Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Bùa Yểm Trên Sông Tô Lịch ở Hà Nội, Chuyện cũ xem lại

root
post Apr 17 2007, 05:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Thánh vật ở sông Tô lịch - Kỳ 2
Thấm thoát đã cuối năm, trời trở rét, chỉ còn anh em thân thiết với tôi là ở lại làm. Tôi cho đóng cọc thép sâu tới 4m rồi làm cữ thép chấm nước. Lạ thay cứ bơm sạch thì nước lại cữ lại vỡ. Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ lạ xung quanh công trình trên sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này. Bảo tàng Hà nội, rồi Viện tâm lý, các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình. Kết luận cuối cùng là… không giải thích được. Phía các nhà sử học, khảo cổ học giải thích rằng nằm trong quần thể của Tây thành Đại La (có thể là Ngọ Môn), nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này, phía các nhà tâm linh, dịch học thì nói đây là trận đồ yểm tà ma, không cho xâm phạm kinh thành, vì là trận đồ nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm. Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ đó, phá hủy nó, giải thoát cho bao nhiêu tà ma nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần cũng căm giận việc làm của tôi nên ra tay trừng phạt. Chuyện thánh thần ma quỷ thì không ai nhìn thấy, nhưng những rủi ro mà chúng tôi phải chịu thì quá đáng sợ.

Có một hôm đóng cữ mới, bơm nước cạn chuẩn bị đào để kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ. Dùng máy xúc nhổ mãi không được, tôi giao nhiệm vụ cho anh Thùy (người Ninh Bình) xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm. Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao, phải đưa vào bệnh viện. Nhưng kinh khủng hơn sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuống sân ngã gãy xương đùi, mặc dù từ hè và sân chỉ cách nhau 30cm. Đến sáng hôm sau thì mẹ anh bị đứt mạch máu não. Đang sốt anh Thùy cũng phải vùng dậy chạy vào đền làm lễ mới bỏ về. Sau này tôi mới biết nhà anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cúng lễ rất nhiều anh mới sống sót được.


Nhưng bỏ không làm nữa cũng không được. Đã đổ dồn hết vốn vào đây mà bỏ đi thì không chỉ chết một mình tôi mà chết cả nhà, cả họ. Xin nhắc lại là công ty VIC trúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhận khoán lại, phải tự bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi đã báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng đã nói đến chuyện này nhưng ông Nguyễn Quang Hưng – Giám đốc công ty tư vấn không quan tâm giúp đỡ. Ngược lại ông còn nhạo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc. Vì vốn liếng, vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng, tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May thay ông Nguyễn Trường Tiểu – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc này (hiện nay ông Tiểu đang làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Hà nội). Được sự giúp đỡ của ông, tôi đã mời được thầy Mão, một thầy tứ phủ nổi tiếng, nhà ở Vĩnh Tuy- Hà nội, đến làm lễ tế tại công trường. Nhiều lần tôi và ông Tiểu đến mời ông Mão và cuối cùng đến tháng 8/2002 ông Mão nhận lời lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi. Đàn lớn lắm, có đủ cờ phướn, hương án, lễ mặn, hoa quả… Trong danh sách chủ lễ có đủ ban giám đốc công ty VIC, nhưng ông Hưng không đến dự, cúng lễ hai ngày hai đêm, hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông. Cúng xong ông Mão nói với tôi: “Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rồi. Bây giờ cậu có thể làm xong việc nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn. Tôi làm lễ cho cậu cũng sẽ bị trả giá. Mặc dù tôi không chết nhưng e rằng sẽ khó được như trước”.


Ngay sau khi cúng sau, chúng tôi cùng về nhà thì ông Mão ngất đi. Từ lúc đó, trong gần nửa tháng, người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện, không bác sĩ nào biết ông bị bệnh gì, còn ông Mão thì lúc mơ, lúc tỉnh, lúc thì kêu đau đầu… Cứ vậy mãi sau ông mới khỏi, nhưng từ đó sức khỏe yếu hắn đi. Trước đây tôi không tin là thầy Thích Viên Thành chết vì tai họa sông Tô Lịch nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Viên Thành chết vì tà ma sông Tô Lịch thật. Nhưng là nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ công việc có vẻ suôn sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá vỡ nữa, kè đập cũng không bị sạt lở, chúng tôi làm được gần 150m dài, quá 1/3 đoạn sông tôi nhận. Tôi quyết định dừng công việc tại đây.


Nhưng tai họa thì không dừng lại, vào ngày tôi hết sạch tiền, định cho anh em công nhân nghỉ việc thì tự nhiên một anh công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường, miệng sùi bọt mép, mất hoàn toàn ý thức. Lúc tan cơn co giật anh vẫn mê sảng mồm lảm nhảm: “Trả tao đây, trả tao đây”. Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen mới từ Lào về. Đó là anh Tuấn, một cán bộ Ủy ban Dân tộc Trung ương. Năm trước, trong lúc chúng tôi đào trận bát quái anh có đến thăm và chọn trong các đồ cổ xúc ở dưới sông lên, xin một cái bát hoa cúc đời Lý, anh mang về bày ở trong nhà. Từ ngày ấy gia đình lục đục, làm ăn thất bại. Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào có ông một thầy cúng vừa nhìn thấy anh đã hốt hoảng: “Anh có cầm vật gì của người âm không?”, anh trả lời “Không có ạ”, ông thầy cúng lắc đầu: “Anh phải nhớ thật kỹ đi, tôi thấy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đấy, hình như là bát ăn cơm thì phải. Anh lấy của họ dưới sông làm họ không có bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay không thì gay go đấy”.


Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác, quay về Hà nội sắm lễ vật làm lễ tạ tội và trả cái bát vào lòng sông đúng chỗ chúng tôi múc lên hôm đó là ngày 24/7/2002.


Chuyện còn rất dài, tai họa còn rất nhiều, ba ngày sau đó, bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã xảy ra mà tôi sẽ kể chi tiết sau. Bởi ngay đến hôm nay gia đình tôi vẫn còn phải chịu nhiều oan khuất. Em gái tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp bán bảo hiểm cho PJICO, chỉ bán bảo hiểm cho công ty Thái Phong, không tham ô tham nhũng đồng nào, chỉ vì các ông giám đốc, phó tổng giám đốc tham ô tiền tỷ mà phải ra tòa. Ai biết chuyện cũng thương mà không giúp gì được. Dự kiến phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 10/4/2007. Tôi lo em tôi sẽ bị tù oan. Thế là em tôi đi tù tại tôi, tại tôi ngu ngốc đã nhận thi công đoạn sông ấy, đã đụng vào trận đồ bát quái ghê gớm ấy. Đã có quá nhiều người chết, đã có quá nhiều người bị nạn, bị thương tật. Tôi cầu mong thần thánh mười phương, cầu mong các vị quan tòa anh minh cứu giúp em tôi, cứu giúp gia đình nhà tôi.




--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 17 2007, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





Thánh vật ở sông Tô lịch - Kỳ 3

Như số báo trước đã kể, thầy tứ phủ Phạm Văn Mão sau khi lập đàn tràng đã hóa giải được trận đồ bát quái công trình kè sông Tô Lịch, đoạn qua đền Quán Đôi, nhưng đổi lại gia đình tôi và cả anh em tôi sẽ bị trận đại nạn mất tất cả. Đúng như vậy, ngay sau đó công việc trên đoạn sông này bỗng nhiên thuận lợi, chẳng mấy chốc tôi đã làm xong khoảng 150m chiều dài kè sông. Đến lúc xảy ra sự kiện anh Tuấn bị người âm đuổi theo, trả lại cái bát hoa cúc xuống lòng sông. Bố để tôi ở quê là một người đàn ông trẻ khỏe hơn tuổi 70 của mình, ông vẫn làm việc và lao động như mọi tráng niên. Sau khi anh Tuấn trả cái bát về lòng sông đúng 3 hôm, ngày 27/7/2002, bố tôi đi chơi về đang ngồi uống nước ở nhà đột nhiên đứt mạch máu não và chết ngay sau 6 tiếng đồng hồ cấp cứu. Đây là mất mát lớn nhất của cuộc đời tôi. Biết là mọi sự nguy hiểm đang rình rập, ngay sau khi đám hiếu bố tôi kết thúc, tôi ra ngay công trình, đào toàn bộ 8 hài cốt moi từ dưới sông đang chôn tạm dọc bờ sông lên, rửa ráy sạch sẽ, xếp vào tiểu đẹp và làm lễ trọng, đưa toàn bộ lên nghĩa trang Bát Bạt an táng, cho mát mẻ vong linh người chết. Trong đau khổ và mất mát cha, trước đàn lễ tôi vừa khóc vừa khấn rất to nhiều người nghe thấy: “Tín chủ xin các vong hồn tha thứ cho sự xúc phạm vào nơi yên nghỉ của các vong, nhưng tín chủ cũng chỉ là người làm thuê, thừa lệnh cấp trên mà làm, nay con đã sức cùng, lực kiệt, người thì chết, người thì ốm, tiền thì hết, nếu các vong có bắt tội thì bắt tội ông Nguyễn Quang Hưng, Giám đốc công ty VIC và ông Nguyễn Trọng Doanh, Giám đốc dự án. Xin các vong nhẹ đỡ trừng phạt con”. Tôi cũng nói thêm, trong suốt thời gian xảy ra chuyện ở đoạn sông Tô Lịch này, hai ông Hưng và Doanh lúc nào cũng tỏ vẻ không tin và không hề có sự hỗ trợ nào, thậm chí còn nhạo báng và gây thêm khó khăn cho công việc thi công của tôi.

Và cũng thật đáng sợ, chỉ 2 ngày sau khi tôi an táng toàn bộ 8 bộ hài cốt ở nghĩa trang Bát Bạt, trong chuyến công tác ở Quảng Binh xe ô tô chở ông Nguyễn Quang Hưng cùng một số cán bộ công ty đã bị tai nạ. Chiếc xe Toyota bị phá hủy hoàn toàn, Ông Nguyễn Quang Hưng bị chấn thương nặng, gãy 3 chiếc xương sườn nhiều cán bộ cũng bị vạ lây. Vẫn chưa hết sau đó khoảng 1 tháng, văn phòng ban quản lý do ông Nguyễn Trọng Doanh trực tiếp phụ trách đặt tại Yên Sở, Hà nội bỗng bốc cháy dữ dội. Ngôi nhà 2 tầng đặt văn phòng dự án và văn phòng một số công ty tham gia thi công dự án bị thiêu rụi hoàn toàn.

Sau khi làm xong 150m trên chiều dài 360m tôi nhận thi công, do các sự việc nghê ghớm xảy ra và cũng do sức cùng lực kiệt, tiền vốn không còn, tôi xin thanh lý hợp đồng. Lạnh lùng không có chút nhân đạo, không thương xót, Công ty VIC thanh lý hợp đồng mà không hỗ trợ lấy một xu nhỏ. Tôi bị lỗ 500 triệu đồng vì công trình này. Quay trở về Nghệ An tôi đi cầu khấn ở mọi nơi, nơi nào cũng báo cho tôi biết tôi đang bị nạn.

Cũng nói thêm, khi thi công công trình ngoài số cổ vật moi ở trong trận đồ bát quái tôi đã nộp cho Bảo tàng Hà Nội, các công nhân có moi được lên nhiều bát đĩa, cốc chén cổ. Tôi có giữ lại mấy cái lành lặn. Trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trần Quốc Vượng, đó là một đồ cổ rất quý hiếm. Khi về đến Nghệ An, do hết tiền, tôi định bán chiếc tước đó. Khách mua từ Hà nội vào, sau một ngày trả giá đã thỏa thuận mua chiếc tước ấy với giá 10.000USD. Thỏa thuận xong, khách quay lại khách sạn lấy tiền để trả tôi, trong lúc đó chiếc tước vẫn để trên mặt bàn. Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa mới lấy vợ mới, đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhấc lên nhấc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không giám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ.

Từ đó đã 4 năm qua. Tôi từ một tỷ phú trước khi làm công trình kè sông đã trở nên một kẻ tay trắng, phải phiêu dạt lên biên cương, sang cả Lào để kiếm ăn. Có lúc tưởng như không còn mái nhà, không còn gia đình để về. Ông anh trai thứ hai của tôi, người tham gia công trình cùng tôi, gặp những sự trớ trêu, cay đắng trong hạnh phúc gia đình đến mức đôi lúc ông đã có những ý định tiêu cực. Đến năm 2006 vừa qua, ông ấy gây tai nạn giao thông làm chết người và vướng vào vòng lao lý. Ông anh thứ ba, người đã cho tôi vay tiền để làm kè sông Tô Lịch cũng là người làm ăn phát tài, sau đó gặp nhiều sự rủi ro, phá sản toàn bộ. Cô em gái út của tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp công tác tại Sài Gòn thì đang vướng phải một sự oan khuất. Chỉ vì lòng tận tâm tận lực với công ty PJICO mà đang phải ra tòa và lúc tôi viết những dòng này, tòa đã tuyên tạm hoãn xử lần thứ 2. Lạ nhất cô em gái tôi đi xem lễ nhiều nơi, các thầy đều nói hạn của em tôi bẵt đầu từ đại hạn của gia đình tôi từ năm Tân Tỵ 2001 là năm tôi phạm phải trận đồ trấn yểm Đại La trên sông Tô Lịch.

Còn nhiều chuyện nhỏ nữa cũng đều đáng sợ, nhưng nếu kể nữa e rằng chỉ làm bạn đọc bận tâm. Tôi xin dừng bài viết ở đây. Cũng có thể toàn bộ chuyện này chỉ là ngẫu nhiên mà rơi xuống số phận tôi, hoàn toàn không có yếu tố tâm linh, chỉ biết rằng theo GS Trần Quốc Vượng địa điểm mà tôi thi công là điểm giao hòa của 3 con sông cổ: Sông Tô Lịch, sông Thiên Phú và sông Nhuệ. Do vậy, cấu tạo địa chất rất phức tạp và hình thành những vực sâu và rồi những vực sâu cũng được bồi lấp bởi mọi thứ đã từng trôi nổi trên ba dòng chảy của con sông chính, vì vậy việc thi công rất khó khăn. Nhưng cũng có thầy địa lý đã nói: đây là điểm giao và là một huyệt phong thủy rất quan trọng. Vì vậy, một thế lực nào đó đã lập trận đồ trấn yểm để huyệt này không phát được. Mọi việc tôi không biết rõ, nhưng chuyện của và gia đình thì quá đau khổ. Tôi cầu mong mọi sự chia sẽ của bạn đọc.



--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2007, 08:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không nên nhầm lẫn. Thần sông Tô lịch là Thần của Hà nội, nhưng không phải là thành hoàng. Hà nội có tứ trấn, tức là bốn thần trấn giữ bốn phương, nhưng cũng không phải là thành hoàng. Những vị thần này , kể cả thần sông Tô lịch đều là thổ thần. Cũng có thần « kiêm » là thành hoàng, ví dụ như thần trấn cửa Nam Hà nội là thành hoàng của Làng Kim Liên cũ (nằm ở phía cửa Nam Hà nội). Nhưng ông ấy là thần trấn phương Nam trước cả mấy thế kỷ từ đời nhà Lý, rồi sau này có tín ngưỡng Thành Hoàng, vào thời Hậu Lê, mới được dân làng Kim liên cho « kiêm » luôn cái chức Thành Hoàng của họ. Hà nội cũng không phải là một cái làng, mà có ít nhất 36 phố phường. Mỗi phường được coi tương đương là một làng, và mỗi phương đều có thành hoàng của họ. Trong nhiều trường hợp nếu dân phường là dân của một làng « dinh tê » lên Hà nội, thì phường của họ ở Hà nội được coi như là khu « kinh tế mới », « làng mới ». Trong trường hợp đó, đền thờ Thành hoàng của phường là chi nhánh cái đình ở làng chính, và họ thờ cùng Thành hoàng làng chính. Ví dụ đền thờ ở phố Hàng Bạc. Các ảnh người Pháp chụp Hà nội vào cuối thế kỷ XIX, đều cho người ta thấy mỗi phường là một làng hoàn chỉnh, có cả cổng ra vào, đựơc mõ làng (phường) đóng vào buổi tối, mở vào buổi sáng. Từ thời nhà Lý đến tận nhà Trịnh, các hoàng tử trốn hoàng cung đi chơi vào các phường, còn đánh nhau với trai làng, tức là dân địa phương ở các phường, y hệt như thời tôi sơ tán về quê, theo mọi người đi từ làng này sang làng khác xem phim bị trai làng đón đánh vì sợ người tỉnh về « mê huặc con gái làng ».

Tại sao ? Bởi vì tín ngưỡng Thành hoàng có rất muộn, vào thời Lê Trung hưng, tức là vào lúc bắt đầu thời Nam bắc Triều (nhà Mạc đánh nhau với nhà Trịnh), thế kỷ XVI. Còn tục thờ thần đất thần sông là tục lệ bản địa có từ lúc nào không rõ. Có thể có từ thời Hùng Vương không ?
Khi có tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thì có hai « nguồn » thần đổ vào. Một nguồn là các anh hùng dân tộc hiển thánh, một nguồn khác là các thần tự nhiên, thần sông, thần núi, thần đất...ở mỗi vùng nhập vào

Nguồn gốc Thành hoàng là việc thờ thần « thành thị » ở TQ. Đây là các thần của các phường buôn. Từ thời nhà Minh, ở TQ có chính sách phong Mỹ tự một cách hệ thống (tức là công nhận tín ngưỡng) cho các đền, vì khác với ở châu Âu, tín ngưỡng ở Đông Á là đa nguyên. Ở VN lúc đó tình trạng cũng tương tự. Đạo Phật không còn là quốc đạo, nhưng đạo Nho chưa thấm, cũng không phải là tôn giáo cho dân chúng, mà là của hệ thống hành chính (như chủ nghĩa Mác bây giờ). Khi vào VN, nó mới thành thần làng, và được tổ chức một cách có hệ thống.

Tứ trấn ở Hà nội có nguồn gốc vũ trụ quan Phật giáo (tứ đại Thiên vương) có từ thời Lý bao gồm:
Trấn đông : đền Bạch Mã, Trấn Đoài (Tây): đền Thủ lệ thờ Linh lang đại vương (bây giờ nó nằm trong công viên thủ lệ, trong sở thú), Trấn Bắc : đền Trấn Quốc thờ Huyền Võ (một vì sao-thần của đạo Lão). Trấn Nam là đình làng Kim liên. Đền Bạch Mã, Đền Thủ Lệ, đền Trấn Võ đều có từ thời Lý về trước. Còn đình làng Kim liên, trước là gì thì tôi không rõ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2007, 09:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi hoàn toàn tôn trọng những « bằng chứng » mà người kể truyện nói ra, với giả thiết ban đầu là ông ấy nói đúng. Nhưng từ những thất thiệt đổ vỡ của ông ấy mà đổ cho thần sông bị động hồn thì là điều tôi không dám suy ra.
Cái truyện liên quan tới việc đào sông Tô lịch này lúc về VN vào chùa Phúc Khánh ở Ngã tư sở người ta cũng bảo với tôi như vậy. Theo như họ nói thì phải có một vị sư trấn yểm, mọi chuyện mới quá, nhưng rồi ông sư ấy bị « kiệt sức » cũng mất. (Nghe cứ như chưởng lực bị kiệt, tẩu hoả nhập ma trong truyện chưởng).

Trong thực tế thì tôi cảm nhận được sự linh thiêng, có tâm lý linh thiêng. Nhưng bảo tôi cho nó là có lý thì tôi không dám nói. Cũng có thể tâm lý đã làm ảnh hưởng đến người ta. Ví dụ, khi một người bị nói rằng sẽ gặp hạn, nếu họ không biết thì chưa chắc chuyện gì đã xẩy ra, nhưng khi biết thì chính tâm lý của họ sẽ gây ra cho họ chuyện đó.

Thái độ của tôi vì thế là « kính nhi viễn chi ». Tâm lý linh thiêng thực sự cần thiết cho con người, vì nếu không người ta sẽ bị cắt đi mất một phần nhậy cảm. Nó nhiều khi cũng là một sức mạnh vô hình khiến người ta làm điều tốt, như một tiềm năng của lương tâm.
Nhưng nếu mà nó thái quá, thì lại thành mê tín. Chẳng hay ho gì.

Lúc về VN tôi có đi thăm nghè vẹt. Một nơi chắc không mấy ai biết, vì nó là quê hương của chúa Trịnh. Về mặt lịch sử đây không phải là một triều đại được sách lịch sử VN hiện tại tôn vinh, nên những di tích của nó không nổi tiếng về mặt ý nghĩa lịch sử. Tôi đến đấy chỉ vì muốn được nhìn tận mắt những con vẹt thờ (vì thế nơi này được gọi là nghè Vẹt, nghè tiếng việt cổ là cái miếu, cái đền).Chúa Trịnh là người duy nhất thờ Vẹt thay vào Hạc. Điều này liên quan tới sự tích của Trịnh Kiểm, vị chúa đầu tiên, và cũng có thể nó có một ý nghĩa nữa, đó là chúa Trịnh không bao giờ cướp ngôi (hay cướp không được), về ý nghĩ bóng gió cũng giống như con vẹt, chỉ lặp lại tiếng người (ở đây có thể ngụ ý là họ chúa chỉ lặp lại ý chí Vua Lê).

Lúc đến nơi thì thấy chỉ còn hai con, trong một bộ 12 con. Mỗi con vẹt đều có kích cỡ khổng lồ cao hơn đầu người, nhưng chân con nào cũng được đổ trong bệ xi măng cỡ gần mét vuông, để chống ăn cắp. Ông từ ở đó bảo rằng những con còn lại đã bị đánh cắp. Kẻ cắp mang cả ô tô vào lấy. Nếu giả dụ có một sử linh thiêng nào đó để cho những chuyện ăn cắp đồ quý bớt đi thì cũng không phải là dở.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
phatastic
post Apr 17 2007, 09:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.170
Tham gia từ: 1-June 05
Thành viên thứ: 1.775

Tiền mặt hiện có : 213.705$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện trấn yểm này xảy ra cũng đã lâu rồi. Trước đây cũng rộ lên một đợt thảo luận rùm beng về chuyện này. Bây giờ lại thấy nói tới rộ lên ở nhiều diễn đàn, công lớn nhất là ở báo Pháp luật.

Vậy thì có diễn biến gì mới? Tại sao bây giờ lại đăng lại vấn đề này? Phá tui chỉ thấy có 2 diễn biến mới so với những sự kiện xảy ra trước. Một là về cái chết của GS Trần Quốc Vượng, mà tác giả bài viết ám chỉ có nguyên nhân liên quan đến dính líu đến đồ vật từ chỗ trấn yểm sông Tô Lịch. Cái "diễn biến" thứ hai là việc cô Nguyễn Thị Bích Hợp, nhân viên PJICO gì đó đang phải hầu tòa, có nguy cơ "bị hại" do liên quan đến vụ này.

Tôi thấy nghi ngờ về động cơ bài viết này của tác giả và báo Pháp luật. Trong hai diễn biến này thì kô kiểm chứng được sự ám chỉ liên quan đến cái chết của GS. Vượng. Cái mục đích chính của nó, theo tôi, là gợi ý cho dư luận rằng cô Hợp là "nạn nhân mới nhất trong vụ này" như lời chú thích bên dưới tấm ảnh đăng trên báo http://i106.photobucket.com/albums/m260/hp571/pic1/2-2.jpg. Người viết, anh của cô Hợp, không phải chỉ kể lại sự việc mà còn thêm vào nhiều phần than thở nhằm đánh động lòng thương xót đối với những bi kịch xảy ra với ông ta và gia đình.

Báo Pháp Luật cũng tỏ ra mập mờ, không biết là do vô tình hay cố ý. Số báo ngày 31/3 (số đầu của lọat bài này) nói về sự việc này như là chuyện năm 2007, khi bắt đầu LTS: "Tháng 6 năm 2007 Công ty liên doanh....."
http://i106.photobucket.com/albums/m260/hp571/pic1/1-2.jpg

Chuyện loạt bài này được đăng lại ở báo Pháp luật mà không phải những báo văn hóa, xã hội khác lại càng khiến người ta dễ nghi ngờ hơn động cơ thật sự của nó.

Tôi cũng thấy những mất mát của ông Cường là quá lớn. Tôi không biết cô Hợp có bị oan hay không? hoặc ý kiến này có phải là một phần của vận rủi vẫn đang ập đến ông hay không? Nhưng tôi cảm thấy có gì đó mờ ám trong việc gây dư luận về việc này, vào lúc này khi mà không có diễn biến gì mới đặc biệt và khi phiên tòa xử cô Hợp chưa kết án.


--------------------
Dường như ai đi ngang cửa...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2007, 09:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bản thân tôi cũng có lúc gặp truyện "linh thiêng". Do tâm lý hay không ? tôi cũng không rõ. Vì cuộc sống nhiều khi là một cái ma trận (matrix) trong toán học mà ẩn số (điều mình không biết) nhiều hơn số lượng phương trình (điều mình biết). Những lúc đó tôi đều tâm niệm đạo Phật bằng câu "Nam mô A di đà phật", và nghĩ rằng phải bình tâm (thái độ Thiền) để giải quyết với tin tưởng rằng trời phật tổ tiên luôn phù hộ mình.

Nhưng sau đó thì phải phân tích tìm cách giải quyết chứ không thể ngồi chờ sung rụng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2007, 09:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Phá,
Tôi tin ở sự linh thiêng, nhưng luôn tin tưởng mọi chuyện đều có một cách giải thích duy lý. Nếu giải thích nó bằng lý do linh thiêng thì có lẽ không đúng. Tâm lý linh thiêng chỉ làm cho người ta tôn trọng sự vật, sự việc, con người, ...giống như tôi nói ở trên là một tiềm năng lương tâm, một cách "làm rắn" (theo cách nói của các thầy mo Mường) linh hồn, tức là làm cho người ta bình tĩnh giải quyết, nhìn nhận sự việc bằng duy lý.

Với tôi thái độ như vậy khiến người ta không quá lý tính như phương Tây, nhưng cũng không mê tín.

Giáo sư TQV lúc mất tuổi đã già. Tôi tin chắc nếu ông không cầm cái tước ấy thì chưa chắc đã sống lâu hơn. Những sự kiện khác cũng phải nhìn như thế, có thể nó có ẩn chứa gì đằng sau (làm ăn thất bát, có sự cố, ...) Ai biết đâu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
phatastic
post Apr 17 2007, 10:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.170
Tham gia từ: 1-June 05
Thành viên thứ: 1.775

Tiền mặt hiện có : 213.705$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 17 2007, 09:55 PM)
Tứ trấn ở Hà nội có nguồn gốc vũ trụ quan Phật giáo (tứ đại Thiên vương) có từ thời Lý bao gồm:
Trấn đông : đền Bạch Mã, Trấn Đoài (Tây): đền Thủ lệ thờ Linh lang đại vương (bây giờ nó nằm trong công viên thủ lệ, trong sở thú), Trấn Bắc : đền Trấn Quốc thờ Huyền Võ (một vì sao-thần của đạo Lão). Trấn Nam là đình làng Kim liên. Đền Bạch Mã, Đền Thủ Lệ, đền Trấn Võ đều có từ thời Lý về trước.  Còn đình làng Kim liên, trước là gì thì tôi không rõ.


Có bài báo này (@click here) nói về Thăng Long tứ trấn, nhưng thông tin về đình làng Kim Liên hầu như không có gì. Bác Phó có thể chỉ cái nguồn gốc vũ trụ quan Phật giáo ở tứ trấn hay không, bởi em chưa thấy cái gì liên quan đến nó.

Suy diễn 1 tý. Huyền Vũ có thể hiểu là Con rùa đen hay không? Nếu được thì đền Bạch Mã, đền voi phục, đền huyền vũ có liên quan đến 3 loài thú. Có thể nào đình làng Kim Liên trước có tên nào đây liên quan đến 1 lòai thú thứ 4. Tứ trấn là tứ linh cổ của người Việt?

QUOTE
Tôi tin chắc nếu ông không cầm cái tước ấy thì chưa chắc đã sống lâu hơn

Bác nói chuyện cứ như là ứng viên tổng thống. Nghe có vẻ chắc chắn lắm, nhưng rốt lại thì chẳng có gì là chắc. leuleu.gif Bác kể chuyện "linh thiêng" của mình đê.


--------------------
Dường như ai đi ngang cửa...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 17 2007, 10:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE
Bác nói chuyện cứ như là ứng viên tổng thống. Nghe có vẻ chắc chắn lắm, nhưng rốt lại thì chẳng có gì là chắc.  Bác kể chuyện "linh thiêng" của mình đê.


Bác Phó nói có lý đó. Ông Vượng năm đó đã già lụ khụ rồi mà còn cưới vợ trẻ, như vậy là không hợp với quy luật của trời đất. Khó thọ cũng là phải


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2007, 10:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Phá,
Không, Huyền có nghĩa là đen. Vũ tiếng bắc là Võ. Đây là một vị thần của đạo Lão "Quan Võ đen",
Còn sở dĩ người ta để Huyền Vũ trấn phương bắc, vì mầu đen là mầu phương bắc. Ngay ở TQ vị thần này cũng luôn ở tư thế xõa tóc (như thầy phù thủy bắt quyết), chống kiếm trên lưng rùa. Ngôi đền này cũng có từ lâu, từ thời Bắc thuộc, có thể là để trần phía cửa sông Hồng nối với sông Tô lịch ở phía bắc Hà nội thông qua hồ Tây.

@Root,
Tôi không biết kể chuyện ma. Trong này có nhiều người tin và kể hợp hơn. Còn Giáo sư TQV không biết ông mất ở tuổi bao nhiêu nhưng hồi tôi mới vào đại học, có nghĩa là rất lâu rồi ông ấy đã là người lớn leuleu.gif . Vậy tuổi ông mất không có điều gì đáng ngạc nhiên.


Vũ trụ quan phật giáo có Thập phương (4 phương: bắc, nam, đông, tây, 4 hướng: nằm giữa những phương kia , 1 trên 1 dưới). Cái trục trên dưới (vertical) thường được coi là núi Mê ru. Là cái truc quay của vũ trụ.

Thông thường một ngôi chùa Phật bao giờ cũng có cái Stupa, mà ở Đông Á nó thành cái tháp. Cái Stupa ấy là biểu tượng của núi Mê ru. Trên núi có nhiều tầng, mỗi tầng là một loại thần linh, cũng là một thế giới phật giáo.

Ở Hà nội có Tứ trấn, vậy cái núi Mê ru ở đâu ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC