Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 6 7 8 

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Feb 13 2024, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đầu năm mới, viết một tí về lịch sử văn hóa để “lấy hên”, mặc dù đã bình luận nóng thời sự trước đó tự vi phạm luật lệ đặt ra cho chính mình là phải viết về lịch sử văn hóa trước.
Đầu năm du xuân, với những người yêu thích văn hóa truyền thống, có rất nhiều chỗ để đi thăm. Nó không phải chỉ có mấy cái “chùa khủng to nhất Đông Nam Á”, hay nhưng địa điểm du lịch dạng khu tổ hợp vui chơi kiểu Bana Hills hay mượn thế tâm linh như núi Bà đen.Dù những địa điểm này phù hợp với phong cách du lịch “check-in” hơn, nhưng để có một cảm nhận du lịch văn hóa sâu sắc, thì những nơi này không phải là duy nhất
Việt nam là một nước đa dạng văn hóa tín ngưỡng truyền thống nên có nhiều loại hình tín ngưỡng từ chùa tới đền, đình, quán, phủ. Hiện tại có nhiều quán, đền được gọi là chùa, nhưng đấy chỉ là sự nhầm lẫn. Ví dụ ở gần Văn Miếu Hà nội, có chùa Bích Câu, nhưng đây là Quán, vì thờ Từ Thức là theo đạo Lão (chính xác hơn nên gọi là Thần đạo tu tiên). Hiện tại ở cửa ra vào của quán có tấm biển ghi sự tích quán, nói tới việc Vua Lê Thánh Tông, tức là Lê Lợi, khi xuất binh đánh Chiêm Thành (sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, ổn định được phía Bắc thì phải ổn định biê giới phía nam, vốn liểng xiểng trong thời gian quân Minh xâm lược và chiếm đóng), đã được Từ Thức hiện lên báo mộng. Đền Quan Thánh ở đầu Hồ Tây, có bức tượng Huyền Vũ bằng đồng đen cũng là đạo Lão. Gần đây khi đọc báo VN, thấy nói là trên núi Nùng (tức là quả đồi trong vường Bách Thảo) cũng có đền thờ Huyền Vũ. Ngôi đền này hồi tôi còn nhỏ, đi cắm trại trong vườn Bách Thảo, chỉ được đứng ngoài ngó qua khe cửa, vì lúc đó các đền đài đều đóng cửa cả, lúc đó vẫn tự hỏi không hiểu trong đền thờ ai. Bây giờ mới biết rằng với đền Quan Thánh ở đầu Hồ Tây, rồi đền này có nghĩa là có hẳn một dải tín ngưỡng thờ Huyền Vũ phía Bắc thủ đô Hà nội.
Điều này đã nói lên rằng, ở VN lịch sử văn hóa không chỉ gắn bó với Phật giáo, mà với cả đạo Nho, đạo Lão. Đạo Lão có lẽ là cái đế tâm linh tạo ra Thần đạo trong đó có đạo Mẫu.
Thần đạo thờ các vị thần, từ danh nhân tới tự nhiên, và thực ra đây mới là cái đế văn hóa tạo ra tinh thần độc lập của người Việt Nam, bởi thần thánh gắn bó với lãnh thổ, đất đai, và từ đó tới khái niệm chủ quyền còn phật giáo chỉ giúp cho tư duy này không bị manh mún, trở thành một dạng địa phương chủ nghĩa, theo kiểu “đất có thổ công, sông có Hà bá”.
Cái lô gic này có thể hiểu thế này. Các triều đại Lý, Trần đã đưa phật giáo lên thành quốc đạo, và Phật giáo được coi như tín ngưỡng của triều đình bao trùm tất cả lãnh thổ, như một ông thần phổ quát của triều đình.Chính vì thế mà phật giáo du nhập đầu tiên là Mật Tông (chú trọng pháp thuật, nghi lễ thờ cúng, .). Cho tới đời nhà Lý, thì phật giáo VN vẫn mang nặng ảnh hưởng tông phái này, nhưng chúng giảm dần trong đời nhà Trần, một điều đặc biệt nữa đó là về mặt truyền thừa, ở VN hầu hết các môn phái đều bị biến thành Thiền, nhưng nhiều khi nó chỉ là cái tên. Ví dụ Thiền sư Từ đạo Hạnh, hay Minh Không thực ra là mật tông, chứ không phải là Thiền. Truyền thống này còn tồn tại tới ngày nay, vì các nhà sư ở Vn vẫn được sắp sếp (calatoguer) theo hệ phả Lâm Tế chẳng hạn, nhưng họ không có tý thiền nào cả, ví dụ như phật Thầy Tây An như tôi từng nói.
Mặc dù là tín ngưỡng phổ quát, ngay từ đời nhà Lý, đạo Phật tồn tại song song với đạo Nho, vi thế chưa bao giờ tồn tại ở VN một nhà nước thuần túy đạo Phật như các học giả miền Nam cũ tuyên truyền, cái nhìn của họ với di sản văn hóa Việt nam là méo mó, dị dạng Với họ lịch sử VN chỏ có hai triều đại là thời Lý, Trần. Và cái nhìn của họ với hai triều đại này cũng méo mó gán cho phật giáo vai trò nhiều hơn nó có.
Rất may mắn là khi kinh tế xã hội VN phát triển, thì người dân quan tâm tới tất cả các truyền thống, vì thế không chỉ có chùa mà đền, miếu, đình, quán, phủ,.. cũng được sửa sang trung tu, và tín ngượng gắn với chúng rất sống động.
Ví dụ, hôm nay đọc báo VN, thấy giới thiệu đền thờ Khúc thừa Dụ, và vì thế cũng nhân tiện nói lên ý kiến riêng của tôi về việc Vn trở thành một nước độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc thế nào. Thông thường lịch sử phổ thông coi chiến thawngd Bạch Đằng của Ngô Quyền vào năm 939 là điểm khởi đầu của một nhà nước Vn độc lập. Điều này không sai về chức danh, nhưng nó cũng có một nghịch lý, đó là Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán, là một triều đại cát cứ ở Quảng Đông chứ không phải đánh bại nhà nước phong kiến trung ương TQ. Điều này phải đợi đến nhà tiền Lê là Lê Hoàn.
Như vậy để hiểu độc lập như một quá trình, thì ta phải hiểu thế này. Đó là nước Vn thực sự độc lập từ thời Khúc Thừa Dụ nhưng ở dạng .. Đài loan hiện tại, vì họ Khúc chỉ là Tiết độ sứ, nhưng chức này không phải là triều đình TQ phong cho, mà ông tự giành lấy. Và quá trình này được tiếp nối với việc cha truyền con nối của họ Khúc như một triều đại.
Còn việc đánh thắng quân Nam Hán có ý nghĩa đó là VN không còn là một bộ phận của Giao chỉ thời Triệu Đà nữa, và lịch sử Quảng Đông và bắc VN tách khỏi nhau, kết thức một quá trình bắt đầu từ Triệu Đà. Bởi lịch sử VN từ thời Bắc Thuộc có hai lớp bọc lẫn nhau: một phần VN là bộ phận của đế quốc Trung Hoa, đồng thời nó là một bộ phận của Quảng đông (Nam Việt). Chỉ có khi cắt rời cả hai thì VN mới độc lập thật sự. Quá trình này cũng đúng với lịch sử VN bị TQ đô hộ. Đó là VN bị triều đại của Triệu Đà xâm chiếm trước, gắn Bắc Bộ vào Quảng Đông, vì thế khi nhà Hán đánh bại Triệu Đà, thì automatic Bắc Bộ thuộc vào đế chế Trung Hoa.
Như vậy quá trình tách ra của VN từ thời Bắc thuộc bắt đầu bằng việc tự trị trong lòng đế quốc Trung Hoa (thời Khúc Thừa Dụ), đánh bại thế lực cát cứ miền Nam TQ (Nam Hán) vốn coi VN là một bộ phận của nó (Ngô Quyền), tiếp đó đánh bại nhà Tống, là nhà nước trung ương TQ khẳng định độc lập (Lê Hoàn), nhưng chưa hết, sau đó phải đánh lần thứ 2 (Lý thường kiệt) để chia đất đai giữa hai bên. Quá trình này kéo dài cả trăm năm, và trong suốt quá trình này các nhà sư chỉ đống vai trò vào giai đoạn cuối đó là vào thời nhà Lý, khi VN đã độc lập.
Như vậy sức mạnh dân tộc về mặt tinh thần của người Việt cổ xuất phát từ đâu ? câu trả lời : Thần đạo. Thần Long Đỗ, vị thần được thờ ở đền Bạch Mã , tại trung tâm Hà nội là một trong những vị này. Thần thực ra là thần sông, nhưng không phải là sông Hồng hiện nay mà là .. sông Tô Lịch (tức là một nhánh sông Hồng). Tất nhiên không vì thế mà ta phủ nhận vai trò của phật giáo, bởi vì phật giáo đóng góp tạo ra văn minh VN cùng với Thần đạo và đạo Nho.
Từ thời nhà Lê, khi Phật giáo không còn đóng vai trò quan trọng, thì việc thờ cúng vua Hùng trở thành tiếng gọi gắn kết dân tộc VN. Không phải các nhà Nho tạo ra vua Hùng. Truyền thuyết vua Hùng có từ trước, nhưng thời phật giáo hưng thịnh trong giai đoạn Lý, Trần nó không được nâng cao, vì hai triều đại này sử dụng đạo Phật để gắn kết các giá trị tinh thần phổ quát. Như vậy từ thời nhà Lê với việc các nhà Nho đưa vua Hùng vào lịch sử, phần khởi điểm giống như các sự tích của nhà Thương nhà Hạ mà nho giáo TQ đã đưa vào lịch sử TQ đã trả lại cho văn hóa VN điều vốn có của nó, đó là từ Thần đạo được cấu trúc lại bởi các tư duy triết lý của đạo Lão, đạo Nho, .. mà chúng ta có tinh thần độc lập dân tộc. Không phải là độc lập dân tộc của một sắc tộc, mà là sự độc lập của một nền văn minh. Nền văn minh sông Hồng, trong đó phật giáo cũng là một bộ phận, nhưng nó không phải là điểm khởi thủy.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 23 2024, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau tết ra là thời gian của những lễ hội, và lễ hội ở VN rất phong phú đặc biệt là ở miền Bắc. Với những người yêu thích văn hóa nói chung và văn hóa Việt nam nói riêng, thì đây là điều rất đáng mừng. Bởi qua những lễ hội này, dù đã từng có theo truyền thống, hay được tái tạo lại, hay là lễ hội mới, nó chỉ cho người ta thấy văn hóa VN rất đa dạng, và với tôi thì nó có đầy đủ hầu hết các tín ngưỡng của loài người từ khi ra đời tới nay, và đặc biệt những tâm linh này rất sống động, phat triển, hay thích nghi, chứ không bị tiêu diệt đi. Có được điều này bởi các tôn giáo phổ quát truyền thống khi nhập vào VN, như đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão không có độc tôn, tiêu diệt cac tín ngưỡng trước đó như ta thấy trong vùng Thiên chúa giáo hay Hồi giáo.
Các tôn giáo truyền thống chỉ tác động vào các tín ngưỡng có trước, cấu trúc lại nó mà không xóa bỏ. Chính vì thế tín ngưỡng ở VN vừa thống nhất (vì chung một cái đế từ vựng tâm linh như tôi đã dẫn giải trong một chủ đề khác vì nó là cái đế của tam giáo đồng nguyên) nhưng lại đa dạng.
Nhìn vào các lễ hội, người ta có thể thấy sự nỏi trội của tín ngưỡng thờ thần. Tín ngưỡng này được cấu trúc lại bởi đạo Lão, đạo Nho để tạo thành một thể thống nhất từ tín ngưỡng vào thiên nhiên, vũ trụ, con người, tổ tiên.
Nếu xét theo tiến trình phát triển tâm linh của loài người thì những hình thái tâm linh đầu tiên liên quan tới tổ tiên, thứ đó tới vũ trụ bao gồm phần đất và phần trời.
Và một trong những phần trời đó là thờ các vì sao, đặc biệt các sao trong chòm đại hùng tinh, nơi được coi là nơi ở của Nam Tào – Bắc đẩu (tức là hai vị thần cầm sổ sinh tử số mệnh của mỗi người). Từ việc thờ sao này mà có vấn đề chiêm tinh, tử vi, cũng như cầu sao giải hạn.
Do có một bề dầy truyền thống văn hóa tín ngưỡng tới ngàn năm liên tục, nên ở ngoài Bắc các tín ngưỡng này đan xen nhau, vì thế người ta có thể thấy các chùa ngoài Bắc có việc « Tiền Phật, Hậu Mẫu ». Tức là nhà chùa không chỉ là cửa Phật mà còn là một bộ phận của tín ngưỡng đạo Mẫu. Điều này xẩy ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Từ khi có đổi mới, tức là vảo năm 1986, thì có một điều nữa đó là ở chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở) có cả dịch vụ cầu sao giải hạn. Nguyên tắc của nó cũng đơn giản, đó là đối chiếu với ngày giờ tháng năm sinh của mỗi người, thì tính thao ngày tháng năm, sẽ có ngày xấu ngày tốt, giờ xấu giờ tốt, và người ta có được một vì sao « chiếu mệnh », theo quan niệm của tử vi thì có sao xấu sao tốt, thường bị sao Thái Bạch chiếu vào là xấu, và nên làm một cái lễ cúng sao giải hạn.
Sự giao thoa giữa đạo Phật và đạo Lão này (còn có thể gọi là Thần đạo) không phải là xấu, vì nếu không các dịch vụ này được làm bởi các thầy mo, thầy cúng, ..
Việc nó được đảm nhiệm bởi chùa và sư cũng là điều tốt và hợp lý, vì thế không nên lấy cớ là trong phật giáo không có chuyện này nên phải bỏ.
Về ý nghĩa tâm linh, vấn đề một con người được gắn với một vì sao, có từ thời .. Ba bi lon ở vùng Lưỡng Hà, là một tín ngưỡng cực cổ tương đương với việc thờ Mẹ đất (mà ở VN chuyển thành Mẫu), nó đã tồn tại ít nhất từ thời đồ đá.
Ở TQ và ở VN (do từ Trung quốc) đưa vào nên nó gắn với thờ chòm sao đại Hùng như tôi nói ở trên. Nếu bạn đọc nào thích Tam quốc, thì có thể thấy nghi lễ này trong câu chuyện Khổng Minh lập đàn cúng để xem mệnh mình có còn tiếp tục sống nữa không ? khi ông bầy 7 ngọn nến trên mặt đất theo hình của chòm sao Đại Hùng, rồi làm lễ, nếu các ngọn nến đều cháy hết bình thường thì Khổng Minh sẽ tiếp tục sống, nhưng tự nhiên Ngụy Diên (một viên tướng chạy qua) làm tắt một ngọn nến, vì thế Không Minh đang bệnh không qua khỏi. Hiện tại, hình chòm sao đại Hùng này có khi vẫn còn được gắn lên trên lưng con cóc Ba chân (Thiềm Thử) vốn được coi là thần tài, thần mệnh mang lại may mắn.
Chính vì thế khi đọc báo VN, nói rằng chùa Phúc Khánh phải bỏ lễ cầu sao này, tôi thấy rất tiếc, bởi vì nó là một bằng chứng sống động của tín ngưỡng, và không có gì là xấu (tất nhiên là phải tổ chức quy củ).
Nhưng hôm nay đọc báo, thấy lễ ở chùa vẫn được tiến hành nhưng gọi là lễ cầu an, dù sao với tôi cũng vẫn là điều đáng tiếc.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 6 7 8
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC