Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

14 Trang « < 12 13 14 

· [ ] ·

 Nhà Sư Thích Thông Lạc?, Các bác nhận xét ra sao về những điều sư nói

voiconlontalonton
post May 7 2015, 01:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #131

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :




Có nhiều người không hiểu những gì thầy Thông Lạc nói, cho rầng không có cõi trời, thực ra thầy xác định rất rõ có cõi trời. Điều mà thầy TL nói không có thế giới siêu hình, chỉ là để phá chấp thế gian, bởi vì người thế gian hiểu cõi trời bằng sự tưởng tượng của họ, cho rằng có một thế giới ở đâu đó trong không gian là cõi trời. Nếu hiểu thế giới siêu hình như vậy thì thầy TL nói rằng không có thế giới siêu hình (như vậy)

Bằng chứng thầy Thông Lạc xác định có cõi trời (dưới dạng ngôn từ khác):

http://chonnhu.drupalgardens.com/vi/conten...c-t%C3%A1i-sanh

Người tu hành chưa giải thoát hoàn toàn có còn tái sanh không? Câu trả lời là họ không tái sanh làm người, như vậy cách hiểu cõi trời chỉ là cõi người thiện không hoàn toàn chính xác.

QUOTE
Người tu hành đúng chánh pháp của Phật là phải sống đúng giới luật, sống đúng giới luật tức là sống trong thiện pháp, sống trong thiện pháp thì tâm tham, sân, si của họ giảm bớt rất nhiều, do sống trong thiện pháp nên họ thường tạo nghiệp thiện, nghiệp thiện thì không còn tái sanh làm người và như vậy Thầy đã trả lời câu hỏi thứ nhất của con, nhưng ở đây con nên nhớ: Pháp thiện có hữu lậu và vô lậu. Thiện hữu lậu vẫn còn tiếp tục đi tái sinh luân hồi, chỉ có thiện vô lậu mới chấm dứt tái sinh. Đó là điều chắc chắn mà không ai phủ nhận được


http://chonnhu.drupalgardens.com/vi/conten...5i-tr%E1%BB%9Di

QUOTE
Và như vậy cõi Trời tưởng của đức Phật chứ không có cõi Trời tưởng của mẹ Ngài vì mẹ Ngài đã chết thì thế giới tưởng của mẹ Ngài cũng không còn, mẹ Ngài chỉ còn là một trạng thái nghiệp thiện, trạng thái nghiệp thiện đó không tái sanh làm người được, chờ khi nào trạng thái nghiệp thiện đó hết duyên thì mới tái sanh làm người, trạng thái nghiệp thiện đó là một từ trường, nói một cách khác dễ hiểu hơn là một luồng khí, đây cũng chỉ là những ví dụ cho dễ hiểu chứ kỳ thật trí hữu hạn của chúng ta mà hiểu trạng thái của nghiệp thì chỉ có tưởng tri chứ không phải liễu tri


Như vậy cõi trời là một trạng thái nghiệp thiện không phải cõi người. Khi nào trạng thái đó hết duyên thì mới tái sanh làm người. Điều này cũng xác nhận cõi trời không phải cõi người như đa số phật tử hiểu về thầy Thông Lạc.

Có một số dẫn chứng nữa chưa tìm được. Đại ý thầy nói tuổi thọ cõi trời dù cao cũng phải hết và tái sinh làm người. Nếu nhận cõi trời chỉ là người sống đạo đức thì tuổi thọ giữa người thường và người đạo đức không chênh lệch bao nhiêu, nên nói rằng tuổi thọ cõi trời cao thì không hợp thuyết phục lắm. Cách hiểu thuyết phục hơn là trạng thái nghiệp thiện (cõi trời) kéo dài đáng kể so với đời người thông thường (điều này phù hợp với miêu tả trong kinh sách).

Có một chỗ khác thầy Thông Lạc nói cõi trời thọ hết phước báo thì mới tái sanh làm người (chưa tìm lại được). Như vậy trạng thái nghiệp thiện thọ hết phước báo mới tái sanh làm người (điều này phù hợp với miêu tả trong kinh sách).

Có thể nói thầy TL dùng ngôn ngữ khác để phá chấp phật tử về cõi trời, vì người ta hiểu cõi trời là một thế giới có thật bằng vật chất, và còn dựng nên sự mê tín như phật A di đà, và dựng nên sự cầu khấn phi nhân quả. Còn cách miêu tả của thầy thì nó là một thế giới của tưởng, một trạng thái nghiệp thiện, một luồng khí... và vẫn có các tính chất như kinh sách nói: sống lâu, thọ phước báo, nhưng không rõ trạng thái nghiệp thiện đó tương tác thế nào với thế giới vật chất. Tuy nhiên cách giải thích cõi trời chỉ là những người sống có đạo đức thực ra là chưa hiểu hết ý của thầy (thầy TL cũng quái lắm chứ không phải dạng vừa đâu)

Có chỗ có nói cõi trời dùng thần lực tác động đến thế giới vật chất nhưng không thấy thầy TL xác nhận hay bác bỏ điều đó.

Thật ra cách hiểu về cõi trời chỉ là cõi người xuất phát từ lời giải thích này:

http://chonnhu.drupalgardens.com/content/1...A2n-h%E1%BB%93i

QUOTE
Tóm lại, theo đúng nghĩa của kinh sách Nguyên Thủy thì sáu cõi luân hồi tưởng này chỉ ở tại thế gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi:

1/ Để chỉ cho cõi Trời, đó là những người đang sống trong cảnh tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, không làm khổ mình, khổ người và không làm điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, những bậc Đại Đức đang sống trầm lặng, sống với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng sanh.


Nhưng thầy TL cũng đưa ra gợi ý khá rõ khi nói về cõi súc sanh

QUOTE
6/ Để chỉ cho cõi súc sanh có hai phần:
- Phần thứ nhất: là chỉ cho những con người mang hình dáng con người mà tâm địa súc sanh.
- Phần thứ hai: là chỉ cho các loài vật hiện có mặt trên hành tinh này.


Cõi súc sanh thấy được mà thầy còn gán cho con người, có phải đó là gợi ý rõ ràng rằng cõi trời còn còn dùng để miêu tả một trạng thái khác không thấy được? Bởi vì theo như lời thầy, nếu nói một điều mà con người không hiểu được là nói láo, nên thầy đã lấy hình ảnh những người sống đạo đức để ẩn dụ về cõi trời?

So sánh những lời dạy của thầy, thật ra không có mâu thuẫn. Có điều phải rất tinh ý mới nhận ra được những sự khéo léo tùy thuận thế gian của thầy



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 7 2015, 03:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #132

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ May 7 2015, 12:32 PM)
Cái đó bác không cần phải bận tâm, bác còn ngu lắm không đáng để em quan tâm. Đúng là thiền tông chỉ toàn ảo tưởng, hý luận miệng lưỡi, tự lừa mình lừa người.



laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Jun 8 2015, 10:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #133

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đoạn này có lẽ thầy TTL nói về tự ngã. Cuốn sách này nghe nói không được khuyến khích vì dễ gây ra tưởng giải, tuy nhiên có lẽ tưởng giải còn đỡ hơn lầm đường.

Những đoạn có màu là nghi vấn vì trong các bản khác nhau, có bản có, có bản không có. Nghe nói sách của thầy TTL bị nhiều người sửa lại thêm thắt hoặc cắt xén có mục đích riêng, nên có sự nghi ngờ trên. Khả năng thứ hai là sách được chính thầy thêm vào. Tuy nhiên cả hai khả năng chưa có đủ cơ sở nên tạm đánh dấu những đoạn đó.

QUOTE

Túc Mạng Minh thuộc Tuệ 3 Minh (gồm có Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) không có vấn đề thời gian và không gian. Cái biết của Túc Mạng Minh quá khứ cũng như hiện tại đều là HIỆN TẠI BIẾT. Người ta không hiểu điều này nên họ nói dùng trí tuệ Túc Mạng Minh nhớ lại. Họ nghĩ là dùng ý thức nhớ lại, tương tự như chuyện xẩy ra ngày qua, nay chúng ta nhớ lại. Đó là ý thức nhớ lại. Tuệ Túc Mạng Minh không nhớ lại như vậy.

Khi nói tuệ Túc Mạng Minh không có thời gian và không gian, điều này rất khó hiểu. Chẳng hạn khi muốn biết một việc gì ở quá khứ thì họ liền sống trong thời gian quá khứ đó. Vì họ là người đã tu chứng đạo nên tâm họ luôn sống trong trạng thái định bất động tâm của 4 NIỆM XỨ, chứ không phải sống như tâm trạng của người phàm phu. Cho nên khi ý thức họ muốn thực hiện TÚC MẠNG MINH trở về đời sống quá khứ thì liền đó họ sống trở lại ngay thời điểm đó trong quá khứ đó, họ biết rõ như thật sự việc đã xẩy ra, diễn ra, trong khi họ đang sống hít thở không khí trong đời sống hiện tại. Nói gọn là không phải nhớ mà sống trở lại. Cũng không phải như người đang ngủ nằm mộng vì người này đang sống trong mộng, đang sống trong tưởng thức. Cho nên nói khi thực hiện TÚC MẠNG MINH vị này nhớ lại là sai mà nói như sống trong mộng cũng là sai. Tuệ Túc Mạng Minh là tâm thức hoạt động, chứ không phải ý thức và tưởng thức . Ý thức và tưởng thức ngưng họat động thì tâm thức mới hoạt động. Thí dụ khi Thầy muốn biết về một sự việc nào vào thời điểm nào trong quá khứ, ở tại đâu thì Thầy là người chứng đạo đang ở trong định Bất Động Tâm nên hướng tâm sống lại trong lúc đó ở chỗ đó rất dễ dàng. Thầy dùng Túc Mạng Minh là Thầy sống lại trong thời đó mặc dù việc đó đã xẩy ra cách đây 100 năm hay 1,000 năm, nếu muốn biết nó thì Thầy sống trở lại thời gian đó ngay liền vào lúc sự việc đó đang xẩy ra. Đó gọi là tuệ Túc Mạng Minh. Vì thời gian của Tuệ Túc Mạng Minh không có nên nó rất nhanh, và muốn lúc nào tức thì nó trở về ngay thời điểm đó. Chỉ một tích tắc thôi là cả một đời sống trong đó.

Khi chứng 3 Minh thì nghiệp ác không còn, chỉ duy nhất còn có nghiệp thiện, nhưng nghiệp thiện ấy không phải thiện hữu lậu mà thiện vô lậu. Người chứng 3 Minh dù làm tất cả những việc thiện hữu lậu nhưng tâm luôn trở về thiện vô lậu. Nói như vậy con phải hiểu: MINH tức là VÔ LẬU. Với tâm vô lậu làm việc thiện thì việc thiện nào cũng trở thành thiện vô lậu. Con có biết thiện vô lậu là gì không? Là tâm thanh thản an lạc và vô sự. Đó là trạng thái LẬU TẬN MINH. Vì thế cái biết 3 Minh không liên quan chi tới nghiệp tái sanh, không liên quan chi tới cái thân nhân quả này.

Trong kinh Bát Thành có tám pháp độc nhất tu tập để chứng đạt chân lí. Tám pháp này tu tập dẫn đến đạt được mục đích tâm vô lậu hoàn toàn: “tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt…” (Kinh số 52, kinh Bát Thành, Trung Bộ II, trang 34). Nói đến vô lậu là nói đến 7 Giác Chi; nói đến 7 Giác Chi là nói đến 3 Minh; nói đến 3 Minh là nói Tâm Vô Lậu. Chúng chỉ khác tên chứ tính chất không khác.

Trong bộ não của chúng ta có ba nhóm tế bào: nhóm tế bào não ý thức, nhóm tế bào não tưởng thức và nhóm tế bào não tâm thức. Cả ba nhóm tế bào não này chứa đựng và thực hiện cái biết của một người còn sống. Khi đang còn thân nhân quả này thì chúng ta sử dụng tế bào não thuộc tâm thức cho trí tuệ 3 Minh. Khi chúng ta chết rồi, tế bào não thuộc tâm thức vật chất chết rồi, cùng với các nhóm tế bào khác của não, thì cái biết của ý thức, của tưởng thức, của tâm thức không còn, tức là 3 Minh không còn. Nhưng lực không tham, sân, si, mạn, nghi là lực của 3 Minh vẫn còn. Lực không tham sân si này hoàn toàn do pháp Như Lý Tác Ý tạo thành. Khi tập luyện pháp môn Như Lý Tác Ý thì phải dựa vào bộ não (ý thức), mà khi thành tựu Lực Như Lý Tác Ý rồi thì nó là  Năng Lực 7 Giác Chi . Năng Lực 7 Giác Chi là 4 THẦN TÚC. 4 Thần Túc là 3 Minh.

Trong 3 Minh có LẬU TẬN MINH. Lậu Tận Minh là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ hay nói cách khác là  tâm thanh thản, an lạc, vô sự . Nhưng tâm thanh thản, an lạc, vô sự là DIỆT ĐẾ. Diệt Đế là một trong 4 chân lí KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO của Đạo Phật; trong đó Diệt Đế là NIẾT BÀN. Cho nên thân tâm có hoại diệt nhưng Niết Bàn không hoại diệt.


Khi chúng ta chết rồi, cái biết của ý thức, của tưởng thức và của tâm thức không còn vì chúng phụ thuộc bộ não, nhưng cái lực của tâm không tham sân si do ý thức tu tập theo pháp Như Lý Tác Ý thì vẫn còn, không mất. Điều này không khác với nghiệp lực tham, sân, si, mạn, nghi do thân tâm VÔ MINH tạo thành. Bởi lẽ khi thân tâm hoại diệt thì nghiệp lực do tâm tham, sân, si, mạn, nghi này tạo thành vẫn còn và nó tương ưng (trùng hợp và lôi cuốn) với từ trường thiện- ác mà tái sanh luân hồi. Cho nên khi lìa bỏ thân này thì cái 3 Minh vẫn còn, không biến mất theo với sự hủy hoại của tế bào não bộ (vì nó cũng là nghiệp nhưng là nghiệp toàn thiện). Lực của tâm không tham sân si chính là lực của 7 Giác Chi được tạo thành do ý thức tu tập như Thầy đã nói. Tuy thân này không còn, nhưng lực của tâm không tham sân si tức lực 7 Giác Chi điều khiển được cái biết. Lực của 7 Giác Chi là lực của tâm không tham sân si, là lực vô lậu. Trong 3 Minh có Lậu Tận Minh. Vì thế Lậu Tận Minh là cái TÂM VÔ LẬU.

Khi luyện 4 Niệm Xứ được hoàn toàn sung mãn rồi thì năng lực 7 Giác Chi xuất hiện ra. Năng lực 7 Giác Chi là lực của tâm không tham sân si. Cho nên tâm dù còn chỉ một chút xíu tham sân si thì năng lực 7 Giác Chi đúng mức không xuất hiện ra đâu. Lực của tâm không tham sân si là lực của 7 trạng thái Bồ Đề giải thoát, nó điều khiển bởi Trạch Pháp Giác Chi. Mặc dù lúc đó thân này đã bị hủy hoại rồi, nhưng lực 7 Giác Chi đó vẫn còn. Khi nó không cần thể hiện trong dạng này hay dạng khác thì nó thanh thản an lạc vô cùng. Nó tương ưng với mọi tâm không tham sân si, tức mười phương chư Phật, chư vị A-La-Hán.

Năng lực 7 Giác Chi của các tâm không tham sân si không khác nhau, như một, cho nên người ta lầm tưởng nó là Đại Ngã, rồi Tiểu Ngã là từng cá nhân. Nhưng không phải thế. Năng lực 7 Giác Chi của các tâm không tham sân si tương ưng nhau. Có giống nhau mới tương ưng. Khi hai người giống hệt nhau thì không có gì để nói có khác nhau.

Ba Minh cũng vậy, nó tương ưng với nhau nhưng vẫn hai người, vẫn là nhiều người chứ đâu có hoà lẫn nhau thành một khối được. Nó chung khối nhưng không hoà. Con không tham sân si, Thầy cũng không tham sân si, hai người vẫn là hai người chứ đâu thành một được. Chẳng khác gì hai đứa sanh đôi, gương mặt chúng không có gì sai khác nhau nhưng hai đứa chứ đâu phải một, nó chỉ giống nhau thôi. Ở đây ý thức phàm phu không thể hiểu được và cũng không có ngôn ngữ để diễn đạt “Mình với tôi tuy hai mà một, tôi với mình tuy một mà hai.”

Lực của 7 Giác Chi bằng nhau, không khác, không nhiều hay ít hơn. Trong 7 Giác Chi thì có Khinh An Giác Chi. Khi nó muốn biết khinh an thì nó dùng Trạch Pháp Giác Chi để trạch pháp cho Khinh An Giác Chi xuất hiện ra, thì nó biết khinh an. Khi không cần biết khinh an thì Khinh An Giác Chi vẫn còn đó. Cho nên nó hay lắm. Khi không cần thiết thì không có cái biết ở trong đó. Khi nó không thành cái biết thì nó không biết, nhưng khi nó trạch ra thành cái biết thì nó biết.

Khi lực 7 Giác Chi muốn biết một cái nó cần biết, thí dụ nó muốn biết khinh an thì nó xuất hiện trạng thái khinh an liền. Nó thực hiện các Giác Chi mà không cần cái thân nhân quả này đâu. Nó hay ở chỗ đó. Nó không có cái biết, nhưng khi muốn biết thì nó trạch pháp ra nó biết bởi vì trong 7 Giác Chi có Trạch Pháp Giác Chi mà Trạch Pháp Giác Chi thì có năng lực trạch ra các pháp.

Như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền thì trạng thái Tứ Thiền có trạng thái không thở, nghĩa là hơi thở tịnh chỉ. Chỉ người có năng lực 7 Giác Chi, trong đó có Trạch Pháp Giác Chi, mới nhập được Tứ Thiền. Khi Trạch Pháp Giác Chi tác ý ra hơi thở thì bắt đầu có hơi thở thở liền! Tại hơi thở là Pháp của 7 Giác Chi mà vì thân lúc bấy giờ đang không thở nên nó trạch pháp hơi thở là thân có hơi thở chút xíu, từ đó hơi thở bắt đầu, rồi thân bắt đầu thở chầm chậm.

Ngược lại, nghiệp lực tham sân si do ý thức bị vô minh chạy theo ngũ dục lạc tạo thành. Tham sân si thì có lực tham sân si. Lực tham sân si tương ưng với mọi người, mọi loài thú vật, tương ưng với tái sanh, vì còn có tham, sân, si thì còn tái sinh. Có tham, sân, si là có hợp duyên của cái biết trong vô minh. Và nghiệp lực  tham, sân, si điều khiển  cái nghiệp  tham, sân, si đi tái sanh . Nếu nó không tái sanh thì chắc chắn là nghiệp tham sân si này không có và nghiệp tham, sân, si này không thể tồn tại được ở trạng thái không tái sanh. Chung quanh nó toàn là nghiệp tham sân si vì thế nó tương ưng nhau cho nên hợp duyên sanh ra, mới có cái biết trong tham sân si. Khi hợp duyên đủ có thân người thì liền có ba cái biết (y thức, tưởng thức và thức thức). Cái có tham sân si thì nó cuốn theo tham muốn chứ không thể không tham muốn, không thể không tham sân si như 7 Giác Chi thanh tịnh được. Cho nên còn nghiệp tham sân si này thì không thể có lực 7 Giác Chi nên không có được cái biết của 7 Giác Chi. Chỉ khi có tu tập và tu tập đúng Chánh Pháp Phật mới thành tựu lực 7 Giác Chi. Lực không tham sân si, tức lực 7 Giác Chi, tuy không còn thân người nhưng vẫn có




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Aug 23 2015, 10:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #134

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ May 7 2015, 05:39 AM)
Bác quyzen cũng bị cái ảo tượng tiểu ngã đại ngã đó ảnh hưởng từ xưa, đến giờ vẫn chưa thoát ra được. Thật là sai lầm, chỉ toàn là tưởng tri (hiểu biết dựa trên sự tưởng tượng)

Bác voi con nói vậy tức là bác voi con thấy mình đã thành Phật, hết sách vô minh rồi phải không?


QUOTE
Thầy Thông Lạc nói rất phải, toàn là ảo tưởng
*


Vậy tức là bác voi con và HT Thông Lạc đã hết ảo tưởng rồi nhỉ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Jun 18 2016, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #135

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Aug 23 2015, 10:08 AM)
QUOTE(voiconlontalonton @ May 7 2015, 05:39 AM)
Bác quyzen cũng bị cái ảo tượng tiểu ngã đại ngã đó ảnh hưởng từ xưa, đến giờ vẫn chưa thoát ra được. Thật là sai lầm, chỉ toàn là tưởng tri (hiểu biết dựa trên sự tưởng tượng)

Bác voi con nói vậy tức là bác voi con thấy mình đã thành Phật, hết sách vô minh rồi phải không?


QUOTE
Thầy Thông Lạc nói rất phải, toàn là ảo tưởng
*


Vậy tức là bác voi con và HT Thông Lạc đã hết ảo tưởng rồi nhỉ.
*



Long time no see, anh Quý vẫn thiền loạn tâm như xưa nhỉ?

Có mỗi một điều đơn giản như vậy (cái gì là tự ngã) mà anh không thấy được, toàn học theo kiến giải tưởng tượng của các tổ sư thì làm sao đi đúng chánh pháp được?

Theo em biết thì đạo phật chỉ có bỏ cái sai đi, mà anh lại đem thêm cái sai vào (tưởng tượng ra tiểu ngã đại ngã) thì bấy nhiêu đó chắc khó thành Phật được. Chính vì anh hiểu tự ngã bằng sự tưởng tượng cho nên mới sinh ra kiến giải ảo tưởng, mà bao nhiêu đời tổ sư Đại Thừa đều không vượt qua được.

Cái vấn đề tự ngã thì không phải em hiểu bằng tưởng tượng như anh, mà em thấy bằng ý thức, cho nên mặc dù nó là vấn đề siêu hình nhưng nó rất rõ ràng anh ạ, không có mơ hồ bất khả tư nghị. Còn anh chỉ cố hình dung ra cái điều mà các tổ sư bao đời vẫn tưởng tượng qua trường phái duy thức, cho nên nó chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Thực sự các tổ sư quá ảo tưởng nên có một vấn đề đơn giản như vậy, cái tự ngã ở ngay trước mặt cũng không nhìn ra rồi lại còn đại ngã tiểu ngã qua bao nhiêu thế hệ sai lầm.

Em thì chưa hết ảo tưởng, chứ em tin chắc thầy Thông Lạc thì hết ảo tưởng rồi. May có thầy Thông Lạc dựng lại chánh pháp của đức Như Lai khi xưa, chứ không thì loài người sẽ mãi mãi chìm đắm trong ảo tưởng của tôn giáo thần quyền.

Anh nên hạ cái bản ngã của anh xuống mà chịu khó đọc những lời dạy của trưởng lão, bậc arahant, đức Phật trong thời đại của chúng ta. Thầy Thông Lạc nói chưa tu chứng thì không nên dạy người anh ạ, chứ không phải như Đại Thừa bồ tát tu chưa chứng mà vẫn dạy người khác, một đám người mù dẫn nhau đi lòng vòng.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 11 2016, 09:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #136

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(voiconlontalonton @ Jun 18 2016, 03:44 PM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Aug 23 2015, 10:08 AM)
QUOTE(voiconlontalonton @ May 7 2015, 05:39 AM)
Bác quyzen cũng bị cái ảo tượng tiểu ngã đại ngã đó ảnh hưởng từ xưa, đến giờ vẫn chưa thoát ra được. Thật là sai lầm, chỉ toàn là tưởng tri (hiểu biết dựa trên sự tưởng tượng)

Bác voi con nói vậy tức là bác voi con thấy mình đã thành Phật, hết sách vô minh rồi phải không?


QUOTE
Thầy Thông Lạc nói rất phải, toàn là ảo tưởng
*


Vậy tức là bác voi con và HT Thông Lạc đã hết ảo tưởng rồi nhỉ.
*



Long time no see, anh Quý vẫn thiền loạn tâm như xưa nhỉ?

Có mỗi một điều đơn giản như vậy (cái gì là tự ngã) mà anh không thấy được, toàn học theo kiến giải tưởng tượng của các tổ sư thì làm sao đi đúng chánh pháp được?

Theo em biết thì đạo phật chỉ có bỏ cái sai đi, mà anh lại đem thêm cái sai vào (tưởng tượng ra tiểu ngã đại ngã) thì bấy nhiêu đó chắc khó thành Phật được. Chính vì anh hiểu tự ngã bằng sự tưởng tượng cho nên mới sinh ra kiến giải ảo tưởng, mà bao nhiêu đời tổ sư Đại Thừa đều không vượt qua được.

Cái vấn đề tự ngã thì không phải em hiểu bằng tưởng tượng như anh, mà em thấy bằng ý thức, cho nên mặc dù nó là vấn đề siêu hình nhưng nó rất rõ ràng anh ạ, không có mơ hồ bất khả tư nghị. Còn anh chỉ cố hình dung ra cái điều mà các tổ sư bao đời vẫn tưởng tượng qua trường phái duy thức, cho nên nó chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Thực sự các tổ sư quá ảo tưởng nên có một vấn đề đơn giản như vậy, cái tự ngã ở ngay trước mặt cũng không nhìn ra rồi lại còn đại ngã tiểu ngã qua bao nhiêu thế hệ sai lầm.

Em thì chưa hết ảo tưởng, chứ em tin chắc thầy Thông Lạc thì hết ảo tưởng rồi. May có thầy Thông Lạc dựng lại chánh pháp của đức Như Lai khi xưa, chứ không thì loài người sẽ mãi mãi chìm đắm trong ảo tưởng của tôn giáo thần quyền.

Anh nên hạ cái bản ngã của anh xuống mà chịu khó đọc những lời dạy của trưởng lão, bậc arahant, đức Phật trong thời đại của chúng ta. Thầy Thông Lạc nói chưa tu chứng thì không nên dạy người anh ạ, chứ không phải như Đại Thừa bồ tát tu chưa chứng mà vẫn dạy người khác, một đám người mù dẫn nhau đi lòng vòng.
*


Người nào tin thầy Thông Lạc là Phật thì người đó mắc tội Phỉ báng Phật!
Phật không hề dạy ai cả.
Chỉ có Ma mới đi dạy người thôi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 11 2016, 10:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #137

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Trả lời thêm cho voi con
QUOTE(voiconlontalonton @ Jun 18 2016, 03:44 PM)
Có mỗi một điều đơn giản như vậy (cái gì là tự ngã) mà anh không thấy được,

Nếu nói có tự ngã thì rơi vào Thường Kiến
Nếu nói không có tự ngã thì rơi vào Đoạn Kiến
Nếu im lặng không nói là Ngu, không biết gì cả.
QUOTE(voiconlontalonton @ Jun 18 2016, 03:44 PM)
toàn học theo kiến giải tưởng tượng của các tổ sư thì làm sao đi đúng chánh pháp được?

Đi bàn về một điều mình không biết là Ngu
QUOTE
Theo em biết thì đạo phật chỉ có bỏ cái sai đi, mà anh lại đem thêm cái sai vào (tưởng tượng ra tiểu ngã đại ngã) thì bấy nhiêu đó chắc khó thành Phật được. Chính vì anh hiểu tự ngã bằng sự tưởng tượng cho nên mới sinh ra kiến giải ảo tưởng, mà bao nhiêu đời tổ sư Đại Thừa đều không vượt qua được.

Đây là bằng chứng cho việc thêm cái sai vào của bác voicon nè.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

14 Trang « < 12 13 14
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC