Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Câu Chuyện Về Nhận Thức, Có gì khác ngoài những giả thuyết?

Skywalker
post Nov 3 2013, 06:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 3 2013, 11:39 AM)
Bác Sky giống với đám đông ghê. Phát minh về máy tính điện tử và mạng máy tính đều ở phương tây thì sao? chả có liên quan gì tới những điều đang thảo luận cả.
*



Có liên quan chứ bác. Bác đã dùng những phát minh của (hoặc ít ra là có nguồn gốc từ) giáo dục phương Tây để diễn giải 'sự thật khách quan', đồng thời bác cũng mạnh miêng phê phán nền giáo dục phương Tây. Em là một trong số đám đông, nên dĩ nhiên phải hỏi bác sẽ dẫn bọn em đi tới đâu rồi! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 4 2013, 06:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái ví dụ của Bác Quý, với tôi là đầu voi đuôi chuột. Nó bắt đầu sai khi Bác Quý hỏi với câu "Sự thật", đưa cái khái niệm "sự thật" vào, và anh chàng kia cũng sử dụng lại từ đó. Trong khi nó không có liên quan gì cả.
Cái ví dụ của bác Quý chỉ có tác dụng chỉ "nhân duyên" mà thôi. Mà nhân duyên với sự thật là hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế thì Phật giáo không nói tới sự thật , đây là điểm nó khác với các nhận thức của các tôn giáo khác như Thiên chúa, Hồi giáo..
Thế có "sự thật" trong phật giáo không , gượng nói thì có, có thể coi như chân như, viên mãn, giác ngộ, nhất tâm, .. nhưng dù sao nó cũng không phải là từ vựng của Phật giáo, và tất nhiên càng không đúng với cái ví dụ đưa ra.

PS. nếu ai đọc phật qua sách tiếng Anh, thì có thể thấy từ Truth (sự thật) được họ dùng thay cho các từ vựng phật giáo ở trên, vì họ chuyển ngang từ nhận thức Thiên chúa bản địa qua. Nhưng thế thực ra là không đúng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 4 2013, 09:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ phân tích một tí cái ví dụ dẫm thuỷ tinh kia. Quanh cái nhận thức SỢ/KHÔNG SỢ
mà bác Quý quan niệm nhầm là sự thực. Cái SỢ / KHÔNG SỢ kia có 2 nguyên nhân, hoặc vật chất hoặc tinh thần.
Nói cái vật chất trước. Đó là tính chất vật lý của đống thuỷ tinh kia, độ sắc nhọn của nó thế nào, và công cụ anh người Pháp kia có trong tay : đi giầy hay đi chân đất, nếu đi giầy, thì tính chất vật lý của đế giầy, độ bền của nó, với trọng lượng của anh kia ở trên có đủ sức chịu đựng không bị thuỷ tinh xuyên qua không. Nếu giả dụ anh này có đôi dầy leo núi, đế dầy, thì việc bước trên đống thuỷ tinh an toàn là điều hiển nhiên. Cái điều này gần với cái người ta quan niệm là sự thật nhất, vì nó khách quan. Vì với những điều kiện vật lý như thế, dù tâm lý anh ta thế nào, cũng không bị thủng chân. Mà điều này là điều kiện cần khiến anh ta SỢ hay KHÔNG SỢ.
Mặc dù thế, điều này với tôi , nếu hiểu theo phật giáo vẫn là nhân duyên. Tức là đúng trong một điều kiện nào đó (nhiệt độ thông thường) và có khế hợp của duyên (sự hiện diện của anh chàng người Pháp, và ý tưởng bác Quý đập thuỷ tinh vỡ vụn ra).
Bây giờ nói tới cái nguyên nhân thứ 2 là tinh thần. Tức là trạng thái tâm lý của, sự đánh giá của anh chàng người Pháp. Thông thường thì điều này phụ thuộc vào cái hiện thực khách quan vật chất nói ở trên. Có nghĩa là nếu anh ta có giầy tốt, điều kiện vật chất chắc chắn là an toàn, thì không sợ. Có nghĩa là từ điều kiện vật chất xác định được điều kiện tinh thần. Nếu hiểu theo cái lô gíc này, thì người ta đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, theo chủ nghĩa duy vật (mà chủ nghĩa Mác-Lê là một chi nhánh).
Nhưng nếu người ta tiếp tục nhìn theo quan điểm phật giáo, thì người ta thấy những điều có thể gọi là tinh vi hơn. Bởi vì có thể có giầy tốt, nhưng anh chàng kia vẫn sợ. Cái sợ ở đây tách rời khỏi hiện thực khách quan, vì cảm giác tâm lý. Ví dụ, bởi anh ta đã có lần bị thuỷ tinh cắt chẩy máu tay, hay mường tượng cảnh mảnh thuỷ tinh cứa vào da..kiểu như con gái thì sợ chuột, sợ sâu vậy. Đến giai đoạn này thì nhận thức không còn là khách quan, mà đã chuyển qua chủ quan.
Sự việc sẽ phức tạp hơn, nếu anh ta không có điều kiện vật chất kia, có nghĩa là đi chân đất, hay giầy mỏng. Có nghĩa là cái điều kiện vật chất kia là không xác định được,mù mờ. Vậy thì người ta SỢ hay KHÔNG SỢ. Trả lời, cả hay trường hợp đều đúng. SỢ nếu người ta là đệ tử của chủ nghia duy vật, nhưng cũng có thể KHÔNG SỢ, nếu tâm lý vượt qua được việc thuỷ tinh đâm vào chân. Trong trường hợp này, thì ta là đệ tử của chủ nghĩa duy tâm, mà phật giáo là một bộ phận.
Trong cuộc sống thực ra hai cái này (duy vật, duy tâm) lẫn vào nhau mà kết quả của nó là một nhận thức. Nhận thức này không phải là sự thật, mà nhiều khi chỉ là một thái độ , một cách hành sử (SỢ/KHÔNG SỢ), hay giá trị đạo đức (ĐÚNG/SAI) hay một niềm tin. Đây cũng là điều tôn giáo, tức là cả phật giáo quan tâm, nhưng không bao giờ nó là sự thực.
Chính vì thế nếu đã định lấy ví dụ, ví dụ như trong Duy thức học của Phật giáo, thì họ hay lấy ví dụ sợi dây tưởng nhầm là con rắn. Trong trường hợp này thì cái vế duy vật của sự việc hoàn toàn không có,vì dây không thể cắn người (khác với thuỷ tinh vụn, có thể làm chẩy máu ), khiến cho cảm nhận duy thức chủ quan tức là tất cả phụ thuộc vào tâm lý nó rõ ràng hơn. Và tất nhiên người ta không đưa ví dụ, nhìn nhầm con rắn thật là cái dây.. để giáo huấn


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 5 2013, 10:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bác Phó phân tích rất đúng tới tư cách người thứ 3 (nghe tường thuật câu chuyện của bác Quý và vị khách Tây). Em thì thấy là trong bối cảnh đó thì bác Quý chỉ nhằm tới nhận thức "sợ' như một cảm xúc đột ngột xuất hiện tùy thuộc hoàn cảnh (có mảnh thủy tinh vỡ), chứ không phải hành xử hay thái độ là những nhận thức lâu dài, do huân tập nhiều lần mà có. Câu chuyện của bác Quý khá giống với trong Thiền truyện: một người bước vào căn nhà tối om bỗng dẫm phải con rắn, đến lúc đốt đèn lên hóa ra là sợi dây thừng. laugh.gif

Đại khái là rèn luyện thiền thì định, niệm vững vàng, không bị nhận thức sai lầm, sợ đến thót tim. Còn thế nào là nhận thức sai lầm thì ... chờ các bác viết tiếp, hi hi sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 6 2013, 06:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp một chút để trả lời vào câu hỏi của NVT khi mở chủ đề này ra. Nhận thức không phải là phỏng đoán hay dự đoán. Nó là sự kết hợp giữa những thực tế khánh quan cộng với sự đánh giá chủ quan.
Sự đánh giá chủ quan này đúng là phụ thuộc vào từng cá nhân, nhưng trong thực tế nó cũng có một xu hướng chung. Cái xu hướng ấy bắt nguồn từ quyền lơi kinh tế, từ tâm lý cộng đồng (hiệu ứng bầy đoàn), từ giá trị đạo đức hay thẩm mỹ có nguồn gốc từ tôn giáo hay văn hoá. Văn hoá lại hình thành từ lịch sử.. Nói theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin, là những điều được giáo dục , qua kinh nghiệm xã hội, thấm vào từng người và được cá nhân đó chấp nhận, thành chuẩn. Chính vì thế nếu Mác nói tới khái niệm giai cấp, chủ yếu dựa vào câu hỏi ai là người sở hữu công cụ sản xuất, thì ông Lê nin lại đề xuất vấn đề giáo dục giai cấp, hay nói cách khác ông đứng về giai cấp nào, là phụ thuộc vào ông được giáo dục thế nào, chính vì thế mà trong giai đoạn XHCN kiểu cũ ở VN, TQ, Liên Xô.. người ta nhấn mạnh tới việc xây dựng con người XHCN, hay nói cách khác là chuẩn hoá một quy phạm đạo đức thông qua giáo dục. Người ta có thể thấy nó qua những nhân vật như Pavel (Thép đã tôi thế đấy), Lôi phong (chiến sĩ Hồng quân TQ), hay chiến sĩ cách mạng như trong Ruồi Trâu.
Ở một xã hội kiểu tư bản chủ nghĩa, thì cái quy phạm này là nhiệm vụ của tôn giáo. hay có nguồn gốc tôn giáo. Nhưng do hình thức kinh tế thị trường, sở hữu cá nhân, mà nó cũng phá dần ra để đề cao tự do cá nhân. Nhận thức như vậy là trở thành đánh giá chủ quan, và điều nhận xét của NVT thực ra là đúng cho xã hội tư bản. Thế tại sao xã hội tư bản nó lại không sợ điều đó. Bởi nó quản lý người ta bằng cái dạ dầy, chứ không quản lý bằng nhận thức. Nhưng thế cũng chưa đủ, mà nó quản lý bằng luật. Luật chính là cơ sở để những nhận thức chủ quan cá nhân của mỗi người không phá banh xã hội nó ra, mà bị cưỡng bức đi vào cùng một chiều.
Ở VN hiện tại, cái giáo dục kiểu cũ, càng ngày càng mất tác dụng. Bây giờ kiếm đâu ra những người như Đặng Thuỷ Trâm, mà nếu còn tồn tại những người như thế, mà người ta có thể thấy hình bóng họ trong những người lính cũ, thanh niên xung phong cũ, trong đám tang cụ Giáp, thì họ không còn ở vào vị trí quyền lực.
Ngược lại, luật pháp cũng không được đảm bảo, theo kiểu tư sản, và xã hội hoạt động chủ yếu theo « lợi ích nhóm », bất chấp tất cả các chuẩn phạm, bởi vì phá chuẩn phạm càng nhiều thì ..càng lãi, càng giầu, càng đại gia. vì thế cái chuẩn nhận thức, thông qua một cơ chế pháp quyền nhất định phải xây, nếu không muốn lụn bại, cùng chung số phận với các nước chậm phát triển khác


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 7 2013, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em xỉn trình bầy lại cho có đầu có đuôi để các bác khỏi bình luận lạc đề:

1. Thử thách của bác Quyzenbiêtt ra là đổ một đống thuỷ tinh vụn ra nền nhà và đề nghị anh Tây dùng chân trần vượt qua. Sau khi anh ta vượt qua thì thấy là không hề chảy máu hay đau đớn gì cả

2. Khái niệm nhận thức mà em dùng trong bài viết được hiểu là toàn bộ những gì con người có thể nhận bie được


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 7 2013, 11:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Biết rồi. Nhưng cái ví dụ ấy không nói lên được cái gì cả (nếu so sanh với ví dụ nhìn cái dây nhầm là con rắn), vì ở đây phần tinh thần của nhận thức phụ thuộc vào kết quả của phần vật chất. Trong khi với ví dụ cái dây nhầm là con rắn, thì hoàn toàn chỉ có phần tinh thần của nhận thức.
Tóm lại là nhận thức có hai phần : một phần khách quan phụ thuộc vào nhân duyên điều kiện và phần thứ 2 chủ quan phụ thuộc vào chủ thể quan sát. Chính cái phần chủ thể quan sát này là đối tượng của tôn giáo, ngay cả đạo phật.
Cái phần khách quan kia có thể gọi là phần bất biến (tất nhiên phải đặt trong cùng hoàn cảnh), cái phần chủ quan kia gia giảm tuỳ theo từng con người, nhưng mặc dù thế mỗi con người lại bị cộng đồng, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá, và đặc biệt quyền lợi.. định hướng.
Tất nhiên khi diễn giải như trên, nó không thực đúng với điều mà phật giáo muốn người ta đi vào, vì sẽ bị nó chê là Pháp thực, Ngã thực. Nhưng tôi không chấp nhận được điều đó.
Lấy ví dụ, Tổ Huệ năng thấy hai ông sư tranh cãi nhau về nguyên nhân gió thổi lá cờ bay, mà tổ lại nói là ông thấy nó bay vì lòng ông động thì tôi không chịu. Lá cờ bay là vì có một nguyên nh ân vật lý. Cái nguyên nhân ấy tồn tại ngoài khả năng quan sát của ông sư. Còn ông sư có thể nhận thức là lá cờ không bay (vì mù chẳng hạn), nhưng điều đó đâu có cản trở lá cờ bay đâu.
Cái giải thích của tôi như vậy là Pháp thực, ngã thực (cảnh người đều tồn tại), là một tông phái được coi là nhỏ hẹp của Phật giáo đại thừa (nó còn có Pháp không, Ngã thực, rồi Pháp không, ngã không còn được gọi là Thiền, rồi Pháp thực, ngã không (duy thức)).
Nhưng thú thật là sau một thời gian dài tìm hiểu những cái Không kia, tôi thấy nó dễ bị nguỵ biên hơn là ngộ.
Và sau khi thấy như thế thì phật giao với tôi là tịnh độ , Pháp hoa hơn là Thiền.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 8 2013, 10:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì NVT để cái mục này vào « Thiên Học – Tôn giáo » , nên tôi nói đến tôn giáo, chứ thực ra trong đời thường nhận thức cũng có hai phần này đó là phần sự việc (vật chất) và phần đánh giá (tinh thần). Lấy đơn cử rất nhỏ là hàng hoá, mọi người cũng thấy nó có hai phần ví dụ cái bánh đậu xanh hải dương, thành phần của nó phải có đậu, có bột, có đường, chất phụ gia được tạo ra theo một công thức nấu nướng có tỉ lệ. Nhưng khi người ta mua nó, thì người ta mua theo cái gì ? ngoài cái bánh, người ta mua vì cảm nhận bao bì đóng gói, vì nghe quảng cáo, vì tin đồn nó ngon,.. Như vậy cái hành động mua đã chịu hai ảnh hưởng của hai phần vật chất và tinh thần mà nguồn gốc của nó khác nhau.
Nếu ta phủ một nhân sinh quan phật giáo lên chúng, thì có thể nói là cái bánh đậu xanh không có thực tướng (tính không) vì nó là tổ hợp của một đống, đường, đậu, bột.. Còn cái phần nhận thức tinh thần kia thì điều đó tương đối rõ ràng rồi. Như vậy nhận thức có tính nhân duyên
Như vậy nhận thức của mỗi người là khác nhau, không thể trùng, nếu nói về tuyệt đối. vậy làm sao xã hội tồn tại. Chính vì thế nếu người ta để ý thì sự phát triển của các cộng đồng người, lịch sử của nó, cho tới khi chủ nghĩa tư bản ra đời là lịch sử chuẩn hoá nhận thức cộng đồng. Và một trong những công cụ của nó là tôn giáo hay hệ tư tưởng. Cũng chính vì thế, người ta không thấy những cộng đồng người ở châu Phi, châu Mỹ, ..lập thành nhà nước, nếu họ không theo hay tạo ra một tôn giáo phổ quát nào đó. Với tôn giáo là những giá trị văn hoá. Hai hệ giá trị này cũng tương tác với nhau, tạo nên lịch sử.
Chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, thì nó mới phá đi cái vai trò chủ đạo của tôn giáo, tức là phá đi vai trò chủ đạo của nhận thức, trong tổ chức xã hội. Vì nó tổ chức xã hội trực tiếp, thông qua quan hệ sản xuất, sở hữu công cụ sản xuất, tiền tệ. Mặc dù thế, ảnh hưởng của tôn giáo, cuả nhận thức trong xã hội tư bản cũng lớn, nhưng nó ngấm nghầm hơn. cũng chính vì thế, các nước tư bản luôn hò hét « tự do ngôn luận » là vì thế.
sự việc gì xẩy ra khi một nước chậm phát triển tiến hành công nghiệp hoá, trong một thế giới đã bị lũng đoạn bởi các nước tư bản phát triển. Họ có thể làm cách mạng tư sản như các nước tư bản phát triển được không ? có nghĩa là phá bung ra, dùng sở hữu công cụ sản xuất để quản lý xã hội được không ? Câu trả lời là không ? ông có sở hữu kinh tế đâu mà sử dụng nó, có vốn (capital)đâu mà dùng nó, nặn ra được một đám doanh nhân, thì tư bản dân tộc thì ít, mại bản thì nhiều. Thậm chí tư bản tư nhân thực ra là tiền vay, mà nhà nước là người đứng ra bảo đảm. Chính vì thế không thể bỏ vai trò lãnh đạo bởi nhận thức. Và mỗi lần sở hữu sản xuất tăng, có thể đảm nhiệm được vai trò đó thay cho nhận thức thì ảnh hưởng của cái chuẩn nhận thức sẽ giảm, nhận thức của xã hội đa dạng đi.
Ở trên tôi nói xã hội tư bản quản lý xã hội thông qua cái dạ dầy là vì thế.
Nếu xét về cá nhân con người, thì phật giáo là giáo lý tự do cá nhân nhất. Bởi vì nó không bao giờ được sử dụng như nhận thức chủ đạo để quản lý xã hội. Khi ở Ấn độ, thì đạo phật là phần phản biện của đạo Bà la môn. Trong các nước theo văn hoá Ấn độ, thì Ấn độ giáo được dùng để quản lý xã hội (với hệ thống, quan niệm đẳng cấp). Khi vào Đông Á, thì vai trò đó là của đạo Nho. Chính vì thế nó mới đẻ ra được các tông kiểu như Thiền, đòi phá bỏ « chấp tướng », nhưng tướng cũng có nghĩa là nghi lễ, là lệ, là luật.. Vì thế người theo thiền cũng vẫn phải giới. Dù chữ giới người ta nói nho nhỏ, không hô tướng lên.
Cho đến nay, tôi cũng luôn đặt câu hỏi, phật giáo thời thịnh ở VN là gì ? Nếu xét về quý tộc, quan lại (vua Trần, gia thất nhà Trần) thì nó là Thiền. Nhưng phật giáo của nhân dân là gì. Còn phật giáo nhà Lý nhà Đinh thì chắc là mật tông, một giáo phái chuyên về nghi lễ, lấy nghi lễ thống nhất xã hội và chính danh (sấm Vạn Hạnh đưa Lỹ công Uẩn lên ngôi là một ví dụ).
Thiền thời nhà Trần đóng vai trò thế nào trong việc tan rã của triều đại này. Ở VN hiện tại, do ảnh hưởng của sư tăng miền Nam, hay có thú « dân tộc tính quá đà », người ta chỉ ca ngợi nó, nhưng nhà Trần có lúc thịnh lúc suy. Có phải chỉ có thời thịnh đâu. Tại sao lúc nhà Trần sụp đổ, thì Thiền cũng biến mất và khi nó quay trở lại cũng phải Thiền Tịnh song hành ?
Đấy chính là những suy nghĩ khởi đầu khiến tôi quan tâm tới Tịnh độ, Pháp hoa. Vì với hệ thống kinh này, đạo phật được chuyển theo một giá trị mới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 9 2013, 02:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 7 2013, 11:53 PM)
Tóm lại là nhận thức có hai phần : một phần khách quan phụ thuộc vào nhân duyên điều kiện và phần thứ 2 chủ quan phụ thuộc vào chủ thể quan sát. Chính cái phần chủ thể quan sát này là đối tượng của tôn giáo, ngay cả đạo phật.
Cái phần khách quan kia có thể gọi là phần bất biến (tất nhiên phải đặt trong cùng hoàn cảnh), cái phần chủ quan kia gia giảm tuỳ theo từng con người, nhưng mặc dù thế mỗi con người lại bị cộng đồng, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá, và đặc biệt quyền lợi.. định hướng.
Tất nhiên khi diễn giải như trên, nó không thực đúng với điều mà phật giáo muốn người ta đi vào, vì sẽ bị nó chê là Pháp thực, Ngã thực. Nhưng tôi không chấp nhận được điều đó.
Lấy ví dụ, Tổ Huệ năng thấy hai ông sư tranh cãi nhau về nguyên nhân gió thổi lá cờ bay, mà tổ lại nói là ông thấy nó bay vì lòng ông động thì tôi không chịu. Lá cờ bay là vì có một nguyên nh ân vật lý. Cái nguyên nhân ấy tồn tại ngoài khả năng quan sát của ông sư. Còn ông sư có thể nhận thức là lá cờ không bay (vì mù chẳng hạn), nhưng điều đó đâu có cản trở lá cờ bay đâu.
Cái giải thích của tôi như vậy là Pháp thực, ngã thực (cảnh người đều tồn tại), là một tông phái được coi là nhỏ hẹp của Phật giáo đại thừa (nó còn có Pháp không, Ngã thực, rồi Pháp không, ngã không còn được gọi là Thiền, rồi Pháp thực, ngã không (duy thức)).
Nhưng thú thật là sau một thời gian dài tìm hiểu những cái Không kia, tôi thấy nó dễ bị nguỵ biên hơn là ngộ.
Và sau khi thấy như thế thì phật giao với tôi là tịnh độ , Pháp hoa hơn là Thiền.
*



Bác Phó phân biệt giữa phần khách quan và phần chủ quan mà chưa thấy nói đến sự thống nhất khách - chủ, Tâm - Vật!

Nói đúng ra, cái thống nhất ấy là bất khả tư nghị, chỉ có thiền mới giác ngộ được.

Gượng bàn thì em thấy chữ "Không" rất ảo diệu, vừa là Pháp cũng vừa là Ngã. Pháp "bất biến" (theo cách gọi của bác Phó) và cái Ngã đều chuyển động "tương tức" (từ của thầy Thích Nhất Hạnh) với nhau trong vòng nhân duyên nghiệp báo. Vấn đề là ở chỗ năng lực nhận thức của con người phần đông là không đủ nhanh để phát hiện ra sự chuyển động tương tác; tức là thao tác như kiểu "chụp ảnh" (từ của bác Quý) trong khi đúng ra là một cuốn phim chiếu không ngừng. "Nguyên nhân vật lý" bác Phó nói đó, em hiểu chính là những phương trình, những định luật miêu tả sự vận động đa dạng trong lòng vũ trụ - nhưng chúng không có hình tướng. Lá cờ, luồng gió hay tâm động ...vv đều là những biểu hiện cục bộ, tạm thời cho dù chúng trôi chảy không ngừng như cuốn phim.

Tịnh độ, Pháp Hoa ... dù gì cũng là Phật giáo, chỉ là dùng phương tiện khác nhau để tìm hiểu nội tâm - cái gốc chung đều là thiền.





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 9 2013, 03:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 8 2013, 10:48 PM)
Nếu ta phủ một nhân sinh quan phật giáo lên chúng, thì có thể nói là cái bánh đậu xanh không có thực tướng (tính không) vì nó là tổ hợp của một đống, đường, đậu, bột.. Còn cái phần nhận thức tinh thần kia thì điều đó tương đối rõ ràng rồi. Như vậy nhận thức có tính nhân duyên
Như vậy nhận thức của mỗi người là khác nhau, không thể trùng, nếu nói về tuyệt đối. vậy làm sao xã hội tồn tại. Chính vì thế nếu người ta để ý thì sự phát triển của các cộng đồng người, lịch sử của nó, cho tới khi chủ nghĩa tư bản ra đời là lịch sử chuẩn hoá nhận thức cộng đồng. Và một trong những công cụ của nó là tôn giáo hay hệ tư tưởng. Cũng chính vì thế, người ta không thấy những cộng đồng người ở châu Phi, châu Mỹ, ..lập thành nhà nước, nếu họ không theo hay tạo ra một tôn giáo phổ quát nào đó. Với tôn giáo là những giá trị văn hoá. Hai hệ giá trị này cũng tương tác với nhau, tạo nên lịch sử.
Chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, thì nó mới phá đi cái vai trò chủ đạo của tôn giáo, tức là phá đi vai trò chủ đạo của nhận thức, trong tổ chức xã hội. Vì nó tổ chức xã hội trực tiếp, thông qua quan hệ sản xuất, sở hữu công cụ sản xuất, tiền tệ. Mặc dù thế, ảnh hưởng của tôn giáo, cuả nhận thức trong xã hội tư bản cũng lớn, nhưng nó ngấm nghầm hơn. cũng chính vì thế, các nước tư bản luôn hò hét « tự do ngôn luận » là vì thế.


Đây vẫn là lối nhìn "chụp ảnh" (Cao Xuân Huy gọi là 'chủ biệt'). Tuy không hoàn toàn sai nhưng rõ ràng là không đầy đủ. Vì con người mất dần đi năng lực trực giác (thấy liền qua hệ thống tín hiệu thứ nhất) và thay bằng ngôn ngữ khái niệm (suy luận bằng hệ thống tín hiệu thứ 2, 3 ...), cho nên sinh ra những "bức ảnh" (kêu bằng học thuyết, chủ nghĩa ...vv) đôi khi tức cười. laugh.gif

Cái tức cười của bác Phó là ở chuỗi lập luận CNTB phá đi vai trò chủ đạo của tôn giáo, tức là phá đi vai trò chủ đạo của nhận thức, trong tổ chức xã hội dưới lại Mặc dù thế, ảnh hưởng của tôn giáo, cuả nhận thức trong xã hội tư bản cũng lớn, nhưng nó ngấm nghầm hơn. và nhảy cóc sang cũng chính vì thế, các nước tư bản luôn hò hét « tự do ngôn luận ». sp_ike.gif

Bác nên làm rõ:
- Nhận thức do tôn giáo có đối nghịch và bị phá bỏ bởi nhận thức do kinh tế TBCN không?
- Nhận thức do kinh tế TBCN dẫn đến nhận thức về "tự do ngôn luận" như thế nào?

Hãy cẩn thận vì càng suy luận bác càng tạo nhiều "hầm chông, bẫy sập" cho chính mình đấy.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC