Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 3b

tao_lao
post Apr 29 2005, 09:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Sau các trang viết tập trung trên chính bản Suite, đột nhiên chúng ta được trở ngược về buổi hòa nhạc. Huxley cuốn hút chúng ta trong âm nhạc đến mức chúng ta hầu như quên mất cử tọa. Một lần nữa, giống lúc mở đầu, một lời lầm bầm cốt để người khác nghe, xen giữa dàn nhạc đang chơi. "Khúc nhạc này đang trở nên tẻ nhạt. Không biết nó có dài lê thê không?" (tr. 28). Một ít lời rì rào theo sau, với loạt đồng thanh "su-su-uỵt". Huxley đối điểm cái buồn chán bằng một trong những lời ngợi ca mà ông dành cho Bach, gọi nhà soạn nhạc là một nhà thơ: "Bach, nhà thơ, đã chiêm nghiệm chân lí và cái đẹp." (tr. 28). Sự dao động của đám thính giả so với bản nhạc, sự dao động của thế thái nhân tình so với nghệ thuật, một lần nữa cung ứng một ví dụ tiêu biểu cho cách kết cấu đối điểm.

Với các giai điệu thúc đẩy, tương phản lẫn nhau, chương 2 chấm dứt. Khung cảnh thay đổi trong chương 3. Chúng ta đang ở trong biệt thự, vượt lên bốn thang lầu, tại một phòng thí nghiệm khoa học, nơi huân tước Edward và người phụ tá đang bận mổ một con gián nhỏ. Huxley miêu tả cuộc khám nghiệm với một sự tỉ mỉ vi mô. Chẳng chóng thì chày "các đoạn nhạc của bản Suite cung Si thứ sẽ từ cái Sảnh đường Lớn lơ lửng kéo đến lỗ tai các vị này, nhưng họ quá bận để mà nghe" (tr. 36). Một lúc sau, khi một "điệu thức tự nó vạch lên bầu không khí im lặng," huân tước Edward nghe được và khẽ hỏi: "Bach?" (tr. 38).

Vài đoạn tả cận cảnh khôi hài tiếp theo, nói về cung cách dòng nhạc nẩy lưng tưng quanh lỗ nhĩ Edward và cung cách vị huân tước vừa thở dài sườn sượt vừa ngây ngất như thế nào, "Ôi Bach! Mắt ông ta đê mê". Tại điểm này, trong một ví dụ đối điểm khác, Huxley lập lại hầu như nguyên văn câu viết về khúc Rondeau: "Một cô gái trẻ đang hát cho chính mình trong nỗi cô đơn, dưới những đám mây trôi" và "huân tước Edward cảm thấy khao khát Bach không thể cưỡng lại được. Thế là ông bước xuống nhà dưới để lắng nghe" (tr. 38).

Chương 4 của quyển tiểu thuyết mở đầu với điệu vũ cuối cùng trong bản Suite của Bach. Ðiệu vũ mang phong cách rộn rịp, nô đùa tung tăng - một chương nhạc vui sướng, thanh thoát, khác hẳn chương Largo ban đầu. Khi miêu tả điệu vũ, Huxley sử dụng các biệt ngữ toán học - một bút pháp thích hợp khi bàn về Bach, người lúc nào cũng rõ ràng, đúng mực, và chính xác, kể cả khi các nốt nhạc tuyệt vời của ông tuôn chảy lưu loát và thoải mái.

Bản nhạc kết thúc với các phép ẩn dụ toán học theo lối ngắt âm: "Các định đề Euclide biến thành ngày nghỉ... Số học tiến hành phiên hội Satuya cuồng dại. Ðại số học nhảy cỡn. Dòng nhạc kết thúc trong buổi hoan lạc ngất ngây của một ngày hội toán học... Cơn lũ láo nháo sổ lồng." (tr. 42). Giữa cái láo nháo được phóng thích này, quan khách nói chuyện thức ăn thức uống, chuyện ngồi lê đôi mách và đủ thứ chuyện tầm phào khác, mà chẳng lộ tí dấu hiệu nào cho thấy niềm kính phục, hứng khởi, và yên lắng mà một con tim có thể được chan hòa khi phơi mở trước cái đẹp của Bach. Qua các đoạn ấy, Huxley chứng tỏ tài năng châm biếm tuyệt vời của mình, bằng cách trộn lẫn các tính cách nghiêm túc và lố bịch, nhạy cảm và thô thiển, cao cả và hèn mọn.

Ðến chương 5, nhạc của Bach đã hết, nhưng những cấu trúc của Bach vẫn tiếp diễn xuyên suốt 500 trang của quyển tiểu thuyết. Tương phản giữa quá khứ và hiện tại, trẻ và già, sống và chết, yêu và ghét, đọ sức nhau. Kĩ thuật đối điểm này cũng biểu thị phong cách của Huxley; chẳng hạn, ở phòng thí nghiệm, lúc vị huân tước đang khảo sát con bọ, các âm điệu của bản nhạc được phác họa tỉ mỉ trong lỗ tai ông.

Việc vận dụng bản Suite cung Si thứ là một phương thức loại suy táo bạo và mạo hiểm. Chúng ta, con người, có thể nhìn nhiều sự vật cùng lúc; có thể nghe nhiều thứ cùng lúc; nhưng có thể nào chúng ta đọc được nhiều cấp độ cùng lúc không? Không dễ. Nhưng qua cách nào đó Huxley bắt chúng ta phải làm điều này trong Point Counter Point, tác phẩm vốn phỏng theo kĩ thuật âm nhạc của Bach một cách có ý thức và tính toán kĩ lưỡng. Ðôi lúc trong quyển tiểu thuyết, Huxley thành công khi đưa vào ba cuộc chuyện trò thâm nhập lẫn nhau, giống các cây vĩ cầm, hồ cầm, và sáo trong bản Suite. Ngoài ra, ông có thể đan kết vài nhạc đề, uyển chuyển tạo ra một mạng song hành và tương phản, giống như phương pháp của Bach. Thế nên, phương thức loại suy táo bạo của Huxley cho thấy sự hiệu lực của nó.

Tôi xin kết luận với một đoạn trích từ lá thư của Huxley như đã đề cập bên trên. Ông viết thư này năm 1955, bốn mươi năm sau Point Counter Point [các lá thư của Huxley được xuất bản năm 1969]. Huxley lúc ấy đã mang bệnh và thuốc LSD [2] là một trong các thứ thuốc được kê toa. Lá thư gửi cho vị bác sĩ của ông, đề cập về chuyện uống thuốc LSD, chuyện nghe bản Suite cung Si thứ của Bach. Lời kể có phần bình thản, song mang tính siêu nghiệm, trần tình, và sắc sảo, dội thanh các cảm xúc mà Huxley phản ánh trong Point Conter Point:


Tôi nghe bản Suite cung Si thứ của Bach, và cảm nghiệm tràn ngập...Bach là một sự mặc khải. Nhịp thức của bản nhạc không kết thúc: chúng tiếp tục thế kỉ và thế kỉ, biểu thị của một tính cách sáng tạo bất tận - một ấn tượng về toàn bộ cái cốt yếu xác đáng của vũ trụ... John Sebastian là ai trên thế gian này? Chắc chắn không phải là một cụ già quyền quí với 16 người con [3] trong một môi trường tôn giáo hẹp hòi! Ðúng hơn, ông là một cuộc biểu dương vĩ đại về Cái Kia/Kẻ Khác - về Thượng Ðế - sẵn sàng hiện thân qua trí tuệ, giác quan, và cảm xúc... Lắng nghe bản Suite cung Si thứ mang lại cho tôi một sự lĩnh hội tức thời, trực tiếp về bản chất của tính thánh thần (tr. 779).



Tư liệu trích dẫn:
Aldous Huxley, Point Counter Point , Modern Library, N.Y. 1928, tr. 27, 28, 36, 38, 42.
Letters of Aldous Huxley, Grover Smith, ed. Harper and Row, N.Y. 1969, tr. 779.


Nguồn:
Ann Edward Bennis, 'An Odd Couple: J. S. Bach and A. S. Huxley',
JOHANN SEBASTIAN BACH: A Tercentenary Celebration,
Edited by Seymour L. Benstock, Greenwood Press, 1992.



© 2004 talawas



--------------------------------------------------------------------------------
[1]Trong số 1126 nhạc bản tìm lại được của Bach xếp theo danh mục BWV (Bach-Werke-Verzeichnis/Danh mục tác phẩm của Bach theo thể loại), có 6 Tổ khúc cho dàn nhạc/ Ouverture hoặc Orchestral Suite hoặc Sinfonia BWV 1066-1071 (riêng BWV 1070 có lẽ được con trai đầu của Bach, Wilhelm Friedemann Bach, viết). Tổ khúc bàn trong bài này là Suite n. 2 in Si minor BWV 1067. Bạn đọc muốn làm quen với nhạc Bach có thể thử nghe bài này (bản thân người dịch, trong những kinh nghiệm đầu tiên khi tiếp xúc với nhạc Bach, nhờ được nghe tác phẩm này, nên đã tìm đến và trở thành một trong số đông đảo người mê và nhận được nhiều phúc lạc từ âm nhạc của ông).
[2]LSD (Lysergic acid diethylamide): chất hóa học làm nên loại thuốc có khả năng thay đổi trạng thái, ý nghĩ hoặc nhận thức của người dùng.
[3]Bach có 20 người con, từ hai đời vợ (7 với Maria Barbara Bach và 13 với Anna Magdalena Bach), trong số đó, 5 người mất lúc ra đời hoặc chưa được 1 tuổi, 5 người mất khi chưa quá 5 tuổi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Apr 29 2005, 09:12 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Apr 29 2005, 03:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Nhân phải vào cảm ơn bác Milou chúc mừng sinh nhật, em xin (vì bệnh ngứa mồm) tham gia vài dòng với bác tao_lao cho phải đạo cùng là dân nghe nhạc cổ điển, cùng hâm mộ 3B. sp_ike.gif
Đọc mấy bài này mới thấy là những gì mình cảm nhận lâu nay về các ông này đều đúng, có điều có nhiều chỗ chưa biết diễn tả hay không so sánh cụ thể được vì trình độ nhạc lý lùn. rhino.gif

Dùng từ minh giản để nói về Beethoven rất là hay. Ví dụ cái số 5 ấy nó chỉ có vài cái hợp âm tén tén tén tèn, ten ten ten tèn- lên rồi xuống chỉ khác nhau vài nốt hết lên rồi xuống, Hay cái concerto cho violin cũng vậy- tất cả chỉ là những hợp âm đơn giản, lên rồi xuống đơn điệu nhưng tổng thể nó tạo nên một sức mạnh kinh hoàng đối với người nghe. Sự phức tạp của Beethoven là sự phức tạp có tính tổng thể, nếu cắt một chương nhạc của Beethoven ra nhiều đoạn, chỉ nghe một đoạn, thì nó quá chán nếu đem so với nhạc Mozart.

Về Brahms- theo em hiểu thì Brahms cũng giống như Tchaikovski- là những người còn sót lại cuối cùng của chủ nghĩa lãng mạn Beethoven. Trong thời điểm đó trào lưu cách tân đã nở rộ- với Wagner, Mahler, Debussy, Ravel .v.v. Gọi là Brahms là đối thủ ngược lại với Wagner cũng hay. Có thể Brahms là người thiên về việc cố níu kéo hình thức âm nhạc ngược trở về Beethoven nhưng có nội dung cởi mở hơn, tự do hơn tiến về phía trước, còn Wagner muốn đưa hình thức âm nhạc đi tiếp, nhưng nội dung lại muốn níu kéo, sửa chữa xã hội quay trở về với sự sùng bái Thiên chúa, thuần chất như thời Bach, bằng con đường sử dụng bạo lực cuồng dại (Ring der Nibelungen). Nói Brahms giỏi thì chả sai tí nào- gần như tất cả những gì Brahms viết đều đạt đến một mức độ nghệ thụât sâu sắc- không có bản nhạc nào được viết một cách vội vã, cẩu thả hay thiếu cấu trúc xuyên suốt (như Tchaikovski). Về điểm này, thậm chí em thích Brahms hơn Beethoven. Vẫn có những bản nhạc của Beethoven em thấy không hay, chứ nhạc Brahms thì bản nào cũng hay cả. hypocrite.gif

Về Mozart thì em chưa dám nói là biết nhiều. Cảm nhận về Mozart là âm nhạc của ông có tính thời tiết. Khi vui nghe Mozart cũng vui, vui tưng bừng. Khi buồn xoắn ruột, nghe Mozart- ái chà chà- khuyên các bác chưa biết điều này- nên nghe thử, cũng thấy buồn thê thảm. Cái buồn trong nhạc Chopin nghe cái biết ngay, còn cái buồn của Mozart nó biến hoá khôn lường, thay đổi nhạc bén như thời tiết. Tính thời tiết- hay nói cách khác là tính tự nhiên này không có ở 3B. 3B thiên về lý trí, về những tình cảm có tính cộng đồng, phổ quát, anh hùng, thần thánh. Cái buồn của 3B cũng là cái buồn phi tự nhiên, cái buồn trăn trở về đồng loại, về xã hội hơn là về cá thể. Nghe Brahms thì hầu như em chả thấy cái buồn nào laugh1.gif - vì nhạc của Brahms có quá nhiều sinh lực cho nên những chỗ thoáng buồn đều trở thành những cái gối tựa cho những nguồn sinh lực cuồn cuộn bật ra. Nghe Brahms là để tiếp thêm sinh lực sống. Về giai điệu thì đúng là Mozart đẹp, cắt một đoạn nhỏ trong một chương ra nghe vẫn thấy hay, thấy đẹp- thấy chảy như dòng sông lấp lánh. Ngày xưa em vẫn không nghĩ đến điểm đặc trưng của Mozart này, mãi cho đến khi đi nghe trực tiếp Opera của Mozart: sao mà giai điệu của giàn nhạc nó hợp với khung cảnh vở kịch đến thế- giai điệu của Mozart trở nên đẹp phi thường!

Về Bach- em chỉ muốn nói một điểm mà gần đây em nhận thấy- tính phi nhân tính của âm nhạc Bach. sp_ike.gif Các bác đừng vội gõ đầu em. Cái phi nhân tính của Bach ở đây là tính thần thánh. Âm nhạc của Bach quá thuần khiết, tinh sạch và rộng mở- đến mức nó trở thành không có tính người ở trong. Hãy bật thử bản Chaconne lên chẳng hạn. Ai tìm thấy nhân tính trong đó nào? Có đấy, có nhân tính, có cảm xúc con người- nhưng đó là nhân tính và cảm xúc được tạo ra bởi người chơi đàn. Chính vì vậy mà Strawinsky- dù có muốn cách tân toàn bộ âm nhạc, để nó trở thành "âm nhạc chỉ phục vụ âm nhạc" thì vẫn không thoát khỏi bàn tay của Bach. serenade.gif


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post May 4 2005, 09:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Phần tiểu luận Beethoven của Furtwangler trích dịch chỉ là 1/5. Dù vậy nếu quí vị có một cách nhìn lại, hay ít ra là thận trong hơn khi nhận xét về Beethoven thì nó đã làm được nhiều hơn tôi mong đợi. Chúng ta chắc rằng tiểu luận đó đã ra đời cách đây hơn 50 năm (ông Furtwangler qua đời năm 1954) nhưng các nhà viết tiểu sử vẫn tiếp tục vẽ ra một hình ảnh Beethoven hoang đã, một thiên tài không có khả năng điều khiển, trong nhiều trường hợp là một kẻ thô lỗ, chẳng hạn như quí vị xem trong phim Tình yêu bất diệt (Immortal Beloved) về cuộc đời Beethoven. Chúng ta thận trọng hơn với những nhận xét về Beethoven, ngảy cả đó là của 2 nhân vật lẫy lừng: nhà thơ Goethe và nhà triết học Nietzsche, hay các khái niệm đã trở nên gắn kết với âm nhạc Beethoven: đấu tranh, dân chủ, cách mạng, chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, chúng ta cũng nên thận trọng với những 'mưu toan' của Furtwangler.

Xin tiếp tiểu luận về Bach của Furtwangler:

Furtwangler
Bach
TL dịch

Trong số các soạn nhạc gia vĩ đại, Bach, kể từ lúc âm nhạc của ông được tái khám phá vào đầu thế kỷ 19, vẫn giữ một vị thế ít biến động nhất. Ngày nay ông vẫn là những gì ông từng là- một đấng sáng tạo thần thánh trên ngai vàng xa tít trên mây, vượt ra tầm với của mọi kẻ khác.

Điều này có vài lí do. Trước hết, âm nhạc của ông toát ra tính quyến rũ và sự chắc chắn siêu phàm, một sản phẩm từ sự trộn lẫn giữa những thành tố giai điệu, nhịp điệu và hài hoà không thôi làm chúng ta kinh ngạc. Ngay cả trong một nhạc bản nhỏ nhất của ông luôn có một cảm giác về cân bằng, nhất quán ở cách mà các thành tố riêng rẽ liên kết với nhau, kết hợp với cảm giác tự-đầy đủ và phẩm chất yên bình nội tại trong thái đố của Bach đối với cuộc đời tạo nên phẩm chất siêu nhân cách trong âm nhạc của ông.

Các nhà sử học đôi lúc cố bảo chúng ta rằng, đặt trong khung cảnh thời đại và so với các nhân vật đương thời, dù một người khổng lồ như Bach cũng sẽ mất đi phẩm chất to-lớn-hơn-cả-cuộc-đời- rằng ông vẫn là con người trong số những con người, một con người dù là vĩ đại, trong số các nhân vật đương thời. Với tôi sự thật dường như khá trái lại. Hơn bao giờ hết chúng ta trở nên nhận thức nhiều hơn về sự vượt trội phi thường, hay về sự khác biệt trong các tác phẩm dưới ngòi bút của Bach và của người khác khi chúng ta so sánh ông với các nhân vật cùng thời, chẳng hạn với Vivaldi người mà ông đã vay mượn và soạn lại khá nhiều nhạc bản. Sự sáng chói của Vivaldi dường như tuỳ tiện kỳ lạ, thất thường kỳ lạ nếu so với sự quyến rũ chắc chắn chảy xuyên suốt trong âm nhạc của Bach. Sự tập trụng vào những khoảnh khắc được liên kết với ý niêm rộng lớn mênh mông, phong phú ở tính chi tiết và sự nguy nga tổng thể. Những quan tấm với mục tiêu tối hậu ở thời điểm này và liên hợp những gì có trong tay hiện nay và tương lai phía trước cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô, âm nhạc của Bach cho chúng ta thể nghiệm sức mạnh tự nhiên chắc chắn như đá, không hề lay động mà chúng ta chẳng thế tìm được ở nơi nào khác trong kinh điển âm nhạc.

Do không nhận thức đầy đủ về sự thật này nên chúng ta thấy âm nhạc của Bach kỳ lạ độc nhất. Một mặt, nó là thứ âm nhạc hướng ngoại, trực tiếp, sống động, nhất quán; mặt khác nó vẫn tự-đầy đủ và tự bản, mà chẳng hề bội phản nhứng bí ẩn của riêng mình. Nó tránh né những cố gắng tiếp cận dai dẳng và kích thích chúng ta trong khi kết hợp sức mạnh và điềm tĩnh, sức căng và sức giãn, sống động rộn ràng và yên bình sâu sắc trong một thực thể duy nhất.

Trong thời Bach, có vài qui ước mang tính khuôn sáo phong cách và phân đoạn tác phẩm trình tự đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với thời sau, và tự nhiên là chính Bach cũng không miễn nhiểm với linh hồn của thời đại. Nhưng mặc cho những chất liệu thời đại mà ông phải chịu ảnh hưởng, ông vẫn tạo ra những phẩm chất thật là nguyên thuỷ! Ông chia sẻ nguyên tắc đơn chủ đề trong soạn tác của thời đại- nguyên tắc đa chủ đề chỉ xuât hiện sau ở các nhà soạn nhạc thời Cổ điển- nhưng kỳ lạ là đối với ông cái nguyên tắc sau chỉ là sự cản trở vươn tới những nguồn cảm hứng sâu sắc.

Nhưng đồng thới nguyên tắc đầu lại là điểm hạn chế trong âm nhạc của ông, Bach bỏ qua cái lực động của đối lập, tính biến thiên phong phú nên các chủ đề của ông chỉ mang tính cách cá nhân ở một mức hạn chế. Beethoven, ngược lại, soạn tác như các kịch nghệ gia, sáng tạo ra những chủ đề có tính cách cá nhân với khả năng phát triển riêng rẽ, đặt chúng trong thế đối lập như những nhân vật luôn luôn sống động và va chạm không ngừng. Bach thì tự-chứa đựng, có thể nói là, gom gọn cùng lúc cả tính sử thi và tính trữ tính, tính khách quan và tính chủ quan. Điểm chung giữa Bach và Beethoven là sức mạnh sáng tạo nên những thực thể có khả năng tự thể nghiệm thực sự, những thể nghiệm một cách độc lập vươn đến đỉnh điểm của nó và toàn diện tiềm năng của người đã sáng tạo ra chúng.

(Còn tiếp)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: May 5 2005, 02:40 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post May 31 2005, 12:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Christoph Wolff là học giả lẫy lừng với J.S.Bach, giáo sư ở đại học Harvard. Bài nói chuyện về Bach mauscripts (dài hơn 50 phút) đầy thông tin, đáng tin cậy, và khống ít ngạc nhiên:

http://athome.harvard.edu/dh/wolff.html

Bài review về quyển tiểu sử Bach của Christoph Wolff. Một quyển sách mà khi đọc cho những người ái mộ Bach cảm giác lâng lâng bay bổng.

http://jan.ucc.nau.edu/%7Etas3/eccb.html

Vài lời phê bình:

Isaac Stern
A monumental work that must find its way into the library of every musician and every dedicated lover of music.

New Republic
Undoubtedly the most important Bach biography since Phillipp Spitta's life written over a century ago.

Los Angeles Times Book Review
It's unlikely that anyone will fashion a finer tribute to [Bach's] genius.

http://search.barnesandnoble.com/booksearc...n=9780393322569


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: May 31 2005, 02:10 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Jul 25 2005, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Fan của J.S Bach (có lẽ) sẽ thích bộ collection của Ton Koopman:

1) Complete cantatas: hiện thấy có 17 vol (mỗi vol có 3 CDs): 1 dự án cực kỳ tham vọng của Ton Koopman. Kèm thêm bộ CD này có xuất bản bộ sách 3 vol do Christoph Wolff hiệu đính: The World of Bach Cantatas. Đên bây giờ thì TL chỉ thấy tập cho Sarced Cantatas, tập hợp các tiểu luận của nhiều học giả lừng danh về Bach như Chistoph Wolff hay George B. Stauffer. Stauffe là tác giả quyển Bach-Mass in B minor (Bach-Lễ thường cung si thứ).
http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/002...4204647-3871923

2) Complete organ works: nghe nói có 16 CDs.

TL chưa nghe bộ complete organ works 16 CDs mà chỉ có 3 đĩa CD Oeuvres pour orgue của Ton Koopman.Very authentic.

Chú thích thêm về thanh nhạc của Bach:

Phân loại theo BWV (Bach xếp theo thể loại) thì Bach có 211 cantatas ( từ BWV 1 đến BWV 211). Cantata là chữ gốc Latin để chỉ bản nhạc thanh nhạc dùng để hát (piece to be sung) khác với Sonata là bản nhạc khí nhạc dùng để chơi (piece to be played). Ngoài 211 canatas, những tác phẩm nổi tiếng của Bach không thể không kể : Passions (Sự Thương Khó): Sự thương khó của Thánh John (BWV 245), Thánh Mathew (BWV 244), và Thánh Mark (BWV 247)(đã thất lạc) , 1 bản Lễ thường (Ordinary Mass) cung si thứ (hay còn gọi là Great Catholic Mass, Mass in B minor) BWV 232, Giáng sinh (BWV 248 )và Phục Sinh (BWV 249) Oratorio (tác phẩm thanh nhạc dựa vào các câu chuyện trong Kinh thánh, nhưng không phải để diễn trên sân khấu non-stage work).

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Jul 25 2005, 04:25 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 4 2005, 07:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Quyển tiểu sử Beethoven của Marion Scott:

http://www.musicweb-international.com/Scot...tbook/index.htm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Apr 11 2006, 10:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Tiếp cho hết tiểu luận về Bach, đọc lại thấy phần trước lỗi chính tả nhiều quá mà sữa hổng được.


Sự so sánh giữa Bach và Beethoven nảy ra 1 cách tự nhiên. Về phương diện lịch sử, sự song song giữa họ thật đáng kinh ngạc, dù là họ khá khác biệt. Giống như Bach, Beethoven không bao giờ chịu ngưng nghỉ cho đến khi tác phẩm của ông có thể tự đứng vững và cuối cùng có 1 đời sống riêng. Người ta phải ghen tị với vũ khí ông trang bị cho tác phẩm của mình để chống lại bất kể thứ gì xâm phạm đến định mệnh duy nhất của nó. Một cách tương tự, 1 tác phẩm của Bach cũng đơn thương độc mã theo 1 mục đích với cảm giác không thể sai lầm như 1 thiết bị cơ khí, 1 thiết bị cơ khí sống động tự thân. Mỗi nhạc bản được mang đến nơi đúng chỗ- hay đúng hơn là tự nó tìm đường đi đến chỗ của mình- dưới sự bảo trợ của những qui luật dẫn dắt nó vào thế giới. Đấng sáng tạo của những bản đồng ca và fugue này dường như không phải là 1 thường nhân mà là 1 linh hồn chi phối thế giới, kiến trúc sư của vạn vật.

So với Bach ở mọi phương diện thì Handel, người cùng thời có tầm vóc và mãnh liệt ngang bằng với ông, con người hơn và dễ vỡ hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào trực giác. Một gã khổng lồ vĩ đại và rực rỡ chói sáng của thời kì Baroque, điều mà Bach đã không là, hay không còn là, hay chính xác hơn là không cần là. Ở Bach, tính chủ quan thái quá đã bị nấu chảy trong quá trình tôi luyện và chuyển hóa thành thành tính khách quan âm nhạc, sản phẩm từ sự thôi thúc tiên định và bất khả ngăn cản thành tác phẩm sáng tạo nghệ thuật. Sự nắm giữ sắt thép tính khách quan quá mạnh tới mức nhấn chìm tính con người ở Bach. Ông không chỉ là một soạn nhạc gia ‘khách quan’ vĩ đại hơn bất kì ai khác, đã chuyển hóa cuộc sống cá nhân mình thành trải nghiệm âm nhạc nghiêm túc. Ở 1 mức độ ngang bằng, ông đã không ngưng nghỉ nuôi dưỡng tác phẩm của mình dù ông cũng là 1 người trần mắt thịt. Nói về thể thức thì bản Fugue của Bach là 1 sự thể hiện siêu phàm nguyên tắc phát triển nghiêm ngặt và logic.

Nhưng Bach không chỉ là soạn nhạc gia của các bản fugue mạnh mẽ và căng thẳng. Các bản khai khúc (prelude) của ông là sản phẩm của trí tưởng tượng vô bờ và không mệt mỏi và sự hợp nhất 2 thể loại prelude và fugue của ông, với các bản nhạc theo bình quân luật cho đàn Klavier và các tác phẩm phong cầm, là độc nhất vô nhị. Tính chủ quan và khách quan luôn gắn liền, sự sáng tạo tự do không gò bó luôn đi cùng với sự nghiệm ngặt và kỉ luật. Cả hai hợp lại cấu thành bản chất trong thế giới cảm xúc của Bach. Trong các bản cantata , Sự thương khó (Passion), và các đoạn adagio ở các bản concerto , có vô số khoảnh khắc cho thấy tính chủ quan cực đại ở Bach. Ông đã cảm nhận mạnh mẽ sự chịu đựng và chuộc tội của Christ nên đã sáng tạo nên bản Sự thương khó cuối cùng và vĩ đại nhất của ông ở tầm vóc to lớn vô song từ nốt đầu cho đến nốt cuối, mà nếu chỉ xét về sự hùng vĩ chỉ do 1 bộ óc tạo nên thì chỉ có vở Tristan thành tựu phi thường của Wagner ở thời Lãng mạn mới có thể sánh được. Không có tác phẩm nào khác mà ở đó chỉ 1 giá trị nền tảng (ethos) ảnh hưởng hoàn toàn xuyên suốt từ đầu đến cuối, 1 giá trị nền tảng xuất phát từ con tim và tâm hồn của người sáng tạo. Tuy Bach va Wagner khác xa nhau nhưng dòng chảy bất khả cản ngăn của tính chủ quan đều dâng trào trong âm nhạc của cả hai ông. Đó là dòng chảy không chỉ thấy trong Sự thương khó của Thánh Mathew mà còn, nếu 1 người nhìn nó 1 cách đúng đắn, hầu như trong tất cả các tác phẩm của Bach. Tích hợp trong từng ô nhịp, từng giai điệu và đoạn hòa âm không chỉ là nguyên lí khách quan nghiêm ngặt mà còn là nhân cách vĩ đại và độc nhất của 1 cá nhân. Quả thật từ từ chúng ta nhận ra rằng cái này không thể thiếu cái kia và đó là 1 sự cộng tồn của 2 lực lượng đối lập đã tạo thành hiện tượng Bach.

Người ta thường xem Beethoven là hiện thân của chủ quan chủ nghĩa và Bach khách quan chủ nghĩa. Nhưng thực tế, Bach chẳng ‘khách quan’ gì hơn Beethoven hay Beethoven ‘chủ quan’ gì hơn Bach. Nó chỉ là phương tiện người ta dùng, cách người ta dùng để phân biệt 2 người họ. Chắn chắn là, Beethoven làm viêc như 1 cá nhân nghệ sĩ nhưng với những chủ đề và giai điệu mà ông soạn tác, ông phát triển chúng ‘1 cách khách quan’ , giao cho từng cái 1 vai trò 1 cách logic và có cảm giác mục đích hẳn hoi. Cứ như là một khi chủ đề bắt đầu thì ông không có hay không muốn điều khiển nó nữa mà để tự nó phát triển. Những chủ đề của ông có đời sống riêng, như nhân vật trong vở kịch.

Sự phát triển âm nhạc của Bach cũng theo logic tương đồng. Nhưng ở đấy, các chủ đề không bị cá nhân hóa tới mức tự nó có đời sống riêng. Nó như là dây rốn chưa bị cắt đứt hoàn toàn , lìa bỏ âm nhạc mà vẫn gắn liền với người sáng tạo ra nó. Vì thế điểm đến của chủ đề không phải là nơi mà nó được đặt đối lập với chủ đề khác để ‘tạo phản đề’, điều luôn duy trì trong âm nhạc Beethoven. Bất kể tất cả các khác biệt , cội nguồn sự vĩ đại của họ nằm ở sự hiện hữu đồng thời của 2 thái cực- ý niệm sáng tạo khách quan và nhân cách chủ quan của Titan .

Đấy là những gì thời Lãng mạn cảm nhận về Bach và những gì ông thu hút họ. Từ sau sự tái khám phá của Mendelssohn , người vẫn giữ cách nhìn đó trong suốt đời mình thể hiện trong các vở oratorio và các tác phẩm khác, họ xem ông như 1 soạn nhạc gia lí tưởng. Họ xem ông như vị cứu tinh đến để chữa lành cơn bệnh cảm xúc của họ, căn bệnh bản ngã thái quá. Ông sẽ không có ảnh hưởng gì đến thời Lãng mạn như ông đã có , bất kể những khác nhau giữa họ và ông, nếu như ông không nói điều họ muốn nói, nếu như ông không có da thịt của họ, máu xương của họ. Hình ảnh về ông mà chúng ta có ngày hôm nay là từ thời Lãng mạn. Những thời kì sau đó chỉ mở rộng mà không hề thay đổi hình ảnh đó.

Vẫn còn có 1 điều quan tâm không thể bỏ qua, Bach trước hết là 1 soạn nhạc gia tôn giáo. Mối liên quan giữa ông và cốt lõi tôn giáo trong ông rất mạnh tới mức nó không chỉ hạn chế sự cá nhân hóa các chủ đề và thể thức mà còn ngăn ông biểu đạt đầy đủ nhạc liệu, thực tại trần thế trong âm nhạc của ông, điều này rất trái với Handel hay các nhà soạn nhạc thời kì sau. Mối liên kết này với những giá trị tinh thần cao nhất của nó, điều làm các soạn nhạc gia khác kiệt lực, đuối sức, và mệt mỏi, trở thành cội nguồn sức mạnh vĩnh hằng và tự-đổi mới vĩnh cữu ở Bach. Cũng chính vì điều đó mà chúng ta xem ông là soạn nhạc gia vĩ đại nhất, Homer của âm nhạc, luôn chói sáng trên bầu trời âm nhạc và là người , theo ý đặc biệt nào đó, mà vĩnh viễn chúng ta không thể vượt qua.

Nguồn: dịch từ bản tiếng Anh tiểu luận Bach trong quyển sách cùng tên của Furtwangler

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Apr 11 2006, 10:59 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 8 2007, 09:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Đang đọc 1 cuốn tiểu sử Bach: Johann Sebastian Bach Life and Work (hơn 700 pages), nguyên tác tiếng Đức của Martin Geck, John Hargraves dịch sang tiếng Anh. Mới đọc sơ vài chục trang thui mà đã thấy phê rùi. 1 cuốn tiểu sử nữa tui mượn của thư viên đang chờ đọc:J.S.Bach A life in music của Peter Williams do NXB Cambridges ấn hành 2007.

Nhân tiện nhờ bác nào có bản tiếng Anh của 2 cuốn này dạng ebook (và cuốn tiểu sử Bach của Christop Wolff) thì share giùm tui với (để giành làm tư liệu)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 17 2007, 04:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



2 Cuốn nhắc trên đọc vô thiệt đáng thất vọng nếu so với cuốn Tiểu sử Bach xuất sắc của Wolff (xuất bản năm 2000). Cuốn đầu phần Cuộc đời Bach thì viết hơi được, còn phần nhạc đọc hổng lấy gì làm xuất sắc. Cuốn 2 thì diễn dịch và phân tích (mở rộng) tài liệu gọi là Obituary do CPE Bach (con trai lớn thứ 2 của Bach) và 1 học trò Bach xuất bản 4 năm sau khi J.S.Bach mất (tức năm 1754). Tài liệu Obituary, cùng với cuốn tiểu sử đầu tiên về Bach của Forkel (sinh khoảng đâu 1750, người được xem là nhạc sĩ 'có học bật nhất' trong thời ông và trực tiếp quen biết 2 người con trai lớn của Bach xuất bản 1804(?)), cuốn The life of Bach của Philip Spitta (3 tập, gần 1800 trang, nguyên bản tiếng Đức, xuất bản cuối thế kỉ 19) và cuốn J.S.Bach của Albert Schweitzer (2 tập, khoảng 1000 trang,nguyên bản tiếng Đức xuất bản đầu thế kỉ 20), được xem là những Kinh điển bậc nhất về Bach.

- 3 cuốn của Philip Spitta ( có thể tìm và down trên www.archive.org) quả là đồ sộ kinh hoàng. Giấy vàng khè, đóng lại thành tập nằm đọc muốn ná thở , chỉ đọc vài chục trang đầu về gốc tích dòng họ nhà Bach mà thấy nản (chắc background knowledge chưa đủ, chỉ riêng phần này thôi mà đã 150 trang (!) kinh dị). Đúng là Scholarship của mấy ông Đức thiệt hết hồn (mà sách mấy ông tui kể nãy giờ toàn dân Đức!)
- 2 cuốn của Schweitzer (có thể tìm và down trên www.archive.org) coi ra thì ít bề thế hơn 3 cuốn trên, tui đã đọc xong tập 1 và đang đọc tiếp tập 2. Đúng là Super Works. 2 cuốn này chủ yếu nói về nhạc của Bach theo thể loại và chủ đề (nhạc organ, nhạc clavier, nhạc thính phòng và giao hưởng trong tập 1, nhạc cantata, nhạc oratorio, mass, motet, passion trong tập 2), phần tiểu sử khá ngắn gọn, phần diễn dịch Bach quả là cao cường. Bái phục, đọc mà tối tăm mày mặt mở rộng tầm mắt đành chịu là mình chưa hề 'hiểu' nổi nhạc Bach.
- Cuốn của Forkel (có thể tìm và down trên www.archive.org) so ra là cuốn nhẹ nhàng nhất chỉ có hơn 152 trang ('nguyên bản' khoảng 65 trang) và quí cái phần phụ lục (do cha nào đó thêm vô sau hơn 150 trang nữa) nói về cây phả hệ nhà Bach, ấn bản Bach toàn tập v.v.Ấn bản Bach toàn tập (kêu là Bachgesellschaft edition, nghĩa chính xác là gì ta?) là 1 'công nghiệp vĩ đại' chủ trương xuất bản toàn bộ các tác phầm âm nhạc của Bach (lập hội 1850, giải thể 1900) ròng rã 50 năm. Tập đầu tiên phát hành năm 1851 và cứ thế mỗi năm xuất bản (khoảng) 1 tập (vì có năm nhiều hơn) hoàn thành vào năm 1896 tới tập thứ 66. Sau đó thì lại có cho ra 1 ấn bản mới xuất bản kéo dài tới năm 1918. Về ấn bản (cũ) này Brahms cho đó là 1 công nghiệp vĩ đại mà trong đời ông may mắn được chứng kiến (ống mất năm 1897). So sánh 1 chút giữa Handel và Bach, khi Brahms có trong tay 1 tập Bach ra đời thì ông chắc mẫm 'chắc là 1 cuốn tuyệt diệu, phải cày cho hết mới được' còn với mỗi tập ấn bản Handel khi Brahms có trong tay thì bất quá ông chỉ nói 'ừa, cuốn này chắc hay à, thui để lên kệ sách từ từ rãnh rãnh tui đọc sau'

Dài dòng 'điểm sách' chơi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 22 2007, 08:38 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC