Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 36 37 38 39 40 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post Sep 29 2018, 04:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #371

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, tôi nói "láu cá" ở đây k có nghĩa xấu, ai ở địa vị của Mỹ thì cũng vậy thôi, k ai dại gì tiết lộ hết bí kíp.
Ở VN, Vinfast ngày nay, cũng làm ô tô. Vừa rồi báo Đức nó giới thiệu nhà máy sản Vinfast của anh Vượng, thấy toàn máy móc đắt tiền nhập từ Đức, Nhật, Áo dùng để làm ô tô. Nhưng như thế thì ô tô làm ra phải xuất khẩu được thì mới lấy về được ngoại tệ, k thì chẳng làm quái gì. Mà mấy cái máy đấy, nếu mất nước đó dở chứng k bán nữa, hoặc tăng giá bán, thì chắc Vinfast móm ngay. Nói chung, VN là đất nước mà k biết hoặc trình độ cực thấp với luyện kim, cơ khí, tự động hóa, động cơ, etc. nhưng lại có thể chính thức khoe là làm ra ô tô VN laugh1.gif Không hiểu cái thoả thuận sản xuất động cơ đốt trong ô tô mà VN ký với Nga có do anh Vượng này dúng mũi k, vì anh này trước học ở Nga mà.

Thực ra, nếu quan hệ với Nga, mình có thể học được rất nhiều công nghệ xương sống, như động cơ, luyện kim, hóa chất, cơ khí, phân bón, tự động, máy công cụ, thậm chí cả đóng tàu, hàng không, etc. những công nghệ mà phương Tây k bao giờ dạy cho VN. Trung Quốc, và đặc biệt là Ấn độ đã công nghiệp hóa thành công nhờ chính những cái này được Liên Xô chuyển giao. Nhưng có vẻ VN mình thích ăn xổi hơn, và giới trẻ thì bây giờ đều sùng bái Tây cả.

Thêm một số tin


Tin tiếng Anh về sự hồi phục kinh tế giao thông ở Syria, của New York Times
Easier Movement in Assad's Syria Brings Some Economic Reward
https://www.nytimes.com/reuters/2018/09/27/...-transport.html

Bản tiếng VN

An ninh trên các tuyến giao thông ở Syria đã được đảm bảo gần như hoàn toàn, kinh tế cũng đã dần hồi phục.
Việc giành lại quyền kiểm soát hơn 90% diện tích lãnh thổ từ quân khủng bố Syria đã giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa, giao thông đi lại của người dân trong những khu vực thuộc sự kiểm soát của chính quyền Damascus trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tờ báo Mỹ dẫn lời ông Mohammed Abu al-Khair - một nhân viên điều phối của Công ty xe bus Amir cho biết, trước đây khi đất nước chìm trong chiến tranh, mỗi chuyến đi từ thủ đô Damascus tới thành phố Aleppo kéo dài tới 2 ngày. Quãng đường 310 km này còn là mối quy hiểm của cánh lái xe.

Nhưng hòa bình đã khiến việc di chuyển được rút ngắn lại. Từ Thủ đô đi Aleppo chỉ mất 8 tiếng. Mỗi ngày, ông Mohammed Abu al-Khair điều phối khoảng 25 chuyến xe bus như vậy.

Đặc biệt, hoạt động đi lại của các phương tiện giao thông tại Syria hiện diễn ra cả ban ngày và ban đêm không chỉ ở những khu vực được quân đội Syria kiểm soát mà cả những vùng nằm trong tay của lực lượng người Kurd và Ả Rập được liên quân của Mỹ hậu thuẫn.

Giao thông thuận lợi và khắc phục, hoạt động kinh tế cũng được phát triển và bắt đầu hồi phục.

Nga có giữ hết miếng bánh Syria thời hậu chiến?

Trước khó khăn sau khi giành được hòa bình ở một số khu vực tại Syria, nhiều doanh nhân Nga đã nắm cơ hội thực hiện các dự án tái thiết.

Đầu tháng 9, nhóm gồm 38 công ty Nga đã tham gia và Hội chợ Quốc tế Damascus. Đây là hội chợ thứ 4 được tổ chức trong vòng một năm qua nhằm vực dậy quan hệ thương mại giữa Nga và Syria. Các công ty Nga sẽ quay trở lại Syria vào đầu tháng 10 tới để tham dự hội thảo về việc tái thiết quốc gia Trung Đông này.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, các công ty Nga đang tìm kiếm một nền tảng thương mại đa dạng với Syria, bao gồm các thỏa thuận về lương thực, nông nghiệp và năng lượng.

Nga cũng muốn xây dựng lại mạng lưới tàu hỏa của Syria.

“Trước đây Nga là nước xây dựng, và bây giờ Nga muốn tái thiết mạng lưới này cũng như tái thiết mối quan hệ kinh tế chiến lược với Syria” - nhà phân tích độc lập Nga Vyacheslav Matuzov nhận định.

Được biết, khoảng 158 công ty của Nga đã đạt được hợp đồng trong các lĩnh vực xây dựng, sân bay, bến cảng, dầu và nông nghiệp, địa chất, khai thác dầu. Đã có các giao dịch lên tới 850 triệu euro. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này chưa thấm tháp vào đâu với con số nhiều trăm tỷ cần có để Syria có thể phục hồi và phát triển.

Chính quyền Syria ước tính cần 195 tỷ USD để xây dựng lại đất nước, trong khi Ngân hàng Thế giới cho rằng, con số có thể lên tới 250 tỷ USD - gấp bốn lần GDP của Syria trong năm 2010. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc tổng chi phí xây dựng lại Syria sẽ là khoảng 388 tỷ USD.

Nga đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng tham gia tái thiết Syria, đặc biệt là cả châu Âu.

Hiện, Iran và Trung Quốc sẽ hợp tác trong việc tái thiết Syria. Hai bên đã bắt đầu đầu tư vào việc thành lập các nhà máy sản xuất sắt, xi măng, vật liệu xây dựng và sản xuất năng lượng, xây dựng đường sắt giữa Iran và Syria thông qua Iraq theo Sáng kiến "Một vành đai- Một con đường".



Liên minh châu Âu duy trì cam kết đối với bản thỏa thuận hạt nhân Iran

Trong một tuyên bố đưa ra mới đây, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini cho biết, liên minh này sẽ thành lập một thực thể pháp lý để tạo đối trọng với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Thực thể pháp lý này – hay còn được biết đến với tên gọi “Công ty phục vụ mục đích đặc biệt – SPV” sẽ cho phép các công ty châu Âu tiếp tục các hoạt động trao đổi thương mại với Iran dựa trên tinh thần tuân thủ luật pháp châu Âu và có thể mở rộng giao dịch với các đối tác khác trên thế giới.

Bà Mogherini tin tưởng SPV – với vai trò duy trì các hoạt động thương mại với Iran song song với các lệnh trừng phạt Mỹ, sẽ được thiết lập trước tháng 11/2018 dù tới nay mới chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Theo quan điểm của bà Mogherini thì hiện Mỹ vẫn là một đồng minh vững mạnh nhất của EU, tuy nhiên, liên minh này không thể cho phép các nước khác quyết định việc mình được hợp tác làm ăn với ai.

Ngay lập tức, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ quyết định của EU và xem đây là điều “không thể chấp nhận được”. Phát biểu tại một sự kiện của Liên hợp quốc, ông Pompeo nhấn mạnh, Mỹ đã cảm thấy “phiền lòng và trên thực tế là thất vọng mạnh mẽ khi nắm được thông tin cho rằng, các bên còn lại trong JCPOA đã tuyên bố thành lập một hệ thống thanh toán đặc biệt để né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ”.

Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng vừa lên tiếng chỉ trích động thái mới nhất của EU, đồng thời hối thúc hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu SWIFT “xem xét lại các biện pháp ứng phó với Iran”. Ông Bolton tuyên bố Mỹ không thể cho phép EU hay bất kỳ nước nào khác có thể làm suy yếu các lệnh trừng phạt mà nước này nhằm vào Iran./.
https://baomoi.com/lien-minh-chau-au-duy-tr.../c/27934625.epi







--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 30 2018, 07:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #372

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ bây giờ sợ đến độ bắt đầu tính đến cả khả năng dùng quân sự để cạnh tranh năng lượng với Nga ở thị trường Trung Đông. Như vậy là lớp vỏ văn minh đã bị lột ra hoàn toàn, bắt đầu sử dụng biện pháp xã hội đen.

Nóng: Mỹ tiết lộ khả năng phong toả biển của Nga
Nếu cần thiết, Mỹ có thể tiến hành phong tỏa biển của Nga để ngăn chặn việc Nga cung cấp năng lượng đến các nước Trung Đông.


Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Nội an Mỹ Ryan Zinke khi ông phát biểu tại sự kiện của ngành công nghiệp ở thành phố Pittsburgh, -như Washington Examiner đưa tin.

"Nhờ Hải quân Mỹ, chúng ta có khả năng để đảm bảo rằng các tuyến giao thông hàng hải sẽ vẫn mở, đồng thời khi cần sẽ đóng lại để dòng năng lượng Nga không thể đến được thị trường", Zinke nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Mỹ tuyên bố rằng, nguồn thu nhập duy nhất của nền kinh tế Nga là bán năng lượng. Nga ráo riết theo đuổi chính sách như vậy ở Trung Đông là bởi Matxcơva muốn bán dầu khí đến thị trường này, như việc mà người Nga đang làm ở châu Âu, Bộ trưởng Ryan Zinke giải thích.

http://danviet.vn/the-gioi/nong-my-tiet-lo...nga-917311.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 1 2018, 10:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #373

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



VN rất cần có các hãng tư nhân mạnh, kiểu Samsung của Hàn quốc, bên cạnh các hãng nhà nước mạnh, vì thế hi vọng là cái Vinfast thành công. Quả thực với hiện tại, thì nó thực ra chỉ là dạng “nhà máy tuốc nơ vít”, tức là lắp ráp, và có thể cao hơn lắp ráp một tý, nếu nó có được văn phòng thiết kế riêng. Và chắc là nó vẫn dừng ở đoạn “lấy công làm lãi”.
Còn bắt buộc phải xuất khẩu thì đúng cho bất cứ hãng nào ở VN, với hãng nhập phụ kiện kiểu này thì càng đúng. Hiện tại, VN với EU đang sắp có hiệp định FTA, nếu hiệp định này được phê chuẩn, thì là đất sống cho VinFast, vì sẽ có tự do thương mại giữa EU là nơi mà VinFast nhập linh kiện để lắp ráp, khiến nó bảo đảm được nguồn linh kiện nhập khẩu, đồng thời lại có thể xuất khẩu ngược lại. Tất nhiên sau đó phải có chiến thuật marketing để người ta biết VinFast là cái gì, rồi còn phải được EU xác nhận đúng chuẩn của nó, nhưng với việc nhập dây chuyền, vật liệu, động cơ từ EU thì có lẽ việc này cũng dễ dàng hơn (nhất là nếu FTA được đưa vào thực hiện). Sau đó là tới giá bán, cái này thì chắc lại dựa vào giá cả lao động thấp ở VN để cạnh tranh.
Cho đến nay, nhìn tin tức quảng cáo, thì có vẻ nó muốn nhằm vào thị trường nội địa. Bản thân cái tên của nó VinFast cũng phát xuất từ Marketing nội địa hơn. Chứ như một mác thế giới thì tên nó không hay, nghe cù lần nhà quê. Cũng có thể nó nhằm vào thị trường ĐNA. Nhưng quả thực nếu nhìn đơn thuần về marketing thì không biết cái ô tô này nhằm vào khúc nào của thị trường. (ô tô hàng chợ, ô tô khoe của đánh bóng mạ kền, ..không rõ)
Như vậy mặc dầu xổi, có thể VinFast vẫn có cửa trên thị trường. Nhưng quả thực điều này cực khó.
Thực ra thì VN cũng đã có những hãng kiểu này rồi. Ví dụ trong đóng tầu (liên doanh với hãng damen của Hà lan), hay sản xuất ô tô hành khách (Thaco). Nhưng do quy mô của nó nhỏ hơn, nên việc lắp ráp cũng vẫn ăn tiền.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 1 2018, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #374

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang vừa mất, và đây cũng có thể là cơ hội để VN chuyển sang một hình thức nhà nước rõ ràng hơn, bớt lủng củng hơn, do vị trí, vai trò chủ tịch nước tạo ra. Bình thường, vai trò chủ tịch nước ở Vn có tính hình thức, chứ thực quyền không lớn. Giống như vai trò của tổng thống trong các nước Đại nghị tư sản kiểu theo quyền lực quốc hội (ví dụ như Ý, Đức). Ngược lại vai trò lớn nhất, tức là Tổng bí thư, thì lại không có chân trong nhà nước; trở thành một dạng vua chìm. Vì ở Vn , trong truyền thống chính trị vai trò của Tổng Bí thư là lớn nhất, nên từ năm 1969, tức là từ khi Bác Hồ từ trần, thì chủ tịch nước chỉ là hình thức. Trước đó Bác Hồ là chủ tịch nước. Nhưng hiện nay trong văn hoá chính trị thế giới, vai trò Tổng Bí thư không có chính danh nhà nước. Gây nên mâu thuẫn.
Để giải quyết điều này, TQ là nước có hình thái nhà nước tương đồng với VN đã quy định Tổng Bí thư kiêm chủ tịch nước. Khiến cho bộ máy nhà nước rõ ràng ra.
Cách đây cả 7,8 năm. Tôi cũng đã nói điều này. Và thấy rằng VN nên cải cách nhà nước theo hướng này, để cho hiện trạng nội chính (Tổng bí thư là cao nhất) hợp với đối ngoại và cả chính danh để quản lý nhà nước.
Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào tư chất, tính cách của người giữ vai trò Tổng Bí Thư. Người ta có thể thấy rõ điều này khi so sánh ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng. Bác Trọng bằng các cơ chế song song của Đảng đã tham gia tích cực vào đời sống chính trị xã hội VN hơn, và cũng chủ động hơn trong đối ngoại. Ví dụ như việc Tổng Bí thư đi Mỹ. Nhưng do cơ chế không rõ, nên tiếng vang của nó bị hạn chế, nhất là trong con mắt nước ngoài. Việc Tổng Bí thư đồng thời là chủ tịch nước, sẽ khiến cho cơ chế nhà nước VN minh bạch hơn, rõ ràng hơn.
Tất nhiên cơ chế hiện tại cũng có một điều lợi. Đó là có thể có nhiều tiếng nói chính trị khác nhau,tuỳ theo đối tác. Ví dụ với TQ thì vai trò tổng bí thư lợi hơn, với Mỹ thì vai trò chủ tịch lợi hơn. Điều này đã xẩy ra trong hệ thống chính trị VN giai đoạn 1959-1969. Đây là thời kỳ mà TQ và Liên Xô cạnh tranh với nhau, chống nhau, mà VN cần cả hai. Vì cả hai đều có những lợi ích trùng với VN nhưng không phải tất cả. TQ dương cao ngọn cờ chống Mỹ, phù hợp với ý định giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhưng chỉ có Liên Xô mới đủ sức lực về kỹ thuật. Nhưng Liên Xô lại chơi vơi Mỹ, không muốn VN thống nhất đất nước (thời Khơ rút xốp 1960-1965). Kết quả có một sự phân công lao động. Bác Hồ đóng vai trò thân TQ , còn Tổng bí thư Lê Duẩn thì cặp với Liên Xô. Chính vì thế mà VN được sự ủng hộ của hai bên.
Tất nhiên ở đây vai trò uy tín Bác Hồ cực lớn. Nên chuyện lủng củng “ông nói gà bà nói vịt” không thể có. Hiện nay, ở VN còn bộ chính trị, khiến cho sự nhất thống được thực hiện. Nhưng do vai trò cá nhân của từng vị trí cao hơn, lại có thể bị lợi ích nhóm đe doạ, nên việc rút từ bộ tứ về bộ tam là hợp lý hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 2 2018, 02:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #375

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vinfast trình diễn ở Paris Motor show tuần này, chắc có nhắm đến thị trường châu Âu. Và họ tuyên bố nhắm đến phân khúc hạng sang (chắc là sang ở VN).

Ngay cả khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, vẫn có thể bị chơi gác trên truyền thông. Ví dụ, khi Hồ Cẩm Đào (Tổng BT kiêm CTN của TQ) sang thăm Mỹ, họ k đón theo nghi thức nguyên thủ quốc gia, mà chỉ theo nghi thức quân đội, nhưng lại đón với nghi thức nguyên thủ quốc gia đối với thủ tướng TQ lúc đó là Ôn Gia Bảo.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngay cả Tập Cận Bình sang thăm Mỹ cũng không được đón với tư cách nguyên thủ.
Đây cũng là một kiểu tạo mâu thuẫn, gây phân hóa trong hệ thống chính trị của các nước đó.



Nhân bác Phó nói về máy tính, thì chính bộ xử lý Intel cũng do các nhà khoa học Liên Xô, cụ thể là các nhà phát triển của hãng Elbrus của Nga làm ra, trong đó nổi tiếng nhất là Vladimir Pentkovski. Ông ta là một trong những kiến trúc sư trưởng của hãng Elbrus chế tạo supercomputers Elburs-1 và Elbrus-2, và ngôn ngữ lập trình El-76. Năm 1990, ông ta di cư đến Mỹ và làm việc cho Intel, lãnh đạo đôi ngũ phát trienr kiến trúc cho bộ vi xử lý Pentium III. Theo truyền thuyết thì chính các bộ vi xử lý Pentium được đặt tên theo Vladimir Pentkovski. Giới chuyên gia nói rằng, Elbrus đã phát triển các máy tính dựa trên kiến trúc superscalar, shared memory multiprocessing và EPIC techniques trước phương Tây.



"Former Elbrus employee, Vladimir Pentkovski is a leading Intel processor architect. The core of the Russian Elbrus team has been together for over 40 years, developing supercomputers for the former Soviet Union''s defence establishments. Pentkovski carried to Intel many advanced Elbrus technologies. According to microprocessor expert Keith Diefendorff: "Elbrus has developed computers based on superscalar, shared memory multiprocessing, and EPIC techniques, long before papers on those subjects appeared in the West." At Elbrus, by that time transformed into the Institute of Precision Mechanics and Computing Equipment of the USSR Academy of Sciences"


Intel uses Russia military technologies
Soviet roots of processor Intel Pentium

https://www.theregister.co.uk/1999/06/07/in...y_technologies/
http://csef.ru/en/nauka-i-obshchestvo/306/...el-pentium-4912
https://en.wikipedia.org/wiki/Vladimir_Pentkovski




Thêm một số tin do các bạn đưa lên


Ngày hôm qua, lực lượng VBCH Iran sử dụng tên lửa hành trình tấn công vào lực lượng IS tại bờ đông sông Eurphrate trên lãnh thổ Syria. Đây cũng là câu trả lời đáp trả những kẻ khủng bố tấn công vào cuộc duyệt binh ở Ahvaz làm 29 binh sỹ thiệt mạng.
Trước đó VBCH Iran cũng đã sử dụng tên lửa hành trình tiêu diệt một thủ lĩnh người Kurrd Iran kẻ tổ chức các cuộc khủng bố ở Iran và do Mỹ tài trợ

Trong 3 năm tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria (29/10/2015 - 29/20/2018), quân đội Nga hy sinh 112 quân nhân. Trong số đó hơn 1 nửa hy sinh trong 2 vụ tai nạn máy bay AN26 và IL20, mất 8 máy bay và 7 trực thăng, có thể 1-2 chiếc BTR và xe bọc thép.
Trong khi, sau 3 năm chiến tranh ở Afganistan, quân đội LX mất 4800 binh sỹ, 60 xe tăng, 400BTR, 15 máy bay và 97 trực thăng
Trong 3 năm đầu chiến tranh Iraq, quân đội Mỹ và NATO mất 2515 binh sỹ ( Mỹ có 2309), 10-20 xe tăng Abrams, 50 xe bọc thép Bredli, 15 máy bay, 80 trực thăng

Quân đội Serbia được đặt trong tình trạng báo động khii lực lượng đặc nhiệm của Kosovo ngăn chặn nguồn nước vào hồ thủy điện " Gazivod" do Belgrad đang quản lý.
Trong một tiến trình khác, TT Serbia , Alecksander Vuntrich, sẽ bay sang Nga vào thứ 3 tuần tới để đề nghị TT Nga Putin ủng hộ giải quyết vấn đề Kosovo. Trước đó Nga và Serbia sẽ có cuộc tập trận chung giữa quân đội 2 nước từ 1 đến 5-10

Chính phủ các nước Ai Cập, Pháp, Jordan, Saudi Arabia, Đức, Anh cùng với Hoa Kỳ kêu gọi xây dựng một tiến trình cơ bản về việc soạn thảo Hiến Pháp Syria dưới quy định của Nghị Quyế số 2254 Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc va Jeffrey - Thứ trưởng Ngoại giao My noi:
Washing ton sẽ phối hợp với các quốc gia châu Âu, Châu Á, và Trung Đông nếu chế độ Assad thất bại trong việc tìm kiếm sự hợp tác để viết lại hiến pháp và giữ việc bầu cử cho riêng mình. Nếu điều đó lặp lại, e rằng chúng tôi sẽ phải áp dụng cách thức như với Iran 2015 bằng cấm vận tầm quốc tế.
Trường hợp Hội đồng Bảo an không thống nhất, chúng tôi sẽ đơn phương phối hợp cùng châu Âu và các quốc gia châu Á đồng minh tiến hành trừng phạt, Đó sẽ là cơn địa chấn tồi tệ cho chế độ Assad và người Nga hay Iran sẽ cảm thấy đống hỗn độn do họ tạo ra kinh tởm thế nào"


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 2 2018, 06:42 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 2 2018, 09:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #376

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Hì hì, không phải Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để đi nước ngoài nó đón tiếp trọng thể hơn. Cái đó chỉ là trò vớ vẩn. Tất nhiên một nước đón trọng thể cũng thể hiện sự tôn trọng, và thể hiện sự quan trọng của VN với họ. Nhưng đó là chuyện râu ria. Điều quan trọng là có vai trò chức vụ nhà nước, chính danh của Tổng Bí thư sẽ lớn hơn, khi gặp các đối tác không có chuyện tréo giò, vì thông lệ quốc tế không có chức danh Tổng Bí thư, mà chỉ có chức vụ trong nhà nước. Tất nhiên có nước như I ran, lãnh tụ lớn nhất của họ là Ayatola (tức là giáo chủ hồi giáo), nhưng cũng vì thế mà ông ta chỉ đứng đằng sau, như cái xương sống của chính quyền nhưng không tham chính trực tiếp, và ông ta không bao giờ đi thăm nước ngoài cả. Cũng tất nhiên, khi Tổng bí thư đi thăm nước này nước kia, thì họ cũng hiểu ngầm vai trò chính trị của chức vụ này, nhưng nó vẫn cập kênh giữa quyền lực thực tế và hình thức.
Cách đây ít lâu, theo chính báo chính thống ở VN, khi có cuộc họp liên chính phủ và địa phương. Bác Trọng có nói, tất nhiên là kiểu nửa đùa nửa thật, rằng đây là lần đầu tiên ông được tham gia một cuộc họp chính phủ. Và điều đó cũng không sai, vì ông không bao giờ giữ chức vụ trong nhà nước. Nhưng việc một người đứng đầu nhà nước trong thực tế, lại không có chức danh thực sự trong nhà nước lại là điều lủng củng.
Bởi ở VN bộ chính trị là thực tế quyền lực cao nhất, nên cái vấn đề lủng củng này được che đi. Nhưng trong hoạt động nhà nước, thì nó lại rất bất lợi. Lấy ví dụ. Nếu có chiến tranh bùng nổ, không phải do VN chuẩn bị gây ra (vì nếu mình gây ra thì có thể họp hành thoải mái mà chuẩn bị, “theo đúng quy trình”), mà bị bên ngoài ép vào, thì cái dây điều khiển quyền lực quá dài dòng văn tự hiện nay khó đáp ứng được tình hình thực tế.
Cũng nên nói thêm rằng nếu tôi ủng hộ việc Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước, thì tôi lại không đồng ý việc chủ tịch tỉnh kiêm bí thư đảng uỷ. Do nhu cầu, bộ máy của Đảng phải là bộ máy kiểm tra, giám sát. Ở trên đỉnh nó phải chập làm một, nhưng ở dưới chập lại thì lại gây cát cứ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 3 2018, 03:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #377

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



À, dĩ nhiên tôi hiểu việc gộp chức k phải để được đón tiếp ở nước ngoài, nhưng ý tôi là nước ngoài họ vẫn chơi cái trò đó, đủ thấy ý đồ

Thêm chút tin:

Hiện nhiều người Ukraine ở vùng Transcarthia đã xin và nhận được hộ chiếu của Hungary (đây là vùng trước thuộc đế quốc Áo Hung thì phải). Trưởng công tố Lutsenko dọa bỏ tù những ai có cả 2 hộ chiểu Hungary và Ukraine. Phía Hungary phản pháo, nói rằng chẳng có luật nào ở Ukraine cấm điều này, và chính một nửa nghị sĩ quốc hội của Ukraine cũng có 2 quốc tịch.

Bộ Ngoại giao Ukraine đã đưa ra một đề xuất chính thức áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công dân Ucraina có hộ chiếu và chứng minh thư của nước ngoài. Theo người đứng đầu Bộ là đồng chí Klimkin thì việc cấp cho công dân Ukraine hộ chiếu từ các nước như Liên bang Nga, Hungary, Romania và Cộng hòa Séc góp phần vào sự phát triển của "tình cảm ly khai" và "phá hoại tình trạng ổn định của Ukr


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 4 2018, 04:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #378

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Bác Trọng sắp thành chủ tịch nước rồi

Iran nã tên lửa đạn đạo diệt IS ở ngay sát cạnh căn cứ Mỹ


Sao Trump bây giờ dám nói bỗ bã thế này nhỉ. Nói thế này xúc phạm quá mức. Nó cũng chứng tỏ thái tử mới của Arap Saudi k có chỗ dựa trong nội bộ mà phải dựa vào bên ngoài
Trump: Vua Arab Saudi không thể tại vị nếu Mỹ không hỗ trợ
Tổng thống Trump khẳng định nếu không có sự bảo vệ của Mỹ, Quốc vương Arab Saudi khó lòng tại vị quá hai tuần.


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trump-vua-arab-saudi-khong-the-tai-vi-neu-my-khong-ho-tro-3818694.html

Tòa án công lý quốc tế ICJ đã ra phán quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran liên quan tới vấn đề nhân đạo và hàng không dân dụng.

Reuters đưa tin rằng các thẩm phán tại Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết có lợi cho Tehran. Iran nói rằng các lệnh trừng phạt do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng từ tháng 5 đã vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Thân thiện ký năm 1955 giữa hai nước.

Để trả đũa, Mỹ sẽ rút khỏi "thỏa thuận tùy ý" thuộc Hiệp ước về Quan hệ ngoại giao Vienna 1961. Mỹ cũng tuyên bố chấm dứt toàn bộ Hiệp định Hữu nghị với Iran, đã được ký từ năm 1955. Theo đó Hoa Kỳ hủy bỏ toàn bộ các nội dung đã ký giữa hai bên về quan hệ thương mại, kinh tế, lãnh sự và các quy định về tương trợ.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói "Iran lạm dụng ICJ"






Nga tiết lộ cách giúp Iran né trừng phạt của Mỹ
Moscow ủng hộ sáng kiến ​​châu Âu trong việc thiết lập một hệ thống giao dịch tài chính mới với Iran, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho biết. Theo ông Lavrov, sự rút lui của các công ty châu Âu khỏi Iran sẽ là "một sai lầm lớn".
Nga đang giúp tạo ra một cơ chế giải quyết để giúp Iran vượt qua các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York ngày 27/9.

Trước đó, bà Federica Mogherini, đại diện cao cấp của EU về chính sách đối ngoại, tuyên bố rằng EU dự định thiết lập một cơ chế tài chính riêng để duy trì quan hệ thương mại với Iran trước các đòn trừng phạt của Mỹ.

Theo ông Lavrov, các công ty châu Âu có nguy cơ mất thị trường Iran. "Sẽ là một sai lầm lớn [...] Châu Âu hiểu rằng việc để mất thị trường này là dễ dàng nhưng sẽ rất khó để lấy lại. Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là về sự tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết. Ở đất nước chúng tôi, đó là một điều thiêng liêng”, Ngoại trưởng Nga nói thêm.

Dưới áp lực của chính quyền Mỹ, nhiều tập đoàn châu Âu đã rời Iran, trong đó có tập đoàn Total của Pháp, ENI của Ý...

Ông Lavrov cho rằng việc từ bỏ đồng đôla Mỹ cũng là một trong những cách để né các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Tehran.

"Việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong thanh toán để giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla là một ý tưởng đã được chấp nhận trong một thời gian dài và nay đã đi vào thực tế", ông Lavrov cho biết.

https://petrotimes.vn/nga-tiet-lo-cach-giup...-my-516488.html


Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua lúa mì của Nga và thanh toán bằng đồng rúp

Turkey to use national currency for wheat imports from Russia
https://www.dailysabah.com/business/2018/10...rts-from-russia

According to a statement released by Russian analytical center SovEkon, Turkey will purchase 30,000 tons of high-protein wheat from Russia and will pay in rubles, the country's currency.

The price of wheat is set at 17,000 rubles per ton, the statement added and emphasized that Russia and Turkey's losses ensuing from exchange conversion will be minimized thanks to trade in national currencies.

The move comes after President Recep Tayyip Erdoğan recently announced that Turkey will increase the use of national currencies in trade transactions with important commercial partners like Russia.



Khí tự nhiên hóa lỏng của Nga sẽ sớm tới Nam Phi?

Công ty Novatek của Nga có kế hoạch cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Nam Phi trong tương lai gần, ông Yuri Senturine, Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt cho biết ngày 2/10.

Novatek sẵn sàng cung cấp LNG đến Nam Phi, ông Yuri Senturine cho biết khi đề cập đến dự án nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng Yamal LNG của Nga mà Novatek là cổ đông chính.

"Kể từ khi nhà máy Yamal LNG đi vào hoạt động cho đến nay, Novatek đã cung cấp sản phẩm của mình cho 4 châu lục. Trong tương lai gần, chúng tôi dự định cung cấp sản phẩm cho lục địa thứ năm, đến Nam Phi", ông Senturine nói.

Vào cuối tháng 9 vừa qua, Novatek đã giao cho Brazil lô hàng LNG đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Yamal LNG.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố ý định cung cấp LNG cho Việt Nam.

Tháng 6/2018, hai tàu của Nga chở LNG từ Yamal LNG rời cảng Sabetta để đến Trung Quốc thông qua tuyến đường Biển Bắc mới được Nga mở.

https://petrotimes.vn/khi-tu-nhien-hoa-long...phi-516602.html


Hơi bất ngờ vì Nga tiếp tục đầu tư vào điện mặt trời. Khu vực địa lý của Nga đâu có nhiều mặt trời?

Nga tiếp tục phát triển điện mặt trời

Hevel, công ty liên doanh giữa Renova và Rosnano, dự định xây dựng và đưa vào vận hành trạm điện năng lượng mặt trời đầu tiên tại nước cộng hòa tự trị Kalmykia của Nga vào năm 2019, theo thông cáo báo chí ngày 28/9 của Hevel.

Cơ sở sản xuất điện mặt trời có công suất 60 MW sẽ được đặt tại quận Maloderbetovsky thuộc nước cộng hòa này.

Điều này đã được Tổng giám đốc Hevel, I. Shahrai công bố với các nhà lãnh đạo Kalmykia tại Hội đồng cải thiện môi trường đầu tư của nước cộng hòa.

Trước đó, chính phủ Kalmykia và công ty Hevel đã ký một thỏa thuận về việc thực hiện các dự án đầu tư để xây dựng trạm điện mặt trời với tổng công suất tối thiểu 75 MW.

Tài liệu này cung cấp cho việc xây dựng cả hệ thống trạm điện mặt trời và các trạm phát điện điện tự trị để cung cấp điện cho các khu vực chưa có điều kiện tiếp cận lưới điện quốc gia.

Hevel đang xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng một số nhà máy điện mặt trời ở nhiều khu vực của Nga.

Từ nay đến cuối năm 2018, Hevel có kế hoạch xây dựng 225 MW năng lượng mặt trời.

Đến năm 2022, Hevel sẽ xây dựng 7 nhà máy điện sử dụng nguồn hỗn hợp là dầu diesel + năng lượng mặt trời ở Chukotka

Hiện tại, công ty đang hoàn thành việc xây dựng mới 2 trạm điện mặt trời trong khu vực Saratov ở miền Trung nước Nga.


https://petrotimes.vn/nga-tiep-tuc-phat-tri...roi-516332.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 5 2018, 05:08 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 4 2018, 11:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #379

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Nước UK trong biên giới hiện tại là sản phẩm của Liên Xô tạo ra, chứ còn trong lịch sử thì nó bé hơn nhiều. Vì trong quá khứ, phần phía Tây của UK (xung quanh thành phố Lvov) là thuộc vào Đế quốc Áo Hung. Dấu ấn văn hoá của Áo-Hung là đạo cơ đốc (catholic) chứ không phải là sắc tộc. Do cái đặc trưng của đế quốc này là tôn giáo, nên trong vùng này, ngay cả những người theo đạo thiên chúa chính thống (Orthodox) lại chịu sự quản lý của giáo hoàng La Mã, họ được gọi là nhóm Uniate. Hiện nay, chính dân vùng này lại trở thành hạt nhân của nước UK hiện tại, còn đa số người dân vốn có truyền thống văn hoá gần gũi với Nga thì bị gạt ra rìa, sau vụ đảo chính lật đổ Ian nut kô vitch. Nhưng lực lượng thân EU nhất, chủ yếu là chịu ảnh hưởng của Đức, cũng từ đây mà ra. Vì đế quốc Áo – Hung, trong đó phần Áo quan trọng nhất cũng là văn hoá Đức. Hiện nay đang có một quá trình vận động ở UK, để nhà thờ chính thống giáo nước này, vốn do giáo chủ ở Mạc tư khoa quản lý, chuyển sang độc lập.
Như vậy dân tộc UK là một dân tộc “đang hình thành”, giống như kiểu người Đài loan. Nhưng quá trình này có đi được tới cùng không thì không rõ.
Còn một bộ phận dân muốn có quốc tịch Hung thì cũng có thể hiểu là điều này mang lại lợi ích cá nhân trực tiếp cho họ. Vì với quốc tịch Hung, họ sẽ trở thành công dân EU, có thể sang sinh sống ở đây.
Còn lại với Hung thì tại sao nước này lại làm thế. Thực ra đây là một vấn đề lịch sử, sau đại chiến thế giới một, vì Áo-Hung là nước bại trận, nên đã bị Pháp, Anh phân ra làm thành nhiều nước. Sự phân chia này không hẳn là ý đồ của Pháp-Anh, mà nó còn dựa vào tinh thần dân tộc, theo kiểu sắc tộc hình thành ở châu Âu. Nhưng trong sự phân chia này Hung bị thiệt hại nhất, vì mất gần ½ đất đai, và ½ dân số. Chính vì thế chính phủ Hung hiện tại, muốn tạo lập một dạng nước Hung “ảo”, thông qua người Hung, hay gốc Hung ở các nước láng giềng (Slovak, Rumanie,Serbie..), và từ đó có chính sách cho hộ chiếu. Đối với Slovak, thì tác dụng của nó không lớn, vì mức sống ở nước này tương đương với Hung. Nhưng với các nước nghèo hơn và không nằm trong EU, như UK, Serbie.. thì nó lại có sức hút lớn vì đây là cái cửa ngầm để người dân có thể di cư, tìm cuộc sống mới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 4 2018, 11:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #380

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chưa, bác Trọng còn phải được quốc hội bầu “theo đúng quy trình” thì mới thành chủ tịch nước được. Nhưng có thể tạm gọi là “ở trong tầm tay”.
Như đã nói ở trên, hình thái bộ tam này, tôi đã nói tứ từ 7,8 năm trước, trước khi bác Trọng được bầu làm tổng bí thư. Tôi cũng nói rằng đại hội trung ương đảng nên “luật hoá” nó để thành một kiểu thượng viện.
Hiện nay các khoá họp của trung ương đảng đã dầy hơn, trở thành xung lực dẫn dắt tác động vào hệ thống chính trị. Như vậy thực ra cái mô hình thượng viện mà tôi đề cập, trong hệ thống chính trị VN cũng đã đưa vào hoạt động, nhưng nó lộn ngược với ý tưởng tôi nói tới. Tại sao ? vì thượng viện trong hệ thống đại nghị tư sản là viện có tác dụng giám sát và có quyền phủ quyết (veto) nhưng điều ở quốc hội (hạ viện) đưa lên. Ở VN thì ngược lại hội nghị trung ương ra quyết nghị trước, rồi nó mới đưa xuống quốc hội. Hình thái hạ viện – thượng viện của các nước tư bản phát triển là hình thái down --> Top (từ dưới tâu lên). Còn hình thái VN hiện nay là Top -->down (trên đi xuống). Vì thế tôi mới nói là nó lộn ngược. Cũng phải nói là từ thời bác Trọng nhiệm kỳ 2, khi uỷ ban kiểm soát Trung ương được lập lại, thì hoạt động của đảng mới hưng phấn trở lại, làm đúng nhiệm vụ “đảng lãnh đạo”, chứ còn trước, thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì nó không được như thế.

Nếu bác Trọng trở thành chủ tịch nước, thì tất nhiên các lực lượng “thối mồm” có thể rêu rao là VN bắt chiếc TQ, theo đuôi TQ. Vậy ta nên tìm hiểu một tý xem sự “theo đuôi” này thế nào ? có thật không ? tại sao ?
Hình thái bộ Tam có ở TQ từ thời Đạng Tiểu Bình, tức là cỡ vào năm 1976-1977, sau khi phái của Đặng đã đuổi được phái của Giang Thanh là vợ Mao trạch Đông, thường được gọi là “bè lũ bốn tên” trong thuật ngữ chính trị TQ, và Hoa quốc Phong, người được Mao chỉ định kế nhiệm. Còn tại sao lại thế ? thì bởi vì ở TQ về hình thức họ vẫn đa đảng, dù trong hiến pháp nói rõ ràng là Đảng cộng sản TQ là Đảng nắm quyền. Vì có nhiều đảng trong quốc hội, nên tất nhiên, chủ tịch đảng to nhất, là Đảng cộng sản TQ sẽ là người đứng đầu nhà nước. Sự việc này (ở trên tôi nói là Đặng Tiểu Bình, nhưng cũng có thể là việc này xẩy ra về sau, tôi không có tư liệu chính xác), đã kết thúc hình thức bộ tứ, thậm chí bộ ngũ thời Mao Trạch Đông còn sống. Lúc đó, Mao là chủ tịch đảng (tương đương với chức vụ của Bác Hồ ở VN), Lưu Thiếu Kỳ là chủ tịch nước, Chu ân Lai là thủ tướng và Đặng tiểu Bình là ..tổng bí thư. Nếu kể cả người đứng đầu quốc hội, thì là bộ ngũ (5 người). Trong thực tế vai trò của Tổng bí thư đảng cộng sản TQ rất mờ nhạt. Và vai trò chủ tịch nước xung đột trực tiếp với vai trò chủ tịch Đảng.
Do sự tách rời Đảng và nhà nước, mà chính trường TQ từ lúc lập nước (1949) đến lúc Mao trạch Đông mất (1976) là cuộc đối đầu giữa Đảng và bộ máy nhà nước. Sách báo phương Tây hay viết theo kiểu tranh giành quyền lực cá nhân của Mao trạch Đông, mà lờ tịt đi rằng đó không phải chỉ là câu chuyện của một con người. Việt Nam, khi có xung đột với TQ vào thời kỳ (1979-1991) cũng bập vào cái tuyên truyền phương Tây kiểu này. Vì thế cái nhìn của Vn hiện tại với lịch sử TQ thật ra không chuẩn.

Khi Mao trạch Đông mất, thì chức vụ chủ tịch Đảng TQ cũng đi vào lịch sử, vì nó là chức vụ đặt ra cho một nhân vật đặc biệt là Mao Trạch Đông. Tương tự như chức vụ chủ tịch Đảng của Bác Hồ, và khác với Mao trạch Đông bác Hồ cũng là chủ tịch nước.

Một điều khác biệt quan trọng là từ sau đại hội III của đảng (1960), khi ông Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư, thì vai trò tổng bí thư ngày càng quan trọng, ngay cả thời Bác Hồ còn sống. Nhưng ở đây không có xung đột, mà là một sự phân công lao động, như tôi đã nói ở trên, vì VN cần cả TQ lẫn Liên Xô. Lúc bác Hồ mất (1969), vai trò tổng bí thư trở thành trụ cột trong hệ thống chính trị VN. Nhưng ông Lê Duẩn không kiêm chủ tịch nước. Và vì thế chủ tịch nước ở VN trở thành một chức danh tượng trưng. Bắt đầu bằng bác Tôn Đức Thắng, và nhiều người khác.

Từ năm 1979, do VN gắn bó với Liên Xô, mà hệ thống chính trị cũng cải cách để gần với mô đen Liên Xô hơn. Nhưng sự cải tổ này không lớn, nhiều khi chỉ là thay đổi cái tên. Ví dụ thủ tướng, trở thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng, vì cơ bản cơ cấu quyền lực của Liên Xô và VN giống nhau. Vai trò lãnh đạo là của Tổng bí thư, sau đó tới “chủ tịch hội đồng bộ trưởng”. Có những điều Liên Xô ép mà VN không theo, ví dụ việc xoá bỏ hệ thống đảng uỷ trong quân đội.
Khi Liên Xô sụp đổ, và VN – TQ nối lại quan hệ với nhau. Thì chủ tịch hội đồng bộ trưởng lại trở thành thủ tướng như trước đó ở VN. Trong thời “theo Liên Xô” này, có những thay đổi dù chỉ có tính biểu tượng nhưng cũng rất ngớ ngẩn. Việc gọi thủ tướng là chủ tịch hội đồng bộ trưởng là một, hay việc đổi tên công viên Thống Nhất ở Hà nội (vốn gắn bó với lịch sử VN) thành công viên Lê nin chẳng hạn.

Vào thời kỳ đổi mới (1986 về sau). Hai đảng nhỏ ở VN là đảng dân chủ và đảng xã hội được xoá bỏ, dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người khởi xướng đổi mới, với sự ủng hộ của ông Trường Chinh. Vai trò của ông Trường Chinh rất lớn trong chính trường VN giai đoạn này. Việc xoá bỏ hai đảng này là để tránh những rầy rà trong quá trình đổi mới, và ở đây VN đã làm ngược lại với Liên Xô. Liên Xô thời Gorbarchev này đã cá cược vào “đa nguyên đa đảng”, kết quả dẫn tới lợi ích nhóm đối đầu ngoài đảng giữa Elsine và Gorbarchev. Do ở Liên Xô không còn chế độ chính uỷ trong quân đội, Đảng cộng sản Liên Xô không còn cánh tay quyền lực để bảo vệ chính quyền, trong khi nhà nước Xô viết rối loạn do lủng củng quyền lực gây ra, trong khi Gorbarchev chỉ còn quyền trong đảng, lỗ trống trong nhà nước không lấp được . cái “bug” quyền lực Đảng-Nhà nước cũng là một yếu điểm để Liên Xô tan rã. Tất nhiên nó có nhiều nguyên nhân khác. Hiện nay, trên các media lề trái, vẫn luôn có ý tưởng “thông minh” yêu cầu quân đội tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, “quân đội trung lập” cũng chính là cái kiểu này.

Từ sau năm 1986, càng về sau, xu hướng tăng quyền lực của chính phủ, giảm quyền lực đảng là chủ yếu. Nó bắt đầu bằng sự kiện Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu không thể làm hết nhiệm kỳ, đưa ông Nông Đức Mạnh lên. Dưới lý do tiết kiệm, chính sách một cửa, mà uỷ ban kiêm tra trung ương của Đảng bị bãi bỏ. Đỉnh cao của quá trình này là hai nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với việc ông vừa là thủ tướng đồng thời kiêm luôn chủ tịch uỷ ban chống tham nhũng.
Từ đó xuất hiện bối cảnh mà tôi gọi là “Vua Lê – chúa Trịnh” (chính xác phải là vua Nông – Chúa Nguyễn), với tất cả những bất cập của nó. Với những vụ đại án như Vinashin, Do không còn bị kiểm tra chéo, độc lập, bộ máy hành chính như con ngựa không có người giữ cương chỉ chạy theo ý nó, dẫn tới cảnh “trên bảo dưới không nghe”, “trên có quyết sách dưới có đối sách” (VN ngày nay gọi là “trên nóng dưới lạnh”). Quyền lực cá nhân củng cố theo quyền lực chức vụ, “lãnh đạo tập thể” chỉ là hình thức. Dẫn đến việc trách nhiệm thì tập thể chịu, lợi ích thì cá nhân con cái vợ con hưởng. Công của cá nhân, sai lầm của tập thể. Thế là hoà cả làng.

Dưới địa phương thì hình thành quyền lực cát cứ (cũng là một dạng trên bảo dưới không nghe). Tất cả những chuyện đó đã tạo nên mâu thuẫn giữa xã hội với bộ máy nhà nước.
Điều đặc biệt là sự giảm sút quyền lực của Đảng này, không dẫn tới việc Đảng được kính trọng hơn. Ngược lại sai sót của “chính phủ tự do không được Đảng chỉ đạo ” lại được quy cho đảng, do lề trái bơm vào, với cái cớ “vừa đá bóng vừa thổi còi”, trong thực tế là do không có người thổi còi, mục đích là bán cái bãnh vẽ “đa nguyên đa đảng”.

Như vậy, có thể tính là từ năm 1976 khi TQ bắt đầu hình thành hệ thống chính trị như ta thấy hiện tại hệ thống chính trị VN luôn chạy lệch pha với TQ, theo nhu cầu và mối quan hệ quyền lực nội tại của VN . Và việc nếu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trở thành chủ tịch nước, thì không phải vì chạy theo TQ, mà bởi sự bất cập của các giải pháp khác mà VN đã thử nghiệm. Từ sau nhiệm kỳ của thủ tướng Dũng, khi uỷ ban tổ chức Trung ương được khôi phục lại, hoạt động của Đảng mạnh mẽ hơn, thì rõ ràng kỷ cương nhà nước được củng cố hơn, nhiều vụ đại án kinh tế, dù người ta có thể bình luận hậu trường chính trị thế nào, cũng được lôi ra.

Nhưng VN có uỷ ban tổ chức Trung ương, thì TQ cũng có. Sặp tới nếu tổng bí thư kiêm chủ tịch nước thì TQ cũng có. Có thể VN có chậm hơn TQ cả 30 năm, nhưng điều đó không thể đánh tan cái mối nghi ngờ “TQ làm gì Ta làm nấy”. Vậy phải giải thích cái câu chuyện này như thế nào ? vì những điều tôi nói về lịch sử phát triển cấu trúc chính trị như trên chưa đủ thuyết phục được.
Câu trả lời cho nó có lẽ có hai điều.

Điều một. Đó là nguồn gốc văn hoá. VN, TQ đều theo đạo Nho. Ở VN, đạo Nho là cái xương sống văn hoá từ thế kỷ XV, thời nhà Lê. Không kể trước đó nó luôn tồn tại với mọi chính quyền Vn, ít nhất từ nhà Lý trở đi thế kỷ XI(với việc lập Quốc tử giám ở Thăng Long dưới triều đại này). Bản chất đạo đức, ứng sử ở Vn là theo đạo Nho.
Khi chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Vn và TQ, nó cũng được sử dụng, nhìn lại với cái đế văn hoá đạo Nho, tạo nên một dạng chủ nghĩa Mác Lê nin châu Á, mà VN , TQ là hai đại diện.
Hiện nay, nếu người ta dùng phép đánh tráo, hoán vị, thì có thể thấy rằng đảng viên ở cả Vn và TQ có thể coi như tầng lớp văn thân thời Nho giáo. Và uỷ ban kiểm tra trung ương, không khác gì hội đồng giám sát vào thời kỳ này. Và đây là lý do khiến nó có thể hoạt động được, vì phù hợp với cái background văn hoá cuả VN lẫn TQ.
Một nhà nước hiện đại bắt buộc vừa phải phân quyền, đồng thời phải thống nhất. Để làm điều đó, các nhà nước tư sản hiện đại phương Tây đã nghĩ ra cái hiến chương “tam quyền phân lập”. Cách phân quyền này không hợp với VN. Và điều này thể hiện rõ qua hai nhiệm kỳ của thủ tướng Dũng. Nguyên nhân của nó là nhà nước VN không tự phân quyền được, mặc dù về mặt hình thức VN rõ ràng có tam quyền. Rất tự nhiên, hành pháp, tư pháp đều bị chính phủ chi phối, để nhất thống. Mà nếu nó không chi phối được, thì sẽ tan rã, “năm cha ba mẹ”.
Như vậy nhà nước VN bắt buộc phải phân quyền vì nó là một nhà nước hiện đại, nhưng nó phải phân quyền theo nguyên tắc Đảng-Nhà nước. Đảng kiểm tra Nhà nước điều hành.

Điều hai. Cái điều này tôi gọi là “nghịch lý căn hộ”. Nghịch lý căn hộ, là điều mà các bác có thể kiểm chứng được. Đấy là nhận xét của tôi khi thấy người ta bố trí một căn hộ, dù là hai chủ khác nhau. Cấu trúc sắp xếp trong nhà gần giống nhau. Dù đồ đạc của họ khác nhau, và không biết nhau. Các bác có thể nhìn thấy điều này (tất nhiên là phải tính theo xác xuất, chứ nó không thể giống nhau 100%), khi ngắm cách bài trí một căn hộ ở cùng một vị trí, nhưng ở các tầng khác nhau trong một chung cư. Tại sao lại thế ? bởi cách sắp xếp phòng, hành lang, cửa sổ.. nhiều phần đã quyết định cách sắp xếp đồ đạc tối ưu. Chính vì thế mà chủ các căn hộ có kiến trúc giống nhau, có thể bài trí nhà cửa giống nhau, do cùng tiến tới giải pháp tối ưu sử dụng nhà cửa của mình, mặc dù họ không quen biết gì nhau cả.
Nói theo kiểu triết học, đó là điều kiện hoàn cảnh quyết định cách sống, lối sống.
VN, TQ do điều kiện phát triển kinh tế giống nhau, các giai tầng xã hội giống nhau, văn hoá tương đồng.. và như vậy khi tiến tới hợp lý hoá theo điều kiện.. thì nó sẽ dẫn tới giống nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 36 37 38 39 40 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC