Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

NVT2002
post Nov 29 2019, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



https://laodong.vn/van-hoa/vi-sao-nhom-tri-...odes-768547.ldo

Luận điểm mở đầu của PGS.TS Lê Cung và nhóm trí thức Huế viết trong bản kiến nghị gửi Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina là do Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ.



Mới đây, thành phố Đà Nẵng lấy ý kiến về đặt và đổi tên đường, trong đó điểm đáng chú ý là thành phố dự kiến lấy tên 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina - 2 người được coi là "ông tổ" chữ quốc ngữ đặt tên cho 2 tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng trong số 137 đường vào dịp này.

–– ADVERTISEMENT ––



Tuy nhiên sau đó, Sở Văn hóa Thông tin thành phố Đà Nẵng đã có báo cáo gửi UBND thành phố Đà Nẵng chưa đặt tên đường lần này đối với 2 linh mục nói trên do "do còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa có sự đồng thuận cao".


Trước đó, một nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS.TS Lê Cung, khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, đứng đầu đã gửi một bản kiến nghị đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

Lý do, theo bản kiến nghị viết: "Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có công “khai hóa”, nên tôn vinh Alexandre de Rhodes là người sáng tác chữ quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp cuốn gói về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả những linh mục, đã chứng minh Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ".

Dưới đây, Lao Động xin trích đăng nguyên văn phần dẫn giải của nhóm trí thức Huế về lý do không đặt tên đường:

“Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La-tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...).

Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: Đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” (Giáo sư, Tiến sĩ Trương Bửu Lâm, trong Việt Nam khảo cổ Tập san, số 2-1961, tr. 11).


“Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).

Chân dung Linh mục Francisco de Pina. Ảnh: Tư liệu

“Đắc Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời, dựa trên những trợ giúp quý giá, không thể thiếu được của các tín đồ người Việt tiếp xúc gần gũi với ông, chia sẻ chí hướng của ông (...).

Thực sự công trình sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất tập thể quốc tế, trong đó Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng rộng rãi thứ chữ mới này trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng.

Các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người” (Đỗ Hữu Nghiêm, Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc ngữ, báo Công giáo và dân tộc, số 798,17/3/1991, tr. 14).

“Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ… Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày) được coi như tài liệu duy nhất về chữ quốc ngữ” (Linh mục Thanh Lãng, trích trong “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Tp. HCM, 1988, tập II, tr. 136-137).

Và chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).


Tên đường Alexandre de Rhodes đã được đặt từ lâu ở TP.HCM. Ảnh: Tư liệu

“Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi…

Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi, “Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh thế giới, 28-9-2010).


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 29 2019, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam
BY KHOIN · THÁNG MƯỜI MỘT 27, 2019

Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ý định.

Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và hình ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc.

Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại.

Tưởng tượng về Alexandre de Rhodes

Năm 1971, Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, trong quyển “Lịch sử Việt Nam”, tập 1, trang 304, trích dẫn lời Alexandre de Rhodes thể hiện một âm mưu có tính thực dân của mình:

Alexandre de Rhodes Ảnh: Internet
“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

Uỷ ban này chú thích rằng câu trích này được trích từ sách “Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient” (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110.

Tuy vậy, người ta không thể tìm thấy câu nói ấy trong tài liệu nói trên.

Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam là một định chế nghiên cứu cấp quốc gia. Vị thế của nó bảo đảm cho uy tín học thuật của nó. Thành ra từ đó, người ta cứ trích dẫn và lan truyền niềm tin lệch lạc như vậy về Alexandre de Rhodes mà không cần kiểm tra lại. Từ lâu, những nhà nghiên cứu như Vương Đình Chữ (1996), Nguyễn Đình Đầu (2006) đã chỉ ra lỗi trích dẫn này của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhưng niềm tin ấy vẫn chưa mất. Lá thư phản đối đặt tên đường của nhóm “trí thức” nói trên là một ví dụ.

Cũng trong sách này, Alexandre de Rhodes nói đến việc xin nước Pháp cung cấp nhiều “soldats” để “chinh phục toàn cõi phương Đông, đem về quy phục Chúa Jesus”. Cao Huy Thuần coi từ “soldats” là “binh lính” quân sự, từ đó kết tội Alexandre de Rhodes mở đường cho thực dân xâm lược Việt Nam, dù nhà truyền giáo ấy chết trước cuộc xâm lược ấy đến hai trăm năm, còn Nguyễn Đắc Xuyên coi “soldats” không phải là “binh lính” theo nghĩa đen mà chỉ “chiến binh Phúc âm”, tức giáo sỹ truyền đạo. Số người hiểu theo cách hiểu của Cao Huy Thuần đông hơn hẳn cách hiểu của Nguyễn Đắc Xuyên, các cuộc tranh luận, đúng hơn là cãi vã, về nghĩa của từ “soldats” hầu như không đặt từ này trong toàn bộ văn bản của “Hành trình và truyền giáo” để xem tinh thần thực sự của khái niệm cũng như của sách này là gì, có liên quan đến việc đánh chiếm thuộc địa hay không.

Trí tưởng tượng nói trên về Alexandre de Rhodes sở dĩ khó có thể nhạt phai vì nó nằm trong một tưởng tượng khác, lớn hơn, về lịch sử cận đại. Tưởng tượng về lịch sử cận đại này cũng do Uỷ Ban khoa học xã hội Việt Nam, từ tiền thân của nó là Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, xây dựng nên từ giữa thập niên 1950, sau khi Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam) lấy được miền Bắc.

Tưởng tượng về thế kỷ 19

Tôi có làm “phỏng vấn” nhỏ một số bậc thức giả, bao gồm cả những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, một câu hỏi duy nhất: Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc đối với Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc? Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

Câu chuyện bị lãng quên: Nước Đại Nam trước hai “gọng kìm lịch sử” Pháp – Mãn Thanh

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc. Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, nhằm bảo vệ mô hình thiên triều – chư hầu ngàn năm, còn Pháp quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.

Mãn Thanh đã quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Mãn Thanh ở Phúc Châu.

Pháp – Thanh ký Hiệp ước Thiên Tân 1885 Ảnh: Internet
Mãn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải ký vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Mãn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam.

Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Mãn Thanh đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Mãn Thanh và Việt Nam.

Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Mãn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều – chư hầu, thì đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ý thức hệ và cấu trúc thiên triều – chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ. Việc Mãn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều – chư hầu đã khiến Nhật Bản, lúc này đã trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Mãn Thanh là Triều Tiên. Mãn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó.

Từ đó, việc cấu trúc và ý thức hệ thiên triều – chư hầu bị sụp đổ toàn diện trong thế kỷ 19 trở thành một trong những nội dung chủ yếu của ý niệm “thế kỷ ô nhục” trong chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa hiện đại.

Còn ở Việt Nam, do cuộc chiến Pháp – Thanh ảnh hưởng quá lớn đến số phận Việt Nam, nên dù xoá cuộc chiến này khỏi Sách giáo khoa sử cho học sinh phổ thông, ngày nay, các sử gia ở Hà Nội vẫn phải dạy học sinh về một số điều liên quan đến cuộc chiến ấy: đội quân Cờ Đen của tướng Mãn Thanh là Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Thiên Tân 1885.

Đó là sự kiện không thể không dạy. Quân đội Lưu Vĩnh Phúc của Mãn Thanh đã lập hai chiến công là giết hai chỉ huy của Pháp trong hai trận ở Cầu Giấy, còn Hiệp ước Pháp – Thanh 1885 thì mở ra trang sử mới của Việt Nam. Nhưng, nói về Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Pháp – Thanh mà lại không nói gì về cuộc chiến tranh quyết định quyền kiểm soát Việt Nam của hai nước Pháp – Thanh này, các sử gia của chúng ta đã cho học sinh phổ thông học một bức tranh lịch sử cận đại theo kiểu… Pháp xâm lược Việt Nam, rồi đột nhiên Mãn Thanh xuất hiện ký một hiệp ước quyết định số phận chúng ta.

Lưu Vĩnh Phúc vốn là quân Thái Bình Thiên Quốc, bị triều đình Mãn Thanh đánh bại, chạy sang Việt Nam làm thổ phỉ, gây ra vô số tội ác cho dân chúng. Triều đình Huế không thể đánh dẹp, phải nhờ Mãn Thanh đánh giúp. Khi triều đình Mãn Thanh cử quân đội vào Việt Nam để đụng đầu với Pháp, quân đội triều đình Mãn Thanh đã thâu nạp luôn đội quân thổ phỉ Lưu Vĩnh Phúc, ban cho phẩm hàm triều đình, thay vì tiêu diệt nó.

Sách giáo khoa sử lớp 7 hiện nay ở Việt Nam dùng khái niệm “quân ta” để gọi Lưu Vĩnh Phúc. Lối giáo dục này bắt đầu từ hơn 70 năm trước, khi sử gia Trần Văn Giàu và Trần Huy Liệu ở Hà Nội bắt đầu xây dựng bức tranh “lịch sử cận đại”. Lưu Vĩnh Phúc có tờ Hịch kêu gọi binh lính của mình đánh Pháp, trong đó, đoạn đầu tiên, ông nói rõ mục đích của cuộc chiến: Việt Nam là chư hầu của Mãn Thanh, nay Pháp sang chiếm mất chư hầu của ta, ta và Pháp là kẻ thù không đội trời chung.

Sử gia Trần Văn Giàu làm gì khi trích dẫn bài Hịch này vào bộ sử “Bắc kỳ kháng Pháp”? Ông cắt bỏ đoạn mở đầu thể hiện rõ ý thức hệ và mục đích chiến tranh của họ Lưu. Nhờ thế, sử gia họ Trần dễ dàng gắn huân chương “tình hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt Trung” cho Lưu Vĩnh Phúc.

(còn tiếp)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 29 2019, 10:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiep theo)

Lịch sử của sự phân đôi phải / trái

Xoá bỏ cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp Thanh vào thế kỷ 19, các sử gia miền Bắc xây dựng thế kỷ 19 theo mô hình phân đôi: một bên là thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn hèn nhát hàng giặc, một bên là “dân tộc” anh hùng kháng chiến chống ngoại xâm. Trên cái nền bức tranh phân đôi con người làm hai tuyến, bên trái là “xâm lược phương Tây” và bên phải là “nhân dân anh hùng”, người ta lần lượt điêu khắc các nhân vật lịch sử sao cho ăn khớp với bức tranh ấy: Alexandre de Rhodes dĩ nhiên thuộc bên trái bức tranh, phong trào văn thân (vốn không có ý niệm về lòng ái quốc mà chỉ chống người theo đạo Thiên chúa giáo để bảo vệ hệ thống phong kiến nơi họ có thể tìm thấy vị trí xã hội của mình) được xếp vào bên phải.

Vẽ bức tranh thế kỷ 19 theo cách ấy, các sử gia của Viện Sử học ở Hà Nội từ thập niên 1950 dễ dàng tiếp tục vẽ bức tranh của giai đoạn tiếp theo như cách chúng ta thấy trong các giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày nay: “nhân dân” tuy anh hùng nhưng không có đường lối đấu tranh đúng đắn, liên tục thất bại cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, mang về Việt Nam vũ khí tối tân là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân vật trung tâm của bức tranh. Lịch sử quốc gia thế kỷ 20 được đồng nhất với lịch sử Đảng.

Cách học ấy bắt đầu từ giữa thập niên 1950, đến nay đã kéo dài khoảng 4 thế hệ.

Phục hồi ký ức?

Trần Trọng Kim, người cha của sử học hiện đại Việt Nam, 1883-1953
Cuộc chiến Pháp – Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đã được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong “Việt Nam sử lược”, bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách đã bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi ký ức về cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đã khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng kìm Pháp – Thanh, bị giằng xé giữa hai mô hình “chư hầu của thiên triều phương Bắc” và “thuộc địa của thực dân phương Tây”, bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường “Tây phương hoá” hay “tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán”.

Điều đó có nghĩa là bức tranh lịch sử từ đầu thế kỷ 20 cũng cần được vẽ lại toàn bộ. Trong bức tranh này, vị trí của các lực lựợng chính trị, các phong trào xã hội, các vấn đề thuộc phạm vi tinh thần như lịch sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật… cũng sẽ được tái định vị một cách căn bản.

Năm 1987, sử gia Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu xuất bản “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, phân tích thế kỷ 19, trọng tâm là thời Tự Đức, như là thời đại Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường. Cuốn sách được các học giả Nguyễn Đình Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính dịch ra tiếng Việt và Trần Văn Giàu là người viết lời giới thiệu. Trần Văn Giàu đã đánh giá cách tiếp cận của Tsuboi là “mới mẻ” mà “quên” mất rằng, cách hiểu ấy về thế kỷ 19 đã ra đời ngay từ đầu thế kỷ 20, trước sử gia Nhật Bản ấy đến bảy thập niên, trong “Việt Nam sử lược”, cuốn sách mà chính các sử gia kiêm chính trị gia ở Hà Nội đã cấm đoán từ thập niên 1950 để độc quyền một cách kể chuyện lịch sử duy nhất.

Nhận thức về lịch sử (trả lời câu hỏi “chúng ta đến đây từ đâu và như thế nào?”) và lựa chọn chính trị (trả lời câu hỏi “chúng ta làm gì bây giờ?”) chỉ là hai mặt của một tờ giấy. Hiểu theo cách đó, như ta thấy qua câu chuyện phản đối đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes nói trên, những lựa chọn của người Việt Nam hôm nay vẫn chìm đắm trong một màn sương mù của tư duy được đình hình từ giữa thế kỷ trước bởi Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.

Lãng quên bài học thất bại khi đối diện yêu cầu lịch sử phải lựa chọn giữa Pháp – Thanh với tư cách là hai mô hình, hai thế giới, Việt Nam ngày nay tiếp tục đối diện câu hỏi ấy một lần nữa.

Khôi Nguyễn, Đại học Oregon


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 29 2019, 10:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thật tiếc là tác giả Khôi Nguyên đã không cập nhật nội dung: cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, sau năm 1975, đã được xuất bản và tái bản rất nhiều lần ở trong nước.

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 30 2019, 03:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm luận điểm của nhóm phản đối:

Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

(Trích nguyên văn từ bản kiến nghị)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 2 2019, 06:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vừa rồi tôi cũng đọc trên báo VN, thấy nói là Đà Nẵng đã rút tên hai giáo sĩ này ra khỏi dự định đặt tên đường, nhưng không rõ là nó lại trở thành một cái Buzz trên mạng, gây tranh cãi. Câu chuyện này cũng là câu chuyện thú vị, và có thể tôi sẽ viết dài, nhưng vì không có thời gian nên sẽ lai rai, vì với tôi nó là một câu chuyện lịch sử, nên rất có thể khi viết xong thì cái buzz này không còn là thời sự nữa. Vì thế tôi viết trước ở đây kết luận, và sau đó sẽ giải thích tại sao lại có thể có kết luận đó.
Với tôi, việc Đà Nẵng rút tên hai giáo sĩ, đặc biệt Alexandre de Rhode ra khỏi dự định đặt tên là đúng, đáng hoan nghênh.
Câu chuyện chữ quốc ngữ là một vấn đề rất thú vị, vì là người tò mò theo hobby sưu tập về văn hoá, đã từ lâu tôi để ý tới ông này, cũng như vấn đề chữ quốc ngữ ở VN. Hiện tại tôi còn có một bản lịch sử VN do các giáo sĩ (hay người công giáo tôi nhớ không rõ) viết về lịch sử VN vào thời phôi thai của nó. Sách này là sách Sài gòn xuất bản từ trước. Tôi cũng sưu tập kinh thánh bằng tiếng việt, bản cũ, vì nó chinh là những tác phẩm đầu tay của chữ quốc ngữ.
Bản thân về Alexandre de Rhode, tôi cũng có một quyển sách của Pháp viết về thân thế sự nghiệp của các tu sĩ dòng Giê Su (VN gọi là dòng tên) đi truyền đạo ở Đông Á, trong đó có ông này, và François Xavier là người truyền đạo vào Trung quốc và Nhật bản. Tôi cũng có sách viết bằng tiếng Pháp nói về vấn đề khác biệt giữa đạo Nho (với quan niệm Trời(Thiên) và quan niệm chúa Trời của Thiên chúa, dẫn tới một câu chuyện tranh cãi giữa Giáo Hoàng và vấn đề truyền đạo ở TQ, được biết tới như câu chuyện về “nghi lễ TQ” (tiếng pháp : rite chinoise).
Và tất nhiên tôi có khá nhiều sách vở về lịch sử liên quan tới các công ty Đông Ấn của phương Tây thâm nhập vào Đông Á. Cũng như buổi đầu của các cuộc xâm lược thực dân từ thế kỷ XVI đến XIX. Nhưng điều liên quan chặt chẽ tới vấn đề truyền đạo thiên chúa ở đây. Tôi cũng có quyển sách của Alexandre de Rhode viết về công cuộc truyền đạo của ông ở Vn, do VN hiện thời in. Trên mạng, mọi người cũng có thể tìm thấy quyển này.
Rất tiếc là những sách vở này tôi có trong thư viện riêng của mình, nhưng nhà tôi chật, sách chất đống, tìm được nó để đọc lại để viết cho chỉnh chu thì khó mà cũng ngại. Nên tôi chỉ viết dưới dạng những kiến thức mình thu thập được, còn nhớ lại như đại ý. Vì tất nhiên mỗi khi đọc xong, thì kiến thức trong sách sẽ được tôi ghi nhớ lại một cách tự nhiên (như hobby) trong đầu, nhưng ghi nhớ này cũng là nhận thức của tôi về vấn đề đó.
Nếu theo đúng được dàn bài mà tôi vừa xây dựng trong đầu, thì tôi sẽ viết chủ đề này theo những hướng như sau:
1- Alexandre de Rhode và việc hình thành bản chữ quốc ngữ ? Tại sao ông này lại được vinh danh là ông tổ của bảng chữ cái này ? thật hay giả ?
2- Chữ quốc ngữ có tác dụng như thế nào với văn hoá VN ? Quá trình hình thành của nó với văn hoá VN ? Nước Vn có thể sống không có chữ quốc ngữ không ? Điều đó có ngăn cản sự phát triển của nước ta không ?
3- Những vấn đề liên quan tới vinh danh Alexandre de Rhode ? nó có hệ luỵ gì đặc biệt là những vấn đề khúc mắc liên quan tới truyền đạo Thiên chúa vào VN (tức là động chạm tới cộng đồng công giáo VN hiện tại, và « đối thủ » của nó (tôi để trong ngoặc kép) là đạo Phật hiện đại) cũng như nhận thức về thời thực dân, hệ quả của nó.
Tất nhiên tôi cũng sẽ đưa ra nhiều giải pháp để chọn lựa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 2 2019, 06:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bắt đầu bằng vấn đề đầu tiên. Liên quan giữa Alexandre de Rhode và văn tự chữ quốc ngữ.
Alexandre de Rhode là ai ? ông ta là một người gốc Do Thái, nhưng sinh ra ở miền Nam Pháp (theo bản đồ bây giờ). Tên ông ta là De Rhode nhưng không có nghĩa là có nguồn gốc quý tộc Pháp (“de” này “de” kia), và như trong quyển sách của tôi viết về thân thế của ông, thì tên của ông ta bắt nguồn từ chữ Rosiers, tức là xuất thân trong một gia đình sản xuất thủ công rổ rá làm bằng các cọng cây lác.
Nguồn gốc sâu xa của gia đình ông liên quan tới Tây ban Nha. Và vào thời ông ra đời, vấn đề cải đạo của người Do Thái ở bán đảo này sang đạo Thiên chúa là một vấn đề nóng bỏng. Dẫn tới việc đạo Thiên chúa ở Tây ban nha tiến hình các toà án tôn giáo, để truy quét những người cải đạo, mà theo đạo này là “không thành thật” (inquisition).
Alexandre De Rhode cũng theo dòng Giê Su, là một dòng thanh do Isaac de lyola, một tu sĩ người Tây ban Nha lập ra. Isaac đầu tiên là kị sỹ, sau khi đánh nhau bị thương mới “ngộ đạo” mà lập ra dòng Giê Su này.
Chính vì Alexandre de Rhode sinh trưởng trong một môi trường có thể gọi là “đa văn hoá” như thế, mà ông biết nhiều thứ tiếng. Nhưng về mặt hành chính, ông ta được coi là người Pháp, nằm trong giáo đoàn Giê Su của Pháp. Thư từ ông ta viết với hội truyền đạo pháp ở nước ngoài (cơ quan quản lý ông, nói theo từ hiện tại) được viết bằng tiếng Pháp.
Tại sao tôi lại nói dài dòng văn tự như thế về ông. Bởi vì xác định ông ấy nói tiếng nào rất là quan trọng để có thể xác minh ông ấy có thực là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ không ?
Tại sao ? hiện nay, bất cứ ai biết tiếng Pháp, hoặc là muốn xác minh bẳng chữ quốc ngữ giống thứ chữ nào ở phương Tây có thể thấy rằng bảng chữ cái tiếng việt, khác xa bản chữ cái tiếng Pháp, nhưng nó lại giống tiếng Bồ đào Nha.
Ví dụ ở trong bảng chữ cái tiếng việt, có chữ “nhờ” (nh) chữ này phát âm y chang như chữ “nhờ” tiếng Bồ (ví dụ “da cunha” đọc là đa cu nha). Tiếng việt cũng có dấu ngã. Dấu này cũng có trong tiếng Bồ. Tham chiếu hai bảng chữ cái, Việt Bồ, thì ta dễ dàng nhận ra rằng, bản chữ cái tiếng Việt, là bản chữ cái Bồ có thêm những âm, dấu mà tiếng Bồ không có, do tiếng việt có tới 6 âm vực khác nhau (huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng..). Và có thể đoán ra rằng, khởi điểm của nó là cách viết phiên âm tiếng việt, của người có nguồn gốc Bồ Đào Nha, dùng để học tiếng việt. Y hệt như kiểu tôi giờ muốn học tiếng Anh thì cụm từ “thank you” sẽ được tôi viết bên cạnh cách đọc (tương đối) bằng chữ việt thành “thanh kiu”.
Như vậy một cái câu hỏi đầu tiên phải đặt ra, nếu coi Alexandre de Rhode là ông tổ của chữ cái VN, thì tại sao là người Pháp, ông ấy lại dùng bản chữ tiếng Bồ để viết tiếng Việt ? Để muốn chứng tỏ minhg giỏi ngoại ngữ !!!!


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 3 2019, 03:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2019, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bản thân lịch sử truyền đạo Thiên chúa vào VN bắt đầu bằng các giáo sĩ Bồ Đào Nha, và như vậy việc “dúi cho” Alexandre de Rhode là ông tổ của bảng chữ cái Việt nam là “FAKE NEWS”. Thật lạ lùng là dấu ấn của tiếng Bồ còn ngay trong bảng chữ cái này, mà vẫn “dúi lấy được” cho Alexandre de Rhode thì thật là quái đản.
Hôm trước, khi NVT đưa cái chủ đề này ra, tôi cũng tò mò vào tra chú gúc xem trên mạng, và thấy rằng cái FAKE NEWS này chiếm lĩnh hoàn toàn, cũng chính vì điều này, mà như tôi đã nói trong các chủ đề phật giáo tôi đã viết, trên mạng tôi chỉ kiếm các đầu sách PDF, mà tôi không có điều kiện hoặc khả năng mua, còn thông tin của nó thì phải thanh lọc. Ngược lại tôi tin vào sách giấy hơn.
Một điều nhậy cảm hơn là vai trò của Alexandre de Rhode trong công cuộc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp ở VN. Gọi là nhậy cảm vì nó liên quan tới cộng đồng thiên chúa giáo ở VN, và liên quan tới việc đánh giá “di sản” của chế độ thực dân ở VN. Từ khi đổi mới (1986), thì người ta có xu hướng nói ngược, tức là đánh giá nó một cách tích cực (positif) mà lờ tịt đi phần negative của nó. Theo một cái lô gíc, càng nói ngược, thì càng có vẻ khách quan, cởi mở, là một dạng chí sĩ hơn đời. Điều này tôi đã từng nói đến.
Câu trả lời là Alexandre de Rhode có liên quan tới công cuộc chinh phục thuộc địa của Pháp không thì câu trả lời là CÓ và KHÔNG.
Tại sao lại có thể trả lời nước đôi như thế, bởi vì phải định nghĩa cuộc chinh phục thuộc địa của Pháp là vào lúc nào.
Alexandre de Rhode đến VN vào thế kỷ XVI, thời còn Đàng Trong Đàng Ngoài. Thực dân Pháp xâm lược VN vào thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn. Hai sự kiện này cách nhau 3 thế kỷ. Vì thế câu trả lời KHÔNG là để nói rằng, Alexandre de Rhode không phải là giáo sĩ giúp thực dân Pháp xâm lược VN. Vai trò này được dành cho nhưng linh mục người Pháp khác như Bá đa lộc, hay Cố Du, hay cha Sáu .. vào thế kỷ XIX.
Còn câu trả lời CÓ cũng đúng, bởi vì bản thân cách đạo Cơ đốc truyền đạo vào thế kỷ XV, thời Alexandre de Rhode đã là một kiểu xâm lược. Có điều khác là cuộc xâm lược này đã thất bại.
Tôi sẽ nói rõ điều này ở đây. Việc một tôn giáo truyền tới một nước không phải là điều gì đặc biệt. Ở VN cũng đã có việc truyền đạo Phật, rồi đạo Nho, rồi đạo Lão. Điều quan trọng là cái cơ cấu nào truyền nó, tổ chức như thế nào, và cái cách người ta dậy cách ứng dụng đạo ấy như thế nào.
Việc “truyền đạo xâm lược” này của cơ đốc giáo vào thế kỷ XVI không chỉ gặp phải sự phản ứng từ chính quyền phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài, mà ngay cả ở TQ , rồi Nhật bản, rồi Hàn quốc, Thái lan, Miến Điện .. Việc tất cả các chính quyền rất đa dạng, rất khác nhau, không liên quan gì đến nhau không hợp đồng với nhau, kiểu như một liên minh mà lại có cùng thái độ “dị ứng” với cơ đốc giáo truyền vào cũng bởi tại lý do này.
Tại sao lại thế ? Khi đạo cơ đốc truyền đạo vào thế kỷ XVI sang châu Á, nó đã mang tới một khái niệm tôn giáo hoàn toàn khác lạ với quan niệm tôn giáo ở đây. Hiện nay ta vẫn dịch từ religion là tôn giáo thực ra là không đúng. Nó chỉ đúng là cả hai khái niệm này đều nhằm vào nhu câu tâm linh. Nhưng cách sử lý nhu cầu tâm linh (nếu ta có thể nói như vậy) hoàn toàn đối nghịch nhau như nước với lửa.
Từ tôn giáo nghĩa của nó là giáo dục (giáo) được đưa cao lên (tôn), giống như tôn thờ. Sự giáo dục này nhằm để giải thoát (đạo phật) hay là tu thân (tức là hoàn thiện hoá con người một cách tự giác). Khi con người đã được hoàn thiện, hay giải thoát thì chinh họ cũng trở thành thần, thành phật.
Từ religion của phương Tây có nghĩa khác hẳn. Nguyên bản của nó có nghĩa là “nối lại” (relire). Nối cái gì ? nối con người với chúa Trời, trong đó chúa trời là chủ đạo, như dạng một ông chủ nô lệ, và con chiên là nô lệ ngoan ngoãn nghe lời, vì thế hình ảnh một tín đồ mới được coi như một con cừu, là một loại động vật hiền lành trong văn hoá chăn nuôi du mục thịnh hành ở phương Tây.
Con người phải nghe lời chúa, được “lộ ra” (revelation) qua kinh thánh, nhưng con người không thể trở thành tương đương với chúa, mà chỉ là cục đất để cho chúa để cái linh hồn vào. Nhưng linh hồn này không phải cùng chất với chúa. Đã có rất nhiều cuộc tranh cãi về lý thuyết vấn đề thần-người này trong lịch sử thiên chúa giáo, và người ta mang nhau lên dàn hoả, chém giết nhau cũng vì những thứ này, mà đằng sau nó là sự kiểm soát “bộ máy hành chính” của giáo hội, và tất nhiên sau đó là TIỀN và QUYỀN.
Như vậy đạo cơ đốc đề cao nghe lời, tuân lệnh. Theo lý thuyết, nó là lệnh của chúa. Trong thực tế đó là lệnh của tăng lữ, mà đứng đầu là giáo hoàng. Chính vì thế, cơ đốc giáo được tổ chức như một nhà nước, mà các chức vụ như linh mục, giám mục, hồng y, giáo hoàng giống như uỷ ban phường, huyện, tỉnh rồi tới nhà nước mà giáo hoàng là một ông vua toàn cầu. Ở Tây Âu, cơ cấu này tồn tại song hành với nhà nước từ thời sơ kỳ phong kiến, khi đế quốc La Mã tan rã. Lịch sử Tây Âu vì thế luôn là các cuộc chiến tranh, nhưng thông qua tôn giáo. Ta có thể kể tới như cuộc chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp, rồi thánh chiến, rồi chiến tranh giữa tin lành và cơ đốc. Lịch sử chính trị ở Tây Âu từ thời phục hưng đến nay, chính là lịch sử chính trị của các nhà nước ở đây (Anh, Pháp, Đức) thoát khỏi cái chính quyền kép mà đạo cơ đốc đã tạo ra này. Ở Anh, đó là việc Vua Henri VIII, bắt đạo cơ đốc phải phụ thuộc vào nhà vua, và vua Anh trở thành người đứng đầu nhà nước cũng như đứng đầu tôn giáo. Ở vùng văn hoá Đức, tức là nước Đức, Áo,Thuỵ sĩ, Bắc âu tạo ra đạo tin lành, thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hoàng. Ngay ở Pháp, vốn là nước được coi là chị cả của đạo cơ đốc, cách mạng Pháp 1789, và đặc biệt từ luật của thời Jule Fery (cuối thế kỷ XIX, đồng thời với cuộc xâm lược của Pháp ở VN), đạo cơ đốc không can thiệp vào nhà nước được nữa, và nhà nước không cần giáo hoàng và đạo cơ đốc chính danh…tôi có thể kể ra các trường hợp các nước khác từ Ý, Bồ, Tây ban Nha, ..v..v.. nhưng mà thôi, vì nó hơi dài dòng.
Điêù đáng nói là trong khi các nước ở Tây Âu tìm cách thoát ra khỏi cái tròng tôn giáo này, thì cơ đốc giáo vào thế kỷ XV lại muốn mang cái đó sang các nước khác trên thế giới. Và để lập lại cái mô hình này, các giáo sĩ Cơ đốc giáo như Alexandre de Rhode muốn tìm cách cải đạo tầng lớp lãnh đạo ở Đông Á (vua, quan, nhà nho..) theo mô hình, một khi vua đã cải đạo, thì sẽ ép cả nước cải đạo theo. Đã cải đạo thì giáo sĩ trở thành cố vấn nhà nước giật giây, hay ra nắm quyền (thời phong kiến của Pháp, vị trí thủ tướng của Pháp thường là cố đạo, ví dụ Richelieu). Khác với đạo Phật, và đạo Nho, Cơ đốc giáo sống bằng thuế tôn giáo, người ta gọi là dime(tiếng Pháp) được thực thi thông qua nhà nước, và chính vì thế nó mới thích cải đạo nhà nước. Và để cải đạo kiểu này, các giáo sĩ cơ đốc không ngần ngại yêu cầu chính quyền bản quán của mình can thiệp quân sự, mà họ sẽ chính danh cho các cuộc xâm lược này, gán cho nó một ý nghĩa cao cả là truyền đạo. Chính vì thế mà mới có lời yêu câu của Alexandre de Rhode đòi hỏi vua Pháp can thiệp vào VN. Rất may mắn là vào thời điểm đó, thế kỷ XVI, chính quyền phong kiến Pháp không đủ mạnh để xâm lược VN cũng như họ không cải đạo được tầng lớp “elite” ở đây, dù là ở Nhật, TQ, hay VN, khiến ý đồ của các giáo sĩ như Alexandre de Rhode thất bại. Và chính sự thất bại này là một lý do để ông này trở thành cha đẻ của chữ quốc ngữ mà thực dân Pháp tuyên truyền về sau. Tại sao thì tôi sẽ nói sau.
Như vậy bản thân cách truyền đạo, đã là một cuộc xâm lược có ý thức. Hiện nay tình hình của đạo này có nhiều điều khác với thời kỳ này (thế kỷ XVI) cũng như thời kỳ Pháp xâm lược VN vào thế kỷ XIX. Cái này tôi cũng sẽ nói sau, để tranh việc hiểu lầm tai hại, là phủ nhận Alexandre de Rhode có nghĩa là chống lại người công giáo VN, ngược lại người công giáo VN hoàn toàn có thể quên đi cái FAKE NEWS này và tự hào về tôn giáo của mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2019, 06:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với một chút ít kiến thức lịch sử ở trên. Bây giờ ta chỉ cần nhập vai thực dân Pháp vào đầu thế kỷ XX ở VN như kiểu “nhập hồn” trong đạo Mẫu vào vai một tên thực dân, thì sẽ lý giải được việc Alexandre de Rhode tại sao lại trở thành ông tổ của bảng chữ cái Vn dù nó FAKE NEWS. Tôi gọi nhập vai hay nhập hồn là một cách nói ví von hình ảnh của việc tìm hiểu nhu cầu, cách thức thực dân Pháp tuyên truyền thế nào ở Đông Dương để người Vn chấp nhận chế độ thuộc địa này.
Trong suốt thời kỳ xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở VN (1872-1954) (cách tính của tôi là lấy mốc 1872, là năm Pháp chiếm được Sài gòn và 3 tỉnh Nam kỳ làm khởi điểm, và năm 1954 khi Pháp phải rút đi là kết thúc. Nhưng thông thường ta hay lấy năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng làm khởi điểm. quả thực nếu là bắt đầu hành động xâm lược thực sự là 1858. Nhưng tôi lấy mốc 1872, để nhấn mạnh sự thống trị của nó. Vì từ năm 1872, mà Pháp bắt đầu quản lý hành chính, khai thác một bộ phận đất đai VN, và dùng nó làm bàn đạp để chiếm nốt phần còn lại. Ta cũng có thể lấy mốc là sau khi Pháp-Thanh ký hiệp ước Thiên Tân (tôi không nhớ rõ năm), sau khi Pháp – Nhà Thanh giao chiến ở Lạng sơn. Đây là kiểu hiểu của giới học giả Sài gòn cũ. Còn tại sao họ hiểu như thế thì tôi sẽ giải thích tiếp sau), thực dân Pháp không chỉ xâm lược mà phải tuyên truyền để biện minh cho sự xâm lược đó, ngay đối với người dân Việt nam. Sự biện minh đầu tiên là bảo vệ Thiên chúa giáo khỏi sự đàn áp của nhà Nguyễn. Và khi Pháp thiết lập được thuộc địa rồi, thì nó lại đổi ra là đem văn minh tới cho VN.
Trong nhu cầu tuyên truyền này mà Alexandre de Rhode trở nên “đắc địa” vì đáp ứng được tất cả nhu cầu của thực dân Pháp. Bởi ông ta là người Pháp (khác với các giáo sĩ truyền đạo khác là người Bồ, dù chính họ mới là người sáng tạo ra cái bản chữ cái này), và vì cuộc xâm lược bằng truyền đạo của Alexandre de Rhode thất bại, không liên quan gì tới các linh mục Pháp thời thế kỷ XIX có dấu ấn trực tiếp với cuộc xâm chiếm thuộc địa vừa diễn ra , nên ông ta lại trở nên “sạch sẽ” hơn.
Như vậy Alexandre de Rhode trở thành biểu tượng của nhà truyền đạo thông thái, mang lại văn minh cho VN (lập ra bảng chữ cái), và lại là người Pháp để từ đó móc vào là chế độ thuộc địa ở VN tiếp tục “con đường khai hoá văn minh” đó của nước Pháp, vì Alexandre de Rhode là người Pháp. Tất nhiên sự tuyên truyền này phải lờ tịt đi bản chất, cách tuyên truyền, .. của các cố đạo vào thế kỷ XVI, như tôi đã nói ở trên.
Nếu ai phản đối việc này, thì được coi là chống lại, kỳ thị cơ đốc giáo.
Cách tuyên truyền này của thực dân Pháp cực kỳ có hiệu quả, vì nó đã lồng vấn đề xâm lược thành vấn đề xung đột tôn giáo. Lồng quá trình xâm lược, thành truyền bá văn minh.
Sau khi thực dân Pháp bắt buộc phải bỏ VN, sự tuyên truyền này trở thành “sự thật” cho giới học giả Sài gòn cũ trong chính quyền Sài gòn tồn tại từ năm 1954 đến 1975. Tại sao lại thế ? bởi chính quyền này là do Pháp nặn ra (từ năm 1948), nhân sự của nó chính là bộ máy cai trị thực dân cũ để lại. Chính quyền này được “độc lập” (tôi để trong ngoặc kép) vì đấy là cách thức Pháp sử dụng để lấy viện trợ Mỹ tiến hành chiến tranh ở VN (1945-1954). Không phải ngẫu nhiên mà Pháp “trao trả độc lập” khi Pháp thất bại trong chiến dịch sông Lô đánh lên Việt Bắc (mùa đông năm 1947). Hiện nay chiến dịch này vẫn được lưu lại trong lịch sử qua bài hát “chiến thắng sông Lô” của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Chiến dịch này thất bại, đã khiến Pháp hiểu rằng không thể đánh nhanh thắng nhanh, và như vậy phải che dấu công cuộc chinh phục thuộc địa lại này bằng ..chống cộng. Giống như khi xâm lược VN thì thành bảo vệ tôn giáo.
Từ khi VN đổi mới (1986), nhân danh đổi mới tư duy, mà người ta lại bập vào đây, theo nguyên tắc bất cứ cái gì nói ngược lại nhận thức thời kháng chiến là ..đúng, vì “đổi mới mà lị”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC