Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Pháp là gì?, (Theo yêu cầu của bác Tlong)

nguyenducquyzen
post May 1 2004, 05:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Bài này em đã có post bên Thien tong viet nam:
http://forum.thientongvietnam.info/viewfor...93cecee52577fc1
Nay em xin phép post lại nó ở đây nhân câu hỏi của bác Tlong.
Pháp là gì ?

Trong quá trình tìm hiểu Phật pháp, chúng ta hay bắt gặp danh từ “pháp”. Bởi vậy, việc hiểu ý nghia của từ “pháp”, là vấn đề then chốt để đi đến hiểu biết giáo lý của Phật đ à. Nhưng do sự học Phật thiếu hệ thống nên có nhiều người không hiểu đúng ý nghia của danh từ này. Điều đó làm ảnh hưởng không tốt đến sự nghiên cứu Phật pháp, và sự tu hành của chính bản thân. Trong bài viết này, tôi xin cung cấp cho độc giả một số kiến thức về “pháp” trong phạm vi hiểu biết của bản thân.
I. Pháp là gì ?
Thông thường, người ta hay hiểu “pháp” như là “phương pháp”, ví dụ “pháp môn”. Thực tế, trong giáo lý, ý nghia của từ “pháp” rộng lớn hơn nhiều.
1.Định nghia về pháp.
Nguyên thuỷ, “pháp” là phiên âm sang tiếng việt của từ Phạn: “DHAMMAR”. Dịch nghia theo tiếng Tầu là: “nhậm trì tự tánh, quỷ sinh vật giải”. Nghia là: “phàm cái gì mà tự nó giữ gìn đuợc hình tướng, tánh chất của nó, và làm cho người ta khi nhìn đến nó thì biết là nó, thì gọi là pháp”. Tóm lại: “pháp” là tất cả những gì thuộc về đối tượng bị nhận thức của ta.

(Kỳ sau: 2 . Những khía cạnh để nhận biết một pháp)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 1 2004, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



2 . Những khía cạnh để nhận biết một pháp
Để nhận biết một pháp, ta có thể nhận biết nó qua ba khía cạnh là: thể - tướng -dụng (1).
Trong đó:
- Thể tức là chất cấu tạo nên pháp đó. Nó là bản chất, là lý tánh của pháp. ví dụ: thể của cái nhẫn vàng là chất vàng (Au).
- Tướng tức là hình tướng của pháp, mà khi ta nhìn vào tướng này thì biết nó là pháp. Tướng là biểu hiện, là sự tướng của pháp. Ví dụ: tướng của cái nhẫn vàng là mầu vàng và hình dáng của cái nhẫn.
- Dụng: tức là công dụng, tác dụng của cái pháp đó. Ví dụ: “tác dụng của gió” làm cho lá rung, dụng của con dao là để thái thịt. Lưu ý rằng dụng ở đây có thể là công dụng đối với con người, ví dụ con dao dùng để thái thịt, nhẫn vàng là của cải,... nhưng nó cũng có thể không liên quan gì tới con người. Ví dụ tác dụng của gió, là làm rung lá cây. Dụng thì có tướng riêng của dụng, ví dụ tướng lá rung. Tướng của dụng không phải là tướng của pháp có dụng đó.
a)Thể.
Tìm hiểu về “thể” của một pháp, tức là chúng ta tìm hiểu về vật chất cấu tạo nên chất đó. Thể có hai loại là: thể tương ðối và thể tuyệt đối.
- Thể tương ðối
Thể này không phải là tự thể, không phải là thể thực. Mà bản thân thể này lại do các thể khác hợp thành, do vay mượn từ bên ngoài. Nó chỉ là thể giả do duyên hợp mà thành (tức là nó là một chỉnh thể thống nhất của nhiều thành phần) đôí với thể này nó lại là một pháp có tướng, thể và dụng riêng, nó có thể bị hoại diệt. Ví dụ: Thể của cái nhẫn vàng là nguyên tử vàng (Au), nhưng các nguyên tử vàng lại do các hạt nhân và điện tử hợp thành.
Đối với thể tương ðối, một pháp có thể có nhiều thể, ví dụ: (cái xe đạp) hoặc một thể, ví dụ: (cái nhẫn vàng)
-Thể tuyệt đối :
Tức là tự thể, thực thể, không do các cái khác tạo thành. Thể tuyệt đối không phải là một pháp riêng biệt, nó không có tướng, và không sanh diệt. Nó là thể đầu tiên để cấu tạo nên tất cả các thể tương ðối của các pháp.
Qúa trình đi tìm thể tuyệt đối là quá trình chia tách vật chất đến các phần tử vật chất nhỏ nhất, không do các phần tử nhỏ hơn hợp thành. Qúa trình này bộ môn vật lý gọi là quá trình đi tìm vật chất nguyên thuỷ (2) , và thể tuyệt đối chính là vật chất nguyên thuỷ.
Theo kết quả của vật lý hiện nay, cứ chia tách vật chất đến cùng, thì ta có các hạt cơ bản. Nhưng cái gì cấu tạo nên các hạt cơ bản?
Vấn đề ở đây là danh từ “hạt” đuợc hiểu theo nghia như thế nào?
Trong nghia cổ điển thì “hạt” là một khối vật chất choán chỗ trong một khoảng không gian có thể tích nào đó khác không. Và khi hạt di chuyển từ điểm A đến điểm B trong không gian, nghia là: nó là sự di chuyển của khối vật chất đó. ở đây không có sự thay đổi vật chất (thể), mà đó là sự lan truyền giao động của một môi trường truyền sóng (vật chất) nào đó, xung quanh vị trí cân bằng. Trong quá trình truyền sóng, không hề có sự chuyển di vật chất theo phương truyền sóng trong không gian. Trong hạt thì có giới hạn , có sự phân cách, có sự gián đoạn của vật chất. Còn trong sóng thì không có giới hạn, không có sự phân cách, không có sự gián đoạn thực sự, của vật chất với nhau. Môi trường truyền sóng tức là thể tuyệt đối, hay còn gọi là chất Ete, là Vacuum (Chân không), hay là vật chất nguyên thuỷ. Nó là một môi trường liên tục thống nhất và đồng nhất với nhau. Nó không do các phần tử nhỏ hơn hợp thành, mà nó là một cá thể đon nhất, không sanh diệt, không thay đổi,vvv... đạo Phật gọi nó dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Tự tánh, Chân như,vvv... Các hạt cơ bản và tất cả các pháp, bao gồm cả các thể tương ðối khác nhau, thậm chí cả chân không, chỉ là những biểu hiện khác nhau của “Tự thể” này trong những khoảng không - thời gian khác nhau mà thôi. Do đó nếu xét trên thể thì tất cả các pháp đều chỉ là một pháp duy nhất, không có sự ngăn cách, gián đoạn và độc lập giữa các pháp (sự vật, hiên tượng) với nhau trong toàn thể vu trụ bao la này. Đó chính là ý nghia của câu: “tất cả là một”, hay “vạn vật đồng nhất thể”.
Có một vấn đề chúng ta cần làm sáng tỏ thêm là: “Thể tuyệt đối” này có phải là “Thể tuyệt đối của các pháp” hay không?
Người ta thường dễ bị lầm lẫn giữa “Thể tuyệt đối” và “Thể tuyệt đối của các pháp”. Thực ra ở đây có một sự khác biệt lớn. Bởi vì:
Khi ta nói đến “Thể tuyệt đối”, tức là ta nói đến “Thể tuyệt đối” trong tự thân của nó. Bất kể nó có phải là thành phần trong cấu trúc của các pháp (tức là nó cấu tạo nên các pháp) hay không?
Còn khi ta nói đến “Thể tuyệt đối của các pháp”, thì điều đó có nghia là ta quan tâm đến “Thể tuyệt đối”, nhưng “Thể tuyệt đối” này phải đáp ứng một điều kiện là: nó là thành phần trong cấu trúc của pháp.
Trên thực tế thì có “Thể tuyệt đối”, nhưng không có “Thể tuyệt đối của các pháp”. Thực ra mối quan hệ giữa “Thể tuyệt đối” và các pháp, chỉ là mối quan hệ giữa vật chất và hiện tượng. Nghia là: tất cả các pháp đều là biểu hiện của “Thể tuyệt đối”, trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau mà thôi. Tất cả các pháp đều chỉ là hiện tượng, không có tự thể (tự tánh). Điều này ngược hẳn lại với quan niệm xưa nay về mối quan hệ giữa “Thể tuyệt đối” và các pháp, là:”Thể tuyệt đối” là thành phần cấu tạo nên các pháp - quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ , và sự khác nhau giữa sự vật và hiện tượng.
Các sự vật như: hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh,... là những pháp có cấu trúc vật chất (tức là có “thể tương ðối”).Và ta có thể nắm bắt, sở hữu đuợc.
Ngược lại, các hiện tượng như: sấm chớp, gió, mưa, dòng nước, sự lăn và sự đứng im của viên bi, các cảm xúc, cảm giác, hiểu biết, nhận thức,... là những pháp không có cấu trúc vật chất (tức là không có “thể tương ðối”). Và ta không thể nắm bắt, sở hữu đuợc.
Quan sát kỹ ta thấy: các sự vật và hiện tượng luôn luôn đi đôi với nhau. ở đâu có sự vật, là ở đó có hiện tượng, và ngược lại. Sự vật tồn tại, là luôn luôn tồn tại trong những trạng thái vận động khác nhau (đứng im cung là một trạng thái vận động). Không thể có sự vật tồn tại một cách không không rời ngoài vận động đuợc. Các dạng vận động khác nhau của sự vật, và các biểu hiện khác nhau của nó (các dạng vậng động), chính là các hiện tượng. Và vì thế: cung không thể có sự tồn tại của hiện tượng bên ngoài sự vật đuợc.
Chính mối quan hệ gắn bó khắng khít này giữa sự vật và hiện tượng, trong một số trường hợp đặc biệt, đã tạo nên cho ta ảo giác dẫn đến một nhận thức sai lầm là sự vật cấu tạo nên hiện tượng.
Trường hợp thứ nhất: chất nước cấu tạo nên dòng nước.
Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Bởi vì nếu ta xét một “phân tử nước” trong dòng nước đang chẳy đó, ta không thể nói: “phân tử nước” cấu tạo nên “sự di chuyển của phân tử nước” đó đuợc. Mà ta chỉ có thể nói rằng: hiện tượng di chuyển của “phân tử nước” này, là một trạng thái đang vận động của nó. Cung vậy: dòng nước, thực chất là dòng di chuyển của tất cả các “phân tử nước” trong đó, theo một hướng với nhau. Nó là biểu hiện sự vận động chung của tất cả các “phân tử nước” mà thôi. Và ta không thể nói là nó do các “phân tử nước” cấu tạo nên đuợc.
Trường hợp thứ hai: ảo tưởng về một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước.
Quan sát một lượn sóng lan truyền trên mặt nước giữa hai bản phẳng song song.

user posted image

Ta thấy dường như có một khối nước cố định di chuyển trên mặt nước theo phương truyền sóng vậy. Theo như vậy thì khối nước này là một sự vật, đuợc cấu tạo bởi chất nước. Nhưng thực ra không phải vậy, chẳng có một khối nước cố định nào đang di chuyển trên mặt nước cả. Đó chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Nó là hiện tượng lan truyền của một lượn sóng trên mặt nước.Nhưng nói như vậy không có nghia là ta phủ nhận hoàn toàn không có một khối nước nào tồn tại trong lượn sóng đó.Tại bất cứ một thời điểm nào trong quá trình truyền sóng,ta đều có thể tìm thấy đuợc một khối nước nhất định trong lượn sóng đó.
Vậy thực chất vấn đề ở đây là gì?

(Còn nữa)
-------------------------

Ghi Chú:

1- Không phải pháp nào cũng đầy đủ cả thể, tướng, dụng, mà có những pháp không có thể, mà chỉ có tướng dụng mà thôi. Thậm chí có những pháp ta chỉ biết qua dụng mà không nhận biết được qua tướng của chính nó, ví dụ: gió, dòng điện"..

2- Hiện nay các nhà vật lý trên thế giới vẫn chưa có một kết luận chắc chắn (chưa tìm ra) về vật chất nguyên thuỷ. Tuy vậy, vấn đề không phải là chưa tìm ra vật chất nguyên thuỷ, mà những kết quả của vật lý hiện đại, thì vật chất nguyên thuỷ đã lộ ra rõ ràng. Đó chính là: "vacum", hay "ete". Nhưng vì các nhà vật lý không chịu chấp nhận nó (vì phải thay đổi quan niệm cũ về vật chất nguyên thuỷ), mà họ muốn tìm vật chất nguyên thuỷ theo những tiêu chuẩn do chủ quan của họ áp đặt vào, không phù hợp với thực tế, không có trên thực tế nên không tìm ra mà thôi. Thực tế tôi vẫn giải quyết vấn đề một cách dễ dàng trong bài: "về trường thống nhất và vật chất nguyên thuỷ".



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 1 2004, 05:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



(Tiếp theo)

Đó là một sự thay thế tuần tự,liên tục không gián đoạn (trơn) của các khối nước giống nhau vào nhau. Mỗi một khối nước chỉ tồn tại tức thời một cách tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian user posted image ), liền ngay đó là một khối nước khác thay thế vào,rồi cứ thế tiếp tục,... không ngừng. Khi một khối nước này thay thế khối nước trước thì nó lệch đi một đoạn tương ứng. Do sự thay thế là trơn,nên sự dịch chuyển của nó cung là trơn (Chính ðiều này tạo ra cho ta ảo giác về sự di chuyển của một khối nước cố định trên mặt nước). Sự thay thế lẫn nhau của các khối nước đó,chính là hiện tượng sóng. Như vậy sự vật ở đây là các khối nước tồn tại tức thời tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian user posted image ).Còn hiện tượng là sự thay thế lẫn nhau liên tục của chúng.Ta không thể nói rằng:các khối nước cấu tạo nên sự thay thế đó đuợc.Còn một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước,chỉ là ảo giác của ta do sự thay thế tuần tự,liên tục không gián đoạn của các khối nước giống nhau vào nhau mà thôi.Thực chất không có một khối nước cố định nào tồn tại cả.
Trên thực tế, một cách tuyệt đối thì tất cả các sự vật như hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh,... đều chỉ là các hiện tượng mà thôi.
Thật vậy:
Tất cả các đồ vật lớn nhỏ, kể cả cơ thể người đều chỉ là những dòng chảy của các hạt cơ bản. Cụ thể là chúng luôn luôn hấp thụ các hạt cơ bản từ môi trường bên ngoài vào, và bài tiết, bức xạ,... các hạt cơ bản khác từ chúng ra môi trường bên ngoài. Mà một dòng chảy của các hạt cơ bản như vậy, thì có khác gì dòng chảy của các hạt nước đâu? Làm sao mà ta có thể cho đó là sự vật đuợc, mà phải nói là hiện tượng mới đúng.
Sâu xa hon nữa, ngay bản thân các hạt cơ bản, là thành phần cấu tạo nên các dòng chảy đó, cung chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Cung giống như ví dụ về lượn sóng nước ở trên: Trong quá trình tồn tại của hạt cơ bản đó, ta chẳng thể tìm thấy một hạt cơ bản cố định nào di chuyển trong không gian và tồn tại trong thời gian. Mà ta chỉ có thể tìm thấy một hiện tượng là sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn (trơn) của các phần TTĐ (Thể tuyệt đối) khác nhau rời khỏi vị trí cân bằng tinh của chúng, mà thôi. Tất nhiên, tại một thời điểm tức thời user posted image nào đó, trong quá trình xảy ra sự thay thế đó, ta luôn luôn tìm thấy một phần TTĐ cố định rời khỏi vị trí cân bằng. Nhưng ta không thể nói là phần TTĐ đó cấu tạo nên sự thay thế đó đuợc. Như vậy:chẳng có cái gì gọi là hạt cơ bản cả. Mà chỉ có những biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau của cùng một “Thể tuyệt đối” mà thôi.
Tóm lại: ta thấy rõ là không có “Thể tuyệt đối của các pháp”. Tất cả các pháp là không có tự tánh (tự thể).

b) Tướng
Như ðã nói, “tướng” là cái mà khi nhìn vào ta biết nó là nó. Hay nói cách khác thì tướng là đối tượng bị nhận biết của ta. Khác với khi xét trên thể tuyệt đối, không có sự ngăn cách, gián đoạn và độc lập giữa các pháp với nhau. Khi xét trên tướng ta lại thấy dường như có sự ngăn cách, gián đoạn và độc lập giữa các pháp với nhau.
Thông thường đối với một pháp, ta có thể nhận biết nó qua 6 tướng, chia làm 3 cặp như sau:

Tổng tướng - Biệt tướng
Đồng tướng - Dị tướng
Thành tướng - Hoại tướng


- Trước hết nói về cặp tổng tướng - biệt tướng:
Tổng tướng của một pháp chính là tướng tổng thể, tổng quát của pháp đó.
Còn biệt tướng của một pháp chính là tướng riêng biệt trong những khu vực không gian riêng biệt khác nhau của pháp đó.
Ví dụ: tướng chung của con sư tử là tổng tướng, còn tướng riêng trong các khu vực riêng biệt của nó như: ðầu, chân, đuôi là biệt tướng.
Lưu ý rằng không phải tất cả các pháp ta đều nhận biết đuợc tổng tướng của nó, mà trên thực tế, có những pháp ta chỉ nhận biết đuợc biệt tướng của nó, mà không nhận biết đuợc biệt tướng của nó.
Ví dụ: “ nhãn thức”, ta chỉ nhận biết đựợc “tướng phần”, tức là biệt tướng của nó mà thôi. Ta không nhận biết đuợc tổng tướng của nó, tức gồm cả tướng phần và kiến phần.
- Kế đến, ta tìm hiểu về cặp đồng tướng - dị tướng:
Đồng tướng tức là tướng giống nhau.
Còn dị tướng là tướng khác nhau.
Ví dụ, ta có con sư tử vàng, thì tướng “vàng” là đồng tướng, còn tướng chân, đầu, đuôi,vv... là dị tướng.
Lưu ý rằng một pháp có thể có đồng tướng trong toàn bộ pháp đó, nhung cung có khi nó chỉ có đồng tướng trong những khu vực riêng biệt mà thôi.
- Cuối cùng, ta tìm hiểu về cặp thành tướng - hoại tướng.
Mỗi một pháp, là sự hợp duyên của nhiều pháp thành phần (là chỉnh thể thống nhất của nhiều bộ phận thành phần). Mà mỗi pháp thành phần lại là những pháp có sự độc lập tự chủ riêng. Vì vậy ta có thể quan sát nó dưới 2 khía cạnh:
+ Khía cạnh thứ nhất là tổng thể, tức là hợp duyên của các pháp thành phần, ta có thành tướng của pháp tổng thể.
+ Khía cạnh thứ hai là ta không quan tâm đến tổng thể, mà quan tâm đến các pháp thành phần. Khi đó, mặc dù pháp tổng thể đang có, nhung đối với ta, nó không có, đây chính là hoại tướng của pháp tổng thể.
Ví dụ: cơ thể người là một tổng thể của các tế bào. Mà mỗi tế bào là một cơ thể sống tự chủ. Nếu quan tâm đến ta với tư cách là một tổng thể của các tế bào, thì có ta tức là thành tướng. Nhưng nếu quan tâm đến các tế bào, thì không có ta nữa, tức là hoại tướng của ta.
Lưu ý rằng: “hoại tướng” không phải có sau khi pháp đó bị hoại, tức là “thành tướng” bị phá vỡ, mà nó có ngay khi “thành tướng” vẫn đang còn. Vấn đề là cách nhìn, nhìn theo cách này thì ta có thành tướng, còn nhìn theo cách khác thì ta có hoại tướng, chứ còn tự thân pháp đó thì nó vẫn thế. Đến lượt các pháp thành phần thì nó cung có “thành tướng”, và “hoại tướng” riêng. Nếu ta duy trì cách nhìn hoại tướng một cách tuyệt đối, thì ngay đây (đang hiện hữu) chẳng có một pháp nào cả, tất cả đều không, không có một pháp nào cả (hoại tướng). Đó là ý nghia của “tánh không”: tất cả các pháp vốn là không, không phải chờ duyên tan mới không.
Tướng đuợc trình bày ở trên là vọng tướng. Ngoài vọng tướng nói trên ra, các pháp còn có chơn tướng (tướng thực hay thực tướng). Chơn tướng của các pháp là: “vô tướng”, bởi vì nó rời ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (là tướng phần của thức) - Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là vọng tướng, nhưng lại là “tướng” mà ta có thể nhận biết đuợc (vì là đối tượng nhận biết của ta). Chơn tướng của các pháp thuộc về thực tại khách quan, còn vọng tướng thì lại phụ thuộc chủ quan của con người. Tại cùng một thời điểm, chơn tướng thì có một, còn vọng tuớng lại có nhiều. Ta nhận biết về chơn tướng, thông qua vọng tướng của nó, nơi mỗi người (nếu độc giả muốn tìm hiểu kỹ hơn về mối quan hệ giữa chơn tướng, vô tướng và vọng tướng, xin đọc bài “Tìm hiểu ý nghia câu “bổn lai vô nhất vật” trong bài kệ của lục tổ Huệ Năng” và bài “Hai môi trường sống của con người và ý nghia triết học của nó”).
Sự phân loại pháp dựa theo tướng.
Dựa theo tướng ta có thể phân loại pháp như sau:

user posted image

- Pháp vô vi:
Ðây là pháp không có tướng, mà chỉ có thể và dụng. Nó không phải là đối tượng bị nhận biết của ta. Vì vậy, ta phải giả lập nó làm đối tượng bị nhận biết (giả lập tướng). Do vậy, nó chỉ là pháp giả lập, chứ không phải là pháp thực lập.
Ví dụ: Chân như, Tự tánh, Thể tuyệt đối, vv...ta có thể nhận biết đuợc nó qua dụng mà thôi.
- Pháp hữu vi:
Đối lại với pháp vô vi, đây là pháp có tướng, là đối tượng bị nhận biết của ta. Vì vậy pháp này là pháp thực lập. Ta có thể nhận biết đuợc nó trực tiếp qua tướng, và dụng.
Pháp hữu vi lại có thể phân làm hai loại là tâm pháp và sắc pháp.
+ Tâm pháp: là pháp thuộc về tâm (vọng tâm) nó không phải là đối tượng bị nhận biết trực tiếp của 5 giác quan bên ngoài (mắt, tai, mui, lưỡi, thân). Đối với tâm pháp, các giác quan của ta không thể nhận biết đuợc tổng tướng của nó, mà chỉ có thể nhận biết đuợc các biệt tướng (tướng phần) mà thôi. Tâm pháp gồm 8 thức tâm vương (nhãn thức, nhi thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức (ý căn), và a lại gia thức) và 51 pháp tâm sở.
+ Sắc pháp: Là tướng phần của tâm pháp. Nó chính là 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó chính là đối tượng bị nhận biết trực tiếp của các giác quan.
Sắc pháp có thể đuợc phân ra làm hai loại là:
Pháp hưũ hình: là các pháp có hình tướng rõ ràng, mà có thể nhận biết đuợc. Ví dụ như: xanh, ðỏ, trắng.., dài, dẹt, tròn..
Pháp vô hình: là pháp không có hình tướng rõ ràng, để ta có thể nhận biết đuợc ví dụ: không khí, gió, dòng điện,vvv

c) Dụng.
Như ðã nói ở trên, dụng tức là tác dụng, công dụng của pháp đó. Nó có thể là công dụng đối với con người, ví dụ dụng của cái nhẫn vàng là làm đồ trang sức, là tài sản. Nhưng nó cũng có thể là tác dụng của pháp đó mà chẳng dính líu gì đến con người, ví dụ dụng của gió là làm lá cây rung, làm nổi sóng trên mặt nước.
Có nhiều trường hợp, ta không thể nhận biết về một pháp nào đó thông qua tuớng và dụng của nó, nhưng cũng có nhiều trường hợp ta không thể nhận biết về một pháp nào đó thông qua tuớng của nó, mà chỉ có thể nhận biết nó qua dụng của nó mà thôi, bởi vì tướng của nó là tướng vô hình (pháp vô hình) như gió, ðiện, từ trường hoặc nó không có tướng (pháp vô vi) như: Chân như, Tự tánh.
- Nhờ tác dụng làm rung lá cây, thổi mát người mà ta biết đến gió.
- Nhờ tác dụng làm quạt quay, đ èn sáng mà ta biết đuợc điện
- Nhờ tác dụng hút các cục sắt mà ta biết từ trường.
- Nhờ tác dụng hút các hạt điện tích mà ta biết điện trường.
- Nhờ tác dụng nhận biết các đối tượng và các hành mà ta biết đuợc chân như, tự tánh".


3. Một số trường hợp dùng "pháp" đặc biệt.
a, Trường hợp thứ nhất.
“Pháp”: để chỉ Chân như, Tự tánh, tức là pháp thực, pháp tuyệt đối. Từ “pháp” hiểu theo nghia này, chỉ có trong kinh điển của phật giáo Bắc tông (đại thừa), mà không đuợc dùng trong Nam tông. ở đây, ta không thể hiểu nó theo định nghia thông thường (là đối tượng bị nhận biết) đuợc. Nếu hiểu theo nghia thông thường thì nó là pháp giả lập (pháp vô vi).
b, Trường hợp thứ hai.
“Pháp”: trong nghia là Giáo pháp mà Như lai (Phật thích ca) đã tìm ra, “Giáo pháp” trong tự thân của nó, dù đức Phật có tìm ra hay không thì nó vẫn là nó. Đó là khổ, nguyên nhân gây ra khổ, sự diệt khổ, và con đuờng đua tới khổ diệt; Lý 12 nhân duyên; Lý vô ngã,vvv...."
c, Trường hợp thứ ba.
“Pháp”: trong nghia là “Giáo pháp” mà Thế tôn (Phật thích ca) đã tuyên thuyết, tuyên bố lên bằng ngôn ngữ, văn tự, đuợc các đệ tử của ngài ghi chép lại trong Kinh điển. Đây không phải là “Giáo pháp” trong tự thân của nó (trường hợp thứ hai). Nhưng phù hợp với nhau.
d, Trường hợp thứ tư.
“Pháp”: trong nghia là pháp môn, đuờng lối tu tập.
---------HẾT------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 1 2004, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Để giải thích rõ hơn về vấn đề: " bổn thể tự không, không chờ duyên tan mới không", hay như tôi viết: "tất cả các pháp vốn là không, không phải chờ duyên tan mới là không". Em xin đưa ra một ví dụ để so sánh như sau:

Ví dụ:

Giả sử có một đàn chim đang bay, chúng xếp thành hình một con cò đang bay. Khi đó nếu đứng ở một độ xa vừa phải và quan sát vào đàn chim đó, thì ta sẽ thấy đó là một con cò đang bay, mà không thấy được đó là một đàn chim. Chỉ khi nào ta quan sát đàn chim đó ở vào một khoảng cách gần, đủ để ta nhận ra đó là một đàn chim,thì khi đó ta mới biết là chẳng có con cò nào cả, mà chỉ có một đàng chim xếp thành hình con cò mà thôi.
Thực chất ở đây có con cò đang bay không? hoàn toàn không có! mà chỉ có một đàn chim, và ảo tưởng của chúng ta về sự tồn tại của một con cò mà thôi. Nếu để ý đến đàn chim thì sẽ không có con cò - đó chính là hoại tướng của con cò. Còn nếu để ý đến con cò,thì ta sẽ thấy là có một con cò đang bay. Đó chính là thành tướng của con cò.


Tẩt cả các sự vật trên thế gian này cũng y như con cò do đàn chim hợp thành vậy.

Thật vậy:
Chúng ta ai cũng đều biết: Tất cả các sự vật trên thế gian này đều do các hạt cơ bản kết hợp lại với nhau theo một cách thức nào đó mà thành. Điều này cũng giống như con cò ở ví dụ trên, là do các con chim kết hợp lại với nhau theo một cách thức phù hợp mà thành. Các sự vật đó hoàn toàn cũng giống như con cò, nghĩa là chỉ có ảo tưởng của chúng ta về sự tồn tại của các sự vật đó mà thôi, chẳng có vật nào là thật sự có cả. Còn các hạt cơ bản thì đóng vai trò của các con chim trong ví dụ đó. Nếu để ý đến các hạt cơ bản thì sẽ không có các sự vật - đó chính là hoại tướng của các sự vật. Còn nếu để ý đến các sự vật,thì ta sẽ thấy là có các sự vật. Đó chính là thành tướng của các sự vật.

Đến lượt các hạt cơ bản - là thành phần cấu tạo nên các sự vật thì chính bản thân chúng với tư cách là một hạt vật chất, cũng chẳng có nốt, chúng chỉ là các hiện tượng sóng (điều này tôi đã trình bày trong bài "Pháp là gì?" rồi!). Chỉ có ảo tưởng của chúng ta về sự tồn tại của các hạt cơ bản mà thôi. Khi để ý đến các hạt cơ bản dưới khía cạnh sóng, thì ta thấy chẳng có cái gì gọi là hạt cơ bản cả, hay nói cách khác là hoàn toàn không có hạt cơ bản - đó chính là hoại tướng của hạt cơ bản.

Như vậy nếu xét kỹ thì chẳng vật nào là thực sự có cả, mà chỉ có ảo tưởng của ta về sự tồn tại của chúng mà thôi.

Rốt lại thì tất cả các pháp đều là không có ngay nơi chúng đang có, chẳng phải chờ duyên tan thì chúng mới thành không.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TLong
post May 2 2004, 01:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Thưa bác Quý,
Nếu bản chất của Pháp được diễn giải như vậy thì liệu chúng ta có thể xem xét, nghiên cứu ứng dụng Pháp trên các sự vật hiện tượng đời thường được không? Bác nghĩ thế nào?



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 2 2004, 04:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Chào bác Tlong!
Câu nói của bác: "xem xét, nghiên cứu ứng dụng Pháp trên các sự vật hiện tượng đời thường" em chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa của nó! vì vậy không thể trả lời cho bác được! vậy phiền bác giải thích rõ hơn nữa nhé!
"xem xét, nghiên cứu ứng dụng Pháp trên các sự vật hiện tượng đời thường" nghĩa là thế nào? phièn bác giải thích rõ hơn cho em!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TLong
post May 2 2004, 11:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









Xin bác sửa lại dùm cho câu đó là : "xem xét, nghiên cứu ứng dụng Pháp trên thực tế". Xin cảm ơn bác.



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 3 2004, 01:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Vậy bác hãy giải thích câu bác viết: "xem xét, nghiên cứu ứng dụng Pháp trên thực tế" nghĩa là thế nào hộ em cái nhé!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
honghoavi
post May 4 2004, 09:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









Theo tôi hiểu là Tlong muốn chúng ta đi vào các sự việc hiện tượng đời thường hơn. Ví dụ như sống như thế nào là đúng với pháp. Làm những điều gì là sai với chánh pháp. Cách ứng xử đúng pháp trong hoàn cảnh cuộc sống.
Không biết tôi nói có đúng ý bác Tlong chăng?

honghoavi



Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post May 4 2004, 03:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Nếu hiểu theo cách mà bác honghoavi nói thì cách đặt vấn đề như thế là hòan tòan không phù hợp!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC