Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

37 Trang « < 33 34 35 36 37 > 

· [ ] ·

 Tiếp Cận Nhạc Cổ điển

Milou
post Apr 5 2006, 10:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #341

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thằng cháu tôi 6 tuổi, sang bên nhà tôi chỉ thích chơi games trong computer. Hôm nọ mẹ nó bật DVD vở opera Aida đóng ở Verona lên xem, hỏi tôi xem truyện Aida thế nào. Nói đến kết cục cả 2 đều chết, thế là nó quan tâm xem thiên hạ chết thế nào, có chết thật không, nó chưa hiểu thế nào là đóng kịch. Thế là lôi ra một video Aida cũ của the Mets, cho xem để nó so sánh mỗi vở đóng 1 kiểu chết, nhưng cùng 1 bài duo hát y hệt nhau. Trước khi xem cảnh chết thứ hai, cu cậu phải chịu trận xem lại phần hành khúc chiến thắng múa may ở màn 2 của the Mets.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Apr 9 2006, 01:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #342

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Concerto , đọc là công-chét-tô, có nghĩa là đối lập hay đấu tranh giữa 1 bên ít nhạc cụ và dàn nhạc.

Bên ít nhạc cụ: 1 nhạc cụ thì gọi là solo concerto mà piano,violin, cello là 3 nhạc cụ phổ biến nhất do tính kĩ thuật và biểu đạt điêu luyện. Ngoài ra thì solo cũng có thể là flute, horn, trumpet v.v. Nếu bên ít có 2,3 nhạc cụ thì gọi là double hay triple concerto. Nếu bên ít là 1 nhóm nhạc cụ nhỏ thì nó thường là concerto grosso của thời Baroque.

Bản Sonata thật ra thường gồm 4 chương, nó là phiên bản thính phòng của bản giao hưởng (người ta còn gọi bản giao hưởng là bản sonata cho dàn nhạc). Sonata là từ La tin, có nghĩa là bản nhạc viết ra để được chơi bằng nhạc cụ (cantata là bản nhạc viết ra để hát). Symphony= sym(n)+phone+-y =âm thanh cùng với nhau, người Việt kêu là bản giao hưởng.

Sonata có thể viết cho piano (solo) vì dãy thang âm của nó khá rộng và kĩ thuật đủ để không làm người ta chán. Còn nếu viết cho violin, cello, clarinet v.v. thì người người ta thêm piano vô để đệm (accompany) nhưng người ta hay kêu tắt là violin sonata, cello sonata (tự hiểu là chơi cùng piano.) Ngoài ra , cũng là dùng thể sonata mà viết cho 3 nhạc cụ thì gọi là trio (piano+violin+cello), 4 thì quartet ( string quartet, piano quartet), 5 là quintet (piano + string quartet), 6 thì sextet (2 violin,2 cello, 2 double bass). Nhiều hơn 7,8 nhạc cụ thì ít gặp trong nhạc thính phòng (loại nhạc chơi trong phòng nhỏ, chừng 10 nhạc cụ trở lại.)





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tieuthua
post Jun 2 2006, 09:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #343

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 16
Tham gia từ: 20-March 06
Thành viên thứ: 2.373

Tiền mặt hiện có : 542$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Nhân tiện đây cho em hỏi luôn (em toàn đi hỏi thôi), các bác có biết Shigeru Umebayashi là tay nào ko ạ, hắn có cái bài 2046 nghe rất hay 1 cách lạ thường. Xin các bác chỉ giáo hộ em, và có chỗ nào down đc nhạc của hắn ta ko, em đi 1 vài cửa hàng băng đĩa ở SG mà ko tìm ra.


--------------------
Nhầy nhụa giáo
Chiến binh lữ đoàn Barca
Mầm non nghĩa địa



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Jun 2 2006, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #344

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đây là một nhạc sĩ soạn nhạc phim, tác giả bài Lover trong phim Thập Diện Mai Phục. Phim 2046 không thấy có credit của nhạc sĩ này @ amazon.com, có tên trong credit @ imdb.com . Như vậy có thể đi tìm soundtrack của phim 2046 để nghe nhạc.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mai
post Jun 4 2006, 07:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #345

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 53
Tham gia từ: 2-January 06
Thành viên thứ: 2.236

Tiền mặt hiện có : 3.058$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Milou @ Jun 2 2006, 05:01 PM)
soundtrack của phim 2046
*




http://www.yousendit.com/transfer.php?acti...29945247F38A227

Biterate hơi thấp vì là hàng đc quyên tặng chứ ko phải của nhà trồng được, tieuthua thích thì down về nghe tạm


--------------------
Hữu thù vô báo phi quân tử . :D



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 4 2006, 01:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #346

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(tieuthua @ Mar 25 2006, 12:47 PM)
nhân tiện các bác cho em hỏi về nhạc cổ điển với, em cũng nghe đc 1 thời gian ngắn, chưa biết gì nhiều,

các bác cho em hỏi thế nào là concept, thế nào là sonata, rồi những gì liên quan đến 1 bản nhạc giao hưởng cổ điển với.

Hôm gì em mới tìm đc cái album Face to face, nhạc giao hưởng mà phối khí chơi theo kiểu Latin , rất ấn tượng.
*



- Chữ Concert thoạt kỳ thuỷ bắt nguồn từ tiếng Latin: Conceptus có nghĩa đen là một chủ đề hay tập hợp các chủ đề, trong đó có chủ đề chính. Nghĩa mở rộng lúc đó chỉ một cuộc hội nghị có nhiều người tham dự, trong đó có chủ toạ và bàn về một chủ đề nào đó.
Sau cùng được dùng trong âm nhạc dưới hình thức Concertino hay Concerto nghĩa là một buổi "họp" các nhạc cụ, trong đó có một nhạc cụ chính và diễn tả một chủ đề chính. Nói cách khác Concerto là một Hoà Tấu giữa 1 hay 2 nhạc cụ chủ đạo cùng dàn nhạc.
Nói Concerto, vì thế là nói tắt. Nói đầy đủ thì thường phải là, ví dụ : " Concerto pour Violon et Orchestre... " ( Hoà Tấu cho Violon và Giàn Nhạc )
Tuy nhiên hình thức đầu tiên của dạng hoà tấu này là Concerto de Groso. Nghĩa là chưa nhấn mạnh đến vai trò của " chủ toạ" trong buổi " họcp" nhạc cụ. Dàn nhạc được chia thành 2 nhóm : một nhóm gồm các nhạc cụ soliste gọi là Concertino, một nhómlà dàn nhạc đệm gọi là Ripieno hoặc Grosso.
Dạng Concerto Grosso này tương truyền được coi như công sáng tạo của nhà soạn nhạc Áo Johann Heinrich Schelzzer ( 1623 - 1680 ). Sau đó là nhà soạn nhạc Ý G.I.Gregori mới đặt tên cho loại hình này là Concerto Grosso năm 1698. Nhưng thực sự được coi như cha đẻ của loại hình này là A.Stradella( Concerti Grossi, 1680), G. Torelli (12 concerti da camera, 1686), G.Mufat ( 6 concerti grossi, 1701) và nhất là A.Corelli ( 12 concerti grosi, op.6, 1682-1712, bao gồm bản hoà tấu nổi tiếng Concerto pour la nuit de Noel, là người lần đầu tiên đã mở ra hướng kết hợp hoà tấu với dàn nhạc"bác học". Nhà soạn nhạc vĩ đại J.S.Bach là người cách tân loại hình Concerto Grosso với 6 bản Concerto Brandebourg, ông đã đưa thêm bộ hơi vào dàn nhạc. Haedel trong 12 bản concerti grossi (1739) lại quay về với hình thức cổ điển hơn là tăng cường bộ dây trong dàn nhạc kiểu Corelli. Sau 1750 Concerto Grosso dần lui khỏi sân khấu, nhường chỗ cho loại hình concerto mới, tồn tại đến ngày nay là Concerto de Soliste.

Hình thức phổ biến cho đến hiện nay là Concerto de Soliste, bao gồm 1 nhạc cụ soliste ( thường là violon, basson, mandolin, clavier-tiền thân của piano, alto, cello, guitare, flute v.v....) cùng với dàn nhạc.
G. Torelli ( 1698) và Albinoni ( 1700) là những nhà soạn nhạc đầu tiên đã khơi mào ra loại hình hoà tấu này.
Nhưng chính Antonio Vivaldi mới là người có đóng góp vĩ đại vào thể loại Concerto. Lúc sinh thời, nghe nói ông đã soạn tới 264 bản concertos đủ các thể loại ( nghĩa là nhiều hơn tổng số các bản concertos của các nhà soạn nhạc còn lại ). Chính Vivaldi đã định hình cho Concerto gồm 3 mouvement đăng đối : Vif- Lent - Vif ( Nhanh - Chậm - Nhanh ).
Nhà soạn nhạc vĩ đại và là người đầu tiên soạn Concerto cho Piano ( lúc đó còn là Clavier) và dàn nhạc chính là J.S.Bach ( 1728-1735).
Tiếp theo là một vĩ nhân khác: Mozart. Ông đã có công hoàn thiện về hình thức cho Concerto de Soliste ( piano, violon, violoncelle, flûte, trompette, cor d'harmonie ) bộ ba kinh điển :
1. Alleggro ( nhanh, vui)
2. Andante hoặc Adagio ( chậm, buồn )
3. Allegrro ( nhanh, vui nhưng thường theo hình thức Rondo ).

Nhưng người đã làm cho Concerto trở nên có sức mạnh phi thường chính là "thánh nhạc" Beethoven. Ông đã soạn 5 bản concertos cho piano ( vào các năm 1795, 1798, 1800, 1806, 1809 ) và 1 bản cho Violon vào năm 1806, bản số 61 ) sau này đã trở thành mẫu mực cho thể loại Concerto và gợi hứng cho các thế hệ hậu sinh làm nên những kiệt tác khác :
Concerto cho Piano của Schumann 1845, Liszt 1849, Brahms 1859, 1881, Grieg 1870, Tchaikovsky 1875 ...
Concerto cho Violon của Mendelssohn năm 1844, Tchaikovsky 1877, Brahms 1878
Concerto cho Violoncelle của Schumann, Lalo, Saint-Saen, Dvorak .v...v...

Sang đầu thế kỷ 20, các nhà "concertiste " tiếp tục phát triển loại hình Concerto, như tăng cường ( đôi lúc hơi quá đáng ) vai trò chủ đạo của các Virtuosité trong trình diễn nhạc cụ, nên các bản Concerto cho Violon, ví dụ số 61 của Beeth, số 64 Mendelssohn, số 77 của Brhahms ....được coi như những bản kinh điển trong các cuộc đấu "lên đai" để giành đẳng cấp cao hơn ...
Ngoài các nhà sọan nhạc cũng khai thác triệt để các khuynh hướng kỹ thuật ( đã được mở ra từ Mozart ) như Concerto cho 2 hoặc 3 piano của Stravinski 1935, Concerto cho "2 tay trái" của ravel 1932.
Các nhà soạn nhạc như Bartok, Alban Berg đưa thêm các giai điệu và kỹ thuật hiện đại cũng như âm hưởng dân gian vào Concerto....Sau cùng khuynh hướng Néo-Classique ra đời, để nối lại với truyền thống, với Prokofiev ( với 5 concertos cho piano, 2 cho violon và 2 cho violoncelle ). Sau khi ông qua đời năm 1935, chỉ còn lại Schostakovitch tiếp tục trung thành với khuynh hươdsng tân cổ điển và viết những bản concerto cuối cùng cho piano vào năm 1957, violon 1955 và violoncelle 1959....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạt mít
post Jun 4 2006, 02:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #347

tròn tròn


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 64
Tham gia từ: 14-January 06
Thành viên thứ: 2.253

Tiền mặt hiện có : 9.056$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(tieuthua @ Mar 25 2006 @ 12:47 PM)
nhân tiện các bác cho em hỏi về nhạc cổ điển với, em cũng nghe đc 1 thời gian ngắn, chưa biết gì nhiều,

các bác cho em hỏi thế nào là concept, thế nào là sonata, rồi những gì liên quan đến 1 bản nhạc giao hưởng cổ điển với.

Hôm gì em mới tìm đc cái album Face to face, nhạc giao hưởng mà phối khí chơi theo kiểu Latin , rất ấn tượng.


* Nhạc cổ điển:
Chúng ta thường nghĩ rằng nhạc cổ điển là những bản nhạc được sáng tác từ những thế kỷ 17, 18 do những nhà soạn nhạc vĩ đại như Mozart, Bethoven, Bach, Tchaikovsky...và cái tên "cổ điển" là vì tính chất "xưa" của nó. Nhưng trong thế kỷ 20 và có thể cả thế kỷ 21 nữa, sẽ có thêm nhiều bản cổ điển hiện đại của các nhà soạn nhạc có tiếng như Charles lves, Aaron Copland... bởi vì nhạc cổ điển là một thể loại nhạc châu Âu . Nhạc cổ điển thường phức tạp hơn các loại nhạc khác với các hình thức thông thường là giao hưởng, thính phòng, nhạc kịch, nhạc cho kịch múa (ba lê). Các bản cổ điển bất hủ: Serenade (nhạc chiều) , Thư gửi ELYSE, BẢN SONAT ÁNH TRĂNG, Ave Maria...

* Nhạc thính phòng giao hưởng:
Thính phòng và giao hưởng là hai thể loại nhạc anh em với nhau. Giao hưởng là thể loại nhạc soạn cho cả một dàn nhạc hòa tấu với qui mô lớn , tận dụng sự phong phú đa dạng về hòa thanh, âm sắc, độ vang của nhiều nhạc cụ. Giao hưởng thường gồm 4 tốc độ tạo thành bốn chương tương phản nhưng vẫn có sự gắn bó hữu cơ với nhau.

Thính phòng là nhạc giao hưởng ở qui mô nhỏ, thường được viết cho một nhóm nhạc công 3, 4 người chơi cùng nhau, hoặc có khi chỉ một người chơi chính trong nhóm nhạc phụ họa. Trước đây nhạc thính phòng được coi là nhạc quí tộc và phục vụ số ít thính giả, vì thế nên có tên là "nhạc trong phòng". Một nhóm nhạc sĩ 4 người chơi đàn dây (tứ tấu đàn dây) gồm 2 violon, 1 viola và cello là ví dụ tiêu biểu cho thể loại nhạc này. Trong nhạc thính phòng, mỗi nhạc cụ chơi một phần riêng biệt

* Công-xéc-tô:
Công-xéc-tô (Concerto) là tác phẩm nhạc có tính chất kỹ xảo điêu luyện viết cho một (hoặc 2, 3) nhạc cụ diễn tấu với dàn nhạc và thường có hình thức liên khúc sonat. Concerto thường gồm 3 chương nhạc: Chương 1 có nhịp điệu nhanh, chương 2 chậm - trữ tình, chương 3 rất nhanh.

Concerto phát huy cao nhất hiệu quả âm nhạc của nhạc cụ độc tấu và tài năng kỳ diệu của nghệ sĩ độc tấu thông qua các đoạn Cadenza (đơn tấu không có sự tham gia của dàn nhạc). Thông thường Concerto được viết cho 1 nhạc cụ nên thường có tên "Concerto viết cho violon..." "viết cho piano"... Ðôi khi cũng gặp các bản Concerto có 1, 2 hoặc 4, 5 chương và những bản viết cho một nhóm nhạc cụ hoặc cho cả dàn nhạc.

* Giọng Tenor:
Tenor là giọng nam cao thể hiện trong tác phẩm ca nhạc. Cao độ của giọng hát thường được chia thành 6 1oại giọng theo cấp độ: 3 cho nam và 3 cho nữ. Sáu loại giọng được sắp xếp theo cấp độ thấp dần như sau: Soprano (nữ cao) - cao nhất, mezzo sprano (nữ trung), contralto (nữ trầm), tenor (nam cao) , baritone (nam trung) bass (nam trầm) - thấp nhất. Trong đó giọng nữ trầm tuy ngang với giọng nam cao nhưng rộng và mượt hơn. Ở nước ta giọng nữ cao tiểu biểu ở NSND Lê Dung và nam trầm ở NSND Trần Hiếu.

* Opera:Ðúng! Opera là tên của thể loại nhạc kịch ; vở kịch có lời được hát thành nhạc. Phần nhạc đệm được chơi bởi một ban nhạc, thậm chí là dàn nhạc. Khác với kịch hát của nước ta thường hát theo các làn điệu dân ca và các bài hát có sẵn (ví dụ : dân ca kịch Huế, ca cải lương:..). Opera có giai điệu biến đổi theo diễn biến, tình tiết của vở kịch , thường xuyên có những đoạn cao trào hay trầm lắng các nghệ sĩ Opera phải thuần thục về thanh nhạc có khi phải lên đến giọng cao nhất cũng như tới giọng thấp nhất. Xưa nay, opera chỉ được biểu diễn phục vụ tầng lớp thượng lưu nên còn gọi là nhạc qúy tộc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi hạt mít: Jun 4 2006, 02:40 PM


--------------------
hạt mít của riêng em



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 4 2006, 02:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #348

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Sonate hay Sonata trong tiếng Latin là một dạng hoà tấu nhạc cụ gồm 3 hay 4 mouvements và nói chung được viết cho 2 hoặc 3 nhạc cụ. Sau này lại quay trở lại chỉ gồm 2 nhạc cụ. ( Còn 3, 4, 5... nhạc cụ được gọi là Trio, Quatrio ou Quintesse ...).
Sonata bắt nguồn từ động từ Sone trong tiếng latin nghĩa là "chơi nhạc".
Sonata bắt nguồn từ Ý và thoạt kỳ thuỷ được chia thành 2 loại:
- Sonata da Chiaesa ( hoà tấu trong nhà thờ ) gồm 4 mouvements.
- Sonata da Camera ( hoà tấu trong phòng ) gồm 3 mouvements.
Ngoài ra còn Sonata Triora gồm bộ ba: 2 violons và một bộ nhạc nền...

( còn nữa...lúc nào rảnh viết tiếp ....)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
KẹoMút
post Jul 14 2006, 07:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #349

Advanced Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 292
Tham gia từ: 17-November 05
Thành viên thứ: 2.087

Tiền mặt hiện có : 1.236$
Số tuần chưa đóng thuế : 3

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Oct 30 2002, 07:14 AM)

Mặc dù muốn nghe nhạc cổ điển cho thật thấm, cũng cần phải có một culture nhất định về musique classique, nhưng đối với mình, vốn được đào tạo trong môi trường thẩm mỹ tạo hình nên vẫn chủ trương đến với âm nhạc bằng trực giác và vô thức là chủ yếu . Nói nôm na nghĩa là " Cảm " chứ không cần " Hiểu " . Khi nghe nhạc hay xem tranh , cần nhất là phải có sự say mê, yêu thích, còn sự hiểu biết nếu có thì cũng tốt nhưng không quan trọng. Nghĩa là ta đến với âm nhạc và hội hoạ bằng trái tim chứ không cần bằng khối óc và trong nhiều trường hợp sự ngây thơ , hồn nhiên như trẻ nhỏ là thực sự cần thiết . Vậy bạn nên nghe nhạc cổ điển trong một môi trường thật tĩnh lặng cả từ ngoại cảnh đến tâm hồn , dù bạn nghe trong lúc nằm nghỉ thoải mái để ngủ hay trong lúc làm việc căng thẳng đều thú vị cả . Khi nghe nhạc cổ điển , ngoài cái thú vị thông thường của việc thưởng thức nghệ thuật, hình như nó còn làm ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn, cao thượng hơn, thánh thiện hơn, huyền bí hơn và thực sự rất " noble " . Nhiều lúc mình hay nghĩ vẩn vơ , có thể là bệnh nghề nghiệp, rằng nếu như ngày xưa Victor Hugo bị cho là có tình cảm lãng mạn phi thực tế khi cho rằng có thể cải hoá cuộc đời bằng cái " Thiện " ( bằng sự " Cao thượng " như trong tiểu thuyết Les Misérables ) thì riêng mình lại nghĩ rằng có thể cảm hoá con người bằng cái " Đẹp " . Không biết có phải là lãng mạn, không tưởng không, nhưng mình nghĩ cái " Mỹ " còn là gốc của cái " Chân " và " Thiện " . trong cái " Mỹ " đã có đủ cả " Chân " và " Thiện " rồi . Khi ta biết yêu cái Đẹp thì thường ta cũng thích cái Tốt và cái Thực . Mình tin là những kẻ cam tâm làm điều ác sẽ không biết thưởng thức cái đẹp. Vì vậy có lúc mình nghĩ hơi ngây thơ là nếu như mọi người đều được giáo dục và biết rung cảm về thẩm mỹ thì chắc thế gian đã ít điều ác . Điều này ít ra có lẽ đúng đối với âm nhạc cổ điển .
*



Bác viết cái này hay quá. Em rất tâm đắc.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
KẹoMút
post Jul 14 2006, 07:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #350

Advanced Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 292
Tham gia từ: 17-November 05
Thành viên thứ: 2.087

Tiền mặt hiện có : 1.236$
Số tuần chưa đóng thuế : 3

Bình chọn :



QUOTE(Hưng @ Oct 30 2002, 08:13 AM)
Bác Yuyu theo trường phái Mỹ học á? Tuyệt vời sp_ike.gif. Chúng em là thanh niên lang thang bơ vơ mê c(g)ái đẹp Zimbabwe, tức là ít nhiều cũng là đồng môn với bác rùi nhỉ :P. Đùa chút thôi..
      Hồi còn bé thì em đặc biệt không chú ý đến bất kỳ một hình thức nghệ thuật nào. Không thơ, không âm nhạc ( kể cả nhạc nhẹ cũng không ), không hội họa, không văn học ( trừ tiểu thuyết dã sử Trung Quốc và truyện chưởng ), không điêu khắc tạo hình hay bất cứ thứ gì hết. Học ở trường chưa bao giờ em để ý đọc hết một đoạn trích hay truyện ngắn nào, không hề đọc một bài thơ nào, kể cả những bài thơ phải học thuộc lòng trong SGK em cũng chỉ đọc qua qua. Kể lại thật xấu hổ ???
Đến lớp 7 em học cùng lớp một thằng học guitar trong nhạc viện. Hai thằng thân nhau phết, nhưng cả hai tính đều quái. Em thì.. các bác biết rồi ??? còn thằng bạn em thì tính nó đến giờ quái đản quá chả ai chơi được. Nó là thằng đầu tiên dẫn em vào con đường nhạc nhẽo đấy ạ. Thấy nó chơi Guitar cổ điển hay quá, em cũng xin papa cho tiền đi học trong nhạc viện. Thửa quả đàn 140 ngàn, vào năm 1993, thế là em đi học guitar. Ặc, kể mà phát ngượng, em lười với lại sợ đau tay ác, thế nên, sau nửa năm, em vẫn chưa học được cái gì cả, và, bỏ. ??? Thế là cũng giã từ luôn tí mơ ước guitar cổ điển và chấm dứt việc nghe thêm một tí nào về âm nhạc, cho dù từ đó trở đi em suốt ngày chơi bố lếu bố láo cái đoạn sau của bài Prelude no.1 của Villa-Lobos mà thằng bạn em dạy em thế tay. Em là em cứ thích bài này lạ lùng nên sau đó thỉnh thoảng vẫn cứ chơi bát nháo.
Mãi đến cấp 3, vào trường, học cùng lớp rồi chơi với mấy thằng ngồi gần bàn. Trong đó có một thằng tóc dài quần bò đen có vẽ hình vẽ chữ, áo phông đen, đeo kính tròn tròn đổi màu nhìn cực phủi. Lúc đầu nó còn ghét em các bác ạ, về sau này chơi với nhau mấy năm rồi, trở thành bạn nối khố cho đến tận giờ, hai thằng nằm tâm sự nó mới bảo là :"Lúc đầu gặp mày trong lớp tao hỏi mày có phải lớp A4 không mà mặt mày cứ vênh lên chẳng trả lời gì, thế là ghét.." Cái thằng này nhìn đẹp lắm. Có lần thằng bạn khác của em lấy đâu cái ảnh post hình John Lennon ra so với mặt nó thì thấy giống y chang, từ tóc, khuôn mặt, mũi, kiểu kính. Nhưng thật ra chả phải nó mê John mà là mê Kurt Cobain, định bắt chước hắn, nhưng chả may lại ra đúng mặt John Lennon. Các bác cứ để ý mấy cái chú "Fanh" của Elwis Presley trong cuộc thi "Ai giống Elwis nhất" bắt chước giống Elwis thế nào thì nhìn mặt, tóc, đầu thằng bạn em cũng giống hệt John Lênnon như thế. Thằng này lại được hâm mộ ghê lắm. Các bạn gái cứ gọi là tít thò lò, chúng nó hồi đó toàn bàn tán nhau rằng trong cái khối của bọn em có đến 1/2 số chị em là mê thằng bạn em này. Mà từ đó em cũng được biết rằng chị em.. lắm chuyện, vì được nghe chị em bàn tán thế này : thằng bạn em thay bồ như thay áo .v.v. trong khi em biết rõ nó, nhát như cáy chả bao giờ có bồ hay "thay áo thay eo" gì cho dù quen toàn em xinh ngất ngưởng, hoa hậu trường này trường kia. >:(
Ờ đấy chỉ là chi tiết phụ, quan trọng là thằng này con nhà hội họa, lại chuyên nghe nhạc Rock các bác ạ. Nhà em trước đó vẫn sài cái Radio hỏng, không chạy được băng Casette mà nghe các sóng phát thanh cũng khó nên cuộc sống của em coi như "mịt mù về mặt âm nhạc, ca nhạc". Quen thằng đấy, đến nhà nó chơi, rồi đi cùng cả hội lóc cóc 7 thằng mãi rồi lại thành bắt chước nghe Rock. Đầu tiên chả phải là em bắt chước, mà là một thằng khác, biết chơi Piano và đã từng hâm mộ Elton John. Thế rồi thằng kia nó đưa cho em cái băng Guns n' Roses về và thu cho em một cái băng có mấy bài của Metalica, mấy bài của Nirvana, mấy bài của GnR. Toàn các bài dạng có giai điệu dễ nghe, nổi tiếng của mấy băng này thôi các bác ạ.
Thôi thế là em lao vào Rock. Bao nhiêu tiền vừa ra khỏi túi papa là vào Rock đến đấy luôn. Thế là băng Casette, áo phông đen, quần bò đen, ặc ặc. 8)
Đến lớp 12 em đi học Guitar lại vì ấp ủ ý định lập băng chơi Rock ;D. Thế là đi cày guitar cổ điển lại. Em tập chăm lắm, cứ rỗi là ngồi tập chơi nên chả bao lâu đánh cũng tạm tạm. Mấy thằng bạn cũ chơi khá khá rồi gặp em cũng ngạc nhiên bảo sao mày tiến bộ nhanh xế làm em cứ gọi là lên mây. Mãi giờ mới biết là vì chúng nó cũng học sai, tức là dốt như mình nên mới không hiểu là cái kiểu học nhanh ở VN giúp cho con người ta dậm chân tại chỗ sau khi đi được một đoạn đầu. Rồi nghe thằng bạn cũ đã đưa em đi học guitar quảng cáo nhạc Beethoven hay lắm hay lắm em cũng hăng máu ra 49 Quang Trung thửa về cái Piano Sonaten op.8, 14, 23 của Beethoven do Serkin chơi. Lúc đầu nghe khó khó nhưng mà Piano vốn là thứ em thèm rỏ dãi từ khi còn bé- hồi vẫn hay đến chơi nhà ông bác họ học ở Nga về, tậu cho mấy anh chị con bác ấy cái Piano đen đen nhìn sang sang âm thanh chói lọi..cho nên em vẫn thấy nhạc Beethoven hay hay. ??? Sau đó em thửa thêm 4 cái băng best of mà em viết ở bài đầu, phía trên kia kìa..
Hết năm thứ nhất ở nhà, em vẫn nghe Rock tích cực, đồng thời chối bỏ nhạc Pop và các loại nhạc Việt cho xứng danh đệ tử Rock ;D. Nhưng dường như cổ điển bắt đầu lách được vào người em nhiều hơn, vì em thấy mê cái băng Sonaten của Beethoven và cũng hay nghe guitar cổ điển do bọn Williams, Sergovia, Romero chơi. Nói thêm, hồi đấy nhìn cũng phủi, vào trường BK ngồi giảng đường mà cứ phải ngoảnh mặt đi tránh mấy chục con mắt các bạn gái BK chuyên ngồi bàn đầu vừa nhìn em vừa xì xào bàn tán với giọng đùa đùa kiểu.. hâm mộ ???
    Thế rồi vào năm thứ 2 thì em nhảy sang Đức, chia tay với ý định lập băng Rock. Hồi đầu mới sang á, cô đơn, lạnh lẽo, ghét Đức, ghét Việt, nên em cứ lọ mọ đi tìm đàn tìm đĩa nghe Rock tiếp và đi học guitar tiếp. Miệt mà miệt mài hơn một năm trời mới biết đến mấy cái forum trên Internet, vào tham gia cái ở Đức, quen mấy bác lớn, đến gặp nhau, về nhà chơi, ngủ lại nhà, nghe nói chuyện cổ điển .v.v mới giật mình tỉnh ra mình u mê mất bấy nhiêu năm. Báo cáo thêm, tới thời điểm đó thì em đã mê Chopin tương đối ghê rồi và đã nghe Bach khá khá, cộng thêm tìm hiểu cả Modern Classic của bọn Glass, John Cage, Stockhausen rồi. Thế rồi, nghe lời đại ca khuyên, cộng với sự thất vọng về bản thân, nghe đĩa Sarah Chang.. em quyết định "giã từ vũ khí" ( guitar ), giã từ nhạc Rock ;D. Lại thời kỳ mới, cổ điển và một chút Jazz, hì hì, sau đó chỉ có cổ điển và liên tục cho đến bây giờ, thoáng chốc đã gần 2 năm trời.
Còn kinh nghiệm của em để đi tiếp vào cổ điển em kể rồi nhỉ, ở trên ấy, Nhưng dịp đặc biệt làm em dấn thân vào sâu có lẽ bắt đầu từ cách đây khoảng 1,5 năm, sau khi em xem Yo Yo Ma trên tivi của bọn Đức ( kênh rất hay về nghệ thuật- Arte- hình như cũng là của Pháp ). Ấn tượng đặc biệt lắm. Để em copy cái bài em viết về lần đó cho các bác đọc sau, nếu các bác chưa đọc.
Con đường của em nó gập gềnh thế đấy các bác ạ. Có lẽ còn do hoàn cảnh gia đình em ai cũng "từ chối nghệ thuật" nên mặc dù khi 5, 6 tuổi mỗi khi nghe mấy giai điệu kiểu "Eine kleine Nachtmusik" , Turkische Rondo" của Mozart,"fuer Elise" của Beethoven, "an der schoenen, blauen Donau" của Strauss [ tất cả các bản này đều là bản tiếng Đức nhé ] là em cũng nhại lại được giai điệu chả sai gì. Nói chung em chả đồng ý rằng cần nghe từ bé. Để trở thành nhạc sĩ hay nhạc công thì chắc là cần ( nghĩa là em vứt rồi :'( ) chứ còn chỉ để nghe thì đến lúc nào đó có thời cơ là nghe được ấy mà.
*



Nghe con đường âm nhạc của bác này li kỳ và hấp dẫn quá.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

37 Trang « < 33 34 35 36 37 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC