Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang « < 9 10 11 

· [ ] ·

 Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Phó Thường Nhân
post Dec 2 2013, 06:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #101

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu muốn biết cái « thuộc địa kiểu mới » đem lại lợi ích cho ai, thì bác cứ lấy tư duy của ông Lê nin nói rằng kẻ nào sử hữu công cụ sản xuất, tài chính kẻ đó là người lợi cuối cùng, vậy cứ đi dò theo, tìm hiểu xem ai là người nắm công cụ sản xuất- tài chính, cái đầu điều khiển công cụ sản xuất ấy nó nằm ở đâu, điểm đến cuối cùng của tiền lời, của giá trị thặng dư là chỗ nào thì sẽ thấy. Cái điểm đến cuối cùng của nó bao giờ cũng là một nhóm người, tức là chủ tư sản, thường được che dấu dưới cái tên chung chung là « thị trường ». Những ông chủ tư sản ấy dựa vào luật pháp của cộng đồng nào (hay nước nào), nghe theo luật pháp nước nào, thì cái cộng đồng ấy (nhà nước ấy) hưởng theo và ngược lai. Trong trường hợp khối euro thì hai nước lợi nhất là Pháp và Đức, và tư bản của hai nước ấy là cốt lõi. Nó có sự phân chia, Pháp chủ yếu có lợi về tài chính, còn Đức có lợi về công nghiệp. Bản thân Pháp Đức cũng mâu thuẫn với nhau, nhưng tư bản của nó vẫn nằm trên đầu các nước trong khối Euro. Sau đó trên lưng Pháp – Đức là các lợi ích của tài phiệt Anh-Mỹ, vì thị trường tài chính bây giờ là toàn cầu, và dựa trên đồng đô la. Còn người Hung, Đông Âu, Nam Âu còn nằm dưới nữa , là thuộc điạ không dẫy ra được. Mà có thay đổi chính phủ, hết đảng này lên đảng kia lên cũng vô ích. Vì sự kiểm soát nằm ngoài cái cơ chế này. Thế cho nên có cái điều nực cười là trong tuyên truyền của phương Tây, nó cứ nói đa đảng là thể hiện ý nguyện của dân. Nhưng đâu có phải. Trong những nước đang phát triển, thậm chí đã phát triển, nhưng tư bản trong nước bị ngoại hoá hết, thì đa nguyên đa đảng là cái dây dù đẹp nhất để trói những nước đó lại, hướng sự bất bình của dân vào một thứ bị bông, đấm thoải mái mà vô tác dụng.
Tất nhiên điều tôi quan tâm, và đến nay cũng không tìm được một cách giải thích hợp lý hoàn toàn là tại sao nước Hung lại sa vào cái bẫy đó trong khi rõ ràng nó không lợi cho người dân Hung. Kết luận của tôi là người ta đã quá tin vào cái bánh vẽ là EU, tức là thiếu nhận thức phản biện cái lợi cái hại khi tham gia EU. Nhưng thế không đủ, mà nhiều khi nó là cái thế nữa. Sai lầm của Hung còn bắt nguồn từ trước nữa, từ thời XHCN. Tôi cũng nói thêm là, trong EU cũng có những nước mà họ thoát được cái bẫy đó với mức độ thành công khác nhau là Tiệp, Slovak, Ba lan.
Và để thoát nó thì họ có 2 nhận thức tương đồng với nhau. Đó là eurosceptism (tức là không tin vào cộng đồng châu Âu, mặc dù tham gia) của Tiệp và chủ nghĩa dân tộc của Ba lan. Họ sử dụng nó khác nhau. Nhưng thôi để lúc khác nói.
Tóm lại, hiện tại trên thế giới, trào lưu tư tưởng chính vấn đến từ phương Tây, ngay cả khi nó khen hay nó chê. Và cái trào lưu tư tưởng ấy (kinh tế thị trường, tư hữu cá nhân, đa nguyên đa đảng..) nó có chiều là đem lại lợi ích cho những nước ấy trước, còn có đem lại lợi ích cho các đối tác không thì tuỳ sự ngu dốt hay khôn ngoan của người ta biết tận dụng điểm lợi, hạn chế điều hại, trong nhiều trường hợp thực ra là may. Ở VN, từ khi mở cửa đến nay có được nhiều điều may.Kiểu như « tái ông mất ngựa » trong câu truyện của Trang tử. Nhưng bây giờ đã tới giới hạn. Làm sao hạn chế được điều hại, nếu không có tư duy phản biện. Làm sao có tư duy phản biện nếu không có lý thuyết phản biện. Chủ nghĩa Mác Lê nin chính là cái lý thuyết để phản biện, bởi vì bản thân nó là một lý thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản. Mà chủ nghĩa tư bản từ thời Mác đến nay, bản chất nó không thay đổi, chỉ có cách thể hiện khác nhau thôi.
Thái độ của tôi thực ra không khác gì thái độ một người đi mua hàng, mà người bán là phương Tây. Là người bán nó không thể chỉ cho bác cái xấu của món hàng nó định bán (chính sách kinh tế, hiệp ước, liên minh kinh tế..), nó phải bôi son trát phấn cho thật đẹp, cho thật mỹ miều thì mới câu được khách chứ. Như vậy phản biện được hay không, nhìn thấy cái hại (ngoài cái lợi) là ở mình, có dở hơi mà nó chỉ cho.
ví dụ nếu tôi cần nhà ở phải đi mua nhà. Tất nhiên tôi phải thẩm định, nhận xét xem chất lượng nhà thế nào, giá cả có phải chăng không, chứ làm sao tôi tin được hoàn toàn người bán. Vậy phải tìm cái xấu của nó, phản biện nó, để có sự thẩm định đúng. Để nếu thấy nó dở quá thì không mua. Nếu mua thì biết nó dở thế nào còn tìm cách sửa. Để khỏi phải trả giá đắt. Ngay trong trường hợp thế kẹt, phải chấp nhận, thì cũng còn biết được ngọn nguồn của nó, để tìm cách đối phó về sau.
Cái điều đơn giản ở trên bất cứ bà nội chợ, chị tiểu thương nào cũng thấy. Nhưng trí thức VN chưa chắc đã thấy.
Về chủ nghĩa Marx –Lê nin, tôi hiểu thế nào, thì tôi sẽ nói ở trong chủ đề nhận thức của NVT, coi như là lấy một ví dụ, tôi lấy mình là con chuột bạch thí nghiệm, để nhận thấy vai trò cá nhân ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của cá nhân ấy, vì hiển nhiên dù có được đào tạo trong một cái khung chung, mỗi cá nhân đều rất khác nhau, dù có điểm chung nhau.
Với cụ Giáp thì điều tôi quan tâm là : cụ Giáp được cả người Việt lẫn cộng đồng quốc tế kinh phục, vậy cái lô gíc kính phục của quốc tế mà chủ yếu là các học giả phương Tây là gì. Vì ở các nước đang phát triển như Việt nam, tại sao có sự khâm phục ấy thì đã rõ. Họ khâm phục vì họ đặt được họ vào vị trí người VN, bản thân họ cũng phải chịu các thảm cảnh của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Việt nam thì mới nếm mùi chủ nghĩa thực dân cũ thôi, chủ nghĩa thực dân mới nó mới chỉ bắt đầu,và vị nó còn ngọt lắm, vì thế vẫn còn điều kiện để khỏi sa vào. Chính vì thế chiến thắng của VN cũng là chiến thắng của họ. Với các nước phương Tây thì khác, vì họ là kẻ đối diện. Là đối thủ. Bản chất xã hội họ không thay đổi. Vậy cái lô gíc của sự kinh trọng ấy như thế nào ? và qua đó họ nhìn lịch sử như thế nào ? cái lô gíc ấy có đúng không ? có đủ không ? một người Việtnam có nên công nhận kiểu kính trọng ấy không ?
Sở dĩ tôi đặt những câu hỏi đó, vì phương Tây hiện giờ là điểm đến của trí thức VN. Càng ngày càng có nhiều người đã đang và sẽ được đào tạo ở phương Tây. Nhận thức của họ về xã hội phương Tây sé có quyết định về tương lai nước VN về sau. nếu họ về nước làm việc. Vì người nào làm gì cũng theo nhận thức của mình cả. Nếu trong khoa học tự nhiên, thì nhận thức có thể coi là khách quan. Nhưng nhận thức xã hội không bao giờ là khách quan. Nó bao giờ cũng phải được khúc xạ lại bởi nhu cầu quyền lợi của cộng đồng mình sống. Chính vì thế mà các nhà Nho Việt nam ngày xưa, ngoài khái niệm nho giáo nói chung, còn đưa thêm khái nhiệm QUỐC, nếu nho giáo Trung Hoa là khái niệm TRUNG QUÂN, thì các nhà nho VN thêm vào cái vế ÁI QUỐC.
Vậy nếu bây giờ, cứ giả sử mình là nhà Nho, Trung quốc là phương Tây (để ám chỉ cái soft power của nó trong thời hiện đại), thì cái điểm khúc xạ của mình ở đâu. Với tôi , cốt lõi nó là chủ nghĩa dân tộc, phương pháp phản biện là chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Và với cách thức đó tôi sẽ phân tích "cụ Giáp".


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 3 2013, 09:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #102

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ thì nói về cụ Giáp. Cách đánh giá cũng từ một sự khúc xạ hai chiều như tôi nói ở phía trên. Cách đánh giá của phương Tây với cụ Giáp là cái nhìn kỹ thuật, cũng giống như người ta nhìn nhận một cái công nghệ (technologie) mới, cái công nghệ ấy là « chiến tranh nhân dân, chiến trnh du kích » và để từ đó hoặc là họ có biện pháp chống lại, hoặc là sử dụng nó cho những mục đích của họ. Ở phương Tây không có sự đánh giá về ý nghĩa của cuộc chiến tranh, nội dung của nó. Tóm lại cả cái ý nghĩa (meaning) của cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ bị bỏ qua. Điều đó đối với người phương tây thì OK, nhưng đối với người Việt nam thì không đủ, vì nếu không có cái meaning là bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước, thì cuộc chiến tranh là vô nghĩa. đánh nhau làm gì. Ngược lại bằng cách tạo ra các thuật ngữ kiểu Việt cộng, Bắc Việt, Quốc gia..coi chúng như những thực thể độc lập, như dân những nước khác nhau, họ đã tìm cách xoá nhoà cái meaning kia đi.
Nhưng ngay trong cách đánh giá về cụ Giáp, họ cũng lờ tịt đi một phần « kỹ thuật » tạo nên chiến thắng : đó là tổ chức, đó là vận động quần chúng, đó là đấu tranh ngoại giao. Mà ở VN thường được gọi là 3 mũi giáp công : chính trị, quân sự, ngoại giao. Hay nói cách khác quân sự chỉ là một thành phần tạo nên chiến thắng, phải đặt nó trong quan hệ với những yếu tố « ngoài vũ khí » mới thấy và thực tế những « chiến thắng » trong kháng chiến chống Mỹ đều được đánh giá ngoài chiến trường quân sự : đó là không bẻ gẫy được ý chí đối phương, không làm tan nát được tổ chức của đối phương, không vô hiệu hoá được đối phương. Ngược lại nếu tính bằng cách đếm xác chết (bodycount), thì Mỹ luôn « thắng », vì số lượng Mỹ chết ít hơn số lượng bộ đôi VN hi sinh. Những phần này không nằm trong quân sự mà trong tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng làm sao họ ca ngợi Đảng cộng sản VN được ?
Sau kháng chiến chống Mỹ, Mỹ cũng rút kinh nghiệm trong cả hai phần là sử dụng chiến tranh du kích, tạo chiến tranh du kích hay chống chiến tranh du kích. Một hệ quả liên quan trực tiếp tới VN là chiến tranh chống Pôn pốt ở Cam pu chia. Ở đây Mỹ- Trung quốc đã tạo được một cuộc chiến tranh du kích, lấy các trại tị nạn người Cam pu chia làm căn cứ. Đánh về ngoại giao và kinh tế bằng cách không công nhận chính phủ CHND Cam pu chia,embago VN, liên tục tiếp vũ khí khí tài cho quân đội Pôn pốt để nó không đổ, bất chấp sự diệt chủng của chính quyền Pôn pốt gây ra. Nhưng trong cuộc chiến này, Mỹ và Trung quốc đã thất bại trong việc tạo nên một hệ thống hành chính, tổ chức, tức là thiếu phần chính trị. Chính vì thế, khi giải pháp chính trị hiệp thương được đưa ra, thì chính quyền CNND Cam pu chia vẫn đứng vững.
tương tự như vậy, cuộc chiến tranh du kích ở Apganistan , ở đây căn cứ là Pakistan (trong cả hai cuộc chiến chống Liên Xô và Mỹ), du kích là taliban, có điều khác là về mặt chính trị không bên nào thắng thế, kết cục là một sự tan nát hoang tàn đổ vỡ
Với hai ví dụ « học tập VN » ở trên, người ta có thể thấy, muốn chiến thắng trong chiến tranh nhân dân, thì phải có Đảng, tức là một sự chỉ huy hợp đồng thống nhất về cả 3 mặt quân sự, chính trị, ngoại giao.
Nếu nhìn những ví dụ như vậy, thì mới thấy cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ đơn thuần là chiến tranh du kích, mà nó là chiến tranh nhân dân. Trong chiến tranh nhân dân phần quân sự và phần chính trị đi liền nhau được thể hiện qua quan hệ giữa quân đội và đảng, trong đó đảng lãnh đạo quân đội, chính trị chỉ huy quân sự, lấy chiến thắng chính trị làm mục tiêu, quân sự là phương pháp, hợp đồng tác chiến với ngoại giao. Chỉ du kích không thì không đủ để thắng.
Mỹ cũng rút kinh nghiệm, ngay từ năm 1973 đã thôi chế độ nghĩa vụ quân sự, quân đội trở thành quân đội nhà nghề. Để khi can thiệp ở nước ngoài, sẽ không bị dân phản đối. Chính vì thế khi Mỹ tác chiến ở I rắc, ở Mỹ không có phong trào phản chiến. Đây là theo luận điểm của Nixon, theo như Nixon thì quân đội Mỹ thua là do phong trào phản chiến và hệ thống media vô trách nhiệm của Mỹ. Vì thế trong chiến tranh I rắc, Mỹ cũng sửa điều này, không cho media được tự phép hoạt động mà phải « embedded » với quân đội Mỹ. Không những thế Mỹ còn sử dụng Liên Hiệp quốc để ngăn chặn sự tiếp viện từ bền ngoài cho người dân I rắc. Nhưng kết quả cũng không khả quan như Mỹ muốn. gọi là thất bại cũng không hẳn, nhưng thành công thì cũng không phải. Cái bí mật của sự thất bại của Mỹ là kinh tế. Vì ngay cả khi bịt được mồm miệng người dân, không cần phải giả nhân giả nghĩa, Mỹ thả dàn đánh ở I rắc, nhưng dù có đánh thế nào đi nữa, không thể tránh chi trả kinh tế. Mỹ không thể đổ mãi tiền mà không thu được lợi. Trong khi đó chi phí chiến tranh rất đắt vì là giá cả độc quyền. Đây cũng là câu trả lời cho Nixon khi nói về chiến tranh VN, đó là Mỹ thua ở VN không phải là do phong trào phản chiến, mà do kinh tế. Phong trào phản chiến chỉ là caution moral cho người Mỹ thôi, chứ còn Mỹ đã dùng hết cách ngoại trừ bom nguyên tử.
Nhưng nước Mỹ không chỉ làm những cuộc chiến tranh phi nghĩa, mà nó cũng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ví dụ như đại chiến thế giới thứ II. Vậy người Mỹ, sử gia Mỹ viết như thế nào về cuộc chiến tranh này. Nó có ca ngợi một vài ông tướng như kiểu Paten (chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu) hay Mác Arthur (chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Á ) mà lờ tịt đi những yếu tố khác không.
Điều thú vị là không. Nó không viết lịch sử như thế, mà viết giống như chính sử VN viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của người VN. Nó đề cao vai trò chính nghĩa của nước Mỹ, đề cao hình ảnh người lính Mỹ bình thường (mà không phải là vài ông tướng, các bác xem phim holywood thấy đầy, ngay cả sản xuất bây giờ , ví dụ phim « hay cứu người lính rayan »), nó đề cao vai trò tổ chức, sản xuất , ngoại giao của nước Mỹ. có nghĩa là nó đề cập một cách tổng thể, hoàn chỉnh cuộc chiến tranh.
Nhưng ngược lại nếu nói về Liên xô, thì cái kiểu viết « cụ Giáp » của nó lại hiện ra. Vai trò của Hồng quân, của nhà nước Xô viết , của Stalin bị che đi, phê phán. Ngược lại vai trò của tướng Jukov thì lại được đưa cao.
Cái cách viết này cũng được dùng để viết lịch sử nước Mỹ, trong những giai đoạn mà nó vừa phải đảm bảo sự chính nghĩa của nhà nước Mỹ, đồng thời phải tạo keo dính cho nội bộ nước Mỹ. Tôi muốn nói tới nội chiến Mỹ (Civil War). Ai cũng biết là trong cuộc chiến tranh này, các bang Bắc Mỹ thắng các bang Nam Mỹ. Cách đây đã lâu, có lẽ phải chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu 3 tập của Mỹ, dựng rất quy mô về cuộc nội chiến này. Vậy cách sử lý của nó là thế nào. Nó không nói cuộc chiến đấy là vô nghĩa, mà có ý nghĩa (thống nhất nước Mỹ, giải phóng nô lệ), nó cũng không nói chung chung kiểu « chiến tranh là tàn bạo vô nghĩa ». Nhưng nó không vật hoá các nhân vật các bang Nam Mỹ, đặc biệt rất ưu ái tướng Lee (tổng chỉ huy liên quân miền Nam). Thậm chí người ta còn thấy tướng Lee có khi còn giỏi hơn Grant (tổng chỉ huy quân đội miền Bắc) về kỹ thuật chiến tranh, và sở dĩ Bắc Mỹ thắng là vì sản xuất, công nghệ nó phát triển hơn. Ở đây cái cách nhận xét lịch sử kiểu « tướng Giáp » lại được sử dụng. Tóm lại khi nào nó không thể khen chế độ, thì nó có thể khen cá nhân. Ngược lại, mặc dù civil war là cuộc chiến giữa các nước (vì mỗi bang của nó là một nước đường hoàng), không thấy nó cố tình dựng hình ảnh chiến tranh kiểu nước này đánh nước kia, như là khi nói về kháng chiến chống Mỹ của người VN.
Thế nếu là người VN thì phải hiểu lịch sử của mình như thế nào ? câu trả lời : như người Mỹ viết về lịch sử nước Mỹ, nhưng không phải như khi họ viết về lịch sử nước khác. Hãy học sử gia Mỹ như khi họ viết về nước Mỹ, về chính họ nhưng đừng học họ khi họ viết về nước khác.
Như vậy hi vọng là nhưng câu hỏi tôi đặt ra ở trên về cụ Giáp đã được trả lời. Câu trả lời đó là. Cụ Giáp là một vị tướng tài ba, nhưng tài năng ấy chiến thắng ấy không thể tách rời khỏi sức mạnh của một hệ thống tổng hợp. và vai trò của Đảng Mà nếu tôi không nhầm thì bản thân cụ Giáp cũng nghĩ như thế. Cũng như tướng Jukov, mặc dù được phương Tây đưa lên mây xanh, nhưng trong hồi ký của ông ấy, được viết sau khi Staline mất, và ở Liên xô có cuộc « xét lại » của Khơ rút xốp, ông ấy không bao giờ chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô và vai trò của Staline trong chiến tranh vệ quốc.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang « < 9 10 11
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC