Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 46 47 48 49 > 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Jan 28 2019, 06:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #471

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bình luận thêm một chút về Vê nê duy ê la, và cũng qua đó nhìn thế giới, VN rõ ràng hơn. Việc Mỹ hục hặc với Vê nê duy ê la đã có từ lâu, từ thời kỳ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Hugo Chavez, và đã có thời điểm có đảo chính quân sự lật đổ ông, nhưng sự vụ bị vỡ lở, và đảo chính quân sự này thất bại. Khi Hugo Chavez chết, vì bị bệnh ung thư, thì tổng thống Maduro lên thay. Maduro giữ vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao thời Hugo Chavez. Mặc dù ông Hugo Chavez mất, nhưng không vì thế mà chính trường Vê nê duy ê la đổi mầu cờ, đã chứng tỏ đây là một phong trào, có người dân ủng hộ, chứ không phải là một hiện tượng cá nhân.
Mỹ khó chịu với Vê nê duy ê la vì điều gì ? Điều đầu tiên có lẽ là do Vê nê duy ê la quan hệ thân thiết với Cuba. Gần như hình thành một liên minh chính trị Cuba-Vê nê duy ê la. Trong liên minh này, Cu ba giúp đỡ nhân sự cho Vê nê duy ê la trong các vấn đề xã hội, ví dụ giúp nước này tổ chức hệ thống y tế toàn dân cho người nghèo. Và để làm điều này, cán bộ y tế Cu ba đã được đưa sang Vê nê duy ê la làm chuyên gia. Điều này rất dễ dàng, vì cả Cu ba và Vê nê duy ê la đều là dân gốc Tây ban Nha, và đều dùng tiếng này. Ở châu Mỹ la tinh, vấn đề dân tộc rất mờ nhạt. Sự phân biệt lớn nhất có lẽ là tiếng nói (giữa Brazil nói tiếng Bồ, và các nước khác nói tiếng Tây ban nha) và chủng tộc giữa người da trắng hậu duệ Tây ban nha hay Bồ đào Nha toàn phần (là thiểu số), và các nhóm người lai lẫn nhau giữa da trắng, người da đỏ, da đen (là đa số). Đổi lại, Vê ne duy ê la cung cấp dầu mỏ cho Cu ba. Nếu Cu ba vượt qua được cấm vận của Mỹ, đặc biệt về vấn đề năng lượng là nhờ có Vê nê duy ê la.
Điều khó chịu thứ nhì của Mỹ có lẽ là việc nước này có một tiếng nói độc lập trong tổ chức các nước châu mỹ (OAS) mà Mỹ lập ra từ cuối thế kỷ XIX, mục đích của nó là để dùng nó điều khiển châu Mỹ. Là một tổ chức chính trị « dân chủ », tất nhiên nếu có tiếng nói ngược dòng, thì Mỹ khó chính danh để can thiệp quan sự chính trị ở vùng này được. Gây cản trở cho chính sách chính trị của Mỹ.
Hay sự khó chịu này đã đẩy tới sự khó chịu thứ 3, có tính quan hệ quốc tế. Đó là để cân bằng với Mỹ. Vê nê duy ê la đã tìm tới các quân hệ ngoại giao chính trị với Nga, TQ. Quan hệ của Vê nê duy ê la với Nga rất quan trọng. Vì Nga trở thành nước bán vũ khí chủ yếu cho nước này. Việc bán vũ khí này, cộng với tác động chính trị vào quân đội sau vụ đảo chính hụt chống Hugo Chavez, đã khiến Mỹ mất đi chỗ dựa trong quân đội Vê nê duy ê la, không thể tác động làm đảo chính như quân đội Chi lê với tổng thống A len đê vào năm 1973.
Nhưng cũng như ở Chi lê, ở Vê nê duy ê la, Mỹ có sự hậu thuẫn nội địa, thông qua giai cấp tư sản ở nước này. Vê nê duy ê la độc lập từ giữa thế kỷ XIX. Và có điều đặc biệt là ở nước này chế độ đại nghị đa nguyên đa đảng hoạt động tốt (giống như ở Chi lê), ít có các cuộc đảo chính quân sự. Mặc dù vậy, nó không mang lại lợi ích cho số đông người dân, trong khi nước này sở hữu một nguồn tài nguyên dầu mỏ vào hạng bậc nhất trên thế giới. So với một nước giầu có dầu mỏ khác ở thế giới Ả rập, thì phúc lợi xã hội của người dân Vê nê duy ê la so với Ả rập Sa u đít, hay các vương quốc dầu mỏ khác còn thua xa. Trong khi chế độ chính trị thì lại hơn.
Cái nghịch lý này chứng tỏ chế độ đại nghị tư sản là một chế độ của giai cấp tư sản.Tự bản thân nó không mang lại phúc lợi cho người dân. Nó có mang lại phúc lợi được không, điều này phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của giai cấp tư bản của nó, cũng như sự đấu tranh của người dân.
So với một nước tư bản điển hình như Pháp, Mỹ. Thì giai cấp tư sản ở Vê nê duy ê la là một giai cấp tư sản mại bản. Và tầng lớp nắm quyền của nó là liên minh giữa đại địa chủ và tư sản mại bản mà ra. Ta có thể hiểu nó như một dạng phong kiến nhưng sử dụng cơ chế chính trị tư sản. Chính vì thế nó có một tư duy phản động, giống như chế độ Ngô Đình Diệm ở VN trước kia. Tức là một sự kéo dài của chính quyền thực dân ( sự khác nhau chỉ là Ngô đình Diệm là thực dân Pháp, Vê nê duy ê la là thực dân Tây ban nha. Ngô dình Diệm chỉ là « pháp ảo », tức là người Việt, nhưng thông qua tôn giáo, gia đình có quá trình làm tay sai cho Pháp, đã trở thành một dạng Pháp da vàng, ngược lại tư bản Vê nê duy ê la thì là hậu duệ Tây ban nha thật).
Cuộc cách mạng Bolivar, như tên gọi của nó ở Vê nê duy ê la, thực chất nó là gì. Thực ra nó chỉ là một dạng cải cách xã hội, mà mô hình của nó kiểu như các nước Bắc Âu, như là Thuỵ điển mà thôi. Tức là một thứ dân chủ xã hội chứ không có gì khác hơn. Nhưng cũng như chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam không thể chấp nhận được cải cách ruộng đất ở các vùng giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Pháp, mà họ thu nhận lại do hiệp định Giơ ne vơ, giai cấp tư sản Vê nê duy ê la, không thể chấp nhận người nghèo được sướng hơn.
Thế cái thể chế đa nguyên đa đảng kia làm được cái gì ? làm cho đất nước Vê nê duy ê la tiến bộ hơn, công bằng hơn, văn minh hơn.. không. Làm gì có.
Như vậy một thể chế chính trị không quan trọng bằng cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội thế nào, thì hình thái chính trị phải tương đương như thế. Hình thái chính trị này phải là từ lịch sử của chính dân tộc mà ra,có tác dụng, đã chứng tỏ hiệu quả, chứ không thể mơ màng hão đem về áp đăt được do mấy ông trí thức ngây thơ bị nó bú mớm cho.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 26 2019, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #472

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ tịch đảng lao động Triều Tiên, Chủ tịch nước Kim Jong Un đã tới VN để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tiên. Thực ra tôi rất muốn hiểu tên thực của ông ta viết bằng tiếng Việt là gì, giống như tên của ông nội ông là chủ tịch Kim Nhật Thành, nhưng bây giờ người ta chỉ còn dịch lười, sao chép từ tiếng Anh ra, vô nghĩa. Giống như tên của bố ông được gọi là Kim Jong Il. Nhưng như bất cứ một tên gọi nào, trong vùng văn hoá Nho giáo bao gồm Nhật, Hàn, Triều, VN..mọi tên đều có nghĩa. Không phải cứ “ủn” hay “ỉn” như thế này.
Ông cũng có chức vụ, chứ không phải chỉ là “leader”, hay “lãnh tụ” như báo chí đưa tin, vì nhà nước Triều Tiên cũng là một nước, có hệ thống chính trị của nó. Bằng cách dịch và quan niệm này, người ta có cảm tưởng nước này như một thứ lãnh địa của gia đình ông Kim. Điều có lẽ khá xa với sự thật.
Trong thực tế, Triều Tiên có hệ thống chính trị tương đồng với TQ, VN, Cu ba..Nhưng do điều kiện riêng từng nước, do văn hoá, lịch sử, cũng như ảnh hưởng của bên ngoài tác động, đã khiến mỗi hệ thống chính trị có mầu sắc riêng. Ở Triều tiên, điểm nổi bật là vấn đề “cha truyền con nối”, điều mà ở bất cứ một hệ thống chính trị theo chủ nghĩa Mác-Lê nin không có. Một người Mác xít rất kỵ vấn đề “truyền ngôi, truyền chức” như thế này. Câu chuyện này xẩy ra ở Triều Tiên có lẽ vì hai lý do. Lý do thứ nhất là đây là một hình thức chính danh, để loại bỏ mọi phe nhóm theo Liên Xô hay theo TQ, do vị trí địa lý tạo ra. Lý do thứ nhì là nước này luôn ở trong tình trạng chiến tranh, khiến nó phải có một biểu tượng quyền lực mạnh đồng thời phải có chính danh. Đừng nhầm chính danh bằng kiểu đạt đa số phiếu trong một cuộc bầu cử. Vì đó chỉ là “chính danh đểu”, chỉ là một hình thức trong nhiều hình thức đê chấp nhận thoả thuận quyền lực. Ví dụ, trong các nước tư sản. Quyền lực trong tay nhóm người có của, bầu cử chỉ là cơ chế để thoả thuận giữa hai phe nhóm tư sản, để không dẫn tới tranh quyền bằng đánh nhau. Thoả thuận quyền lực có thể thực hiện bằng tập trung dân chủ trong đảng như ở VN,TQ hay “chính danh lãnh tụ” kiểu Triều Tiên, Cu ba.
Hiện nay, tình hình ở Vê nê duy ê la đang tung toé chính một phần vì vấn đề này. Bởi bầu cử trở thành thang điểm của đấu tranh giai cấp. Người nghèo đa số bầu cho ông Maduro. Nhưng thằng giàu thiểu số thì không đồng ý, nhưng nó là thiểu số thì nó phải phá, ngay cả khi mời can thiệp nước ngoài. Như vậy để có kiểu dân chủ kiểu phương Tây, thì nhà nước phải thống nhất trên một giai cấp tư sản dân tộc, một giai cấp có nhận thức rõ ràng về vai trò của nó, chứ không chỉ là một nhóm tài phiệt kiểu như ở Nga thời Elsine. Điều này chỉ có ở Mỹ, Tây Âu. Ở những nước khác như Nhật, Hàn, Ấn độ, Malaysia.. thì nó phải được lai ghép với văn hoá sở tại, trong đó chủ yếu là giai cấp phong kiến đảo mình trở thành tư sản được. Và quy trinh này cũng phụ thuộc nhiều vào lịch sử văn hoá từng nơi. Không thể cấy ghép linh tinh được.
Ngay ở Vn, mặc dù thể chế ở VN là tập thể nhất (có thể hiểu là dân chủ nhất) trong các nước có hệ thống chính trị tương đồng, vì ta là nước ĐNA, có truyền thống hội đồng làng xã, cũng như sự phân biệt Nam /Nữ mờ nhạt, do truyền thống mẫu hệ, thì vai trò lãnh tụ cũng rất quan trọng, nếu không thì nhà nước không thể có kỷ cương, không thể tạo dựng nhà nước Pháp quyền. Nhưng không phải vị trí nào cũng thành lãnh tụ được. Ví dụ ở VN, khi thủ tướng “nhoi nhoi” làm, như rất gần đây thì chỉ có loạn. Đây là vai trò của tổng bí thư, chủ tịch nước.
Trở lại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Theo như báo chí đưa tin, thì Mỹ muốn làm ở Đà nẵng. Nhưng Triều Tiên muốn làm ở Hà nội. Lý do của Triều Tiên cũng dễ hiểu. Thứ nhất là họ có Đại sứ Quán, và điều thứ nhì việc tổ chức hội nghị ở Thủ đô một nước, vẫn có ý nghĩa hơn ở một thành phố “lamda” nào đó về biểu tượng. Ý nghĩa này với Triều Tiên quan trọng hơn với Mỹ.
Việc ôngKim Jong Un, đi tầu hoả mà không đi máy bay cũng có nhiều lý do. Có lý do kỹ thuật, vì máy bay của Triều Tiên không có phải đi thuê. Thuê ở đây là thuê TQ. Với một hội nghị thượng đỉnh tay đôi, mà lại phải nhờ cậy “tay ba” thì ý nghĩa độc lập của nó cũng yếu đi. Nhất là khi Triều Tiên muốn thể hiện là đối tác tay đối với Mỹ (trên cơ cả Hàn quốc, Nhật) trong phi vụ này. Như vậy chỉ có đi tầu là độc lập nhất. Và điều này cũng là truyền thống của Triều Tiên.
Ngược lại Ta chỉ cho tầu vào tới Đồng Đăng (Lạng sơn) cũng có lý do. Nó có lý do kỹ thuật, vì có thể tầu bọc thép quá nặng, khổ đường ray không tương đồng (vì Triều tiên có khổ đường ray như TQ), nên tầu không thể đi tới ga Hà nội được. Nhưng nó cũng có lý do biểu tượng, nhập gia tuỳ tục. Ông không thể nào thích gì tôi cũng phải chiều.
Là người VN, dù việc tổ chức hội nghị này cũng khiến ta tốn kém ít nhiều, và gây khó khăn phiền nhiễu cho cuộc sống đời thường ở HN trong vòng 2,3 ngày. Lợi ích thu được của nó không nhỏ.
Nó có lợi ích quảng cáo du lịch đầu tư. Nó có lợi ích lịch sử, nếu cuộc gặp này có thể là điểm khởi đầu chấm dứt chiến tranh về mặt hình thức và pháp luật trên bán đảo Triều tiên. Trước đây các hiệp định về nước ta là hiệp định Giơ nép vơ (1954), Paris (1972). Giờ với lịch sử sẽ là hiệp định Hà nội… một biểu tượng không nhỏ.
Về mặt thực tế, một trong những đối tác kinh tế lớn của ta là Hàn quốc. Vì thế giúp họ cũng là giúp ta.
Đánh giá ý nghĩa hội nghị này thế nào ?
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 26 2019, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #473

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đánh giá ý nghĩa hội nghị này thế nào ?
Khi nói tới điều này, tức là kết quả hội nghị này thế nào, điều đầu tiên tôi nghĩ tới, đó là tri ân thế hệ ông cha ta, đã không quản hi sinh xương máu thống nhất đất nước, vì càng nhìn và phân tích thế giới hiện tại, ta càng phải cảm ơn thế hệ cha anh ta, đã chiến đấu với một niềm tin khủng khiếp để thống nhất đất nước. Trong khoảng thời gian 1989-2001, đặc biệt trong khoảng thời gian 1989-1996, liên quan tới việc Liên Xô sụp đổ, rồi các khó khăn liên quan tới cuộc sống thường nhật, rồi việc “xét lại lịch sử” của lề trái thổi vào, đưa những nhìn nhận của phương Tây về cuộc kháng chiến của VN theo cái nhìn của họ, tất nhiên là có chiều, để biện hộ cho sự xâm lược ở VN. Những nước mà bây giờ trở thành đối tác chiến lược, đã khiến người ta coi thường điều này, coi niềm tin đó là “ngộ nhận”, là “ngây thơ”. Tất nhiên không phải là tất cả nhân dân, mà là bộ phận tự coi mình là có học thức, vượt qua được “tuyên truyền” (tất nhiên là tuyên truyền của VN, chứ tuyên truyền phương Tây lại được họ vơ vào coi là sự thật). Tại sao tôi lại nói thế ?
Bởi vì kết quả khả quan nhất của hội nghị này chỉ tương đương với kết quả của hội nghị Giơ ne vơ 1954 với nước ta. Điều mà người ta có thể chờ đợi, đó là một tuyên bố kết thức chiến tranh Triều Tiên, vì hiện tại về mặt pháp lý, nó chỉ là một cuộc ngừng bắn. Đổi lại điều đó, Triều Tiên sẽ phải giải giáp hạt nhân. Điều khó có thể xẩy ra, vì Triều Tiên không dại gì vứt bỏ khả năng phòng thủ. Và tất nhiên, Mỹ sẽ không rút khỏi bán đảo Triều Tiên, không rút quân. Triều Tiên sẽ không có cơ hội thống nhất với Hàn quốc, và Hàn quốc cũng không thể “nuốt” Triều Tiên. Như vậy cái kết cục tốt nhất của hội nghị là thể chế hoá về mặt luật pháp quốc tế, sự chia cắt bán đảo Triều Tiên làm hai nước.
Bây giờ ta hãy xét tâm lý, nguyện vọng, quyền lợi cuả các bên bao gồm Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật, TQ, Mỹ, Nga ở trong vấn đề này.
Với Mỹ. Từ khi phe XHCN xụp đổ, Liên Xô tan rã, thì Mỹ đã đánh cược vào việc nhà nước Triều Tiên sụp đổ, giống như các chế độ ở Đông Âu. Và để làm việc này, Mỹ đã tăng cường sức ép bằng các cuộc tập trận, phong toả, từ bao vây kinh tế tới tuyên truyền trên thế giới biến Triều Tiên thành con “ngáo ộp”. Nhưng chuyện này đã không xẩy ra. Ngược lại những thành công trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, cũng như tên lửa đạn đạo, đã đặt lãnh thổ Mỹ vào tầm ngắm. Có nghĩa là bị “gậy ông đập lưng ông”. Để làm được điều này, Triều Tiên đã có những cố gắng rất lớn. Hi sinh cả xương máu (những nạn đói ở Triều Tiên là từ đây mà ra), như là trong một cuộc chiến tranh “non conventional” , không tiếng súng. Vì thế ta phải coi nó là một cuộc chiến tranh, chứ không phải là bình thường.
Với việc phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã ngăn chặn được những cái đầu nóng ở cả Mỹ và Hàn quốc. vì không phải chỉ có Mỹ mới đặt cược vào sự sụp đổ của Triều Tiên, mà bộ phận cực hữu ở Hàn quốc cũng đặt cược vào nó.
Hiện nay do Mỹ bị đặt dưới tầm ngắm, cũng như kinh tế Triều tiên cũng phục hồi, ngay cả khi bị Mỹ bao vây đã khiến Mỹ đi tìm một thoả hiệp với Triều Tiên. Ngược lại, vững tin là có vũ khí hạt nhân, Mỹ không thể tấn công như đã làm với Syria, I rắc, Lybia.. Triều tiên cũng đồng ý tìm một thoả thuận với Mỹ. Từ đó mà có được hội nghị thượng đỉnh.
Nhưng với Mỹ, nếu Mỹ không muốn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên, thì Mỹ cũng không muốn rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Vì Mỹ cần phải giữ hai “đồng minh” là Hàn quốc và Nhật. Giữ ở đây có nghĩa là kiểm soát chứ không phải là bảo vệ.
Triều Tiên có thể nhượng bộ với Mỹ, nhưng không thể bỏ vũ khí hạt nhân. Và Mỹ sẽ đồng ý với điều này, chỉ cần Triều tiên không có tên lửa đạn đạo với tới Mỹ là OK. Đây sẽ là cái “Deal” của hai bên. Việc này thoả mãn được nhu cầu an ninh của Triều Tiên. Không chỉ với Mỹ mà với cả TQ về lâu dài. Ngược lại Mỹ sẽ có cớ để ở lại lâu dài, đặt Hàn quốc và Nhật dưới cái ô bảo trợ Mỹ, thoả mãn được nhu cầu “bảo vệ đồng minh” của mình.
Với TQ, nếu Triều Tiên cho đến nay luôn là đồng minh, thì họ cũng không bao giờ là chư hầu. Vì Triều Tiên, dù là ông Kim Nhật Thành, hay Kim Jong Il , hay hiện tại Kim Jong Un, điều này chưa bao giờ xẩy ra. Mặc dù vậy, nước này rất gần gũi với TQ. Về về mặt lịch sử, TQ luôn bảo vệ các nhà nước trên bán đảo này chống lại Nhật. Chính vì thế cảm nhận lịch sử của Triều Tiên (ngay cả trong dân) với TQ không giống như ở VN. Trong quan hệ với Triều Tiên, điều TQ muốn nhất đó là việc Mỹ rút khỏi bán đảo này. Nhưng ở trong điều kiện hiện tại, khi chính TQ phải nhượng bộ Mỹ một phần trong chiến tranh thương mại với Mỹ. Thì TQ không có trọng lượng để biến điều này thành sự thật.Điều TQ có thể làm được, là cắt rời vấn đề Triều Tiên ra khỏi quan hệ Mỹ-Trung, không để Mỹ dùng quan hệ TQ-Triều Tiên ra điều kiện thương mại với TQ.
Với Triều Tiên, phát triển vũ khí hạt nhân không chỉ là phương tiện tự vệ đơn thuần, mà còn là đòn bẩy để thống nhất Triều Tiên. Nếu Triều Tiên mà thống nhất với Hàn quốc, thì có nghĩa là có một cường quốc nổi lên ở Bắc Á, còn mạnh hơn cả Nhật, vì có cả vũ khí lẫn kinh tế. Nhưng với điều kiện hiện tại, thì Triều Tiên chỉ có thể đạt được, là giữ nguyên hiện trạng.
Với Hàn quốc. Hiện nay người dân Hàn quốc trong thực tế không “nóng xốt” lắm với việc thống nhất đất nước. Điều họ muốn là khonog phải sống trong tình trạng bấp bênh chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, và họ phải lãnh đủ, vì sẽ là chiến trường. Kinh tế Hàn quốc là kinh tế cá thể. Người dân nhìn chủ yếu vào lợi ích cá nhân của họ. Bản thân Hàn quốc cũng không phải là nước muốn thống nhất lắm. Với giới tư bản Hàn quốc, thì Triều Tiên có hai cái lợi. 1. Lợi ích về kinh tế có thể khai thác sức lao động rẻ, có kỷ luật, có trình độ, lại gần kề. Tức là một dạng VN mới với họ. Lợi ích thứ 2 là tiến tới trung lập đẩy được Mỹ đi. Nhưng trong bản thân giới chủ Hàn quốc cũng có hai xu hướng, Xu hướng cực hữu gắn bó với Mỹ. Xu hương thiên tả (là chính phủ Hàn hiện tại), thì muốn gần TQ hơn, nhưng không cắt cầu với Mỹ. Đạt tới quan hệ như VN với Mỹ hiện tại.
Với Triều Tiên, thoả hiệp với Mỹ chỉ là một thoả hiệp nửa chừng, như là một thứ trái đắng phải nuốt. Vì với Triều Tiên thống nhất là vấn để cực quan trọng. Nhưng thoả hiệp với Mỹ sẽ không dẫn tới điều này, mà chỉ củng cố thêm sự chia cắt.
Với Nhật, thoả thuận “nửa chừng xuân” này là điều bất lợi nhất với Nhật. Làm phá sản chính sách giành độc lập với Mỹ. Để làm điều đó, Nhật phải dựng Triều Tiên thành con ngáo ộp, để có cớ tăng cường thực lực quân sự. Nhưng nếu vấn đề quân sự với Triều tiên “under controle”, thì Nhật không còn cớ nữa. Quan niệm này đã dẫn Nhật xung khắc với Hàn quốc, vì một nước Triều tiên ngáo ộp sẽ càng có khả năng biến Hàn quốc thành chiến trường. Gần đây chính phủ Hàn “gây sự” với Nhật qua việc không công nhận giải pháp đền bù với các phụ nữ Hàn bị quân đội Nhật dùng làm điếm trong chiến tranh, hay việc chiến hạm Hàn đặt máy bay Orion do thám biển của Nhật vào tầm ngắm, chính là để đẩy Nhật ra xa vấn đề Triều Tiên. Bản thân Nhật cũng sử dụng vấn đề con tin bị bắt cóc để tìm cách đàm phán với Triều Tiên (do bị Mỹ đẩy ra ngoài vòng thoả thuận). Việc này thấy báo Mỹ bật mí là được tổ chức bí mật ở VN.
Quan hệ VN Triều Tiên thế nào trong quá khứ và tương lai
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Feb 27 2019, 05:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #474

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Kim Jong Un= Kim Chính Ân


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: Feb 27 2019, 05:39 PM


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 27 2019, 07:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #475

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root, cảm ơn root. Vậy thì nên gọi đúng tên ông ta là Kim Chính Ân, nó có nghĩa rõ ràng chứ cứ “ủn ỉn” mãi làm gì.

Quan hệ VN Triều Tiên thế nào trong quá khứ và tương lai

Hiện tại trên thế giới có 4 nước có hệ thống chính trị tương đồng nhau, do đều xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lê nin. ở tất cả các nơi, chủ nghĩa Mác – Lê nin đều là sự cập nhật của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện thế giới hiện đại. Đó là TQ, VN, Triều Tiên, Cu ba. Nhưng ở mỗi nước các “version” của nó không giống nhau, do lịch sử phát triển khác nhau, và ở đây không có chuyện ai áp đặt ai, kiểu như phương Tây ép buộc đa nguyên đa đảng đại nghị tư sản. Có tương đồng thể chế không có nghĩa là không có xung đột mâu thuẫn. Ta có thể lấy ngay quan hệ Vn-TQ làm ví dụ.
Quan hệ VN- Cu ba thường được nói tới hơn, và có thể coi là mẫu mực của quan hệ bạn bè. Tất nhiên bất cứ quan hệ nào cũng có những vấn đề của nó. Giống như hai gia đình cực thân nhau vẫn có thể có chuyện. Quan hệ VN- Triều tiên không có được cái tình cảm như quan hệ VN- Cu ba, tại sao ? trong khi Triều Tiên là nước thứ 3 trên thế giới công nhận nước VN Dân chủ cộng hoà, tiền thân của VN hiện tại, từ năm 1950. Lúc chính phủ VN còn đang trên căn cứ Việt Bắc, đồng thời với thời gian chiến dịch Biên Giới. Điều này có nhiều lý do. Có thể nói tới hai lý do chính.
1- Triều Tiên sau năm 1950 là nước bị chíên tranh tàn phá nặng nề, chính họ còn cần sự ủng hộ của các nước XHCN khác, vì thế sự ủng hộ vật chất cho ta là nhỏ. Nhưng hiện tại vẫn còn ít nhiều dấu ấn để lại, ví dụ bệnh viện Việt-Triều ở Hà nội.
2- Quan hệ của Triều tiên với TQ. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất tác động vào quan hệ VN- Triều tiên. Hãy phân tích điều này. Cả VN và Triều Tiên do địa chính trị và trong thế giới phân cực cũ, đều có hai đối tác quan trọng bậc nhất đó là TQ và Liên Xô. Và hiển nhiên chính sách đối ngoại liên quan tới điều này. Cả hai nước đều phải cân bằng qua hệ với “ông Liên Xô, bà TQ”. Chỉ có điều VN thì thiên về Liên Xô, và Triều Tiên thiên về TQ. Nhưng ở cả hai bên, đều không có sự phụ thuộc tay sai. Tại sao lại thế ? cái này là do nhu cầu lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngay cả khi Liên Xô và TQ đều ủng hộ VN, ủng hộ của Liên Xô là quyết định (đặc biệt là từ giai đoạn Mỹ tham chiến trực tiếp 1965-1972), vì chiến tranh càng ngày càng cần vũ khí hiện đại, mà chỉ có Liên Xô cung cấp được. Ảnh hưởng của TQ ở VN giảm đi vì họ vừa xa vào cách mạng văn hoá,đông thời lại muốn tổ chức các đảng cộng sản chống Liên Xô vì xét lại. Việt Nam cũng không ưa gì Khơ rút xốp(Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô giai đoạn 1953-1964), nhưng không đứng về phía nào cho đến tận năm 1978. Ngược lại cũng từ những bài học tổ chức của TQ mà ta tổ chức cách mạng của ta, và nhà nước VN dân chủ cộng hoà học theo cách tổ chức nhà nước của TQ, theo lý thuyết của Mao Trạch Đông “dân chủ nhân dân mới”. Cũng từ đó mà ta có các tổ chức đặc biệt chỉ ở các nước theo chủ nghĩa Mác – Lê nin ở châu Á có, ví dụ mặt trận tổ quốc, hợp tác xã.. Hay nói cách khác ta học Liên Xô về kỹ thuật, học TQ về tổ chức xã hội. Học chứ không phải bắt chiếc.
Triều Tiên gần cận với TQ hơn, và hầu như đều theo các tổ chức mà TQ lập ra. Nhưng cũng không vì thế mà họ không chơi với Liên Xô. Nhưng Liên Xô ở vị trí thứ 2, được dùng để cân bằng với TQ. Hiện nay nhà máy làm giầu Uranium của Triều Tiên mà Mỹ đòi đóng cửa, Yongbun gì đó, chính là viện trợ của Liên Xô cho Triều Tiên để cân bằng với ảnh hưởng của TQ vào năm 1966.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1968), là giai đoạn mà TQ là nước ủng hộ VN triệt để nhất, là giai đoạn cách mạng khởi nghĩa nổi dậy, vũ khí thô sơ. Thì Triều tiên cũng là nước ủng hộ VN quyết liệt, vì họ gần TQ. Với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, báo VN chính thống cũng đăng lại nhưng dấu tích của quan hệ VN- Triều Tiên. Năm 1964, chủ tịch Kim Nhật Thành còn bí mật sang thăm VN. Hiện nay VN đã công nhận là có phi công MIG 17 Triều tiên tham chiến vào giai đoạn đầu của các cuộc ném bom của Mỹ ngoài miền Bắc (năm 1965). Số lượng không nhiều, và ta cũng có thể hiểu họ vừa giúp vừa là cách luyện tập trong chiến tranh thực địa luôn.
Từ 1968 về sau, thì sự ủng hộ của Triều Tiên mờ nhạt đi. Nhưng họ lại chủ yếu ủng hộ Cam pu chia, tức là Pôn pốt, giống như TQ. Khi VN giải phóng Cam pu chia, vào năm 1979, thì cũng biết là Triều Tiên có huấn luyện phi công cho Khơ me đỏ.
Đỉnh cao của sự lạnh nhạt quan hệ VN- Triều Tiên là lúc VN công nhận Hàn quốc. Lúc đó Triều tiên còn rút cả đại sứ quán.
Khi khối XHCN Đông Âu, rồi Liên Xô xụp đổ, VN bình thường quan hệ với TQ (1991), thì quan hệ VN – Triều tiên cũng nóng dần lại. VN hình như còn mua một chiếc tầu ngầm bỏ túi của Triều Tiên, mà họ sản xuất theo mẫu của Nam Tư cũ. Họ có tới gần 100 chiếc tầu kiểu này. Chiếc tầu ngầm này còn có trước bộ tầu ngầm Kilo hiện tại. Không biết bây giờ còn dùng được không.

Với tôi, câu trả lời cho việc tại sao quan hệ VN- Triều Tiên không được như quan hệ VN- Cuba là do tác động của yếu tố TQ lên hai nước khác nhau. Hiện nay, nếu Triều Tiên cân bằng được yếu tố TQ, tháo gỡ được vòng kim cô của Mỹ, thì quan hệ VN với Triều Tiên sẽ phát triển tốt hơn nữa.

Tương lai quan hệ VN-Triều Tiên ra sao ?
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 28 2019, 05:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #476

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tương lai quan hệ VN-Triều Tiên ra sao ?

Trước khi “bình loạn” tiếp về quan hệ VN- Triều tiên trong tương lai, Tôi sẽ “bình loạn nóng” về sự kiện vừa xẩy ra. Đó là việc tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ hội nghị ra về, và hai bên không đạt được kết quả gì. Thực sự tôi cũng ngạc nhiên về kết cục như thế này. Nhưng sự ngạc nhiên của tôi liên quan nhiều tới tâm lý “tự hào VN” hơn là phân tích chuẩn xác, dù trong thực tế tôi cũng không đặt hi vọng gì nhiều vào kết quả của nó. Tại sao ? Vì Mỹ hoàn toàn có thể đưa ra đề nghị ra tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên, đổi lại Triều Tiên sẽ dỡ bỏ một nhà máy làm giầu Uranium lịch sử, giống như một biểu tượng. Tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên không làm cho Mỹ mất gì, chỉ tỏ rõ thịnh tình của Mỹ. Vì nó chưa có hiệu lực được nếu Quốc hội Mỹ không thông qua, và một hiệp định cuối cùng phải có các bên tham chiếm tham gia bao gồm cả TQ, và có thể cả Nga và Nhật bản. Ngược lại Triều Tiên mất nhiều hơn, nhưng không vì thế năng lực hạt nhân họ giảm. Điều này sẽ là món quà cho VN là nước chủ nhà tổ chức hội nghị. Đây cũng là điều tôi muốn.
Theo như tổng thống Mỹ, đó là bởi vì Triều Tiên yêu cầu Mỹ bỏ hoàn toàn cấm vận. Điều đó khó có thể xẩy ra. Nhưng đây là version của Mỹ nói. Còn phía Triều Tiên thì ta không biết.
Dù sao đây cũng là bài học lớn cho người Vn, dư luận VN. Bởi trong dư luận VN, có một bộ phận không biết vì lý do gì luôn tin cậy Mỹ như một ông Phật ông Chúa. Giải pháp đưa ra chuyên là “nhờ Mỹ”. Nhờ Mỹ đánh hộ, cho Mỹ thuê.. như là một giải pháp cho VN trong quan hệ quốc tế. Tất nhiên không loại trừ những người này thực ra là ở Mỹ, là công dân Mỹ da vàng gốc VN, trong trường hợp này thì ta cũng hiểu được, bởi vì họ đã được tuyên truyền báo chí Mỹ tẩy não. Có niềm tự hào là người Mỹ. Báo chí Mỹ thực ra rất một chiều. Tôi đã ví nó như Liên Xô lộn ngược. Nước Mỹ là anh cả, chuyên ra tay vì nghĩa trên thế giới. Hiển nhiên cái tâm lý này khác xa với quan hệ quốc tế thật sự, vốn là một quan hệ “Xuân Thu – Chiến quốc”.
Ví dụ, có người nói. Để giải quyết việc TQ chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN, thì VN nên đánh TQ chiếm lại, rồi ..cho Mỹ thuê để giữ. Cứ như là chuyện cổ tích. Cái kiểu chuyện cổ tích này nhiều khi lan sang cả báo chí chính thống. Ví dụ, đã rất lâu rồi, cách đây ít nhất 3,4 năm. Trên báo điện tử Dân trí, có đưa bài phỏng vấn một nhân vật được coi là làm tổng lãnh sự VN ở Quảng châu (TQ), đưa ý kiến là VN nên thuê tầu chiến Mỹ để đánh nhau với TQ. Chuyện cứ như đùa. Vì chỉ tính tới tính chất kỹ thuật quân sự, rồi quy trình pháp lý ngay của nước Mỹ..nó đã không thể có được.
Với tôi, khả năng chiến tranh với TQ là một “option on the table” nếu nói vể tuyệt đối, nhưng ngay cả trong trường hợp đó nó là một bộ phận cấu thành của một chiến lược đầy đủ trên khắp các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, vận động, liên minh..nó là một khía cạnh của chính trị, được chính trị chỉ huy, là sự nối dài của chính trị như là nhà quân sự nổi tiếng người Đức Cơ lô sê vít nói, chứ không phải là sự tin tưởng ngây thơ vào sự chống lưng của một nước dù đó là Mỹ, Nga, Ấn độ, ..hay ai đó.
Trong một thế giới kiểu “Xuân Thu – Chiến quốc” như ngày nay , thì sự độc lập về kỹ thuật quân sự, tức là phải tự sản xuất đáp ứng được nhu cầu quốc phòng càng lớn, càng có tính quyết định. Mong chờ một ông lớn nào đó.. thì khác gì gửi trứng cho ác.

(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 28 2019, 08:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #477

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quan hệ của VN với Triều Tiên trong tương lai thế nào ? Với tôi thì nó chỉ có thể tốt lên thôi, nhất là vì quan hệ với Hàn quốc của VN rất tốt, và trong trường hợp này thì VN có thể là người trung gian tuyệt vời giữa hai bên. Tại sao ? Hiện tại giới chức Hàn quốc sẽ rất buồn vì Họ không thể kết nối được với Triều Tiên. Nhưng ngay cả khi hai bên không còn bị Mỹ “kỳ đà cản mũi” (điều hiện tại và trong tương lai gần là không tưởng) thì quan hệ giữa Hàn quốc và Triều Tiên không thể dễ dàng vì nó sẽ vấp phải những rào cản tâm lý thực tế rất lớn, bởi cả hai đều muốn thống nhất đất nước, nhưng trong một nước không thể có hai vua, mà hai bên lại không thể gặm lẫn nhau được. Cái mâu thuẫn này sẽ khiến họ cần một nước trung gian. Và VN là nước đẹp nhất ở vào vị trí này.
Ta có thể lấy ngay ví dụ VN để phân tích. Đất nước ta đã thống nhất hơn 40 năm. Có nghĩa là một người miền Nam sống dưới hai chế độ (tất nhiên là phải lấy một người sống trong vùng tạm chiếm dưới sự quản lý của chính quyền miền Nam cũ), tuổi họ phải hơn 50 mới có thể cảm nhận được chế độ Sài gòn cũ, chính quyền này lại là một chính quyền bù nhìn thực sự, đầu tiên là của tàn dư phong kiến được Pháp nuôi dưỡng (chế độ Diệm), tiếp đó là bị thao túng bởi một nhóm tướng tá quân phiệt (chế độ Thiệu), và không thể sống nếu không có sự hiện diện của quân đội Mỹ, nhưng hiện tại vẫn có nhiều người hồi nhớ về nó. Vấn đề này về tâm lý là hoàn toàn bình thường. Nhưng phải để ý rằng, nhiều khi những người trẻ hơn, không biết chế độ này, lại “tưởng nhớ” nó hơn. Vì sao ? vì với thời gian, những điều xấu sẽ bị quên đi, điều tốt (dù là tiểu tiết nhỏ nhặt) lại được phóng đại, và nó lại càng dễ phóng đại khi người ta không có tư duy lịch sử, không khách quan, chỉ dựa vào cảm nhận cá nhân, thông qua quan hệ gia đình chẳng hạn. Cái tâm lý này có thể khiến người ta xôn xao, khi cái bát hương dưới tượng Trần Hưng Đạo được di chuyển, ví nó là công trình cũ của chế độ cũ, dễ bị tin đồn bóp méo, nhậy cảm tâm lý. Nó càng dễ bị phóng đại hơn, bóp méo đi bởi nó được tiêm vào từ bên ngoài, từ những nhân sự gắn bó với chế độ này sinh sống ở nước ngoài.
Nhưng những chuyện này so với Triều Tiên – Hàn quốc thì không là gì cả. Vì cả hai chế độ ở đây, mỗi chế độ đều có thể tự hào về mình. Và sự tự hào này là thực, chứ không phải là ảo. Trong thực tế, họ đã gần như trở thành hai dân tộc khác nhau.
Trong trường hợp này, thì gánh nặng tâm lý sẽ làm cho họ thấy có khi ông Triều Tiên nói với ông VN lại được nhiều thông cảm hơn. Đồng thời ông Hàn quốc nói chuyện với VN cũng không sợ bị quy chụp dẫn đến tự ái của người đối diện hơn.
Đây là câu chuyện thường tình như kiểu trong một gia đình hai anh em có khi ghét nhau hơn là với người ngoài. Với Hàn quốc thì VN thực ra không còn là người ngoài, mà còn gần hơn, vì với đầu tư, và đặc biệt với FTA giữa Hàn quốc và VN, về mặt kinh tế VN gần Hàn quốc hơn cả Triều tiên, thậm chí còn thành “quê hương vợ” với nhiều người Hàn quốc.
Với Triều Tiên ta cũng có thể học được rất nhiều. Học được tinh thần tự lực tự chủ của họ. Có thể học họ được về kỹ thuật, nhất là về một số mặt kỹ thuật quân sự. Vì thế quan hệ tay ba VN-Hàn quốc-Triều tiên còn có nhiều dư địa và cửa mở.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Mar 1 2019, 06:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #478

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Triều Tiên mở họp báo đột xuất, bác bỏ tuyên bố của Mỹ nói rằng họ muốn hủy toàn bộ trừng phạt. Triều Tiên đính chính họ chỉ yêu cầu gỡ bỏ 1 phần lệnh trừng phạt. Như vậy, cái mà Triều Tiên coi trọng nhất, chính là thay đổi thái độ thù địch trong chính trường Mỹ, chứ k phải gỡ đi những lệnh trừng phạt cụ thể. Việc họp báo này cũng là để đỡ gây sốc cho phe diều hâu của Mỹ, khi nghe nói Triều Tiên muốn gỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt ngay

Tin sốt dẻo mới là đụng độ trên không giữa Ấn và Pakistan. Pak tuyên bố bắn hạ 2 máy bay Ấn và đưa ra hình ảnh bắt sống 1 phi công Ấn, có vẻ chính là Mig21 và 1 Mi 17 của Ấn bị hạ, còn Ấn tuyên bố hạ 1 F16 của Pak, nhưng k rõ máy bay nào của Ấn hạ, phía Ấn nói là Su 30 MKI của họ làm viecj này.
Hãng tin chính thống MSN và CNBC của Mỹ cũng đưa tin nói có 1 F16 của Pak bị hạ, du phia Pak tu choi khang dinh

https://www.msn.com/en-in/news/newsindia/li...math/ar-BBU8gWS
https://www.cnbctv18.com/politics/iaf-air-s...ons-2425231.htm

Co ve F-16 là mục tieu bị hạ ưa thích, bị Syria hạ, và những năm 90s trong cuộc chiến Hy Lạp-Thổ, 2 chiếc F-16 của Thổ cũng bị Mirage-2000 của Hy Lạp bắn hạ


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 1 2019, 06:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #479

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi tán phét thêm chút ít về Triều tiên, tôi sẽ nói tới một chuyện khác, định viết từ trước, nhưng bị ông Kim Chính Ân kỳ đà cản mũi, chưa kịp viết. Đó là việc nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ ở Vị Xuyên vừa rồi. Thời còn tại chức, ông Trương Tấn Sang cũng không để lại cho tôi một ấn tượng gì lớn lắm. Dù chức chủ tịch nước ở VN là một chức tương đối hình thức, nhưng tính cách khác nhau, thì người ta cũng có thể hành động khác nhau. Giống như cùng là thủ tướng, ông Võ văn Kiệt không giống (may mà không giống) ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng trước khi nghỉ hưu “theo chính sách”, tức là vẫn còn là chủ tịch nước đương quyền, ông đã làm được việc rất có ý nghĩa đối với tôi. Đó là lên thắp hương trên nghĩa trang Vị xuyên. Lúc đó tôi cũng đã viết về việc này.
Năm nay, VN đã tổ chức trên báo chí và cả trong thực tế kỷ niệm 40 ngày chiến tranh biên giới Tây Nam rồi chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Điều này là rất tốt, vì không có lý gì mà trong cuộc kháng chiến từ năm 1945-1991, giai đoạn 1979-1991 không được đề cập như các giai đoạn trước.
Về nguyên tắc, những người đã chiến đấu cho tổ quốc, dù bất cứ về lý do gì, cũng phải được tôn vinh như nhau. Đây là nghĩa vụ của nhà nước với họ, bất chấp ý nghĩa cuộc chiến thế nào(tức là ngay cả khi đó là một cuộc chiến phi nghĩa do nhà nước tạo ra), huống chi cuộc chiến 1979-1991 là chính nghĩa. Khi nói về cuộc chiến này, điều đó cũng không có nghĩa là nhậy cảm với TQ. Trong quan hệ quốc tế, xung đột với nhau rồi chơi lại với nhau là bình thường. Ngày nay VN có quan hệ tốt với cả Mỹ và Pháp. Điều đó không có nghĩa là phải im hơi lặng tiếng về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngược lại nó lại là bài học lịch sử để người ta không lặp lại khi quan hệ với nhau. Ví dụ khi nói tới kháng chiến chống Pháp, thì cuộc kháng chiến này cũng là giới hạn để Pháp đừng mang cái bài học nhân quyền dớ dẩn ra “dậy” VN. Vì chế độ thuộc địa rồi bù nhìn của ông tạo ra có làm như ông nói được đâu. Tương tự như vậy với Mỹ, cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng chứng tỏ rằng ông không thể “dậy” được tôi, và cuộc chiến của ông là phi nghĩa. Vì hiện nay quan hệ rất tốt giữa Vn và Mỹ đã là minh chứng nói rằng người VN chỉ bảo vệ tổ quốc mình và thái độ của Mỹ với “đồng minh tay sai” của họ ngày xưa là chính quyền miền Nam, cũng chứng tỏ tính chất đồng bóng, tiền hậu bất nhất của chính trị Mỹ. Là bài học cho những ai muốn tin vào Mỹ như một ông Chúa ông Phật. Tương tự như vậy, nói tới cuộc chiến tranh 1979-1991 là để nói lên tính chất chính nghĩa của nó, nhưng cũng không thể để lề trái bám vào nó gây tâm lý hận thù biến TQ thành kẻ thù truyền kiếp. Vì không một ai có thể sống với một nước láng giềng, do to hay nhỏ đến đâu với tâm lý là kẻ thù truyền kiếp cả.
Điều quan trọng nhất là không thể để lịch sử là con tin của thời sự, là cái biến số của thời sự. Kiểu “Mũi em có cả gánh lông, Yêu em nên bảo râu rồng trời cho”, sắn sàng vì thời sự mà vặn vẹo lịch sử đi.
Trong các hoạt động kỷ niệm 40 năm như tôi nói ở trên. Có tin một hội thảo lịch sử làm tôi chú ý. Trong đó, một ông học giả nào đó nói là phải đi tìm một quan điểm chung, nhận thức chung với TQ về cuộc chiến này. Tại sao lại có thể thế ? Đây là một sự ngộ nhận, có tâm lý phong kiến, kiểu “tên vua thì phải gọi tránh”. Với tôi khả năng TQ và VN nhận định về lịch sử chung là không thể có, đặc biệt trong lịch sử quan hệ hai nước. Lấy ví dụ lịch sử. Trong sử TQ, bà Trưng bà Triệu với họ chỉ là loại nữ tặc, nhưng với VN là anh hùng dân tộc. Vua Hùng chỉ là một dị nhân có phép thuật (kiểu Chamanisme) ở phương Nam vào TQ thời nhà Thương nộp cống chim trĩ trắng. Lịch sử phản ánh cái nhìn và ảnh hưởng của người ta với vấn đề đó. Người ta đâu phải là ta. Làm sao trùng nhau được.
Nói về lịch sử hiện đại. Với cái nhìn của tôi, tôi khâm phục Mao trạch Đông, nhưng không ưa Đặng tiểu Bình. Bởi Mao trạch Đông, ngoài những cống hiến cho lịch sử TQ, chưa bao giờ làm hại ta. Sự ủng hộ của TQ thời Mao trạch Đông còn sống với cách mạng VN có lúc cao có lúc thấp, nhưng cho đến khi chết (1976), sự khác biệt không dẫn tới đánh nhau. Nhiều người hay quy rằng, việc bắt tay với Mỹ năm 1972, là tác phẩm của Mao. Nhưng với tôi thì không phải, mà nó là tác phẩm của Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình. Tôi cũng không phản đối TQ quan hệ với Mỹ, vì họ có quyền lợi dân tộc của họ. Vào cuối năm 1972, khi có chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Đài tiếng nói VN không bao giờ ngừng tiếng, vì khi bị bom Mỹ ném trúng, nó đã phát sóng từ chi nhánh ở Vân Nam. Trong giai đoạn ban đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1965), thì TQ chi viện cho VN là chính, chứ không phải là ông Liên Xô xét lại Khơ rút xốp. Đường Hồ chí Minh trên biển, có nhiều thuyền xuất phát từ đảo Hải Nam…
Nhưng người TQ có thể có cái nhìn như tôi với Đặng với Chu với Mao được không. Với Mao thì có thể với Chu với Đặng chắc chắn không.
Tương tự như vậy, Tổng bí thư Lê Duân với tôi là nhà cách mạng xuất sắc, công lao của ông trong lịch sử VN cực lớn chỉ sau Bác Hồ và tương đương với ông Trường Trinh. Trung quốc có thể có quan niệm như thế không về ông Lê Duẩn. Theo như bài báo VN phỏng vấn con ông Lê Duẩn, ông ấy nói khi đề cập tới các đời Tổng bí thư ở VN, TQ không nói tới ông Duẩn.
Hiện nay ta càng có khả năng minh chứng về sự chính nghĩa của cuộc chiến tranh giai đoạn 1979-1991 hơn. Vì sao ? vì toàn bộ thế giới đã nhận thấy việc VN hạ đổ chính quyền Khơ me đỏ là đúng. Nó còn đúng hơn nữa là chính phủ Hun Sen hiện nay đâu có phải là tay sai của VN. TQ với chính tuyên truyền của họ nói là muốn dậy cho VN một bài học, vì đã “xâm lược Cam pu chia”. Cái lý do này đâu còn đứng vững nữa. Vì chính nghĩa của VN đã rõ.
Hiện tại với những khó khăn trong quan hệ với Mỹ, những yếu điểm của chính sách theo Mỹ của Đặng trong quá khứ sẽ thể hiện ra. Vì thế người TQ không thể không đánh giá lại các công trình của Đặng. Về lâu dài, có lẽ chỉ còn báo chí phương Tây là sẽ ca ngợi Đặng như vị cứu tinh của TQ, vì đã mở cửa thị trường TQ cho họ. Còn bản thân người TQ, với một đống “hổ, báo, ruồi, nhặng” tham nhũng, họ sẽ đánh giá được sự mở cửa chính xác hơn, không phải là chối bỏ nó, nhưng từ đó đánh giá vai trò của Đặng đúng hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 1 2019, 10:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #480

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như hôm qua tôi đã viết ở trên, khi bình loạn về kết cục cuộc họp thượng đỉnh, lúc đó mới chỉ biết cái version của Mỹ. Còn version của Triều Tiên thì chưa biết. Giờ đây ta đã biết version cuả Triều Tiên, ngược với điều mà tổng thống Mỹ tuyên bố. Trong cái câu chuyện này, rất khó biết sự thực thế nào, giống như cuộc không chiến giữa Pakistan và Ấn độ, mỗi ông đều nói một kiểu và đăng sau đó là những hệ luỵ mua bán vũ khí: MIG 21 tân trang, F16, hay JF-7, cũng như cách khắc chế chúng trên chiến trường.
Với câu chuyện của thượng đỉnh Mỹ - Triều, ai là người nói dối ? tại sao ?
Nếu phân tích thì ta có thể dựa theo nguyên tắc phá đàm phán có lợi cho ai nhất, tác dụng của nó ra sao, hệ luỵ thế nào.. Từ đó suy ra ra ai nói dối. Nếu xét như thế thì ta có thể dễ nhận thấy người nói dối sẽ là ông Trump. Ở đây tôi không buộc tội ông ấy, vì thực ra trong real politic, đây là một option thương lượng, tuy theo mục đích người ta muốn gì. Bản thân VN trong quá khứ khi đàm phán với Mỹ và TQ cũng đã từng gặp chuyện này.
Với TQ là trong quá trình bình thường hoá quan hệ vào những năm 90. Khi đó TQ đã công bố bản ghi âm cuộc đàm phán ra. Điều mà bình thường không ai làm. Với Mỹ thì còn kịch tính hơn, và man rợ hơn. Trong đàm phán năm 1972 để dẫn tới hiệp định Paris 1973, Kissinger đã bỏ đàm phán ra về (giống như Trump hiện tại), trước Nô en 1972. Và sau đó Mỹ đã ném bom miền Bắc, dẫn tới trận Điện Biên Phủ trên không, và thảm sát bom B52 ở Hà nội, cụ thể là phố Khâm Thiên. Cách đây ít lâu, cỡ hơn 1 năm, đài truyền hình Pháp cũng chiếu một phim tài liệu về cuộc đàm phán này, với những đoạn băng mà đặc vụ Pháp ghi lại. Vì đàm phán ở Paris, trong một biệt thự ở ngoại ô Paris, thành phố Choisy-lo-Roi, là nơi bây giờ tôi vẫn hay đi chợ châu Á ở đây. Trong đó có đoạn Kisinger chúc đoàn VN về ăn nô en vui vẻ, và tiếng nói của đoàn VN là chúng tôi không ăn tết Nô en, tôi có thể nghe nguyên bản vì nói tiếng việt. Bây giờ thì có thể hiểu lời chúc của Kissinger có nghĩa gì. Cũng có đoạn sau đó khi gặp lại, Kissinger đã bị ông Lê Đức Thọ, trưởng đoàn VN mắng cho một trận.
So với phi vụ này, thì show diễn bỏ về của ông Trump không là gì. Hiện tại ta có thể đánh giá là khi sang VN, tổng thống Mỹ đã định diễn show này rồi, chứ khó có thể coi là nổi hứng. Vì thế, trong quan hệ ngoại giao, không nên tin vào những lời có cánh, mà phải xem tương quan lực lượng, lợi hại hai bên ra sao.
Trước mắt, cái mà ông Trump cần là có thể ghi nhận một thắng lợi chính trị gì đó để có thể thắng cử vào nhiệm kỳ tới. Và như vậy ông ta cần hai điều: 1-chứng tỏ là mình có đạt được tiến bộ với Triều Tiên. Vì thế ông ta luôn nhắc đi nhắc lại là “triều tiên không nên thử tên lửa”, vì chừng nào Triều tiên không thử tên lửa, thì Trump vẫn có thể tuyên bố “chiến thắng”. 2. Nước Mỹ hiện tại và Etablissment của nó chưa có thể chấp nhận được Triều tiên là một cường quốc hạt nhân. Vì hệ luỵ của nó đối với chính sách của Mỹ ở Đông Bắc Á quá lớn. Ảnh hưởng tới Nhật, Hàn và vị thế của Mỹ ở đây. Hiện này Mỹ vẫn chưa có thể đánh giá được hết cho nên nó không “ready”. 3. Khác với việc Mỹ can thiệp ở VN, mỗi ngày ở lại là một ngày phải chi tiền và linh Mỹ chết, không có lối thoát. Trong vấn đề Triều Tiên này, Mỹ ở trong vai trò “Mèo vờn chuột”, vì thế có thể chờ đợi mà không thiệt hại gì cả.
Ngược lại phía Triều Tiên cần có một thoả thuận hơn. Chính vì thế khả năng Triều tiên đưa ra một đòi hỏi mà họ biết thừa là Mỹ không thể thoả mãn là điều không tưởng. Việc phía Triều Tiên phản ứng chậm, cũng như khuôn mặt của bộ trưởng và thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên trong ảnh họp báo, có thể giúp ta khẳng định Triều tiên mong chờ một món quà cụ thể hơn của Mỹ đáp lại việc bắt đầu giải trừ hạt nhân. Họ bị rơi vào thế bị động. Vì thế khả năng họ nói dối ít hơn.
Nhưng cũng như tôi đã nói với mô hình thương mại “trời mưa đi mua rau muống bị lên giá”, khi ông thể hiện cần thì cái giá nó sẽ lên.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 46 47 48 49 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC