Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang « < 5 6 7 

· [ ] ·

 Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ

NVT2002
post Nov 11 2021, 09:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đoạn giải thích công án của bác lại sai rồi nhé. Giải thích công án phải đúng với tông chỉ, trong khi bác làm sai tông chỉ.
Em định không nói, nhưng nếu mà không nói thì bác cứ đi theo chỗ sai mãi, rồi tưởng là đúng, thành ra có hại cho bản thân.



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 12 2021, 05:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tôi sẽ viết tiếp phần đang định viết. NVT nói “sai tông chỉ” là thế nào, nên giải thích rõ ràng ra cho mọi người cùng biết và tôi cũng biết. Khi tôi viết nó cũng có tác dụng với tôi như để tổng kết lại, cũng là một cách học, nhưng có người tham gia viết thì còn tốt hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 12 2021, 08:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 12 2021, 05:51 AM)
@nvt,
Tôi sẽ viết tiếp phần đang định viết. NVT nói “sai tông chỉ” là thế nào, nên giải thích rõ ràng ra cho mọi người cùng biết và tôi cũng biết. Khi tôi viết nó cũng có tác dụng với tôi như để tổng kết lại, cũng là một cách học, nhưng có người tham gia viết thì còn tốt hơn.
*


Bác Quyzen đã viết rõ ở đây. Bác Phó đọc xong có thắc mắc gì thì có thể gửi vào đây để em với bác cùng trao đổi (@click here)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 12 2021, 05:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ bi là một cách nói rút gọn, thực ra đầy đủ nó là Từ, Bi, Hỷ, Xả bao gồm 4 khái niệm. Đây là những khái niệm đã có trong phật giáo nguyên thủy. Vì thế cách tìm hiểu tốt nhất là xem trong tiếng Phạn, hay tiếng Pa li, vốn là tiếng gốc được dùng trong các kinh điển Nam Tông, chúng được hiểu như thế nào. May mắn là tôi có được một vài cuốn sách của một học giả phật giáo Nam Tông là Narada. Sách của ông này đã được dịch ra tiếng Việt từ thời miền Nam cũ.
Trong kinh điển đại thừa, Từ và Bi được gộp thành một khái niệm là Từ Bi và được hiểu như lòng thương người.
TỪ tiếng Pa li là Metta, nó có nghĩa là hiền hậu, hiền lành, tính Thiện, nó đối ngược lại với thù hận, tiếng Pa li là Dosa.
BI tiếng Pa li là Karuna, là lòng thương với những người bị tai nạn, oan trái nó đối ngược với sự hung bạo, bạo động tiếng Pa li là Himsa. Bất bạo động được gọi là Ahimsa, giống như trong chủ thuyết bất bạo động của Găng đi (Mahatma Gangdi). Bình thường trong tiếng Pháp, Anh thì từ Karuna (BI) này được dịch tương đương với compassion. Khái niệm compassion này được dịch ra tiếng việt là lòng thương, trắc ẩn, hay từ bi. Nói một cách khác, khi chuyển nghĩa khái niệm thương người bị nạn, oan trái,vốn có của karuna không rõ ràng và bảo phủ nhiều hơn nghĩa nguyên bản vốn có.
HỶ tiếng Pa li là Mudita, có nghĩa là vui với cái vui của người khác, nó đối ngược với ganh tị, ghen ghét, tiếng Pa li là Issa, còn từ vựng mới trên mạng bây giờ là .. GATO (ghen ăn, tức ở).
XẢ (Upekka) có nghĩa là bình thản, tự tại, không bị ham muốn lôi kéo, cũng như bất mãn khi không vừa ý.
Narada phát triển 4 khái niệm này nhiều hơn như tôi nói ở đây, nhưng điều làm tôi quan tâm tới chúng là ở hai điều.
1- Khái niệm TỪ, BI, HI, XẢ này khác rất nhiều quan niệm thông thường về Từ Bi, quan niệm thông thường về Từ Bi chỉ đảm bảo được một phần ý nghĩa của nó, mà người ta gọi là lòng thương. Nó chỉ phủ được khái niệm TỪ ttrong 4 khái niệm trên.
2- Bốn khái niệm này nếu thực hiện ở mức tuyệt đối, thì nó đòi hỏi người ta phải hòa mình với đối tượng không còn chủ thể khách quan/chủ quan. Nói một cách khác cái đế của nó là VÔ NGÃ (không có cái tôi).
Cái đế của nó là VÔ NGÃ cũng không có gì lạ, vì đây là nguyên tắc của phật giáo nguyên thủy.
Các khái niệm TỪ, BI, HỶ, XẢ không phải là khái niệm đạo đức (morale) mà là khái niệm luân lý (ethics). Sự khác nhau của chúng là luân lý là cái lô gic của đạo đức. Còn đạo đức là giá trị cứng được đưa ra ví dụ không giết người, không ăn cắp, .. trong trường hợp giết một tên kẻ cướp đang giết người thì vẫn phạm tội sát sinh, vì sát sinh là giá trị cứng (value), ngược lại giết một tên cướp đang giết người thì về mặt luân lý vẫn là chính nghĩa.
Nếu là đạo đức, thì đó là một giá trị mà bên ngoài áp vào, giống như một dạng luật pháp. Ngược lại luân lý chỉ ra cái điều người ta phải theo, nó có tính “tự giác ngộ” lớn hơn, đồng thời cũng mềm dẻo hơn.
Như tôi đã nói ở trên, một người khi ngộ thiền thì hệ quả của nó cũng là VÔ NGÃ, thực ra nó còn lớn hơn cả Vô Ngã, vì ngoài VÔ NGÃ, người học Thiền còn cảm nhận được cả tính KHÔNG của mọi sự vật, điều mà trong phật giáo nguyên thủy không có.
Vấn đề là, làm sao trong đời thường biết một người Ngộ hay không.
(con tiếp)
@nvt,
Không được nvt ạ. Ở trên nvt nhận xét là những gì tôi viết về công án là “sai tông chỉ”. Nếu nvt nói được thế thì biết là tôi sai cái gì đúng không ? với nvt tông chỉ là cái gì nói nó ra thì nó mới đúng. Tai sao lại thành câu chuyện “bác học bác Quý đi rồi thắc mắc gì tôi sẽ giải đáp”. Ở trên, nvt có nói câu chuyện bác Quý với ông học giả, tôi vào giải đáp nói nhận xét của mình. Tôi nói rất rõ ràng ý của tôi, vậy nvt cũng nên làm thế.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 12 2021, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 12 2021, 05:39 PM)

@nvt,
Không được nvt ạ. Ở trên nvt nhận xét là những gì tôi viết về công án là “sai tông chỉ”. Nếu nvt nói được thế thì biết là tôi sai cái gì đúng không ? với nvt tông chỉ là cái gì nói nó ra thì nó mới đúng. Tai sao lại thành câu chuyện “bác học bác Quý đi rồi thắc mắc gì tôi sẽ giải đáp”.  Ở trên, nvt có nói câu chuyện bác Quý với ông học giả, tôi vào giải đáp nói nhận xét của mình. Tôi nói rất rõ ràng ý của tôi, vậy nvt cũng nên làm thế.
*


Em thì thấy thế này: Theo đúng truyền thống thiền tông thì các thầy sẽ không nói lý thuyết, vì nói thì tức là lập văn tự, không đúng với tông chỉ. Các thầy sẽ cho người học thực hành luôn môn "chỉ tâm", như trong cuốn "Thiền Sư Trung Hoa" mô tả lại. Tuy nhiên, ngày nay bác Quyzen thấy làm thế thì lâu quá, nên nói trước lý thuyết luôn, sau đó mới thực hành. Cách này có lợi là giúp người học hiểu nhanh hơn, nhưng lại dễ làm người học bị ngộ nhận vì tưởng mình đã thấy tâm rồi.

Tâm ở đây chính là cái tôi chân thật (chân tâm) của mình. Và điều hiển nhiên là mình không tự thấy được mình, vì thế chả nhẽ lại có 2 mình? Người ta liền tìm ra một cách là chỉ ra cái tác dụng của tâm và người thấy cũng thấy tác dụng của tâm. Ví dụ bước vào một gian nhà tối, không biết có điện hay không, thì bật công tắc xem đèn có sáng không? Mình không thấy trực tiếp được dòng điện, nhưng thấy ánh sáng của đèn thì biết là có điện.

Trong pháp môn này, thì điều quan trọng nhất là phải thấy tâm. Nếu chưa thấy tâm, đọc các công án sẽ không hiểu, chỉ thấy thắc mắc thêm. Như bác Phó giải nghĩa công án nhờ ẩn ý của lời văn, tức là bác nương theo ý nghĩa của lời văn mà tưởng tượng, thì đâu có đúng mới pháp môn chỉ thẳng? Cái chỉ của ông thầy ở trong công án ấy rất rõ ràng, người nào đã thấy tâm thì hiểu ngay, không cần phải phân tích gì hết cả.

Trong cuốn "Thiền Sư Trung Hoa" có công án như sau: Có một ông thầy dạy thiền và các học trò, suốt mấy năm chả thấy dạy gì cả. Mỗi lần học trò mời ăn cơm, ông mở mâm ra và hỏi "là gì?", nhưng học trò không ai đáp được. Có người chán nản, hỏi thẳng thầy "sao mấy năm con ở với thầy mà chả thấy thầy dạy gì cả?" Thầy đáp:" Ngươi mời cơm thì ta ăn, rót nước thì ta uống, có chỗ nào là không chỉ dạy?" Học trò nghe xong tự nhiên ngộ luôn!

Và một lần nữa em lại nhấn mạnh, bác càng nương theo ý nghĩa của lời văn thì lại càng xa tông chỉ, dù là ẩn ý hay lộ ý. Chỉ khi nào bác nhận ra thế nào là chỉ thẳng, thế nào là tâm, thì bác mới hiểu nổi công án thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 15 2021, 11:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Những điều nvt nói về thiền là ngộ chân tâm và chỉ thẳng không lập văn tự là chuẩn không cần chỉnh. Có điều quan niệm về chỉ thẳng và về công án của nvt hơi cứng. Tức là nvt bị mắc kẹt vào những khái niệm ấy.
Chỉ thẳng và không lập văn tự có nhiều nghĩa, và nhiều cách hiểu. Một cách hiểu như của nvt tức là trực giác, nhưng có cách hiểu nữa đó là không bám vào văn tự (giống như người theo đạo Thiên chúa bám vào kinh thánh chẳng hạn), nhưng văn tự vẫn được dùng như công cụ. Có một hình ảnh rất đẹp nói điều này đó là “ngón tay chỉ mặt trăng”. Chân tâm có thể coi như mặt trăng, ngôn ngữ văn tự như ngón tay chỉ. Như vậy muốn “chỉ thẳng” cũng vẫn cần công cụ để chỉ, và thường công cụ này là ngôn ngữ, văn tự.
Công án cũng vậy, không phải công án nào cũng chỉ thẳng vào chân tâm, mà nó nhằm vào người trả lời công án để dẫn tới chân tâm. Hai công án tôi dẫn ở trên chỉ có công án đầu “Mã Tổ véo mũi” là chỉ thẳng chân tâm, còn công án sau là nói về sự thể hiện của chân tâm qua hành động tự nhiên. Và điều này nó cũng phù hợp với nhân duyên của hai người khác nhau giữa Tăng và cư sĩ.
Hiện tại trong các tông phái đạo phật, chỉ còn có tông Lâm Tế ở Nhật bản là vẫn dùng công án để giảng dậy Thiền Tông. Nhưng khác với thời nhà Đường, ở đây Thiền Sư dậy bằng cách trao công án cho từng học viên, và sự hướng dẫn thông qua đối đáp thầy trò chỉ có hai người với nhau, chứ không học tập trung như trước. Các công án của họ (chủ yếu là các công án mà ta biết như kiểu Bích Nham lục, ..), được chia thành chủ điểm có mấy bậc, và mỗi bậc nhằm vào một thứ (vô ngã,không, vô thường, ..). Tôi có một cuốn sách của một người Nhật, mặc dù là theo Thiên chúa giáo (dòng Giê su), nhưng cũng tập thiền Lâm Tế, ông ấy có nói các bậc của nó, nhưng tất nhiên công án nào ở bậc nào thì ông ấy không viết, và thường người ta cũng cấm viết ra, vì đó là bản quyền cách học theo truyền thống. Ông ấy chỉ nói rằng công án “con chó có phật tính không”, và được Triều Châu trả lời “Không”, được coi là đỉnh điểm của khóa học. Như vậy không phải công án nào cũng chỉ thẳng chân tâm, mà thường được sử dụng theo nhân duyên cảm nhận của từng người, giống như một phương pháp giáo dục để “thấy chân tâm trong từng hoàn cảnh” vậy, tùy điểm yếu điểm mạnh của từng học viên, mà thiền sư giảng dậy sẽ sử dụng công án khác nhau. Nếu mà chỉ hiểu là tất cả đằng sau các công án là chân tâm, chỉ cần “chỉ thẳng” thì thực ra là thu hẹp nó lại, vì “cách chỉ thẳng thế nào” mới thú vị, và giúp ta ngộ đạo phật nhiều hơn.
Một điều quan trọng nữa là phải phân biệt công án với truyền thừa. Với tôi những đối thoại trong Thiền Sư Trung Hoa (như cuốn mà Thầy Thích Thanh Từ giảng), hay cuốn Thiền uyển tập anh, rồi kế đăng lục không phải là công án. Nó là truyền thừa, vì bất cứ một thiền sư nào ngộ đạo, họ cũng có một kinh nghiệm gì đó truyền lại, như cách họ hiểu, ngộ phật giáo. Ví dụ trong đại việt sử ký toàn thư có ghi câu chuyện của vua Trần Thái Tông. Lúc vua lên núi gặp Quốc Sư, vua mới hỏi, Sư tu ở đây được bao lâu rồi. Thì được sư trả lời bằng hai câu thơ, nó rất hay nhưng tôi chỉ nhớ mang máng, đại ý “cúc vàng trên bờ dậu, chim hót trên cành cây”. Đây bảo là công án Sư đố nhà vua cũng được, nhưng truyền thừa cách học đạo phật thì đúng hơn. Cái cách đó là đã ngộ, đã tu thì đâu còn cảm giác thời gian. Thời gian và không gian là một, nó chỉ còn là mùa, như một sự thay đổi của tự nhiên, chính vì thế sáng (hay tối) chim hót, đến mua thu thì cúc nở là thời gian. Thời gian đấy không còn dính vào khái niệm đời thường “tu đã mấy năm”. Cảm nhận ấy có phải là chân tâm không. Chắc chắn, chuẩn không cần chỉnh, nhưng nó không phải cái cách mà Mã Tổ véo múi chỉ ra, và chuẩn với nhân duyên của vua hỏi.
Như vậy cách ngộ như vậy về đạo Phật là “truyền thừa” của Quốc Sư, dù nó có mùi vị công án. Khi tôi đọc cuốn Thiền Tông Trung Hoa, hay cuốn Thiền Uyển Tập Anh, tôi cũng tìm hiểu như thế, và chính vì thế thiền mới sống động.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 16 2021, 07:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 15 2021, 11:29 PM)
@nvt,
Những điều nvt nói về thiền là ngộ chân tâm và chỉ thẳng không lập văn tự là chuẩn không cần chỉnh. Có điều quan niệm về chỉ thẳng và về công án của nvt hơi cứng. Tức là nvt bị mắc kẹt vào những khái niệm ấy.
Chỉ thẳng và không lập văn tự có nhiều nghĩa, và nhiều cách hiểu. Một cách hiểu như của nvt tức là trực giác, nhưng có cách hiểu nữa đó là không bám vào văn tự (giống như người theo đạo Thiên chúa bám vào kinh thánh chẳng hạn), nhưng văn tự vẫn được dùng như công cụ. Có một hình ảnh rất đẹp nói điều này đó là “ngón tay chỉ mặt trăng”. Chân tâm có thể coi như mặt trăng, ngôn ngữ văn tự như ngón tay chỉ.  Như vậy muốn “chỉ thẳng” cũng vẫn cần công cụ để chỉ, và thường công cụ này là ngôn ngữ, văn tự.
Công án cũng vậy, không phải công án nào cũng chỉ thẳng vào chân tâm, mà nó nhằm vào người trả lời công án để dẫn tới chân tâm. Hai công án tôi dẫn ở trên chỉ có công án đầu “Mã Tổ véo mũi” là chỉ thẳng chân tâm, còn công án sau là nói về sự thể hiện của chân tâm qua hành động tự nhiên. Và điều này nó cũng phù hợp với nhân duyên của hai người khác nhau giữa Tăng và cư sĩ.
Hiện tại trong các tông phái đạo phật, chỉ còn có tông Lâm Tế ở Nhật bản là vẫn dùng công án để giảng dậy Thiền Tông. Nhưng khác với thời nhà Đường, ở đây Thiền Sư dậy bằng cách trao công án cho từng học viên, và sự hướng dẫn thông qua đối đáp thầy trò chỉ có hai người với nhau, chứ không học tập trung như trước. Các công án của họ (chủ yếu là các công án mà ta biết như kiểu Bích Nham lục, ..), được chia thành chủ điểm có mấy bậc, và mỗi bậc nhằm vào một thứ (vô ngã,không, vô thường, ..). Tôi có một cuốn sách của một người Nhật, mặc dù là theo Thiên chúa giáo (dòng Giê su), nhưng cũng tập thiền Lâm Tế, ông ấy có nói các bậc của nó, nhưng tất nhiên công án nào ở bậc nào thì ông ấy không viết, và thường người ta cũng cấm viết ra, vì đó là bản quyền cách học theo truyền thống. Ông ấy chỉ nói rằng công án “con chó có phật tính không”, và được Triều Châu trả lời “Không”, được coi là đỉnh điểm của khóa học. Như vậy không phải công án nào cũng chỉ thẳng chân tâm, mà thường được sử dụng theo nhân duyên cảm nhận của từng người, giống như một phương pháp giáo dục để “thấy chân tâm trong từng hoàn cảnh” vậy, tùy điểm yếu điểm mạnh của từng học viên, mà thiền sư giảng dậy sẽ sử dụng công án khác nhau. Nếu mà chỉ hiểu là tất cả đằng sau các công án là chân tâm, chỉ cần “chỉ thẳng” thì thực ra là thu hẹp nó lại, vì “cách chỉ thẳng thế nào” mới thú vị, và giúp ta ngộ đạo phật nhiều hơn.
Một điều quan trọng nữa là phải phân biệt công án với truyền thừa. Với tôi những đối thoại trong Thiền Sư Trung Hoa (như cuốn mà Thầy Thích Thanh Từ giảng), hay cuốn Thiền uyển tập anh, rồi kế đăng lục không phải là công án. Nó là truyền thừa, vì bất cứ một thiền sư nào ngộ đạo, họ cũng có một kinh nghiệm gì đó truyền lại, như cách họ hiểu, ngộ phật giáo.  Ví dụ trong đại việt sử ký toàn thư có ghi câu chuyện của vua Trần Thái Tông. Lúc vua lên núi gặp Quốc Sư, vua mới hỏi, Sư tu ở đây được bao lâu rồi. Thì được sư trả lời bằng hai câu thơ, nó rất hay nhưng tôi chỉ nhớ mang máng, đại ý “cúc vàng trên bờ dậu, chim hót trên cành cây”. Đây bảo là công án Sư đố nhà vua cũng được, nhưng truyền thừa cách học đạo phật thì đúng hơn. Cái cách đó là đã ngộ, đã tu thì đâu còn cảm giác thời gian. Thời gian và không gian là một, nó chỉ còn là mùa, như một sự thay đổi của tự nhiên, chính vì thế sáng (hay tối) chim hót, đến mua thu thì cúc nở là thời gian. Thời gian đấy không còn dính vào khái niệm đời thường “tu đã mấy năm”. Cảm nhận ấy có phải là chân tâm không. Chắc chắn, chuẩn không cần chỉnh, nhưng nó không phải cái cách mà Mã Tổ véo múi chỉ ra, và chuẩn với nhân duyên của vua hỏi.
Như vậy cách ngộ như vậy về đạo Phật là “truyền thừa” của Quốc Sư, dù nó có mùi vị công án. Khi tôi đọc cuốn Thiền Tông Trung Hoa, hay cuốn Thiền Uyển Tập Anh, tôi cũng tìm hiểu như thế, và chính vì thế thiền mới sống động.
*



Không còn gì để nói laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 16 2021, 06:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Nếu nvt không còn gì để nói thì cũng không sao. Tôi sẽ viết tiếp mạch định viết ở trên.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 26 2021, 10:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, tôi có đặt ra câu hỏi, làm thế nào để biết mình NGỘ. Cũng nên để ý là chỉ có thiền tông là có khái niệm NGỘ, các tông phái khác không có. Từ tịnh độ, thiên thai, mật tông, ..không có tông phái nào đặt ra chữ NGỘ cả, mà tất cả chỉ nhằm vào giải thoát « liễu đoạn sinh tử » (cắt đứt dòng sinh tử). Để giải thoát, theo đạo Phật người ta phải thấm được ý nghĩa và ứng dụng của VÔ NGÃ, rồi VÔ THƯỜNG và KHỔ nếu theo phật giáo nguyên thủy. Trong phật giáo đại thừa ta có thêm khái niệm KHÔNG, và các ý nghĩa của đạo phật như vậy bao gồm KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Thiền Tông là một dòng của đạo Phật đại thừa, nên nó cũng không ngoài mục đích giải thoát, và cũng phải có VÔ NGÃ, vì khái niệm này đã có từ phật giáo nguyên thủy là cái đế chúng cho tất cả các tông phái phật giáo. Ngược lại, khi học hành tu tập, thì Thiền lại nhằm tới tính KHÔNG, tức là chân tâm. Khi cảm nhận được tính KHÔNG thì được gọi là NGỘ. Do tính KHÔNG là tiềm năng trường tồn của vạn vật, cho nên theo thiền tông, đã NGỘ thì được coi là giải thoát. Cách giải thoát như vậy không phải là phương cách giải thoát của phật giáo nguyên thủy, vì theo phật giáo nguyên thủy, phải tu tập cho hết nghiệp, qua nhiều kiếp mới được coi là giải thoát. Ngược lại giải thoát theo quan niệm đại thừa là giải thoát ngay trong đời này, bởi theo quan niệm phật giáo đại thừa luân hồi là niết bàn, sự khác nhau chỉ là cảm nhận của người tu tập. Do quan niệm của phật giáo đại thừa như vậy, mà giai thoát của phật giáo đại thừa rất gần gũi với shaman giáo nguyên thủy như của người da đỏ châu Mỹ chẳng hạn. Cái này tôi đã nói tới trong chủ đề thiền tào động. Quan niệm này cũng rất gần gũi với quan niệm vạn vật hữu linh trong đạo Lão và đạo Nho. Nó cũng có thể kết nối với một phần của triết học phương Tây như Spinoza.
Mặc dù vậy ứng sử của người theo phật giáo nguyên thủy hay theo phật giáo đại thừa nói chung (hay thiền nói riêng) đều có tính chất luân lý (ethics) và kết thúc bằng luân lý. Luân lý lớn nhất của đạo phật dùng trong đời là TỪ BI HI XẢ. Như vậy làm sao từ Thiền vốn là quan niệm cảm nhận nhận thức chủ quan bằng NGỘ bắt được sang đây.
Trong chủ đề này ở các phần trên, tôi đã phân tích sâu hơn về nhận thức, là cái cơ sở để ứng sử thông qua các khái niệm mà vua Trần Nhân Tông đưa ra, đó là quan hệ TÂM-CẢNH. Ở đây tôi sẽ nói tiếp quan hệ của nó với luân lý, tức là phật giáo nguyên thủy thông qua TỪ BI HI XẢ.
Vậy làm sao ứng dụng được thiền trong đời thường. Ứng dụng trong đời thường thực ra là ứng sử với tinh thần VÔ NGÃ. Vậy làm sao biết mình vô ngã, ở đoạn nào của VÔ NGÃ, có VÔ NGÃ thật không hay vẫn còn THAM, SÂN , SI mà lại tưởng VÔ NGÃ.
Mình vô ngã nếu ứng sử được theo tính chất từ, bi, hỉ, xả. Vậy ứng sử theo từ, bi, hỉ, xả là thế nào ?
Đấy chính là câu hỏi phải giải đáp.
Khi bắt đầu tìm hiểu phật giáo có ý thức, do tình cờ cuốn sách đầu tiên tôi đọc lại là phật giáo Tây Tạng, tức là Mật Tông, nhưng tác giả là Kalou Rinpoche trình bày lần lượt từ phật giáo nguyên thủy, tới đại thừa rồi tới kim cương thừa (Vajrayana). Kim cương thừa tức là mật tông. Phần mật tông tác giả cũng trình bầy một cách đại cương, vì tông phái này muốn tu tập thật sự phải có Gu ru (tức là thầy) riêng. Ở Pháp, có một tăng sĩ VN học nó đó là ông Thích Trí Siêu. Ông này cũng có viết nhiều quyển sách về phật giáo trên mạng, có cả về thiền tứ niệm xứ, tức là thiền Sati mà bác Quý nói đầu chủ đề này, mà bác ấy coi là mindfulness, trong đó có một quyển nói về ông ấy theo mật tông thế nào. Nhưng cuốn sách này không cho người ta thấy được nguyên lý của nó, chỉ kể lể sinh hoạt đời thường tu tập của một người theo một khóa ba năm của mật tông do các thầy Tây tạng ở Pháp dậy thôi..
Nhưng trong quyển sách của Ka lu rin pô trê (Kalou Rinpoche) mà tôi đọc, ông ấy nói tới nguyên lý tu mật tông là chuyển hóa (transformation/ transmutation), sự chuyển hóa này được gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng phạn Upaya), tức là con đường tắt để tu tập, cũng giống như NGỘ là còn đường tắt tu tập giải thoát phật giáo theo Thiền Tông.
Chuyển hóa dựa trên nguyên tắc gì. Theo mật tông thì giữa THAM, SÂN , SI và giải thoát là giống nhau, chỉ khác là người ta phải chuyển hóa nó. Nói cách khác, buổi đầu càng tham, sân, si thì càng nhiều năng lượng để chuyển hóa giải thoát. Quả thật trong mật tông có nhiều trường hợp như thế. Ví dụ với người Tây tạng, thì tổ sư Milarepa là một dạng như vậy. Lúc đầu ông ấy học phật chỉ để thỏa mãn ý chí trả thù cá nhân, nhưng rồi với chính năng lượng ấy ông đã ngộ đạo. Ở trong phật giáo VN cũng có chuyện tương tự, mà mô típ của nó rất giống chuyện của Milarepa, đó là thần tích về Từ đạo Hạnh đời nhà Lý. Ông cũng học phật với lý do để có phép thuật trả thù sư Đại Diên, nhưng sau đó lại sám hối trở thành ngộ đạo. Cách tu tập của Từ đạo Hạnh, với đọc chú, niệm phật hàng trăm lần .. như trong thần tích về sư, không khác gì cách tu Mật tông hiện tại như ông Thích Trí Siêu nói khi đi theo các thầy Tây Tạng.
Tất cả các hình thức của mật tông, như quán tưởng, nuôi Ydam, sử dụng đàn tràng (mandala) đều nhằm mục đích chuyển hóa này. Tôi sẽ không trình bầy chúng cụ thể ở đây, khi nào không lười, có hứng thì sẽ viết. Nhưng có một cách chuyển hóa rất đơn giản là từ bi. Nó chỉ cần người ta có tinh thần phản tỉnh mà thôi. Tinh thần phản tỉnh là thế nào, phản tỉnh có thể gọi là sám hối, nhưng nó không phải là sám hối hình thức như trong các bộ chư kinh nhật tụng hay có, kiểu tụng hàng ngày « đệ tử chúng con phạm lỗi từ vô thủy vô chung .. v..v .. » , mà là khi có vấn đề, ví dụ dẫn tới nóng giận, thì tự có thể mình nói với mình rằng, cái nóng giận ấy đến từ đâu. Khi biết mình nóng giận đến từ đâu thì có thể chuyển hóa nó. Sự chuyển hóa này theo từng cặp. Chính vì thế tôi mới trình bầy TỪ, BI, HỈ, XẢ theo từng cặp đúng như trong phật giáo nguyên thủy ở trên.
Ví dụ khi mình tự thấy cái giận của mình là từ thù hận (dosa) thì thấy rằng phải chuyển nó thành TỪ (Metta). Khi thấy cái giận của mình là ghen ghét, gato, (Issa) thì chuyển nó thành HỶ (Mudita).. v.v..
Phương pháp phản tỉnh này là do tự mình nói với mình, trong nội tâm, nên không sự là mình lừa dối mình, khác với nói với bên ngoài, với xung quanh, không ai bắt ép mình cả. Vấn đề là lúc nóng giận đó, làm sao làm chủ được mình để thực hiện phép phản tỉnh (sám hối) này.
Câu trả lời : tập thiền Tào Động. Khi tập Thiền Tào Động « chỉ quán đả tọa » (chữ chỉ ở đây là dừng, giống như tên ngõ Cấm Chỉ ở Hà nội, không phải là chỉ trỏ trong tiếng việt. CHỈ QUÁN là dừng suy nghĩ, tư duy nhưng vẫn nhận nhận thức từ 5 giác quan vào, nhưng cho nó « đi qua tâm trí như gió vào nhà trống» mà không mắc kẹt làm nẩy sinh tư duy. Còn đả tọa thì có nghĩa là ngồi thiền. Tọa là ngồi. Nhưng điều này tôi đã từng trình bầy). Khi tập thiền Tào động quen, thì lúc nóng giận, người ta sẽ cảm thấy được nó, và có thể phản tỉnh. Nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Cũng chính vì thế mới có câu « khi NGỘ thì CẢNH chạy theo TÂM, khi SI thì TÂM chạy theo CẢNH ».
Một khi đã chuyển hóa được các trạng thái tâm lý thành TỪ, BI, HỈ, XẢ.. thì có nghĩa là đạt được VÔ NGÃ. Chính vì thế TỪ, BI, HỈ, XẢ .. có thể sử dụng làm chuẩn để đo mình tu tập đến đâu.
Tất nhiên, có người có thể bảo tôi là « bác Phó vẽ chuyện, bác khoe chữ nghĩa của mình, rồi kết cục cũng chỉ dẫn tới bảo người ta từ bi thì thằng trẻ con cũng nói được, cần gì lý luận nhì nhằng ».
Câu trả lời của tôi là thế này. Cùng là từ, bi, hỉ, xả, .. nhưng cách thực hiện thông qua thiền Tào động, hay phật giáo đại thừa rất khác với cách thực hiện của phật giáo nguyên thủy. Tại sao ? vì trong phật giáo nguyên thủy, đây là những giá trị đạo đức, ép buộc. Giống như đứa trẻ con bị bố mẹ bắt làm điều phải, nó sẽ làm nhưng trong lòng ấm ức, tiêu cực tâm lý, nhiều khi dẫn tới .. « nổi loạn » lại trở thành hư hỏng. Ngược lại, trong phép đại thừa, từ bi hỉ xả là tự nhiên mà ra, nói theo kiểu VN là « tâm phục, khẩu phục », chủ quan người ta thấy đúng.
Vì thế, nếu thực sự NGỘ thiền, thì hành sử của người ta sẽ đúng với từ, bi, hỉ, xả một cách tự nhiên. Như thừa tướng Hữu, được Triệu Châu gọi thì quay đầu lại vậy.
Nhưng cũng có trường hợp, hiếm hơn rất nhiều, đó là khi đã cảnh tỉnh rồi, mà vẫn .. nóng giận thì làm sao ? Thì phải thể hiện nó ra. Vì nó là CHÍNH TRỰC, là NHÂN NGHĨA của đạo Nho. Còn nếu không thể hiện tự nhiên ra, thì lại sa vào cái bẫy của Thiền, đó là « nhờ nhờ nước hến », « ba phải », « cái gì cũng gật », lúc này thì không phải là VÔ NGÃ mà là sa vào HƯ VÔ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang « < 5 6 7
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC