Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?

Phó Thường Nhân
post May 25 2021, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân thiên lang có dẫn bài viết của ông Giao nói tới Luis Althusser (đọc là Lu I, an thu xơ), nhân thể lúc cuối tuần tôi cũng lôi cuốn “giành cho Mác” (Pour Marx) của ông ấy ra đọc lại. Tôi cũng lôi cuốn sách của bác Thảo ra. Hóa ra tôi còn có cả cuốn “lời trăng trối” của ông Khuê viết, nhưng vì nó không gây ấn tượng gì cho tôi nên cũng không nhớ là mình có. Thường thì nếu được, tôi để các sách cùng chủ điểm vào một chỗ, vì thế lôi sách của bac Thảo ra, thì thấy luôn cả cuốn này.
Cuốn của bác Thảo là cuốn sách của bác ấy viết vào năm 1951, nhưng lần in cuối này có bổ xung, cho nên nó vẫn cập nhật với tư duy của bác ấy,trong cuốn sách cũng nói tới hai bản thảo về vấn đề đó là
Recherche dialectiques (nghiên cứu về phép biện chứng) và
La logique du present vivant (lô gics về hiện tại sống động)
Cả hai bản thảo này là do ông Cù Huy Chu giữ (Con ông Cù Huy Cận à ??). Cùng với một bản thảo hồi ký viết năm 1986
Ông này cũng viết một bài cuối quyển sách và nói tới tư tưởng của bác Thảo như một thuyết về duy vật biện chứng nhân văn. Nhưng nhân văn thế nào thì không biết.
Cũng theo ông Chu, là người giữ những bản thảo này, thì nghiên cứu về phép biện chứng nhằm vào 2 vấn đề đó là kết hợp lô gic hình thức và phép biện chứng. Vấn đề này chính là vấn đề có từ thời Hê ghen và trước nữa (có lẽ phải tính từ Đề Các), nó là cái gì thì tôi sẽ nói sau.Một vấn đề nữa là lô gic biện chứng như là biện chứng tổng quan trung gian.Trong thực tế không biết là bác ấy phát triển nó thế nào.
Lô gics về hiện tại sống động, có lẽ là cách tiếp cận vấn đề thông qua một cá nhân, rồi từ đó mà đi tới tổng thể thông qua liên minh (asssocié). Đây là cách tiếp cận kiểu phương Tây, như Jean-Paul Sartre, và nó ngược lại với lô gics phương Đông, hay lô gics mác xít. Và có lẽ vì thế mà bác ấy “dị ứng” với Althusser, do Althusser dùng thuyết cấu trúc.
Những điều này chỉ có thể biết được rõ ràng khi các tập bản thảo này được in ra. Nhưng nhìn tổng quan như vậy, thì không thấy nó ngược lại Mác như thế nào.
Vì tôi vừa đọc lại Althusser nên cũng nói một ít về ông ta ở đây. Tôi không có đọc nhiều về ông này, mà chỉ có một cuốn kể trên, dù cuốn đó là điển hình. Nếu tôi có duyên nợ với Althusser về nhận thức, thì chính là vì ông ấy là người đã đưa ra thuyết Marxien (đọc là mác xiên) để phân biệt với Mác xít (Marxist). Ông ấy đã chỉ ra rằng chủ điểm của các tác phẩm Mác thời trẻ (cho đến năm 1845) khác với các tác phẩm về sau (chủ yếu là bộ tư bản). Nhưng tôi có dùng mác xiên thì tôi cũng xiên khác ông ấy, và với tôi thì Althusser không phải là người theo chủ nghĩa Mác, mà theo chủ nghĩa cấu trúc (structuralisme). Quyển “Giành cho Mác” này vẫn được coi là một ví dụ về ứng dụng chủ nghĩa này để phân tích.
Thuyết cấu trúc là gì ? nó dựa trên nhận thức về ngôn ngữ. Khi người ta dùng một ngôn ngữ để trình bầy một vấn đề thì điều đầu tiên người ta cần là từ vựng. Những từ vựng này ghép lại được dùng để diễn giải. Thường từ trước tới này, nói tới diễn giải thì người ta nói tới lô gics. Nhưng trong thuyết cấu trúc, thì người ta chỉ ra rằng, để một cụm từ có thể diễn giải một ý, thì nó phải có ngữ pháp. Ngữ pháp chính là cái luật hay “cấu trúc” để một câu văn, một đoạn văn có nghĩa. Điều đặc biệt thú vị, là cái ngữ pháp này nó tiềm ẩn, không hiện ra. Nhưng không có nó thì không thể có nghĩa. Chính vì thế nó mới là cấu trúc. Bây giờ trìu tượng nó lên, nhìn một hiện tượng, coi các biểu tượng (symbol) như là từ ngữ, thì để các biểu tượng này có nghĩa khi ghép chúng lại với nhau, nó phải được sắp xếp theo một cấu trúc, giống như câu văn phải có ngữ pháp. Đi tìm cái cấu trúc này, chỉ ra nó tức là phân tích theo thuyết cấu trúc.
Althusser cũng áp dụng điều này vào các tác phẩm của Mác. Ông ấy chia các giai đoạn của Mác ra thành các biểu tượng (được ông ấy gọi là problèmatique, mà ta có thể coi là chủ điểm), rồi xem chúng nối với nhau ra sao, hay mâu thuẫn với nhau ra sao (ông ấy gọi là épithemologique, tức là tìm lý do đúng sai của nó) để tìm .. cấu trúc. Cái cấu trúc mà ông ấy tìm ra khi ép nó vào các tác phẩm của Mác được gọi là .. triết học (theo định nghĩa của ông ấy), còn phần còn lại của Mác được ông ấy gọi là Ý thức hệ (Ideologie). Theo Althusser, chỉ có triết học của Mác là phần đáng giá, là khoa học. Còn phần Ý thức hệ là sai. Trong thực tê, khi đã cắt khúc ra thế, thì không còn chủ nghĩa Mác, nhưng không hiểu tại sao ông này vẫn được coi là tư tưởng gia của đảng CS pháp vào thập niên 60,70.
Để hiểu cho nó dễ tôi lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Hãy coi chủ nghĩa Mác, Mác-Lê Nin như là cái xe đạp. Tôi là người theo chủ nghĩa Mác, tôi sẽ học đi xe đạp, dùng xe đạp để chở đồ, để phục vụ cuộc sống. Còn Althusser thì ngược lại, ông ấy sẽ tháo tung cái xe ra, ghi đông đi đằng ghi đông, ổ đĩa, bánh xe mỗi thứ một ngả, rồi đặt câu hỏi là chúng nối nhau thế nào, kiểu “ơ kia cái yên bằng da, cái ghi đông bằng thép vậy là chúng mâu thuẫn vì một thứ là cao xu, một thứ là sắt.. v..v.” dạng như thế.
Hiển nhiên, nếu dùng thuyết cấu trúc để phân tích sắp xếp hiện tượng thuần túy thì rất hay. Ví dụ dùng nó để nghiên cứu thần thoại. Nhưng khi dùng nó cho một triết học thì nó lại sai. Vì nó có tác dụng “reduction”, tức là đơn giản hóa không bao quát được vấn đề. Với kiểu phân tích này, thực ra Althusser đã đi gần chủ nghĩa duy tâm hơn. Vì ông ấy định “chắt ra” lô gics của Mác, nhưng cái lô gics này không gắn với thực tế, tức là duy vật biện chứng, nên sai. Lấy một ví dụ khác, mà thuyết Structuralisme này chính xác hơn. Vi dụ chiết xuất hoa hông để làm nước hoa. Dầu hoa hồng đúng là tinh túy của nước hoa, nhưng nó không phải là hoa hồng. Từ dầu hoa hông người ta không thể làm .. ngược trở lại bông hoa. Như vậy đi từ hoa hồng lên dầu hoa hồng thì đúng (duy vật biện chứng), từ dầu hoa hồng suy ngược ra hoa hồng lại sai (duy tâm), không kể hoa hồng tồn tại trước, có hoa hồng mới có dầu hoa hồng.
Điều thú vị nữa là Althusser chịu cả ảnh hưởng của Mao trạch Đông, tức là Mao ít, nhưng vì lý do văn hóa, ông ấy không hiểu được Mao Trạch Đông. Ví dụ, một khái niệm Althusser đưa ra đó là “surdetermination” ( yếu tố quyết định đặc trưng). Do đọc Mao trạch Đông, đặc biệt tác phẩm “bàn về mâu thuẫn” của Mao, ông ấy thấy Mao trạch Đông phân tích ra nhiều loại mâu thuẫn. Có mâu thuẫn đối kháng, có mâu thuẫn thứ yếu, .. Một người VN đọc những điều này (ví dụ tôi) rất thích và hiểu ngay. Bởi vì cái gì mà Mao trạch Đông nâng lên làm lý thuyết thực ra là thực tế. Cách mạng ở các nước đang phát triển theo chủ nghĩa Mác – Lê nin dựa theo liên minh giai cấp. Ví dụ ở VN là liên minh công-nông-trí thức. Giữa những thành phần này cũng có mâu thuẫn, nhưng không đối kháng. Ngược lại đối kháng quyết liệt là với đế quốc, thực dân, tay sai.
Nhưng do ảnh hưởng của biện chứng Hê ghen, Althusser chỉ công nhận có một mâu thuẫn thôi, chinh vì thế mà ông ấy không hiểu Mao trạch Đông, và từ đó đề ra cái thuyết yếu tố quyết định đặc trưng (surdetermination) giống như kiểu mâu thuẫn đối kháng trong tác phẩm của Mao trạch Đông, để từ đó ông ấy đưa về mâu thuẫn giản đơn kiểu ra đề, phản đề, hợp đề, tức là lô gics tam đoạn của Hê ghen. Còn muốn hiểu kiểu Mao trạch Đông, thì ta phải xem mâu thuẫn trong .. Kinh Dịch. Ở đây các hào đối nhau, có đẩy có chống, có ủng hộ, tùy theo vị trí, thời điểm của quẻ.
Cũng nhờ có luận thuyết này, mà tư duy của Althusser rất nổi tiếng .. trong phái tả ở châu Mỹ la tinh, vì ở đây các phong trào này cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao, nhưng do văn hóa truyền thống gắn với phương Tây, họ không thể cảm nhận được cách phân tích của Mao, vì thế cách dẫn giải của Althusser giúp họ tiếp cận dễ hơn, nhưng .. vẫn sai.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 26 2021, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi tại sao tôi nói tự do cho nghệ thuật sẽ tới ở VN, tôi phải nói tới câu chuyện “toàn trị” trước, vì người ta hay sử dụng nó theo kiểu, nếu cái chế độ nào mà phương Tây không chấm điểm cho nó thì nó sẽ được gán mác toàn trị (totalitarisme). Cái thuyết này là do Hannah Arendt, một học giả người Do thái bầy đặt ra vào khoảng những năm 50. Theo bà này thì chế độ phát xít Đức chế độ ở Liên Xô và các nước XHCN cũ là toàn trị. Điều này hoàn toàn không đúng. Vì như tôi nói ở trên, nhà nước phát xít là một thể trạng của thể chế đại nghị tư sản phương Tây. Trong một nhà nước phát xít, toàn bộ cơ chế của một nhà nước tư sản đều tồn tại. Nó khác hẳn chế độ ở Liên Xô và các nước XHCN cũ. Chủ nghĩa phát xít dựa trên phân biệt chủng tộc, những gì nhà nước phát xít Đức thực hiện ở các nước nó chiếm đóng ở châu Âu, khác gì chính sách của các nhà nước “dân chủ phương Tây” ở thuộc địa làm sao mà giống Liên Xô.
Thuyết này ra đời rất hợp thời vào những năm 50, đầu 60 ở phương Tây. Vì trước đó trong đại chiến hai, các nhà nước dân chủ tư sản phương Tây đã liên minh với Liên Xô để đánh phát xít Đức. Trong đại chiến II, chiến trường Liên Xô- Đức là chiến trường lớn nhất, khủng nhất. Còn phương Tây (Mỹ, Anh) nó chỉ vờn vờn bên ngoài, khi nào Đức gần thua nó mới xông vào hôi của. Vì thế thiệt hại của nó rất ít, vì ông Liên Xô đỡ hết. Khi thắng rồi thì nó cũng đặt ngày chiến thắng khác Liên Xô (ở phương Tây ngày chiến thắng là 8/5, ở Liên Xô là 9/5) cũng là cái trò này.
Đã liên minh với nhau, thì có nghĩa là ông phải công nhận bên kia là tốt, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, thì đường ai nấy đi. Phương Tây và Liên Xô quay ra chống nhau. Để có chính danh, nó mới bầy ra câu chuyện này. Tức là gán cái mác chung cho cả Liên Xô và phát xít Đức. Nhưng hai chế độ này làm sao mà giống nhau.
Mặc dù thế, có một điều mà ta có thể chấp nhận nghiên cứu, đó là quan hệ sản xuất của nhà nước phát xít và các nước XHCN cũ không dùng cơ chế thị trường, mà là kinh tế chỉ huy, hành chính (ta gọi là bao cấp). Nhưng con đường dẫn tới cơ chế này hoàn toàn khác nhau, và nhiệm vụ của chúng cũng khác nhau.
Ở Liên Xô, và sau trở thành phương pháp điều khiển kinh tế thịnh hành ở khối XHCN cũ, nền kinh tế được tổ chức theo kiểu hành chính, sở hữu toàn dân, sản xuất theo kế hoạch. Nhiệm vụ của nó là công nghiệp hóa làm sao cho nhanh nhất, để củng cố nhà nước trước sức ép của phe tư sản. Để làm nhiệm vụ này, nhà nước Xô viết phải tích lũy vốn, và nguồn cung cấp vốn tới từ nông nghiệp. Nhưng công nghiệp mà Liên Xô phát triển là “công nghiệp nguồn” tức là công nghiệp nặng, mà hàng hóa của nó không thể mang ra trao đổi với nông dân để đổi lấy lương thực. Kết quả, nhà nước Xô Viết phải tổ chức lại nông nghiệp theo hướng tập thể hóa. Vấn đề này cũng gây ra nhiều tranh cãi gay cấn dẫn đến việc loại bỏ nhiều khuynh hướng khác nhau trong đảng CS Liên Xô : Trosky, Bu kha nin, v..v..
Đây là thời kỳ Staline nắm quyền, và dưới sự chỉ đạo của ông, Liên Xô đã công nghiệp hóa, đánh thắng phát xít Đức, chế tạo bom nguyên tử, ..Những việc mà ở các nước khác khó làm được trong một đời người, đừng nói là một vài nhiệm kỳ.
Trong thời gian này, do cách chỉ huy cương quyết của Staline, mà nhiều sai sót đã xẩy ra, sau này dưới thời Khơ rút xép được tố ra. Những sự việc này là có thật, nhưng cách tuyên truyền “khách quan, tự do” của phương Tây đã thổi nó lên giống như hình ảnh duy nhất của Liên Xô. Điều này thì hoàn toàn sai. Từ thời Khơ rút xép, do những thành quả mà Staline để lại, vị thế Liên Xô được nâng cao lên, “súng đạn đầy đủ”, thì cách quản lý xã hội thời Staline cũng được bỏ. Xã hội Liên Xô thời “bao cấp” sau này là yên bình, hoàn toàn không giống như tuyên truyền phương Tây mô tả.
Câu chuyện này cũng giống như nhận thức của phương tây về Nhật. Trước khi tôi sang Nhật, đọc sách phương Tây về Nhật cứ tưởng geisha nhiều như quân Nguyên, góc phố nào cũng có. Sang tới Tokyo mới ngã ngửa ra là họ quá hiện đại, có thấy geisha nào đâu. Từ Tokyo về lại Paris, nhìn khu Les Halles ở Pháp, thì thấy so với các tụ điểm tương tự của Nhật, khu này giống như ở thế giới thứ 3 , đang phát triển, bẩn bẩn, đèn đường tù mù, dân tình hỗn độn, bệ rạc, .. Phải một lúc sao mới định thần lại được.
Ở Đức, nó là hệ quả của sự thiếu vốn, và tác động tiêu cực cùa việc các nước Anh, Pháp đòi bồi thường chiến tranh sau đại chiến I, cũng như âm mưu của họ định dùng Đức phát xít đánh Liên Xô.
Anh, Pháp thực ra là những nước có tội rất lớn tạo ra phát xít Đức, nhưng giờ nó cứ lờ đi.
Vì thiếu vốn, thị trường tư nhân sụp đổ sau khủng hoảng 1929-1930, mà toàn bộ đơn đặt hàng cho công nghiệp Đức là do nhà nước phát xít tạo ra. Để làm việc này, nhà nước phát xít đã đặt hàng súng đạn, rồi từ đó bằng chiến tranh đi cướp tiền ở nơi khác, nước khác để lấy tiền trả. Cũng chính vì thế mà cơ chế thị trường ở Đức phát xít thành kinh tế chỉ huy.
Như vậy, không thể đánh đồng nhà nước Liên Xô, với nhà nước Phát xít bằng cách gán cho nó một cái tên chung được.
Hiện tại sự tự do ở phương Tây không phải do hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng tạo ra, mà nguồn gốc sâu xa của nó là kinh tế thị trường, dùng cơ chế thị trường điều tiết quan hệ xã hội. Sự tự do ở phương Tây có thể hiểu bằng một câu nói của nhà triết học Pháp rút xô (Russeau) là “forcing to be free”. Cái câu nói này là tôi thấy các học giả Mỹ tìm hiểu về Russeau nói, chứ tôi không biết tiếng Pháp viết thế nào.
Nhìn cái câu đó, thì người ta đã thấy buồn cười vì sự mâu thuẫn của nó đã là tự do (free) thì tại sao phải bắt buộc (forcing), nhưng mà nó lại rất chuẩn cho định nghĩa tự do ở phương Tây. Tại sao ? vì nó bắt người ta phải tự lo cho thân, không lo được thì ..chết. Từ đó mà có phản ứng xã hội chủ nghĩa, đó là việc xã hội (thông qua nhà nước) phải bảo đảm những phúc lợi tối thiểu, chứ không thể để “sống chết mặc bay” được. Nhưng do tuyên truyền mà ý nghĩa tự do này được đánh bóng mạ kền lên. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó là ở đây.
Ở VN hiện tại có sự tự do này không ? có chứ. Nó bắt đầu vào thời đổi mới (1986), khi mà nhiều cơ quan kinh tế nhà nước phải giải thể, cán bộ công nhân viên lĩnh lương “một cục” (cục tiền) rồi về tự sống, tự lo. Đấy chính là “forcing to be free” đấy. Các bác đã có tự do rồi (theo đúng định nghĩa phương Tây mà không biết) còn mơ ước cái gì.
Cũng phải nói thêm cho nó khách quan đầy đủ, là lúc ấy các cơ quan cơ sở kinh tế ấy cũng đã rệu rã, không còn cơ sơ kinh tế để tồn tại. Có ở lại thì cũng là đồng lương chết đói, nên giải thể cũng phải. Vì thế cái Forcing to be free ở Vn khác với Forcing to be free ở phương Tây.
Ở ta là tư tưởng thượng tầng quá cao, hạ tầng cơ sở kinh tế không bao được. Còn ở phương Tây, thì là do sự nẩy mầm của kinh tế hàng hóa trong lòng chế độ phong kiến tạo ra. Nhưng tính chất “forcing” giống nhau


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2021, 04:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy cái đế (foundation) của sự tự do kiểu phương Tây không phải là một giá trị nhân bản tuyệt đối, ví dụ như nhân đạo (humanity) hay nhân nghĩa (justice) mà là một bộ phận của một dạng quan hệ xã hội, dựa trên cơ chế thị trường, khi con người, sức lao động của con người trở thành hàng hóa. Bản chất của nó chứa đựng những bất công khủng khiếp, vì thế giá trị này rất mập mờ ở phương Tây và cũng chia làm hai dạng hoặc là tự do bóc lột, sống chết mặc bay (vì thế mới cần Forcing con người rơi vào tình trạng này, chứ không phải người ta thích) của phái hữu, và một dạng là quyền lợi nhân đạo của phái tả, nhưng hai mặt này của tự do không tách rời hẳn ra được.
Cũng chính vì nó là một bộ phận của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nên chỉ từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời khiến “con người cũng là hàng hóa”, thì chữ tự do mới được giơ cao. Trước đó, trong văn hóa phương Tây ví dụ thời phong kiến không có điều này.
Tại sao ? vì khái niệm tự do của phương Tây, về mặt nhân văn, cũng xuất phát từ sự phản đối Thiên chúa giáo. Bởi Thiên chúa giáo coi thế giới có một ông thần tối cao, duy nhất, tạo ra con người vũ trụ, nên con người phải nghe theo, như một dạng mafia sợ “bố già khủng bố”, không nghe thì nó giết, nên theo Thiên chúa và những tôn giáo tương đương ví dụ hồi giáo, con người không có tự do mà chỉ được phép “phục tùng” Thiên chúa. Chỉ từ khi có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, việc chống thần quyền xẩy ra, thì mới có chuyện đòi “tự do”, tự do ở đây là chống lại thần quyền. Để chống thần quyền, trong khung cảnh nền kinh tế phong kiến chuyển sang tư bản, có hai phương pháp
1- Phương pháp Anglo-Saxon, theo phương pháp này, thì chống thần quyền chính là cải cách tôn giáo để hạn chế tăng lữ, dẫn đến việc thiên chúa giáo là quan hệ trực tiếp của cá nhân với thiên chúa. Vì thế ra đời cải cách theo đạo tin lành. Cuộc cải cách tôn giáo ở Đức, cách mạng tư sản Anh là đi theo phương thức này.
2- Phương pháp latin (chủ yếu ở Pháp) là việc lật đổ thần quyền, trở thành vô thần hay không quan tâm tới sự tồn tại của thiên chúa (agnostic)
Ở châu Á (Đông Á, trong vùng văn hóa mà VN nằm trong đó), tôn giáo hoàn toàn không như thế này. Đạo Phật không công nhận có một ông thần tạo ra ta, mà tâm linh là trách nhiệm cá nhân (nghiệp báo), cũng như tạo hóa (creation) là do nhân duyên. Đạo Nho công nhận có trời, nhưng tạo hóa đi thao quy luật, giống như quy luật biến hóa của kinh dịch, chứ không phải có một ông bố già thích làm gì thì làm mà người ta phải nghe theo.
Vì không có ông thần nào vừa tạo ra ta, vừa là dạng bố già sai bảo ta, nên ở Đông Á về văn hóa không có khái niệm tự do. Khái niệm này chỉ được đưa vào cùng với văn hóa phương Tây thông qua Nhật bản, vì người Nhật là những người đầu tiên dịch chúng ra tiếng Nhật, nhưng lại sử dụng chữ Nho để dịch các khái niệm này, vì thế chúng được sử dụng rộng rãi trong thế giới Nho giáo (TQ, Nhật, bán đảo Triều Tiên, VN). Vì thế
Vì tự do gắn với kinh tế thị trường, nên nó cũng đòi hỏi “tự do ngôn luận”, vì ngôn luận (information) cũng là một dạng hàng hóa. Người ta vẫn nói gia đình Rothschild, tài phiệt lâu đời ở Anh giầu lên được nhờ đã biết trước được tin Hải quân Anh thắng Hải quân Napoleone ở trận Trafagan, nên Napoleone không thể đổ bộ xâm lược Anh được, nhưng hắn ta đã giấu biệt đi, lại còn tung tin đồn nhảm, fake news là hải quân Anh thua, vì thế đã khiến thị trường chứng khoán Luân đôn đỏ lửa, dân tình bán tháo khiến Rothschild mua vào thắng đậm. Ở Mỹ, thời Mỹ còn phụ thuộc vào công nghiệp nhẹ dệt vải, không ít các nhà công nghiệp bị chết vì không có thông tin chính xác về thu hoạch bông được hay mất ở các bang miền Nam. Đây chính là ví dụ tại sao người ta đòi “tự do ngôn luận”, vì chúng là hàng hóa, do tất cả các mối quan hệ kinh tế đều thông qua thị trường, mà thị trường thì cần thông tin.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 29 2021, 04:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên , tôi có nói ở Đông Á không có khái niệm tư do theo truyền thống, điều này không có nghĩa là người dân Đông Á tất cả đều là nô lệ, mà đơn giản là khái niệm này gắn với văn hóa phương Tây, và chỉ thực sự toàn cầu hóa khi quan hệ kinh tế thị trường hàng hóa trở thành chủ đạo. Vn đã là kinh tế thị trường, thì sự tự do kiểu phương Tây này là tất yếu. Còn cái tự do mà phương Tây muốn bơm mớm vào thực ra là một cách lợi dụng treo đầu dê bán thịt chó. Vì ở ngay nước họ, loại “tự do” mà họ muốn bơm vào này cũng không tồn tại.
Tại sao ? vì ở các nước phương Tây, tự do là có chiều. Chiều của quyền lợi giai cấp, chiều của chủ quyền của họ.Lấy ví dụ vừa xẩy ra thời Trump. Báo chí Mỹ buộc tội Nga làm rối loạn xã hội Mỹ bằng thông tin. Như vậy có nghĩa là ở Mỹ không có tự do tuyệt đối. Tại sao ? vì nếu tự do là giá trị tuyệt đối, thì thằng Nga nói phải nói trái, làm sao xã hội Mỹ rối loạn được, vì họ được quyền biết hết, người Mỹ vốn có “tự do” , làm sao mà Nga bịp được. Nếu Nga bịp được, có nghĩa là thông tin ở xã hội Mỹ có chiều. Khi nó không còn đi theo chiều đó thì .. rối loạn.
Trong thực tế, tôi không nghĩ là Nga có thể can thiệp vào Mỹ đến mức làm Mỹ rối loạn, mà thực tế là do cách quản lý có chiều của Mỹ gặp phải sự tiến bộ kỹ thuật nên đang lúng túng chưa tìm được phép quản lý hiệu quả để “lập chiều”. Đó là sự phát triển của các loại mạng xã hội, .. điều này đã khiến việc quản lý định hướng thông tin thông qua các media truyền thống như báo chí, tivi, .. bị lỗi thời không phản ứng kịp.
Như vậy thông tin ở các nước tư bản là có chiều, nhưng do cơ chế thị trường nên đa dạng. Tuyên truyền họ đã lấy cái đa dạng này gán cho nó là tự do tuyệt đối.
Bây giờ hãy tìm hiểu cái cơ chế “đánh tráo” khái niệm này thế nào khi nó được xuất khẩu. Lấy một ví dụ cụ thể. Gần đây nhà nước VN đã có luật về quản lý mạng Internet. Trong đó có việc quy định đặt máy chủ ở VN (nếu tôi không nhầm). Từ đó dấy lên trên mạng các loại lề trái chống lại việc này, coi đó là mất tự do. Cái lý , cái lô gics của nó là thế nào. Nó lý luận Vn là “toàn trị” nên Vn không có tự do, vì thế nếu để máy chủ ở Vn thì vấn đề mất tự do còn nghiêm trọng hơn. Hãy tưởng tượng luật này không được thông qua thì chuyện gì sẽ xẩy ra. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi, đó là VN sẽ thành thiên đường cho các loại kinh tế mạng kiểu Uber, Grap.. tại sao. Vì khi thông tin của người Việt ở Vn không bị bắt buộc lưu trữ ở Vn, thì các hãng kia trốn thuế dễ dàng.Vì thuế nó lấy ở nơi đặt công ty, và nó không đặt ở VN. Một ngày có bao nhiêu người Vn sử dụng các loại dịch vụ kiểu này, và có bao nhiêu loại như ông bạn mà NVT trích dẫn nói về bác Hồ là sponsor seeker. Như vậy tiền cứ việc chẩy ra nước ngoài,nhà nước không thu được thuế, càng tự do càng nghèo.Và đến một lúc nào đó, chính các bác đòi tự do kia cũng đói meo ruột, nó thí cho cái gì (ví dụ thông qua các NGO) thì sẽ nói như thế.
Đấy chính là nội dung một câu nói rất buồn cười của Desmond Tutu, ông này là một chức sắc thiên chúa ở Nam Phi, có danh tiếng về chống Apartheid, được đề cử giải thưởng Nô ben, tức là không phải một người ghét văn hóa phương Tây. Ông ấy nói rằng “trước khi phương Tây tới đây (tức là Nam phi), họ có quyển kinh thánh, chúng tôi có tất cả. Khi họ đến rồi, thì chúng tôi có quyển kinh thánh, còn họ có .. tất cả”
Bây giờ chỉ thế chỗ quyển kinh thánh bằng tự do, thì ta cũng thấy câu chuyện buồn cười đó. “Trước khi họ tới, thì họ có tự do, chúng tôi có tất cả. Khi họ đến rồi, thì chúng tôi có tự do, họ có tất cả”.
Nên để ý là cái vế “họ có tự do” thì là tự do thật, vì do chính họ định nghĩa, đưa ra, sử dụng theo nhu cầu của họ. Còn “chúng tôi có tự do”, thì là tự do đểu tự do fake chứ đâu phải tự do như họ có. Thứ tự do này dùng để cướp đi tất cả, vì có phải mình phát triển theo nhu cầu của mình đâu.
Cũng chính vì “có tất cả”, nếu là tự do thật, thì nó phải nằm trong đó, cho nên thứ tự do đối kháng với “có tất cả” sẽ là tự do fake
Vậy làm sao biết phân biệt tự do đểu và tự do thật. Hiện nay, VN đã là kinh tế thị trường, thì cái đế để có tự do như phương Tây đã có. Vậy làm sao phân biệt, dựa trên cái chuẩn nào để tự do ở Vn là tự do thật, không phải là thứ tự do bị “đánh tráo” kia.
Với tôi, nó chính là những giá trị của nhà nước VN dân chủ cộng hòa ra đời từ ngày mồng 2 tháng 9. “ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC”. Ba giá trị này có quan hệ hữu cơ với nhau. Cái này là điều kiện, là chuẩn giám sát thẩm định của cái kia. TỰ DO chỉ có giá trị thực khi nó bảo vệ được ĐỘC LẬP, vì độc lập là tự do của một cộng đồng, vì ĐỘC LẬP tức là có chủ quyền. Tự do đi ngược lại chủ quyền là thứ tự do fake, là con đường đi tới chủ nghĩa thực dân mới. TỰ DO chỉ có giá trị đích thực khi xã hội có hạnh phúc. Tôi thích dùng từ nguyên bản của hạnh phúc là happiness hơn, vì happiness bao gồm nhiều thứ nó có thể coi như một tâm trạng tâm lý thỏa mãn cá nhân, nó cũng là dấu ấn của một xã hội hài hòa, mà để có được sự hài hòa ấy, chính là chủ nghĩa xã hội, để ai trong xã hội cũng được hưởng. Một xã hội hài hòa, chính là happiness. Nếu một thứ tự do để tạo ra xung đột, mâu thuẫn, để xã hội bị chia rẽ , đánh đấm lẫn nhau, như ở Miến điện hiện tại, hay ở nhiều nước đang phát triển khác, thì nó cũng là một thứ tự do fake.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 30 2021, 05:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tán phét thêm một tý về vấn đề tự do, rồi sau đó tôi sẽ nói về “duy vật biện chứng”. Một người có thể phản ứng lại câu nói của Desmont Tutu rằng “ông nói thế, nhưng nói ông “có tất cả” mà sao lại lạc hậu nghèo nàn thế trước khi người ta tới, vậy việc buộc tội cho phương Tây có hoàn toàn đúng không “
Đây là một câu hỏi chuẩn và thú vị, người ta có thể trả lời nó theo hai hình thức khác nhau, bổ xung cho nhau. Trả lời theo nguyên tắc triết học, và trả lời theo nguyên tắc đời thường, thực tế.
Về mặt triết học, có tất cả có nghĩa là ông không xa rời bản nguyên, còn toàn vẹn. Khi còn toàn vẹn như vậy, thì chính là ông đã có tất cả. Sự xuất hiện của khái niệm tự do là một sự tha hóa (alienation) của ông do điều kiện ngoại cảnh tạo ra. Cái lô gics này chính là lô gics trong “Đạo đức kinh”, trong Thiền, ..Trong đạo đức kinh có câu rằng “ Mất đạo mới phải nói tới Đức, mất Đức mới phải nói Nhân Nghĩa, mất nhân nghĩa mới phải nói tới Pháp”, như vậy mỗi khi có sự tha hóa, thì mới có khái niệm mới, để chữa cho sự tha hóa này, nhưng không bao giờ nó trở lại được bản nguyên.
Cũng chính vì thế, ở Đông Á không có khái niệm tự do trong truyền thống, không phải vì họ không có tự do, mà xã hội không có sự tha hóa để tồn tại , ra đời khái niệm tự do.
Nói tới đây, người ta có thể hỏi tôi “ nếu bác Phó nói thế thì quá ngang tai, bởi vì trước khi có văn hóa phương Tây thâm nhập, ví dụ như xã hội VN thời phong kiến đâu có phải thiên đường, có phải bác đang huyền thoại hóa truyền thống không ?”
Tôi trả lời thế này, “không, trước khi có khái niệm tự do của phương Tây thâm nhập, thì xã hội truyền thống không phải là thiên đường, nhưng nó tồn tại được dựa trên phân biệt Thiện / Ác. Sự phân biệt của nó dựa trên THIỆN ÁC. Và từ đó có khái niệm nhân nghĩa. Làm theo Nhân Nghĩa là thiện, làm ngược với Nhân Nghĩa là ác. Nói một cách khác, khái niệm tự do của phương Tây không phải là khái niệm “khuyến thiện trừng ác”, mà là cái cớ để cái ác tràn lan, dưới khái niệm tự do. Đây chính là sự ngụy biện của Adam Smith, một nhà kinh tế học cổ điển Anh, khi ông ấy đề cao thị trường, coi “bàn tay vô hình của thị trường” sẽ làm lợi cho tất cả, cũng như sự ích kỷ của mỗi cá nhân sẽ tự nó dẫn tới cân bằng. Điều này hoàn toàn sai, vì cơ chế này sẽ dẫn tới sự bất công, phân biệt. Cũng phải nói thêm là Adam Smith còn có một quyển sách nữa, ngoài cuốn “sự giầu có của các dân tộc” dẫn ra cái thuyết nói trên, trong quyển thứ 2 này ông ấy nói tới compassion (tức là lòng thương người) như một sự bổ xung cho tính ích kỷ, và thị trường kia. Nhưng trong tuyên truyền của phương Tây, phần này được lờ đi.
Hiểu theo nghĩa đời thường, “có tất cả” có thể hiểu là có dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Để khai thác, điều này dẫn tới sự hợp tác(nếu ta giữ được chủ quyền), hoặc bị ép làm nô lệ dưới trạng thái thuộc địa(nếu bị không chế). Nói một cách khác, sự tha hóa của phương Tây, đẫn đến khái niệm “tự do” thâm nhập vào các vùng văn hóa khác do kinh tế thị trường,, sự phát triển ở đây như vậy là không tự nhiên, là áp đặt từ bên ngoài. Đây là điểm khác căn bản của các nước ngoài phương Tây khi so sánh với phương Tây.
Chính vì thế, khái niệm tự do hiện tại cũng tồn tại ở các nước đang phát triển, tồn tại ở VN. Ta không thể chối bỏ nó, mà cách duy nhất đúng là sử dụng nó có lợi cho mình. Ở trên tôi đã nói tới những chuẩn giám định cho khái niệm này, nhìn ở mức độ chính trị, kinh tế, xã hội, ở dạng vĩ mô (macro).
Nhưng trong trường hợp cá nhân(micro) thì sao. Hiện tại mỗi cá nhân ở VN, hay ở nước ngoài, đều bị “forcing to be free”, vậy làm thế nào để đánh giá được từ khía cạch cá nhân, từ hệ quy chiếu cá nhân thế nào là tự do tốt, thế nào là tự do xấu, tự do fake, bởi bản thân khái niệm tự do không làm cho người ta biết thế nào là THIỆN / ÁC.
Thực ra câu trả lời tôi đã để ở trên. Nếu trên bình diện chính trị , xã hội, khái niệm tự do phải được giám định bởi Độc lập, Hạnh phúc, thì ở bình diện cá nhân đó chính là NHÂN (humanity), NGHĨA(Justice)
Khái niệm NHÂN NGHĨA này cũng không phải là tôi bịa đặt ra, mà nó là cơ sở của nhân văn truyền thống VN. Đó là gốc của đạo Nho. Trong Bình Ngô đại cáo, ngay trong những câu đầu, Nguyễn Trãi đã viết “lấy ĐẠI NGHĨA để thắng hung tàn, lấy CHÍ NHÂN để thay cường bạo”. Và bởi vì tự do cá nhân có thể dẫn tới (gần như chắc chắn) một xã hội “người với người là chó sói”, nên để khắc chế sự hung tàn, cường bạo của nó (của tự do vô tội vạ, kiểu các chú cứ phá) chính là ĐẠI NGHĨA, CHÍ NHÂN.
Hiện tại ngày nay, với sự phát triển của khoa học, người ta có thể theo dõi bào thai một thai nhi trừ lúc mới bắt đầu, tới khi sinh nở. Điều đặc biệt thú vị, là sự phát triển của thai nhi trong vòng 9 tháng đi qua hết tất cả các sự tiến hóa của sinh vật, từ loài cá tới động vật máu nóng (mà con người là một bộ phận).
Một nền văn hóa cũng vậy. Nó cũng có sự kế thừa như vậy. Nước VN từ khởi thủy, truyền thống văn hóa đã được định hình bằng đạo Phật, rồi bằng đạo Nho, rồi tới thời hiện đại. Khái niệm từ bi của đạo phật đã dẫn tới Nhân Nghĩa của đạo Nho. Chính xác hơn khái niệm Từ bi bao trùm khái niệm nhân nghĩa, nó rộng lớn hơn. Ngược lại khái niệm nhân nghĩa cụ thể hơn, xã hội hơn. Hiện nay, từ khi VN tiếp cận với văn minh phương Tây, xuất hiện thêm khái niệm Tự do, đi liền với một hình thái kinh tế kiểu mới (kinh tế thị trường), Như vậy để nó trở thành một khái niệm VN, của người Vn, có lợi cho người VN, việt nam hóa nó thì nó phải được tiếp cận từ văn hóa truyền thống. Khi tự do nằm trong vòng nhân nghĩa thì nó mới là tự do của người VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post May 30 2021, 02:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi có hai tuần đi công tác, lại không quen dùng điện thoại để đọc, nên giờ mới vào trả lời bác Phó.

Bàn về tự do. Tôi cho rằng tự do là bản chất của xã hội loài người nói chung kể cả Âu và Á. Bản chất sự tự do này nằm ở gốc của nó là sự nhận thức và tư duy. Tự do suy tư cá nhân là tuyệt đối, theo nghĩa tôi nghĩ gì là do tôi, và người khác không thể can thiệp được, thậm trí không thể biết mà can thiệp. Vì lẽ đó mà tư tưởng cũng cẩn phải được tự đo, bao gồm cả việc bày tỏ và gây ảnh hưởng trong xã hội.
Bác Phó muốn nói đến cái tự do, mà người phương tây du nhập sang Á Đông và đưa vào Việt Nam, là cái tự do quyết định bởi kinh tế thị trường. Đúng là kinh tế thị trường cần tự do ngôn luận. Nhưng theo tôi bản chất của nó không chỉ bởi kinh tế thị trường. Tôi không nhất trí với quan điểm cho rằng kinh tế quyết định tất cả.

Dù quan hệ kinh tế có vai trò quan trọng đến tiến trình phát triển xã hội, nhưng nó không phải là giá trị duy nhất được đề cao. Những giá trị nhân văn mang tính phổ quát hoặc riêng cho từng quốc gia dân tộc vẫn được đề cao và song hành với các vấn đề kinh tế tài chính. Tùy gia đoạn cách mạng, chiến tranh, hòa bình mà nó được nhìn thấy các bước đi của nó một cách rõ ràng hay che khuất. Vai trò của các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần đôi khi bị ẩn đi bởi cách nhìn của những người theo chủ nghĩa duy vật như bác Phó. Và ở đây tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là thứ duy nhất giúp phát triển các giá trị tinh thần. Vậy nó không chỉ là công cụ để phục vụ cho phát triển kinh tế, mà nó là chỉ dấu cho thấy xã hội đang phát triển hay suy thoái. Ví dụ nhỏ về gia đình, là tế bào của xã hội, cũng cho thấy điều đó. Quan sát vụ ly hôn của các cặp đôi giầu có như Bill Gate ở Mỹ hay, Đặng Lê Nguyên Vũ ở Việt Nam sẽ thấy, vấn đề kinh tế không quyết định hết tất cả. Rõ ràng họ là một gia đình sẽ có lợi hơn rất nhiều về kinh tế. Đòi hỏi về tự đo cũng quan trọng với gia đình giống như ngoài xã hội vậy.

Để tạo ra giá trị tinh thần người ta rất cần được tự do tư tưởng. Tôi nhận thấy hầu hết những người có được khả năng trí tuệ hơn người đều là những người được hưởng sự tự do. Cụ thể họ thường được đi lại nhiều nơi, để đúc kết chiêm nghiệm. Truyện Kiều của Nguyễn Du, mức độ ảnh hưởng và tác động tới đời sống tinh của cả xã hội Việt Nam mấy trăm năm sau. Là do Nguyễn Du được đi nhiều nơi, sang cả Trung Quốc, làm nhiều nghề nhiều việc để hiểu sự đời. Nguyễn Ái Quốc sau này cũng vậy, hỏi không đi lại, không được tự do thì đâu có cái khẩu hiệu mà bác Phó đang nói. Như vậy nó chẳng phải riêng gì của châu Âu hay châu Á, mà muốn phát triển đầy đủ, xã hội nào cũng phải có tự do.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post May 30 2021, 02:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ông Cù Huy Chử là em trai ông Cù Huy Cận (nhà thơ). Ông Cù Huy Hà Vũ mới là con trai của ông Cù Huy Cận bác ạ.

Mấy ông này đều có liên quan và gần gũi với ông Trần Đức Thảo lúc cuối đời. Tổng kết lại những người liên quan gồm:

- Cù Huy Chử và con trai là Cù Huy Song Hà, đang sống ở TPHCM. Ông Chử có nghiên cứu triết học và gần gũi ông Thảo khi ông Thảo còn ở TPHCM. Ông Chử và con trai lưu giữ rất nhiều tài liệu của ông Thảo, kể cả toàn bộ tài liệu ở Paris của ông Thảo sau khi mất cũng được ông Chử lưu giữ tại nhà riêng.
- Cù Huy Hà Vũ đã viết bài trên BBC Tiếng Việt kể rằng hai vợ chồng có giúp đỡ ông Thảo một vài việc trước khi ông Thảo mất. Đồng thời cho rằng ông Thảo không hề phản tỉnh theo phe Tự Do.
- Nguyễn Ngọc Giao đã giúp đỡ ông Thảo việc xuất bản sách và tìm nguồn tài chính để hỗ trợ chuẩn bị cho ông Thảo đi theo phe Tự Do. Ông Giao là người hay viết bài trên Internet, nên chắc không khó để liên hệ và phỏng vấn về chuyện ông Thảo.
- Trí Vũ - Phan Ngọc Khuê ông này viết quyển "Những lời trăng trối". Nói thật tôi nghi ngờ cả quyển sách và cả thân phận của tác giả này. Không tìm được nửa dòng nói về tác giả này. Ông xuất thân từ đâu và bây giờ ở đâu, không cả một tấm hình hoặc một tác phẩm thứ hai để tìm hiểu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post May 30 2021, 03:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phải nói là những phân tích của bác Phó mở mang cho tôi thêm khá nhiều, nhưng có hai điểm tôi nghĩ khác.

Thứ nhất tôi không nhất trí với nhận định bác Phó cho rằng ông Trần Đức Thảo dùng duy vật biện chứng để nghiên cứu hiện tượng học Husserl. Ông Thảo sang Pháp học ngay khi vừa tốt nghiệp tú tài, được học bổng của Pháp dành cho người đỗ đầu trường Pháp ở Hà Nội. Nhưng lúc mới sang chắc chắn ông Thảo như một tờ giấy trắng bắt đầu nghiên cứu và chọn hiện tượng học của Husserl. Luận văn tốt nghiệp của ông Thảo giờ vẫn là tài liệu để sinh viên Pháp học Husserl tham khảo. Vậy mãi sau đó ông mới tìm hiểu Marx và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Có lẽ là do ảnh hưởng bởi phong trào yêu nước của sinh viên Việt Nam tại Pháp lúc đó. Tất nhiên ông Thảo cũng là người yêu nước. Quả thực tôi rất kính nể ông vì một người xuất thân từ nước thuộc địa với nền văn hóa phương Đông mà hiểu được triết học của Husserl, không những ông học thêm tiếng Đức để đọc sách của Husserl mà còn diễn đạt một cách xuất sắc luận văn bằng tiếng Pháp, khiến giới học thuật Pháp phải thán phục.

Thứ hai tôi không hâm mộ phép duy vật biện chứng như bác. Tôi còn cho rằng cả Marx, cả ông Thảo và Bác Phó đều sai lầm khi quá nhấn mạnh vào chủ nghĩa duy vật. Bản thân Marx khi quan niệm cái biện chứng duy tâm của Hegel là tư duy lộn ngược và ông lộn ngược lại để ra một phương pháp đúng đắn gọi tên là duy vật biện chứng. Con đường đó là con đường đi tự cực đoan này đến cực đoan khác. Chính Husserl là người đã tìm cách trung hòa giữa duy tâm và duy vật trong Hiện tượng học của mình. Nhưng đến lượt các nhà Maxien sau này đã cực đoan hóa nó bằng chủ nghĩa duy vật.

Bản chất hoạt động truyền thông của xã hội là duy tâm. Dù nó một chiều hay đa chiều. Nhận thức xã hội chính là nhận thức được truyền thông đưa tin, vậy nó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống truyền thông chủ đạo hay chính thống. Chẳng hạn như vừa rồi có đơn vị tổ chức đua Ultra Marathon 100km ở Cam Túc (Trung Quốc) làm 21 vận động viên gặp mưa đá và bị chết cóng. Việc này do thiên tai, nhưng truyền thông sẽ mổ sẻ và kiểu gì ban tổ chức cũng có tội. Dĩ nhiên tất cả các đơn vị tổ chức ở Trung Quốc đều đang làm hệt như thế, nhưng họ không bị sờ gáy, vì đơn giản họ không bị gặp mưa đá. Riêng năm 2019 cả Trung Quốc có gần 2000 giải đua Marathon. Như vậy cái việc qui kết có tội hay không có tội hoàn toàn không mang tính khách quan công bằng, căn cứ vào những gì anh đang thực làm, mà mang tính chủ quan của truyền thông và mối quan tâm của dư luận. Đó chính là duy tâm. Và nữa, nếu người ta có chấn chỉnh quản lý các hoạt động thi đấu Marathon thì dĩ nhiên sẽ tránh được các tai nạn vốn rất hy hữu này. Nhưng không ai cho là vì đơn vị tổ chức đó mà các vận động viên sau này được an toàn hơn. Mặc dù theo luật nhân quả thì đúng là như vậy. Tất nhiên xét toàn bộ các khía cạnh xã hội thì phải có sự cân bằng giữa duy tâm và duy vật chứ không có góc nhìn nào là tuyệt đối đúng.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2021, 10:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@thienlang,
Bác Thảo là người theo triết học duy vật và đã sử dụng nó để nghiên cứu hiện tượng học. Điều này thì không cần phải nghi ngờ gì cả, vì đây chính là nội dung của cuốn sách duy nhất của bác ấy viết bằng tiếng Pháp, mà tôi nói ở trên “Từ Hút xen tới Mác”. Không biết quyển sách ấy có được dịch ra tiếng việt không, nhưng đọc quyển ấy thì người ta sẽ thấy ngay bác Thảo đi tới chủ nghĩa Mác , duy vật biện chứng như thế nào.
Hiện tôi đang đọc lại nó, nhân Thiên lang mở cái chủ đề này. Quyển sách có 2 phần. Phần đầu trình bầy về hiện tượng học của Husserl, và phần 2 là phần bác ấy dùng duy vật biện chứng. Tại sao lại thế ? bởi bác Thảo khi bắt đầu nghiên cứu Husserl (đây thực ra là luận án của bác ấy) đã được tiếp xúc với các bản thảo của ông này để lại. Husserl là một nhà triết học Áo gốc Do Thái. Bác ấy đã nhận thấy cách dẫn giải, giải thích về sự hình thành nhận thức của con người theo Husserl là sai. Cách giải thích diễn giải theo duy vật biện chứng khớp với các tư liệu nghiên cứu hơn là cách giải thích khiên cưỡng của Husserl là một dạng duy tâm biến thái của Hê ghen.
Thực ra ngay trong phần đầu, khi trình bầy luận thuyết của Husserl thì bác Thảo đã ở vị trí duy vật biện chứng. Các bác muốn tìm hiểu triết học phương Tây cũng như duy vật biện chứng thì nên tìm quyển sách này của bác Thảo mà đọc. Nó có hai điều rất tốt, đó là phần một, sẽ giúp các bác hiểu tổng thể triết học phương Tây nhằm tới cái gì, tại sao. Phần 2 là phần bác ấy sử dụng duy vật biện chứng. Cũng rất thú vị, dù nó không phải là phương pháp tôi sử dụng. Vì tôi sử dụng đời thường hơn.
Thời chế độ Sài gòn cũ, ở đại học miền Nam cũng có dậy về triết học hiện tượng, bao gồm cả Husserl, Heiddeger, rồi Jean-Paul Sartres. Tôi cũng sưu tập được một quyển họ viết về dòng triết học này (với cả 3 triết gia nói trên) do một tác giả tên là Lê Thành Trị viết, có tựa đề “Hiện tượng luận về hiện sinh”, in vào năm 1974, nhưng đọc rất chán vì người viết chỉ trình bầy nó, mà không dẫn giải được như một thứ học gạo không có phê phán, hay đủ độ ngấm để có thể sử dụng cũng như tại sao các triết gia này lại đi tới những điều đó, để làm gì, tại sao. Khiến cuốn sách chỉ giống như một dạng dịch thuật ra tiếng việt, mà không nói được cội nguồn của nó. Không kể nó cũng có vấn đề phiên dịch về từ vựng(các từ vựng như dasein, sein, essence..dịch lởm khởm). Mặc dù thế quyển sách này cũng được tái bán nhiều lần thời trước năm 1975. Quyển sách “từ Hút xen tới Mác” của bác Thảo, đặc biệt phần đầu là phần tiếp cận rất tốt với triết học hiện tượng, và có thể bổ xung cho quyển sách miền nam cũ này, giúp bác nào muốn tìm hiểu hiện tượng học sẽ hiểu sâu hơn.
Quyển sách “nhương lời trăng trối” là quyển sách đọc cho vui, nhố nhăng, nó nói nhiều tới ý đồ, tư duy, định kiến chống cộng của hai người viết ra nó hơn là về bác Thảo. Không thể sử dụng nó để nghiên cứu về bác Thảo được.
Để tìm hiểu về bác Thảo, thì có lẽ những gì mà ông Cù Huy Chử giữ quan trọng hơn. Hiện tại, cũng có một quyển sách về bác Thảo viết bằng tiếng pháp, là hệ quả của một hội thảo về bác ấy, do người Pháp tổ chức vào năm 2012. Tựa đề “Itinéraire de Trần đức Thảo, phénomenologie et transfert culturel” (dịch tạm: hướng đi Trần đức Thảo, hiện tượng học và giao lưu văn hóa). Tôi thấy quyển này nhưng không mua, nên không biết nội dung, chỉ thấy nó nói đại ý trên internet. Quyển sách này có thể cho ta biết với các triết gia phương Tây, thì đóng góp của bác Thảo là gì , cái gì của bác Thảo là mới với họ, do cội nguồn văn hóa mang lại, vì bác ấy không có gốc Tây. Tất nhiên điều họ thích thú có thể không phải là điều mà một người việt thích thú, nhưng chắc chắn nó không lởm khởm, bẩn thỉu, bôi nhọ không bằng chứng như quyển sách của các ông “vịt cừu” viết kia.
Việc một người thích, sử dụng duy vật biện chứng hay không là chuyện cá nhân. Tiếp tới, tôi sẽ trình bầy duy vật biện chứng theo cách sử dụng của tôi thế nào, và Thiên lang có thể hiểu là tại sao tôi lại thích nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 14 2021, 11:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ nói về duy vật biện chứng. Có hai điều mà Thiên lang nói về duy vật biện chứng làm tôi ngạc nhiên. Đầu tiên là ở đầu chủ đề, khi tôi hỏi về quan niệm duy vật biện chứng, thì Thiên lang nói nod như một phương pháp gì đó cao siêu khoa học. Ở dưới một chút, thì Thiên lang lại nói không đồng ý với phương pháp này, viện lẽ nó “không có ý chí”. Khi tôi đọc quan niệm đầu tiên, tôi đã định hỏi Thiên lang nói rõ hơn, nhưng nhân thể gần đây về VN trước khi dịch Cô vi, lúc lang thang đi mua sách ở Tràng Tiền (Hà nội), tôi có kiếm được một cuốn sách “giáo trình chủ nghĩa Mác-Lê” dành cho sinh viên đại học khối khoa học tự nhiên. Quyển sách có vẻ ăn khách, nên thấy đề tái bản tới 10 lần, nên tôi lôi nó ra đọc để xem ở Vn dậy về chủ nghĩa Mác ra sao.
Quyển sách nếu nói là giáo trình thì rất đẩy đủ. Bao gồm cả duy vật biện chứng và tư bản luận. Nhưng đúng là nếu học xong quyển này thì chắc đi thi được, còn nếu muốn ứng dụng nó vào đời thường, như một thế giới quan của một cá nhân thì .. hơi bị khó. Nguyên nhân của nó là trình bẩy đủ các khái niệm cơ bản của duy vật biện chứng, nhưng hoàn toàn như một dạng đại ý, kết luận, rời rạc giống như ta đọc một quyển .. từ điển. Trong trường hợp như vậy thì coi duy vật biện chứng như một thứ khoa học khủng khiếp .. là phải.
Quyển giáo trình này chắc sẽ có tác dụng cho ai đã biết duy vật biện chứng, nhưng cần một dạng gạch đầu dòng để nhớ.
Điều đáng để nói nữa là nếu Mác, Ăng ghen, Lê nin, Mao Trạch Đông, bác Hồ, ông Trường Trinh, Lê Duẩn, .. sử dụng duy vật biện chứng, thì không ai trong số họ nói lý thuyết duy vật biện chứng như thế nào. Vì thế cách tìm hiểu duy vật biện chứng dễ nhất, thú vị nhất là đọc các tác phẩm của họ, rồi xem họ phân tích ra sao, và cách phân tích ấy, chính là duy vật biện chứng. Bản thân Ăng ghen cũng nói rằng (trong một bức thư) để tìm hiểu duy vật biện chứng thì nên đọc cuốn “Ngày 18 tháng Bơ rum me của Lu I Bô na pác”, tôi thì bổ xung thêm là có thể đọc sách của Ăng ghen, như “chiến tranh nông dân Đức”, hay cuốn “Nguồn gốc của gia đình và nhà nước” của ông. Người ta cũng có thể đọc các tác phẩm của Lê nin. Ví dụ như “các mạng vô sản và tên phản bội Cau xơ ki”, hay “căn bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản”, “nhà nước và cách mạng”.. hay đọc tư bản luận của Mác. Lê nin cũng khuyên rằng muốn hiểu duy vật biện chứng thì đọc tư bản luận. Bản thân Lê Nin cũng có hai tác phẩm thuần túy về triết học, đó là bút ký triết học, và cuốn “chủ ngĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm”. Hai tác phẩm về triết này thì đọc hơi bị khó, vì bút ký triết học là một cuốn sổ ghi chép của Lê nin không đầu không đuôi, không có bố cục, còn “duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm”, thì người đọc phải biết triết học phương Tây : Hume, Beckeley, ..
Trong thực tế, duy vật biện chứng rất phổ biến. Trong sự phát triển của xã hội loài người, thì những nhận thức xã hội đại chúng đến từ tôn giáo, ý thức hệ tư tưởng, rồi triết học nếu tính theo số người tin theo và sử dụng nó. Duy vật biện chứng là một ý thức hệ tư tưởng, sự phổ cập của nó cũng đại chúng như .. tôn giáo và còn cao hơn triết học. Vì thế ai cũng có thể sử dụng, chứ không phải nó là một thứ khoa học thần bí gì.
Còn điều mà Thiên lang coi duy vật biện chứng là “không có ý chí”, thì đấy không phải là duy vật biện chứng, mà là một dạng quan niệm “đếm cua trong lỗ”, gọi văn hoa thì là một dạng “duy vật thô thiển” (materialisme vulgaire), mà những người không biết gì tới duy vật biến chứng gán cho nó.
Lấy một ví dụ cụ thể. Trong kháng chiến chống Mỹ, nếu so sánh kiểu “đếm cua trong lỗ”, thì rõ ràng Mỹ hung mạnh hơn nhiều.Hỏa lực nó như thế. Nếu mà duy vật biện chứng kiểu này (đếm số máy bay, súng đạn hai bên), thì .. đầu hàng ngay cho nó tiện. Nhưng câu chuyện có xẩy ra như thế đâu. Như vậy người VN kháng chiến chống Mỹ là .. duy tâm. Đâu có phải ? duy vật biện chứng đường hoàng.
Ở đây tôi sẽ trình bầy duy vật biện chứng qua cái nhìn văn hóa. Tức là điều đầu tiên phải biết xuất phát điểm của văn hóa phương Tây từ đâu mà nó lọ mọ đi tới biện chứng (dialectique), rồi nó biện chứng duy tâm như thế nào, và từ đó ta mới có thể hiểu thế nào là biện chứng duy vật.(matérialisme dialectique)
Nhưng cũng không đủ, người VN ta khi tiếp cận chủ nghĩa Mác, duy vật biện chứng làm gì có cái văn hóa phương Tây kia, cho nên ta lại hiểu theo kiểu ta, từ đế văn hóa của ta vẫn đúng.. và đấy là chủ nghĩa duy vật biện chứng mà ta (ngay cả tôi) sử dụng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC