Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

21 Trang « < 2 3 4 5 6 > »  

· [ ] ·

 "tôi Tư Duy, Tức Là Tôi Tồn Tại", bình luận câu nói của Descartes

NguoiVN
post Nov 25 2006, 10:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



em biết em chưa nắm được sử trở thành cuối cùng của mình, nếu làm được con người cuối cùng thì mọi giấc mơ vỏ bọc sẽ được thực hiện ( hy vọng) em biết bi giờ em kô biết vì khi những người thân của em ra đi là khi cái sự muốn trở thành của em bị đặt câu hỏi? em biết bi giờ em kô biết vì khi người ta đưa cho em cái em muốn trở thành em phân vân kô có chụp (ngu hay là khôn?) nhưng em có chút ý thức về tồn tại, em kô nghĩ là em biết suy nghĩ laugh1.gif
nếu có đủ điều kiện thì mới chơi mấy cái này chứ chúng nguy hiểm lắm, kô phải ai cũng có tài chánh và sức lực

có câu thơ mới được một người tặng : The process is vast


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 25 2006, 11:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(NguoiVN @ Nov 22 2006, 11:18 PM)
QUOTE(Skywalker @ Nov 7 2006, 04:56 AM)
@Voicon: Descartes đâu có "tri kiến lập trí" hả cậu lon ton?! laugh.gif

Khi cậu tư duy thì có âm thành, hình ảnh, biểu tưọng ... xuất hiện . Khi cậu ngủ say không mộng mị (không tư duy) thì những thứ đó biến mất. Câu nói của Descartes chính là trỏ tới bản chất duy tâm của ý thức cá nhân, rằng ai cũng có 1 cái tôi "tư duy" hoàn toàn chủ quan. Rằng 1 hòn đá thì không tồn tại với chính nó.

Theo tôi, vấn đề bản chất "tư duy" luôn luôn là mở đầu cho sự trưởng thành về trí tuệ. Mỗi chúng ta ai cũng có 1 bộ não và khi "biết" được bản chất của nó thì cũng đồng thời ta biết ta là ai. Tồn tại là một vấn đề quan trọng bậc nhất của triết học, cho nên kết luận của Descartes là độc nhất vô nhị và không thể sánh được.
*




tưởng đâu cha đó là cột mốc cho chủ nghĩa libertairianism, đưa nó vào thực tế chứ âm thanh hình ảnh duy tâm gì ở đây hả dc sky woac cơ.

phiên dịch câu đó ra tiếng việt nam như vậy là sai, phải nói là tôi tư duy là tôi đéo tồn tại thì mới gần nghĩa
nếu có âm thanh màu sắc thì chắc là mỗi khi seagames, câu nói đó phiên dịch thành ale ale ale, vietnam vô địch tèn tèn bác Hồ muôn năm ( cờ bay , nhạc nổi)

cá thể kô tư duy thì chính thể mới tồn tại, mà chính thể kô tồn tại thì cá thể đéo còn đó chính là chân lý Descartes hòa nhập mà kô hòa tan theo kiểu của chúng ta.
*



cái này thiệt láu cá quá, bao nhiêu lần tưởng diệt trừ đựơc mà kô xong với nó, thiệt là


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 25 2006, 04:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(NguoiVN @ Nov 25 2006, 10:40 AM)
Dù em có làm ngược lại tất cả thì cái sự trở thành kì lạ đó nó cũng tựa tựa như mấy thằng kia, đã nhàm chán được quyết định trước. Quái, cuối ngày vẫn không biết được cái sự biết của mình sẽ đi về đâu, cái sự trở thành đầy giao động của mình, nhìn bề ngoài thì bác cũng có trải qua đó, nhưng mà trăm ngàn lần kô phải. Em cá là bác kô biết đâu
Tại sao em phải biết, cần biết về cái sự trở thành của em, tại sao em cần biết về cái thằng em trong sự cuối cùng, ở cuối cùng? Hay là em lo cuối đời em kô giàu bằng cậu em, em kô được cái này cái kia như ông chú, hay là em sợ em sẽ khùng như ông bác ... Em cần biết cái sự trở thành của mình để tránh cái sự trở thành cái mình kô muốn? vậy có phải tóm tắt lại là em sẵn sàng hy sinh một số thứ  " là em" để thành cái con người cuối cùng chấp nhâ.n được bởi em.
khi con người ta phát hiện được cái trục mà mình giao động cố định, lắc lư qua lại đó, khi sự hiểu biết về cái sự trở thành con người cuối cùng và nằm đâu của người ta được thỏa mãn, người ta sẽ cảm thấy thoải mái và chấp nhận sự lắc lư tạm thời, vì người ta biết mình là cái gì trong bức tranh cuối cùng? Thấy được như thế là thấy được ý nghĩa của sự tồn tại, biết được mình tồn tại và lý do tồn tại cho mục đích cuối của sự trở thành. Người ta đã suy nghĩ và tìm được lý do cho sự suy nghĩ và cái làm cho ngừơi ta phải suy nghĩ

thế em có phải là cái người ta đó kô? Những hành động suy nghĩ như vầy là tự nhiên hay là mô phỏng người ta? Tại sao thấy được , được làm con người cuối cùng lại đầy ý nghĩa như vậy. Khi được làm con người cuối cùng thì khỏi hỏi mình là ai nhưng làm sao để trả lời mình là ai nếu mình muốn trả lời, hay là câu trả lời là một hành động, là cái hành động mô phỏng cái sự trở thành người cuối cùng đó

cái gì quyết định sự bắt buộc phải lập lại? Nếu đéo lập lại thì đéo có ý nghĩa và kô xát định được vị trí cuối cùng, hay chưa! tư duy là sự lập lại, suy nghĩ là một sự lập lại, sáng tạo là một sự lập lại. Lập lại để được chấp nhận, tồn tại để được chấp nhận, không chấp nhận cũng là một sự chấp nhận cuối cùng
vậy tồn tại cũng là một sự chấp nhận cuối cùng, khi người ta bắt đầu hỏi là khi nguời ta bắt đầu chấp nhận và bắt đầu đi xa ra khỏi cái câu hỏi của người ta để có một câu trả lời giống y như câu hỏi. thế nên mới có thằng ngu nói cái gì cũng là hình tròn, kết thúc là bắt đầu, cái này là cái kia. Vậy mới có những thằng là mọi cái, làm mọi cái
phải lại cái cũ thì có cái mới,nhưng cái mới kô dựa trên cái cũ thì là cái cũ. Bởi vậy mới có ngừoi ngồi viết lung tung mà cũng có người đọc. Một năm nữa khi đọc lại cái này thì hi vọng tìm lại một  số cái mới mà mình bỏ
----
chính thể là một sự có thể, cá thế là một sự có thể, cái nào là  sự trở thành của bác nếu phải chọn một trong hai?
em kô có học nhiều, em bôi bác lắm ( cái này là nói thiệt chứ không phải đạo đức giả[ đạo đức giả mẹ rồi!]), mấy cái này bác phó hay yuyu hay trademark mới biết chư em thì chịu. Bác hỏi mấy bác ấy tại sao ông đó lại nổi tiếng, em chỉ biết mơ hồ là ổng nổi tiếng vì ổng ở đúng thời, chứ bi giờ người ta bắt đầu mơ hồ lại về những cái ổng nói rồi.
em chả biết tại sao em phải hỏi em về những cái này, chắc em cũng muốn biết sự trở thành cuối cùng của mình để được thoải mái ý thức, chứ bi giờ thì hơi bị mộng mơ, không có sướng lắm
*



Trở thành hay không trở thành ....? đó không phải là vấn đề của tư duy, nhưng là vấn đề của thực hành. Huệ Năng đại sư hỏi: "không nghĩ thiện, cũng không nghĩ ác, vậy đâu là bản lai diện mục của NguoiVN?" laugh.gif

Quán Tự Tại Bồ Tát
hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời
chiếu kiến ngũ uẩn giai Không
độ nhất thiết khổ ách!

laugh.gif







User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 26 2006, 03:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



em lai tàu chừng đâu 1/4 , có ông anh là mục sư trước đi tu ở thụy sĩ 10 năm, nay ra giang hồ hại đời bươm bướm, ông đó được BBC Uk bầu là doanh nhân của năm ở Houston đó, oai lém
laugh.gif : cười giác ngộ


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Nov 26 2006, 09:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Muốn hiểu một câu nói của một triết gia, đôi khi ta cần phải hiểu một cách tổng quát về tư tưởng của triết gia đó, thậm chí phải hiểu một cách tổng quát về lịch sử phát triển của nền triết học mà trên đó triết gia đó xây dựng.
Đó chính là trường hợp của Descartes.
Những người đã học qua lịch sử triết học thì biết rằng Descartes được coi là người mở đầu triết học hiện đại phương Tây, người khởi xướng cuộc cách mạng Copernic trong triết học ( mà người được coi là hoàn tất sẽ là Kant sau này ).
1/ Triết học phương Tây từ khởi thuỷ của Hy Lạp Cổ Đại với Thales, Anaximene, Heraclite, Socrate, Platon, Aristote ….qua Augustin, Thomas d’Aquinas thời Trung Cổ …đến thời Phục Hưng, được gọi chung là Triết Học Kinh Viện. Mặc dù rất khác nhau, nhưng nền tảng chủ yếu của triết học này là dựa trên một ý niệm Tuyệt Đối về thế giới.
2/ Descartes là triết gia đầu tiên phá bỏ nền tảng về một thế giới Tuyệt Đối này. (Vì thế được coi là người làm một cuộc cách mạng Copernic trong triết học, mở đường cho triết học hiện đại ).
3/ Phương pháp của Descartes để phá đổ nền triết học cũ là Hoài Nghi. Vì vậy nhiều người xếp ông vào hàng các triết gia theo chủ nghĩa Hoài Nghi ( Scepticisme). Quả đúng là ông đã kế thừa tinh thần Hoài Nghi từ cổ đại cho đến tiền bối là triết gia Pháp Montaigne, và ông mở đường cho triết gia Hoài Nghi Anh quốc David Hume sau này, nhưng một cách chính thức thì người ta xếp ông vào hàng các triết gia Duy Lý ( Rationalisme).
4/Câu nói nổi tiếng « Je pense donc je suis » mà ta đang bàn, được nói đến lần đầu trong bộ Phương Pháp Luận (Discours de la Méthode). Descartes còn nói đến ý này nhiều lần và ở những dạng khác nhau. Ví dụ ông còn nói Je doute, donc je suis ( tôi nghi ngờ, vậy tôi hiện hữu ), je suis, donc j’existe ( tôi hiện hữu, vậy tôi tồn tại )v.v…
Đoạn văn có câu nói nổi tiếng trên viết trong chương 4 của cuốn Phương Pháp Luận. :
« Je ne sais si je dois vous entretenir des premières méditations que j'y ai faites car elles sont si métaphysiques et si peu communes qu'elles ne seront peut-être pas au goût de tout le monde. Et toutefois, afin qu'on puisse juger si les fondements que j'ai pris sont assez fermes, je me trouve en quelque façon contraint d'en parler.
J'avais dès longtemps remarqué que, pour les moeurs , il est besoin quelquefois de suivre des opinions qu'on sait être fort incertaines, tout de même que si elles étaient indubitables , ainsi qu'il a été dit ci-dessus ; mais, pource qu'alors je désirais vaquer seulement à la recherche de la vérité, je pensai qu'il fallait que je fisse tout le contraire, et que je rejetasse, comme absolument faux tout ce en quoi je pourrais imaginer le moindre doute, afin de voir s'il ne resterait point, après cela, quelque chose en ma créance , qui fût entièrement indubitable…
Mais, aussitôt après, je pris garde que, pendant que je voulais ainsi penser que tout était faux, il fallait nécessairement que moi, qui le pensais, fusse quelque chose. Et remarquant que cette vérité : je pense, donc je suis était si ferme et si assurée que toutes les plus extravagantes suppositions des sceptiques n'étaient pas capables de l'ébranler, je jugeai que je pouvais la recevoir, sans scrupule, pour le premier principe de la philosophie que je cherchais »
DESCARTES
Discours de la Méthode, IVe partie


Tạm dịch :
Tôi không biết liệu tôi có phải nói chuyện với quí vị về những suy niệm đầu tiên của tôi hay không, bởi vì chúng siêu hình và ít quen thuộc đến mức có lẽ sẽ không phù hợp với khẩu vị của mọi người. Tuy nhiên, nhằm để đánh giá liệu những nền tảng mà tôi dựa vào có đủ chắc chắc không, tôi tìm thấy một vài cách ngược lại những điều thường nói .

Từ lâu tôi đã nhận thấy rằng, về phương diện luân lý, đôi khi cần phải theo những ý kiến mà ta biết là rất không chắc chắn, cũng như khi chúng không có chút gì đáng nghi ngờ, trong đó có điều đã được nói trên .
Nhưng khi mà tôi chỉ ao ước đặt hết mình vào công việc tìm kiếm chân lý thì tôi nghĩ rằng cần phải làm ngược lại, nghĩa là phải vứt bỏ như là tuyệt đối sai lầm những gì mà tôi có thể tưởng tượng ra một chút hoài nghi, nhằm để xem sau đó liệu có còn lại điều gì khả tín không, nghĩa là điều hoàn toàn không còn chút gì khả nghi.
Nhưng ngay lập tức sau đó, tôi nhận thức rằng trong khi tôi muốn nghĩ rằng tất cả mọi cái đều sai lầm, thì đương nhiên là tôi - kẻ nghĩ điều đó - phải là một cái gì. Và tôi nhận thức ra chân lý này : Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu là một chân lý chắc chắn và vững vàng đến mức tất cả những giả thiết ngông cuồng nhất của những người theo thuyết hoài nghi cũng không thể làm lung lay, cho nên tôi quyết định rằng tôi có thể nhận chân lý đó không ngần ngại làm nguyên lý số một cho nền triết học mà tôi đang tìm kiếm.
DESCARTES
Phương Pháp Luận , phần IVe

Vậy ta không thể nói Descartes là một triết gia Duy Tâm được, dù chỉ ngay trong câu nói này. Bởi vì đây chỉ là một giả định logic để nói lên phương pháp đắt vấn đề của Descartes là Hoài Nghi để Phủ Định tất cả , rồi sau đó lọc lấy cái gì tất yếu phải còn lại – đó chính là cái Sự Hoài Nghi đó. Vì ở một chỗ khác ông viết rằng « nếu giả sử như tôi hoài nghi sự tồn tại của tất cả mọi thứ, kể cả Trời, Đất và chính thân xác tôi, thì ít nhất tôi phải chấp nhận rằng có tồn tại tư tường hoài nghi đó. Tôi hoài nghi, vậy tôi tồn tại. … »

Xét ra câu nói này cũng không phải là sâu sắc lắm, bởi vì tuy Descartes phản đối triết học Kinh Viện đương nhiên công nhận sự tồn tại Tuyệt Đối của Thế Giới, thì ông lại cũng gián tiếp rơi vào sự công nhận một thứ tuyệt đối khác, đó là Cái Tôi- tức là cái Tư Tưởng của Tôi. Ông hoài nghi mọi thứ, nhưng ông không dám hoài nghi chính Sự Hoài Nghi đó ?
Đã đành là Tôi đang Hoài Nghi, nhưng đã chắc gì là sự Hoài Nghi đó tồn tại, lại càng không chắc là tôi Tồn Tại. Ví dụ giả sử khi tôi nằm mơ thấy mình hoá thành Decartes rồi trầm ngâm suy nghĩ những điều như trên, thì tôi không thể kết luận là tôi - tức ông Descartes trong mơ - tồn tại, vì đương nhiên đấy chỉ là tư duy của một nhân vật không có thực.
Thế mà theo Phật thì chẳng những ta chỉ nằm mơ thấy một ông A, mà trong giấc mơ đó ông A lại cũng nằm mơ thấy ông B, rồi đến lượt ông B cũng nằm mơ thấy ông C,…..cứ thế trùng trùng điệp điệp, giấc mơ nọ đè lên giấc mơ kia, không biết bao nhiêu lần….do đó ta khó thể nào chắc chắn được rằng kẻ nào là chính Ta trong cái giấc mộng trùng điệp đó. Chính vì thế Phật bảo là Vô Ngã. Vô Ngã không phải là không có Tôi, nhưng là vì khi chúng ta còn đang nằm mơ , tuy cũng đi đứng nói cười, tư duy này nọ nhưng đấy chỉ là các nhân vật trong mơ hành động, chứ đã chắc gì là chính Ta ? Yuyu đang gõ những chữ này đây, nhưng biết đâu đấy chỉ là Yuyu đang mơ thấy mình đang gõ các chữ này ? Các bạn đang đọc những dòng chữ này, nhưng biết đâu có thể các bạn cũng đang mơ thấy mình đọc các chứ đó thì sao ? Tất cả những điều ta làm có khi chỉ là các giấc mơ thì sao ? Các giấc mơ ấy chính là Vô Minh. Chỉ khi nào ta tỉnh Mộng, giác ngộ, thì lúc đó ta mới nhận được chân tướng thật của ta là ai ?
Tóm lại Descartes tuy đã rất mạnh dạn phá đổ tư duy Kinh Viện, phá đổ quan niệm về một Thế Giới Tuyệt Đối, ông vẫn không thoát khỏi cái tư duy Kinh Viện đẵ ăn sâu vào đầu các ông Tây về những thứ Tuyệt Đối - ở đây là sự Tuyệt Đối của cái Tôi !



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
ndungtuan
post Nov 26 2006, 01:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Regular Member
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 228
Tham gia từ: 18-July 05
Thành viên thứ: 1.869

Tiền mặt hiện có : 14.124$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Bác yuyu cho hỏi về từ dịch trong đoạn văn của Descartes:

Méditation: suy niệm (từ này bác dịch quá hay, bác coi trong dictionnaire hay tự nghĩ ra, nếu bác tự nghĩ ra, cho phép tôi copy xài nhé)

Moeur: luân lý (Mœurs : habitudes ou usages particuliers d'une société, d'une communauté, d'un groupe
theo http://atheisme.free.fr/Atheisme/Morale_lexique.htm ), theo tôi dịch thành phong tục tập quán không biết có ổn không?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Nov 26 2006, 05:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(ndungtuan @ Nov 26 2006, 07:12 AM)
Bác yuyu cho hỏi về từ dịch trong đoạn văn của Descartes:

Méditation: suy niệm (từ này bác dịch quá hay, bác coi trong dictionnaire hay tự nghĩ ra, nếu bác tự nghĩ ra, cho phép tôi copy xài nhé)

Moeur: luân lý (Mœurs : habitudes ou usages particuliers d'une société, d'une communauté, d'un groupe
theo http://atheisme.free.fr/Atheisme/Morale_lexique.htm ), theo tôi dịch thành phong tục tập quán không biết có ổn không?
*



Trong ngôn ngữ Việt, phàm khi chúng ta nghe thấy một từ có vẻ hay ho, thì đó ắt là một từ Hán - Việt. Điều này là một thực tế do chỗ từ Hán phong phú tinh vi hơn ( nhất là trong các khái niệm trừu tượng ) và cũng do thói quen nữa.
Vì thế Méditation được dịch là Suy Niệm, tất nhiên không phải là tôi " tự nghĩ ra ". Ngôn ngữ là công cụ chung, là hệ thống qui ước chung, làm sao có thể cá nhân ai tự nghĩ ra được. Tuy nhiên không có nghĩa là không thể sáng tạo ngôn ngữ ( các nhà thơ, văn hoặc triết gia, khoa học gia ....vẫn thường sáng tạo ra ngữ nghĩa mới, trên cơ sở các ngữ nghĩa cũ, và nếu được chấp nhận, tức được hiểu chung, thì nó sẽ trở thành ngôn ngữ chung, nhưng đó là chuyện khác... )
Nhưng Suy Niệm là một cách dịnh Médictation không có gì mới mẻ, trái lại nó hơi cổ vì đó là thuật ngữ được dùng từ khá lâu trong ngôn ngữ Hán - Việt. Suy có bộ Sơn để phiên âm hàm ý nói sự phán đoán về một điều gì, Niệm có bộ Tâm hàm nghĩa hồi tưởng một cách thầm kín về một điều gì.
Từ này có trong Từ Điển Triết Học.
Suy Niệm khác với Suy Luận ở chỗ một đàng thiên về Lý Trí, một đàng thiên về Trực Giác, Tâm Linh.
Descartes là một triết gia Duy Lý nhưng "Duy Kỷ" tức là ông tìm cái Lý riêng của ông ta, tức là "Trực Giác Tự Kỷ" , cũng giống như khi ta nói " Ngộ" tức là sự Biết thầm kín của riêng Ta về một chân lý nào đó....
Còn Mœurs dịch là Phong Tục, Tập Quán không sai, nhưng mới ở tầng xã hội. Ở tầng triết lý nó là Luân Lý.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 26 2006, 05:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Nov 26 2006, 09:29 AM)
Xét ra câu nói này cũng không phải là sâu sắc lắm, bởi vì tuy Descartes phản đối triết học Kinh Viện đương nhiên công nhận sự tồn tại Tuyệt Đối của Thế Giới, thì ông lại cũng gián tiếp rơi vào sự công nhận một thứ tuyệt đối khác, đó là Cái Tôi- tức là cái Tư Tưởng của Tôi. Ông hoài nghi mọi thứ, nhưng ông không dám hoài nghi chính Sự Hoài Nghi đó ?
Đã đành là Tôi đang Hoài Nghi, nhưng đã chắc gì là sự Hoài Nghi đó tồn tại, lại càng không chắc là  tôi Tồn Tại. Ví dụ giả sử khi tôi nằm mơ thấy mình hoá thành Decartes rồi trầm ngâm suy nghĩ những điều như trên, thì tôi không thể kết luận là tôi - tức ông Descartes trong mơ - tồn tại, vì đương nhiên đấy chỉ là tư duy của một nhân vật không có thực.
Thế mà theo Phật thì chẳng những ta chỉ nằm mơ thấy một ông A, mà trong giấc mơ đó ông A lại cũng nằm mơ thấy ông B, rồi đến lượt ông B cũng nằm mơ thấy ông C,…..cứ thế trùng trùng điệp điệp, giấc mơ nọ đè lên giấc mơ kia, không biết bao nhiêu lần….do đó ta khó thể nào chắc chắn được rằng kẻ nào là chính Ta trong cái giấc mộng trùng điệp đó. Chính vì thế Phật bảo là Vô Ngã. Vô Ngã không phải là không có Tôi, nhưng là vì khi chúng ta còn đang nằm mơ , tuy cũng đi đứng nói cười, tư duy này nọ nhưng đấy chỉ là các nhân vật trong mơ hành động, chứ đã chắc gì là chính Ta ? Yuyu đang gõ những chữ này đây, nhưng biết đâu đấy chỉ là Yuyu đang mơ thấy mình đang gõ các chữ này ? Các bạn đang đọc những dòng chữ này, nhưng biết đâu có thể các bạn cũng đang mơ thấy mình đọc các chứ đó thì sao ? Tất cả những điều ta làm có khi chỉ là các giấc mơ thì sao ? Các giấc mơ ấy chính là Vô Minh. Chỉ khi nào ta tỉnh Mộng, giác ngộ, thì lúc đó ta mới nhận được chân tướng thật của ta là ai ?
Tóm lại Descartes tuy đã rất mạnh dạn phá đổ tư duy Kinh Viện, phá đổ quan niệm về một Thế Giới Tuyệt Đối, ông vẫn không thoát khỏi cái tư duy Kinh Viện đẵ ăn sâu vào đầu các ông Tây về những thứ Tuyệt Đối - ở đây là sự Tuyệt Đối của cái Tôi !
*



Khà khà laugh.gif thế nào là tỉnh mộng hả bác Yuyu? sp_ike.gif

Descartes đã nói "Tôi tư duy, tôi tồn tại" chứ không nói "Tôi copy, tôi tồn tại" laugh.gif Một thói quen phổ biến của con người đó là không tự mình tư duy mà cứ dựa dẫm vào ý kiến của người khác. Nhưng khổ thay, Chúa Trời lại không cho phép chúng ta chỉ đọc sách mà thấy được mặt Ngài! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Khi tôi gõ những chữ này, tôi biết cả tôi, cả chữ, cả người đọc chữ ... đều sẽ tan biến như giấc mơ. Nhưng vì có tôi, có chữ, có người đọc chữ ... tồn tại, nên tôi cũng biết rằng có một Tòn Tại tuyệt đối sáng tạo ra tôi, ra chữ, ra người đọc chữ ... và tôi vui vẻ vì rốt cuộc tôi tồn tại, chữ tồn tại, người đọc chữ tồn tại .... như hiện thân của cái Tuyệt Đối ấy! hi hi laugh.gif laugh.gif laugh.gif

Cụ Descartes giỏi thật! sp_ike.gif




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Nov 26 2006, 06:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Nov 26 2006, 09:29 AM)
Muốn hiểu một câu nói của một triết gia, đôi khi ta cần phải hiểu một cách tổng quát về tư tưởng của triết gia đó, thậm chí phải hiểu một cách tổng quát về lịch sử phát triển của nền triết học mà trên đó triết gia đó xây dựng.

Bác yuyu, em nghĩ muốn hiểu được một triết gia cần phải làm một triết gia. Muốn hiểu được tội phạm thì chịu khó làm tội phạm. Hiểu qua hoàn cảnh lịch sử, chỉ là thái độ của người nghiên cứu lấy chữ cho oai thôi.
Giống như tình yêu không thể hiểu bằng ngôn ngữ được.
QUOTE
Vậy  ta không thể nói Descartes là một triết gia Duy Tâm được, dù chỉ ngay trong câu nói này. Bởi vì đây chỉ là một giả định logic để nói lên phương pháp đắt vấn đề của Descartes là Hoài Nghi để Phủ Định tất cả , rồi sau đó lọc lấy cái gì tất yếu phải còn lại – đó chính là cái Sự Hoài Nghi đó. Vì ở một chỗ khác ông viết rằng «  nếu giả sử như tôi hoài nghi sự tồn tại của tất cả mọi thứ, kể cả Trời, Đất và chính thân xác tôi, thì ít nhất tôi phải chấp nhận rằng có tồn tại tư tường hoài nghi đó. Tôi hoài nghi, vậy tôi tồn tại. … »

Xét ra câu nói này cũng không phải là sâu sắc lắm, bởi vì tuy Descartes phản đối triết học Kinh Viện đương nhiên công nhận sự tồn tại Tuyệt Đối của Thế Giới, thì ông lại cũng gián tiếp rơi vào sự công nhận một thứ tuyệt đối khác, đó là Cái Tôi- tức là cái Tư Tưởng của Tôi. Ông hoài nghi mọi thứ, nhưng ông không dám hoài nghi chính Sự Hoài Nghi đó ?

Câu nói này em xét ra rất sâu sắc, tại vì bác yuyu chưa bao giờ quan tâm xem mình có tồn tại hay không. Hay nói cách khác, thực ra bác đương nhiên công nhận mình đã tồn tại. Nhưng chắc chắn bác chẳng biết mình là cái gì đâu. Giống như bác yuyu ngồi phê bình món ăn trên truyền hình ấy mà.
QUOTE
Đã đành là Tôi đang Hoài Nghi, nhưng đã chắc gì là sự Hoài Nghi đó tồn tại, lại càng không chắc là  tôi Tồn Tại. Ví dụ giả sử khi tôi nằm mơ thấy mình hoá thành Decartes rồi trầm ngâm suy nghĩ những điều như trên, thì tôi không thể kết luận là tôi - tức ông Descartes trong mơ - tồn tại, vì đương nhiên đấy chỉ là tư duy của một nhân vật không có thực.

Bác yuyu, thế hóa ra trong mơ không có ai à?
Xét ra thì hoài nghi cũng chỉ là một trạng thái tâm lý. Muốn hoài nghi thế nào mà chẳng được. Cho nên đã hoài nghi thì có giời đỡ nổi. Bác yuyu thử lấy dao cứa vào tay rồi hoài nghi hoặc chặt mẹ nó tay đi rồi hoài nghi xem có sâu sắc không nhé. Hay bác không dám? Bác chỉ dám chơi chữ thôi à?
QUOTE
Thế mà theo Phật thì chẳng những ta chỉ nằm mơ thấy một ông A, mà trong giấc mơ đó ông A lại cũng nằm mơ thấy ông B, rồi đến lượt ông B cũng nằm mơ thấy ông C,…..cứ thế trùng trùng điệp điệp, giấc mơ nọ đè lên giấc mơ kia, không biết bao nhiêu lần….do đó ta khó thể nào chắc chắn được rằng kẻ nào là chính Ta trong cái giấc mộng trùng điệp đó. Chính vì thế Phật bảo là Vô Ngã. Vô Ngã không phải là không có Tôi, nhưng là vì khi chúng ta còn đang nằm mơ , tuy cũng đi đứng nói cười, tư duy này nọ nhưng đấy chỉ là các nhân vật trong mơ hành động, chứ đã chắc gì là chính Ta ? Yuyu đang gõ những chữ này đây, nhưng biết đâu đấy chỉ là Yuyu đang mơ thấy mình đang gõ các chữ này ? Các bạn đang đọc những dòng chữ này, nhưng biết đâu có thể các bạn cũng đang mơ thấy mình đọc các chứ đó thì sao ? Tất cả những điều ta làm có khi chỉ là các giấc mơ thì sao ? Các giấc mơ ấy chính là Vô Minh. Chỉ khi nào ta tỉnh Mộng, giác ngộ, thì lúc đó ta mới nhận được chân tướng thật của ta là ai ?

Bác yuyu đọc lại kinh Phật đi nhé, tẩu hỏa nhập ma rồi.
QUOTE
Tóm lại Descartes tuy đã rất mạnh dạn phá đổ tư duy Kinh Viện, phá đổ quan niệm về một Thế Giới Tuyệt Đối, ông vẫn không thoát khỏi cái tư duy Kinh Viện đẵ ăn sâu vào đầu các ông Tây về những thứ Tuyệt Đối - ở đây là sự Tuyệt Đối của cái Tôi !
*


Do vậy chúng ta mới cần phát huy chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ nam. Bác yuyu em trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản từ bao giờ thế?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Nov 27 2006, 06:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



bác nào rãnh mướn phim Will Hunting coi hay lắm
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/4/4e/Good_will_h.jpg/200px-Good_will_h.jpg

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Good Will Hunting

original film poster

IMDB Image:4of5.png 7.9/10 (75,156 votes)

Directed by Gus Van Sant
Produced by Lawrence Bender
Written by Matt Damon
Ben Affleck
Starring Matt Damon
Robin Williams
Ben Affleck
Minnie Driver
Music by Danny Elfman
Elliott Smith
Cinematography Jean-Yves Escoffier
Editing by Pietro Scalia
Distributed by Miramax (USA)
Release date(s) December 5, 1997
Running time 126 min.
Language English
Budget $10,000,000
IMDb profile

Good Will Hunting is a 1997 film directed by Gus Van Sant, set in greater Boston, Massachusetts. It tells the story of Will Hunting, a troubled young prodigy who works as a janitor at MIT, despite the fact that his intellect, and especially his knowledge of and facility with higher mathematics, far outstrips that of anyone in the school, if not the country. Will must learn to let go of the past in order to move on with his life. Good Will Hunting is the story of a young man and his struggle with both himself and personal relationships, trying to work through his problems so that he can open up to others, and begin putting his immeasurable intellectual potential to work.

The movie was written by Matt Damon and Ben Affleck. The widely-spread rumor that Good Will Hunting was written by legendary screenwriter William Goldman was dismissed in Goldman's book Which Lie Did I Tell? as a joke that got out of hand.

It is often compared to J.D. Salinger's novel The Catcher in the Rye, and some claim that it was written with a certain amount of influence from the novel. The protagonist of the movie also has notable similarities to Srinivasa Ramanujan (mentioned in the movie), George Dantzig, and arguably, William James Sidis.

The film is dedicated in memory of Allen Ginsberg and William S. Burroughs (see movie credits).

xem xong thấy quyết định cuối cùng của chàng là chạy theo cô gái thay vì đem cái mình biết cống hiến cho nhân loại ( nói kiểu chú của người nhện là with great power comes great responsibility)
tương tự kiểu ông già hiểu trưởng trường hary porter học : cái con chọn nói lên con người con chứ không phải cái năng khiếu trời cho của con

em nhớ người ta muốn đánh đổ cái tư duy mọi cá thể phải cống hiến sức cho chính thể, cái tận cùng của cá thể là chính thể, kô có chính thể thì cá thể không thể là, làm con người cuối cùng của mình
chỉ là một vấn đề của Descartes và lý do lịch sử làm câu nói của ông nổi tiếng
thế kỷ 17 là thế kỷ của newton copernicus, kepler tycho brahe, thế kỷ của khoa học đánh đổ đức tin và của quyền được nghi ngờ vào tôn giáo và niềm tin tuyệt đối
thế con người phải dựa vào chính bản thân và năng lực tư duy của mình hay là vào sự lãnh đạo của chính thể
trở lại cái film, chàng chọn độc lập tự do hạnh phúc cho bản thân của mình và xem đó là đích cuối cùng của sự trở thành thay vì bị bao bọc bởi áp lực phải cống hiến cho xã hội, sự tự do quyết định cái mình muốn kô bị ảnh hưởng bởi hoàn cản, kô bị chi phối và áp lực từ bên ngoài và bên trong ( những khả năng của mình)

không ai có thể hướng cho mình đi, bắt mình đi vì mình lỡ sinh ra mang một cái nợ tưởng kô trả hết, mình được tự do chọn cái sự trở thành của mình
các bác xem khả năng diễn đạt của em có trôi chảy kô






--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

21 Trang « < 2 3 4 5 6 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC