,quật cường của dân tộc". Trong thực tế hai người hoạt động độc lập với nhau. Ngược lại cụ Phan Chu Trinh có quan hệ mật thiết với cụ Hồ. Hai người cùng sống một thời gian với nhau ở Pháp, gặp gỡ nhau,tranh luận, trao đổi thư từ với nhau. Nên nếu cụ Hồ có chịu ảnh hưởng Nho học (hiểu theo cả hai nghĩa: phê phán và noi gương), thì đó là ảnh hưởng của cụ Phan Chu Trinh, chứ không phải ai khác.
Trong sử VN, lúc nói về cụ Hồ, có nói cụ sang Pháp làm nghề rửa ảnh. Nhưng làm cho ai. Đó là điều tôi thắc mắc. Bây giờ, chúng ta đi du học nước ngoài nhiều, không phải ai cũng có tiền nong của gia đình chu cấp, nếu không có học bổng, thường phải đi tìm việc làm thêm. Tìm việc làm thêm là cả một vấn đề, ngay trong thời hiện đại, nói gì đến cách đây gần một thế kỷ. Bây giờ tôi mới biết qua học giả Nguyễn Thu Trang, rằng cụ Hồ làm nghề rửa ảnh trong tiệm của cụ Phan Chu Trinh.
Cụ Phan Chu Trinh sang Pháp trước cụ Hồ, sau khi được ân xá.(Cụ bị Nam triều bắt đầy ra Côn đảo, do lãnh đạo phong trào chống thuế ở Trung Kỳ). Cánh Tả ở Pháp đă gây sức ép vơi chính phủ Pháp, để cụ được tha, đồng thời giúp cụ một học bổng sang Pháp. Cụ sang cùng với một người con trai, anh này hình như chết ở Pháp vì bệnh lao. Học bổng không đủ, cụ phải mở thêm tiệm rửa ảnh để kiếm sống. Cụ có danh tiếng trong phe Tả ở Pháp,vì thế lúc cụ Hồ sang đã kế thừa nhưng mối quan hệ này. Một điểm thuận lợi nữa, cụ Hồ học và nói được tiếng Pháp rất giỏi, còn cụ Phan thì vẫn chỉ "Chi hồ giả giã". Đây là yếu điểm của cụ, khiến cụ không hiểu sâu được xã hội Pháp nói riêng và Phương tây nói chung.
Có lẽ phải tìm hiểu một tí về hoàn cảnh xã hội Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20 này. Ở VN lúc này tồn tại hai thế lực chồng lên nhau, nhưng không trùng nhau hoàn toàn về quyền lợi. Đó là thế lực của Thực Dân Pháp, và Nam Triều. Tây Thực Dân là những thành phần bảo thủ nhất, phản động nhất của TB Pháp. Nếu so sánh với thời hiện tại thì có thể coi nó như đảng cực hữu của Le Pen trong chính trường Pháp. Ở nó ta thể thấy tất cả tính độc tài, chuyên chế, phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng. Những gì mà ở ngay tại chính quốc, một người Pháp bình thường cũng thấy xấu hổ. Đại diện cho nó là Ngân Hàng Đông Dương, và các chủ đồn điền. Nam triều, mặc dù phụ thuộc vào Pháp, cũng không phải không có những bất măn,nuối tiếc quyền lực ngày xưa. Trong thực tế chính quyền Nam Triều lại còn tàn bạo, tham tàn hơn cả người Pháp. Ở Nam bộ, Hà Nội, Hải Phòng là những nơi được cai trị trực tiếp bởi người Pháp người dân « dễ thở » hơn là dưới chính quyền Nam Triều. Ở Pháp cũng tồn tại 2 phái(như hai mặt của một đồng xu) : phái Tả và Phái Hữu. Nếu Phái Hữu có nhiều điểm chung với Tây Thực Dân, thì phái Tả, tiêu biểu là đảng xã hội Pháp (theo chủ nghĩa Mác,và có chân trong Quốc tế thứ nhất) lại mềm dẻo hơn. Dù nó không muốn trả độc lập cho bất cứ thuộc địa nào(chẳng có gì hơn chủ nghĩa dân tộc, ở đâu cũng thế), nhưng phe Tả cũng muốn có một chính sách cai trị bớt độc tài hơn ở các thuộc địa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 16 2002, 08:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(Tiếp)
Từ 4 thế lực đó mà nẩy sinh ra 2 quan niệm về giải phóng dân tộc. Nếu cụ Phan Bôi Châu theo chủ nghĩa dân tộc, với quyết tâm « đánh đuổi loài Bạch Quỷ khỏi nước Nam », thì cụ Phan Chu Trinh, cũng như các cụ khác trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục lại muốn vận động dân chủ, đánh đổ Nam triều. Như vậy cụ Phan bội Châu vẫn còn theo chủ nghĩa quân chủ, trung quân, mà cụ Phan Chu Trinh đã vượt ra khỏi nó để đi đến dân chủ tư sản. Bỏ ra ngoài ở đây những phân tích về tính không tưởng của các cụ, mà sách báo đã đề cập tới nhiều. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, cái độc đáo của cụ Phan Chu Trinh là đã nhìn thấy những lợi thế của một thể chế dân chủ.
Nói cho cùng thì hai cụ bổ sung cho nhau, và tạo điều kiện cho nhau. Như hai cánh của một con chim. Thiếu đi cánh nào cũng chết.
Cụ Phan Chu Trinh hiểu dân chủ như thế nào ? Khái niệm Dân đă tồn tại từ 2000 năm trong Nho giáo. Mạnh Tử từng nói « Dân là nhất rồi mới đến Vua », Cụ Nguyễn Trãi cũng nói « làm lật thuyền mới thấy Dân như nước ». Nhưng không có ai vượt qua được cửa ải « Pháp trị, Đức trị » cả. Các cụ vẫn tự coi là đứng trên dân, giữa dân và các cụ chính là Pháp ; Dân thì phải chịu Pháp luật của các cụ, nhưng giữa các cụ với nhau thì chỉ có Nhân Đức thôi. « Đức thì không xuống đến thứ dân, Pháp thì không lên tới đại phu » là như thế. Gần đây ở Đài loan, có những thuyết nói rằng trong Nho giáo có truyền thống dân chủ. Chẳng hiểu họ luận thế nào mà ra được như thế. Chịu.
Cụ Phan hiểu dân chủ qua các sách dịch ra chữ Nho của các nhà khai sáng Pháp. Trong đó có Montesquieu, Voltaire, Rousseau. Đặc biệt là Rouseau với quyển « Khế ước xã hội » (Contrat social) nổi tiếng. Từ đó cụ đã đặt ra 3 tiêu chí cho dân chủ: dân quyền, dân sinh, dân trí. Nếu dân quyền là sự bình đẳng trước Pháp luật,dân sinh chỉ mức độ phát triển kinh tế, thì dân trí chính là trình độ học vấn của nhân dân. Ba điều này liên quan với nhau.Vì sao ? vì khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến một mức độ nào đó, thì xã hội trở nên hết sức phức tạp, đa dạng, đa thành phần,không thể nào tiến hành quản lý hành chính cho hết được, nếu không muốn tăng cường bộ máy quan liêu.Cách tốt nhất là để xã hội tự thân vận động trong một khuôn khổ được định trước mà mọi người cùng chấp nhận một cách bình đẳng đó chính là pháp luật. Nhưng nếu muốn mỗi người có thể tự thân vận động được thì phải có dân trí, tức là phải có trí thức để có thể tự mình đánh giá được phải trái, nhận xét được vấn đề. Ở đây không còn quan niệm dân cần được Quan che chở, vì không hiểu biết, theo kiểu « Dân chi Phụ Mẫu ». Thế cho nên cụ Phan Chu Trinh đặt dân trí lên hàng đầu.Cụ đã suốt đời cổ động cho nó. Tư tưỏng khác, hành động cũng khác. Nếu cụ Phan Bội Châu long đong lân đận tìm cách khởi nghĩa vũ trang, chưa thoát khỏi được mô hình « Thuỷ Hử », « 108 anh hùng Lương sơn Bạc », thì cụ Phan Chu Trinh đã nhận ra lợi khí của giáo dục, tuyên truyền. Cho nên phong trào chống thuế của cụ giống Phương Tây hơn Phương Đông. Sau này Xô Viết Nghệ tĩnh cũng dùng một hình thức đấu tranh như thế.
Nếu phái Tả ở Pháp tìm thấy ở cụ Phan một người bạn đồng hành, không cùng chí hướng, nhưng vẫn có thể hợp tác được, thì Tây Thực Dân thiển cận đă xoá bỏ tất cả cố gắng đó. Do tham dự vào đám tang của Phan Chu Trinh, không biết bao nhiêu học sinh trường Bưởi, trường Quốc Học Huế, đã bị chính quyền thực dân và Nam triều đuổi học. Chính họ sau này đã trở thành lực lượng nòng cốt của Đảng cộng sản Đông dương.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Aug 16 2002, 09:53 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH


Cuộc đời ngoảnh lại vắng không,
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu ;
Cường quyền dậm đạp mái đầu,
Văn chương tám vế say câu mơ màng,
Tháng ngày uất hận đành cam,
Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây ?
Những ai tâm huyết vơi đầy,
Dốc lòng văn đạo, thơ này thấu cho


CẢM TÁC



Làm trai quyết gánh gánh gian nan,
Dám nại xa xôi bo? giữa đàng,
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan,
Tếch dương Ấn Ðộ nhì thiên hạ ,
Lên tháp Ba Lê nhất thế gian .
Mượn bút Tương Như đề mấy chữ
Thân này xin phó với giang san .


ÐẬP ÐÁ CÔN LÔN

I



Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non,
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn .
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son .
Những kẻ vá trời khi lỡ bước ,
Gian nan nào sá sự cỏn con . II


Biển dâu dời đổi mấy thu đông,
Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng,
Bốn mặt dày vò oai sóng gió,
Một mình che chở tội non sông .
Cỏ hoa đất nảy cây trắm thức,
Rồng cá trời riêng biển một vùng .
Nước biếc non xanh thương chăng nhẽ !
Gian nan xin hộ khách anh hùng .
Bị giam ở nhà giam Phủ Thừa ít lâu, Phan Chu Trinh bị đày đi Côn đảo . Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ, Phan Chu Trinh đã ngâm lên bốn câu thơ sau :

Nguyên văn chữ Hán

Luy tuy thiết tỏa xuất đô môn,
Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn
Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn
Bản dịch của Phan Khôi


Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn,
Ðất nước hãm chìm dân tộc héo,
Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn .


KHUYÊN QUỐC DÂN TẤN THỦ



Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo .
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo .


TRONG NGỤC QUỐC SỰ PH M SANTÉ

I

Ba năm trải khắp đất Ba-Ri
Lao ngục chưa hề biết tí ti,
Sự khiến xui nên hay buộc tới,
Sống thừa còn có oán hờn chi .
Mỗi ngày đúng bữa ba lần xúp,
Hai đứa chia nhau một bánh mì .
Tám kiếp trâu già chi sợ ách,
Ngồi buồn bắt vế cứ ngâm thi .

II
Từ ấy giam luôn mấy tháng tròn,
Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon .
Ngày ba lần xực coi còn đói,
Ðêm chín giờ chơi ngáy vẫn giòn .
Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát ,
Mỗi tuần hai bận xuống thăm con .
Vui buồn mình biết lòng mình vậy,
Miễn trả cho rồi nợ nước non .

QUÂN TRỊ VÀ DÂN TRỊ



So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, thì ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chu? nghĩa quân trị nhiều lắm . Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà lên trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn . Còn như theo cái chu? nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy . Dù không có người ta giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào .

Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ . Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phu? muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường .

Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi .



BỨC THƯ GỬI CHO VUA KHẢI ÐỊNH

(Trích bản dịch của Ô . Nguyễn Kim Ðính)


... Trinh này viết đến đây thì bút đã cùn rồi, tay đã mõi rồi, giấy đã hết rồi, mực đã cạn rồi, mà còn muốn nói chưa dứt lời . Những điều của Trinh bày tỏ ra đó, chẳng phải công kích riêng một mình bệ hạ đâu chính là công kích những bậc làm vua hôn muội đó . Ông Mạnh Tử có nói rằng : Tôi có muốn nói nhiều đâu, cực chẳng đã nên phải nói đó thôi ! Ấy là cái tâm sự của Trinh này cũng như thế đó . Bệ hạ nếu còn một chút thiên lương mà biết hối ngộ ra, tin rằng quân quyền không có thể cậy được, dân quyền không thể đoạt được, mau mau quay đầu lại mà thoái vị đi, đem chính quyền trao trả cho quốc dân, để quốc dân được trực tiếp ngay với chính phu? Pháp mà làm công việc để mưu sự lợi ích sau này , vậy thì may ra quốc dân còn thương cái lòng mà tha cái tội đi, ấy là cái kế sách của bệ hạ ngày nay, không còn gì hơn nữa . Chứ ví bằng thói cũ không chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái chuyên chế, hãm chìm quốc dân xuống vực sâu, hang thẳm kiếp kiếp đời đời, thì Trinh này sẽ bố cáo với quốc dân và thương thuyết với chính phu? Pháp, tính mạng hai mươi lăm triệu đồng bào Việt Nam, cùng với bệ hạ tuyên chuyến một trận kịch liệt, hễ cái ngày nào đầu Trinh nầy rớt xuống đất tức là cái ngày quân quyền của Bệ hạ chìm xuống đáy sâu, kẻo lại trách rằng Trinh không bảo trước .

Bức thư này một bản viết bằng Hán văn gửi cho bệ hạ, ngoài ra còn dịch ra Pháp văn để đăng lên các báo, và phát đơn ra để yêu cầu người Pháp công đoán .

Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ, mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi .

Một là Trinh, vì là người theo Khổng giáo nên không theo cái lễ phép chuyên chế đặt ra từ đời Tần Thủy Hoàng trở về sau, cái tên húy của Vua không dám nói động đến; nước Tàu nước Nhật bỏ đã lâu rồi chỉ còn nước Nam đó thôi , ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðạo là cái tên húy của bệ hạ, để to? ý phản đối .



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Aug 16 2002, 09:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tiểu sử Phan Chu Trinh

Phan Chu Trinh sinh năm Nhâm Tuất (1872) niên hiệu Tự Ðức 26, tự là Tử Can, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã, quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .Thân phụ ông là Phan Văn Bình, theo nghề võ và đã tích cực chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương . Thân mẫu là Lê Thị Chung, con một nhà thế gia vọng tộc tại làng Phủ Lâm rất tinh thông Hán học và có nhiều đức hạnh .Thuở thiếu thời Phan Chu Trinh được hiền mẫu ân cần chăm sóc, trong khi phụ thân mãi lo công việc võ biền . Chẳng may mẹ mất sớm, vì cha phải bận với võ nghiệp, ít săn sóc đến việc học hành hành nên mãi đến năm lên 10, Phan Chu Trinh mới được vào trường học tập.Vì mối tình yêu nước sớm nẩy nở trong trí của Phan Chu Trinh nên trong lúc các bạn đồng học chăm chỉ ngốn những lời giảng dạy của thầy để nhồi vào óc đạo lý và chữ nghĩa của Thánh hiền, ông tỏ ra rất xao lãng, thờ ơ . Do đó, trong suốt ba năm liền học tập, Phan Chu Trinh chỉ học lấy lệ Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi phải chạy trốn ra Quảng Trị . Các đạo Cần Vương kháng Pháp nổi lên khắp các nơi . Ðể cho Phan Chu Trinh có một nghề hợp khả năng và cũng đồng thời được đắc dụng trong buổi non sông nghiêng ngửa, thân phụ ông cho ông theo học nghề võ . Lúc bấy giờ thân phụ ông được cử làm Chuyển vận sứ đồn A Bá thuộc hạt Tam Kỳ .

Năm 1887, vì nghi kỵ, thân phụ Phan Chu Trinh bị hại, việc học tập võ nghệ của ông bị gián đoạn. Nhờ người anh cả rước thầy về cho ông tiếp tục học nghề văn . Vì nhận thấy muốn có uy tín để thực hiện chí lớn tron việc cách mạng để giành lại chủ quyền của đất nước, nên ông đổi sang học nghề nghiên bút, chớ thực ra ông không bao giờ thích cái lối học hư văn .Theo học bốn năm ở nhà . Phan Chu Trinh tỏ ra thông minh tuyệt vời, ông thường có những lý luận sâu sắc , những nhận xét tinh vi .

Năm 1889, theo thụ nghiệp với vị Ðốc học Trần Mã Sơn, Phan Chu Trinh được bổ vào ngạch học sinh .

Năm 1900, trong kỳ thi Hương, Phan Chu Trinh thi đỗ Cử Nhân, và qua năm sau 1901, ông đỗ Phó Bảng (nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 13).

Ông được bổ làm Thừa Biện ở Huế, ít lâu sau, người anh cả của ông mất, ông xin về quê dạy học . Năm 1903, ông được bổ làm Thừa Biện ở Bộ Lễ . Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire ... Càng tiếp xúc nhiều với các quan trường, Phan Chu Trinh càng thấy rõ cảnh thối nát , hủ bại trên đường cử nghiệp .

Lúc bấy giờ lực lượng Cần Vương lần lần tan rã, thực dân Pháp bắt đầu đặt nền thống trị trên đất nước Việt Nam .Trước cảnh non sông nghiêng ngửa, nhận thấy sự bất lực và thối nát của triều đình Huế, Phan Chu Trinh xin từ quan và bắt đầu hoạt động chính trị với các ông Phan Bội Châu, Lương Ngọc Can, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp . Sau khi từ quan về hoạt động chính trị, Phan Chu Trinh đã cùng với hai bạn đồng khoa là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng rủ nhau vào Nam vận động đồng bào các giới . Vào đến Bình Ðịnh gặp lúc quan tỉnh mở một kỳ thi cho học trò, đầu bài là Chí thành thông thánh và Lưỡng Ngọc danh sơn ba ông mạo tên là Ðào Mộng Giác nộp quyển làm bài Phan Chu Trinh làm bài thơ và hai ông Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú . Những bài này không theo quy tắc thông thường mà cốt để thức tỉnh nhóm sĩ phu . Quan tỉnh không dám quả quyết phải dịch sang chữ Pháp để trình viên Khâm sứ đồng thời truy tầm tác giả của hai bài văn cách mạng kia, nhưng không có kết quả Việc này đã có ảnh hưởng lớn đến đám sĩ phu thời bấy giờ . Tới Phan Thiết, Phan Chu Trinh bị bệnh phải quay trở về Huế . Sau mấy tháng dưỡng bệnh, ông ra Bắc tìm cách lên Yên Thế để gặp Hoàng Hoa Thám, nhưng chính sách bạo động của Hoàng Hoa Thám không thích hợp với chủ trương của ông, nên ông lại xuống Trung Châu Bắc Việt vận động với nhóm nho sĩ Bắc Hà . Ðâu đâu ông cũng đề xướng chủ trương tân học, cực lực đả kích các quan trường tham lam và những nhà hủ nho . Trong thời gian này ông kết nạp được một số đồng chí đáng kể . Phan Chu Trinh tán thành phong traò xuất dương du học do Phan Bội Châu khởi xướng . Lời kêu gọi của Phan Bội Châu, với sự hưởng ứng của Phan Chu Trinh gây được một phong trào xuất dương rất rầm rộ . Ðể được quan sát tại chỗ sự tiến triển của các nước, Phan Chu Trinh liền trốn sang Trung Hoa . Ông gặp Phan Bội Châu tại Hương Cảng rồi hai ông cùng sang Nhật. Ở đó được 10 tháng, ông lên đường về nước (năm 1906) . Phan Chu Trinh quyết đứng ra tranh đấu công khai với chính quyền bảo hộ Pháp . Ngày 15 tháng 8 năm Bính Ngọ (1906) , ông gởi lên Toàn Quyền Pháp ở Ðông Dương một bức thư dài 12 trang gồm mấy điểm sau đây :

- Do sự dung túng của chính quyền Bảo Hộ mà những bọn tham quan ô lại lộng hành khiến cho người Việt Nam bạc nhược suy yếu .

- Chính quyền Bảo Hộ đã dùng một chính sách bạo ngược, tàn ác đối với dânViệt Nam, không tôn trọng sinh mạng con người, muốn chém giết ai tùy ý .

- Do những cách đối xử tàn ác này, mà bọn quan lại lợi dụng quyền thế bắt nạt dân chúng, tìm cách vơ vét cho đầy túi tham, gây nên một tình trạng bi đát trong dân chúng. Bức thơ của Phan Chu Trinh đã có ảnh hưởng rộng lớn trong dân chúng . Ông bắt đầu hoạt động mạnh, hô hào tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Ðông Kinh Nghĩa Thục . Thực dân Pháp để ý căm thù và triều đình Huế cũng rất bực tức quyết tìm cách hãm hại ông. Nhưng Phan Chu Trinh vẫn không màng đến, ông đứng ra lãnh đạo phong trào duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân, ông cảm hóa được rất nhiều nhân sĩ . Phan Chu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục , cắt tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước được dồi dào . Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào duy tân này .

Năm 1908, tại tỉnh Quảng Nam phong trào kháng thuế nổi lên mạnh mẽ lan rộng các tỉnh miền Trung Việt. Ðầu mùa Xuân năm 1908, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Ðông Kinh Nghĩa Thục . Nhân việc kháng thuế ở Quảng Nam, vốn đã không ưa Phan Chu Trinh vì ông đã nhiều lần đả kích và nguyền rủa thậm tệ chúng, nên bọn quan lại Nam triều và thực dân Pháp đổ cho ông "xui dân làm loạn" và "phá rối" liền bị hạ lệnh bắt ông ... Rất nhiều nhân sĩ bị bắt, và trong dịp này, ông nghè Trần Quý Cáp bị Nam Triều lên án xử chém tại Nha Trang . Riêng Phan Chu Trinh bị bắt đem về giam tại tòa Khâm Sứ. Ðể phản đối hành động khủng bố của thực dân, Phan Chu Trinh tuyệt thực trong bảy ngày . Nhận thấy tình thế khó xử, viên Khâm Sứ Pháp phải giao trả ông về Cơ Mật Viện của tòa án Nam Triều, ông bị bọn quan lại kết án tử hình . Nhờ có hội Nhân Quyền can thiệp với chánh phủ Pháp. Chính quyền Bảo Hộ phải điều đình với Nam Triều đổi bản án "tử hình" ra "Côn lôn ngộ xá bất nguyên" (bị đày ra Côn đảo mãn kiếp không được ân xá ". Bỏ giam ở nhà lao Phủ Thừa được it' lâu, Phan Chu Trinh bị đày đi Côn đảo . Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ (Huế), ông đã ngâm bốn câu thơ bằng chữ Hán mà ông Phan Khôi đã dịch như sau Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,

Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn

Ðất nước hãm chìm dân tộc héo

Làm trai đâu xá thứ Côn-lôn

Trong cảnh tù đày, nhưng Phan Chu Trinh rất được chính phủ Pháp trọng đãi và kính nể. Chính viên Thống Ðốc Nam Kỳ đã ra tận Côn đảo để tìm hiểu lập trường tranh đấu của ông . Năm 1910, nhờ có hội Nhân Quyền Pháp (do sự vận động của ông Ernest Babut trong 3 năm trời) can thiệp ráo riết với chính phủ Pháp, thủ tướng Pháp lúc bấy giờ là Klobulowsky và Tổng trưởng Bộ Thuộc địa là Trouillet lập Hội đồng để xét án Phan Chu Trinh . Chánh Tham Biện tỉnh Mỹ Tho là Cousineau được cử làm chánh án . Mặc dù đã được ân xá, nhưng ông cũng bị thực dân Pháp tìm cách giữ mãi tại Mỹ Tho .Ông phản kháng và cương quyết đòi trở về Côn Ðảo . Chính phủ Pháp đành phải để ông tự do .Vì muốn tranh đấu có hiệu quả trong việc cải cách nền chính trị nước nhà và đồng thời để được học hỏi thêm, năm 1911, Phan Chu Trinh đã sang Pháp với Toàn Quyền Klobulowsky, cùng theo ông có người con trai tên là Phan Chu Dật .

Tại Ba Lê, ông gởi con vào trường học còn ông thì lại làm nghề rửa ảnh để sinh sống .Dù cho phải sống xa quê hương, ông vẫn không ngừng hoạt động tranh đấu cho đất nước. Ông viết báo Pháp phản đối việc đào lăng Tự Ðức, yêu cầu chính phủ Pháp nên cấp tốc thay đổi chính sách thuộc địa, giáo dục tinh thần tranh đấu của Việt kiều tại Pháp . Ông tìm cách liên kết với các lãnh tụ thuộc đảng cấp tiến ở Pháp . Ông không tiếc lời đả kích những nạn tham nhũng thối nát của thực dân Pháp ở Ðông Dương và chỉ trích chính sách cai trị của họ . Phái khuynh tả ở Pháp rất tán thành việc làm của Phan Chu Trinh, nhưng các quan lại ở các thuộc địa Pháp rất căm thù và oán ghét . Tiền trợ cấp của ông và tiền học bổng của con ông là Phan Chu Dật đều bị truất, đó là kết quả sự trả thù của thực dân .Hai cha con ông phải sống kham khổ và vất vả với số lương rửa ảnh của ông hàng tháng là 50 quan . Dù phải sống trong cảnh đói rét, khốn khổ đủ mọi bề, Phan Chu Trinh vẫn cương quyết tranh đấu cho lý tưởng cao cả .

Năm 1914, chiến tranh Pháp Ðức bộc phát, tại quê nhà vua Duy Tân nhân cơ hội đó gây biến, nhưng cuộc khởi nghĩa thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị xử chém . Vua Thành Thái và Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion .Vì không chịu đi lính cho Pháp để đánh Ðức, Phan Chu Trinh bị vu cáo là làm gián điệp cho Ðức, nên ông bị bắt giam vào ngục SANTE . Nơi đây ông bị hăm dọa đủ điều, nhưng tấm kiên trung vẫn không bao giờ thay đổi . Dùng võ lực không được, người ta đã đem tiền bạc, quyền tước để mua chuộc ông , nhưng cũng vô hiệu quả . Nhờ sự can thiệp của Ðảng Xã Hội và Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1915 chính phủ Poinceré phải ký giấy phóng thích ông. Vừa thoát khỏi cảnh giam cầm, Phan Chu Trinh lại phải khóc con . Phan Chu Dật sau 6 năm học tập đã thi đỗ bằng Tú Tài Vật Lý Học, được cha ủy thác sứ mạng về nước để hoạt động . Vì bao năm sống thiếu thốn đói lạnh, Chu Dật mang phải bệnh lao phổi . Về đến quê nhà chưa đầy một năm, Chu Dật mất .

Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Chu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu .Có đoạn ông đã viết : "... Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi ... ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðảo là cái tên húy của bệ hạ , để tỏ ý phản đối ." Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước .

Năm 1925, chính phủ Pháp nhận thấy Phan Chu Trinh là một người ái quốc chân chính có chính sách ôn hòa, nên có ý muốn giúp đỡ ông . Phái tả đảng bên Pháp từ lâu đã có cảm tình với ông được thắng phiếu trong cuộc bầu cử Nghị Viện và lên nắm chính quyền . Thấy cơ hội thuận tiện cho mình đem tài trí ra giúp dân giúp nước, ông xin trở về quê nhà và được chính phủ Pháp chấp nhận.

Về đến Saigon, Phan Chu Trinh có ý định ở lại trong Nam ít lâu rồi sẽ ra Trung Bắc để hoạt động. Dù tuổi già sức yếu, bệnh hoạn vì bao năm sống vất vả thiếu thốn ở Pháp, Phan Chu Trinh vẫn hăng hái tranh đấu . Ông vận động với nhà cầm quyền Pháp để xin ân xá cho Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và sửa soạn hai bài diễn văn để đọc trước công chúng :

1. Ðạo đức và luân lý Ðông Tâỵ

2. Quân trị chủ nghĩa, dân trị chủ nghĩạ

Hai bài diễn văn trên đây đã bày tỏ được chính kiến của một nhà cách mạng chân chính, với lòng yêu nước nhiệt thành . Ngày 24-12-1925, sau khi hay tin việc vận động xin ân xá của quốc dân đã có kết quả và Toà Quyền Varenne đã ký giấy ân xá Phan Bội Châu . Phan Chu Trinh định ra Huế để được gặp người bạn đồng chí để cùng nhau tâm sự, nhưng ông bị đau không đi được . Các sinh viên trường Ðại học Hà Nội đánh điện văn mời ông ra Bắc để diễn thuyết . Chưa kịp đi thì ông được biết tin vua Khải Ðịnh mất . Phan Chu Trinh đánh điện tín cho Pasquier Khâm sứ Trung Kỳ hay ông sẽ ra để lo việc cải tổ triều chính và lập dân đảng .

Tiếc thay đại cuộc chưa thành, bệnh tình của Phan Chu Trinh mỗi ngày một thêm trầm trọng . Ngày 24 tháng 3 năm 1926 (nhằm ngày 12 tháng 2 năm Bính Dần) nhà cách mạng ái quốc Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ được 55 tuổi . Một Hội đồng trị sự được thành lập ngay đêm đó để lo việc an táng cho ông ngày 4-4-1926 khắp từ Nam chí Bắc đều tự động làm lễ bãi khóa và làm lễ quốc táng nhà chí sĩ Phan Chu Trinh rất trọng thể để chứng tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và mến tiếc nhà cách mạng đã suốt đời vì dân vì nước.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
ngocnghech
post Jul 11 2008, 01:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 15
Tham gia từ: 8-July 08
Thành viên thứ: 5.159

Tiền mặt hiện có : 26.071$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thật ngưỡng mộ bác PTNhan quá, kiến thức và sự phân tích của bác hay thật tuyệt vời.


--------------------
Xuân du Phương Thảo địa
Hạ thưởng Lục Hà trì
Thu ẩm Hoàng Hoa tửu
Đông ngâm Bạch Tuyết thi



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC