Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 15 16 17 18 19 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post Dec 9 2017, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #161

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy là cuối cùng thì Nga cũng đã khai trương được dự án khí hóa lỏng trị giá 27 tỷ USD ở bán đảo Yamal ở vòng Bắc cực. Đây là dự án hợp tác giữa NOvatek của Nga, Total của Pháp và CNPC của Trung QUốc.
Tham vọng của Nga là vượt qua Qatar để trở thành nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới, hướng tới thị trường châu Á, tận dụng lợi thế kho trữ lượng khí đốt của Bắc cực.
Tổng thống Nga Putin dự lễ khai trương và chúc mừng các công nhân sau khi chứng kiến lượng hàng khí hóa lỏng đầu tiên đã được chất lên tàu, trong điều kiện thời tiết -20 độ C. Đây là dự án bị Mỹ thời Obama trừng phạt, làm nó bị cản trở, sau đó thì cựu giám đốc Total bị tai nạn chết. Cuối cùng thì Nga cũng thành công.

Như vậy, nếu Mỹ có muốn triển khai dự án khí hóa lỏng đến châu Âu, thì Nga cũng có thể là nhà cung cấp, tin cậy hơn so với Mỹ, giá rẻ hơn, và không có khả năng sử dụng nó để khống chế chính trị với châu Âu



Nhiều ngân hàng muốn đầu tư vào dự án khí Yamal LNG của Nga


Nhiều ngân hàng châu Âu đang xếp hàng mong nhận được đầu tư vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng Yamal LNG. Nga đã phải yêu cầu các nhà đầu tư hiện tại giảm mức góp vốn để dành phần cho các ngân hàng khác cùng tham gia.
Trong những tháng tới, nhiều ngân hàng châu Âu sẽ tham gia vào dự án Yamal LNG của Nga, Leonid Mikhelson, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Novatek Group, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất ở Nga, cho biết hôm 10/8.

"Trong khuôn khổ dự án Yamal LNG, chúng ta đã ký một thỏa thuận thiết lập giới hạn tài trợ dự án ở mức 19 tỷ USD. Cho đến nay, tất cả các gói hạn mức này đều đã được cam kết. Chúng ta đang yêu cầu một số đơn vị giảm mức tham gia của họ để dành phần cho các tổ chức khác có nhu cầu tham gia đầu tư, trong đó có nhiều ngân hàng châu Âu”, ông Mikhelson phát biểu trong một cuộc họp với Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev.

Đơn vị sản xuất thứ hai trong dự án Yamal LNG sẽ được đưa vào hoạt động trong ba tháng nữa và đơn vị thứ ba sẽ được hoàn thiện trước năm 2019, theo Sputnik.

Dự án Yamal LNG liên quan đến việc xây dựng một nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng có công xuất 16,5 triệu tấn mỗi năm đặt gần mỏ Nam Tambeï, phía bắc Siberia. Sản lượng khí hóa lỏng mỗi năm của Yamal LNG có thể đáp ứng như cầu sử dụng cho 4 nước gồm Ba Lan, Áo, Estonia và Thụy Điển, trong một năm.

Mỏ khí tự nhiên Nam Tambeï ước tính có trữ lượng khoảng 907 tỉ mét khối. Tổng mức đầu tư cho dự án Yamal LNG ước tính khoảng 27 tỷ USD.

Các cổ đông dự án là Novatek (50,1%), nhóm dầu khí Pháp Total (20%), Tập đoàn CNPC Trung Quốc (20%) và Quỹ con đường tơ lụa Trung Quốc (9,9%).

Dự án bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan như một cảng biển, một sân bay và một cơ sở trung chuyển tại cảng Zeebrugge của Bỉ để giao khí đốt cho các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

http://petrotimes.vn/nhieu-ngan-hang-muon-...nga-497840.html



Tổng thống Putin khai trương dự án khí hóa lỏng 27 tỷ USD ở Bắc Cực

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 8/12 đã khai trương một nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 27 tỷ USD ở Bắc Cực, trong bối cảnh Nga đang muốn vượt qua Qatar để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Dự án này được vận hành bởi Công ty Yamal LNG thuộc sở hữu của Tập đoàn Novatek (với tỷ lệ góp vốn 50%), Tập đoàn Total của Pháp với 20% vốn, Tập đoàn CNPC của Trung Quốc (20%) và Quỹ Con đường Tơ lụa (9,9%). Nhà máy nói trên dự kiến sẽ bắt đầu với công suất 5,5 triệu tấn/năm và tăng lên 16,5 triệu tấn/năm vào đầu năm 2019.

Nhà máy được xây dựng tại cảng Sabetta trên bán đảo Yamal, nơi có trữ lượng hydrocarbon lớn, cách Moskva khoảng 2.500 km và bị băng bao phủ hầu như cả năm, với nhiệt độ thấp nhất đến -50 độ C.

Giới phân tích cho rằng dù dự án đã hoàn thành nhưng Yamal LNG vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, khi giao thông qua tuyến đường biển Bắc vẫn chưa được phát triển.

Cùng với Yamal LNG, Nga dự định sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường châu Á và chứng minh khả năng của mình trong việc khai thác trữ lượng khí thiên nhiên khổng lồ ở Bắc cực bất chấp những khó khăn về công nghệ./.

(@click here)

http://saigondautu.com.vn/the-gioi/nga-kha...-cuc-52702.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 9 2017, 10:24 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 10 2017, 05:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #162

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tin về vụ dự án khí hóa lỏng Yamal của Nga thành công.

Nga mời Arap Saudi mua khí hóa lỏng, điệu này là Mỹ đau đầu rồi nhé, bắt đầu tìm kế phá hoại thôi. Link Bản tin tiếng Anh trên Reuter ở trên, bản dịch tiếng VN ở dưới. Nga là nước xuất khẩu khí đốt đường ống số 1 thế giới,
nhưng chỉ đứng thứ 7 về khí đốt hóa lỏng với 4% thị phần, còn Qatar là số 1 về khí đốt hóa lỏng với 30% thị phần. Bằng dự án này Nga đang muốn tăng gấp đôi thị phần vào năm 2020. Cái chỗ bôi đỏ phía dưới chưa hoàn toàn chính xác, chỉ Nga và Arap Saudi được lợi, chứ Mỹ thì chả lợi lộc gì



Russia offers to sell gas to Saudi Arabia from Yamal LNG
https://www.reuters.com/article/us-russia-l...g-idUSKBN1E22HR

Tham vọng khí đốt của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 8-12 cho biết Moscow đã sẵn sàng bán khí đốt cho Ả Rập Saudi sau khi dự lễ khánh thành nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Công ty Yamal LNG ở bán đảo Yamal, phía trên vòng Bắc cực.
Đây là một phần của dự án chung giữa các công ty Nga, Pháp và Trung Quốc, có giá trị lên đến 27 tỉ USD.

Yamal LNG là liên doanh giữa Công ty Novatek (Nga), Công ty Total (Pháp), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Quỹ đầu tư Silk Road Fund (Trung Quốc) nắm 9,9% cổ phần của dự án. Hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin nói với Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih khi mẻ LNG đầu tiên được chuyển lên một chiếc tàu phá băng: "Mua khí đốt của chúng tôi và quý vị sẽ tiết kiệm được dầu. Nếu tiếp tục làm việc theo cách này, chúng ta sẽ chuyển từ đối thủ thành đối tác. Tất cả đều được hưởng lợi".

Ông Leonid Mikhelson, đồng sở hữu Công ty Novatek, hôm 8-12 tiết lộ đã thảo luận về các dự án khí đốt với giới chức Ả Rập Saudi nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Yamal LNG ra đời nhằm giúp Nga tăng gấp đôi thị phần LNG toàn cầu vào năm 2020 từ mức 4% hiện tại. Giai đoạn đầu của dự án được hoàn thành trong tháng 12. Các giai đoạn còn lại sẽ được tiến hành lần lượt vào năm 2018 và năm 2019. Khi đó, tổng công suất khai thác của dự án lên đến 17,5 triệu tấn/năm.

Theo ông Mikhelson, Yamal LNG bắt đầu giao 3 lô hàng khí đốt đầu tiên vào cuối năm nay và sẽ bán nhiên liệu theo hợp đồng dài hạn sau tháng 4-2018. Đáng chú ý, 95% sản lượng khai thác của Yamal LNG trong 20 năm tới đã được bán hết, phần lớn cho khách hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các khoản đầu tư vào dự án bị đe dọa sau khi Novatek bị phương Tây trừng phạt về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng công ty nhanh chóng huy động được các nguồn tài chính khác.

Trong đó, các ngân hàng Trung Quốc cho vay hơn 12 tỉ USD; Nga rót 2,5 tỉ USD từ một quỹ dự trữ dùng cho trường hợp khẩn cấp và 4,2 tỉ USD từ các ngân hàng Sberbank và Gazprombank. Một thách thức khác của dự án là thời tiết khắc nghiệt ở Bắc cực có thể đe dọa đến sự vận hành trơn tru của nhà máy.

Trước Yamal LNG, Nga chỉ có một nhà máy LNG, gọi là Sakhalin-2 và do Tập đoàn Gazprom kiểm soát. Nhà máy này sản xuất gần 11 triệu tấn khí đốt/năm. Trong khi Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt bằng đường ống thì Novatek được phép xuất khẩu LNG bằng đường biển. Novatek đang lên kế hoạch cho một dự án khác - Arctic LNG - trên bán đảo Gydan của Nga.

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tham-von...09211838552.htm

Tổng thống Putin hy vọng giai đoạn 2 và 3 cũng sẽ hoàn thành trước thời hạn như giai đoạn một, đồng thời nhấn mạnh, dự án này k chỉ là khí hóa lỏng, mà còn là phát triển các tàu chuyển chở hạt nhân

Putin expects second stage of Yamal LNG to be launched in 2018
More:
http://tass.com/economy/979979





--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 11 2017, 08:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #163

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Kalibr Nga lật đổ thế độc quyền “pháo hạm tên lửa” Mỹ
Sự xuất hiện của các tên lửa hành trình Kalibr tiên tiến hơn của Nga trên vũ đài chính trị-quân sự thế giới đã tước bỏ sự độc quyền của Mỹ về “chính sách pháo hạm tên lửa”. Điều đặc biệt quan trọng là tên lửa Kalibr Nga ưu việt hơn nhiều so với Tomahawk của Mỹ.

Tên lửa hành trình hiếm khi tự nó có ảnh hưởng đến chính trị lớn và không bao giờ làm được điều đó nếu không có màn trình diễn ấn tượng. Tomahawk đã là vũ khí như vậy đầu tiên khi chính nó đã biến thành biểu tượng của Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và đã quyết định trong một thời gian dài cán cân sợ hãi và hy vọng của các kẻ thù và đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của các tên lửa hành trình Kalibr tiên tiến hơn của Nga trên vũ đài chính trị-quân sự thế giới đã tước bỏ sự độc quyền của Mỹ về “chính sách pháo hạm tên lửa”.

Nguồn gốc hạt nhân của Kalibr
Không như nhiều người nghĩ, Kalibr hoàn toàn không phải là tên lửa hành trình đầu tiên của Nga từng làm thay đổi cán cân sức mạnh thế giới chỉ bằng sự tồn tại của mình. Trên thực tế, phương tiện đầu tiên đó đã xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi Mỹ đưa tên lửa hành trình Tomahawk vào trang bị.
Có truyền thuyết nói rằng, độ rộng đường sắt đã được quyết định bởi kích thước xe ngựa. Và nếu như điều đó không hoàn toàn là như thế đối với đường sắt thì với Kalibr và Tomahawk thì câu chuyện đúng là như thế. Năm 1931, hạm đội Mỹ đã nhận vào trang bị ngư lôi cỡ 533 mm dành cho tàu ngầm. Truyền thống đã mạnh đến nối Tomahawk được chế tạo sau đó 1/3 thế kỷ cũng có kích thước giống như cáp-xun dành cho ngư lôi hồi đầu thập niên 1930.
Chiều dài ống phóng lôi thiết kế trong thập kỷ 1920 khá khiêm tốn, chỉ là 6,25 m. Tên lửa với kích thước đó không thể đủ nhanh, mạnh và có thể bay theo quỹ đạo đường đạn cao. Bởi vậy, người ta đã buộc phải chế tạo tên lửa có tốc độ dưới âm (để tầm bắn tăng lên) và bay thấp để đột phá ở độ cao nhỏ và bằng đội hình tốp lớn. Khi Liên Xô vào năm 1975-1983, buộc phải có sự đáp trả đối với Tomahawk - đó là tên lửa hành trình Granat, thì các công trình sư Liên Xô đã có trong tay một con bài quan trọng. Các ống phóng lôi Liên Xô có chiều dài 8 m, có nghĩa là có thể chế tạo tên lửa có chiều dài lớn hơn.

Nhưng Granat đã không gặp may. Năm 1989-1991, do những thỏa thuận mới giữa Liên Xô và Mỹ, tất cả các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân đã buộc phải loại bỏ và đưa lên bờ. Sự giải giáp tức thời của phía Liên Xô về mặt này thực chất là đơn phương. Tomahawk ngay từ đầu đã được phát triển làm vũ khí dành cho Thế chiến III, cũng như để tấn công bằng đầu đạn phi hạt nhân trong chiến tranh thông thường.
Còn các phần chiến đấu phi hạt nhân thì người ta đơn giản là không định lắp lên tên lửa Granat. Đó là vì trong những năm 1960, Liên Xô đã thực hiện một công trình nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của các “các cuộc tấn công đón chặn” nhằm vào các phương tiện chống tên lửa của địch. Để ngăn không cho bắn hạ các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, một phần các tên lửa đó có thể đưa lên phía trước và cho thực hiện các vụ nổ hạt nhân đón chặn trên hành lang di chuyển. Các tên lửa chống tên lửa/phòng không của địch khi đó sẽ bị “quét sạch” khỏi hành lang này.
Có nghĩa là làn sóng chính của các tên lửa hành trình hạt nhân Liên Xô sẽ tấn công các mục tiêu mà không gặp sự kháng cự. Trong sơ đồ đó, việc sử dụng đầu đạn thông thường có khả năng làm giảm hiệu quả của tên lửa. Việc sử dụng các tên lửa đó chống lại một cường quốc hạt nhân có lực lượng phòng không mạnh là vô nghĩa. Còn sử dụng tên lửa hành trình chống các nước kiểu như Libya và Iraq thì khác với Mỹ, Liên Xô không tính đến.

Kalibr - cái khó ló cái khôn
Năm 1991, thế giới đã thay đổi. Công nghiệp quốc phòng Nga cần phải sống sót, vì thế trên cơ sở tên lửa Granat và các kết quả nghiên cứu mới, các công trình sư Nga đã chế tạo ra tên lửa mà sau này gọi là Club 3M-14E. Đây là biến thể xuất khẩu, có chiều dài rút ngắn để vừa với các ống phóng lôi ngắn tiêu chuẩn NATO. Để đáp ứng quy định của những điều ước quốc tế về xuất khẩu vũ khí tên lửa, tầm bắn của tên lửa bị hạn chế ở mức 300 km.
Trong thời buổi khó khăn khi mà Bộ Quốc phòng Nga không quan tâm đến vũ khí công nghệ cao mới, hy vọng xuất khẩu đã tiếp thêm nguồn lực nuôi dưỡng các nghiên cứu mới. Tất cả những nghiên cứu mới đó đều rất hữu ích vào đầu thế kỷ XXI khi mà người ta hiểu ra là hợp tác Nga-NATO phát triển hoàn toàn không như những nhà dân chủ non trẻ lên nắm quyền vào năm 1991 dự tính.

Từ năm 2004, phía Nga để phản ứng với các hành động của Mỹ đã tuyên bố không coi mình bị ràng buộc hơn nữa với cam kết cất giữ trên bờ các đầu đạn hạt nhân dành cho tên lửa hành trình. Nga cũng bắt đầu nhanh chóng nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa mới có kích thước như tên lửa Granat trước đây, nhưng có sử dụng những công nghệ mới đã được thử thách trên biến thể rút ngắn xuất khẩu.
Tên lửa Kalibr tương lai được trang bị cơ sở linh kiện cho các hệ dẫn hoàn toàn mới. Tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính, đầu tự dẫn radar hiệu chỉnh đường bay giai đoạn cuối để bắn chính xác vào mục tiêu. Tên lửa cũng có cả thiết bị thu tín hiệu định vị vệ tinh GLONASS. Những cải tiến đã làm giảm mạnh sai số vòng tròn xác xuất của tên lửa mới.
Và mặc dù con số sai số chính xác không được tiết lộ (đây là thông tin mật) thì trong các cuộc tập trận, theo khẳng định của các quan chức Hải quân Nga, người ta đã đưa được tên lửa vào phạm vi 5 m cách mục tiêu. Nhờ đó, ngay cả ở biến thể mang đầu đạn thông thường 450 kg, Kalibr vẫn là một địch thủ nguy hiểm.

Một tên lửa tầm bắn 300 km đã thay đổi cán cân sức mạnh chiến lược
Nhiều người còn nhớ lần phóng đầu tiên các tên lửa Kalibr vào ngày 7/10/2015 đã gây bất ngờ thế nào đối với công chúng. Con số về tầm bắn của các tên lửa này được báo chí nhìn chung xác định là 300 km, nhưng chúng đã bay từ biển Caspie đến Syria xa hơn 5 lần là 1.500 km, hơn nữa là bay qua bề mặt địa hình phức tạp của Iran và một phần Iraq.
Đặc biệt là cả hai nước này đều đã nhanh chóng nhất trí cho tên lửa Nga bay qua. Cần nhớ rằng, khi Mỹ tấn công các nước mục tiêu thì họ đã chẳng thèm xin phép ai mặc dù để bay đến Afghanistan, tên lửa Tomahawk của họ đã phải bay “quá cảnh” qua lãnh thổ các quốc gia có chủ quyền.

Theo thông lệ quốc tế, khi cho máy bay quân sự của mình bay qua không phận các nước khác, cần phải có sự cho phép để chúng bay qua. Năm 2015, Nga đã tạo một tiền lệ mới. Lần đầu tiên trên thế giới, các tên lửa hành trình chứ không phải là máy bay đã bay qua các nước không tham chiến với sự thỏa thuận với họ. Một số tên lửa Kalibr bay cao trên trời hoàn toàn có khả năng đã bay qua mà không có sự cảnh báo và thậm chí phòng không Iran và Iraq cũng không trông thấy. Các tên lửa Nga đã mở ra một trang mới trong điều tiết không phận quốc tế.
Trở lại với tầm bắn của Kalibr. Làm sao 300 km lại biến thành 1.500 km? Vấn đề là ở chỗ khi phát triển Kalibr, người Nga đã quyết định chế tạo nó không phải thành một hệ thống chuyên ngành hẹp dùng để tấn công hạt nhân toàn cầu (như tên lửa hành trình Granat), mà là một công cụ kiểu module linh hoạt. Biến thể hải quân của tên lửa Kalibr có tầm bắn đến 500 km (với phần chiến đấu thông thường, tầm bắn phỏng đoán là 375 km). Đồng thời, ở giai đoạn bay cuối, nhờ tầng tăng tốc bổ sung, tên lửa có thể bay ở tốc độ siêu âm đến 2,7-2,9M.
Theo Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, ở cấu hình chống hạm siêu âm như thế, Kalibr có thể kiểm soát một diện tích đến 800.000 km² (S=πR², trong đó R = 500 km). Điều đó không phải là ít vì từ bờ Biển Đen của Nga, nó có thể đe dọa các tàu chiến của NATO đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.
Tuy nhiên, tháng 10/2016, các tàu chiến của Phân hạm đội Caspie đã sử dụng biến thể Kalibr tấn công mặt đất. Tên lửa này không còn chế độ vọt tốc siêu âm ở đoạn cuối hành trình (và không còn tầng tăng tốc bảo đảm chế độ đó) bởi vì phòng không của các mục tiêu mặt đất yếu hơn phòng không của cụm tàu sân bay vốn là mục tiêu chủ yếu của tên lửa chống hạm Kalibr. Nhờ không có giai đoạn vọt tốc mà tầng hành trình của biến thể Kalibr tấn công mặt đất có nhiều nhiên liệu hơn. Bởi vậy, nó có thể bay xa 1.500 km với phần chiến đấu nổ phá 450 kg, và 2.600 km với phần chiến đấu hạt nhân nhẹ hơn. Khi mang đầu đạn hạt nhân, thì bất kể phương tiện mang phóng là tàu nổi hay tàu ngầm thì tên lửa vẫn đưa vào tầm ngắm hơn 5 triệu km2 mặt đất.
Đợt phóng tên lửa năm 2016 đã lần đầu tiên cho công chúng thấy rằng, với các tên lửa kalibr, cán cân sức mạnh đã thay đổi không thể đảo ngược ở bờ biển Nga mà cả trên toàn Cận Đông, hơn nữa là về thực chất là trên toàn thế giới. Ai cũng có thể cầm lấy chiếc thước và hiểu rằng, các pháo hạm của Nga với lượng giãn nước dưới 1.000 tấn từ biển Caspie bằng các tên lửa của mình có thể với tới từ Trung Quốc đến Italia và từ Saudi Arabia đến thủ đô nước Đức. Nhưng các phương tiện mang Kalibr đâu chỉ có ở biển Caspie.




https://viettimes.vn/kalibr-nga-lat-do-the-...-my-149441.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 11 2017, 08:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #164

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Phá thế độc quyền
Dĩ nhiên là Mỹ trước đợt phóng đáng nhớ ấy đã biết đến sự tồn tại của những tên lửa đó của Nga - ngay từ năm 2012, khi Kalibr được nhận vào trang bị. Giới quân sự Nga hồi đó đã tiết lộ trung thực tầm bắn thực sự của chúng. Cũng giống như với Tomahawk, biết đến nó là một chuyện, còn nhìn thấy nó trong thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác. Người Mỹ từ năm 1991 đã thiết lập sự độc quyền về ngoại giao pháo hạm tên lửa-hạt nhân - những chiếc tàu nhỏ có khả năng lập tức đặt trong tầm ngắm hàng triệu km2.
Điều đó đã cho phép chúng thực hiện các đòn tấn công ẩn danh vào các đất nước hòa bình mà không chịu tổn hại gì. Ví dụ, năm 2009, Mỹ đã hai lần tấn công Yemen bằng Tomahawk mà không hề tuyên chiến. Khi mà phát hiện ra là với độ chính xác và ân sủng đặc trưng cho nước Mỹ, họ đã giết hơn 20 trẻ em, 14 phụ nữ và chỉ có 6 đàn ông thì giới chức ngoại giao quân sự Mỹ mới không còn xác nhận cuộc tấn công đó là do Mỹ tiến hành. Chỉ đến năm 2011, nhờ có tiết lộ của Wikileaks mà người ta mới biết rằng đó chính là những quả Tomahawk của Mỹ.

Khi trình diễn công khai tên lửa Kalibr, Nga đã phá hủy sự độc quyền này. Điều đặc biệt quan trọng là tên lửa mới ưu việt hơn nhiều Tomahawk. Hình ảnh video các lần phóng Kalibr được quân đội Nga đăng tải không phải tình cờ. Trên đoạn video, các tàu tên lửa nhỏ đã bắn hết các tên lửa của mình trong mấy giây. Đây là sự trình diễn thuyết phục sự ưu việt đối với Tomahawk”. Thậm chí các tàu chiến lớn của Mỹ mang hàng chục tên lửa hành trình thì tốc độ bắn tên lửa thực tế cũng là 20-30 phút một quả. Chính với tốc độ đó, Hải quân Mỹ đã phóng Tomahawk tấn công lãnh thổ Syria vào năm 2014.
Bốn tàu chiến của Phân hạm đội Caspie trên video clip này trong một lúc đã phóng đi số tên lửa mà 4 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn của Hải quân Mỹ không thể bắn đi trong cùng một khoảng thời gian. Hơn nữa, mỗi tàu trong 4 tàu khu trục này có giá hơn toàn bộ Phân hạm đội Caspie của Nga. Không cần phải giải thích tốc độ bắn có tầm quan trọng như thế nào trong một cuộc xung đột quân sự thực sự.
Tầm bắn vượt trội, cũng như chế độ vọt tốc trước khi tấn công ở tốc độ siêu âm vốn không có ở Tomahawk cũng có tầm quan trọng không kém. Các biến thể Tomahawk hiện có (Block IV) không thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm quá 1.600 km. Và ngay để đạt tầm bắn đó thì các kỹ sư Mỹ cũng đã buộc phải giảm nhẹ phần chiến đấu xuống còn 340 kg, so với 450 kg ở Kalibr, và như vậy Kalibr còn có uy lực mạnh hơn đối thủ. Bởi vậy, nếu như một tàu chiến Nga có lượng giãn nước 900 tấn có thể với tới các căn cứ Mỹ ở các nước Vùng Vịnh Persique bằng tên lửa thì các tàu Mỹ dù là lớn hơn 15-20 lần cũng không thể đáp trả tương xứng đối với Nga cũng từ Vịnh Persique.

Bức ảnh trên từ một bảo tàng Serbia cho thấy, các tên lửa dưới âm Tomahawk có thể bị bất cứ lực lượng phòng không tương đối mạnh nào bắn hạ (thậm chí cả phòng không Nam Tư vốn được trang bị các hệ thống có từ thời Liên Xô).
Trong trường hợp xảy ra xung đột ở các vùng biển xung quanh Nga, mọi ưu thế cũng ở phía các tên lửa Nga. Bởi lẽ tất cả các tên lửa chống hạm hiện có của Mỹ là Harpoon vốn được chế tạo từ những năm 1970. Phần chiến đấu của nó nhẹ hơn 2 lần so với phương án đầu đạn nặng của Kalibr, còn tầm bắn thì không vượt quá 220 km. Trong cuộc đấu tên lửa tay đôi, các tàu chiến Mỹ đơn giản là không thể có gì để đối kháng với hạm đội Nga.
Tại sao điều đó lại xảy ra? Đúng là những người chế tạo ra Tomahawk đã biến thể chống hạm có uy lực mạnh hơn và tầm bắn xa hơn nhiều Harpoon. Tuy vậy, sau năm 1991, giới tinh hoa nước Mỹ đã vứt Nga khỏi bàn tính vì cho rằng Nga đã biến mất khỏi vũ đài thế giới với tư cách một thế lực độc lập. Sự lầm lẫn này ngay cả hiện nay vẫn khá phổ biến ở bên kia đại dương: chúng ta chỉ cần nhớ đến những lời nói của ông Obama về cái gọi là “cường quốc khu vực”. Bởi vậy, Hải quân Mỹ bình thản loại khỏi trang bị các tên lửa Tomahawk chống hạm. Họ chỉ còn các biến thể dùng để tấn công những quốc gia yếu ớt nhất, không có hạm đội và không thể đánh trả.
Bởi vậy, cuộc đấu tay đôi thậm chí giữa một tàu khu trục to của Mỹ và một tàu Buyan tí hon của Nga trong những năm tới cũng gần như không thể xảy ra. Sự khinh miệt của phương Tây đối với năng lực của những nước khác như đã từng xảy ra trong thập niên 1940 một lần nữa lại có lợi cho nước Nga. Dĩ nhiên là hiện giờ Mỹ đang ráo riết sửa chữa sai lầm của mình, nhưng họ sẽ mất nhiều năm cho việc đó. Lần đầu tiên trong lịch sử “ngoại giao pháo hạm Hoa Kỳ”, những lý lẽ của nó vang lên kém thuyết phục hơn so với các đối thủ. Có lẽ điều đó sẽ tạm thời giải thoát chúng ta khỏi những lần trình diễn mới của Tomahawk trên các nước mục tiêu tiếp theo.


https://viettimes.vn/kalibr-nga-lat-do-the-...-my-149441.html


Ngân hàng lớn nhất Nga lần đầu thực hiện giao dịch dùng công nghệ blockchain
Sbrebank vừa trở thành ngân hàng Nga đầu tiên thực hiện giao dịch thanh toán sử dụng công nghệ blockchain, cho phép tiền được chuyển trong vài giây.

Theo Russia Today, giao dịch được thực hiện trên nền tảng IBM Blockchain dựa trên HyperLedger Fabric. Theo Sberbank, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhà băng được dùng trong quá trình thực hiện giao dịch. MegaFon, MegaLabs, Alfa-Bank và IBM cũng tham gia vào quá trình này.
Giám đốc điều hành Sberbank CIB Stella Kudachkina cho hay: “Giải pháp blockchain do Sberbank tạo ra giúp chúng tôi thực hiện giao dịch thanh toán thử sử dụng công nghệ IBM Blockchain lần đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Nga”.
Bà Kudachkina nói thêm: “Lợi thế của việc sử dụng công nghệ này khi thực hiện thanh toán là tốc độ chuyển tiền cao. Sau khi tiền được chuyển, giao dịch được ghi lại trên tài khoản của người nhận gần như ngay lập tức, khác với hệ thống chuyển tiền truyền thống đang được dùng”.
Blockchain là nền tảng được thiết kế đặc biệt cho phép hai hay nhiều đối tác tham gia vào hợp đồng thông minh mà không có bên trung gian. Công nghệ này cũng được dùng để xác minh hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ và sổ cái công cộng trực tuyến mà không thông qua bên thứ ba.
Hồi tháng 8, báo chí Nga đưa tin các nhà băng nước này đang xem xét cải thiện giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Hai ngân hàng lớn nhất nước này là Sberbank và VTB Group đã cùng phát triển sổ cái phân tán có tên Masterchain.

https://thanhnien.vn/kinh-doanh/ngan-hang-l...ain-905372.html


Handelsblatt: Thị trường xe hơi Nga vượt qua khủng hoảng
Sau nhiều năm suy giảm, thị trường xe hơi Nga lại cho thấy sự tăng trưởng thậm chí bằng con số hai chữ số, Handelsblatt viết.
Người Nga lại tích cực mua xe, nhưng vì lý do tiết kiệm họ chọn các mẫu xe bình dân.
Tất cả các nhà sản xuất ô tô ở Nga đang ra sức tăng doanh thu, "ai từng rơi xa giờ sẽ leo cao", Handelsblatt nhận định. Thị trường ô tô Nga bị thu hẹp trong bốn năm liên tiếp. Các nhà sản xuất buộc phải đối phó khủng hoảng bằng cách sa thải nhân viên, áp dụng lịch làm việc bán thời gian và thậm chí đóng cửa nhà máy.

Nhưng bây giờ thị trường ô tô Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng và thể hiện tăng trưởng với con số hai chữ số, tác giả của bài viết là Andre Ballin viết. Các chỉ số doanh thu tăng trong tám tháng liên tiếp.

Tổng giám đốc của Volkswagen tại Nga là Markus Ozegovich lạc quan tuyên bố rằng hai năm tới thị trường xe hơi Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 12 2017, 12:17 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 11 2017, 09:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #165

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở VN cũng đang có chuyện dầu khí, với việc ông Đinh La Thăng vừa bị bắt tạm giam. Thực sự tôi chỉ biết tới tên ông ấy sau khi có việc ông ấy đổi giờ làm việc ở Hà nội, với lý do để giảm ùn tắc giao thông, rồi sau nữa là quả « cấm cán bộ đi chơi gôn », khiến báo chí nước ngoài cũng đưa tin trong mục những truyen kỳ quái vặt vãnh, kiểu chuyện con mèo có 5 đuôi..Điều kỳ lạ nhất với tôi, là với những sự việc ấy ông ấy được dư luận ủng hộ, như một nhân vật dám nói dám làm, quyết đoán. Nhưng đánh giá của tôi, thì những dạng như thế không bao giờ là người giỏi. Khi ông ấy được vào thành phố HCM làm bí thư thành uỷ, nhiều người cũng kỳ vọng ông ấy có thể thổi sinh khí vào phát triển thành phố, nhưng đối với tôi, như tôi đã viết trong mục « thành phố HCM », ông ta rất dễ trở thành một dạng Elsine, mỵ dân.
Gần đây, nhưng câu chuyện Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, ..v..v.. khiến tôi muốn nói lại hai câu chuyện đó là chính sách hà khắc của Staline, và đại cách mạng văn hoá vô sản ở TQ.
Theo sách vở của phương Tây, và sau đó bản thân tham luận của Khơ rút xốp vào đại hội 20 của Đảng cộng sản Liên xô, có nói tới những sai lầm của Staline. Nhưng sau đó, chính Khơ rút xốp bị hạ bệ, không nắm quyền được tới hết nhiệm kỳ. Ngược lại Staline lại nắm quyền cho tới lúc mất, và những thành công của Liên Xô có được, phần nhiều là do Staline tạo ra. Như vậy phải hiểu thế nào về nhưng sai lầm của Staline, như báo chí phương Tây vẫn liên tục tuyên truyền bền bỉ từ đó đến nay. Vì chẳng nhẽ người sai là Staline thì nắm quyền mãi, còn người tìm ra sai sót, là Khơ rút xốp thì lại bị hạ bệ.
Hiện nay với những chuyện như Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, và rất có thể Đinh la Thăng, tôi nghĩ người ta có thể hiểu rõ nguyên cớ của những chuyện xảy ra thời Staline (1924-1953) ở Liên Xô.
Vào thời điểm đó, Liên Xô gấp rút tiến hành công nghiệp hoá để phòng vệ và phát triển đất nước. Việc công nghiệp hoá này không phải là một quá trinh tự nhiên, do giai cấp tư sản tiến hành như ở các nước phương Tây. Nó cũng là công việc gấp rút, cưỡng chế từ mục đích chính trị từ trên xuống.
Theo tôi phân tích, thì tất cả những gì xẩy ra thời Staline là nhằm vào những nhân vật như dạng Trinh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng ở VN hiện tại. Đó là những nhân vật « tài mọn nhưng chí cao ». Khi có việc không kham nổi những vẫn nhận vì tham vọng,tham lam, hay vì « điếc không sợ súng ». Đến lúc câu chuyện đổ bể, thì lĩnh đủ. Tất nhiên giữa những người thời Staline và những người như Trịnh Xuân Thanh, Dương chí Dũng có một sự khác biệt, đó là họ có thể rất trung tín, (chứ không phải nhằm mục đích cá nhân), nhưng không đủ sức làm những việc được giao.
Như vậy tôi hiểu là quá trình công nghiệp hoá gấp rút ở Liên Xô là nguyên nhân chính dẫn đến chính sách khắc nghiệt của Staline. Nếu Liên Xô không làm như thế, thì việc công nghiệp hoá đã thất bại.
Mấy chục năm sau, ở TQ có cuộc « cách mạng văn hoá » (1965-1976). Theo như báo chí phương Tây, thì đây là một cuộc đấu tranh giành quyền của Mao trạch Đông, và đây cũng là tuyên truyền của họ đến bây giờ. Nhưng vào thời điểm cuộc cách mạng này xẩy ra, thì toàn bộ trung ương đảng TQ ủng hộ việc đó, ngay cả những người sau trở thành nạn nhân. Người ta không thể nói là những người này là ngu ngốc về chính trị.
Hiện nay với những sự việc như việc ông Vươn ở Hải phòng, rồi việc đẻ ra những chính sách bất cập để hành dân của bộ máy hành chính, người ta có thể dễ dàng hiểu được nguyên nhân của cuộc cách mạng văn hoá này. Gọi là một cuộc cách mạng, nhưng nó không phải là một cuộc cách mạng vì bộ máy nhà nước TQ vẫn đứng vững, sở dĩ nó được gọi là cách mạng, vì nó sử dụng hình thức vận động dân chúng để « đấu tố ».
Hiện nay, cấu trúc kinh tế của VN không giống Liên Xô, cũng không giống TQ vào thời điểm có các sự việc trên.Nhưng nó vẫn có những điểm giống đó là :
1- Xã hội VN có nhiều điều giống xã hội TQ, tức là một nước châu Á có truyền thống về tệ nạn quan lại, quan liêu, cửa quyền.
2- Kinh tế VN đầu tư bằng vốn công, do không có giai cấp tư sản dân tộc. Người ta không thể tạo ra giai cấp này bằng thể chế được. Và nhà nước VN chỉ có thể đứng vững khi có tư bản nhà nước, chứ không thể dựa vào tư bản nước ngoài, hay tư bản tư nhân.
3- Xã hội VN có truyền thống cách mạng, người dân có đòi hỏi về bình đẳng cao.
Chính cái điều 1 và 2 đã tạo ra những nhân vật như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh,..còn điều 3 là điều dẫn tới cách mạng văn hoá ở TQ hay trừng phạt kỷ luật như ở Liên Xô thời Staline. Nhưng cách làm như thế, bây giờ không còn phù hợp. Chỉ còn cách duy nhất là hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xét sử bằng luật pháp nghiêm minh, tạo ra được cơ chế sử lý như một cách hoạt động bình thường của nhà nước, chứ không phải theo phong trào.
Một điều khó trong sử lý các vụ việc kinh tế, đó là ngay trong kinh tế thị trường, sự thất bại trong kinh doanh là có thể xẩy ra. Vậy làm thế nào phân biệt được giữa tham nhũng và ngu dốt làm hỏng là việc rất khó khăn. Và nếu cả hai việc đó đan xen vào nhau, ủng hộ nhau một cách rất « biện chứng » thì lại càng phải làm rõ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 12 2017, 05:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #166

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài viết dưới này này cũng minh chứng cho nhận định của tôi lúc đầu. Với Nga, sau khi đã đặt được 2 căn cứ quân sự ở Syria, là họ đã thành công về mặt chiến lược rồi. Việc Syria có khôi phục toàn vẹn lãnh thổ không phải là cốt yếu. Khôi phục được thì tốt, không được cũng không sao, Mỹ có đóng ở 1 phần Syria cũng chẳng hề gì. Nga đã thành công. Từ đây, Nga có chỗ đứng vững chắc ở Trung Đông, quan hệ tốt với tất cả các thế lực ở đây, từ Israel, cho đến Iran, Iraq, Thổ, Arap Saudi, tìm kiếm các lợi ích kinh tế mới và thúc đẩy các lợi ích kinh tế đã có. Các căn cứ quân sự ở đây cùng với Crimea sẽ giúp Nga vươn ra Địa Trung Hải, kết nối với châu Phi, như Nga vẫn đang làm. Hiện Nga vừa ký thỏa thuận xây nhà máy hạt nhân đầu tiên cho Ai Cập
(https://baotintuc.vn/the-gioi/ai-cap-va-nga-ky-ket-thoa-thuan-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-dau-tien-cua-ai-cap-20171211220055279.htm)
và đang nhòm ngó can thiệp vào Lybia, Sudan

Trái lại, với Iran, cần phải đẩy được Mỹ ra khỏi hoàn toàn Syria mới là thành công trọn vẹn, nếu không thì chiến lược gắn kết với Syria, Hezbollah, Iraq để trở thành cường quốc khu vực sẽ khó thành hiện thực. Không phải ngẫu nhiên tướng Solemani của Iran liên tục đe dọa đòi Mỹ phải rút khỏi Syria. Có thể dự đoán, sau khi Nga, Mỹ phân định rạch ròi vùng ảnh hưởng của nhau, thì có thể Iran sẽ lợi dụng Nga như con ngáo ộp để tấn công du kích vào các vùng của Mỹ tại Iran, thông qua các lực lượng "tình nguyện", "cảm tử" chăng?
Nga sẽ không công khai giúp Iran chống Mỹ, nhưng có thể ngấm ngầm, thông qua việc ngăn cản việc Mỹ tiến hành không kích ở Syria, ?
Tướng Solemani là một nhân vật chủ chốt của vệ binh cách mạng Iran, là người chỉ huy chiến lược Trung Đông của Iran và đã thành công trong việc thuyết phục Nga can thiệp vào Syria. Ông bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt từ lâu



Tướng Iran đe tiêu diệt lính Mỹ nếu không rút quân sau chiến thắng IS
Truyền thông mạng xã hội cho biết, tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cộng hòa Cách mạng Hồi giáo Iran, tướng Haj Qassem Soleimani chuyển một thông điệp qua người Nga tới Bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ tại Syria, khuyến cáo toàn bộ quân đội Mỹ nên rút lui khỏi Syria hoặc "cánh cửa địa ngục sẽ mở ra với lính Mỹ".


Thông điệp của tướng Iran, gửi tới bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ trên chiến trường Syria nêu rõ, sau khi cuộc chiến chống IS kết thúc, không một người lính Mỹ nào được phép hiện diện ở Syria. Những binh sĩ Mỹ nên tự nguyện rút hoặc sẽ bị buộc phải rút khỏi Syria.

Tướng Haj Qassem Soleimani nói với một sĩ quan Nga và yêu cầu Nga nhận trách nhiệm trình bày ý kiến của Iran với lực lượng quân sự Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ được coi là lực lượng xâm lược nếu bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ quyết định ở lại đông bắc Syria, nơi mà người Kurd và các bộ lạc người Ả rập cùng chung sống.

Người Nga không chống lại sự hiện diện của Mỹ và có thể chấp nhận thực tế này sau khi xác định rõ nét ranh giới ngăn chặn xung đột không chủ ý giữa hai bên. Nhưng Iran có một quan điểm rõ ràng và kiên quyết không thay đổi, không để tổng thống Syria một mình đối mặt với lực lượng quân đội Mỹ, nếu Washington quyết định duy trì sự hiện diện ở chiến trường Syria.

Bức thư mà tướng Soleimani gửi cho Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng “các biện pháp bất ngờ”chống lại Mỹ: "Lính Mỹ sẽ phải đối mặt với những chiến binh và lực lượng mà trước đây bạn chưa từng gặp phải ở Syria. Người Mỹ sẽ sớm phải rời khỏi đất nước này".

Tướng Soleimani được truyền thông phương Tây xác định là người kiến tạo chiến lược đánh thắng các lực lượng Hồi giáo cực đoan và IS ở Syria, thuyết phục Nga đưa lực lượng không quân vào yểm trợ quân đội Syria chống khủng bố năm 2015.

Phía Nga đã chuyển thông điệp đến quân đội Mỹ, khẳng định lực lượng quân tình nguyện Iran sẽ ở lại Syria khi nước này vẫn yêu cầu. Tổng thống Assad nhiều lần nhấn mạnh rằng, sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ quốc gia khỏi “mọi lực lượng vũ trang bất hợp pháp” và không có ngoại lệ.

Phía Nga cũng khẳng định với Mỹ rằng không hỗ trợ lực lượng vũ trang tình nguyện Iran và các nhóm quân tình nguyện ở Syria trong trường hợp các đơn vị này tấn công quân đội Mỹ. Nga cũng làm rõ quan điểm của mình, Nga không quan tâm đến những mâu thuẫn Iran - Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria.


Mike Pompeo, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cho biết, tuần trước ông đã gửi một lá thư cho tướng Soleimani, nói rõ quan điểm về những ý định tấn công của các lực lượng vũ trang tình nguyện Iran vào các lợi ích của Mỹ và tuyên bố: "Sẽ buộc tướng Soleimani và Iran chịu trách nhiệm về bất cứ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ ở Iraq".

Mohammad Mohammadi Golpayegani, trợ lý cao cấp của thủ lĩnh tinh thần tối cao người Shiite ở Iran Ayatollah Ali Khamenei xác nhận, ông Pompeo đã cố gắng gửi một lá thư cho tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nhưng "Soleimani đã từ chối đọc bức thư hoặc ông ấy không có gì cần biết trong bức thư này".

Nhiều nguồn tin địa phương trong khu vực lực lượng SDF kiểm soát cho biết, nhiều nhóm người Kurd ở tỉnh Al-Hasaka và những người trung thành với chính quyền Damascus sẵn sàng quay súng chống lại lực lượng quân đội Mỹ. Nhiều nhóm người Kurd và người Ả rập vẫn trung thành với chính quyền Syria, họ sẵn sàng chống lại bất kỳ lực lượng ngoại bang nào chiếm đóng hoặc chia cắt đất nước Syria.

Trong bức thư này, tướng Soleimani nhấn mạnh, tỉnh Al-Hasaka Syria vào 2018 sẽ diễn ra những sự kiện của 23.10.1983, khi hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ và lính dù Pháp bị giết bởi vụ đánh bom tự sát kép của những người Hồi giáo ở Beirut. Lực lượng vũ trang đa quốc gia trở thành thù địch chứ không còn là lực lượng gìn giữ hòa bình và bị đẩy ra khỏi Lebanon sau cuộc tấn công này. Theo tướng Soleimani, người Mỹ có thể sẽ nhận được kết quả tương tự nếu vẫn cố duy trì sự hiện diện ở Syria.

http://viettimes.vn/tuong-iran-de-tieu-die...-is-149553.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 12 2017, 06:09 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 12 2017, 08:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #167

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhu vay , sau khi bat duoc Sakashvilly thi toa an da tha ra hom nay, khi duoc cuu thu tuong that bim Tymoshenko va cac nghi sy khac bao lanh. Truoc do, Sakashvilly bi chinh quyen Ukraine to cao la diep vien FSB (FSB agent). Phia Nga bao neu Ukraine chung minh duoc viec nay thi Nga san sang cho may bay sang don Sakashvilly ve

EU dự định sẽ thành lập một IMF phiên bản châu Âu
EC đề xuất thành lập một quỹ tiền tệ của riêng mình để có thể thay thế IMF trong mọi chương trình cứu trợ tài chính trong tương lai của Eurozone cũng như hỗ trợ đầu tư.

https://baomoi.com/eu-du-dinh-se-thanh-lap-.../c/24207444.epi


Phan lan choi gac Ukraine roi
Văn phòng đại diện của nuoc cộng hòa nhân dân Donetsk mới được mở tại Phần Lan.
Văn phòng này sẽ nỗ lực tạo các tuyến du lịch từ Phần Lan đến Donetsk, xuất bản sách và tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với bạn bè Phần Lan.

Bộ phim " Swasti " đã bị cấm chiếu ở Ukraine do quay phim của diễn viên người Nga Fedor Dobronravov sắp tới sẽ được trình chiếu trở lại trên truyền hình.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 12 2017, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #168

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc chiến ở Syria có nhiều tầng nhiều lớp, và hội tụ nhiều đối kháng khác nhau, bây giờ ta hãy thử tách chúng ra, theo concept của cái « pile TCP/IP » như trong tin học, thì sẽ thấy rõ ràng ngay.
Khởi điểm đầu tiên của nó mâu thuẫn Syria với Mỹ, do sự xâm lược của Mỹ ở I rắc, mà Syria trở thành trạm trung chuyển người, vũ khí vào I rắc. Còn tại sao Syria lại trở thành trạm trung chuyển, bởi vì Mỹ đe doạ trực tiếp nước này. Lúc đó Syria bị kẹp giữa Israel một bên, Mỹ một bên, không kể ý định lập nhà nước người Kurdes ngoạm một phần vào lãnh thổ, khiến Syria không thể ngồi yên. Trong tình trạng đó đã hình thành trục Syria- I ran. Bởi vì từ lúc cách mạng hồi giáo I ran thắng lợi, I ran đã giúp người hồi giáo Si ít ở Li băng hình thành Hezbolah. Và Hezbolah là lực lượng đối kháng duy nhất giúp Syria cân bằng được mối đe doạ của Israel từ phía Nam. Sau này, trên báo chí phương Tây còn gán việc có một dự án đường ống dẫn dầu từ I ran qua I rắc đến Syria để ra biển Địa Trung Hải, như là việc hình thành trục I ran – I rắc – Syria, mà họ gọi là trục Hồi giáo Si ít, vì Hồi giáo ở I ran là Hồi giáo Si ít, chính quyền ở I rắc cũng là của người Si ít (do họ là số đông, đồng thời có sự ủng hộ của các nhóm dân binh vũ trang của người Si ít), còn ở Syria thì cũng được gán cho cái mác Si ít (trong khi đây là một chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập).
Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa Ả rập Sa u đít và Syria. Mâu thuẫn này đã có từ lâu, do sự tranh chấp ở Li băng giữa hai bên. Ở Li băng, trước đây có xung đột giữa người Thiên chúa giáo, người hồi giáo Si ít (Hezbolah) , người hồi giáo Sun nít (được Ả rập Sa u đít ủng hộ), người Pa lét tin tị nạn,Israel, Syria.
Mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn Syria – Israel. Vì sau khi Ai cập hoà với Israel vào năm 1973, thì Syria là nước cuối cùng đối kháng với Israel. Nguyên do là Israel còn chiếm đóng một phần lãnh thổ Syria (cao nguyên gô lan) không chịu trả, giống như họ đã làm khi thoả thuận với Ai cập. Tại sao lại thế ? ở đây có lý do kinh tế. Việc chiếm đóng cao nguyên Gô lan, đã khiến Israel có toàn quyền sử dụng nước hồ tiberia, và tiến tới độc quyền nước sông Jordan. Không có nước, thì lãnh thổ Israel chỉ là sa mạc.
Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn Ả rập Sa u đít – I ran.
Mâu thuẫn tiếp theo nữa là Mỹ - I ran
Mâu thuẫn giữa Thổ - Mỹ (do việc có thể hình thành nhà nước người Kurdes)
Mâu thuẫn Ả rập Sa u đít – Mỹ. Mặc dù hai bên là “đồng minh” của nhau. Thực ra là Mỹ khống chế Ả rập Sa u đít, nhưng những phát triển cuối cùng của quan hê hai bên dẫn đến trực trặc vì những lý do sau: 1) Mỹ tiếp tục đóng quân trên đất Ả rập Sa u đít, sau khi cuộc chiến vùng vịnh lần đầu (1993) kết thúc. 2) Mỹ sản xuất dầu đá phiến trở thành đối thủ cạnh tranh với dầu mỏ nước này. 3) Ý định quan hệ với I ran, khiến Ả rập Sa u đít mất chỗ dựa. Thái độ của Ả rập Sa u đít có lẽ giống như thái độ chính quyền Sài gòn, khi Mỹ ký hiệp định Paris ở VN. Nhưng chính quyền Ả rập Sa u đít có thế lực hơn và thông minh hơn chế độ Sài gòn cũ ở VN.
Mâu thuẫn cuối cùng là Mỹ -Nga. Mâu thuẫn này thực ra là nằm ngoài vùng Trung đông. Nó bắt nguồn từ việc Mỹ liên tục tiến sát tới Nga, tìm cách kéo các nước cộng hoà cũ của Liên Xô vào EU và vào NATO.
Cuộc chiến bùng nổ đầu tiên là do mâu thuẫn Mỹ- Iran, Mỹ - Syria, Ả rập Sa u đít- Syria, Ả rập Sa u đít – I ran. Ở đây ta có Syria-I ran một bên. Thổ, Mỹ, Pháp, Ả rập Sa u đít một bên. Đây là cuộc chiến uỷ nhiệm, thông qua các nhóm hồi giáo cực đoan, được Ả rập Sa u đít và Mỹ Pháp tài trợ. Về hình thức nó giống như cuộc chiến tranh chống Liên Xô ở Áp ga nít xơ tan (1979). Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 2011, và không có sự tham gia của Nga cho đến năm 2015. Vào thời kỳ này, Pháp là người lạc quan nhất, vì thế Pháp đã ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria, và công nhận đại diện các nhóm nổi loạn.
Nhưng có điều cả Pháp lẫn Mỹ và một phần Ả rập Sa u đít không lường được, đó là các nhóm nổi loạn theo Pháp Mỹ thì bạc nhược đổ ngay tức khắc (giống như quân đội Sài gòn ngày trước), còn những nhóm có hiệu quả nhất, là những nhóm chống Mỹ. Tại sao lại thế ? bởi những nhóm này thực ra là kháng chiến chống Mỹ cuả người I rắc, có gốc gác từ các lực lượng còn lại từ thời Sa đam Hussein, bị Mỹ lật đổ mà ra. Họ đã tương kế tựu kế, thông qua Ả rập Sa u đít mà nhận viện trợ.
Ở đây vai trò của Ả rập Sa u đít và Thổ cũng lập ờ. Nó lập lờ ở chỗ, hai nước này hoàn toàn chấp nhận được các nhóm cực đoan chống Mỹ. Với Thổ là do ý định của Mỹ định thành lập nhà nước Kurdes. Với Ả rập Sa u đít, thì bởi có một bộ phận trong xã hội nước này cũng có tư duy chống Mỹ, do những mâu thuẫn hai bên tôi nói ở trên.
Vì lực lượng I ran – Syria không đổ, nên muốn thành công thì Mỹ Pháp phải tham dự trực tiếp mới được. Nhưng lúc này Mỹ -Pháp đã mất tay chân. Nếu can thiệp thì có nghĩa là đưa cực đoan chống Mỹ lên cầm quyền. Từ đó mới có câu chuyện Mỹ, Pháp đòi Assad lúc thì từ chức, lúc thì không.
Đến lúc này thì “hiệp sĩ” Nga mới tham gia. Vì sao vụ UK, thì Nga với Mỹ, EU đã vào thế đối kháng, như vậy bắt buộc Nga phải tìm được điều gì đó để có thể sau đó dùng làm con bài thương lượng. Chính vì thế tôi mới nói rằng trong thế giới hiện tại, muốn có đồng minh thì phải có con bài để trao đổi, chứ không bao giờ có chuyện cho không. Để định phát triển điều này, tôi đã lập ra chủ đề “Xuân thu-Chiến quốc”, mục đích là tìm một mô hình lý thuyết, nhưng cũng không có thời gian để làm điều này.
Sự tham gia của Nga đã làm thay đổi cục diện chiến trường, vì nó bù vào điều mà liên minh Syria-Iran thiếu, đó là hoả lực tầm cao. Khi tham gia, Nga chủ yếu giúp Syria dập nốt đám nổi loạn theo Mỹ, rồi theo Thổ. Thứ đó mới đánh IS. Nhưng Nga cũng hạn chế là không khiêu khích Thổ, hay Israel. Thậm chí còn “vuốt ve” Israel. Vì thế Israel mới có thể tập kích Syria một cách an toàn, cũng như Nga đã công nhận Jerusalem là thủ đô (nhưng nói rõ ràng là phần Tây) từ đầu năm nay. Với Thổ, thì Nga cũng đưa vào bàn thương lượng, và các nhóm nổi loạn theo Thổ vẫn còn phần đất bám vào biên giới nước này.
Hôm qua, Putin đã bất ngờ xuống sân bay do Nga quản lý ở Syria, và tuyên bố rút quân. Như vậy Nga đã đạt được những điều gì. Điều đầu tiên Nga đạt được, là UK hiện nay không thể tham gia vào EU. Điều thứ nhì đạt được, là trở thành một đối tác ở Trung đông, và điều đặc biệt là có ảnh hưởng tới OPEC, để có thể tác động tới giá dầu mỏ, điều mà trước đây chỉ có Mỹ làm được.
Sự rút lui của Nga là khôn ngoan. Vì sự phát triển tiếp theo ở Syria sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vì cả Syria lẫn I ran đều muốn giải phóng hoàn toàn lãnh thổ. Nhưng muốn thế thì phải đụng trực tiếp với Mỹ. Không kể hiện nay, đã hình thành một dạng chiến tranh tôn giáo trong đạo Hồi, với hai lãnh tụ là I ran và Ả rập Sa u đít. Quan hệ giữa Nga và I ran cũng không phải là đồng minh lâu dài, mà là quan hệ « có lúc chung mục đích với nhau ». Nhưng mục đích của Nga với I ran không trùng nhau.
Hiện nay, nước thất bại lớn nhất ở Trung Đông là Ả rập Sa u đít, thứ đó là Pháp. Nước lợi nhất là I ran. Còn Mỹ và Nga có thể nói là lợi tương đồng. Điều thú vị là cả hai đều dùng con bài rút lui. Nước thiệt hại nhất là Syria.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 13 2017, 12:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #169

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khong phai chi Phap thiet dau bac, ma co the noi la ca EU lan Anh. Vi Anh, Phap deu dau tu tien bac va chien luoc cho phe doi lap o Syria, giong nhu hoi o Lybia. Ca EU, Anh deu khong chiu noi chuyen voi chinh quyen Syria, va dau tu cho phe doi lap, thuc chat la cong nhan roi (du chi minh Phap tuyen bo), EU cung tham gia lien quan cua My, va khi khong kich vao Syria hoi nam 2016 (chi khong kich 1 lan), khi bi Nga chi trich, thi ca Dan Mach, Anh, etc. deu noi rang minh tham gia. Con Anh thi tuyen bo, se "khong tham gia tai thiet Syria" neu chinh quyen Syria van con.

Nhu vay, thuc te, ca EU deu da day minh vao the k con duong lui, k noi chuyen voi chinh quyen Syria duoc, va deu mat cong suc dau tu nhung k duoc gi. My cung hanh xu nhu EU, nhung My o vi the khac.

Noi chung, neu bay gio, Nga ma ban duoc khi dot cho Arap Saudi, sau khi da ky thoa thuan ban S400, thi anh huong cua Nga voi OPEC se tro nen gan nhu ngang voi My. Hoac neu khong thi xay duoc nha may hat nhan o Arap Saudi cung tot, hien Arap Saudi da ban voi Nga viec nay, nhung van chua dam day manh, ma van dang keu goi cac doanh nghiep My xay nha may hat nhan nay


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 14 2017, 09:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #170

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao tôi đánh giá Pháp thiệt nhất ? vì những nước Tây Âu tham chiến do họ nằm trong NATO. Còn Pháp thì có những mục đích riêng. Có thể kể ra :
1- Syria cùng với Li băng trước là thuộc địa của Pháp. Chính do sự đầu têu của Pháp mà tỉnh Đa mát của đế quốc Thổ được tách ra thành hai nước Syria và Li băng. Nhưng từ những năm 80, Syria đã đứng ra bảo trợ Li băng, làm mất ảnh hưởng của Pháp ở đây. Pháp vẫn có quan hệ với Syria, thậm chí còn bán cả những thiết bị về an ninh cho nước này. Nhưng sự nuối tiếc cũ vẫn còn đó.
2- Bắt đầu từ nhiệm kỳ của ông Sarkozy, qua Holland cũng không thay đổi, đó là Pháp xích gần lại Ả rập Sa u đít. Mà nước này thì muốn sử dụng hồi giáo cực đoan (tức là thể chế của mình) để lật đổ ở Syria.
3- Kế hoạch này của Ả rập Sa u đít cùng với những nước vùng vịnh (ví dụ Quatar) cũng được sự ủng hộ của Mỹ.
4- Khi Mỹ đánh chiếm I rắc lần hai, vì nước này là bạn hàng quan trọng với Pháp, là nước Ả rập chủ yếu cung cấp dầu mỏ cho Pháp, nên Pháp kịch liệt phản đối, tạo nên trục Pháp+Đức+Nga
Phản đối Mỹ qua LHQ, vì thế sau đó quan hệ Mỹ-Pháp bị đóng băng. Pháp cần tìm một hành động chung với Mỹ để củng cố lấy lại « tình bạn ».
Tất cả những lý do trên khiến Pháp sốt sắng đi hàng đầu trong việc này, và sẵn sàng tham chiến ở Syria nếu Mỹ đồng ý tham gia. Nhưng chính quyền Obama, sau sa lầy ở I rắc không nhiệt tình lắm. Vì thế mà ngay từ đầu, Pháp đã đơn phương công nhận phiến quân nổi dậy. Đây không chỉ là hành động ngoại giao, mà có việc cung cấp vũ khí. Chính vì thế mà Pháp cũng là nước đòi hỏi Assad từ chức quyết liệt nhất.
Nhưng Pháp đã đánh giá nhầm tình thế, chính phủ Syria không phải giống như Tunisia hay ở Ai cập, không bị lật đổ. Không kể dù ủng hộ Ả rập Sa u đít, nước này cũng không lại quả bằng những hợp đồng mua bán vũ khí mà Pháp mong đợi. Ngược lại họ vẫn tiếp tục mua vũ khí Mỹ.
Nhưng Pháp cũng được một số điểm.
1- Củng cố được ảnh hưởng của mình ở Li băng
2- Quan hệ với Ai cập và Quatar. Hai nước này đều mua vũ khí Pháp (cụ thể là máy bay Rafale). Còn tại sao lại thế thì bởi vì Ai cập có thể dùng vũ khí Pháp theo ý mình (ví dụ ném bom ở Li bi), nhưng không thể dùng vũ khí Mỹ mình có được, vì F16 của Ai cập bị khoá mõm. Còn Quatar thì muốn cân bằng với Ả rập Sa u đít.
Hiện nay, Pháp và EU muốn quay lại chơi với I ran. Điều này đúng với ý đồ của chính quyền Obama, nhưng không đồng pha với chính quyền Trump. Và đã manh nha hình thành trục Ả rập Sa u đít + Israel để đối đầu với I ran. Không biết lần này, EU có dám ra mặt chống lại Mỹ chơi với I ran hay không ? hay là lại phải đứng về phía Mỹ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 15 16 17 18 19 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC