Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Nước Đại Nam đối Mặt Với Trung Hoa Và Mỹ

Phó Thường Nhân
post Dec 10 2012, 07:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Gần đây ở Vietnamnet có đăng hai bài báo liên quan tới giáo sư người Nhật Tsuboi, nổi tiếng với quyển sách (thực ra đó là đề tài luận văn của ông) « Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa ». Nhờ quyển sách này, ông đã trở nên nổi tiếng ở VN, và được coi như là học giả Nhật có uy tín nhất về văn hoá Việt nam. Quyển sách của ông, nếu tôi không nhầm cũng được tái bản nhiều lần ở Việt nam.
Tôi « tóm » được quyển sách đó cách đây rất lâu, trong lần đầu xuất bản của nó, không phải ở Việt nam mà ở Pháp, thời còn có nhà sách « Vietnam Diffusion » do những người trong hội Việt kiều kinh doanh tạo dựng ra. Bây giờ cái nhà sách đó đã về thiên cổ, thời đó là vào đầu những năm 90, thế kỷ trước.
Những gì còn đọng lại trong tôi khi đọc cuốn sách đó, là một cái nhìn « ưu ái » hơn với nhà Nguyễn. Không phải vì Tsuboi ủng hộ vương triều này, mà vì qua những tài liệu của ông, ông đã đưa ra những ví dụ về sự cố gắng của nhà Nguyễn nhằm cải cách đất nước, dù nhưng cải cách đó đều thất bại. Ông cũng đưa ra lý giải, và một trong những lý giải tôi còn nhớ, vì nó buồn cười, như việc ông nói khi hậu gió mùa nóng ẩm đã làm hỏng các tài liệu, sách vở.. làm khó khăn cho việc cải cách. Tóm lại trong quyển sách của ông, giá trị của nó , đối với tôi, là nó đã nói tới nhứng yếu tố khách quan, bất khả kháng, khiến cho nhà Nguyễn thất bại. Nó phản hồi rõ nét với quan niệm của chính sử được dậy trong nhà trường coi nhà Nguyễn là « cõng rắn cắn gà nhà » « bạc nhược, chủ hoà không dám chủ chiến ».
Như vậy nhưng điều ông đưa ra đối với tôi, bổ sung phần nào cho quan niệm chính sử và nó cũng thú vị vì đó là cái nhìn của một người « đồng chủng đồng văn » với lịch sử VN, nhưng không bao giờ tôi coi cái nhìn của ông là cái nhìn của tôi, nó chỉ là cái nhìn của một người Nhật mà thôi, cho dù đó là một học giả.
Hai bài báo của Vietnamnet có hai đề tựa là « Nhật bỏ TQ nhưng không vào VN » và « Vietnam đối diện với Mỹ và Trung quốc ». Bài đầu mang tính thời sự hơn, nó không có tính chất văn hoá. Nhưng qua đó, người ta có thể thấy ngay cái hạn chế của « cố vấn nước ngoài » thế nào, vì họ nhìn với cái nhìn liên quan tới lợi ích của họ. Điều đầu tiên, cũng là tên bài báo « Nhật bỏ TQ nhưng không vào VN » tại sao ? có phải hoàn toàn như ông ấy nói là do nhưng yếu kém của VN không ? chưa chắc, điều đó chỉ là cái lý do xã giao thôi, vì ông ta trả lời báo Việt nam, không thể nói thực. Hãy để ý Indonesia và Thái lan là hai nước không có xung đột lợi ích với TQ trầm trọng. Nếu Nhật muốn dùng những sản phẩm đó thâm nhập trở lại TQ, người ta không thể đầu tư ở một nước có xung đột với TQ, và tiềm năng chiến tranh xẩy ra lớn.
Chính vì thế họ mới không vào VN hay Philipines mà vào Thái hay Indo. Điều thứ nhì, có thực lao động VN không đủ trình độ để làm trong công ti Nhật không ? chưa chắc. Gần đây có một xung đột ngoại giao giữa Nhật và Indonesia, do Indonesia muốn dùng luật ép các công ty nước ngoài trong đó chủ yếu là Nhật tăng tỉ trọng gia công nội tại của các sản phẩm, và Nhật đe doạ lại là sẽ rút lui khỏi nước này. Có nghĩa là Nhật chỉ coi Indonesia như nơi tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nhiên liệu, lắp ráp khâu cuối cùng của sản phẩm(tức là cái bẫy lao động rẻ)..
Điều nữa, nếu VN không hoạch định được công nghiệp mũi nhọn, điều đó có ảnh hưởng tới hương đầu tư Nhật không ? chưa chắc, vì sao ? vì tâm lý một anh đầu tư nước ngoài bao giờ cũng muốn nắm đằng chuôi. Cái chuôi ấy có thể là tài chính, công nghệ hay chính trị. Nhật không thể nắm chuôi bằng chính trị , do hoàn cảnh chính trị phụ thuộc vào Mỹ từ sau thế giới thứ hai, vì thế cái chuôi của họ là công nghệ. Không bao giờ cãi lõi công nghệ của họ được truyền cho VN hết, trong khi nói đến ngành nghề mũi nhọn là mình muốn nắm được cái lõi ấy. Vậy thì làm sao nói được việc hoạch định ấy của Vn ảnh hưởng tới Nhật.
Thế nghành nghề ông ấy định khuyên Vn lấy làm mũi nhọn là gì : chế biến nông sản ? quả thực thành tựu lớn nhất của Vn trong 30 năm qua là phát triển nông nghiệp (Lúa, cà phê, cao su, .) Nhưng VN đất hẹp người đông, làm sao phát triển được mãi. Có thể nghĩ tới việc gia công sản phẩm nông nghiệp nhập bên ngoài về rồi tái xuất, nhưng điều đó phụ thuộc vào sự bảo hộ thị trường của các nước khác. Tóm lại VN không thể không công nghiệp hoá, và sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Còn tại sao ông ấy khuyên thế thì đơn giản ông ấy phải nghĩ tới thị trường cho các sản phẩm Nhật bản chứ.
Như vậy những điều ông ấy nói là sai ? không hoàn toàn. Nhưng con đường ông ấy chỉ thì không chắc đúng. Cũng như việc ông ấy phân tích nhà Nguyễn vậy, nó chỉ có thể được dùng bổ sung cho việc VN muốn gì chứ không thể coi đó là con đường phát triển. Là cái nhìn của một người Nhật, với lợi ích Nhật bản mà thôi.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 11 2012, 01:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ôi bác Phó, không ngờ sau một thời gian dài như thế mà bác vẫn quay về với langven vắng vẻ!
Thời gian đã trôi qua, và bây giờ em không biết có còn đủ thời gian để tìm hiểu về các đề tài văn hóa lịch sử để thảo luận cùng bác nữa không, thật đáng tiếc no.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 17 2012, 06:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Lịch sử văn hoá là hành trang của mỗi người, cho nên lúc nào nó cũng tồn tại. Có thể người ta quan tâm ít hay nhiều, vì ai cũng phải kiếm sống mà cái người sống bằng lịch sử văn hoá như một thứ nghề chuyên nghiệp rất ít. Nhưng chắc chắn ai cũng có.
Trở lại với giáo sư Tsuboi. Trong cái bài thứ 2, « Việt nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa » ông ấy nói lên mấy điều đáng chú ý như sau (với tôi) :
1- Liên minh với Mỹ, Nhật, Ấn độ lợi dụng sức manh Việt kiều.
2- Đào tạo thế hệ lãnh đạo mới thông thạo tiếng Anh, bắt chiếc Hồng công, Sing.
3- « Quyền lợi nhóm » đang ngăn cản phát triển ở VN
4- Nước Việt nam hiện tại giống như thời nhà Nguyễn (trước khi thực dân Pháp xâm lược).

Cả 4 điều ông ấy nói đều làm tôi ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên thứ nhất là coi Vn hiện tại như thời nhà Nguyễn. Với tôi, giai đoạn khả dĩ có thể so sánh thời hiện tại với quá khứ thì có lẽ nó có gì đó như thời Lê Trung Hưng, trước khi có cát cứ Trịnh Nguyễn. Tại sao nó không giống với nhà Nguyễn, bởi vì đặc trưng lớn nhất của nhà Nguyễn, cũng là điểm yếu nhất của triều đại này là kinh tế hoàn toàn cập kênh với kinh tế thế giới. Thời nhà Nguyễn không có bộ khung quản lý để hấp thụ khoa học kỹ thuật, không có nhân sự có thể làm điều đó, xã hội cũng không chấp nhận điều đó. Hiện tại, kinh tế VN hoàn toàn đồng pha với kinh tế thế giới, có chăng nó chỉ là yếu kém về trinh độ quản lý, kỹ thuật mà thôi, nhưng cái mầm, cái khung, điều kiện để tiếp nhận đều có cả. Việc ông ấy coi tầng lớp trung lưu ở Vn hiện tại như tầng lớp Văn Thân (tức là nhà nho ) càng không phải. với tôi tầng lớp Văn thân có thể coi nó giống như tầng lớp Đảng viên, vì sao ? vì cái dây nối, cái điều kiện quyết định một người có phải là Văn thân không, phụ thuộc vào hệ tư tượng Nho giáo mà họ được đào tạo qua một hệ thống chọn lọc thi cử, nó không phụ thuộc vào thu nhập. Văn thân ngày xưa, Đảng viên ngày nay không phải ai cũng có thu nhập cao sống sướng trên lưng người dân. Họ cũng là dân, chỉ khác trong ý thức hệ. Còn giầu hay nghèo là do vị trí của họ có được trong bộ máy nhà nước không phải do họ là đảng viên hay không. Giống như tầng lớp Văn thân ngày xưa, nếu giầu là làm quan có bổng có lộc, không phải vì họ là Văn thân.
- Liên minh với Mỹ , Nhật, Ấn độ , lợi dụng sức mạnh Việt kiều : Cái điều này thì thật là một sự nông cạn. Hãy thử xét quan hệ Việt-Mỹ. Vấn đề trong quan hệ Việt –Mỹ không đến từ phía VN, mà nó đến từ phía Mỹ. Mỹ trong quan hệ quốc tế cũng giống TQ, đó là họ không cần đồng minh, mà cần chư hầu. Để bắt người khác làm chư hầu, thì Mỹ có bài nhân quyền. đừng nhầm nó với nhân quyền thực sự. Có nghĩa là ngay cả khi ở VN, dân có nhiều quyền hơn cả dân Mỹ ở nước họ, thì vấn đề nhân quyền vẫn còn. Không bao giờ hết, chừng nào không nghe lời họ. Từ đó nó dẫn tới vấn đề Việt kiều. Việt kiều thực ra không phải là người Việt nam (ngoại trừ người còn giữ quốc tịch). Và khi có xung đột quyền lợi, thì họ không ở phía VN. Cho nên Việt kiều chỉ có thể cái cầu nối trong quan hệ quốc tế của VN với thế giới, mà cái cầu nối này nhiều khi cũng hạn chế vì thế và lực của họ ở nước họ cư trú. Nếu có xung đột vũ trang giữa VN và TQ, thì khả năng Mỹ tuyên bố trung lập nhưng ngầm giúp VN để làm chẩy máu TQ là một khả năng có thể nhưng điều này còn phụ thuộc vào quyền lợi của họ trên đất TQ nữa. Nhưng tạm thời có thể coi cái giả thiết ấy là OK. Điều này thực ra không trùng hoàn toàn với điều VN cần. Cái VN cần bây giờ là có đủ sức mạnh kinh tế, quân sự.. giống như con nhím xù lông để TQ không dám động thủ bảo vệ được hoà bình, xây dựng đất nước, mang lại sự ấm no cho từng người dân. Nhưng hiện tại Mỹ vẫn cấm vận bán vũ khí cho VN.Gần đây, họ có dự luật buộc vấn đề nhân quyền (mà cái biểu điểm là do họ tự đánh giá) coi là điều kiện bất khả kháng để giúp VN. Như vậy là quan hệ Mỹ - Việt đã kịch trần về quân sự, không thể tiến hơn. Tất nhiên Mỹ vẫn có trọng lượng, và VN vẫn tiếp cận được với thị trường Mỹ. Nhưng ngay ở đây lại có vấn đề nữa, đó là VN vẫn chưa được Mỹ coi là tối huệ quốc trong quan hệ kinh tế, trong khi TQ lại được hưởng điều đó từ những năm 80. Gần đây Mỹ có kéo VN vào định thành lập khối mậu dịch xuyên thái bình dương. Nhưng đầu cua tai nheo nó thế nào, đã có cái gì ngã ngũ đâu. Tóm lại quan hệ Mỹ - Việt hiện thời là tốt, nhưng không đủ cho VN về hiện tại, dù về mặt chiến lược thì mâu thuẫn tiềm năng không có nếu nhìn từ phía VN, còn phía Mỹ thì vẫn đầy cản trở do họ tự dựng ra, và chỉ có họ tự gỡ được thôi. Họ có tự gỡ không thì phụ thuộc vào sự đánh giá quyền lợi của họ ở Châu Á – Thái bình dương thế nào. Vì thế đặt vấn đề « liên minh hơn với Mỹ » làm phương sách chính trị tức là đi vào ngõ cụt, vì điều đó không phụ thuộc vào VN.
- Liên minh với Nhật lại phụ thuộc vào Mỹ, vì Nhật bị Mỹ trói tay có tự làm gì được đâu. Tất nhiên người ta có thể hi vọng là nếu chính quyền Mỹ muốn tiến xa hơn với VN, trong khi về mặt luật pháp bị trói tay bởi quốc hội Mỹ, thì họ có thể bật đèn xanh để Nhật gần với VN hơn. Nhưng điều đó phải thông qua việc truyền tải công nghệ cho VN, họ có làm điều đó không ?
- Liên minh với Ấn độ. Có lẽ đây là điều khả dĩ nhất giúp VN tăng sức mạnh trước mắt. Ấn độ do vị trí địa lý, do lịch sử là một đối trọng tốt ở châu Á. Không kể do VN và Ấn độ đều dùng hệ thống khí tài của Liên Xô cũ, và Liên bang Nga hiện tại, nên tiềm năng về hợp tác quân sự lớn.
Từ khi Ấn độ và Trung quốc độc lập, Trung quốc đã có xung đột vũ trang với Ấn độ và còn chiếm đất của nước này. Trung quốc cũng luôn nuôi nấng Pakistan, thậm chí cung cấp cả công nghệ hạt nhân cho nước này để làm đối trọng với Ấn độ. Vì thế quan hệ Ấn độ và Trung quốc là mâu thuẫn về cơ bản.
- Tsuboi đã quên hẳn một đối tác cực kỳ quan trong với VN là Liên Bang Nga. Hiện tại về quân sự, hệ thống vũ khí của VN là do Liên Bang Nga cung cấp. Hệ thống vũ khí này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu an ninh quốc phòng của VN vì các nước trong vùng cũng không hiện đại hơn, ngay cả TQ cũng dùng hệ thống vũ khí này, và hệ thống họ tự chế cũng là sao chép lại chúng. Liên bang Nga hiện tại có quan hệ tốt với Trung quốc, nhưng không phải là đồng minh, càng không phải là chư hầu. Họ chỉ dùng TQ như đối trọng với phương tây. Việc TQ có biên giới đất liền dài nhất với Nga, việc TQ có ảnh hưởng ngày càng lớn ở Trung Á, thuộc Liên Xô cũ, khiến quan hệ Nga – Trung không thể là một mối quan hệ tin cậy. Qua Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, VN có thể nhận được kỹ thuật cao hơn về chế tạo máy, điện lực, hạt nhân, đóng tầu, cần thiết cho giai đoạn phát triển tới..hiện tại cái vốn kỹ thuật chắc chắn nhất của VN vẫn là do hợp tác với Liên Xô cũ mà có. Vậy bỏ quên Nga trong mối quan hệ quốc tế, có khác gì thả mồi bắt bóng. Trong khi ở các thị trường EU, Mỹ.. VN có thể kiếm tiền, nhưng không kiếm được công nghệ.

2. Đào tạo hệ thống lãnh đạo mới thông thạo tiếng Anh cũng là một thứ dở hơi. Ngay cả ở quê hương ông Tsuboi, cũng không làm được. Còn Hồng Công, Sing nói tiếng Anh vì họ đã có bề dầy 200 năm là thuộc địa của Anh, dân số họ lại ít, không kể ở Sing có nhiều sắc dân, nên không thể không dùng tiếng Anh. Ở một nước có gần 100 triệu dân như VN, điều quan trọng nhất có lẽ là có hệ thống dịch thuật tốt, để kịp thời dịch nhưng kiến thức khoa học xã hội mới nhất trên thế giới ra tiếng Việt, bất kỳ nó từ tiếng nào : Anh, Trung, Đức, Nga, .. Điều này Vn có thể làm được, vì số lượng người Việt ở trên thế giới đông đảo. Hiện tại dịch thuật ở VN tương đối dở, đây là trở ngại lớn.
Một người lãnh đạo tốt là người hiểu biết dân tộc mình nhất, hệ thống chính trị, xã hội, văn hoá ở đất nước mình. Còn nếu biết tiếng nước ngoài thì tiếng nào cũng tốt, và quan trong nhất là có kiến thức khoa học kỹ thuật chứ không phải là biết tiếng Anh.

3- quyền lợi nhóm đe doạ VN ? cho tới hiện nay thì chưa có được định nghĩa nào thoả đáng về nhóm. Cho nên chỉ ra nó hại thế nào thì thật khó. Điều gây khó ở VN có lẽ là « không có vua ». Điều này nếu tôi không lười thì sẽ viết ở trong chủ đề thời sự.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Aug 22 2016, 02:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em viết luôn vào đây cho đỡ phải mở chủ đề mới.
Gần đây có cụ Nguyễn Đình Cống viết một bài có tư tưởng khá là đối nghịch với những thông tin chính thống mà chúng ta thường biết:

QUOTE
VÀI ĐÁNH GIÁ NHẦM TRONG CM THÁNG 8
Nhân dịp kỷ niệm CM tháng 8, ngoài những điều nhiều người đã biết, đã thuộc lòng, cũng nên nhìn vào vài đánh giá và tuyên truyền nhầm, sai sự thật để hiểu thêm lịch sử.
Xin bắt đầu từ tháng 5- 1941, khi Đảng Cộng sản thành lập Mặt trận Việt Minh ( VM ) với mục tiêu : "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Tuyên bố công khai là thế, mục tiêu trước mắt là như vậy, rất tốt đẹp, rất rõ ràng, nhưng xét ra việc thực tế đã làm được, mục tiêu chính và lâu dài không hoàn toàn đúng như thế.
Đêm 9 tháng 3- 1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn một người Pháp cai trị. Ngày 11 -3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4- 1945 giải tán Triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15 – 8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17 – 8 Chính quyền Hà nội tổ chức Mit tinh, treo Cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM cướp đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương Cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM. Từ trước ngày 17 -8 thủ tướngTrần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diiện của VM tại Hà nội ( Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang ) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để cướp toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.
Ngày 19- 8 VM cướp chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc cướp chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc cướp này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối . Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị.
Về việc tuyên bố độc lập của Bảo Đại và sự hoạt động của Chính phủ Trần Trọng Kim hiện có 2 luồng nhận định rất khác nhau. Theo tuyên truyền của VM thì bọn ông Kim chỉ là một lũ bù nhìn, tay sai cho Nhật, là bọn Việt gian bán nước. Ngược lại, theo nghiên cứu và công bố của một số sử gia độc lập thì Tuyên bố Việt Nam độc lập của Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim có đủ cơ sở và giá trị pháp lý, Chính phủ bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước, có trình độ cao, có tinh thần dân tộc mạnh và đã làm được nhiều điều có ích lợi cho dân tộc. Nếu như VM không kiên quyết tiêu diệt mà hợp tác với họ thì vận mệnh đất nước có lẽ đã khác nhiều. Việc này như thế nào xin để lịch sử phán xét.
Riêng chuyện CM tháng 8 đã đánh Pháp, đã đuổi Nhật và giành độc lập mà trên 70 năm qua nhiều người Việt vẫn tin và khẳng định như vậy thì thực tế lịch sử đã chỉ ra rõ ràng là không đúng. Trong thời gian diễn ra CM tháng 8 VM không hề đánh một đơn vị Pháp nào, không hề đuổi một đơn vị Nhật nào. VM quả thực đã lợi dụng được thời cơ và điều kiện rất thuận lợi để cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim khi Pháp đã bị Nhật loại bỏ, Nhật đã đầu hàng, chính quyền hợp pháp không có quân đội, không chống lại. Hơn nữa khi CM sắp nổ ra, tổng chỉ huy quân Nhật tại VN có đề nghị với Bảo Đại và Trần Trọng Kim, rằng nếu phiá VN yêu cầu thì quân đội Nhật sẽ giúp bảo vệ chính quyền và đánh tan VM. Nhưng các ông đã không đồng ý, nghĩ rằng như thế là huynh đệ tương tàn, là làm đổ máu của người Việt một cách không cần thiết.Ông Kim còn đòi Nhật thả nhiều thanh niên VM bị Nhật bắt giam trước đó. Nhật đã thả họ. Trong tuyên ngôn thoái vị Bảo Đại nêu cao tình đoàn kết dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. VM cho rằng đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, có ý nghĩa lịch sử trọng đại sau gần một thế kỷ đất nước bị đô hộ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng trước đó mấy tháng nước VN đã độc lập, đã thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Mặc dầu lúc đó trên lãnh thổ còn có quân Nhật, nhưng Nhật không đặt chế độ cai trị, Nhật không xem VN là thuộc địa, VN có chính phủ riêng, Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập. Nếu cứ khăng khăng cho rằng Bảo Đại và Trần Trọng Kim bị lệ thuộc vào Nhật thì sau khi Nhật đầu hàng họ cũng đã thoát khỏi sự lệ thuộc đó và độc lập của VN được bảo đảm. Như vậy thì CM tháng 8 đã không đánh Pháp, không đuổi Nhật, càng không giành độc lập cho đất nước. Từ tháng 4- 1945, và đặc biệt từ sau 15- 8 nước VN đã hoàn toàn độc lập. CM tháng 8 chỉ làm một việc duy nhất là cướp chính quyền để thay đổi chế độ và bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là tuyên ngôn lần thứ hai, sau tuyên ngôn của Bảo Đại.
Đảng Cộng sản đang trên đà thắng lợi thì ngày 01 tháng 11- 1945 tuyên bố tự giải tán. Một số người cho rằng đây là một nước cờ khá cao của Đảng, nhằm bảo toàn lực lượng trước sự phá hoại, khủng bố của các thế lực thù địch. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu không chấp nhận lời giải thích ấy, cho rằng đó là một sự dối trá, một nước cờ quá thấp, định dùng nó để đánh lừa chính phủ Mỹ nhưng đã không qua mắt được tình báo của họ. Nguyên do là Hồ Chí Minh biết Mỹ ủng hộ việc giải phóng thuộc địa, đặc biệt là thuộc địa của Pháp.VM đã từng xem Mỹ là bạn, đã nhận nhiều viện trợ của họ. Hồ Chí Minh cũng rất biết Mỹ không ưa gì cộng sản, vậy muốn nhận được sự ủng hộ chân thành và tận tình của Mỹ thì phải xa rời cộng sản. Nhưng rồi mưu mô dối trá tự giải tán của CSVN đã không lừa được Mỹ, cho nên Tổng thống Mỹ không trả lời những bức thư của Hồ Chí Minh liên tiếp gửi đến. Mỹ ủng hộ Pháp trở lại VN với mong muốn dùng Pháp ngăn chặn làn sóng cộng sản. Thế rồi CS VN mắc mưu Mao Trạch Đông biến Mỹ từ bạn thành thù.
Khi vận động thành lập VM, Đảng CS kêu gọi liên hiệp các tầng lớp nhân dân yêu nước, các đảng phái cùng đánh đuổi Nhật Pháp, giành độc lập. Tham gia vào VM có các đảng như : VN Quốc dân đảng, đảng Cách mệnh VN, đảng Đại Việt, đảng Hưng Việt, đảng Việt cách. Khi VM cướp được chính quyền thì ban đầu cũng có nhường cho các đảng một số ghế trong Quốc hội, nhưng về sau các đảng khác đều bị gắn nhãn việt gian, phản động, bị tiêu diệt công khai hoặc ngấm ngầm. Ngay Đảng Dân chủ, đại diện cho doanh nhân và Đảng Xã hội, đại diện cho trí thức được hoạt động một thời gian rồi cũng bị giải tán. Không những thế, sau này trong kháng chiến chống Pháp, trong cải cách ruộng đất, trong nhiều phong trào khác nhiều người yêu nước đã bị hãm hại chỉ vì họ là địa chủ, tư sản hoặc có vài ý kiến bất đồng. Làm như vậy phải chăng để CS thực hiện mục đích chính là độc chiếm vai trò thống trị.
Một số người lập luận rằng nếu không có đảng CS lãnh đạo làm CM tháng 8 thì đất nước VN không có được như ngày nay. Đó là một kiểu ngụy biện. Và ngày nay của VN như thế nào, có đáng mơ ước và tự hào không. Nếu năm 1945 những người theo Đảng làm CM tháng 8 biết được tương lai của VN sau 70 năm sẽ như bây giờ, rất nhiều giá trị bị đảo ngược, nếu họ biết Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh nói : “ Biết đi với Trung quốc thì mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng” thì liệu có bao nhiêu người hăng hái theo Đảng, hy sinh cho Đảng. Hà Sĩ Phu bình luận câu nói của ông Linh là rất dại, rất ngu, rất phản động. Thực ra rất đau xót và nhục nhã cho dân tộc vì con đường đi với Trung quốc đó đang được một số người có chức quyền ra sức thực hiện chỉ vì lợi ích nhóm của ĐCS, còn một số khá đông khác thuộc nhân dân thì vì sợ đủ mọi thứ mà chịu yên lặng, chịu hèn yếu chấp nhận sự hủy hoại, sự diệt chủng do Trung cộng gây ra cho dân Việt một cách từ thâm trầm đến ào ạt.
Nhân kỷ niệm lần thứ 71 CM tháng 8, viết ra vài sự thật đã từng ít được quan tâm để đóng góp vào việc hiểu thêm lịch sử.


Sau khi đọc bài nói trên em có mấy thắc mắc là:

1- Tại sau phía Nhật lại có thể dễ dàng trao chính quyền vào tay Bảo Đại và Trần Trọng Kim?
2- Nếu như chính phủ Trần Trọng Kim vẫn tiếp tục tồn tại đến cuối năm 1945, khi người Pháp muốn trở lại thuộc địa cũ, thì đối sách của chính phủ này lúc đó là gì?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 30 2016, 02:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái bài mà root trích ở trên, có lẽ là một bằng chứng về hội chứng “xét lại lịch sử” đang rất thịnh hành trong xã hội VN hiện tại (chủ yếu trong lề trái, vì đây là bản năng của nó, giống như một kiểu nói ngược là phải. Và điều đó càng nói lên sự ốm yếu của xã hội dân sự ở VN, vì nó lan tràn và gây ảnh hưởng trong dư luận, được coi là công luận không chính thống, trong khi nó lại ..sai. Một xã hội dân sự tốt có thể có công luận sai được không ? đây là câu hỏi phải được đặt ra).
Việc xét lại lịch sử không phải là điều gì đặc biệt, vì mỗi thời kỳ, người ta đều tìm cách tìm hiểu rút ra một bài học lịch sử cho xã hội đương đại. Ví dụ, vào thời điểm bây giờ, thì có thể để ý tới nhiều hơn các kinh nghiệm xây dựng đất nước trong hoà bình, những vấn đề của nó đặt ra, vì lịch sử VN không chỉ có là lịch sử chíên tranh. Trong khi đó lịch sử VN được dậy trong trường chủ yếu là chiến tranh giữ nước. Lề trái, vốn là tiếng nói nghịch, đáng tiếc là nó lại không đóng góp vào cho việc đó, mà thường đổi trắng thay đen, biến yêu nước thành bán nước và ngược lại, rồi từ đó lại tự tung hô là tài giỏi là hợp thời cập nhật.
Nếu đã nói nghịch, tức là phân tích lịch sử bằng cách khác, thì phải có tài liệu bổ sung, tư liệu bổ xung, thì nó mới có ý nghĩa chứ không thì chỉ là nói phét không mất tiền.
Ở bài trên tác giả nói là cách mạng tháng 8 không đánh Pháp, cũng không đánh Nhật. Điều đó thì có gì là mới, vì trong bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, chính người đã nói tới điều đó. Ông nói rõ ràng là Việt Minh (tức là tiền thân của những người yêu nước VN hiện đại) cướp chính quyền dành độc lập từ tay đế quốc Nhật, chứ không phải từ tay thực dân Pháp. Bản tuyên ngôn độc lập cũng viện dẫn rằng, VN không muốn trở lại chế độ thực dân Pháp vì chế độ thực dân Pháp đã không mang lại văn minh ấm no cho Vn, mà đầu độc dân tộc bằng rượu và thuốc phiện. Kết luận, Việt Minh dành độc lập từ tay đế quốc Nhật, vì không muốn trở lại chế độ thực dân Pháp.
Sau đó có đánh nhau với thực dân Pháp không ? có chứ. Ngày từ tháng 9 năm 1945, súng đã nổ ở Nam Bộ. Như vậy nói như ông kia là không đúng, và có lẽ ông ấy cũng chẳng cần tìm hiểu lịch sử để nói.
Sau cuộc đảo chính vào tháng 3 /1945, thì Nhật dựng chính phủ Trần trọng Kim lên. Và chính phủ này tuyên bố “độc lập”. Nhưng nó chỉ là một chính quyền do Nhật dựng, giống như chính phủ Mãn châu, chính quyền Uông tinh Vệ ở TQ. Không những thế, khác với các chính quyền mà Nhật dựng lên tương tự ở Indonesia, rồi Miến điện, chính phủ Trần trọng Kim còn phạm vào một điều mà không một “chính quyền bù nhìn” nào (tức là các chính quyền do Nhật dựng lên ở ĐNA phạm phải) đó là không ngăn được nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nguồn gốc của nó là do Nhật gom thóc gạo cho quân đội của nó, bất chấp sự sống của người dân VN. Nếu ông độc lập thật, làm sao ông lại làm thế. Theo số liệu của VN lúc đó, và được chính sử VN công nhận, thì chết đói 3 triệu (tương đương với số người chết trong kháng chiến chống Mỹ). Gần đây, do thân Nhật, và quan điểm “xét lại”, thông qua các luận văn mà Nhật chu cấp cho các “tiến sĩ” VN làm bằng ở Nhật, thì nó được đánh giá lại là dưới 1 triệu.(Tôi không biết họ tính toán thế nào, nhưng với tôi, nếu con số 3 triệu có thể là không chính xác, thì việc có nạn đói là một cái fact không thay đổi được, và nạn đói này là trách nhiệm của chính phủ Trần Trọng Kim nếu gán cho nó tính độc lập, điều mà với tôi là không phải, nên nó là tội ác của đế quốc Nhật lúc đó theo phân tích của tôi).
Chính phủ Trần Trọng Kim có thể giữ được độc lập cho VN sau khi Nhật đầu hàng không ? câu trả lời này là không. Tại sao ? Nó có những yếu tố sau:
1- Vì tình hình quốc tế. Lúc đó Quân đội Tưởng vào Bắc và quân đội Anh vào miền Nam. Quân đội Anh đã đồng ý giao lại chính quyền cho thực dân Pháp. Còn ở ngoài Bắc, làm sao quân đội Tưởng lại trao trả độc lập cho VN được. Nếu không có Việt minh, thì miền Nam chắc chắn là thuộc địa Pháp (từ vĩ tuyến 16 trở xuống). Còn ở ngoài Bắc thì là một chính quyền bù nhìn của Tưởng. Chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp ở ngoài Bắc, đây là một câu hỏi. vì như người ta đã biết, năm 1949, chính quyền Tưởng cũng đổ, nếu Tưởng ngoan cố “giữ Bắc VN”. Nhưng ngay năm 1946, Tưởng cũng đã thoả thuận với Pháp, để Pháp thay Tưởng ngoài Bắc, đổi lại đó, Pháp trao trả lại cho chính quyền Tưởng các nhượng địa của Pháp ở Thượng Hải, đảo Hải Nam, Côn Minh, và tuyến đường sắt Hà nội- Côn Minh.
2- Vì sự yếu kém của chính quyền Trần Trọng Kim. Khác với các chính quyền bù nhìn khác mà Nhật dựng lên ở Indo, rồi Miến. Thời gian tồn tại của chính quyền này quá ngắn (từ tháng 3 đến tháng 8, và lại trùng với nạn đói). Nhật cũng không giúp chính quyền này tổ chức quân đội vì nó không cần quân đội tay sai để đánh Pháp hay Anh giống như ở Indo, Miến. Ở hai nước này, quân độ do Nhật dựng lên sau đó “trở mặt” (với sự đồng ý của Nhật), nhưng chinhq phủ Trần Trọng Kim không đủ sức để làm điều đó.
3- Nếu chính phủ Trần Trọng Kim yêu cầu Nhật dẹp Việt minh, thì nó lại là cái cớ rất tốt để VN trở lại thành thuộc địa Pháp, vì Việt Minh lúc bấy giờ là đồng minh của Mỹ, Anh, Pháp..đánh Nhật. Nếu Trần Trọng Kim làm thế thì có thể (nói luôn là chắc chắn) sẽ bị đem ra xử ở toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh và Pháp lại càng có cớ chính danh quay trở lại.
Tôi nói như thế để người ta có thể hiểu là tại sao lúc đó, bác Hồ lại gọi đó là thời cơ ngàn năm có một, để có thể “tay không bắt giặc” dành độc lập, và nếu không có Việt Minh thì tình trạng VN sẽ gay go to, chưa chắc được như ngày nay đâu mà có thể bị chia cắt, với những hậu quả không thể biết trước.
Còn tại sao Nhật “trao chính quyền dễ thế” cho Trần Trọng Kim và vai trò của ông này cũng như Bảo Đại, rồi Ngô Đình Diệm thì tôi sẽ viết tiếp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Aug 30 2016, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em là NVT2002 đấy bác Phó, không phải root đâu


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 31 2016, 10:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Ồ, không hiểu sao tôi nhầm. Tiếp về Trần Trọng Kim, Nhật không “trao trả độc lập” cho VN dễ dàng như NVT nói. Để ý là tôi để trao trả độc lập trong ngoặc kép. Vấn đề này đối với Nhật là làm sao chiếm được Đông Dương, kiểm soát được nó gọn gàng nhất, vì cuộc xâm lược của Nhật là để chiếm thuộc địa, giành giật với các đế quốc phương Tây ở châu Á : Anh, Pháp, Hà lan,…
Để làm điều này, thì Nhật đưa ra thuyết “Đại đông Á”, kêu gọi “châu Á của người châu Á” (châu Á ở đây đồng nghĩa với Nhật) với hình ảnh “trăm họ cùng dưới một mái nhà”, mà người cầm đầu là Nhật. Ở VN, người được Nhật ủng hộ bao gồm có Huỳnh Phú Xổ (đạo Hoà hảo), Trần Trọng Kim (vốn là thuộc nhóm trí thức đã từng tham gia chính quyền thực dân), rồi nhóm Thanh niên tiền phong của Lưu Hữu Phước ở Sài gòn. Bài hát “tiếng gọi thanh niên” của nhạc sĩ Lưu hữu Phước, sau này được chính quyền đệ nhị cộng hoà ở Miền Nam (thời Thiệu) lấy làm quốc ca, sau khi đổi cái câu đầu của nó (“nào thanh niên ơi đứng lên đáp lời sông núi” thành “Nào công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi”), nhưng bản thân ông thì lại theo Việt Minh. Bài hát này cũng là một bài hát kháng chiến, như tiến quân ca, hay “cùng nhau đi hùng binh”.
Nhật quan hệ với Trần Trọng Kim cũng như ông Huỳnh phú Sổ từ những năm 1940, chính vì thế mà cả hai ông này thực dân Pháp không dám bắt vì lúc đó thực dân Pháp đã phụ thuộc vào Nhật sao khi Pháp thua Đức ở châu Âu, mà Nhật lại là đồng minh của Đức. Vì ông Huỳnh Phú Sổ là người lập đạo Hoà Hảo, có người ủng hộ đông, dù nó có tính địa phương, nên ông Huỳnh vẫn ở lại Nam bộ được. Ngược lại, Trần Trọng Kim phải chạy qua Tân gia Ba(tức là Singapure). Còn với nhóm thanh niên tiền phong của Lưu Hữu Phước thì liên lạc với Nhật còn muộn hơn nữa tận cuối 1944 đầu 1945. Nhiều người nói “thanh niên tiền phong” là Việt minh trá hình, nhưng thực tế không phải, vì khởi đầu nó không phải là Việt Minh nhưng sau nhập vào Việt Minh.
Nhật đã vào Đông Dương từ năm 1940, khi Pháp thua trận ở châu Âu. Nếu họ thực sự muốn Vn độc lập, thì nó đã lật đổ chính quyền còn lại của thực dân Pháp do toàn quyền Đờ cu đứng đầu. Vì toàn Đông dương, Pháp chỉ có 8 tiểu đoàn lính khố đỏ, và 6 cái máy bay bà già. Nhưng Nhật có làm thế đâu mà nó lại liên minh với thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã quản lý VN (bao gồm cả Đông Dương cho Nhật) gần suốt thời gian đại chiến II . Đến tháng 3 năm 1945, cục diện chính trị thế giới đã rõ, Nhật chắc chắn sẽ thua. Thực dân Pháp ở Đông dương mới định trở cờ, phản lại Nhật. Chính vì thế Nhật mới đảo chính lật đổ Pháp, và chính quyền Bảo Đại/Trần trọng Kim ra đời. Như vậy nó là một sự bất đắc dĩ với Nhật, Nhật cho ra đời “chính quyền độc lập” này để thay thế thực dân Pháp quản lý VN cho nó. Việc ô nhục nhất của nó làm được chính là nạn đói năm 1945 như tôi nói ở trên. Có lẽ bây giờ, lịch sử đã quá xa, nhiều người không hiểu, mới có dạng như ông trí thức mà NVT trích ở trên, coi chính quyền Trần Trọng Kim là giành được độc lập nuối tiếc cho nó, chứ ở VN lúc đó, thì đây chính là giai đoạn trên dưới lộn tùng phèo. Hầu như không còn tồn tại nhà nước. Những người yêu nước thật sự thì họ đã lên Tân trào, lên chiến khu Việt Bắc rồi.
Thời VN mới mở cửa sau năm 1986, nhiều người làm tư, cả công ty nhìn đi nhìn lại chỉ có chính mình, cũng in cái thẻ có tên công ti, chức vụ giám đốc đường hoàng, mà cũng đúng là giám đốc thật chứ không phải giả. Nhiều Việt kiểu, ở nước ngoài chỉ làm nghề rửa bát, lau chén, cũng in cái thẻ ghi chữ tây chữ tầu loằng ngoằng chức vụ to vật để về VN khoe cho oai.
Thời đầu cách mạng tháng 8 cũng như thế. Đảng phái mọc như nấm , không khác gì các công ty thời mở cửa sau năm 1986, nếu giờ chỉ nghe cái tên, thì không thể hiểu được, mà phải xem thực chất nó có lực lượng nào. Cũng như giám đốc công ty ngàn người, khác giám đốc công ty 1 người, hay là công ty ảo là hoàn toàn khác nhau.
Chính trường VN lúc đó chỉ có 4 lực lượng.
1- Việt Minh
2- Việt Nam quốc dân đảng
3- Các thế lực phong kiến, tay sai gắn liền với chế độ thực dân Pháp ẩn mình chờ thời.
4- Các lực lượng có tính địa phương cục bộ (Giáo phái, VNQĐ còn lại của Nguyễn thái học, giáo hội công giáo..)
Việt nam quốc dân Đảng lúc này không phải là VNQĐ của Nguyễn Thái Học, mà nó là tàn dư của Việt Nam quang phục hội từ thời cụ Phan Bội Châu cư trú ở lại TQ. Nếu không có quân Tưởng, thì họ cũng không là cái gì.
Còn các thế lực có quyền lợi gắn liền với Đế quốc Pháp,ví dụ Ngô Đình Diệm, thì ẩn mình chờ thời.
Các hoạt động của các lực lượng địa phương cục bộ, sau này thường được các chí sĩ lề trái nêu lên để hạ thấp giá trị Việt Minh. Các trí sĩ lề trái này lại lấy các tư liệu từ tuyên truyền của chính quyền Sài gòn ngày xưa, có nhiều người lại có gốc gác ngay từ đó. Vì thế nó không phải là mới mà cũng là một sự nhai lại, nhưng nguồn gốc được che dấu đi xem như là “đổi mới tư duy”, thực ra nó là cũ rích.
Nói vài ví dụ. Như ở vùng Hoà hảo, thì tổ chức này cũng đứng ra dành chính quyền ở địa phương. Tương tự như vậy với giáo hội ở Phát Diệm. Vùng hoạt động cũ của VNQDĐ (Yên Bái) cũng là họ dành chính quyền. Nhưng những lực lượng này tiếp sau không chịu tiếp nhận sự chỉ huy toàn quốc của Việt Minh, dẫn tới xung đột. Ngoài lực lượng của VNQDĐ ở Yên Bái bị Việt minh tiêu diệt (hiểu theo cả nghĩa một phần theo VM), các thế lực địa phương kia khi Pháp quay trở lại thì đều hợp tác với Pháp. Có nghĩa là chế độ thực dân hợp với họ hơn. Như vậy việc họ cướp chính quyền ở địa phương vào thời điểm cách mạng tháng tám, thì chỉ là một dạng cát cứ, đục nước béo cò.
Cuộc cách mạng tháng 8 nó có hai vế không tương đương nhau: đó là chống thực dân Pháp dành độc lập, đây là vế chính. Còn vế phụ là loại bỏ cát cứ giáo phái, địa phương. Đây là vế phụ. Cái về phụ này thời gian rất ngắn, chỉ từ 19/8 đến khoảng giữa năm 1946, khi giáo dân Phát Diệm Bùi Chu quay về với Pháp. Đến khi toàn quốc kháng chiến, thì sự phân cực giữa yêu nước theo Việt Minh chống Pháp, theo Pháp hay “yêu nước giả cầy nhưng thực ra là theo Pháp” hiện rõ không phải bàn cãi nữa.
Gần đây tôi được biết là ở Yên Bái có dựng tượng Nguyễn Thái Học (nếu tôi không nhầm), đây là điều tôi thấy rất tốt. Do có vấn đề VNQDĐ theo chân Tưởng về VN, rồi vấn đề địa phương ở căn cứ địa cũ của VNQDĐ ở Yên Bái, mà vai trò lịch sử của VNQDĐ (Nguyễn Thái Học) trước đây ít được nói tới.
Dù ở Hà nội có phố Nguyễn Thái Học từ năm 1954. Và một trong những quyển tiểu thuyết lịch sử, mà với tôi là rất hay và rất công phu, vượt xa các cuốn tiểu thuyết cùng dạng về đề tài lịch sử ở VN,cuốn tiểu thuyết “Tổ quốc kêu gọi” của Hà Ân (một nhà sử học có tên tuôi) nói về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn ở Thái Nguyên (thuộc vào phong trào Quốc dân đảng) đã được in từ thời bao cấp.
Tôi sẽ nói tiếp về riêng Trần Trọng Kim.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 1 2016, 04:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi đánh giá về Trần Trọng Kim, đây là đánh giá với nhận xét cá nhân của tôi thôi, thì cũng nên nhận xét trước về chính quyền của Trần Trọng Kim vì nó sẽ giúp đánh giá ông chính xác hơn.
Chính quyền Trần Trọng Kim là chính quyền theo hình mẫu quân chủ lập hiến (là hình mẫu của Nhật học lại của Anh) có vua là Bảo đại, và chính phủ của Trần Trọng Kim.

Với tôi, đây là một chính quyền bù nhìn của Đế quốc Nhật lúc đó lập ra để thay thế bộ máy hành chính thực dân bị Nhật đánh đổ trong cuộc đảo chính tháng 3 năm 1945. Sự độc lập của chính quyền này là “Fake” (giả tạo) nhưng nó không phản động. Nó không phải là một chính quyền phản động như của Ngô Đình Diệm hay Nguyễn văn Thiệu về sau. Bù nhìn vì nó bị sai khiến, là người rơm của Đế quốc Nhật. Còn nó không phản động bởi vì chính nó không có những chính sách phản động đi ngược chiều lại dân tộc. Tại sao lại thế, bởi vì nhân sự của nó và cả ngay Trần Trọng Kim, về cá nhân là yêu nước. Nhưng họ không có thực lực, và ngây thơ về chính trị. Sau cách mạng tháng 8, có nhiều người ở trong chính quyền này đi theo Việt Minh (đặc biệt ở vùng Thừa Thiên-Huế). Còn ngây thơ về chính trị thì đã rõ. Vào thời điểm giữa năm 1945, chỉ còn có mấy tháng là Nhật đầu hàng mà còn hi vọng dựa vào nó, thì quả là ..khó nói. Vào thời điểm này, những chính quyền do Nhật dựng ở Indo, Miến điện đã trở cờ chống Nhật (họ theo Nhật như vậy chỉ mượn tay Nhật để trang bị cho mình) Như U San ở Miến, như Sukarno ở Indo. Trần Trọng Kim không có được trình độ đó. Nhưng cũng phải hiểu cho ông ta, là hoàn cảnh VN hoàn toàn khác. Ở đây Nhật không cần người Việt, mà đã dựa thẳng vào thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến. vì thế người ta mới nói lúc này ở VN là một cổ hai tròng (thực dân Pháp và Đế quốc Nhật). Trần Trọng Kim cũng không có thực lực.

Còn về cá nhân Trần Trọng Kim thì ông ấy là một học giả. Bản thân tôi rất kính trọng ông ấy như một học giả. Chính vì thế, tôi có lẽ có tất cả các tác phẩm của ông ấy. Trần Trọng Kim viết không nhiều, chỉ có 3 quyển: 1. Nho giáo. 2. Lịch sử VN . 3. Đường Thi.

Với tôi tác phẩm có giá trị nhất của ông là quyển Nho giáo (bản tôi có in thành hai tập). Nó rất thú vị cho ai muốn nghiên cứu đạo Nho, do một người hiểu biết Nho giáo đồng thời lại có thể truyển tải ra ngôn ngữ hiện đại cho chúng ta. Người ta có thể so sánh quyển này với Khổng học Đăng của cụ Phan để thấy điểm hay của nó. Cụ Phan về Nho giáo tất nhiên hơn nhiều Trần Trọng Kim, vì Nho giáo là lẽ sống của cụ và cụ được đào tạo qua Nho giáo. Nhưng cũng chính vì thế mà sự truyền lại rất khó khăn (ai đã đọc Khổng Học Đăng – Ngọn đèn họ Khổng –tức Nho giáo thì sẽ thấy) vì cái Background Nho giáo như cụ, không ai có nữa để tiếp cận. Ngược lại Trần Trọng Kim được đào tạo qua hệ thống trường Hậu Bổ của Pháp (nhằm mục đích tạo ra lớp người trung gian, thông ngôn) thì lại biết chữ Nho (vì chữ Nho vào đầu thế kỷ XX, vẫn là chữ viết của hệ thống hành chính phong kiến VN được Pháp giữ lại, vì thế người ta phải học chữ Nho lẫn tiếng Pháp thì mới có thể làm phiên dịch, thông ngôn). Tác phẩm của ông Trần Trọng Kim rất đầy đủ về lịch sử phát triển của Nho giáo từ khởi thuỷ đến đời nhà Thanh (trong khi Nho giáo ở VN thì dừng lại ở Tống Nho), rất thú vị.

Còn quyển lịch sử VN của ông thì lại thú vị kiểu khác. Đó là cho ai muốn tìm hiểu dưới thời thực dân Pháp, người ta cảm nhận thế nào về cuộc xâm lược và cai trị của Pháp ở VN. Tác phẩm này có thể tương đương với dạng quyển An Nam chí lược của Trần Ích Tắc. Nó không thể dùng làm lịch sử chính thống, vì nó không dựa trên lòng yêu nước. Cũng như Trần Ích Tắc không thể viết An nam chí lược trên đất TQ, dưới thời nhà Nguyên trong tình trạng lưu vong với tinh thần yêu nước. Trần Trọng Kim cũng không thể viết dưới thời thực dân Pháp với cái nhìn phê phán cuộc xâm lược của “Mẫu Quốc”. Nhưng nó vẫn hé lộ ít nhiêù, tâm tư tinh cảm của người Việt vào thời gian đó.

Còn quyển Đường Thi , thì Trần Trọng Kim đã dịch thơ Đường (cũng là vốn Nho giáo) ra tiếng Việt. Khi sống lưu vong ở tân gia ba.Đặc biệt ông ấy lại dịch ra thể thơ lục bát. Chính vì thế , với tôi nó là quyển ít giá trị nhất. Vì thể thơ lục bát gần với ca dao, làm biến thể thơ Đường. Vì người ta có thể hoàn toàn dịch thơ Đường mà vẫn tôn trọng cái phom của nó là “thất ngôn bát cú” bằng tiếng Việt.

Như vậy Trần trọng Kim là một học giả, có thể kinh trọng ông như một học giả, nhưng ông ta là một chính trị gia tồi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 2 2016, 07:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau cách mạng tháng 8, vào năm 1948, VN lại được trả lại độc lập một lần nữa bởi thực dân Pháp. Nhưng lần này nhưng người yêu nước dạng ngây thơ như ông Trần Trọng Kim không có phần nữa,cũng chẳng có “việt cóc việt cách” gì cả, vì thực dân Pháp đã ở VN đến gần trăm năm, nên nó “trả độc lập” (tôi để trong ngoặc kép) cho các lực lượng theo thực dân từ trăm năm nay, ẩn mình chờ thời mà tôi đã nói tới ở trên. Lúc này Bảo đại lại ra. Còn Ngô Đình Diệm thì vẫn ẩn mình chờ thời tới năm 1954, vì lúc này họ Ngô đã đặt cược vào Mỹ.
Tại sao Pháp phải làm cái trò ấy. Thời điểm năm 1948 là lúc Pháp đã thất bại trong chiến dịch sông Lô vào năm 1947. Điều này đã làm vỡ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Một điểm nữa là lúc này Pháp đánh bằng tiền viện trợ Mỹ, và để hợp pháp hóa sự viện trợ ấy, thì Pháp nặn ra VNCH. Điều này giúp Pháp tiếp tục được cuộc chiến, mà Mỹ thì lại yên tâm là có cửa để chui vào qua mặt Pháp. Nhưng cho đến tận năm 1954, thì Mỹ không có ủng hộ gì “chính quyền độc lập” của Pháp dựng ra cả, không qua mặt Pháp chút nào. Có nghĩa là Mỹ đồng ý với Pháp. ĐẾn thời điểm 1954, thì số tiền viện trợ của Mỹ cho Pháp chiếm tới 3 / 4 chi phí cuộc chiến.
Sau năm 1954, thì cái nhà nước này biến thành đệ nhất cộng hoà (Ngô đình Diệm), rồi đệ nhị cộng hoà (Nguyễn văn Thiệu). Nhưng trong cả hai chế độ này, những người yêu nước ngây thơ đều không có chỗ đứng. Và một bộ phận của họ thì biến thành lực lượng thứ 3. Cái lực lượng thứ 3 này có được nói tới trong hiệp định Paris 1973. Theo đó thì ở Vn có 4 lực lượng chính trị (chính quyền miền Bắc, chính quyền Sài gon, mặt trận giải phóng miền Nam, lực lượng thứ 3), và 3 vùng kiểm soát (miền Bắc, chính quyền Sài gòn, mặt trận giải phóng). Sau năm 1975, thì chính quyền Sài gòn bị đánh bay,còn các lực lượng còn lại hợp trở thành một. Chính vì thế mà hậu duệ của chính quyền Sài gòn hay la lối là lực lượng thứ 3 hay mặt trận giải phóng là “Việt cộng năm vùng”. Nhưng thực ra là không phải.
Cũng chính vì lý do đó mà tôi không coi chính quyền Trần Trọng Kim là phản động. Nhưng dạng yêu nước như thế không thể dẫn tới đâu và là ảo tưởng,nó chỉ dẫn tới bi kịch, như nạn đói năm 1945.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC