Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Buông Hay Không Buông?, Một giai đoạn khi đang tu hành

Skywalker
post Apr 18 2011, 05:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tục ngữ có câu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" ý rằng cùng một hạng người thì sẽ tìm đến nhau mà chia sẻ, nhưng lạ là ở chỗ người ta chỉ cần qua một dấu hiệu nhỏ (ngôn ngữ, cử chỉ ...vv) là nhận ra nhau ngay. Lại đọc một số truyền thuyết thấy kể một số người tu hành (sống cách biệt) có khả năng đoán biết trước việc có người sắp đến thăm lẫn việc việc người đó muốn hỏi. Một giả thiết khả dĩ là năng lực của người tu là bậc cao hơn của cái hiện tượng thông thường kia, thì dường như người tu biệt lập, xa cách xã hội , lại có năng lực nhạy bén hớn hẳn người tu tại gia.

Đây là tán nhảm, chỉ cố tưởng tượng ra rằng đưa mình vào chốn hoang vắng thì công lực tăng tiến hơn ngồi buôn dưa lê ở chợ. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 20 2011, 05:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT2002,
cái cách đặt vấn đề của NVT đã là không phải thiền rồi. Vì buông không phải là thiền mà là chấp, mà không buông cũng không phải là thiền và cũng là chấp.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 20 2011, 07:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 20 2011, 05:45 PM)
@NVT2002,
cái  cách đặt vấn đề của NVT đã là không phải thiền rồi. Vì buông không phải là thiền mà là chấp, mà không buông cũng không phải là thiền và cũng là chấp.
*



Bác Phó có thể giải thích rõ hơn, thế nào là chấp và thế nào là không chấp đươc không ạ?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 20 2011, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chấp tức là bám vào một cái gì đó. Thực ra khái niệm của nó rộng hơn, nhưng cứ tạm hiểu như vậy cho tiện. Phật giáo nói chung, ngay từ phật giáo nguyên thuỷ đã đưa ra khái niệm trung đạo. Tức là không bám vào cái gì cả, ở giữa. Cái gì đây phải hiểu là cả positif và negatif (tiếng việt là hữu và vô). Lấy một ví dụ cổ điển, với Phật Thích ca, thì một cái đàn lên dây căng quá cũng không tốt, lên dây trùng qúa cũng không tốt, vì cả hai đều không làm cho nó có đúng âm. Đây là nội dung một bản kinh, nguyên thuỷ nhưng mà tôi đã quên mất tên. Bản thân Phật Thích Ca cũng đi từ cuộc sống hưởng lạc sung túc lúc ban đầu (khi còn là Thái tử) rồi qua tu khổ hạnh 6 năm trời (mà người ta vẫn tả lại bằng bức tượng Tuyết sơn hành giả -người tu trên núi tuyết) để thấy rằng cả hai thái cực ấy không phải là đạo. Cho đến lúc ông ngồi Thiền dưới gốc bồ đề, bỏ tất cả hai thái cực đó, thì mới đắc đạo.
Sau này thời tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) thì người ta nói thế này « Nho chấp hữu, Lão chấp vô, chỉ có Phật giáo mới vượt lên trên để thoát khỏi sinh tử ». Tại sao lại thế, bởi Nho quy định ra luật lệ (tam cương, ngũ thường) bó con người, nên gọi là hữu. Lão chủ trương bỏ luật lệ, quay ra huyền huạc thì gọi là vô. Còn Phật giáo thì vượt lên trên cái đó.
Thế nào là vượt, tức là thái độ lúc nào cũng « chính/chánh ».Chính là từ ngoài bắc. Chánh là từ trong nam. Thế nào là « chính / chánh », có nghĩ là không hành động bởi những niệm (tức là tư duy) xuất phát từ THAM, SÂN , SI thì là chính.
Vậy nếu người ta ham kiếm tiền, ham kinh doanh, không phải là mất tu. Có điều trong khi kiếm tiền kinh doanh có xuất phát từ tham lam, từ vội vã, từ ảo tưởng không mới quan trọng. Còn nếu kinh doanh là nghề để sống thì có làm sao ;
Tương tự như vậy, nếu làm ngược lại, tức là bỏ mọi công việc, trốn đời, rồi bảo là tu cũng không phải (đây chỉ là vô, cái trên là hữu). Vậy tu trong trường hợp đó là thế nào. Nếu anh không kinh doanh, không kiếm tiền, mà ham muốn yên tính, trầm mặc, tránh đời cũng được.., ai cấm nhưng đừng có dấy niệm tự mãn, AQ, coi mình trên đời, ảo tưởng mình tu (tức là trở lại với Tham, sân, si) thì là tu.
Như vậy tu ở đâu cũng được, hoàn cảnh nào cũng được, làm việc gì cũng được..Nhưng cái niệm (tức là tư duy dẫn tới nó) từ đâu mới quan trọng.
Trong quá trình phát triển của phật giáo nó còn phát triển hơn nữa, với Tâm, thân tâm như một, trực chỉ, ..v..v.. nhưng nó cũng không ngoài những điều tôi nói ở trên, chỉ tinh vi hơn, triết lý hơn, vô hình hơn, ..thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 20 2011, 09:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 20 2011, 08:28 PM)
Chấp tức là bám vào một cái gì đó. Thực ra khái niệm của nó rộng hơn, nhưng cứ tạm hiểu như vậy cho tiện. Phật giáo nói chung, ngay từ phật giáo nguyên thuỷ đã đưa ra khái niệm trung đạo. Tức là không bám vào cái gì cả, ở giữa. Cái gì đây phải hiểu là cả positif và negatif (tiếng việt là hữu và vô). Lấy một ví dụ cổ điển, với Phật Thích ca, thì một cái đàn lên dây căng quá cũng không tốt, lên dây trùng qúa cũng không tốt, vì cả hai đều không làm cho nó có đúng âm. Đây là nội dung một bản kinh, nguyên thuỷ nhưng mà tôi đã quên mất tên. Bản thân Phật Thích Ca cũng đi từ cuộc sống hưởng lạc sung túc lúc ban đầu (khi còn là Thái tử) rồi qua tu khổ hạnh 6 năm trời (mà người ta vẫn tả lại bằng bức tượng Tuyết sơn hành giả -người tu trên núi tuyết) để thấy rằng cả hai thái cực ấy không phải là đạo. Cho đến lúc ông ngồi Thiền dưới gốc bồ đề, bỏ tất cả hai thái cực đó, thì mới đắc đạo.
Sau này thời tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) thì người ta nói thế này « Nho chấp hữu, Lão chấp vô, chỉ có Phật giáo mới vượt lên trên để thoát khỏi sinh tử ». Tại sao lại thế, bởi Nho quy định ra luật lệ (tam cương, ngũ thường) bó con người, nên gọi là hữu. Lão chủ trương bỏ luật lệ, quay ra huyền huạc thì gọi là vô. Còn Phật giáo thì vượt lên trên cái đó.
Thế nào là vượt, tức là thái độ lúc nào cũng « chính/chánh ».Chính là từ ngoài bắc. Chánh là từ trong nam. Thế nào  là « chính / chánh », có nghĩ là không hành động bởi những niệm (tức là tư duy) xuất phát từ THAM, SÂN , SI thì là chính.
Vậy nếu người ta ham kiếm tiền, ham kinh doanh, không phải là mất tu. Có điều trong khi kiếm tiền kinh doanh có xuất phát từ tham lam, từ vội vã, từ ảo tưởng không mới quan trọng. Còn nếu kinh doanh là nghề để sống thì có làm sao ;
Tương tự như vậy, nếu làm ngược lại, tức là bỏ mọi công việc, trốn đời, rồi bảo là tu cũng không phải (đây chỉ là vô, cái trên là hữu). Vậy tu trong trường hợp đó là thế nào. Nếu anh không kinh doanh, không kiếm tiền, mà ham muốn yên tính, trầm mặc, tránh đời cũng được.., ai cấm nhưng đừng có dấy niệm tự mãn, AQ, coi mình trên đời, ảo tưởng mình tu (tức là trở lại với Tham, sân, si) thì là tu.
Như vậy tu ở đâu cũng được, hoàn cảnh nào cũng được, làm việc gì cũng được..Nhưng cái niệm (tức là tư duy dẫn tới nó) từ đâu mới quan trọng.
Trong quá trình phát triển của phật giáo nó còn phát triển hơn nữa, với Tâm, thân tâm như một, trực chỉ, ..v..v.. nhưng nó  cũng không ngoài những điều tôi nói ở trên, chỉ tinh vi hơn, triết lý hơn, vô hình hơn, ..thôi.
*



Bác Phó viết rất hay clap.gif
Em muốn hỏi thêm một thí dụ, mà bác Quyzen thường hay đặt ra là thế này: Giả sử bác Phó đang đi ngòai đường thì gặp 1 con rắn đang sắp sửa ăn thịt 1 con nhái, vậy thì bác sẽ có hành động như thế nào ạ? Ý em hỏi là nếu hành động phù hợp với việc không chấp thì thế nào mới là đúng?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 20 2011, 09:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thế bác Quý bác ấy trả lời thế nào ?
Câu trả lời chính xác với phật giáo nhất là đưa chân mình cho con rắn cắn, cứu con nhái. Đây cũng là một nội dung bộ kinh nổi tiếng, và nó vẫn được phật giáo trong các nước theo phật giáo Nguyên thủy hình lễ hàng năm. Nếu tôi không nhầm thì nó có ở trong lục bộ tập kinh. Trong đó kể chuyện một hoàng tử đi vào rừng gặp hổ, đã tự hiến con, vợ, rồi bản thân mình cho hổ để cứu con nai hay con gì đó tôi không nhớ. Ở đây cái người ta muốn đề cao là lòng từ bi, như trong Quan âm thị kinh vậy.
Còn câu trả lời của tôi thì lãng nhách thế này : kiếm cái cành cây xua cho con răn chạy đi. Chỉ cần lúc làm thì đừng sợ quá thần hồn nát thần tính thôi. Và làm xong thì thôi, không cần phải đi khoe với mọi người hay tự hào bởi chính bản thân mình. Nó cũng chỉ là việc làm bình thường như ăn cơm uống nước thôi, hay phủi bụi trên áo thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 20 2011, 09:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 20 2011, 09:27 PM)
Thế bác Quý bác ấy trả lời thế nào ?


Bác Phó còn lạ gì bác Quyzen? Bác Quyzen có trả lời cho ai cái gì bao giờ, chỉ tòan hỏi thôi à :(

QUOTE


Câu trả lời chính xác với phật giáo nhất là đưa chân mình cho con rắn cắn, cứu con nhái. Đây cũng là một nội dung bộ kinh nổi tiếng, và nó vẫn được phật giáo trong các nước theo phật giáo Nguyên thủy hình lễ hàng năm. Nếu tôi không nhầm thì nó có ở trong lục bộ tập kinh. Trong đó kể chuyện một hoàng tử đi vào rừng gặp hổ, đã tự hiến con, vợ, rồi bản thân mình cho hổ để cứu con nai hay con gì đó tôi không nhớ. Ở đây cái người ta muốn đề cao là lòng từ bi, như trong Quan âm thị kinh vậy.


Chắc bác Phó nhầm rồi. Ngày xưa bác Quyzen thấy có ông giáo sư nào đó viết bài Phật Giáo là từ bi, thì bác Quyzen lại viết hẳn một bài khác nói rằng cái gốc của Phật Giáo là trí tuệ, từ bi chỉ là hệ quả. Viết xong, mời ông GS kia ra quán cafe để trình bày. Ông GS đọc xong cũng phải công nhận "tôi cũng biết là anh đúng, nhưng tôi vẫn viết thế kia là vì..."


QUOTE
Còn câu trả lời của tôi thì lãng nhách thế này : kiếm cái cành cây xua cho con răn chạy đi. Chỉ cần lúc làm thì đừng sợ quá thần hồn nát thần tính thôi. Và làm xong thì thôi, không cần phải đi khoe với mọi người hay tự hào bởi chính bản thân mình. Nó cũng chỉ là việc làm bình thường như ăn cơm uống nước thôi, hay phủi bụi trên áo thôi.
*



Không chơi đường vòng như thế laugh.gif) Cái ví dụ nó hay là ở tính cưỡng bách của tình huống. Giả sử bác chỉ có 1 khẩu súng lục, đạn đã lên nòng, cầm sẵn trên tay. Con rắn trong nháy mắt nhảy vào đớp con nhái. Lúc đó bác đứng cách 2m, nên chỉ còn đường bắn hoặc không bắn thôi!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Apr 21 2011, 11:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Từ nguyên lý đến thực tiễn là một khoảng cách xa vời, vì thế chuyện nêu ra một tình huống rồi đòi hành động chứng minh nguyên lý ...vv chỉ để dẫn dụ người mới học. Kẻ sống thẳng (vô chấp) thì cướp giết hiếp chẳng việc gì là không làm được, nhưng để đánh giá hành động đó có đạo lý hay không thì chẳng phải dễ dàng. laugh.gif

Anyway, Đức Phật nói trí tuệ giác ngộ như cây trong rừng, mà lời nói ra chỉ là vài chiếc lá. Bây giờ có các bộ môn khoa học tự nhiên mới thấy Phật nói chuẩn chứ chẳng phải để làm hàng chiêu khách. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 21 2011, 07:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi không biết bác Quý với ông GS kia tranh cãi thế nào, nhưng với mọi phật tử bình thường, hay là người sinh ra trong truyền thống phật giáo, thì không có vấn đề Từ bi là hệ quả của trí huệ. Trong phật giáo đại thừa, tức là truyền thống phật giáo ở VN, nó có 6 lục gồm : Từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ. 6 đức này còn được rút gọn lại thành 3 : từ bi, hùng lực, trí huệ. Mỗi đức này được hình ảnh hoá bởi một bồ tát. Từ bi (Quan âm, ngồi toà sen), Hùng lực (phổ hiến, cưỡi con hổ), Trí huệ (Văn thù, cưỡi voi trắng 6 ngà). Từ thế kỷ XVI, trong thời hậu Lê, ở VN cũng như ở các nước Đông Á khác (TQ, Nhật, Triều tiên), do tông phái tịnh độ là chính, nên người ta thờ Quan âm nhiều (vì Quan Âm là bồ tát của phật A di đà, có thể coi là phật tổ của tịnh độ).Nên Từ bi là phổ biến. Nếu người ta theo thiền, thì người ta có thể đề cao trí huệ. Nhưng trong mọi trường hợp không có cái nào là hệ quả của cái nào, mà là 3 mặt của một vấn đề, nhằm làm cho người ta thực hành vô ngã (không có cái tôi), vô thường (mọi sự vật luôn biến đổi), và niết bàn tịnh tịnh (tức là cái vĩnh hành mà nhiều người theo Thiền, coi là Ngộ). Sau đó, do tổng quát hoá lên nữa thì người ta thấy cả vô ngã, vô thường có thể quy vào làm chấp, rồi lại lên nữa là vô chấp cũng là một dạng của chấp. Vì nó siêu hình hơn nhiều, nên người ta coi nó là tinh hoa của phật giáo, và Thiền chính là tông phái kiến giải phát triển nó. Nhưng không vì thế mà Thiền do coi trọng trí huệ mà đức này trở thành chính. Thực ra nó chỉ là một biện pháp. Một người theo đạo phật tuỳ theo căn cơ mà dùng phép này hay phép kia.
Cái câu trả lời của tôi về con răn và con nhái, NVT không thấy có điều gì à ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 21 2011, 08:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 21 2011, 07:52 PM)
Tôi không biết bác Quý với ông GS kia tranh cãi thế nào, nhưng với mọi phật tử bình thường, hay là người sinh ra trong truyền thống phật giáo, thì không có vấn đề Từ bi là hệ quả của trí huệ. Trong phật giáo đại thừa, tức là truyền thống phật giáo ở VN, nó có 6 lục  gồm : Từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ. 6 đức này còn được rút gọn lại thành 3 : từ bi, hùng lực, trí huệ.  Mỗi đức này được hình ảnh hoá bởi một bồ tát. Từ bi (Quan âm, ngồi toà sen), Hùng lực (phổ hiến, cưỡi con hổ), Trí huệ (Văn thù, cưỡi voi trắng 6 ngà). Từ thế kỷ XVI, trong thời hậu Lê,  ở VN cũng như ở các nước Đông Á khác (TQ, Nhật, Triều tiên), do tông phái tịnh độ là chính, nên người ta thờ Quan âm nhiều (vì Quan Âm là bồ tát của phật A di đà, có thể coi là phật tổ của tịnh độ).Nên Từ bi là phổ biến.


Đúng vậy, từ bi là phổ biến, vì đây là cách hiểu của Phật Giáo dân gian, có đông đảo tín đồ.
Nhưng mà hiểu theo cách này, thì người ta sẽ không biết được từ bi từ đâu ra?

QUOTE

Nếu người ta theo thiền, thì người ta có thể đề cao trí huệ. Nhưng trong mọi trường hợp không có cái nào là hệ quả của cái nào, mà là 3 mặt của một vấn đề, nhằm làm cho người ta thực hành vô ngã (không có cái tôi), vô thường (mọi sự vật luôn biến đổi), và niết bàn tịnh tịnh (tức là cái vĩnh hành mà nhiều người theo Thiền, coi là Ngộ).


Cái vĩnh hằng mà nhiều người theo Thiền coi là Ngộ không phải là niết bàn tịnh tịnh bác Phó ạ. Nếu ai hiểu Thiền như thế thì là sai tông chỉ. Có đoạn văn dưới đây:

THIỀN SƯ HUỆ HẢI

(Đại Châu)


Thế nào được Đại Niết-bàn?

- Chẳng tạo nghiệp sanh tử.

- Thế nào là nghiệp sanh tử?

- Cầu Đại Niết-bàn là nghiệp sanh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.

- Thế nào chóng được giải thoát?

- Vốn tự không phược (trói buộc) chẳng cần cầu giải thoát, dùng thẳng hành thẳng là không thứ bực.




QUOTE
Sau đó, do tổng quát hoá lên nữa thì người ta thấy cả vô ngã, vô thường có thể quy vào làm chấp, rồi lại lên nữa là vô chấp cũng là một dạng của chấp. Vì nó siêu hình hơn nhiều, nên người ta coi nó là tinh hoa của phật giáo, và Thiền chính là tông phái kiến giải phát triển nó. Nhưng không vì thế mà Thiền do coi trọng trí huệ mà đức này trở thành chính. Thực ra nó chỉ là một biện pháp. Một người theo đạo phật tuỳ theo căn cơ mà dùng phép này hay phép kia.


Theo em thấy thì tinh hoa của Phật Giáo không phải là những cái siêu hình. Phật Giáo tinh hoa rất thực dụng. Những cái siêu hình chỉ là phương tiện dùng ở giai đoạn trung gian. Thậm chí, thời Đức Phật, thì chỉ dạy hầu như tòan những cái thấy biết ngay, chứ chả siêu hình chút nào.


QUOTE
Cái câu trả lời của tôi về con răn và con nhái, NVT không thấy có điều gì à ?
*



Em thấy câu trả lời của bác nó nằm trong một cái khuôn, không tự do tự tại gì cả.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC