Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ

Phó Thường Nhân
post Jul 18 2018, 07:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Không biết ltbk có xem cái phim tài liệu trên kênh một (TF1) của truyền hình Pháp quay về hậu trường World Cup của đội tuyển Pháp không ?
Trong cái phim ấy, nhiều lần ta có thể thấy cách sắp xếp đội hinh của đội Pháp qua các trận, khi nhìn vào cái « paperbord » (tức là cái bảng « trắng », chứ không phải bảng đen kê ở sau). Theo đó thì sau thủ môn hàng hậu vệ gồm Pavard, Varane, Umtiti, Hernandez (tính từ phải sang trái, lưng quay về phía thủ môn), rồi sau đó là tiền vệ (cũng từ phải sang trái) gồm Mbappé, Pogba, Kanté, Matudi, rồi sau đó là tiền đạo gồm Griezman, Giroud. Đội hình như vậy là 4-4-2, nhưng nó xếp hơi cong, như hai hàng lòng chảo, do hậu vệ và tiền vệ cánh xếp cao hơn hậu vệ tiền vệ ở trung tâm hinh như là ( ( :
Như vậy trong các bài viết trước tôi đã nhầm là tưởng chỉ có trận cuối Umtiti mới xuống hậu vệ, nhưng cầu thủ này luôn đóng vai hậu vệ trong đội tuyển. Nhưng chiến thuật thì vẫn đúng, vì hàng hậu vệ Pháp vẫn là bản lề để tiền vệ phối hợp với tiền đạo tấn công. Trong toàn giải, 3/4 hậu vệ Pháp làm bàn. Và có những bàn thắng có tính quyết định, như bàn thắng của Umtiti với đội Bỉ (1-0) kết hợp với đá phạt góc của Griezman, hay bàn thắng của Pavard có tác dụng củng cố tinh thần đội Pháp, gỡ hoà.
Xem phim, người ta cũng thấy toàn cảnh hậu cần của đội Pháp. Cũng như sinh hoạt « đời thường » của nó. Điều đáng chú ý là do sự « quậy phá » của một phần các cầu thủ gốc Phi mà văn hoá sinh hoạt của nó rất có vẻ châu Phi. Như cách thức đi đứng, ăn nói, gu âm nhạc, thái độ…
Như vậy đội bóng Pháp là đội bóng châu Phi ? như tôi đã nói ở trên, nó là đội bóng Pháp, và sự hiện diện của các yếu tố châu Phi không làm mất đi cái tính chất này. Tính chất châu Phi chỉ như dạng thêm mắm thêm muối cho nó.
Nhưng dường như thế giới, và có thể một bộ phận người Pháp không hiểu được điều đó vì nó rõ ràng không Pháp như người ta tưởng tượng, và quả thật giữa thuần chủng huyết thống và hợp chủng, văn hoá nào hơn văn hoá nào thì câu chuyện cũng như vấn đề con gà có trước hay quả trứng có trước. Người ta cũng không thể rõ vì văn hoá bản địa mạnh thì mới hợp chủng được, hay hợp chủng tạo nên văn hoá mạnh làm nó phát triển.
Theo lịch sử văn hoá Pháp, thì khi nào nước Pháp lợi dụng được thế giới thì nó mạnh. Ngược lại khi nó giơ cao cái huyết thống lên, thì là lúc nước Pháp thất bại. Và thường khi thất bại, thì nó lại nhớ lại huyết thống. Vì thế cái vấn đề này luôn tồn tại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 20 2018, 10:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ chắc trả lại chủ đề này cho tôn giáo. Vì chắc bác Quý sẽ viết tiếp về chánh niệm và thiền Nam Tông (vipasana). Nên tôi sẽ viết ở đây về thiền theo Đại thừa (hay Bắc tông) mà tôi tổng kết lại sử dụng trong khi học Thiền nói riêng và Phật giáo nói chung của mình. Những điều viết dưới đây có thể coi là nối tiếp hay bổ xung cho chủ đề thiền Tào Động mà tôi đã viết. Như vậy ai muốn tập Thiền thì sẽ thấy rõ sự khác nhau giữa Thiền Đại thừa và thiền vipasana của Nam tông. Thiền vipasana gắn với chính(chánh) niệm, cho nên không sợ lạc chủ đề.
Nguồn thiền của tôi là Thiền Đại thừa, nhưng bản thân nó cũng rất nhiều sách vở, chi phái khác nhau, nên phải nhắc lại cái nguồn mà tôi sử dụng từ đâu. Nếu là nguồn nước ngoài, thì là các thiền Sư Đạo Nguyên, Taisen Deshimaru (Nhật). Nguồn VN thì có các tác phẩm thiền Trúc Lâm, thiền VN (Khoá hư lục, Tam tổ thực lục, Thiền uyển tập anh,Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Hương Hải ngữ lục). Các tác phẩm về công án Lâm tế ngữ lục, Hoàng bá ngữ lục,.. Có ba bộ kinh Lăng già, Kim cương, Viên giác. Thông qua các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh. Trong đó phần tiếng Việt là quan trọng nhất, vì thế tôi rất cảm nhận Thầy Thích Thanh Từ, vì một phần lớn sách cổ về Thiền VN là nhờ có Thầy truyền bá, giảng giải nên mới tới tay mình. Tất cả các thiền sư ở đây tôi đều chỉ biết thông qua sách vở.
Trong cái danh sách ở trên, nếu người nào đã từng tìm hiểu về Thiền, chắc chắn sẽ có thắc mắc là tại sao tôi nói tập thiền Tào động, mà ở trên còn bao gồm cả Lâm Tế, cũng như các Thiền sư VN (như các vua Trần, thiền sư hương Hải) không phải là Thiền Tào động, như vậy là không đúng. Vậy câu trả lời của tôi là thế này :
1- Đã tập thiền thì không phân biệt. Nếu đã phân biệt thì còn gọi gì là Thiền.
2- Bất cứ loại hình thiền đại thừa nào, nó cũng bao gồm phần Định và Tuệ. Các môn phái do tuỳ nó ứng dụng như thế nào mà nhấn mạnh tới Định hoặc Tuệ. Thiền Tào Động thường coi trọng tới Định, rồi từ Định dẫn tới Huệ. Huệ ở đây là trí huệ. Nhưng Huệ của Tào động là để nhằm ứng dụng, chứ không đi vào phá lô gíc để ngộ như thiền Lâm Tế. Vì tôi tập thiền nhằm vào ứng dụng, nên Thiền Tào động hợp với nhân duyên của tôi, đúng theo ý nghĩa : An tâm, Tu thân, giải thoát mà tôi muốn. Như đã từng nói (ngoài ba điều trên còn có hộ mệnh, nhưng điều này tôi tìm thấy trong Pháp Hoa, Tịnh độ, là một vế học phật khác của tôi, nếu khi nào tiện, tôi sẽ trình bày sau). Các vua nhà Trần, hay Thiền sư Hương Hải, Thiền của các vị đều có yếu tố Tào động hay Lâm tế. Yếu tố Lâm Tế rõ rệt với Tuệ Trung Thượng Sĩ hơn cả. Còn Thiền sư Hương Hải, có thể coi là thiền Tào động rõ rệt, thứ đó là vua Trần Nhân Tông cũng vậy. Thiền của vua Trần Thái Tông còn đặc biệt hơn nữa, vì ngài đã đặt ra một phép tu đặc biệt có thời khoá hàng ngày, và thiền của ngài có điều đặc biệt là có cả Tào động và Lâm Tế nhưng lại phảng phất cả yếu tố phật giáo Nam tông. Trong đó yếu tố Nam Tông và Lâm Tế nổi trội. Các học của tôi cũng không ra ngoài hình thái này. Cũng nên nói thêm ở điểm này, đã tập thiền thì chắc chắn người ta sẽ ngộ, vì thế không có loại hình thiền nào hơn nhau. Có khác nhau chỉ là cách trình bầy, vì mỗi người có nhân duyên của mình, mỗi phái thiền có đặc trưng của mình. Ai hợp loại nào thì tập với loại ấy. Không có chuyện Thiền này ngộ hơn thiền kia.
Thiền mà tôi tập, cốt lõi nó chỉ nằm trong hai câu thơ của Vua Trần Nhân Tông. Điều này không ngăn cản tôi đi sâu đi xa tìm hiểu, và luôn tìm hiểu tiếp tục, nhưng cốt lõi là ở đây. Vua nói rằng :
ĐỐI CẢNH TÂM KHÔNG ĐỘNG
TỊNH TÂM CHỚ HỎI THIỀN
Ở trong hai câu thơ này. Có 3 khái niệm quyết định, cơ bản : TÂM, CẢNH, TỊNH
1- Khái niệm TÂM.
Đây là khái niệm cơ bản nhất của Thiền, và có thể của Phật giáo đại thừa nói chung. Thiền học vì thế có thể gọi là Tâm học cũng được. Khái niệm Tâm không có trong phật giáo nguyên thuỷ, mà nó là sự phát triển của phật giáo nguyên thuỷ. Bác nào theo học phật giáo Nam tông, rất dễ bị lầm vì có môtk khái niệm của phật giáo nguyên thuỷ, khi dịch ra tiếng Việt được gọi là tâm, đó là khái niệm citta (nhiều khi được gọi là cit). Đây là một từ tiếng Sancrit (hay Pali) được phật Thích Ca dùng để chỉ trạng thái tinh thần (nói theo kiểu hiện đại), và nó cũng là một “xứ”, tức là một phạm trù (nói theo kiểu triết học hiện đại), để niệm. Trong Thiền Tứ Niệm Xứ của Nam tông (còn gọi là satipathana), nó chính là xứ(phạm trù) thứ 3. Nguyên do cuả nó là từ này (cita) khi dịch sang tiếng Anh, Pháp được gọi là spirit (tiếng Anh), hay esprit (tiếng Pháp). Hai từ này khi dịch ngược lại ra tiếng Việt trong Phật giáo được gọi là tâm.
Trong văn hoá Ấn độ, để chỉ cái bản thể bao trùm tất cả, họ có một khái niệm đó là sit-sat-ananda. Trong đó sit là trạng thái tinh thần(citta), sat là bản thể , và Ananda là huệ(trí huệ).
Sit-sat-ananda ta có thể dịch là Tâm, như khái niệm Tâm của Thiền. Chính vì thế chỉ có khái niệm cit(citta) mà dịch là tâm là sai. Vì nó còn thiếu hai vế nữa sat và Ananda.
Với ai chỉ học phật giáo Bắc Tông, thì khái niệm TÂM này có thể coi nó như thức thứ 8, là A lại da thức. Con người được coi là có 8 thức. Trong đó có 5 thức là từ 5 giác quan sinh ra dẫn tới nhận thức ( là thức thứ 6), rồi có mạt na thức là thức thứ 7 (Ý thức), và cuối cùng là thức thứ 8, A lại da thức. Như vậy con người cảm nhận bằng năm giác quan, từ đó có nhận thức, nhận thức này được ý thức điều khiển và ghi nhận lại vào thức thứ 8 thành dấu vết mà người ta gọi là chủng tử (mầm mống), từ chủng tử này mà thành thói quen,định kiến, tạo ra nghiệp. Ý thức này lại được tạo dựng bởi cái tôi, bởi tham, sân, si, mạn, nghi , tà ác ..v..v..
TÂM là như thế, vậy làm thế nào để “sinh tâm” (tôi để nó trong ngoặc kép, vì TÂM không có sinh ra mà thường tồn, có điều thông thường người ta không nhận thấy nó, cảm nhận nó, do nó bị “che phủ”). Tôi dùng chữ “sinh” bởi trong kinh dùng chữ sinh. Đó là câu chủ chốt của kinh Kim cương.
“NHÂN VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM”.
Đây là câu đã khiến nhiều người ngộ. Từ vua Trần Thái Tông, tới thiền sư Thích Thanh từ, ..và nhiều người khác nữa. Bản thân tôi ngộ thiền cũng có sự đóng góp của câu này. Ý nghĩa của nó là : Nếu không trụ vào đâu cả, thì tâm sinh ra. Chữ sinh ở đây có thể hiểu là hiển lộ ra. Như kiểu mặt trời hiện ra khi trời quang mây. Và ở đây có khái niệm cơ bản dẫn tới tu tập thiền đó là TRỤ. Hiểu TRỤ là thế nào, thì cũng có nghĩa là minh biết làm cho TÂM hiển lộ ra. Tâm hiển lộ ra tức là Thiền.
Chữ TRỤ này có nghĩa bám vào.Như vậy “vô sở trụ” là không bám vào đâu cả, không có chỗ nào để bám. Không bám vào đâu cả thì “sinh tâm”. Tuỳ theo người tu mà các từ khác nhau được dùng. Như “mắc kẹt”,”phân biệt”, “chấp”, “không thông”. Hai từ cuối tôi hay sử dụng để chỉ trạng thái “Vô sở trụ” này: đó là vô chấp, và thông thoáng. Đây cũng là điều tôi từng khuyên nvt khi học thiền.
Lấy một ví dụ để thấy thái độ nào là “thông” là “vô chấp”. Takuan là một Thiền sư Nhật nổi tiếng vào thế kỷ XVII. Vì thế ông ấy đã dậy các Võ sĩ đạo ứng dụng cái “vô chấp”, “không mắc kẹt” trong việc đấu kiếm. Với Takuan, nếu một võ sĩ khi dùng kiếm để tinh thần của mình để ý vào một bộ phận của đối thủ, như kiếm, tay, dáng đừng, nét mặt.. thì có nghĩa là đã mắc kẹt, và sẽ bị đối thủ hạ sát. Một Võ sĩ giỏi là người biết giữ tâm tĩnh lặng, và không kẹt các giác quan của mình, cũng như ý thức vào bất cứ cái gì của đối thủ.
Quan niệm này của Takuan, không khác tí nào câu thơ của vua Trần Nhân Tông mà tôi dẫn ở trên.
“Đối cảnh tâm không động” (đây chính là không bị mắc kẹt vào cảnh tức là bên ngoài)
“Tịnh tâm chớ hỏi Thiền” (Tâm tịnh là Thiền, chứ không phải cái gì khác cả, không phải cứ ngồi gí xuống đất, đúng thế đúng kiểu là Thiền. Đây chỉ là cách tập luyện để tiếp cận Thiền (như tôi ngồi trong metro, như đã nói trong chủ đề về Thiền Tào đông). Đã là thiền đích thực, thì thực ra lúc nào cũng thiền được.
Takuan nói cái phép Thiền của mình là “mystère de sagesse immobile” (tiếng Pháp) thực ra để chỉ TÂM. Mystère là huyền bí (vì người ta chỉ chiêm nghiệm mà không thể giải thích), sagesse ở đây chính là trí huệ, và immobile là bất động (tĩnh lặng). Về cơ bản giữa ông sống vào thế kỷ 17, và vua Trần Nhân Tông, thế kỷ XIII, quan niệm về TÂM như vậy là giống nhau, dù cách nhau 4 thế kỷ. Nhưng điều này cũng không có gì lạ, vì TÂM chỉ có một, xuyên qua không gian thời gian(nói kiểu hiện đại) vì thế mới có dĩ TÂM truyền TÂM.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 24 2018, 09:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2- Thiền của Phật và Thiền của Tổ.

Trước khi đi vào tìm hiểu tương tác TÂM với CẢNH, là cốt yếu thiền của vua Trần Nhân Tông. Điểm cốt yếu vì cái quan hệ tương tác ấy chính là ứng dụng, cách tu tập Thiền. Ta hãy tìm hiểu Thiền của Phật và thiền của Tổ như thế nào.
Trước đây có lần tôi cho nvt một công án. Giờ chép lại ở đây, vì nó phản ánh chính xác quan hệ Thiền Phật/Thiền Tổ này.

9. HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN (724-814)
Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.
Một hôm Qui Sơn bảo:
- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?
Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:
"Bánh vẽ chẳng no bụng đói." Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:
- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?
Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:
"Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần." Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.
*
Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay." Sư làm bài tụng:
Nhất kích vong sở tri
Cách bất giả tu trì.
Động dung dương cổ lộ
Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).
Xứ xứ vô tung tích
Thanh sắc ngoại oai nghi.
Chư nhân đạt đạo giả
Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).
(Một tiếng quên sở tri
Chẳng cần phải tu trì.
Đổi sắc bày đường xưa
Chẳng rơi cơ lặng yên.
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh.
Những người bậc đạt đạo
Đều gọi thượng thượng cơ.)
*
Qui Sơn nghe được, nói với Ngưỡng Sơn: "Kẻ này đã triệt ngộ." Ngưỡng Sơn thưa: "Đây là máy tâm ý thức trước thuật được, đợi con đến nơi khám phá mới chắc."
Ngưỡng Sơn đến thăm Sư, bảo:
- Hòa thượng khen ngợi Sư đệ đã phát minh đại sự, thử nói tôi nghe?
Sư đọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo:
- Đó là do trước kia học tập ghi nhớ mà thành, nếu thật chánh ngộ hãy làm bài tụng khác.
Sư nói tụng:
Khứ niên bần vị thị bần
Kim niên bần thủy thị bần
Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa
Kim niên bần chùy dã vô.
(Năm xưa nghèo chưa thật nghèo
Năm nay nghèo mới thật nghèo
Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi
Năm nay nghèo dùi cũng không.)
Ngưỡng Sơn bảo:- Sư đệ ngộ Như Lai thiền mà chưa ngộ Tổ sư thiền.
Sư lại nói bài tụng:
Ngã hữu nhất ki (cơ) Ta có một ki (cơ)
Thuấn mục thị y Chớp mắt chỉ y
Nhược nhân bất hội Nếu người chẳng hội
Biệt hoán Sa-di Riêng gọi Sa-di.
Ngưỡng Sơn gật đầu và về thưa lại Qui Sơn:
- Đáng mừng! Sư đệ Trí Nhàn đã ngộ Tổ sư thiền.

Ở đây khi thiền sư Hương Nghiêm nói rằng « năm nay nghèo dùi cũng không », cũng chính là một biến thái của câu « nhân vô sở trụ ». Không có chỗ trụ bám, hay không có mảnh đất cắm dùi là như nhau. Nhưng điều thú vị hơn của sư khi « hiểu » Thiền là ở chỗ « Năm xưa nghèo chưa thật nghèo, năm nay nghèo mới thật nghèo », Nghèo ở đây là quá trình vứt bỏ, cứ vứt bỏ mãi thì cuối cùng sẽ hiện bản tâm (vứt bỏ cũng là cách nói tương đương với vô trụ). Như vậy quá trình tu tập Thiền là quá trình tinh giản, bỏ đi cái rườm rà, đi vào cái tinh tuý. Khi nghe sư nói thế, thì thiền sư Ngưỡng Sơn nói « đây là thiền của phật ». Đúng vậy, vì nó là cách nói khác, nhưng cùng nghĩa với kinh Kim Cương. Nhưng sư đã làm giầu nó lên, khi ứng dụng nguyên tắc « vô sở trụ » như một quá trình tinh giản « nghèo đi ».
Nhưng thế chưa đủ. Mà Thiền sư Ngưỡng Sơn lại hỏi về « Thiền của Tổ ». Nếu đọc bài tụng của Sư, thì ta không thấy « vô sở trụ » ở đâu cả. Ngược lại nó có cảm nhận của khoảnh khắc. Nhưng đặc biệt nó rất nhanh « chớp mắt chỉ y ». Nói một cách khác, cái ngộ của tổ là vụt tới, trong chớp mắt, không lĩnh hội được là không được. Vậy nó là cái gì ? Thực ra đó là hệ quả của « vô sở trụ ». Có « vô sở trụ » rồi thì mới thế được, vì thế nó là hệ quả. Còn tại sao « chớp mắt » mà lĩnh hội được, bởi vì phản ứng phát xuất trực tiếp từ trong TÂM ra, không thông qua quy trình tư duy, ý thức. Học giả Suzuki, khi nói về chuyện này, thì ông nói đó là trực cảm, linh cảm trực tiếp. Ta có thể lấy ví dụ Võ sĩ đạo để thấy điều này. Khi người võ sĩ xông vào đấu, thì thân tâm và kiếm là một. Không thể suy nghĩ được, hành động như bản năng. Nhưng không phải là bản năng. Cái này chính là thiền của Tổ.Ở câu trên tô dùng từ bản năng, nhưng có thể gọi đó là tự nhiên. Cái tự nhiên này ở đâu ra. Nó ở TÍNH mà ra. Nói một cách khác, Thiền của Tổ là sự trở lại của bản tính, sau khi gột rửa tất cả các thứ rườm rà do xã hội, hay hiểu sai (nhận thức có cái tôi, tham sân si ) mà ra, thì TÍNH hiện lên. Đây chính là nội dung câu « kiến tính thành Phật » của Tổ Bồ đề đạt ma.
Như vậy « vô sở trụ » cũng có thể hiểu là vô vi, không tạo tác, trở về bản tính ban nhiên của con người. Ở đây tôi cố tình dùng các khái niệm « vô vi, không tạo tác », bởi nó là khái niệm của đạo Lão. Để thấy sự giao thoa của Thiền với đạo này.
Và cũng chính vì thế các bác đọc đạo đức kinh, hay Trang Tử, Liệt tử..thì thấy nó có cái gì đó như Thiền.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 27 2018, 08:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



3- Thiền của Vua Trần Nhân Tông.
Ở trên tôi đã nói sơ khai thế nào là TÂM. Gọi là sơ khai, vì tôi sẽ quay lại nó, để phân tích rõ ràng hơn. Vì như tôi đã nói. Thiền học thực ra là Tâm học. Tôi cũng nói tới thiền của Phật và Thiền của tổ, để mọi người có thể thấy tính kế thừa của nó. Thiền của Tổ, cũng chính là Thiền của Phật, là hệ quả của Thiền của Phật. Phật ở đây là phật theo đại thừa quan niệm, không phải chỉ có đức Phật lịch sử Thích Ca mâu ni.
Trước khi phân tích thiền của vua Trần Nhân Tông, phân tích để ứng dụng. Tôi nói trước ở đây phương pháp tiếp cận, để bác nào muốn sáng tạo trong việc tu tập Thiền có thể sử dụng, dựa trên kinh nghiệm bản thân của cá nhân tôi.
Các tác phẩm như Khoá Hư lục, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Tam tổ thực lục, tôi đã tiếp cận nó song song với việc tìm hiểu Phật giáo, và Thiền nói chung. Nhưng tôi chỉ thực sự hiểu được sự độc đáo của nó khi đã có khái niệm, và ứng dụng Thiền Tào động, thông qua hai thiền sư Nhật mà tôi đã dẫn tên. Như vậy, cách tiếp cận tốt nhất là : 1) học phật giáo nói chung,2)thứ đó học một loại thiền (với tôi là Tào động, nhưng không ai cấm người ta theo Lâm Tế cả), 3)rồi từ đó mới tiếp cận Thiền nhà Trần. Như vậy nếu xét theo quá trình tiềm hiểu với tôi nó là một vòng tròn : Thiền Nhà Trần-> Phật giáo Đại thừa (đặc biệt Bát Nhã và duy thức)-> Thiền Đại thừa -> dẫn tới một tông phái (Tào động với tôi) -> Quay trở lại ứng dụng Thiền của Vua Trần.
Ở VN, thông thường thiền đời nhà Trần được gọi là Thiền Trúc Lâm. Nhưng như thế là không chuẩn. Bởi vì hiện tại Thiền nhà Trần có thể coi có 5 thiền sư : Vua Thái Tông, Vua Nhân Tông, Tuệ Trung thượng sĩ, tổ Pháp Loa, Tổ Huyền quang.
Về mặt phả hệ, chỉ có Vua Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền quang là hệ phái Trúc Lâm. Còn Tuệ Trung thượng sĩ và vua Thái tông thì không phải. Vì Thiền Trúc Lâm là vua Nhân Tông lập ra. Còn vua Thái Tông là cha của ông. Quan hệ giữa Tuệ trung thượng sĩ với hai vị vua về mặt phả hệ cũng không xác định được. Đây là vấn đề sử học tranh cãi, nên tôi không nói tiếp.
Nhưng nếu không tính phả hệ, thì giữa vua Trần Nhân Tông và hai vị tổ kế tiếp, cách thức tu tập cũng hoàn toàn khác nhau. Vua Nhân Tông chủ yếu đưa đạo vào đời, đạo là đời vì ngài là cư sĩ. Ngược lại Pháp Loa, Huyền quang là sư thật sự. Cách tu của họ chủ yếu là nhàn tản. Đặc biệt với tổ cuối cùng là Huyền quang, vốn là một nhà Nho cuối đời « xuất thế ». Đi tu cũng là một dạng về hưu.
Thiền của Tuệ Trung thượng sĩ có mầu sắc Lâm Tế nhất, và cũng có vị nhàn tản. Ngược lại cách tu tập của vua Thái Tông, còn để lại trong khoá hư lục, lại là Thiền gần với phật giáo nguyên Thuỷ nhất. Tóm lại 5 người, có 5 sắc thái Thiền khác nhau. Trong đó Pháp loa, Huyền quang gần nhau nhất. Nên ta có thể coi là 4. Nhưng cũng có thể coi là 3, vì cách tiếp cận thiền của Tuệ trung thượng sĩ, Pháp Loa, Huyền quang có nhiều điểm giống nhau.
Chính vì sự đa dạng đó, nếu không có sự tu tập từ trước theo Phật giáo nói chung, và theo một tông phái thiền phổ quát, thì người ta sẽ không có cảm nhận, nhận thức để tiếp cận Thiền nhà Trần đầy đủ được. Với riêng tôi, đầu tiên là Thiền của vua Trần Nhân Tông, thứ đó là của vua Trần Thái tông gần gũi với nhân duyên tu tập của tôi nhất, nên tôi mới nói là « thiền của vua Trần » mà không nói là Thiền Trúc lâm. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là tôi « bỏ rơi » ba vị kia. Nhưng học thiền trong đời thường thì thiền của hai vị vua ứng dụng tốt hơn.
Thiền của vua Trần Nhân Tông như thế nào ?
Vua nói « Đối CẢNH TÂM không động/TỊNH Tâm chớ hỏi THIỀN »
Ở đây ta có một mối quan hệ nhị nguyên. CẢNH/TÂM và TỊNH/THIỀN. Nghiên cứu quan hệ của chúng với nhau như thế nào ? cũng chính là học cách tu tập, ứng dụng của vua.
Nghiên cứu cái cặp đầu tiên trước. Vì nó là chìa khoá của ứng dụng đưa thiền vào sinh hoạt bình thường đời thường. Để cho xuôi , vì vua nói CẢNH trước TÂM sau, tôi đặt mối quan hệ
TÂM < --- > CẢNH (có thể tưởng tượng là vua đứng về bên trái phía chữ TÂM, còn CẢNH là đối tượng vua quan sát) . Cái câu này là quy tác nhằm vào ứng xử « hướng ngoại » (tôi để hướng ngoại trong nguặc kép, vì trong phật giáo không phân biệt trong (nội tâm), ngoài (ngoại cảnh)). Biểu tượng « < -- > » là để chỉ sự qua lại tương tác, và cũng chính là tu.
Trong phật giáo nguyên thuỷ, ngay trong thiền tứ niệm xứ (satipathana), khái niệm CẢNH luôn đi với khái niệm CĂN, TRẦN. CĂN ở đây là 5 giác quan, TRẦN (giống như nghĩa trong chữ trần gian) là không gian kết nối CĂN và CẢNH. CẢNH ở đây là đối tượng quan sát. Ví dụ. trong câu « Mắt nhìn thấy con gà », thì mắt là căn, hành động nhìn thấy là trần, con gà là cảnh. Ví dụ này là ví dụ thô sơ, để cho các bác có khái niệm. Bởi vì khái niệm TRẦN có tính bao quát hơn, không chỉ là hành động nhìn mà bao gồm cả không gian và thời gian. Cũng như vậy, CẢNH có nghĩa hiện tượng, giả hợp của sự vật khách quan do « nhân duyên » tạo ra, giống như « khung cảnh », « quang cảnh ». Trong phật giáo người quan sát (chủ quan) luôn gắn kết với vật thể bị quan sát (khách quan). Như vậy ta có cái chuỗi
CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH.
Từ đó suy ra nếu đầy đủ thì cái chuỗi TÂM < -- > CẢNH mà vua nói phải là
TÂM < -- > CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH
Cái chuỗi 4 khái niệm này, chính là cái chuỗi ứng sử nhận thức của người thường. Bất cứ ai cũng có, dù theo đạo nào, hay chẳng theo đạo nào cả. Nhưng có điều CĂN, TRẦN che lấp bản TÂM. Nên thực ra người ta chỉ có CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH mà thôi. Hay nói cách khác CĂN TRẦN chính là cái tôi. Nên ta có thể viết lại là
TÂM < -- > (cái tôi) < -- > CẢNH
Như vậy nhận thức của Vua chính là thiền của Tổ. Một cách nói khác của thiền của Tổ. Bởi lúc này cái tôi đã bằng không (vô ngã) chỉ còn là « interface » (giao diện, nói theo từ ngữ tin học VN bây giờ) giữa cái tuyệt đối là TÂM và cái tương đối CẢNH (vì CẢNH tồn tại theo nhân duyên, phải có điều kiện mới tồn tại được và thay đổi theo không gian thời gian), nên có thể bỏ đi.
Bây giờ ta biến đổi cái công thức ở trên một chút. Vì theo Tổ Bồ đề đạt ma, thì ngộ là kiến tính. Ta sẽ có
TÂM <-- > TÍNH < -- > CẢNH
Vậy thế nào là đại ngộ, như phật như tổ. Điều đó xẩy ra khi quan hệ tương tác « < -- > » trở thành như nhau « = ». Tức là
TÂM=TÍNH=CẢNH
Cái công thức này rất quan trọng, vì nó chính là sự huyền bí của TÂM mà tôi sẽ nói sau.

Câu thơ của vua là « đối CẢNH TÂM không động ». Vậy « không động » chính là mối quan hệ mà tôi để bằng biểu tượng « < -- > » giữa TÂM và CẢNH. Thế nào là TÂM « không động ». Không động ở đây không phải là vô cảm, hiểu theo nghĩa thông thường, mà là TÂM phản ánh trung thành đầy đủ CẢNH, không bị méo mó khúc xạ bởi cái tôi (được tạo thành bởi tham, sân, si, bởi CHẤP, bởi TRỤ, bởi KHÔNG THÔNG, ..). Ở đây tôi dùng từ khúc xạ, là một từ được dùng trong vật lý quang học, vì đơn giản là TÂM thường được so sánh như cái gương. Cái gương phản xạ hình ảnh chiếu vào nó, nhưng không thay đổi, « không động ».
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 2 2018, 10:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



4- Huyền bí của TÂM.
Khái niệm TÂM là một khái niệm huyền bí, cũng giống như A lại da thức. Bởi vì từ vô thuỷ vô chung chỉ có một tâm. Và TÂM không phải như trong từ « tâm lý », chỉ cuộc sống nội tâm của một người. Nó là một khái niệm vượt qua không gian và thời gian, không có biên giới, không có trong ngoài, và chỉ có một (NHẤT NHƯ).
Ở trong kinh Lăng nghiêm, ngay phần đầu tiên, đó có cuộc đối thoại giữa phật Thích Ca và ngài A nan đà, nói về điều này. Kinh viết khá lằng nhằng dây điện, nhưng có thể tóm tắt như tôi nói ở trên. Nhưng cũng chính vì thế mà người ta không thể trình bầy TÂM lô gíc được, mà chỉ có thể cảm nhận. Nhưng cảm nhận, tuỳ nhân duyên mỗi người cũng khác nhau, chỉ có thể nói được một khía cạnh. Vì thế để nói về TÂM, có thể dẫn tới tu tập, các thiền sư thường dùng lối so sánh. Lối so sánh thường được dùng là ví TÂM như một tấm gương phản chiếu cảnh, như một hồ nước lặng (TÂM) phản ánh bóng chim bay qua (CẢNH), hoặc có thể dùng hình ảnh như viên kim cương. Trong suốt, cứng rắn, nhưng để tất cả hình ảnh lọt qua. Hình ảnh kim cương thường được dùng trong phật giáo mật tông tây tạng, để chỉ tâm. Hai hình ảnh trên, thường được dùng trong Thiền (ví dụ như bài kệ của Thiền sư Hương Hải, mà tôi đã trích trong chủ đề nói về thiền Tào động)
Trong kinh Pháp bảo đàn, có ghi lại một « cuộc đấu » giữa lục tổ Huệ Năng và ngày Thần Tú, về quan niệm TÂM này của các Tổ. Ngài Thần Tú đã thua cuộc, và không được nhận y bát để nối tiếp thầy trở thành Lục tổ, mà Y bát được truyền cho ngài Huệ Năng. Ngài Thần Tú đã quan niệm TÂM như tấm gương, mà tu tập là luôn phải lau chùi cho nó sáng. Và bị ngài Huệ Năng phản bác lại là « tất cả vốn không, thì lấy đâu ra gương mà lau chùi ». Mặc dù thế, những thế hệ tu thiền về sau, người ta vẫn dùng hình ảnh tấm gương, bởi vì nó có giá trị ứng dụng để tu tập. Hai bài kệ ấy tôi chép lại ở đây.
Bài của ngài Thần Tú (được coi là hỏng)
Thân thị Bồ Đề thụ,
Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.
Dịch nghiã:
Thân là cây Bồ Đề,
Tâm như đài gương sáng,
Luôn luôn siêng lau chùi,
Chớ cho dính bụi trần.
Bài của Lục Tổ Huệ Năng (được coi là đỗ)

Bồ đề bổn vô thụ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?
Dịch nghiã:
Bồ đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần?

Bác nào muốn hiểu rõ nghĩa câu chuyện, thì có thể đọc kinh Pháp Bảo đàn. Kinh này thực ra là Lục (tức là tài liệu ghi lại lời dậy hành trạng của lục tổ), nhưng được Thiền Tông kính trọng sử dụng như là Kinh. Vì thế đọc nó cũng không khó, giống như đọc một câu chuyện. Kinh này tìm trên mạng cũng có.
Để hiểu câu « đối cảnh tâm không động » của vua Trần Nhân Tông, ta có thể lấy lời giải thích của Ngũ tổ cho ngài Thần Tú. Tôi trích ở đây. Tổ thứ 5 phân tích bài kệ của ngài Thần Tú, và phê thế này
« Tổ nói: Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳng thể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nói liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệm tự thấy, chẳng kẹt vào vạn pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự như như, cái tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như thế tức là vô thượng bồ đề của tự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho ta xem, nếu kệ ông vào được cửa, thì ta sẽ truyền trao y pháp »
Ý của tổ thứ 5, bắt đầu từ chữ « Vô thượng bồ đề phải.. » đến «..vô thượng bồ đề của tự tánh », có thể sử dụng để giải thích, để hiểu câu « đối CẢNH TÂM không động » của vua Trần Nhân Tông. (ở đây Tổ dùng « bản tánh », « thiết chân » thay cho TÂM). « Vô thượng bồ đề » tức là ngộ.
Trong thực tế, nếu có coi tâm mình như cái gương phản chiếu (điều ngài Thần Tú nói) dùng trong đời thường, thì mới hiển lộ được bản tính (bản tánh) (mà Lục tổ nói). Với điều kiện đây phải là một quá trình tự nhiên, có nghĩa là biết cái TÂM vốn là « trong sáng phản chiếu » « luôn luôn tồn tại » (chẳng sinh chẳng dịêt), chỉ vì bị bụi « tham,sân,si » che phủ nên mới mất bản tâm. Bỏ tham sân si không phải là tạo tác, mà để cho Tâm trở về tự nhiên. Cho nên hai người (Lục Tổ và Thần Tú) bổ xung cho nhau. Điêù ngài Thần Tú nói là điều kiện cần, điều Lục tổ nói là điều kiện đủ, (tôi dùng từ của toán học), để học Thiền.

5- « Thiền tứ niệm xứ » không phải là thiền.
Thiền tứ niệm xứ, còn được gọi là satipathana của Nam Tông không phải là thiền. Trong satipathana (tôi sẽ dùng từ này để thay cụm từ « thiền tứ niệm xứ », vì chữ thiền trong « thiền tứ niệm xứ » khiến người ta tưởng satipathana là thiền). Sati có nghĩa là chính niệm, chính niệm có nghĩa là « quan niệm đúng, nhận thức đúng ». Quan niệm đúng như thế nào, thì trong satipathana sẽ nói rõ ràng. Nó là những « quán tưởng» (bài học nhập tâm), mà thực tế là « tứ diệu đế và bát chính đạo » mà người phật tử phải nhập tâm (chính niệm), giống như đứa trẻ con ôn bài. Quá trình này không phải là thiền. Trong Đại thừa Bắc tông, người ta gọi đó là sám hối.
Bài học phải học thuộc lòng này không có khái niệm TÂM. Vì thế nếu Thiền bao gồm TÂM < -- > CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH như tôi nói ở trên, thì satipathana chỉ có CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 3 2018, 10:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sám hối trong phật giáo đại thừa không phải là một dạng xưng tội như trong cơ đốc giáo. Nó cũng không phải là một sự hối lỗi cá nhân, mà thực ra là cách nhập tâm những nguyên tắc của phật giáo. Vì người phật tử tự nhắc nhở mình phải theo đúng, nên gọi là sám hối. Nó là một phần trong quá trình tu tập bình thường bao gồm 1)Phát tâm bồ đề ( tức là thể hiện ý nguyện tu tập giải thoát), 2)Quy Y (Quy là quay đầu về, y là y theo. Quy y tức là tin tưởng. Trong phật giáo đòi hỏi phật tử phải tin tưởng vào Phật, vào Pháp (giáo lý phật giáo), Tăng (tăng đoàn). Tôi sẽ nói về những điều này sau) 3)Nguyện (tức là nguyện tất cả chúng sinh được phật cứu vớt. Ta có thể hiểu như tương đương với nghĩa vụ truyền đạo, truyền giáo) 4)sám hối (tức là chính niệm, tự nhắc lại những nguyên tắc của phật pháp để mà tuân theo).
Những quy trình này, đều có thể thấy trong các ấn bản kinh, hoặc các tuyển tập « chư kinh nhật tụng » (kinh dùng để tụng hàng ngày). Hiện tại tôi cũng có một số ấn bản chư kinh nhật tụng tiếng việt từ khoảng giữa thế kỷ XX lại đây, hầu hết mục lục của chúng đều theo nguyên tắc này. Và ta có thể hiểu đó là quy trình tu tập của một phật tử đại thừa. Nguyện (điều 3 ở trên), người ta thường sử dụng 10 nguyện của Phổ Hiền Bồ tát, là một chương trong kinh Hoa Nghiêm.
Nhưng quy trình tu tập cổ nhất của VN mà ta có và có thể sử dụng rất tốt, chính là cuốn « Khoá hư lục » của Vua Trần Thái Tông. Khoá ở đây là thời khoá, như thời khoá biểu trong ngày. Hư là một từ cổ có đồng nghĩa với « KHÔNG », một cách gọi khác của Thiền Tông. Còn Lục có nghĩa là tài liệu. « Khoá Hư Lục » là tài liệu thời khoá (quy trình) tu tập thiền tông của vua Thái Tông. So với các loại chư kinh nhật tụng hiện tại, thì sự khác nhau không là bao nhiêu. Trong khoá hư lục, có điều một (phát bồ đề tâm), có điều 2 (quy y), có điều ba (nguyện), có điều bốn (sám hối), và còn có thêm lễ dâng hương, dâng hoa (ta có thể gọi là cúng).
Điều đó cho thấy cách tu tập phật giáo Đại thừa hầu như không thay đổi với thời gian (vì Khoá hư lục là thế kỷ XIII, mà nay ta là thế kỷ XXI).
Quyển Khoá hư lục, tôi vẫn dùng như một loại sách giáo khoa về phật pháp, để chính niệm. Và nó rất chuẩn. Vì vua viết rất mạnh lạc, chi tiết, và đặc biệt đã viết như một người VN, chứ không phải là dạng sách dịch. Tất nhiên, nguyên bản của nó là chữ Nho, được dịch lại ra quốc ngữ. Nhưng bản thân chữ Nho cũng là một bộ phận của tiếng Việt (như tiếng la tinh với tiếng Anh, Pháp) , nên không có vấn đề « dịch không thoát được ý », vì thế nên tôi vẫn coi quyển này như là kinh tiếng Việt.
Điều đặc sắc trong cách tu của vua Trần Thái Tông là ở đây. Đó là hình thức tổng hợp. Vua theo thiền tông, nhưng không vì thế mà không tu tập theo phật giáo đại thừa. Trong khoá hư lục, vua cũng đề cập tới cả tu bằng niệm phật, tức là cách tu kiểu như tịnh độ tông bây giờ. Dù vua coi đó là cách tu « hạ căn » (đây không phải là quan niệm của tôi). Nhưng việc vua tu thiền « tổng hợp » như vậy thực là hiếm có ngay cả trong lịch sử phật giáo thế giới. Và nó đặc biệt VN, vì tinh thần người Việt là tích hợp.
Như vậy nếu có thể viết lại cái công thức ở trên cho vua Thái Tông, thì ta thấy nó đủ cả 4 vế
TÂM < -- > CĂN < -- > TRẦN < -- > CẢNH
Nhưng vì vua rất trọng sám hối, hạnh nguyện tức là tương đương với satipathana nên ta có thể viết lại là
TÂM < -- > satipathana < -- > CẢNH hay TÂM < -- > satipathana nhưng tôi vẫn để CẢNH vào để ta có thể nhìn rõ thế giới quan, nhân sinh quan của vua hơn, mặc dù satipathana bao cả CẢNH.
Ta cũng có thể viết
TÂM < -- > « Tứ niệm xứ » < -- > CẢNH để thấy rõ vua đã dùng Thiền đại thừa « bao » « thiền » chính niệm. (Đại thừa bao nguyên thuỷ).Chính vì thế tôi mới nói cách tu tập của Vua là sự kết hợp của phật giáo nguyên thuỷ với phật giáo đại thừa (Thiền).
So với vua Nhân Tông (là con vua Thái Tông) với công thức TÂM < -- > CẢNH
Thì ta thấy sự khác nhau rất lớn.
Kinh nghiệm của tôi. Nếu trong ứng sử sinh hoạt, tôi cố gắng ứng dụng thiền của vua Nhân Tông, thì trong học phật như một giáo lý tâm niệm, tôi thiên về vua Thái Tông.
(còn tiếp)



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 6 2018, 05:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



6-Khoá Hư Lục.
Mục này có thể gọi là « Thiền của Vua Trần Thái Tông », nhưng tôi để đề mục là « Khoá Hư Lục », bởi tất cả hành trạng, tu tập của vua nằm trong đây. Đáng nhẽ ở VN, các nhà sư, đặc biệt là các thiền sư, phải chú giải nó để làm kinh học tập. Nhưng chẳng ai làm. Hoà thượng Thích Thanh Từ có làm điều này, nhưng ông chỉ chú giải theo kiểu giải nghĩa, nên không biến Khoá Hư lục thành phương pháp tập thiền được. Thầy lại có nhược điểm (và đồng thời cũng là ưu điểm), đó là thầy không có vốn triết học phương Tây, nên cách giải thích của thầy thuần việt, nhưng nhiều khi lại đơn sơ, không đủ sâu, và đặc biệt không giải toả được các sai lầm do « Thiền thế giới » mang vào. Bởi hiện tại sách thiền trên thế giới có rất nhiều, chủ yếu bằng tiếng Anh, Pháp.. Người ta cứ dịch ra mà không tìm hiểu mức độ đúng sai ở đâu, cũng như không để ý tới xuất xứ « ngoại lai » của các tác giả này, khiến họ hiểu sai, ta dịch rồi mang cái sai ấy vào sách dịch, chủ yếu là Việt kiều Pháp, Mỹ, rồi từ đó nó tuồn vào văn hoá VN. Một nguồn nữa mà tôi rất thích, và với tôi có giá trị hơn hẳn, đó là các tác phẩm của các thiền sư, nhà sư Trung quốc. Nhưng đáng tiếc là hiện nay, hầu như không có các tác giả đương đại, mà phần lớn là tác phẩm của các tổ trong quá khứ. Điều này khiến ai không có vốn nho học không tiếp xúc được. Do từ vựng ngôn ngữ, văn phong bất đồng.
Có hai tác giả đương đại (dù đã mất) có thể làm được điều này đó là cụ Nguyễn Đăng Thục, và cụ Hoàng Xuân Hãn là có đầy đủ hành trang cổ văn, cũng như hiện đại. Nhưng cụ Hoàng Xuân Hãn không chuyên về Thiền và Phật giáo, nên không có tác phẩm. Cụ Nguyễn Đăng Thục thì chuyên về phật giáo, nhưng cách tiếp cận của cụ hơi lung tung dàn trải, như việc cụ mang cả Ấn độ giáo vào để giải thích, điều này không sai, nhưng từ đó lại không phân biệt được phật giáo với tôn giáo này, nên sinh ra lẫn lộn, lộn xộn.
Ở trên tôi có nói Khoá hư lục có thể dùng làm sách giáo khoa phật giáo, nhưng với điều kiện là phải có người không những giới thiệu, chú giải (như thầy Thích Thanh Từ đã làm), mà phải thể hiện rõ phương pháp mà Vua đã dùng, tìm ra những đặc sắc của nó so với thiền hay phật giáo đại thừa chung chung.
Điều này vượt khỏi khả năng của tôi, vì tôi vừa không có thời gian, cũng như tôi không phải là nhà sư, hay là một học giả. Nhưng trong qúa trình học thiền của mình, do tôi rất coi trọng vốn cổ VN, và luôn có ý thức học thiền qua cái vốn cổ này song hành với các sách vở phật giáo từ các nguồn khác, nên tôi sẽ chỉ ra đây một số điểm đặc trưng thú vị mà tôi chiêm nghiệm được, có thể giúp ích cho ai đó, về kiến thức hay là nguồn cảm hứng để tìm hiểu.
Tôi có quyển Khoá Hư Lục từ năm 1996, sở dĩ biết được nó vì nó được dẫn tên trong mục lục tham khảo của cuốn lịch sử Phật giáo VN, do nhà xuất bản Xã hội ở VN in. Với thời gian, tôi đã đọc đi đọc lại nó nhiều lần, vì có nó đã 20 năm có lẻ, để học thiền, song song với các nguồn khác. Và mỗi lần nhận thức phật giáo của mình tăng lên, thì đọc lại nó càng thú vị hơn. Vì thế người ta không thể tiếp cận nó trực tiếp, mà phải có kiến thức phật giáo.
Hiện tại, trên mạng cũng có bản chú giải của Thầy Thích Thanh từ, điêù này rất tốt. Bản này có lẽ còn tốt hơn bản giâý mà tôi có, vì có sự chú giải kỹ càng từng câu. Nhưng ở đây, như đã nói ở trên, thầy Thích Thanh từ không nhấn mạnh phương pháp tu tập, chỉ giải thích để người ta có thể hiểu nghĩa, giống như một dạng « từ điển truyện Kiều » để đọc truyện Kiều.
Tiếp đây tôi sẽ nói tới một số điều thú vị của cuốn sách này.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 6 2018, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



6.1 Vấn đề TÂM là ông chủ.
Cuốn Khoá Hư Lục có hai quyển : thượng và hạ, theo cách chia của vua, nên nó có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là do sách dài quá mà phải chia tập, do nhà xuất bản vì vấn đề in ấn mà làm. Vì cuốn sách mỏng, tổng cộng chỉ trên 100 trang, ngay cả khi đã có phần dịch ra tiếng việt. Qua cách chia của vua, ta có thể hiểu quyển thượng là phần giáo lý , lý thuyết. quyển hạ là cách thức tu tập hàng ngày. Như vậy quyển thượng là « Hư lục » : tài liệu bàn về cái không. Quyển Hạ là « thời khoá lục » : tức là quy trình tu tập hàng ngày. Cộng lại thành Khoá Hư Lục. Trong phần lý thuyết vua dùng rất nhiều cách thức tìm hiểu, hoặc là văn xuôi giải thích thông thường, hoặc là công án. Phần giải thích thuông thường do có nhiều điển tích, nên người ta phải có vốn văn hoá cổ thì mới tiếp cận được. Chính vì thế cuốn của thầy Thích Thanh từ rất tốt, vì thầy giải thích các tích này.Phần khác là các công án. Nhưng khác với công án Nhật, TQ, chỉ có tiên đề mà không có luận giải, luận giải được các thiền sư giấu kín, có tu với họ mới được truyền. Mỗi công án của vua có 3 phần bao gồm cử (nguyên bản công án), niêm(kết luận đánh giá ngắn gọn của vua) và tụng (tức là chú thích,giải nghĩa để ghi nhớ,thường là bài kệ 4 câu). Niêm và tụng chính là ý của Vua. Chính vì thế ta có thể tự học,vì niêm và tụng đã là đáp án của Vua rồi, chứ không cần đối thoại « thầy trò » kiểu thiền Nhật. Đây là đặc trưng của công án thiền đời nhà Trần. Vì từ Vua Thái Tông, Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ..công án đều theo kiểu này. Kiểu hình thức công án này, thực ra là hình thức chú giải kinh Dịch của Nho giáo, được áp dụng vào công án.
Cho đến nay tôi vẫn chưa ngộ được hết các công án này, vì cũng như chú giải kinh Dịch, chú giải có khó hiểu của chú giải, vì thế người ta vẫn phải tiếp tục chú thích cho chú thích. Đây là điều ở Vn cần làm, để ta thực sự có thể kế nghiệp thiền VN thực sự, chứ không phải chỉ xây chùa, đặt tượng vua, tự hào có thiền Trúc Lâm là đủ, tức là rất hình thức, lấy danh.
Vấn đề TÂM là ông chủ nghĩa là thế nào ? như trên tôi đã nói, do chỉ có thể tiếp xúc bằng so sánh ẩn dụ chứ không thể giải thích, TÂM có thể được ví như mặt hồ, tấm gương, và cũng có thể coi là ông chủ. Nếu cách so sánh như mặt hồ, tấm gương phản chiếu tương đối rõ ràng, khó gây sai lầm trong nhận thức, thì việc coi TÂM là ông chủ đặt ra nhiều vấn đề dễ làm người ta hiểu sai.
Ví dụ, các học giả phương Tây, vì vốn nhận thức của họ là Thiên chúa giáo, bất luận họ nhận thức như thế hay chối bỏ, nên họ thường coi TÂM là một loại Thượng đế trá hình giống như trong Thiên chúa giáo. Chính vì thế, họ coi thường phần TÂM học, và chỉ thích nói tới KHÔNG học. Không học, xuất phát từ Bồ Tát Long Thọ, trong dòng đại thừa bát nhã. Tâm học xuất phát với Bồ Tát Thế thân với dòng duy thức. Tâm học của Bồ tát Thế thân xuất hiện muộn hơn Không học của Bồ Tát Long Thọ, vì thế Thiền thực tế là Tâm học, được bổ xung bởi không học về nhận thức. Nhưng vào tay các nhà trí thức phương Tây thì nó chỉ còn không học mà thôi. Tâm và không là như nhau. Nhưng nếu chỉ Không thì không ứng dụng được, chỉ là một dạng thiền nói phét, dễ bị biến thành lung tung đạo.
Vấn đề ông chủ này cũng đặt ra với trí thức phật giáo như cụ Nguyễn Đăng Thục, nhưng ở đây cụ hay lầm TÂM là đại hồn (brahman) của Ấn độ giáo.
Thậm chi ngay cả Thầy Thích Thanh Từ cũng nhầm nó thành một dạng chính niệm.
Nhưng điều này, vua Trần Thái Tông nói rất rõ. Tôi trích ở đây hai công án « ông chủ » của vua, để ta có thể ngộ vấn đề này.
Công án 1 (là công án số 30 trong sách)
30. Cử: Thụy Nham thường gọi: Ông chủ nhân, tỉnh tỉnh đi, về sau chớ bị người lừa gạt.
Niêm: Khóc đến máu tuôn không chỗ dụng,
Chi bằng ngậm miệng qua xuân tàn.
Tụng: Thụy Nham thường gọi chủ nhân ông,
Lược giỏi cơ sâu cũng chẳng hùng.
Nếu quả thế gian tướng vô địch,
Đợi gì gươm giáo mới là hưng.


Công án 2 (số 40)
40. Cử: Nam Tuyền hỏi Triệu Châu: Ngươi là Sa-di có chủ hay Sa-di không chủ? Triệu Châu đáp: Có chủ. Nam Tuyền hỏi: Thế nào là chủ? Triệu Châu khoanh tay thưa: Hôm nay kính chúc Hòa thượng luôn được muôn phước.
Niêm: Co tay chuyển chùy chẳng đổi gươm,
Người khéo sử dụng đều được tiện.
Tụng: Khoanh tay Tùng Thẩm chỉ cho người,
Chẳng kẹt hai bên chủ tự phân.
Đâu phải Hoa Lam Hàn lệnh thuật,
Nào hay khéo nấu rượu Tuân tuần.

Cái công án số 30 cũng đã được Thầy Thích Thanh Từ giảng, nhưng thầy lại cho nó là đúng, và dặn học viên là nên luôn cảnh tỉnh bằng cách này, không phải là trong phân tích Khóa Hư lục mà ỏ một tác phẩm khác. Cái chuyện này tôi cũng đã nói rồi, với tôi người cứ tự nói như thế thực ra là bệnh lý tâm lý, bị phân tâm (schizophrenie). Còn nếu không phải bị bệnh, thì nó cũng chỉ là một dạng chính niệm, tự mình răn dậy, chứ không phải là Thiền. Ý vua Thái tông thế nào ?
Vua nói trong phần niêm một cách văn hoa theo cổ văn, nhưng ý tôi giống ý vua, ngoại trừ vua không thể biết phân tâm là gì vào thế kỷ XIII, vua nói việc đó là vô ích (khóc đến máu tuôn không chỗ dụng). Với vua nói thế thì cũng như công phu khóc đến chẩy máu mắt nhưng vô ích (không chỗ dụng). Cái câu này không khác việc “mài gạch để làm gương soi”. Vì thế vua khuyên : thôi đừng nói nữa mà cứ để cuộc đời tự nhiên trôi đi (chi bằng ngậm miệng qua xuân tàn).
Nói một cách khác, quan niệm “ông chủ” (được dùng chỉ TÂM) trong công án này là sai, vì người ta không thể tiếp cận nó bằng tạo tác, bằng tâm niệm. Đây cũng chính là ý nhà vua. Việc tạo tác vua gọi là phải dùng gươm giáo (tức là có ý cưỡng bức, không tự nhiên).Theo hai câu thơ cuối của tụng, thì đã là anh hùng (tức là ngộ) thì nó là sự tự nhiên, thì không phải tuốt gươm giáo làm gì cả (tức là tạo tác ra để làm),, và việc cứ tự lẩm bẩm “tỉnh tỉnh” kia chính là tạo tác,vì nó trái tự nhiên.
Vậy thế TÂM là chủ thế nào ? Đây chính là ý nghĩa của công án số 40. Khi Nam Tuyền hỏi Triệu Châu có chủ không (chủ ở đây vẫn là TÂM) thì Triệu Châu nói có. Hoàn toàn đúng. Cái này giống như câu giải thích của Ngũ Tổ cho ngài Thần Tú. Vì TÂM bất sinh bất diệt, ta luôn cảm nhận thấy nếu có linh cảm thiền. Vấn đề là làm thế nào để thể hiện cái cảm nhận TÂM thường tồn này. Điều này mới là khó, vì nó chính là phần ứng dụng, còn biết cái TÂM thường tồn chỉ là lý thuyết. Trong thiền phần ứng dụng gọi là SỰ, phần lý thuyết gọi là LÝ. Lý phải thông được với SỰ,tức là ứng dụng, thì mới là ngộ thực sự. Đây chính là câu hỏi thứ hai của Nam Tuyền. Câu trả lời của Triệu Châu, dường như có vẻ không liên quan gì tới câu hỏi. Nhưng thực ra nó rất liên quan. Theo câu trả lời đầu tiên, ta có thể hiểu là Nam Tuyền hỏi trên cả hai bình diện: Bình diện tuyệt đối, tức là “chủ tức Tâm”, nhung có cả bình diện tương đối, đời thường, theo nhân duyên. Có nghĩa là sa đi thì chắc chắn phải có người quản lý, giống như chú tiểu được giao cho sư thầy giáo dục. Có quan hệ thầy trò, và có thể gọi điều này là “có chủ”. Để trả lời câu thứ 2, Triệu Châu đã trả lời bằng cách đặt Nam Tuyền vào vị trí chủ (một cách ẩn ý), trả lời ở trên bình diện nhân duyên, nhưng ngài không nói gì tới vấn đề “chủ tuyệt đối” là TÂM cả, vì qua ứng sử nhân duyên tự nhiên mà người ta thấy TÂM. Đây là cách tiếp cận chính xác. Vì TÂM là chủ là cái cảm nhận thường tồn, còn ứng đối đời thường là theo nhân duyên. Triệu Châu coi Nam Tuyền là thầy là chủ, thì vẫn coi là thầy là chủ, không có ẩn ý “tham sân si” ở đây. Còn cái TÂM là chủ tuyệt đối thì huyền bí không thể nói được. Nhưng khi người ta hành động theo nhân duyên, điều kiện hoàn cảnh tự nhiên, thì cũng chính là cách thể hiện cái TÂM ấy.
Vua Thái Tông cũng cùng ý đó, vì thế vua mới nói là “đang dùng chuỳ không phải đổi dùng gươm, miến sao khéo sử dụng đúng là đươc”, trong câu niêm, có nghĩa là mọi chuyện sử sự tự nhiên theo nhân duyên thì cứ tự nhiên theo nhân duyên mà làm. Trả lời câu một theo nhân duyên (dùng chuỳ) thì câu hai, dù bị hỏi trên bình diện tuyệt đối cũng vẫn theo nhân duyên (tức là vẫn dùng chuỳ). Vua Trần Nhân Tông cũng có câu nói tương tự như thế khi ngài nói “cư trần lạc đạo, thả tuỳ duyên, đói thì ăn, mệt ngủ liền” để nói về Thiền. Câu trả lời của ngài Triệu Châu là ứng đúng với cách hành sử này (thả tuỳ duyên, tức là thuận theo nhân duyên một cách tự nhiên như ăn cơm uống nước, đi ngủ). Điều thú vị là trong cả hai công án, vua đều dùng hình tượng “công cụ” để chỉ cách ứng xử: chuỳ, gươm, mà ta có thể gọi là phương pháp.
Trong 4 câu tụng, tôi chỉ nghiệm được câu thứ 2, những câu còn lại tôi chưa nắm bắt được. Đó chính là câu “chẳng kẹt hai bên chủ tự phân”. Cái câu này chính là đồng nghĩa với câu “Đối cảnh Tâm không động” của vua Trần Nhân Tông. Ở đây vua khen Triều Châu, do ứng sử tự nhiên theo nhân duyên mà chủ (TÂM) và CẢNH(hoàn cảnh câu chuyện công án) đã “tự phân” rõ ràng không bị mắc kẹt, tức là tạo tác, như ông thiền sư suốt ngày lảm nhảm tỉnh tỉnh kia.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 9 2018, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong kiến giải của Thầy Thích Thanh Từ, thầy nói là vua phê phán chút đỉnh. Nhưng thật sự là vua chê, vì với vua như thế không phải là Thiền, dù nhân vật trong công án được phong là thiền sư. Điều này chứng tỏ vua rất độc lập về nhận thức, cảm nhận thiền. Vua cũng chê cả Lâm Tế, và ngay cả Bồ đề đạt ma. Như vậy nếu cảm nhận được vua chê thế nào, vua khen cái nào, thì ta sẽ cảm nhận được như nhà vua, tức là theo tông phái thiền của vua. Cái này thì tôi sẽ nói sau.
Với công án thứ hai (số 40), giải thích của Thầy Thanh Từ không làm tôi thoả mãn, đặc biệt là những câu tụng, mà tôi cũng chưa nghiệm được, nên để đó..coi như vấn đề bảo lưu, sau sẽ quay lại.
Nhưng đến đây ta có thể nghiệm được TÂM là ông chủ thế nào. Đó không phải là ông chủ có quyền sinh quyền sát nặn ra mình giống như thượng đế Thiên chúa giáo, nên cũng không thể là “ông chúa trá hình” như các học giả phương Tây quan niệm. Nó cũng không phải là linh hồn, để có thể quy là Đại Hồn như cụ Nguyễn Đăng Thục gán vào. TÂM là điều gì đó thường tồn, người ta có thể cảm nhận, nhưng không thể nắm bắt. Và cách nắm bắt dễ nhất là hành động tự nhiên, theo nhân duyên.
6.2 Lừa ba chân.
Bốn núi cheo leo vạn khóm tùng,
Ngộ xong chẳng có, muôn vật không.
Mừng được ba chân lừa có sẵn,
Cỡi lên thúc mạnh vượt cao phong.

Đây là bốn câu thơ, trong bài mởi đầu quyển “Khoá hư lục”. Quyển tôi có là quyển do thành hội phật giáo TP HCM in, người dịch là su Thích Thanh Kiểm. Bản dịch mà thầy Thích Thanh Từ chú giải không có cấu trúc như thế, nhưng về cơ bản nội dung giống nhau, chỉ có vị trí bài viết thay đổi mà thôi. Quyển của tôi được chia thành quyển thượng và quyển hạ, như đã nói. Và bài thơ con lừa ba chân này ở ngay trang đầu. Ở đây tôi sẽ không sa vào vấn đề văn bản, dị bản, vì tôi chỉ quan tâm tới nội dung tu tập mà ta có thể rút ra được. Những đoạn trích trong Khoá Hư Lục của tôi ở đây, là lấy từ bản Khoá Hư lục giảng giải của thầy Thanh Từ, vì tôi có thể cóp pi mà không phải chép lại từ bản giấy.
Lúc mua đưa quyển sách, ngay đầu tiên tôi đã vướng phải vấn đề cảm nhận “con lừa ba chân” này. Trong lời chú giải, sách nói con lừa ba chân là câu chuyện của một công án. Giống như lời giải thích của thày Thanh từ dưới đây.
Con lừa ba chân xuất xứ từ câu chuyện của ngài Dương Kỳ Phương Hội, đệ tử ngài Từ Minh. Sử Trung Hoa ghi rõ: Có người tới hỏi ngài Dương Kỳ: Thế nào là Phật? Ngài đáp: Con lừa ba chân chạy tứ tung.

Sau đó thầy giải thích thêm như dưới đây.

Ngài Trần Thái Tông mượn câu chuyện đó, nói có sẵn lừa ba chân cỡi chạy thẳng lên ngọn núi cao phong. Trong nhà Thiền, nói đến chỗ cứu kính, đó là chỗ vô lý hay phi lý. Tại sao? Vì tất cả lý lẽ chúng ta bàn luận ở thế gian đều tương đối, có phải có quấy. Nếu ai nói phải thìcho là hợp lý, nói quấy là phi lý. Nhưng cứu kính tuyệt đối là cái phi lý, tức là cái không suy lường được. Thường người ta nói tu là làm lành, là giúp kẻ khổ, nhưng đối với chỗ cứu kính, tu lại là buông, là bỏ, buông những niệm tưởng lành dữ, bỏ những tâm thiện ác. Lành dữ thiện ác đều buông sạch thì có lý hay phi lý? Từ cái phi lý mới đi đến chỗ cứu kính được, còn nằm trong đối đãi thì chưa đến cứu kính.Con lừa ba chân là chỉ cái phi lý. Đạt được cái phi lý mới lên tận ngọn núi cao phong. Trái lại nếu chưa đạt thì chưa lên được. Đó là ý nghĩa thâm sâu trong nhà Thiền.

Bản của Thầy Thanh Từ với lời chú giải, mãi về sau tôi mới có, trong một lần tình cờ thấy nó trên mạng. Không kể lời chú giải của Thầy, với tôi là không ổn. Vì lời thầy bình có thể đúng cho bất cứ công án nào, do tất cả các công án đều phi lô gíc. Vậy cái phi lô gíc cuả công án này phải khác phi lô gíc công an khác, nếu giống nhau hết thì trên đời người ta chỉ cần 1 công án chứ có ít nhất là vài trăm công án khác nhau làm gì ?
Phải mất mấy năm, tôi không nhớ rõ, có lẽ khoảng 98,99 tôi mới vỡ lẽ ra con lừa ba chân là gì. Thực ra nó rất đơn giản. Đó chính là : giới, định, tuệ. Là những quan niệm cơ bản của phật giáo đại thừa, Do người ta gộp lại 6 điều : Từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ mà ra. Người ta cũng có thể gộp nó lại từ bát chính đạo : chính kiến, chính tư duy,..chính niệm, chính định, chính tuệ.. thành ba cụm mà ra.
Như vậy Vua dùng công án, nhưng không phải là công án, mà chỉ là một dạng biểu tượng (symbolisme). Và bài thơ trở nên rất dễ hiểu.Bởi khái niệm tứ sơn (bốn núi) đã được vua diễn giải ngay sau, dùng để chỉ sinh, lão, bệnh, tử.
Thực ra nếu ta để ý, thì ngay trong Khoá Hư Lục, vua cũng có bài bàn về giới, định, tuệ, mà theo vua giới là sơ thiện, định là trung thiện, tuệ là tuyệt thiện (tôi viết tạm theo ý vua như vậy ,nhưng từ dùng thì không chính xác từ vua dùng). Như vậy bài thơ có thể lược ý là, muốn vượt lên trên sinh , lão , bệnh, tử.. thì phải dùng giới, định, tuệ, và từ đó nhìn thấy tất cả đều không, tức là giải thoát.
Như vậy nếu hiểu kiểu diễn giải biểu tượng, ẩn dụ này của vua thì ta có chìa khoá để tìm hiểu sự ngộ đạo, tức là pháp thiền của vua, từ đấy có thể ứng dụng.
Nhưng vì xuất phát điểm hình thức thể hiện kiểu biểu tượng của vua dẫn từ một công án, nên tôi đi xa hơn mà nghiệm thấy rằng, bản thân công án cũng có cách nói biểu tượng, chứ không phải chỉ có vua mới dùng. Vì thế tôi mới có lần nói với NVT, là có thể giải thích được các công án , chứ nó không phải mông lung như kiểu chú giải của Thầy Thanh Từ ở trên. Nhưng không phải chỉ có thầy mới thế, mà đây là đặc điểm chung của kiểu chú giải công án. Càng chú giải càng rối. Khiến người ta tưởng nó là cái gì quá ghê gớm, huyền bí và chỉ có huyền bí.
Lấy ví dụ cái công án « con lừa ba chân » ở trên. Ngay cả ngài Dương Kỳ, khi ngài trả lời « Phật là gì » bằng hình ảnh « con lừa ba cẳng nhẩy tung tăng » thì ở trong đó nó đã bao gồm ý : giới, định, tuệ rồi (tức là 3 cẳng của con lừa). Và hình ảnh con lừa ba chân, nhắc người ta phải vượt trên lô gíc để cảm nhận, nhưng không thể bỏ : giới, định, tuệ. Vì giới , định, tuệ là con đường để vượt lên trên lô gíc.
Ở trên tôi viết « con lừa ba cẳng nhẩy tung tăng » là theo bản dịch giấy của thầy Thích Hành Kiểm, chứ không dùng cụm từ « con lừa ba cẳng chạy tứ tung » như dẫn ở trên. Tại sao ? vì với tôi Thầy Thích Hành Kiểm lột tả được chính xác hơn hành động của con lừa với từ « tung tăng ». Từ tung tăng làm cho người ta cảm nhận được sự hồn nhiên, tự nhiên. Trong khi cụm từ tứ tung không diễn cảm được điều này, mà gây cho ta cảm giác « lộn xộn ». Cụm từ tung tăng làm cho người ta thấy một khía cạnh nữa của sự tu tâp giới định tuệ, đó là nó phải hồn nhiên, tự nhiên, không gò bó, « theo bản tính » như tôi đã đề cập trong phần « thiền của phật, thiền của tổ ». Kết quả, trong thiền dù có « bất lập văn tự » vẫn dùng văn tự, và nếu đã dùng văn tự thì vẫn phải dùng chính xác, chỉ có điều không dùng theo lô gíc thông thường mà thôi.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 4 2018, 10:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



6- Phát nguyên của TÂM từ đâu ?
Nếu các bác đã chịu khó theo đến đây, thì sẽ thấy rất rõ ràng rằng. Thiền khác với phật giáo nguyên thuỷ (ngày cả phần được coi là « thiền » của phật giáo nguyên thuỷ) ở chữ TÂM và TÍNH. Và chính niệm trong phật giáo nguyên thuỷ, thực ra là thức thứ 7 (mana) đúng đắn. Chính vì thế nó mới là « CHÍNH » niệm. (đã có chính thì phải có tà, đã có phải thì phải có trái, vì thế chính niệm mới là thức thứ 7, chứ không phải là thức tột cùng, a lại da thức, là thức thứ 8 mà ta có thể coi là TÂM).
Vậy phát nguyên của khái niệm TÂM là từ đâu mà ra. Nếu hỏi một phật tử theo phật giáo đại thừa, thì câu trả lời là : Phật Thích Ca nói điều đó, nhưng ở trong kinh đại thừa. Chứ trong kinh nguyên thuỷ, Phật chưa dạy điều đó. Đây cũng là câu trả lời của tôi.
Nhưng thiền tông của phật giáo Đại Thừa không chỉ giới hạn bởi lời dậy của Phật, mà là sự gặp gỡ giữa lời dậy của phật với cảm nhận tâm linh của vùng Đông Á (bao gồm Nhật, bán đảo Triều Tiên, TQ, VN). Cảm nhận tâm linh này lại có nguồn gốc từ tâm linh nguyên thuỷ, bắt nguồn từ Sa man giáo như sự thể hiện của các thầy mo (trong các dân tộc ít người ở VN, ví dụ người Mường), hay tập tục lên đồng của người Kinh (đạo Mẫu).
Trong một tâm linh tôn giáo luôn có hai phần, phần một là lời dậy của tổ sư, phần hai là phần người ta hiểu cái lời dậy ấy thế nào, ứng dụng nó thế nào. Thiền tông, hay phật giáo không chỉ là lời dậy của Phật, mà là cách hiểu, cách ứng dụng, cách giác ngộ của tín đồ.Tín đồ thế nào thì có tôn giáo như thế.
Trong Thiền Tông, giáo lý phật giáo đại thừa đã trở thành cái khung để kết tinh tâm linh vùng Đông Á. Nó có tác dụng trìu tượng hoá, nâng cấp cảm nhận tâm linh ở đây. Thiền tông và Phật giáo Đại thừa đã có tác dụng làm kết tủa nhận thức tâm linh nguyên thuỷ, đưa lại cho nó một hình dạng. Mootj trong những hinhd dạng đó là Thiền Tông đại thừa. (Gọi tắt là Thiền).
Tâm linh nguyên thuỷ vùng Đông Á (trong đó có VN) không chỉ kết tinh trong đạo phật mà còn thể hiện qua các tôn giáo khác ở đây ví dụ như Đạo Nho, đạo lão. Chính vì thế mới có thể có quan niệm tam giáo đồng nguyên giữa đạo Phật, đạo Nho, đạo lão vì chúng đều có cái đế là tâm linh nguyên thuỷ, có thể nói gọn lại là nguyên lý « vạn vật hữu linh ». Cái linh của vạn vật trong Thiền gọi là TÍNH. Cái nguồn của tất cả TÍNH là TÂM.
Như vậy Thiền Tông đại thừa bất kỳ là tông nào tào động hay lâm tế, hay trúc lâm đều có cái đế này.
Ở trên tôi nói đây là cảm nhận tâm linh của vùng Đông Á, thực ra nó còn lớn hơn thế. Cái quan niệm tâm linh này nằm ở hai bên bờ Thái Bình Dương. Bao gồm cả người da đỏ ở châu Mỹ (vốn là người Đông Á ở Xi bê ri vượt eo biển Bê rinh đi qua, cách ta 1 vạn năm), và tất nhiên cả tâm linh của vùng Xi bê ri. Có điều tâm linh của họ không bị (hay được) cấu trúc lại bởi một tôn giáo phổ quát mà thôi.
Khi sang New-york, điều mà tôi quan tâm nhất không phải là đi xem những ngôi nhà chọc trời của nó, mà là một địa điểm rất khiếm tốn, bảo tàng về người da đỏ, ở ngay trong khu vực Wallstreet, National museum of american indian. Nước Mỹ to lớn giầu có như vậy, nhưng quy mô của bảo tàng không phải là lớn, hiện vật cũng không nhiều. Tất nhiên, là người bình thường tôi không thể tiếp cận được phần dành cho người nghiên cứu, cũng chẳng có thời gian, và điều kiện để làm điều đó. Điều tôi quan tâm là quan niệm tâm linh của người da đỏ, mà tôi có cảm nhận rất gần gũi với tâm linh ở Đông Á. Nhiều những phù điêu hình vẽ của họ, có thể bảo là hình điêu khắc của các kỷ vật bằng đồng, đời nhà Thương , nhà Hạ của TQ cách ta 5000 năm, cũng được.Và điều linh cảm của tôi, có lẽ là chính xác. Người da đỏ cũng có quan niệm vạn vật hữu linh (TÍNH), và họ cũng có quan niệm mà trong tiếng Anh được gọi là great spirit (nhưng nếu xem họ định nghĩa nó là gì, thì ta sẽ thấy nó không khác khái niệm TÂM). Đọc những quan niệm tâm linh của họ, thì ta có cảm tưởng như đang xem sách về đạo Lão, hay Thiền.
Trong lần viếng thăm, tôi có mua được một cuốn sách nhỏ là bài khấn trời đất của người da đỏ cherokee. Và nó cũng có hơi hướng Thiền rất rõ, nhất là quan niệm « vạn vật nhất như » ( tức là mọi hiện tượng là một, tức là TÂM).
Còn tại sao lại thế, thì ta có thể lý giải thế này. Cảm nhận vũ trụ thế giới quan của con người ở hai bên bề Thái Bình Dương là có cùng một nguồn gốc, từ thời đại đồ đá,cách đây 10000 năm, vào thời điểm đó, người Đông Á vượt eo biển Bê rinh sang châu Mỹ, thành người da đỏ. Người Đông Á sau đó hoặc du nhập đạo Phật, hoặc tạo ra các tôn giáo như đạo Lão, đạo Nho. Nhưng cảm nhận các tôn giáo này nằm trên cái đế tâm linh ấy, phát triển từ đó mà ra. Trong trường hợp Thiền Tông, nó là sự hợp lưu của giáo lý phật giáo Đại thừa với cảm nhận tâm linh Đông Á nguyên thuỷ, đã được cấu trúc lại bởi đạo Lão. Như vậy nó có 3 tầng. Tâm linh nguyên thuỷ, đạo Lão, rồi phật giáo. Ba tầng này rất rõ ràng ở TQ. Nhưng khi Thiền Tông vào VN, Triều Tiên, Nhật Bản.. thì cái vế đạo lão mờ đi rất nhiều, vì đạo Lão không tồn tại như một tôn giáo phổ quát ở đây, chỉ có khái niệm trong sách, ngược lại tâm linh nguyên thuỷ thì vẫn có.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC