Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 

· [ ] ·

 Khi Tu ThiỀn CỦa PhẬt NghĨ GÌ VỀ LÝ BÁt NhÃ

Phó Thường Nhân
post Dec 6 2016, 08:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Hoá ra tôi cũng đã viết về đạo Nho, nhưng mà lâu quá, nên không còn nhớ là đã viết. Cái mà NVT nói là phát minh lại, chính là chiêm nghiệm. Nếu « phát minh lại » quá to thì là NGỘ. Nhưng tốt nhất nên khiêm tốn nghĩ nó là chiêm nghiệm thôi. Sự chiêm nghiệm này là chính mình, nhưng sách vở, hay hội thoại với người khác cũng có tác dụng, nó giúp cho sự chiêm nghiệm này nhanh hơn. Nhưng nhất định phải có chiêm nghiệm hay phát minh lại như NVT nói. Quá trình này không phải hoàn toàn là vô ngôn, mà là không chấp vào ngôn. Tức là dùng ngôn ngữ, nhưng hiểu là nó không phải là tất cả.
Để lấy ví dụ tương quan về điều này, tôi lấy một cái ví dụ. Ví dụ như tôi ước ao đi chùa Tây Phương chơi, vì tôi đã nhìn thấy ảnh của nó trong sách. Hình ảnh của chùa Tây phương không xa lạ với tôi, và tôi có thể nhận ra nó ngay lần đầu tiên đến vãn cảnh chùa, dù chưa đến lần nào. Ngược lại, cái cảm nhận không gian khi đứng trong chùa thì không có cái gì tải được, mà là cảm nhận chiêm nghiệm trực tiếp. Khi người ta nhìn cái ảnh hai chiều là một cảm giác không đầy đủ. Khi trong khuôn viên ngôi chùa, với đầy đủ cảm giác không gian, khung cảnh,kiến trúc.. thì nó lại khác. Như vậy cái ảnh cho ta biết ngôi chùa, nhưng là một chứng thực hạn chế. Cũng như ngôn ngữ không tải hết được phật giáo, vì nó có hạn chế của chính nó. Vô ngôn là không chấp vào ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ không toàn vẹn, nhưng giúp người ta đi tới chiêm nghiệm toàn vẹn hơn. Cái chiêm nghiệm toàn vẹn hơn này phải được áp dụng. Khi người ta chiêm nghiệm đạo phật, thì những cái Ngã(tôi), cái cảm nhận thường tồn, như biên giới ngăn cản người ta tiếp cận, phải vượt qua nó. Nhưng vượt qua thế nào thì lại là cá nhân, người này không thay được người kia. Vô ngôn không có nghĩa là không nói gì, thậm chí còn nói cực nhiều, nhưng hiểu cái hạn chế của sự nói.
@QuyZen,
Nếu thế thì bác là từ đời vào đạo, từ thực nghiệm đến lý thuyết. Còn tôi thì ngược lại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2016, 10:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái gì đã dẫn tôi tới tịnh độ. Đó chính là định tâm. Tất nhiên mọi người có thể hỏi, bác học thiền để định tâm, không đủ sao mà phải dùng tịnh độ. Và tịnh độ định tâm thế nào. Cái câu hỏi thực tế là thế này. Khi ta gặp một vấn đề khó khăn phải giải quyết mà nó nằm ngoài vấn đề tâm lý của chính ta, thì ta có thể định tâm bằng Thiền để giải quyết. Nhưng khi chính tâm ta bị rối loạn thì làm thế nào để an tâm. Tất nhiên Thiền cũng có giải pháp. Đó là ngộ tâm không chỗ trụ như trong kinh Kim cương nói « Nhân vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm ». Hay như tổ Huệ Khả hỏi Thầy mình « con muốn được an tâm. Thầy bảo. Tâm ở đâu đem ra đây. Nghe đến đó, tổ Huệ Khả tự nhiên ngộ ». Cái lý của nó chính là sự thể hiện của cái câu trong kinh Kim cương dẫn ở trên. Đây cũng là điều tâm đắc của Thầy Thích Thanh Từ.
Tôi không có sở học như thầy Thích Thanh Từ, tôi không thể định tâm trong trường hợp tâm tôi rối loạn được.Mọi việc rối loạn thì tôi có thể định tâm theo Thiền để giải quyết. Nhưng tâm tôi rối loạn thì làm sao, vì tự cái tâm rối loạn không định được tự nó. Giống như người ta đương cáu, làm sao mà dứt cơn cáu. Vậy thì phải có một sự trợ giúp từ bên ngoài , trong nhà phật gọi là tha lực, vì cái tự lực của ta không đủ để tự chế ngự.
Cái này tôi học được khi tình cờ tôi đọc được một tác phẩm của ngài Thiên Loan (Shiran), tổ tịnh độ chân tông Nhật. Trong đó ngài Thiên Loan đã nhận thấy rằng, dù có thiền thế nào, chế ngự thế nào ông ấy cũng không dứt bỏ được cáu giận, dù đã đi tu từ khi mới 9 tuổi. Và ông ấy tự hỏi, vậy làm thế nào mà ngộ, khi cái tâm không yên.Chính khi đọc kinh Vô lượng thọ (còn gọi là kinh Đại A Di đà), ông đã tìm được câu trả lời, trong nguyện thứ 17 (trong tổng số 48 đại nguyện của phật A Di đà). Đó là phật nói, bất kỳ ai, chỉ cần niệm từ 1 đến 10 niệm « nam mô A di đà phật », thì cũng được cứu trợ vãng lai về Tây phương cực lạc để tu thành Phật.
Như vậy cái đế ở đây là chữ TÍN. Một chữ TÍN ra ngoài lô gíc, ngoài duy lý. Từ TÍN dẫn tới TẤN, tức là tinh tấn cố gắng. từ TẤN dẫn tới NIỆM (tức là niệm tên phật), từ NIỆM dẫn tới ĐỊNH, từ ĐỊNH dẫn tới HUỆ. Như vậy cái bộ ba GIỚI ĐỊNH TUỆ trở thành bộ năm : TÍN TẤN NIỆM ĐỊNH HUỆ, trong đó TÍN TẤN NIỆM tương đường với GIỚI.
Theo đó, với lòng TÍN tưởng vào đại nguyện của Phật A di đà, người ta niệm phật để dẫn đến « NHẤT TÂM BẤT LOẠN », từ đấy mà định tâm.
Chính vì tác dụng định tâm của nó, mà người ta hay nhầm nó là một dạng Thiền hạ đẳng, vì phải dùng tên phật A di đà. Đây cũng là ý tưởng chung của các tông phái được gọi là « Thiền – Tịnh song hành ».
Tông phái kiểu này cũng tồn tại ở miền Nam từ trước giải phóng. Nhưng Tịnh độ không phải là một thủ pháp Thiền hạ đẳng. Đầu mối của nó là niềm tin. Khi niệm phật A di đà, thì trong tâm phải nổi niệm tin vào phật Adi đà. Không tin, các bác cứ thử lúc rối loạn tâm chí lẩm bẩm « con vet, con vẹt » thì chỉ thấy mình bị rối loạn hơn. Cái lý thâm sâu của nó là mỗi một niệm là đặt lại lòng tin vào phật A di đà, và chính cái lòng tin ấy sẽ làm ta định tâm, lời niệm chỉ là sự thể hiện.
Cái sự phát triển của phật giáo này, chỉ có trong Đại Thừa, và nó dùng cho cư sĩ. Nó còn vượt hơn cả sự định tâm. Vì nó là niềm tin vào sự cứu trợ, vào tha lực của phật A di đà. Ở Thân Loan, thì ông ấy còn đi xa hơn, là hoàn toàn phủ nhận tự lực, chỉ hoàn toàn tin vào tha lực.
Với tịnh độ, thì Phật giáo không chỉ là một triết học nhân sinh, dựa vào giác ngộ, mà đã trở thành tôn giáo đích thực, vì cái đế nó là niềm TIN.
Phải mất một thời gian rất dài, tôi mới TIN được, vì đây là niềm tin « VÔ LÝ ». Nhưng khi tin, thì nó lại hiệu nghiệm. Chính vì thế, khi gặp vấn đề rối loạn ngoài tâm trí, thì tôi dùng Thiền. Nhưng khi tâm trí rối loạn thì tôi niệm phật.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 7 2016, 06:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thường thì người ta chỉ nghĩ tới Tịnh độ vào thời điểm sống/chết. Vì sự giải thoát bằng tịnh độ là lời hứa là niềm tin vãng sinh về một thế giới khác. Về điểm này thì Tịnh độ không khác gì đạo Thiên chúa hay đạo Hồi cả. Họ thì nghĩ tới Thiên đường, còn Tịnh độ thì mang mình về thế giới cực lạc (một dạng khác của Thiên đường ???). Đặc biệt nó có cái gì đó giống đạo tin lành (protestant) vì nó dựa vào niềm tin. Lấy niềm tin làm chủ. Nhưng nó có điều khác cực kỳ cơ bản, là phật A di đà không lấy đi sự tự chủ của mình. Nghiệp mình làm mình chịu, không phải như Thiên chúa, ông chúa có quyền trừng phạt hay ban thưởng, đồng bóng thất thường tuỳ theo ý ông ta (nếu quan niệm chúa tồn tại). Phật A di đà cứu chỉ vì nguyện từ bi. Vì thế theo tịnh độ, thì người ta vừa có niềm tin, đồng thời vẫn có sự tự chủ, vẫn có trách nhiệm cá nhân, mình làm mình chịu.
Thủa nhỏ, tôi vẫn thường theo bà đi chợ mua hoa cúng, hoa sói, hoa ngọc lan, hoa huệ…Thường thì bà mua hoa cúng vào ngày đầu tháng và rằm. Lúc đó tôi cứ băn khoăn không hiểu bà cúng thế làm gì. Bà giải thích là Phật có quyền năng vô hạn cứu người. Theo lời giải thích của Bà, tôi nghĩ phật giống như ai đó có thể trừng phạt mình. Vì thế, trẻ con, lúc vắng bà nhiều lúc chỉ tay vào mặt phật, rồi hồi hộp chờ xem phật phạt mình thế nào. Nhưng chẳng có chuyện gì xẩy ra cả…
Nếu suy nghĩ theo kiểu duy vật, mà trong tôi cũng có phần nhân sinh quan thế giới quan duy vật của chủ nghĩa Mác, thì tôi có thể giải thích : « mê tín vớ vẩn ». Nếu tôi giải thích theo Thiền, cũng ảnh hưởng tới phần nhân sinh quan thế giới quan của tôi, thì câu chuyện trên không khác gì công án. Nó cũng chẳng khác gì hai ông Thiền sư so đọ sự giác ngộ với nhau, rồi ông này bảo ông kia ngồi lên trên ảnh phật, ông kia không dám ngồi, khiến ông ta cười khà khà nói rằng « ông còn chưa ngộ » (vì vẫn chấp vào hình ảnh tượng gỗ, do phật tại tâm). Tôi chỉ tay vào mặt phật, là chỉ tay vào tượng gỗ, phật đâu ở đó, phật ở trong tâm. Mà cái tâm trẻ con của tôi, còn ngây thơ, chắc chắn gần phật hơn một người lớn, vì chưa phải so đo tính toán. Nhưng cũng có thể giải thích bằng tâm linh tịnh độ (vì bà tôi thờ phật bà quan âm, tức là tịnh độ), tức là phật chỉ cứu người, phạt tôi làm gì. Còn tội lỗi tôi làm thì tạo nghiệp ráng chịu. Chính vì Phật không trừng phạt, nên giới luật là do người đặt ra. Không phải như trong Thiên chua, hay hồi giáo là do chúa trời đặt ra. Vì thế theo nhà phật bắt buộc phải ngộ, phải tín nhưng là tự mình, không ai làm thay được. Muốn ngộ, muốn tín thì phải xây dựng được nhân sinh quan, thế giới quan cho mình. Muốn có được nhân sinh quan, thế giới quan thì phải « tâm phục khẩu phục », phải làm sáng được cái lương TÂM của mình chứ không phải là ép buộc. Chính vì thế mà Đại Thừa mới dựa vào HUỆ, vào TÍN tức là toàn những điều từ trong tâm hướng ra, chứ không phải từ ngoài ép vào. Và đây cũng là yếu điểm của nhà Phật Đại thừa trong vấn đề tổ chức.
Nhưng Tịnh độ khôngphải chỉ cần khi trước « cửa tử », sống chết. Mà nó là niềm TIN. Niềm TIN vào Phật khiến người ta học phật, từ đó mà dẫn tới TÍN HẠNH NGUYỆN. HẠNH ở đây là đạo đức, NGUYỆN là ước mong. Thường NGUYỆN người ta hay quy là quyết tâm vãng sinh tịnh độ. Còn HẠNH chính là lục đạo ba la mật : Từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Từ bi thì ai cũng hiểu. Nhẫn nại tinh tấn thì như Thị Kính trong truyện Quan Âm thị Kính, để có Thiền định, tức là an tâm thì dùng tín,niệm. Định được dẫn đến Huệ. Huệ là cái đế của Từ bi.
Thế còn Thiền so thế nào với tịnh độ. Thiền là đi theo cái chuỗi : KIẾN (nhìn thấy sự việc), GIẢI (giải thích sự việc theo nhân sinh quan, thế giới quan phật giáo), rồi NGỘ . Cái chuỗi KIẾN GIẢI NGỘ này là nguyên thuỷ trong Phật giáo. Vì thế nhiều khi người ta không hiểu Phật giáo là tôn giáo hay triết học ứng xử. Nhưng với TỊNH ĐỘ, với TÍN, HẠNH, NGUYỆN thì Phật giáo thực sự là tôn giáo, mà cũng không mất đi cái triết học sống kia.
Cái hay của Tịnh độ là ở chỗ đó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 8 2016, 08:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tịnh độ là tông phái phật giáo chủ yếu ở VN, vì thế cái câu « Nam mô A di đà phật » trở thành câu cửa miệng của Phật tử. Dù tông phái này có từ lâu đời, tương đương với Thiền, khoảng thế kỷ thứ IV, nhưng ở VN, nó chỉ thực sự thành tông phái chủ yếu từ thế kỷ thứ XVI (tức là bắt đầu thời nhà Mạc), vì thế các chùa cổ ở VN, tập trung ở ngoài Bắc, đều có bộ tượng Phật theo tư duy tịnh độ. Trong bộ tượng, Phật Thích Ca là hình ảnh Nhi đồng đứng trên toà sen, rất nhỏ. Ngược lại bộ ba tượng : Quan thế Âm, A di đà, Đại thế chí được đặt rất to, ở khoảng giữa của điện thờ. Trên cùng là bộ tam phật Tam thế (dĩ vãng, hiện tại, tương lai) nói lên tính thường tồn của đạo Phật. Ở VN cũng có « thánh địa » của tịnh độ, thường được coi như của đạo Phật nói chung, đó là khu quần thể chùa Hương, phía Nam Hà nội.
Ở miền Nam, do chùa mới hơn, đặc biệt do cải cách phật giáo mà tôi đã nói tới khiến người ta chỉ dựng một tượng phật to, thường là phật Thích Ca, học theo nhà thờ chỉ để tượng chúa. Hiện nay vào chùa mới, thì không biết là tông phái nào, vì tượng tiếc linh tinh, tuỳ theo hứng của người đóng góp xây chùa, trong đó các tư duy lẫn lộn nhau. Nhưng phật tử VN, lên chùa do nhu cầu tâm linh là chính, chứ không phải là nhu cầu tu tập, nên họ cũng dễ tính, không để ý.
Tiếp đây tôi nói về chiêm nghiệm Pháp Hoa, theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Pháp Hoa là một tông phái, nếu bác nào muốn tìm hiểu tông phái này thì có thể lên internet tải về rất dễ, cho dù nó không đầy đủ. Thông thường người ta chia kinh này ra làm 2 phần, phần lý thuyết là 14 chương đầu, phần thực hành là 14 chương cuối. Nếu theo Nhật liên tông, tức là tông pháp hoa Nhật bản, thì cách chia của Nhật Liên hơi khác. Nhưng tôi không nhớ chính xác, nên không nói được. Về Nhật Liên Tông, có nhà sư Thích Như Điển (ở Đức) có dịch một cuốn của người Nhật, viết về tông phái naỳ. Các bác vào chú Gúc, tra tên nhà sư, tìm cái site của chùa thì chắc sẽ thấy. Tác phẩm trình bầy rất đầy đủ về Nhật Liên. Nhưng cách phân tích của Nhật Liên không phải là cách phân tích Pháp Hoa Thông thường.
Ở VN cũng có những người viết và trình bầy kinh này, nhưng họ luôn trình bầy nó dưới con mắt Thiền Tông, nên thực ra đã bóp méo kinh này. Tôi kể ra ba cuốn tôi đọc : « Pháp hoa huyền nghĩa » (in ở miền Nam cũ), Giải kinh pháp hoa của hoà thượng Thích Huyền Vi (ở Pháp), một giải nghĩa kinh nữa của một Thiền sư VN khoảng thế kỷ thứ XVII (Hương Hải ??, tôi không nhớ chắc chắn) mà Hoà thượng Thích Thanh Từ dùng để diễn giải. Tất cả đều nhìn theo kiểu Thiền Tông từ xưa đến nay.
Cảm nhận của tôi với Pháp Hoa rất khác. Điều thú vị nhất với tôi, là kinh này đã giúp cho tôi phương pháp (methodologie) tiếp cận Phật giáo, nó đề cập tới một vấn đề là TÍN KINH (trong khi tịnh độ là TÍN PHẬT), Kinh cũng nói tới nghĩa vụ hoàng hoá, tuyên truyền phật Pháp cuả cư sĩ (trong kinh gọi là Pháp Sư), .. Những điều này rất quan trọng và đặc biệt. Tôi sẽ dần dần đề cập tới nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 9 2016, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi đọc các kinh điển phật giáo, như tôi đã nói là gặp phải vấn đề làm sao sắp xếp các kinh theo một trật tự lô gíc để có thể hiểu được. Nó cũng giống như tôi đứng trước một đống gạch ngói, dầm gỗ, đồ trang trí nội thất, cửa sổ..vứt dưới đất và tự mình phải tìm ra cái bản thiết kế xây dựng của kiến trúc sư để xây cái nhà như thế nào, vì khác với các tôn giáo khác, số lượng kinh phật có rất nhiều, tôi cũng không thể đọc hết, tìm hiểu theo hệ thống. Lúc đầu tôi tìm cách sắp xếp nó theo thời gian, theo như kiểu duy vật lịch sử, «khoa học ». Nhưng điều đó bất tiện vì không phải lúc nào tôi cũng có thể tìm được vị trí, hoàn cảnh lịch sử của nó. Chẳng những vì tôi là người nghiệp dư, mà vì với tất cả các văn bản cổ, bất kỳ tôn giáo nào, xác định được hoàn cảnh ra đời của nó là một vấn đề, vì không còn dấu vết kiểm chứng. Không những thế, giả dụ có tìm được thì nó cũng không có tác dụng gì cho việc tu tập, không kể, như tôi đã nói ở chủ đề bên cạnh, làm như thế thì đã đặt mình vào hệ quy chiếu khác, không còn là phật giáo nữa.
Sau đó tôi tìm cách sắp xếp theo chủ điểm, kiểu như duy thức thì tôi xếp vào tâm lý học, Thiền tôi xếp vào triết học, .. Nhưng làm như thế thì không có cái nhìn tổng thể xuyên suốt, không thấy sự phát triển của phật giáo.
Một cách sắp xếp khác nữa là theo nguyên tắc « xẩm sờ voi », giống như trong chuyện cười dân gian,theo nguyên tắc này thì mỗi một kinh thấy được một mặt của vấn đề.
Vì thế khi đọc kinh Pháp Hoa, tôi rất thú vị vì thấy nó có cách sắp xếp, có một phương pháp sắp xếp. Cái phương pháp đó là « tuỳ bệnh cho thuốc » (như trong phẩm dược sư), « tuỳ nhân duyên » (như trong phẩm nói về ông Trưởng giả mang con về, giáo dục một cách tiệm tiến dần dần. Ông trưởng giả có thể hiểu là Đức Phật người con là chúng ta, và cách mang con về là phương pháp đi tới tìm được phật tính), hay « tuỳ căn cơ » (như phẩm phương tiện trưởng giả (Đức phật), cứu con(chúng ta) khỏi nhà cháy(tham sân si) bằng 3 cỗ xe (giáo pháp) khác nhau). Tất nhiên muốn tiếp cận kinh Pháp Hoa, thì phải đọc các kinh sách của phật nguyên thuỷ, đại thừa trước, vì trong bộ kinh không nói giáo pháp cụ thể như thế nào, thế nào là theo phật, là phật giáo. Tóm lại nó là bộ kinh tổng kết, không phải là bộ kinh bắt đầu. Người học phật, không nên bắt đầu bằng kinh pháp hoa, mà chỉ nên đọc nó khi đã đọc các kinh khác, rồi từ đó hoang mang không hiểu kinh nào đúng, nên theo tông phái nào.., thì đọc kinh pháp hoa sẽ ngộ được. Vì nó cung cấp cho ta cái phương pháp (methodologie) tiếp cận phật giáo một cách tổng thể.
Một điều thú vị nữa, đó là kinh pháp hoa là kinh dùng cho cư sĩ, nhằm vào cư sĩ. Kinh coi cư sĩ là người chịu trách nhiệm chính truyền bá phật pháp nói chung, kinh pháp hoa nói riêng. Trong kinh có rất nhiều đoạn nói về công đức đọc kinh, chép kinh, truyền giảng kinh. Có hình ảnh như giữ kinh pháp hoa còn hơn xây chùa, chỗ nào để kinh pháp hoa, chỗ đó là chùa. Người đọc kinh được coi là Pháp Sư, và phải truyền bá đạo Phật. Kinh không bắt cư sĩ phải trọng tăng (nếu « tăng thượng mạn »)….
Kinh Pháp Hoa cũng khó tin như kinh Adi đà, vì nó thể hiện dưới dạng so sánh, ẩn dụ. Chứ không thể bắt câu bắt chữ hiểu theo nghĩa đen. Còn nếu hiểu theo nghĩa đen thì phải TÍN KINH, đặt niềm tin vào kinh, vào sức mạnh « công quả » của kinh pháp Hoa.
Kinh cũng rất coi trọng bảo vệ phật pháp, và có thể dẫn đến hiến thân. Như trong phẩm đốt thân thể để dâng cúng. Điều này khiến tôi nghĩ tới hoà thượng Thích Quảng Đức và các chư sĩ phật tử tự thiêu trong phong trào chống Ngô đình Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963.
Kinh cũng xây dựng một vũ trụ quan (cosmologie) phật giáo, với các thế giới phật giáo khác nhau, mỗi thế giới được trụ trì bởi một đức Phật. Đọc kinh pháp Hoa rồi, thì người ta có thể tiếp cận các tranh vũ trụ quan của phật giáo Tây tạng, qua các Mandala. Theo vũ trụ quan này thì Phật Thích Ca là Đức phật của thế giới chúng ta sống (thế giới Ta bà), và phật Thích Ca tồn tại vĩnh hằng với thế giới này (phẩm như lai thọ lượng) chứ không phải là nhập niết bàn như trong phật giáo nguyên thuỷ quan niệm.
Kinh cũng nói tới thái độ tu tập của cư sĩ trong phẩm An lạc hạnh, hay phẩm nói về devata (người anh họ đã định hại phật Thích Ca trong lịch sử). Trong phẩm này , devata được coi như là thử thách với Phật. Chính cái tư duy « gặp khó khăn có nghĩa là thử thách lòng tin với Phật » này đã khiến Nhật Liên, dù bị đi đầy vẫn tiếp tục truyền đạo. Nó cũng khác hẳn với tâm ly phật tử thông thường ở VN coi tâm linh là vấn đề « thương mại với thần linh ». Giống như kiểu thái độ của tiểu thương với ông địa. Cầu ông địa mà không bán được hàng thì mang ông địa đi nhận nước, trừng phạt.
Kinh Pháp Hoa như vậy với tôi là phương pháp tiếp cận đạo phật, lối sống phật giáo. Với bộ ba : Tịnh độ, Pháp Hoa, Thiền, tôi đã có được một cách tiếp cận tổng hợp TAM TÍN (TÍN PHẬT : Tịnh độ, TÍN PHÁP : Thiền, TÍN KINH : Pháp Hoa).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 10 2016, 04:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vậy thì sau nhiều năm tìm hiểu Phật Giáo, bác Phó có còn thắc mắc hay tò mò điều gì nữa không ạ?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 13 2016, 05:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.009
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Tò mò về điều gì ? về phật giáo á ? Tôi luôn tò mò về những chuyện lịch sử văn hoá, triết học, tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng. Nhưng riêng về phật giáo dùng từ « tò mò » thì không chuẩn, mà là luôn học hỏi, vì tôi là phật tử tự do. Nếu học mà không đặt câu hỏi thì không thể chiêm nghiệm. Mà phật giáo thì rất rộng, nên « dư địa » để tìm hiểu, chiêm nghiệm với tôi còn nhiều.
Học giả Đoàn Trung Còn (hay Cổn) có trích ở đâu đó một câu rất hay là « Đọc ba trăm sáu mươi quyển kinh, chẳng phải Thần, Thánh, Phật, Tiên nhưng khác tục ». Điều này rất hợp với nhân duyên của tôi, vì tôi luôn đi từ lý thuyết (đạo) tới ứng dụng cho mình (đời). Số lượng kinh phật tôi đọc được cà nghĩa bóng lẫn nghĩa đen không được 360 quyển, như vậy dư địa tìm hiểu còn nhiều. Đó là điều thứ nhất. Cuộc sống luôn thay đổi, trăm năm trong cõi người ta, con người nằm giữa 4 bức tường : sinh, lão, bệnh, tử, mỗi một giai đoạn, một thời kỳ dù chỉ có một lý thuyết thì sự chiêm nghiệm cũng khác nhau. Có nghĩa là mỗi thời điểm cuộc đời là một sự chiêm nghiệm mới. Đấy là điều thứ hai. Nhân duyên đưa đẩy, khiến tôi gặp được phật giáo là điều thứ ba. Tôi luôn quan niệm với đạo phật tôi chỉ là dạng Thanh Văn (tức là dạng thông thường nhất với những người tìm hiểu phật giáo), vì trọng kinh sách, nên cách của tôi là tiệm tu, tức là như Thần Tú (người không được truyền ý bát trong nhà Thiền, vì y bát được truyền cho Huệ Năng, vì ông quan niệm tâm như tấm gương luôn phải lau chùi cho sáng, mà tôi gọi là « minh tâm kiến tính »), Nếu đã tiệm tu thì có nghĩa là phải luôn học hỏi.

Ở trên tôi nói nhân duyên đưa đẩy là thế nào, là sự tình cờ gặp phật giáo. Ví dụ. Khi tôi đến Tokyo, ai đến đó cũng phải mò ra kamakura, là một thành phố nhỏ, cách Tokyo khoảng 50Km, nhưng trước nó là thủ phủ đầu tiên của các Shogun Nhật bản, vì ở đó có đại phật tượng, mà du khách ai cũng tới, vì nó nổi tiếng như kiểu tháp ép phen ở Paris. Khi đến thăm di tích, thì cảm nhận của tôi cũng bình thường, cũng có thể vì đông du lịch quá. Trên đường quay ra nhà ga để về lại Tokyo, khi còn cách nhà ga khoảng độ 200m, về phía bên phải, tôi thấy một ngôi chùa nhỏ, vắng vẻ. Tự nhiên tôi đi vào. Du khách chỉ có mình tôi. Nhờ người ta viết cả tiếng Anh giải thích, tôi mới biết đó là một ngôi chùa của Nhật Liên Tông (tông phái Pháp Hoa của Nhật), mà đầu tiên nó cũng không phải là chùa, mà là gia cư của một thương gia ủng hộ Nhật Liên đã cho ông ta túc ở đây trước khi bị Triều đình Nhật đưa đi đầy. Tóm lại, đó là nơi phát tích của phái Nhật Liên. Biết điều đó, tôi có một tâm trạng rất khó tả, cảm thấy mình như có nhân duyên. Tôi không phải là đệ tử của giáo phái này, nhưng tôi đọc kinh Pháp Hoa. Không kể sau khi chen chúc vào thăm đại phật tượng, mà có lẽ ba phần tư số người thăm đến chỉ để chụp ảnh, vào nơi ở thanh tịnh của một Đại Tăng Phật giáo, nhưng không có một bóng người, khiến tôi cảm thẩy sự trống rỗng của con người đương đại, vì có ai cấm người ta làm giầu mà có chút tinh thần. Và điều đó càng làm tôi chiêm nghiệm phật giáo nói chung, kinh pháp hoa nói riêng hơn. Cuối cùng cảm giác mạnh nhất với tôi còn lại, từ Kamakura là ngôi chùa bé nhỏ này, mà không phải là Đại Phật Tượng, dù tôi vẫn hiểu cái kỳ công của nó.

Khi tôi đến chùa Dơi ở miền Tây Nam bộ, lúc tôi đến trời đã chập choạng tối. Trong vườn chùa có những con dơi rất to đang treo mình trên cây. Tại sao dơi lại mò vào đây, ở đây. Phải chăng sinh vật cũng biết là trong cửa từ bi của Phật thì chúng không bị sát hại, mà như thế. Lúc bấy giờ các sư người Khơ me đã tụng xong bản kinh chiều. Trong một cái nhà như là hội trường, có một vị sư lớn tuổi đang ngồi giaỉng giải gì đó cho phật tử ngồi ở dưới. Tự nhiên tôi có cảm giác như sống lại 2000 năm trước, như khi phật Thích Ca đang giảng đạo cho phật tử trong vườn nai. Tôi không rõ nhà sư nói gì, vì ông nói bằng tiếng Khơ me. Có thể nó chỉ là điều đạo đức đơn giản thôi, nhưng tôi như lọt vào một thế giới khác, vì tôi không hiểu tiếng, khiến tôi lại nhậy cảm với quang cảnh phật đường xung quanh hơn (vì vô ngôn), khiến tâm hồn tôi bay bổng hơn. Lúc đấy có cảm giác như mạnh nguồn phật pháp của đức phật, của đạo phật nguyên thuỷ nó thấm vào người mình mãnh liệt. Tất nhiên cũng có thể vì tôi cũng đọc kinh nguyên thuỷ, hiểu lịch sử Nam tông nên mới có thể cảm nhận thế. Không rõ.

Những điều như thế tôi gọi là nhân duyên. Nó vừa là tình cờ (vì tự nhiên tôi cảm như vậy), nhưng nó cũng là cố ý (vì nếu tôi không tìm hiểu phật pháp thì tôi cũng không thể có nhận thức mà cảm được).
Tôi lấy hai ví dụ trên, nhưng người ta có thể gặp nhân duyên với phật rất nhiều, trong đời thường, chứ không nhất thiết phải vào chùa mới thấy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC