Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Về Hệ Phái Nam Tông, Vài điều Chia Sẻ Của Bác Quyzen đầu Năm 2018 (Facebook)

nguyenducquyzen
post Mar 29 2018, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 27 2018, 03:25 PM)
@Bác Quý.
Quan niệm giáo lý phật giáo chỉ là các kinh luật luận A hàm là phật giáo như ở đồng bào Khơ Me, ở Cam pu chia, Thái, Miến. Giáo lý ấy cũng rất sâu sắc, như nó thiếu đi hai cái đó là TÂM và KHÔNG.
Có một câu chuyện này (nó là các tích phật, thường được gọi là jataka) thường được dùng minh hoạ cho quan niệm giáo lý nguyên thuỷ và giáo lý đại thừa.
« Một trong các kiếp trước của phật Thích Ca, bởi phật Thích Ca cũng đã tu tập qua nhiều kiếp mới thành phật Thích Ca lịch sử được, là người làm nghề sông nước, chuyên lái thuyền cho các lái buôn Ấn độ sang Đông Nam Á làm ăn. Trong một chuyến đi thuyền của « phật » có 500 thương nhân và một tên kẻ cướp. Tên cướp này định giết cả 500 người để cướp của. Lúc đó « phật » do dự không biết làm thế nào, vì một trong 5 trọng giới là « cấm sát sinh ». Nhưng cuối cùng « phật » đã giết tên cướp kia để cứu thuyền buôn.  Ở đây như vậy có 2 cách giải thích :
1- Phật giáo nguyên thuỷ : đã giết người là phạm trọng tội, dù là giết cướp, phải chịu kiếp luân hồi.
2- Phật giáo đại thừa : Việc giết người trong trường hợp này là đúng, không phải là tội. Vì giết một người để cứu muôn người, và đồng thời cũng hoá cái kiếp xấu kia của tên cướp để kiếp sau hắn sẽ là người tốt hơn.
Qua sự việc này, người ta thấy sự khác biệt của hai nhánh phật giáo rất rõ.  Phật giáo nguyên thuỷ như vậy là thiên về đạo đức hướng ngoại « giết cướp là giết người », tính theo hành động (action) chứ không theo ý thức.
Ngược lại phật giáo đại thừa chú trọng tới ý thức, tới tâm. Tới nhận thức (cứu người)  đã dẫn tới hành động(giết cướp). Trong mọi trường hợp, ý thức cao hơn hành động. Ý thức quyết định tốt xấu
Nhưng người ta cũng thấy nó dễ nguỵ biện. (giết người để hoá kiếp, nhưng ai cho phép mình làm cái đó. Trong nhiều trường hợp người ta dễ nguỵ biện).
Cái câu chuyện này minh hoạ rất rõ hình thái phật giáo hai bên. Phật giáo nguyên thuỷ thiên về (sở trường về) đạo đức, giá trị đạo đức. Phật giáo đại thừa thiên về TÂM.
Còn nói phật giáo Đại thừa mâu thuẫn thì không có. Không có chuyện mâu thuẫn phật-tổ, hay các tổ với nhau. Thực ra nó rất thống nhất, mặc dù nó rất đa dạng. Cái này chính là triết học phật giáo.
*


Bác Phó đang tiếp cận vấn đề theo quan điểm của Phật giáo đại thừa, em đâu có lạ he he... và đó cũng không phải là quan điểm của bác.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 30 2018, 09:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chào bác Quý. Đúng vậy, nhưng mới là đúng một nửa thôi. Vì với tôi không có Đại thừa/tiểu thừa gì cả. Tất cả là trên cùng một con đường (đạo) thông suốt với nhau, không có giới hạn phân biệt. Còn tuỳ theo nhu cầu của mỗi người (đây là tôi nói cho tôi ví dụ : hộ mệnh, an tâm, tu thân, giải thoát) mà người ta chọn cửa ra : pháp hoa, thiền, nguyên thuỷ, tịnh độ..v.v..tuỳ theo nhu cầu, tuỳ từng lúc, tuỳ từng THỜI (TỤC ĐẾ khác nhau). Nhưng thực ra chỉ có NHẤT THỪA thôi. Hay nói cách khác, nhu cầu nhất thời của mỗi con người khiến Phật dậy các tông các phái khác nhau, nhưng về CHÂN ĐẾ nó chỉ là MỘT. DĨ BẤT BIẾN (LÀ MỘT) ỨNG VẠN BIẾN (vô số lượng giáo nghĩa).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 31 2018, 11:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 30 2018, 02:34 PM)
Chào bác Quý. Đúng vậy, nhưng mới là đúng một nửa thôi. Vì với tôi không có Đại thừa/tiểu thừa gì cả. Tất cả là trên cùng một con đường (đạo)  thông suốt với nhau, không có giới hạn phân biệt. Còn tuỳ theo nhu cầu của mỗi người (đây là tôi nói cho tôi ví dụ : hộ mệnh, an tâm, tu thân, giải thoát) mà người ta chọn cửa ra : pháp hoa, thiền, nguyên thuỷ, tịnh độ..v.v..tuỳ theo nhu cầu, tuỳ từng lúc, tuỳ từng THỜI (TỤC ĐẾ khác nhau). Nhưng thực ra chỉ có NHẤT THỪA thôi. Hay nói cách khác, nhu cầu nhất thời của mỗi con người khiến Phật dậy các tông các phái khác nhau, nhưng về CHÂN ĐẾ nó chỉ là MỘT. DĨ BẤT BIẾN (LÀ MỘT) ỨNG VẠN BIẾN (vô số lượng giáo nghĩa).
*


Vấn đề là bác chỉ theo cái "Tôi" của bác thôi bác Phó ạ he he....
Dù bác có học thiền hay học giáo lý gì đi nữa thì gốc vẫn là học đê phục vụ cái Tôi của bác, cho nên tự nó đã trái với những gì bác học rồi he he....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 3 2018, 09:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái tôi à !! không có ở đây đâu bác Quý ạ. Để tìm hiểu phật pháp và ứng dụng thì tôi trao đổi với mọi người thôi. Cũng bởi vì những câu hỏi mà NVT đưa lên (mà là chép lại của bác, nhưng tôi không để ý) không có gì là ghê gớm khó hiểu cả, chỉ cần người ta tìm hiểu (hay tu tập) Phật giáo một cách tổng quát không tự giới hạn thì sẽ chiêm nghiệm được ngay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 10 2018, 11:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 3 2018, 02:11 PM)
Cái tôi à !! không có ở đây đâu bác Quý ạ. Để tìm hiểu phật pháp và ứng dụng thì tôi trao đổi với mọi người thôi. Cũng bởi vì những câu hỏi mà NVT đưa lên (mà là chép lại của bác, nhưng tôi không để ý) không có gì là ghê gớm khó hiểu cả, chỉ cần người ta tìm hiểu (hay tu tập) Phật giáo một cách tổng quát  không tự giới hạn thì sẽ chiêm nghiệm được ngay.
*


Những dòng này của bác là dấu hiệu của cái Tôi nè.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 10 2018, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng vậy tôi cứ để bác đi tìm cái tôi của tôi cho tôi.
Ở trên tôi có nói về sự thống nhất trong phật giáo, dù nó có nhiều tông phái, luận thuyết. Bắt đầu từ phật giáo nguyên thuỷ, rồi tới đại thừa, rồi tới Kim cang thừa.
Để chiêm nghiệm phật giáo Đại thừa, thì có hai khái niệm quan trọng bậc nhất đó là KHÔNG và TÂM.KHÔNG và TÂM vừa là công cụ để chiêm nghiệm, vừa là sự chiêm nghiệm. Người ta có thể coi chiêm nghiệm là Ngộ, nhưng tôi không dùng từ NGộ, vì hiện tại, khả năng Ngộ không chứng thực được. Không kể Ngộ không có nghĩa là giải thoát.
Còn đối với phật giáo nguyên thuỷ, thì điều quan trọng nhất là Niết Bàn(Nirvana) và Nghiệp (Karma).Niết bàn là mục đích, và giảm nghiệp là phương tiện. Trong phật giáo nguyên thuỷ các nhà sư thường ví nhập niết bàn, như ngọn nến đã cháy hết. Lửa của nến là hành động, nến là nghiệp. Khi hành động tiêu hết nghiệp thì là giải thoát (tức nhập Niết bàn). Quá trình này có thể phải trải qua nhiều kiếp. Như vậy trong phật giáo nguyên thuỷ không có khái niệm KHÔNG và TÂM. Hai điều này chỉ có trong phật giáo Đại thừa. Vì thế khi tìm hiểu giáo lý để tu tập, nên để ý tới điều đó.
Trong phật giáo nguyên thuỷ cũng không có khái niệm phật tính. Một khái niệm quan trọng của phật giáo Đại thừa. Vì có khái niệm phật tính này, mà mới có thể « đốn ngộ », và có quan niệm NGỘ, chứ còn trong phật giáo nguyên thuỷ chỉ có khái niệm giải thoát (là điểm thứ 4 trong tứ diệu đế).
Quan niệm NGỘ này thường được ví như ngọn đèn được bật lên trong phòng tối, ánh sáng của đèn làm sáng tất cả không gian của phòng (được ví như TÂM). Ánh sáng tới đồng thời một lúc (tức là đốn) chứ không phải có thứ tự trước sau (tiệm tiến).
Như vậy nếu xét về cách thức tu tập, thì phật giáo nguyên thuỷ do phải giảm nghiệp mà nhấn mạnh đến các giá trị đạo đức hơn. Ngược lại với phật giáo đại thừa, thì điều này bị coi nhẹ, dẫn tới nhiều lạm dụng, đặc biệt trong thiền tông.
Trong thực tế, thì hai phép tu này (nguyên thuỷ và Đại thừa) bổ xung cho nhau. Và ta có thể lấy cái ví dụ căn phòng được bật đèn làm ẩn dụ. Lấy trường hợp hai căn phòng. Một căn phòng thứ nhất chất đầy đồ (ẩn dụ cho nghiệp) đến tận trần, thì giả dụ đèn có bật, không gian để cho đèn chiếu sáng cũng không có. Như vậy là có thể NGỘ mà không Giải thoát. Căn phòng thứ 2, khi trong phòng đã trống không, không còn đồ (tức là không còn nghiệp) thì ánh sáng mới có thể chiếu khắp không gian trong phòng. Lúc này NGỘ đi liền với Giải thoát.
Trong thực tế thì Ngộ tức là bật đèn, bật đèn rồi thì biết đường mà dọn đồ. Đồ dọn sạch thì giải thoát. Nếu hiểu đại thừa như thế thì đại thừa và phật giáo nguyên thuỷ giống nhau. Có khác nhau có lẽ chỉ là cách dọn đồ. Với Đại thừa đó là TỪ BI, TRÌ GIỚI, NHẪN NẠI. Còn để bật đèn thì đó là TINH TẤN, THIỀN ĐỊNH, TRÍ HUỆ.
Tóm lại đã theo phật giáo Đại thừa thì phải phát bồ đề tâm (tức là phát nguyện thực hiện 6 ba la mật nói trên) : từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ.
Còn cách nào để thực hiện từ bi, trì giới, nhẫn nại một cách thiết thực nhất, cụ thể với người VN, đó chính là : NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 11 2018, 06:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Bác Phó nói nhiều quá,
Nhưng cái bác thiếu đó là sự lắng nghe và sự đối thoại. Đó chính là dấu hiệu của các Tôi của bác đó.
Vốn dĩ bác chỉ phô bày kiến thức của mình thôi, chả có ý nghiã gì hết.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2018, 07:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái đó là định kiến của Bác thôi. Mà làm sao bác biết là chỉ phô bầy kiến thức ??


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 14 2018, 09:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 11 2018, 12:43 PM)
Cái đó là định kiến của Bác thôi.

Nếu bác ở trong Thiền thì bác sẽ không thấy đó là định kiến của em bác Phó nhé.
QUOTE
Mà làm sao bác biết là chỉ phô bầy kiến thức ??

Vì sự phô bày hay nói đúng hơn là khoe khoang kiến thức của bác nó tự hiển hiện trên đây mà.
Khi người ta phô bày kiến thức thì họ sẽ tự cho là mình đúng và không lắng nghe, không đối thoại với người khác, đặc biệt nhất là thiếu sự "tự phản biện" bác nhé.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 16 2018, 08:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên bác nói tôi với bác khác nhau vì bác theo Nam tông, rồi bác bảo tôi phải tự phản biện, rồi có lúc lại phải đối thoại. Đại khái là nó lòng vòng. Tôi không phủ nhận là nói kiến thức ở đây, nhưng không phải là khoe mà để trả lời những câu hỏi có tính kiến thức mà bác đặt ra mà nvt mang lên. Đấy là những câu hỏi về kiến thức thì dùng kiến thức trả lời đúng rồi còn gì.
Tự phản biện. Khi tìm hiểu một vấn đề gì thì phải phản biện. Cái đấy là đúng. Có hai cách phản biện, hoặc là tự phản biện khi người ta tìm hiểu, hai là người khác phản biện. Đây chính là đối thoại mà bác nói tới. Ở trên tôi nói tôi không khoe kiến thức, vì đó là kiến thức tôi đã chiêm nghiệm và sử dụng cho mình, vậy cái giai đoạn “tự phản biện” nó đã qua, khi tôi tìm hiểu. Đây chính là quá trình “văn tư tu” mà tôi nói tới. Trong đó văn là kiến thức, tư (suy nghĩ chiêm nghiệm) tu (ứng dụng). Khi tôi viết ở đây thì cái quá trình ấy đã có rồi. Bây giờ bác có thể phản biện bằng kiến thức, chiêm nghiệm của bác. Trong trường hợp này thì sẽ là đối thoại. Nhưng bác có bao giờ làm thế đâu, mà chuyên hỏi ngược lại (đây là một thủ thuật) hay nhận xét “xanh rờn” về người khác mà không có lý do. Như vậy thực ra là định kiến. Ở đâu đó có một cái tôi của bác rất lớn nằm đó, chứ nó không thông đâu.
Trong đạo phật, kiến thức không không phải là quan trọng nhất mà chỉ là một phần của quá trình tu tập, cái chính là chiêm nghiệm (người ta có thể gọi là NGỘ), và ứng dụng (TU) nhưng kiến thức vẫn cần. Có nhiều người hay lạm dụng cái điều này, để nói rằng không cần kiến thức, nhân thức phật giáo. Điều này càng dễ mắc phải với những ai học Thiền, vì ở đây họ bị cái câu “bất lập văn tự” mê hoặc. Từ đó mà dẫn đến tự mãn nghĩ mình đã ngộ hay có thể hướng dẫn người khác mà không cần có kiến thức.
Còn tôi quan niệm thế này. Người ta bắt buộc phải bắt đầu bằng kinh điển sách vở phật giáo, từ đó mà dẫn tới suy ngẫm, chiêm nghiệm, rồi từ chiêm nghiệm phải ứng dụng. Chiêm nghiệm ứng dụng có đúng không thì lại phải quay lại kinh điển sách vở phật giáo để chứng. Như vậy kinh sách là điểm khởi đầu và cũng là điểm cuối cùng.
Nhưng bám theo kinh thế nào. Phải bám theo tinh thần: Y kinh giải nghĩa tam thế phật oan.Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết. Cái câu này với câu “bất lập văn tự” thực ra là giống nhau, nhưng nó cụ thể hơn. Có nghĩa là khi học tập kinh điển thì phải nắm lấy cái hồn của nó, tư duy của nó chứ không phải là tầm chương trích cú. Vì thế tôi mới nói với nvt là đừng có cắt kinh phật ra trích dẫn linh tinh, mà phải hiểu xem cả kinh có ý gì. Đấy chính là nội dung “y kinh giải nghĩa tam thế phật oan”.
Một khi đã tự chiêm nghiệm, rút ra bài học ứng dụng thì lại phải xem cái điều mình chiêm nghiệm ấy, ứng dụng ấy có sai với kinh không. Tức là dùng kinh để chứng, để đánh giá đúng sai. Kinh là thầy là tổ là Phật. Đây chính là vế “Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” (rời một chữ trong kinh thì là thuyết của ma chứ không còn là phật).
Cái vế này rất quan trọng, để khiến người ta khỏi tự mê hoặc mình. Tưởng là Ngộ mà lại là không ngộ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC