Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 200 Năm Ngày Sinh Của Các Mác, Bậc thầy vĩ đại để tìm hiểu thế giới tư bản

Phó Thường Nhân
post May 23 2018, 04:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện của ông Trần Đức Thảo hé lộ cho ta một điều đó là số phận, hay thân phận giới trí thức theo cách mạng nói riêng, và giới trí thức nói chung. Và đây cũng là đặc điểm của chủ nghĩa Mác –Lê nin ở VN. Đó là một liên minh dựa trên nông dân – công nhân và trí thức. Để so sánh ta có thể lấy cơ chế của chủ nghĩa Mác ở TQ (được gọi là chủ nghĩa Mao), ở đây cái đế của nó là công-nông-binh. Hiển nhiên, nếu giáo điều theo Mác, thì người ta sẽ phản biện ngay tức khác là binh (tức là quân đội), hay trí thức không phải là một giai cấp (hiểu theo nghĩa sở hữu tư liệu sản xuất). Điêù này chỉ đúng được vì Lê nin, là người đã phát triển chủ nghĩa Mác. Với Lê nin, và tất cả những ai theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì điều quan trọng là nhận thức, và sau đó là vấn đề tổ chức. Theo Lê nin, một người công nhân thật mà không có nhận thức giai cấp, thì cũng không thể hoàn thành sứ mênh của giai cấp công nhân. Nếu có nhận thức mà không được tổ chức, thì cũng không thể làm được. Như vậy vấn để then chốt là được giáo dục, có nhận thức và được tổ chức. Vì thế mới có câu ‘Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân”, vì ở đây người ta vừa được giáo dục nhận thức, vừa được tổ chức. Hiện nay ở tất cả các nước ra đời từ chủ nghĩa Mác – Lê nin (TQ, VN, Triều Tiên, Cuba), thì câu này lại được nâng cấp lên nữa để phản ánh đúng thực tế. Đó là Đảng là đội tiên phong của dân tộc. Điều này được ghi trong hiến pháp.

Cái điều tôi nói ở trên là điều mà các học giả tư sản ở phương Tây chống lại quyết liệt. Họ viện cớ là nếu không phải là công nhân thì không thể gọi là đảng của giai cấp công nhân, nhưng cái sự máy mọc này chỉ là một sự nguỵ biện. Bởi nếu xét các nhân vật chính trị theo chủ nghĩa Mác ở châu Âu, ngay cả Mác đâu cần phải có nguồn gốc công nhân. Họ chỉ là những người nhận ra được vai trò của giai cấp công nhân.
Trở lại với trí thức VN. Tầng lớp này đã bị phân rã làm hai. Một phần đi theo cách mạng, trở thành nhân lực, đầu não của Đảng. Còn một phần khác thì chấp nhận vai trò của thực dân Pháp, rồi Mỹ, cam chịu làm nô lệ, nhân sự chân rết cho nó. Nhưng khi thực dân Pháp lập ra chính quyền bù nhìn Bảo đại, thì Pháp cũng không trao quyền vào tay họ, mà trao vào tay các thế lực phong kiến tàn dư mà Pháp đã nuôi nấng từ khi xâm lược VN. Chính vì thế tàn dư của chế độ phong kiến VN kết thúc với sự sụp đổ của gia đình Ngô Đình Diệm.Chế độ nhà Ngô là điểm cuối cùng kết thúc chế độ phong kiến VN. Còn vai trò tiến bộ của giai cấp phong kiến ở VN thì đã kết thúc từ khi nhà Nguyễn đầu hàng Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ do Mỹ loại bỏ, thì quyền lực này được giao vào nhóm quân phiệt, mà Nguyễn Văn Thiệu là người tinh nhanh khôn khéo nhất nên lấy được, sau một hồi náo loạn đánh đấm lẫn nhau từ năm 1963 đến 1968. Vào khoảng thời gian 1965, nếu quân đội Mỹ không đổ bộ tham chiến trực tiếp, thì chế độ miền Nam đã đổ. Sự can thiệp của nửa triệu quân Mỹ đã khiến chế độ này dây dưa được đến tháng 4 năm 1975. Nhóm quân phiệt này ra đời từ nhân sự của quân đội bù nhìn mà Pháp rồi Mỹ dựng ra. Và một lần nữa nhóm trí thức không đi theo cách mạng này cũng bị loại ra ngoài rìa. Trong vùng tạm chiếm này, họ lại phân rã ra nữa. Một bộ phận đi theo cách mạng, trở thành nhân sự của mặt trận giải phóng miền Nam (các ông như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ,..là trong nhóm này). Một bộ phận thì vẫn ở lại, và nó lại chia làm 2 nữa. Một bộ phận trở thành “trung lập”, hay lực lượng thứ ba. Một bộ phận thì là nhân sự cho chính quyền miền Nam.
Vào tháng 4 năm 1975, những nhân vật trung thành nhất của lớp trí thức làm nhân sự cho chính quyền Sài gòn này được Mỹ cứu đi. Và họ trở thành những lực lượng đòi đa nguyên đa đảng to mồm nhất và cùng với việc này, là việc tìm cách đổi trắng thay đen, tìm cách viết lại lịch sử VN để biện minh cho họ. Sự đổi trắng thay đen này thực ra là việc sử dụng những tuyên truyền, tài liệu cũ của chính quyền phong kiến, quân phiệt miền Nam ngày xưa, nhưng được đánh bóng mạ kền kiểu “đổi mới”, “khách quan”.

Sự việc này lại xẩy ra trong một tình huống tương đối đặc biệt. Đó là VN mở cửa chơi lại với các nước vốn là cựu thù (Mỹ, Pháp), vì thế người ta được tiếp xúc tương đối rộng rãi với cách nhìn của các nước này với cuộc kháng chiến ở VN. Tất nhiên họ không thể nhìn như ta, nhưng lại được các trí thức VN (ngay cả những người theo cách mạng) lại nhìn nhận như là sự thật vì “nó mới”, trong khi nó chỉ là cái nhìn, là sự biện hộ cho công cuộc xâm lược của các nước này. Công cuộc cải cách kinh tế, việc thay đổi cơ chế từ bao cấp sang thị trường, cũng là môi trường tốt để người ta đánh giá lại quá khứ. Và nhân danh sự đánh giá lại này, mà những tuyên truyền của miền Nam cũ lại chui vào.

Trong suốt thời gian từ sau năm 1975, đặc biệt trong giai đoạn 1979-1991, kinh tế VN rất khó khăn, và số người ra đi cũng nhiều. Trong số đó, một phần lớn là nhân sự của chính quyền Sài gòn cũ. Điều đó đã khiến cho số lượng “việt kiều” tăng vọt ở nước ngoài chủ yếu ở Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu. Điều này đã khiến chất lượng việt kiều ở các nước này tăng vọt theo (ngoại trừ ở Pháp, nơi cộng đồng người việt đa dạng nhất và sâu rễ bền gốc nhất do có quan hệ từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nên điều này đã có từ trước), nếu tính về bằng cấp. Người di cư VN vì thế khác nhiều với các nhóm di cư khác sang phương Tây, thường có trình độ hạn chế. Nhưng dù có bằng cấp họ cũng phải đối mặt với sự xuống giá về địa vị xã hội. Ví dụ, nếu ở VN trước họ là kỹ sư (có bằng kỹ sư) thì ra nước ngoài họ chỉ có thể kiếm được việc tương đương với trung cấp kỹ thuật. Nếu là bác sĩ thì phải làm y tá. Nếu không nói là lao động chân tay. Mặc dù có bằng cấp như vậy, Việt kiều Mỹ vẫn thuộc vào nhóm dân nghèo ở nước này, và có thu nhập thấp hơn rất nhiều người da trắng, chỉ hơn có nhóm người da đen (vốn bị kỳ thị nhất). Nói thế để có thể hiểu được cuộc sống ở nước ngoài cũng gian nan, chứ không phải đơn giản, như khi việt kiều “áo gấm về quê” khoe khoang.

Mặc dù thế, những người này cũng trở thành các lực lượng ủng hộ một cách “ngây thơ” đa nguyên đa đảng ở VN. Bởi vì họ so sánh cuộc sống cá nhân của họ ở hai nơi, mà không hiểu rằng điều hơn mà họ có được ở nước ngoài (một cách hạn chế) là do sự chênh lệch về sự phát triển công nghệ, kỹ thuật của những nước này so với VN chứ không phải do thể chế tạo ra. Nhưng với tinh thần áo gấm về quê, họ không thể không sĩ diện về cuộc sống mới của họ nên ủng hộ nó nhiệt liệt. Nhưng so với nhóm người được Mỹ, phương Tây o bế bưng đi từ trước giải phóng, họ ít chính trị hơn.

Từ giữa những năm 2000, việc di cư của người Việt ra nước ngoài lại có sự biến chuyển nữa. Đó là tầng lớp sinh viên, học sinh du học. Nhóm này có điều kiện kinh tế khá ở VN ( ví dụ do gia đình) hay có trình độ học vấn cao (có học bổng)nên mới đi được. Họ là lớp người hiêủ nước VN hiện tại nhất. Hi vọng rằng họ sẽ là tầng lớp người học được những điều hay của thế giới phương Tây, nhưng cũng hiểu được, phân biệt được giữa tuyên truyền phương Tây và sự thật, để trở thành cái cầu nối VN với nước ngoài giúp cho VN phát triển.

Ở trên đây, tôi đã vẽ lại một cách khái quát, con đường của giới trí thức VN không theo cách mạng, để người ta có thể thấy những nhận thức chính trị của họ đều là ảo tưởng. Tất nhiên phải trừ cái đoạn cuối cùng tôi nói về sinh viên VN hiện tại. Tôi sẽ nói tiếp về tầng lớp trí thức cách mạng sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC