Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Đức Phật Nói Về Kinh Doanh.

NVT2002
post Feb 28 2018, 02:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



20.- Người Buôn Bán

- Thành tựu với ba chi phần, này các Tỷ-kheo, người buôn bán không bao lâu đạt được về tài sản lớn mạnh và rộng lớn. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người buôn bán có mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán biết các thương phẩm. Vật này mua như vậy, bán như vậy, sẽ đưa lại tiền như vậy, tiền lời như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán có mắt.

Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thương gia khéo léo mua và bán các thương phẩm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người thương gia xây dựng được căn bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán được các gia chủ hay con các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn, có tài sản lớn biết đến như sau: "Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu, có đủ sức cấp dưỡng vợ con, và thường trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta trao hàng hóa cho người này: "Này bạn thương gia, hãy lấy tiền này, xây dựng tài sản để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền lời cho chúng tôi". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán xây dựng được cơ bản.

Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ kheo, người buôn bán, không bao lâu đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn.

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo...gchi03-0104.htm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2018, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ kinh tế thị trường cái gì người ta cũng muốn gán cho nó tác dụng kinh tế, nhưng tôi tin chắc là dù có đi lục lọi hết 3 bộ kinh A hàm được coi của Phật Thích Ca thuyết, thì cũng không thể tìm thấy những nguyên tắc ứng dụng vào kinh tế.
Phạt Thích Ca vốn là hoàng tử xuất gia. Nếu ngài muốn làm đại gia thì bỏ ngôi vua làm gì. Tóm lại nói trước để các bác khỏi buồn, trong phật giáo không có tư duy kinh tế, làm kinh tế. nhưng ngược lại, chính vì nó không có tư duy kinh tế, mà với một người bị cuốn vào guồng máy kinh tế rồi, đầu óc quay cuồng, hỗn loạn, không làm chủ được mình.. »tâm chạy theo cảnh », thì phật giáo lại là phương thuốc hiệu nghiệm để tự chủ, để có cảm nhận hộ mệnh, an tâm..và từ đó đỡ bị quay cuồng, hoảng loạn trong guồng máy kinh tế hơn.
Việc nghiên cứu sự tác động của một tôn giáo tới kinh tế đã được các học giả phương Tây để ý từ thế kỷ XIX. Người đặt nền móng cho nó là Max Weber, mà bất cứ ai học về Xã hội học cũng biết. Ông này đã nghiên cứu tác động của đạo tin lành, mà theo ông ta là đã có tác động tạo ra chủ nghĩa tư bản, tức là nền kinh tế thị trường hiện nay.
Cũng theo cách tư duy ấy, các học giả hiện đại, giải thích sự thành công của các con rồng châu Á, và trước mắt ta đây là TQ thì vai trò tác động tới kinh tế ấy là đạo Nho. Chính đạo Nho là yếu tố văn hoá ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế. Và điều này được chứng thực trong thực tế.
VN cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy Nho giáo VN có tác dụng thúc đẩy sự phát triển không. Muốn tìm hiểu điều này thì phải xem Nho giáo Vn trọng những giá trị gì, và những giá trị ấy có tác động tới phát triển kinh tế không.
Lúc đầu tiên tôi ngâm cứu Nho giáo để học tập, sử dụng, tôi có đọc các tác phẩm của cụ Nguyễn Hiến Lê, rồi Trần Trọng Kim. Cụ Nguyễn Hiến Lê có nhiều tác phẩm hay về đạo Nho, nhưng cụ chỉ dừng lại ở việc miêu tả đạo Nho chung chung mà thôi. Cụ Trần Trọng Kim (chỉ có một tác phẩm) giúp tôi hiểu được sự phát triển của triết học Nho giáo TQ qua các triều đại khác nhau ở nước này, nhưng không giúp ta hiểu Nho giáo VN là gì. Để tìm hiểu Nho giáo VN phải đọc các tác giả miền Bắc như Phan Đại Doãn, Trần Đình Hượu, Vũ Khiêu..và nhiều người khác. Và ở đây diện mạo nhà Nho VN hiện ra, cũng như cách ứng dụng đạo Nho ở VN, chứ không phải là thứ nhà Nho chung chung như trong các tác phẩm của cụ Nguyễn Hiến Lê, Trần Trọng Kim. Tôi phải mở nguặc ở đây để nói điều này, vì các trí thức VN thời « mở cửa » bây giờ, thích nói ngược, dễ dàng chấp nhận những học giả trí thức miền Nam cũ, hay thời thực dân phong kiến. Còn trí thức cách mạng, thì lại coi thường. Trong thực tế, họ có nhiều những tác phẩm có giá trị, và tư duy duy vật biện chứng đã giúp họ có những cái nhìn sâu sắc, mới mẻ, so với những trí thức ảnh hưởng phương Tây như của (thực dân) Pháp, (đế quốc) Mỹ.
Vậy diện mạo nhà Nho Vn là gì ? Đó là những người nông dân học chữ, là trí thức nông dân. Đời sống của họ gắn với làng xã và tư duy làng xã. Người ta có thể so nhà Nho VN với nhà Nho TQ, nơi mà nhà Nho thường xuất thân từ địa chủ, hay thương nhân. ở Nhật, nhà Nho chính là giới võ sĩ đạo. Do xuất thân khác nhau, các giá trị văn hoá của đạo Nho cũng được thể hiện khác nhau. Ở VN, tư tưởng Nho giáo chủ yếu là TRUNG, HIẾU, NHÂN, NGHĨA. Trong khi ở Nhật lại là TRUNG, CHÍNH, TRỰC, DŨNG. Còn ở TQ lại là TRUNG, TÍN, HIẾU, NGHĨA.
Sở dĩ nhà Nho VN như thế, bởi vì VN là một nước ĐNA, tư duy mẫu hệ là « công nghệ nguồn », nên người dân trọng TÌNH mà ít dùng LÝ. Nhưng ở cả ba nơi, ta đều thấy có chữ TRUNG.
Nho giáo ở VN cũng là Nho giáo ứng dụng để làm quan, nên không có những nhà Nho tìm hiểu Nho giáo theo hướng Triết học, nhận thức, mà thường dùng nhận thức để ứng sử. Chính vì thế, các đại Nho Vn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Du..thường là các nhà chính trị, và tư duy của họ thể hiện qua cảm nhận của quá trình này (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du), hay là tác phẩm chính trị của họ (Nguyễn Trãi). Do trọng chu HIẾU mà ở VN, một trong những sách vở Nho giáo thông dụng nhất là các Gia Huấn, được dùng giáo dục đạo đức trong gia đình.
Để một xã hội kinh tế thị trường hoạt động, người ta đã tổng kết các giá trị cần thiết đó là : chăm lao động, xã hội có tổ chức cao, tôn trọng thượng tôn pháp luật, giá trị hướng vào tích luỹ, có độ cấu kết xã hội cao. Đây là những điều mà người ta có thể thấy ở những nước phương Tây theo đạo tin lành.
Nhật bản là nước có truyền thống Nho giáo mà lại phát triển, nên ta có thể tìm thấy những giá trị trên trong giá trị Nho giáo ở Nhật.
Để xã hội có thể tổ chức cao chính là TRUNG. Vì có TRUNG, thì trên bảo dưới nghe, có trật tự, kỷ cương thì các hệ thống tổ chức mới hoạt động được. Không thì xã hội trở thành hỗn loạn năm cha ba mẹ.
Tôn trọng pháp luật chính là CHÍNH, TRỰC. Bởi vì tôn trọng pháp luật cũng chính là thẳng thắn, không lèo lái lừa bịp. Pháp luật chính là dùng để làm điều này.
Còn chăm lao động chính là DŨNG, không ngại khó, ngại khổ.
Còn độ cấu kết xã hội cao, ở Nhật lại là đạo Phật, với tư duy từ bi. Tại sao ? vì một xã hội mà sự vận động của từng cá nhân quan trọng, thì việc dẫm đạp lên nhau, khiến cho xã hội tan rã. Cũng nên để ý là nhũng giá trị TRUNG, CHÍNH,TRỰC, DŨNG cũng góp phần tăng cường sự cấu kết này.
Vậy ở VN thì sao. Cái này thì tôi sẽ viết tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 11 2018, 06:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Nội dung ở trên là bài Kinh của Phật rõ ràng, có dẫn nguồn, mà bác Phó còn bảo là không có.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2018, 10:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi nói về Nho giáo VN, thì cũng vòng qua Nho giáo TQ. Trong Nho giáo TQ, họ trọng chữ TÍN. Đây chính là điểm quan trọng của một xã hội thương mại. Vì chữ TÍN ở đây có nghĩa như là hợp đồng. Cũng như VN, Nhật bản. TQ trọng chữ TRUNG. Nhưng do không có khái niệm QUỐC, vì đất nước TQ vốn được coi như THIÊN HẠ (tức là toàn bộ vũ trụ thế giới), mà chữ TRUNG của TQ quyết liệt hơn. Do chữ TRUNG QUÂN không bị bó lại với ÁI QUỐC. Đây cũng là điểm tốt cho ứng dụng luật pháp.
Còn ở VN, ngoài chữ TRUNG, thì những giá trị còn lại của Nho giáo không có tác dụng trực tiếp tới xã hội thị trường, ngược lại sự trọng TÌNH lại có chiều hướng ngược lại (không tôn trọng luật phát chữ TÌNH cao hơn LÝ, làm việc cẩu thả..). Đặc biệt Nho giáo VN thiếu những giá trị có thể dẫn tới thượng tôn pháp luật, tôn trọng hợp đồng, giao kèo. Điều không thể thiếu được trong một xã hội theo kinh tế thị trường, công nghiệp hoá.
Mặc dù thế, những giá trị Nho giáo khác của Nho giáo nói chung vẫn có tác dụng tích cực. Ví dụ tinh thần ham học, coi trọng kiến thức. Cấu trúc gia đình vững chắc, tinh thần cần cù.
Phái tới thập niên 90, thì người ta mới để ý tới các giá trị Nho giáo có tác dụng tới phát triển kinh tế. Nhưng ở VN, thì vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vào đầu những năm 60. Bác Hồ đã nói tới những giá trị này. Ví dụ về TRUNG HIẾU thì bác nói TRUNG với ĐẢNG Hiếu Với DÂN. Bác cũng đưa ra những giá trị mới của Nho giáo ví dụ « CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH CHÍ CÔNG VÔ TƯ ». Nếu bỏ hai chữ Chí công vô tư là để dành cho cán bộ nhà nước, thì 4 giá trị còn lại CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH cũng chính là những giá trị dùng cho kinh tế thị trường đã từng giúp cho các nước theo đạo tin lành phát triển. Để dậy trẻ con thì có « 5 điều Bác Hồ dậy », 5 điều này cũng rất hợp với một nền kinh tế thị trường lành mạnh, mà không phải trẻ con mới cần học.
1- Yêu tổ quốc yêu đồng bào (Ái QUỐC)
2- Học tập tốt, lao động tốt (Khuyến học, chăm chỉ)
3- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt (cái này thì mới, trong Nho giáo không có)
4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt (cái này cũng mới)
5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm (đây chính là CHÍNH, TRỰC, DŨNG của Nho giáo).
Nhưng có điều người ta có chịu làm theo không thì mới là khó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2018, 10:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái đoạn kinh ở trên, các bác bảo đó là lời khuyên cho thương nhân làm kinh doanh thì cũng được, tôi cũng không phản đối. Nhưng với tôi, thực ra nó chỉ là lời răn dậy đạo đức để thương nhân không làm bậy mà thôi. Nói "khéo léo buôn bán" thì thế nào là khéo, lừa người có phải là khéo không. Các bác nên đọc cả kinh chứ đừng có trích ra một đoạn lờ mờ.
Cũng như trước đây NVT trích cái kinh kalama rồi bảo đó là Thiền, thì đâu có phải, vì nếu Phật Thích Ca bảo ngươì ta đừng nghe lời ngon ngọt thì không phải là do « bất lập văn tự » như NVT hiểu mà Phật chỉ nói là phải xem họ có Tham, sân, si không. Lấy THAM, SÂN, SI làm gốc tìm hiểu. Nói hay thế nào mà do Tham sân si là động lực thì không được, không thể tin. Cái đoạn kinh trên với tôi nó cũng có nội dung tương tự kiểu này. Đây cũng là tinh thần chung của kinh agama. Vì thế kinh Agama có tính chất đạo đức rất cao.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 12 2018, 12:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 11 2018, 10:24 PM)
Cái đoạn kinh ở trên, các bác bảo đó là lời khuyên cho thương nhân làm kinh doanh thì cũng được, tôi cũng không phản đối. Nhưng với tôi, thực ra nó chỉ là lời răn dậy đạo đức để thương nhân không làm bậy mà thôi. Nói "khéo léo buôn bán" thì thế nào là khéo, lừa người có phải là khéo không. Các bác nên đọc cả kinh chứ đừng có trích ra một đoạn lờ mờ.
Cũng như trước đây NVT trích cái kinh kalama rồi bảo đó là Thiền, thì đâu có phải, vì nếu Phật Thích Ca bảo ngươì ta đừng nghe lời ngon ngọt thì không phải là do « bất lập văn tự » như NVT hiểu mà Phật chỉ nói là phải xem họ có Tham, sân, si không. Lấy THAM, SÂN, SI làm gốc tìm hiểu. Nói hay thế nào mà do Tham sân si là động lực thì không được, không thể tin. Cái đoạn kinh trên với tôi nó cũng có nội dung tương tự kiểu này. Đây cũng là tinh thần chung của kinh agama. Vì thế kinh Agama có tính chất đạo đức rất cao.
*



Bác Phó đừng có xuyên tạc ý kiến của em như thế nhé.
Em có trích kinh Kalama, nhưng chỗ nào mà em bảo kinh Kalama là Thiền thì bác thử tìm lại xem, có hay không?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2018, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Nếu mà NVT nhận thấy kinh Kalama không phải là Thiền (như Thiền tông) thì rất là đúng. Tôi cũng chỉ biết vỗ tay hoan hô và tán thành, và rút ý kiến lại. Trong kinh Agama cũng có tư duy Thiền, nhưng nó chỉ tới Tứ Niệm Xứ (tức là thiền Quán và thiền Chỉ). Hai cái này rất quan trọng vì nó sẽ dẫn tới phép tập Thiền trong Pháp Hoa, Mật Tông, rồi Tịnh độ. Lúc nào rảnh và không lười thì tôi sẽ nói tới.
Còn tại sao tôi nói thế, vì có lúc nói chuyện với nvt, cách nvt trích dân kinh Kalama đã làm tôi thấy thế, vì thế tôi mới nói trong đó là xem kinh phải xem hết, chứ không thể trích dẫn, cắt đoạn được.
Cũng phải nói là nhờ cái chủ đề ấy mà tôi mới có hứng để xếp sắp lại cách viết về Thiền để viết về Thiền Tào động, là pháp môn tôi dùng, chứ bình thường cũng đâu có cần, nhưng khi xem lại nhưng cái viết trao đổi với nvt thì thấy nó dàn trải, và nếu là người khác (không phải là chính mình) thì sẽ bị rối loạn, nên mới nghĩ phải viết lại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 13 2018, 08:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 13 2018, 05:13 PM)
@NVT,
Nếu mà NVT nhận thấy kinh Kalama không phải là Thiền (như Thiền tông) thì rất là đúng. Tôi cũng chỉ biết vỗ tay hoan hô và tán thành, và rút ý kiến lại. Trong kinh Agama cũng có tư duy Thiền, nhưng nó chỉ tới Tứ Niệm Xứ (tức là thiền Quán và thiền Chỉ). Hai cái này rất quan trọng  vì nó sẽ dẫn tới phép tập Thiền trong Pháp Hoa, Mật Tông, rồi Tịnh độ.  Lúc nào rảnh và không lười thì tôi sẽ nói tới.
Còn tại sao tôi nói thế, vì có lúc nói chuyện với nvt, cách nvt trích dân kinh Kalama đã làm tôi thấy thế, vì thế tôi mới nói trong đó là xem kinh phải xem hết, chứ không thể trích dẫn, cắt đoạn được.
Cũng phải nói là nhờ cái chủ đề ấy mà tôi mới có hứng để xếp sắp lại cách viết về Thiền để viết về Thiền Tào động, là pháp môn tôi dùng, chứ bình thường cũng đâu có cần, nhưng khi xem lại nhưng cái viết trao đổi với nvt thì thấy nó dàn trải, và nếu là người khác (không phải là chính mình) thì sẽ bị rối loạn, nên mới nghĩ phải viết lại.
*


Em thấy bác rất có vấn đề về việc đọc hiểu và suy luận. Em không nói kinh Kalama là Thiền, cũng không nhận thức kinh Kalama không phải là Thiền.



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2018, 08:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hì hì, công nhận câu trả lời ở trên rất là hay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2018, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút. Cái câu trả lời của NVT ở trên là hay, vì nó sai. Sai cả khi người ta dùng lô gíc thông thường lẫn lô gíc phật giáo. Nhưng mà thôi, tôi cũng chẳng muốn giải thích thêm.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC