Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 50 51 52 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Sep 17 2020, 05:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #511

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp bài về hạt nhân của Anh ở trên
Hitachi của Nhật nói sẽ bái bai dự án hạt nhân của Anh ở đảo island of Anglesey, North Wales nhé. Thôi, bây giờ chỉ còn có
Hinkley Point, nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang được xây dựng ở Anh, dự kiến ​​sẽ được bàn giao từ cuối năm 2025.
Trung Quốc chỉ là một đối tác nhỏ bên cạnh Pháp, nước cung cấp các lò phản ứng EPR thế hệ mới.


https://af.reuters.com/article/idUKL4N2GD04Q
https://energy.economictimes.indiatimes.com...roject/78144528

Việt Nam hồi này lại quay trở lại bàn về điện hạt nhân. Không rõ bây giờ còn làm với Nga nữa không, khi mà Bộ Năng lượng Mỹ đã công khai chiến lược phải đẩy Nga khỏi vị trí số 1 thế giới về năng lượng hạt nhân, thông qua các biện pháp ngoại giao và trừng phạt những nước tìm cách làm với Nga. Hồi năm nay, ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã công khai nói thẳng với tổng thống Sec Zeman rằng ông ta muốn Sec hợp tác với Mỹ về điện hạt nhân thay vì Nga. Đúng là chả coi chủ quyền của Séc ra gì laugh1.gif hehe.gif
Ít nhất cũng phải nói tế nhị hơn chứ, viện cớ nhân quyền, dân chủ này nọ, nói thế này khác gì ra lệnh cho người ta.
Nga hiện đang xây nhà máy hạt nhân đầu tiên cho Thổ, Bangladesh và vừa hoàn thành nhà máy hạt nhân đầu tiên cho Belarus

Có khi VN vì thế mà chọn nước không Nga, không Mỹ như Hàn cũng nên, còn Nhật thì không yên tâm. Pháp thì lại khó khăn về tài chính.

Đây là bài viết phỏng vấn 1 chuyên gia của VN về điều kiện khởi động lại nhà máy hạt nhân. Cũng chú thích thêm, có 2 điểm ông này nói có lẽ chưa chuẩn (có lẽ ông ấy tế nhi, nói tránh đi):
- Thảm họa ở Nhật Fukushima không phải chỉ là lỗi con người, mà còn là lỗi thiết kế lò, thiếu hệ thống làm mát bị động, nên khi sóng thần làm hỏng hệ thống bơm nước làm mát chủ động là nhà máy tèo, lõi chỉ có nóng lên và chờ nổ

- Nga xuất khẩu nhà máy hạt nhân thế hệ 3+ VVER-1200, nhưng trong nước họ đang xây VVER-1300 (thế hệ 3+) và mấy lò thế hệ 4 BN-1200, BN-800 rồi. Pháp mới có cái EPR thế hệ 3+ mà mãi chưa xong ở Phần Lan và Anh.



Điều kiện ‘cần’ và ‘đủ’ để Việt Nam tái khởi động chương trình điện hạt nhân
Như chúng ta đều biết, trong dự thảo Báo cáo Quy hoạch điện VIII, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đã đưa ra phương án xem xét phát triển nhà máy điện hạt nhân sau năm 2030, để cập nhật thêm thông tin, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học Công nghệ) về những nhận định xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, chủ trương dừng dự án điện hạt nhân đã được Quốc hội thông qua vào năm 2016, vì vậy, TS. Trần Chí Thành trả lời với tư cách là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và an toàn điện hạt nhân.

Xin ông cho biết hiện trạng các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và xu thế phát triển loại nguồn điện này trên thế giới trong hai thập kỷ tới?

TS. Trần Chí Thành: Có thể thấy rằng, từ sau khi sự cố Fukushima xảy ra năm 2011, ngành điện hạt nhân thế giới tuy có bị ảnh hưởng, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay trên thế giới có 442 lò đang vận hành, tổng công suất lắp đặt gần 392.000 MWe, chiếm khoảng 11% sản lượng điện của cả thế giới, mặc dù điện hạt nhân chỉ có ở hơn 30 quốc gia. Có 53 lò hạt nhân đang được xây dựng, nhiều lò đã lên kế hoạch và nhiều nước bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân.

Có thể thấy, về tổng công suất lắp đặt, hay số lò vận hành vẫn được giữ ở mức cao hơn trước khi có sự cố một chút. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, một lần nữa thế giới đánh giá lại và đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn về an toàn đối với các nhà máy đang vận hành và các thiết kế mới. Điều này làm kinh phí đầu tư cao hơn một ít so với trước.

Trong vài thập kỷ tới, theo dự báo của các tổ chức quốc tế và chuyên gia ngành năng lượng, điện hạt nhân sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng bền vững, mặc dù tăng trưởng không nhanh và quá nóng. Lý do chính liên quan đến biến đổi khí hậu, xu thế nóng ấm toàn cầu và ô nhiễm môi trường đang làm thay đổi xu thế của cơ cấu nguồn điện. Năng lượng tái tạo được ưu tiên, nhiệt điện than đang giảm dần và bị hạn chế mạnh, đặc biệt ở các nước tiên tiến, và ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ... điện hạt nhân vận hành an toàn là nguồn điện không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, do tăng cường về an toàn, dẫn đến suất đầu tư cao, nên các quốc gia phát triển điện hạt nhân cần xem xét kỹ lưỡng về năng lực kỹ thuật, hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn, nguồn nhân lực, vấn đề giá thành điện… Vì vậy, các dự án hạt nhân thường được phát triển dài hạn, nhiều năm hơn. Điện hạt nhân góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời, điện hạt nhân vận hành trong hệ thống điện với cơ chế chạy nền, rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia. Do đó điện hạt nhân là một lựa chọn tốt trong thời gian tới, cùng với năng lượng tái tạo (NLTT).

Những nhận xét của ông về lý do chính mà nhiều nước đang dần từ bỏ ĐHN, trong khi có nhiều nước đang tiếp tục phát triển nguồn điện này?

TS. Trần Chí Thành: Thực tế chỉ một số nước hiện nay có quyết định và chính sách từ bỏ điện hạt nhân, điển hình là Đức. Chính sách bỏ điện hạt nhân của Đức có từ lâu, chủ yếu do liên quan đến chính trị. Hiện nay điện hạt nhân ở Đức vẫn đảm bảo khoảng 12% điện năng. Kế hoạch khoảng vài năm nữa sẽ đóng cửa hết các tổ máy, tuy nhiên có thực hiện được hay không còn chưa rõ. Hiện nay giá thành điện ở Đức cao nhất châu Âu, gần như hơn gấp đôi giá điện ở Pháp. Khi thiếu điện (ví dụ khi nguồn điện NLTT phát không đủ), Đức vẫn mua điện từ Pháp. Một số nước như Thuỵ Điển, hay Thuỵ Sỹ vẫn tiếp tục duy trì điện hạt nhân. Pháp là nước có điện hạt nhân với tỷ trọng khoảng 80%, do yêu cầu thực tế về an ninh năng lượng (không nên có một loại hình phát điện chiếm tỷ trọng lớn), nên họ sẽ xem xét giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống (dự kiến giảm xuống 50%).

Bên cạnh đó, Pháp đang triển khai mạnh các dự án tại nước ngoài, đặc biệt tại Anh Quốc. Nhật Bản sau khi có sự cố Fukushima đã đóng cửa tất cả 54 tổ máy điện hạt nhân để kiểm tra chặt chẽ các vấn đề an toàn, cấp phép lại.

Nhật Bản không bỏ điện hạt nhân. Hiện nay Nhật Bản đã tái khởi động và đang vận hành 9 lò hạt nhân (9 tổ máy). Năm 2020-2021 sẽ tiếp tục khởi động lại thêm 6 lò. Theo Chiến lược Năng lượng hiện nay của Nhật Bản, điện hạt nhân sẽ duy trì ở mức 20-25% (khoảng hơn 20 tổ máy). Năm 2021 Nhật Bản sẽ cập nhật Chiến lược Năng lượng mới, trong đó sẽ hạn chế tối đa nhiệt điện than, đến 2030 sẽ đóng cửa khoảng 100 tổ máy nhiệt điện than. Điện tái tạo, điện khí hoá lỏng (LNG) và điện hạt nhân sẽ là thành phần chính trong hệ thống điện. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nhiêu sẽ được đưa ra vào năm 2021.

Các quốc gia đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân cũng có nhiều lý do, tùy từng nước. Các nước châu Âu đã có điện hạt nhân sẽ tiếp tục duy trì, và phát triển ở mức độ cần thiết, vì thấy rằng điện hạt nhân ở các nước đó an toàn, kinh tế, không ảnh hưởng môi trường, và cũng được người dân ủng hộ. Rất nhiều quốc gia khi phát triển điện hạt nhân thành công đã xây dựng được nền tảng, năng lực khoa học và công nghệ, công nghiệp… để đất nước của họ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước đây là các nước châu Âu, gần đây điển hình là Hàn Quốc, hay Ấn Độ.

Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tổ máy điện hạt nhân nhất thế giới hiện nay (gần 100 tổ máy), đóng góp khoảng 20% sản lượng điện toàn quốc. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân, gần đây đã bắt đầu xây dựng các tổ máy mới công nghệ tiên tiến III+ (AP1000). Mặc dù việc xây dựng có bị chậm trễ do nhiều thập kỷ họ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, do cải tổ các công ty làm điện hạt nhân, tuy nhiên cho đến nay, việc xây dựng đang đến giai đoạn kết thúc, và sẽ vận hành thương mại trong thời gian sắp tới.

Đặc biệt, gần đây, Hoa Kỳ đã có Chiến lược Năng lượng hạt nhân mới (Bộ Năng lượng - DOE), trong đó chú trọng nghiên cứu phát triển công nghệ mới (ví dụ SMR), thúc đẩy phát triển điện hạt nhân, xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân, ưu tiên bố trí tài chính cho các dự án điện hạt nhân… với mục tiêu đưa ngành hạt nhân của Hoa Kỳ trở lại vị trí số 1 (Nga và Trung Quốc là các nước cạnh tranh với Hoa Kỳ).

Liên bang Nga là nước có công nghệ nguồn về điện hạt nhân. Liên Xô (cũ) đã phát triển các công nghệ lò VVER, lò RBMK, lò nơtron nhanh. Nga hiện nay vẫn là nước tiếp tục phát triển điện hạt nhân trong nước, và đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân ra nước ngoài. Trong nước Nga, tỷ lệ điện hạt nhân chiếm khoảng 20% sản lượng điện. Về xuất khẩu, Nga là nước đi đầu trong xuất khẩu điện hạt nhân, kể cả thời kỳ Liên Xô (cũ) còn tồn tại. Liên Xô trước đây đã xây nhiều lò hạt nhân ở Đông Âu, và các lò VVER-440 hiện nay vẫn vận hành an toàn và rất kinh tế. Hiện nay Liên bang Nga đang triển khai nhiều dự án điện hạt nhân ở nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, và sắp tới là Phần Lan, Slovakie, Hungary, Ai Cập v.v...

Thiết kế VVER của Nga rất tốt, an toàn, và đã được kiểm chứng thực tế qua nhiều nơi và qua thời gian. Thiết kế VVER 1200 mới thế hệ III+ đã đi vào vận hành. Liên bang Nga có lợi thế về khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ giỏi, hùng hậu, nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân. ROSATOM là tập đoàn Nhà nước về Năng lượng nguyên tử đang triển khai nhiều dự án trên thế giới, trong đó có Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam với lò phản ứng nghiên cứu mới.

Trung Quốc là nước phát triển điện hạt nhân mạnh nhất, và có chương trình điện hạt nhân nhiều tham vọng. Hiện nay Trung Quốc có 47 lò hạt nhân đang vận hành. Theo kế hoạch, đến năm 2030 số lò hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ (hiện nay Mỹ có gần 100 lò hạt nhân), đến 2050 Trung Quốc sẽ có khoảng gần 280 lò. Ngoài công nghệ điện hạt nhân dân dụng phổ biến, Trung Quốc còn phát triển công nghệ lò nhanh, điện hạt nhân nổi, và công nghệ lò nhỏ mục đích dân sự và quốc phòng (tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân).

Như vậy, mục tiêu phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc ngoài lý do cung cấp điện năng, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… còn những lý do khác liên quan đến tiềm lực đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh vị trí cường quốc. Trung Quốc đang rất muốn xuất khẩu công nghệ hạt nhân ra các nước, và đã xuất khẩu sang Pakistan. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm, trình độ khoa học, về tái chế nhiên liệu hạt nhân (chu trình nhiên liệu khép kín), về cam kết trách nhiệm trong trường hợp sự cố (thành viên của Công ước IAEA), so với Liên bang Nga, nên hiện nay Trung Quốc chưa xuất khẩu được nhiều lò hạt nhân sang các nước.

Các nước khác phát triển điện hạt nhân để cung cấp điện năng, đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ và công nghiệp nền tảng cơ bản. Ấn Độ đang đẩy mạnh điện hạt nhân. Gần đây một số nước đã bắt đầu phát triển điện hạt nhân như: Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, UAE, Bangladesh, Ai Cập, Ba Lan… UAE vừa vận hành tổ máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 1.400 MWe (được hòa vào lưới điện ngày 19/8/2020). Ngoài mục tiêu phát điện, phát triển khoa học công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng của UAE, họ đồng thời thúc đẩy chương trình hạt nhân và chương trình vũ trụ (lên Sao Hoả).

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-di...n-hat-nhan.html






--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 17 2020, 05:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #512

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục


Công nghệ ĐHN hiện nay và những công nghệ mới dự kiến áp dụng trong tương lai gần như thế nào, thưa ông?

TS. Trần Chí Thành: Công nghệ điện hạt nhân là công nghệ phức tạp, được đưa ra dựa trên nhiều lĩnh vực nền tảng và cơ bản như vật lý hạt nhân, cơ học dòng chảy, cơ khí, vật liệu, luyện kim, tự động điều khiển, hoá học… Do đó, công nghệ điện hạt nhân (bao gồm cả thiết kế) không dễ thay đổi trong một thời gian ngắn. Trong gần 50 năm lại đây, công nghệ nền tảng của điện hạt nhân hầu như không thay đổi. Trên thế giới công nghệ phổ biến hiện nay (các lò đang vận hành) chủ yếu là lò nước áp lực, lò nước sôi, lò nước nặng và lò nơtron nhanh (tải nhiệt bằng kim loại lỏng). Đa số các lò đang vận hành hiện nay là công nghệ lò nước áp lực, với thiết kế của thế hệ II, III và III+.

Trong khi nhiều lò hạt nhân thiết kế thế hệ II và III vẫn vận hành an toàn ở nhiều nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, các lò vừa mới đưa vào vận hành trong những năm gần đây, hoặc các lò đang xây dựng đều dựa trên thiết kế mới, tiên tiến của thế hệ III+. Các thiết kế mới đều đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất, cao nhất về an toàn mới đưa ra, đảm bảo vận hành an toàn kinh tế, và không ảnh hưởng đến con người, môi trường ngay cả trường hợp có sự cố xảy ra. Do đó, trong vài thập niên tiếp theo, công nghệ chủ yếu được triển khai vẫn là lò làm mát bằng nước (lò áp lực là chính), thiết kế tiên tiến thế hệ III+.

Công nghệ lò mô đun nhỏ (SMR) đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và triển khai. SMR chủ yếu áp dụng biện pháp làm mát bằng kim loại lỏng, chỉ có vài thiết kế làm mát bằng nước (như Nuscale). Công nghệ làm mát bằng nước đã được nghiên cứu nhiều và thuần thục trên thế giới, trong khi công nghệ lò làm mát bằng kim loại lỏng là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều, còn nhiều vấn đề khoa học mà ta chưa nắm rõ. Do đó, triển vọng sử dụng SMR vào mục đích phát điện là không cao trong vài chục năm tới (ngoại trừ Nuscale có khả năng cao hơn).

Về an toàn của các nhà máy ĐHN, xin ông cho biết những bài học về các sự cố nghiêm trọng trong quá khứ và những giải pháp công nghệ, quản lý về phòng ngừa sự cố hạt nhân hiện nay, cũng như trong tương lai? Việt Nam có thể học hỏi gì về các giải pháp an toàn ĐHN?

TS. Trần Chí Thành: Trong ngành điện hạt nhân, các sự cố lớn xảy ra là Three Miles Irland (TMI) năm 1979, Chernobyl năm 1986 và Fukushima năm 2011. TMI xảy ra sau thời kỳ triển khai mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, an toàn chưa được chú trọng, pháp quy hạt nhân chưa đầy đủ như hiện nay. Sự cố xảy ra đã thúc đẩy cải tiến thiết kế, tăng cường an toàn và kiểm soát an toàn. Chernobyl xảy ra do con người là chính (ý chí chính trị). Thiết kế của lò này (RBMK) cũng có nhiều hạn chế và lỗi. Vấn đề con người, đào tạo kỹ lưỡng, và vấn đề pháp quy chặt chẽ được chấn chỉnh mạnh mẽ sau sự cố đó. Sự cố Fukushima xảy ra do con người và hệ thống pháp quy là chính. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, Nhật Bản đã thay đổi và cải tổ Cơ quan Pháp quy hạt nhân (trước là NISA, nay là NRA). Tất nhiên Fukushima xảy ra cũng do yếu tố thiên tai (sóng thần), hiếm khi xảy ra.

Bài học có thể thấy là, ngoài đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống pháp quy hạt nhân chặt chẽ, thực hiện tốt, đầy đủ và trách nhiệm các nhiệm vụ kiểm tra giám sát liên quan đến đánh giá an toàn, thiết kế, liên quan đến xây dựng và giám sát vận hành nhà máy (cũng như các hệ thống thiết bị), quản lý dự án cũng là lĩnh vực cần con người giỏi và kinh nghiệm. Về công nghệ, do thiết kế điện hạt nhân được đưa ra bởi các tổ chức hoặc công ty về hạt nhân của các nước tiên tiến, của các nước làm chủ công nghệ, nên vấn đề ở Việt Nam, nếu có, là kiểm tra đánh giá tính phù hợp của thiết kế trong điều kiện thực tế Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về giá thành và xu thế giá thành sản xuất điện từ ĐHN?

TS. Trần Chí Thành: Do các yêu cầu về an toàn, nên trong các thiết kế III+ hiện nay có thêm nhiều hệ thống an toàn, hệ thống làm mát. Do đó giá thành đầu tư tăng lên. Tuy nhiên, các hệ thống thiết bị của nhà máy điện hạt nhân đều được thiết kế chế tạo với chất lượng cao, đảm bảo độ tin cậy lớn, và có thể vận hành lâu dài. Lò hạt nhân thế hệ mới có thể vận hành 60 năm, sau đó có thể kéo dài thêm 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với thời gian dài như vậy, cho nên giá điện thực tế của điện hạt nhân hiện nay tuy cao nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ chấp nhận được.

Tại Việt Nam, theo tính toán (đã có), giá thành điện hạt nhân đắt hơn nhiệt điện than nội địa, nhưng rẻ hơn nhiệt điện than nhập. Giá điện cũng rẻ hơn nhiệt điện khí hoá lỏng (LNG). Các nhà máy khi đã hết tuổi thọ (ví dụ trước đây là 30-40 năm), nếu vẫn tốt và qua được đánh giá an toàn, được cấp phép tiếp tục vận hành, phát điện, thì giá thành điện là rẻ (nhiều tổ máy hiện nay trên thế giới đang vận hành ở thời kỳ sau khi hết tuổi thọ ban đầu, mang lại hiệu quả kinh tế lớn).

Xin ông cho biết vài nét chính về sự cần thiết và vai trò của ĐHN trong hệ thống điện của Việt Nam trong tương lai? Theo ông, Việt Nam còn thiếu những điều kiện gì để có thể tái khởi động chương trình phát triển ĐHN?

TS. Trần Chí Thành: Như mọi người đã biết, điện hạt nhân là nguồn điện ổn định, công suất lớn (1.000 MWe hoặc hơn). Điện hạt nhân là nguồn điện ổn định như thuỷ điện, nhiệt điện than. Hiện nay Việt Nam đang đầu tư phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Hiện nay tổng công suất điện mặt trời, điện gió Việt Nam có khoảng 6.000 MWe, nhưng hệ số sử dụng công suất thấp, có tính không ổn định, nên sản lượng điện sản xuất ra từ các nguồn này ít hơn khoảng 4 lần so với các nguồn điện ổn định nói trên. Tính không ổn định sẽ làm cho hệ thống điện mất cân bằng, và có thể dẫn đến sự cố, nếu mất điện sẽ làm cho các cơ cở cần dùng điện ổn định bị thiệt hại nhiều.

Trong bối cảnh thuỷ điện ở Việt Nam đã được khai thác gần như hết, nhiệt điện than đang bị hạn chế do ô nhiễm môi trường, do bụi mịn (PM2.5), và mục tiêu giảm tác động biến đổi khí hậu (CO2), việc đưa vào hệ thống điện các nguồn điện ổn định sẽ góp phần làm tốt việc cung cấp điện năng, đảm bảo phát triển kinh tế, và thu hút đầu tư nước ngoài (cung cấp điện năng ổn định là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét khi lựa chọn để đầu tư).

Ngoài ra, điện than phụ thuộc nhiều vào cung cấp than (than nhập), và dự trữ than khó hơn nhiều cho một nhà máy nhiệt điện than so với nhà máy điện hạt nhân dự trữ nhiên liệu hạt nhân (có thể dự trữ nhiều năm). Do đó, theo tôi, phát triển điện hạt nhân là cần thiết cho một hệ thống điện ổn định.

Theo suy nghĩ của tôi, việc dừng điện hạt nhân năm 2016 tuy là cần thiết, nhưng ảnh hưởng khá đáng kể đến tâm lý, con người, xây dựng năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành hạt nhân v.v... Việt Nam đã có nhiều kết quả trong chuẩn bị và triển khai chương trình điện hạt nhân, việc dừng lại, trước hết sẽ làm mất dần đội ngũ cán bộ và mất dần những gì chúng ta đã làm. Do đó, nếu không có chủ trương chính sách gì để quay lại chương trình điện hạt nhân, trong vài ba năm nữa, sẽ mất hết toàn bộ những gì Việt Nam đã có về điện hạt nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ.

Cũng như bao ngành khác, đội ngũ cán bộ là chìa khoá thành công cho chương trình điện hạt nhân. Dự án điện hạt nhân thực hiện lâu, nhiều năm, nhưng đào tạo con người làm điện hạt nhân còn cần thời gian lâu dài hơn. Do đó, cần sớm có chủ trương để bắt đầu lại, vì theo tôi, điện hạt nhân là cần thiết cho Việt Nam trong tương lai. Đó không chỉ là điện năng, mà là tiềm lực của một đất nước.

Ông có thể cho biết, nhiên liệu cho ĐHN được cung cấp như thế nào? Khi Việt Nam phát triển ĐHN, việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân có được cho là phụ thuộc lớn vào bên ngoài hay không?

TS. Trần Chí Thành: Nhiên liệu cho điện hạt nhân hiện nay cũng phổ biến trên thế giới. Nhiên liệu tuỳ thuộc vào loại lò. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga hay Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có thể chế tạo và cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo nhiên liệu cho lò của các nước phương Tây, và ngược lại, Mỹ cũng đã và đang chế tạo nhiên liệu cho lò VVER của Nga.

Tôi không cho rằng, nếu làm điện hạt nhân là phụ thuộc vào bên ngoài. Vì có nhiều đối tác có thể cung cấp nhiên liệu, và nó như các hàng hoá dân dụng đặc biệt khác.

Tính lan tỏa, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật khi phát triển ĐHN trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng như thế nào, thưa ông?

TS. Trần Chí Thành: Như trên đã nêu, khi phát triển các dự án điện hạt nhân, một lĩnh vực đa ngành, do yêu cầu và đòi hỏi khi triển khai, nên nhiều nước đã rất thành công trong thúc đẩy và phát triển các lĩnh vực khoa học công nghệ, và công nghiệp nền tảng, cơ bản. Tiềm lực khoa học công nghệ, năng lực công nghiệp của các nước đó đã thực sự phát triển sau khi triển khai thành công dự án điện hạt nhân. Về pháp quy, nguồn nhân lực cũng được phát triển theo. Ví dụ điển hình là các nước châu Âu thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc gần đây, và Ấn Độ bây giờ.

Ấn Độ đang làm rất tốt việc thúc đẩy các ngành khoa học, ngành công nghiệp nền tảng, như cơ khí, chế tạo, vật liệu (thép và hợp kim…), hoá học, tự động điều khiển… Chính vì thế, gần đây khi chúng tôi sang Ấn Độ, họ tự hào về ngành hạt nhân, họ đã tự thiết kế, chế tạo và xây dựng vận hành nhà máy điện hạt nhân. Và họ cũng tự hào việc Ấn Độ có thể phóng vệ tinh với chi phí rẻ nhất thế giới.

Tôi nghĩ Việt Nam có thể thực hiện, thúc đẩy và “lan toả” khoa học công nghệ cơ bản, công nghiệp nền tảng từ chương trình điện hạt nhân.

Gần đây, một số nước đang phát triển mô hình ĐHN nổi trên biển. Ông đánh giá như thế nào về loại mô hình này?

TS. Trần Chí Thành: Hiện nay Nga đang vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi (mang tên Lomonoxop). Trung Quốc đang có chương trình lớn thiết kế chế tạo khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để sử dụng trên biển. Có thể năm nay, hoặc năm sau Trung Quốc có thể đưa ra sử dụng tại các đảo ở biển.

Điện hạt nhân nổi là công nghệ mới, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến tính kiểm chứng, an toàn, liên quan đến yếu tố thiên tai, yếu tố con người trên biển… Tuy nhiên, điện hạt nhân nổi vừa có thể phục vụ dân dụng và quốc phòng, hay gây ảnh hưởng địa chính trị, tuỳ vào mục đích của mỗi nước.

Vâng, xin cảm ơn ông!


http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-di...n-hat-nhan.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 17 2020, 05:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #513

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



TQ chỉ có 1 nhà máy hạt nhân ở Giang Tô là do Nga xây, còn lại đều là học được công nghệ hạt nhân của Pháp rồi tự xây

Nội địa hóa công nghệ hạt nhân: TQ tìm cách phá tan mọi "xiềng xích" từ Mỹ, mở đường cho tham vọng của "Rồng"
Sợ Mỹ kiểm soát, Trung Quốc sử dụng công nghệ hạt nhân riêng


Trung Quốc đã chuyển đổi từ việc sử dụng công nghệ hạt nhân Mỹ sang công nghệ phát triển nội địa giữa lúc có nhiều mối quan ngại về an ninh năng lượng và bất ổn địa chính trị gia tăng.

Công nghệ AP1000, được thiết kế bởi công ty Westinghouse Electric của Mỹ, từng là nền tảng của công nghệ hạt nhân thế hệ 3 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc có nhiều lò phản ứng thế hệ 3 dựa trên công nghệ Hualong One (Hoa Long số Một) hơn là số lò phản ứng theo AP1000.

Hiện tại, có tổng cộng 12 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc - đang được xây dựng hoặc đã được chấp thuận - sử dụng công nghệ Hualong One. Trong khi đó, không có lò phản ứng AP1000 nào được chấp thuận trong hơn 10 năm qua. Các lò phản ứng cuối cùng sử dụng công nghệ Mỹ - tại tỉnh Sơn Đông và Chiết Giang - được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 2018.

Hualong One dựa trên công nghệ ACP 1000 của Hiệp hội Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc và công nghệ ACPR 1000 của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc - cả hai đều được xây dựng dựa trên công nghệ Pháp.

Hualong One vượt qua bài đánh giá quốc gia vào năm 2014 - 3 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima - và được sử dụng bởi nhiều nhà máy năng lượng mới ở Trung Quốc. Được biết, nhà máy năng lượng hạt nhân thứ 5 và thứ 6 ở tỉnh Phúc Kiến sẽ sử dụng thiết kế lò phản ứng áp lực nước.

AP1000 được coi là công nghệ tiên phong được sử dụng cho các nhà máy hạt nhân thế hệ 3 ở Trung Quốc nhờ vào tiêu chuẩn an toàn được đơn giản hóa, cấu trúc mô-đun và các thành phần nhỏ cho phép nội địa hóa thiết bị dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, một chuyên gia cho biết nội địa hóa công nghệ, tự phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân, xây dựng và vận hành nhà máy năng lượng hạt nhân độc lập đã luôn là mục tiêu của Trung Quốc từ khi quốc gia này bắt đầu "hành trình hạt nhân" từ hơn 50 năm trước.

"Các nhà máy điện hạt nhân sẽ chọn Hualong One trong tương lai bởi vì đây là công nghệ do Trung Quốc phát triển độc lập và tốt ngang AP1000," chuyên gia này nói.

"AP1000 là công nghệ của Westinghouse và Trung Quốc sẽ bị họ kiểm soát mỗi khi chúng tôi muốn xây lò phản ứng, bán hoặc xuất khẩu tới các nước khác".

Bất ổn địa chính trị cũng là một mối quan ngại khác. Mối quan hệ bấp bênh giữa Mỹ - Trung đe dọa mọi lĩnh vực có liên quan tới hợp tác giữa hai bên và ngành năng lượng cũng nằm trong số đó. Bắc Kinh đã khuyến khích các nhà máy và tổ chức quân sự tăng cường nội địa hóa tất cả trang thiết bị.

Trung Quốc tuyên bố rằng lò phản ứng hạt nhân Hualong One đã đạt mức nội địa hóa 85%.

Khi Mỹ trừng phạt Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CGN) và 3 công ty con vào năm 2019 với cáo buộc đánh cắp công nghệ Mỹ để sử dụng cho mục đích quân sự, CGN nói ảnh hưởng đối với công ty là "nằm trong tầm kiểm soát".

Theo Bloomberg ước tính, Trung Quốc sẽ vượt Pháp để trở thành quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân nhiều thứ 2 thế giới vào năm 2022 và vượt qua Mỹ sau 4 năm tiếp theo đó.
https://soha.vn/noi-dia-hoa-cong-nghe-hat-n...14114624272.htm
https://plo.vn/quoc-te/so-my-kiem-soat-trun...eng-938191.html


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 17 2020, 05:25 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 17 2020, 05:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #514

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



WTO tuyên bố Mỹ áp thuế TQ năm ngoái là sai với quy tắc thương mại. Mỹ làm gì đi chứ, có tuân thủ "luât quốc tế" không? laugh1.gif Hay mặc kệ? Hoặc trừng phạt luôn mấy ông WTO ra phán quyết đó


Quan điểm của Áo, một đối tác của dự án Nord Stream 2, về vụ đầu độc Navalny
Theo chính quyền Áo, đường ống dẫn khí Nord Stream 2 không thể trở thành con tin trong vụ đầu độc nhà đối lập chính trị người Nga Alexeï Navalny. Áo không tính đến khả năng đóng băng dự án này để trừng phạt Điện Kremlin, bất chấp áp lực của Mỹ.


"Dự án kinh tế này phải được quyết định ở châu Âu chứ không phải ở Washington", Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen tuyên bố và nói thêm rằng ông không nhận thấy "bất kỳ mối liên hệ nào giữa vụ Navalny và Nord Stream 2". Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết thêm: “Đó là một điều tốt nếu chúng ta đa dạng hóa việc phân phối khí đốt của Nga”.

Hai nhà lãnh đạo Áo đã nói chuyện với các nhà báo trước sự chứng kiến ​​của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đang có chuyến thăm chính thức tới Áo và một lần nữa tố cáo đường ống dẫn khí đốt này nhằm tăng cường tuyến đường tránh Ukraine.

Công ty dầu khí OMV của Áo đang tham gia đầu tư xây dựng đường ống trị giá 10 tỷ euro sắp hoàn thành này, sẽ nối Nga với Tây Âu dưới Biển Baltic để bổ sung cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1, hoạt động từ năm 2012.

Alexeï Navalny, nhà đối lập chính trị số một của Điện Kremlin, lâm bệnh nặng vào ngày 20/8. Tại Tây Âu, nơi ông được chuyển đến, 3 phòng thí nghiệm chẩn đoán ông bị ngộ độc Novichok, một chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô. Chính phủ Nga đã từ chối chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Hoa Kỳ đang đe dọa trừng phạt các công ty tham gia Nord Stream 2. Ba Lan, Đan Mạch và các nước Baltic cũng phản đối.

Vì vụ Navalny, về phần mình Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt với Nga trong khi Đức không loại trừ việc đóng băng Nord Stream 2.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/quan-...lny-578548.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 18 2020, 01:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #515

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Công tố Ba Lan đòi Nga giao nộp các nhân viên không lưu trong vụ tai nạn máy bay tổng thống Ba Lan hồi năm 2010.
Trong cuộc điều tra 2011, chính quyền Ba Lan hồi đó đã cho rằng các nhân viên không lưu đã không chuyển hưóng máy bay sang sân bay khác đã dẫn đến tai nạn. Nhưng chính quyền Ba Lan hiện nay lại nói rằng có "thuốc nổ" trong máy bay TU-154 khi nó đuợc sửa chữa ở Nga, nên kết tôi Nga mưu sát.
Còn định thẩm vấn cả thủ tướng Ba Lan thời đó là Donald Tusk (có thể viết nhầm) để buộc tội ông ta đã điều tra cẩu thả, etc. nhưng EU bảo vệ với lý do ông ta đang là chủ tịch EU nên có quyền miễn trừ. Chính quyền Ba Lan lúc đó đã phản đối việc tái đề cử Tusk vào chức vụ này ở EU.

Có vẻ để đáp lại vụ nhà khoa học Nga Leonid Rink, người tham gia chế tạo Novichok, nói rằng nếu bị Novichok thì không thể sống được, và còn lây lan ra nhiều hành khác khác ở sân bay nữa, vì đây là chất độc ở quy mô quân sự, dùng thay vũ khí hạt nhân, phía Đức và phe của Nalvany đã đưa ra 2 câu chuyện:
1) phía Đức cho rằng chính các bác sĩ Nga đã ccấp cứu kịp thời nên đã cứu sống Nalvany trước, nên nhờ đó phía Đức mới cứu sống được, dù vào viện ở Đức sau cả tuần
2) Bây giờ phía Nalvany nói mình k bị trúng độc ở sân bay mà ở khách sạn, phòng thí nghiệm ở Đức đã tìm thấy dấu vết của Novichok trên chiếc chai được lấy từ phòng khách sạn.

Cái 1) thì không giải thích đưọc vì sao những người sân bay không bị lây, và còn lộ ra điều vô lý. Nếu chính quyền trung ương Nga định giết Nalvany thật thì chả lẽ lại để cho bệnh viện Nga cứu ông ta? Họ thừa khả năng ngăn cản hoặc làm chậm vì cấp cứu này

Cái 2) cũng đang bị Leonid Rink nghi ngờ việc chiếc chai được lấy từ phòng khách sạn, ông nói rằng việc để chất Novichok trong khách sạn không chỉ dẫn đến cái chết của người chống đối mà còn của tất cả những ai chạm vào chai.

Hôm nay, nghị viện châu Âu EP cũng yêu cầu tăng cường trừng phạt Belarus nhiều hơn nữa, khẳng định Lukhashenko k phải tổng thống Belarus, tìm cách ngăn chặn khoảng vay 1.5 tỷ USD cho Belarus. Nghị viện châu Âu cũng khuyến cáo các đòn trừng phạt nhằm vào các công ty, nhất là công ty nhà nưóc của Belarus, đồng thời hối thúc các liên đoàn thể thao quyết gia thu hồi quyết định đăng cai tổ chức Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới năm 2021 tại Belarus. Ngoài ra, EP cũng kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ Nalvany, và nếu như tổ chức "chống tham nhũng" của Nalvany tố cáo người nào thì EU nên trừng phạt người đó.

Bình: ai bảo thể thao không liên quan chính trị nào? Hồi xưa, vụ khủng hoảng Ukraine xảy ra, các chính trị gia công khai kêu gọi FIFA huỷ bỏ WC2018 ở Nga. Đến khi chủ tịch FIFA và UEFA lúc đó, Blatter và Platini đều phản đối thì các chính trị gia, từ thủ tướng Anh Cameron đến các thượng nghị sỹ Mỹ đều kêu gọi Blatter từ chức, kể cả khi ông đã trúng cử. John McCain còn công khai nói "chúng ta cần 1 chủ tịch FIFA sẵn sàng huỷ bỏ WC 2018 ở Nga".
Sau vụ đó thì đến vụ doping của đoàn Olympic Nga, hi hi, chưa có khi nào mà danh sách các chất cấm bị bổ sung nhiều chất mới đến như vậy, với tốc độ nhanh như vậy, hi hi
Ai bảo tách bạch giữa thể thao và chính trị nào?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Sep 18 2020, 10:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #516

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Em gửi bác Phó tuyên bố của Hội đồng Châu Âu về vụ Navalny. Có mấy điểm đáng chú ý.

- Mục A: Năm 2017, Navalny bị tạt chất khử trùng y tế vào mắt khiến ông ta gần như bị mù. Năm 2019, ông ta thông báo bị đầu độc trong khi giam giữ. Cả 2 trường hợp này đều không tìm được thủ phạm

_ Mục C, D, E: Navalny bị đầu độc ngay trước thềm cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào ngày 13/9/2020, khi ông ta và các cộng sự áp dụng chiến lược "bầu cử thông minh" nhằm đánh bại các ứng cử viên thuộc phe Putin bằng cách phanh phui các phi vụ tham nhũng của họ.

- Mục R: Trong toàn nước Nga, cuộc bầu cử 13/9/2020 có một số lượng kỉ lục các khiếu nại gian lận kết quả. Khu vực Navalny bị đầu độc (Novosibirsk và Tomsk), hệ thống "bỏ phiếu thông minh" của ông tỏ ra hiệu quả và giúp đánh bại các ứng cử viên của Putin.

..............................................................................................

Hội đồng Châu Âu đang đưa ra những khuyến nghị hết sức gay gắt, yêu cầu EU phải hành động: lên án mạnh mẽ âm mưu ám sát Navalny, nhấn mạnh rằng đấy là một phần của nỗ lực có hệ thống nhằm bịt ​​miệng anh ta và những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​khác, tiến hành một cuộc điều tra quốc tế, trừng phạt thủ phạm gây ra vụ đầu độc và các hành vi tham nhũng, vi phạm nhân quyền của LB Nga ... Quan trọng nhất là đòi hỏi EU phải tạm dừng Nord Stream 2

Bác Phó đọc toàn văn sẽ thấy một cái nhìn toàn cảnh hơn là đọc mấy xu báo lá cải và mấy thuyết âm mưu vốn đầy rẫy ở bất cứ một nền báo chí của bất kì quốc gia nào.

https://www.europarl.europa.eu/doceo/docume...20-0280_EN.html


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Sep 18 2020, 10:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #517

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Còn quan điểm của em với vụ Navalny thì báo cáo với bác Phó, em nhìn vào các động thái và phản ứng từ nước Nga để đưa ra kết luận hơn là chỉ nhìn vào các cáo buộc của phương Tây.

Mà rõ ràng các phản ứng từ nước Nga ko cho thấy đấy là phản ứng của kẻ vô tội. Ngoài lời nói, nước Nga ko có một hành động cụ thể nào để tìm hiểu xem điều gì thực sự xảy ra với Navalny. Trong trường hợp này, anh ko làm gì có nghĩa anh chính là thủ phạm.


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post Sep 18 2020, 10:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #518

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Chủ đề đã quá 50 trang, mời các bác mở mạch mới!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 50 51 52
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC