Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tô Hoài - Vương trí Nhàn, Một bài viết gây nhiều dư luận

Tuongcuop
post Nov 2 2007, 12:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tôi đọc bài viết này. Đọc xong có nhiều suy nghĩ về bài viết, về cả những bài viết của ông Vương Trí Nhàn, về cả cách làm việc khá thẳng thắn của phóng viên. Xin được đi lại ở đây để chúng ta cùng tham khảo.
Pc: Ông Vương Trí Nhà nguyên tốt nghiệp sư phạm Văn khóa đầu tiên ( thời ấy chỉ hai năm) những năm 60. Hiện nay làm việc tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, biên tập viên. Có tiếng trong giới văn chương là nhà nghiên cứu và phê bình tại VN.




24 phút trò chuyện với ông Vương Trí Nhàn:
[/B]Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”
Thứ sáu, 2/11/2007, 07:00 GMT+7

Người ta thường nói, đoán cái xấu thì dễ, đoán cái tốt mới khó. Do điều kiện lịch sử, đời sống hiện đại của chúng ta đã sinh ra một lớp người lấy chuyện đoán “cái xấu” ra để làm lớp áo tri thức của mình. Thậm chí có những người còn đi xa hơn bằng cách “làm yếu ớt đi, làm nhạt nhòa đi” chính nguồn cội của mình để mưu danh với thiên hạ.


Mấy năm gần đây, trên báo chí xuất hiện mục bàn về “Thói hư, tật xấu của người Việt”, do ông Vương Trí Nhàn thực hiện. Để cho bạn đọc hiểu rõ hơn thực chất của chuyên mục này, phóng viên VieTimes đã trò chuyện cùng với ông Vương Trí Nhàn. Khi phóng viên liên lạc, ông Vương Trí Nhàn rất hồ hởi về những câu hỏi sẽ “phản biện chính xác” những gì ông đã nói. Nhưng tiếc thay, khi cuộc phỏng vấn diễn ra giữa chừng, chính xác là 24 phút, ông Vương Trí Nhàn đã tự ý bỏ về với một câu hỏi rất nghiêm túc và không kém phần nghiêm trọng về văn hóa dân tộc Việt…




Ông Vương Trí Nhàn - ảnh: DT

Phóng viên (PV) : Mục “Thói hư tật xấu” ông đã làm trong thời gian bao lâu?

Ông Vương Trí Nhàn (VTN): Tôi làm được vài năm theo hai giai đoạn. Đầu tiên tôi sưu tầm của người khác vì nếu tôi viết sẽ không ai đăng. Nên tôi lấy ngay những người tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng... thì người đọc mới chịu. Ông Vương Trí Nhàn viết thì không ai chịu

PV: Xuất phát từ ý tưởng nào mà ông làm chuyên mục này?


VTN: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.

Sau đó tôi thấy mình phải viết về tật hư thói xấu của dân tộc nói chung. Tôi chọn việc trích dẫn của người khác. Mục của tôi là thói hư tật xấu người Việt dưới con mắt trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20.

PV: Ông thường trích dẫn của ai?

VTN: Nhiều lắm. Ví dụ cụ Phan Bội Châu không chỉ có yêu nước mà đã rất sớm nhận ra thói hư tật xấu của người Việt. Khi sang Nhật, cụ nhờ phu xe đưa đến đâu họ cũng đưa đi, hỏi địa chỉ dẫn tận nơi mà không lấy tiền. Nhưng ở Việt Nam thì không tìm ra một ông phu xe như vậy. Có khi còn ăn cắp, lấy thêm của mình.

PV: Ông có nghĩ đó chỉ là ảnh hưởng nhất thời của xã hội lúc đó, còn tính cách nền tảng của người Việt thì khác?

VTN: Không, tôi thấy việc này lặp lại nhiều lắm. Số lượng người viết về thói hư tật xấu mà chúng ta vẫn mắc phải: giả dối, sống vô trách nhiệm, vụ lợi, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình

PV: Trong nhân loại nói chung, dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu ấy?

VTN: Dân tộc mình nhiều lắm chứ! Khi nói đến tham nhũng, vợ tôi vẫn bảo: ”Ôi giời, nước nào chả có tham nhũng”, nhưng mình có ti tỉ cái tham nhũng.

PV: Căn cứ vào đâu ông nói Việt Nam nhiều tham nhũng hơn các nước khác?

VTN: Thì cứ giở báo chí ra là thấy nhan nhản tham nhũng. Các tòa án xử không xuể. Ông Lê Đăng Doanh từng nhận xét chỉ 5% lộ ra bề mặt, còn 95% vẫn trong bóng tối. Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới.

PV: Đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng. Để đánh giá một đất nước, một xã hội thì phải thấu hiểu, phải trải qua chính những vấn nạn mà xã hội ấy gặp phải. Vậy nên không thể nói những bảng đánh giá đó là chính xác, coi như một chân lý để khẳng định?

VTN: Tôi không đồng ý với bạn điều đó. Chúng ta hay nói chỉ ta mới đánh giá được ta. Nhưng chúng ta rất sai. Người nước ngoài thừa sức đánh giá chúng ta. “Chỉ trong chăn mới biết chăn có rận” là sai!

PV: Những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác. Tất cả mọi thứ đều khác Việt Nam. Một mặt nào đó, người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác. Ví như một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào?

VTN: Bạn đang cường điệu hóa sự khác nhau giữa các dân tộc. Các dân tộc có những giá trị nhân bản nói chung. Ăn cắp thì không thể làm hàng tốt được. Tôi thấy trong bảng thống kê thì Việt Nam xếp hạng hàng đầu. Và tôi tin đó là đúng, còn bạn không tin thì tùy bạn.

PV: Trong tất cả những người mà ông đã lấy tác phẩm của họ để trích dẫn về thói hư tật xấu, ông có cảm thấy có người nào không xứng đáng là một nhà trí thức không?

VTN: Điều quan trọng không phải là đánh giá người ta ở con người mà đánh giá chất lượng lời người ta. Khổng Tử nói: Không vì người mà bỏ lời. Có thể trong đời sống có vấn đề nhưng người ta nói đúng.

PV: Nhưng có một giá trị chung là "Người thơ phong vận như thơ ấy”. Lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó.

VTN: Không, đó chỉ là một ý thôi

PV: Ví dụ như lời yêu thì ai cũng nói được nhưng ai nói với ta thì mới là quan trọng chứ!

VTN: Đó là một nhận xét. Ta có lối là ông A nói thiêng còn ông B nói không thiêng. Một người ăn cắp chỉ anh kia là ăn cắp thì anh ta vẫn nói đúng dù anh ta là thằng ăn cắp.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Nov 2 2007, 12:31 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Nov 2 2007, 12:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



PV: Tôi muốn nói rằng những nguồn trích dẫn chỉ đáng tin khi tác giả của chúng đáng tin thôi.

VTN: Chả ai là không xứng đáng với lời của mình. Lý luận của bạn cũng là sai nốt.

PV: Ông vừa nói có những người không tốt nhưng lời nói của họ tốt đúng không. Nhưng “Y phục" phải "xứng kỳ đức”. Chúng ta ở một vị trí xã hội, tầm văn hóa như thế nào thì mới có quyền phát ngôn ở vị trí xã hội như thế, tầm văn hóa như thế.

VTN: Sự đánh giá một người không có chữ “chết”. Bảo người đó là xấu không có nghĩa tất cả con người họ xấu. Họ vẫn có phần tốt của họ. Có những người rất tốt nhưng vẫn nói ra những phần xấu.

PV: Những trích dẫn của ông hay lấy nguồn từ Nam Phong, Tiểu thuyết thứ Bảy… Ông có tin những tờ báo đó không?

VTN: Sao lại không tin được?

PV: Thời “Nam Phong”, “Tiểu thuyết thứ Bảy”… cũng chỉ là thời kỳ sơ khai của tiếng Việt chứ không phải là cái gì tinh túy, sâu sắc, uyên thâm cả. Nó được ca ngợi vì việc dùng chữ Quốc ngữ bấy giờ là biểu hiện cho tinh thần độc lập của người Việt đối với văn hóa xâm lăng của thực dân Pháp. Ông có nghĩ thế không?

VTN: Đấy là bạn nghĩ, tôi không nghĩ thế. Ông Vũ Ngọc Phan nói với tôi Nam Phong có đóng góp rất lớn cho tiếng Việt.

PV: Thời “Nam Phong”, “Thơ Mới”… sử dụng tiếng Việt chính là thể hiện lòng yêu nước. Xét vào điều kiện lịch sử thời đó thì nó phù hợp. Nhưng nó không chứa toàn thể chân lý của dân tộc trong đó.

VTN: Trong bất cứ chân lý của lịch sử nào cũng chứa chân lý vĩnh viễn.

PV: Sẽ có nhiều người ngạc nhiên vì sao ông lại coi những trích dẫn đó là mẫu mực?

VTN: Tôi không ngạc nhiên. Vì thế, với bạn có thể Nam Phong là không có giá trị nhưng tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu văn học, thì Nam Phong có đóng góp với lịch sử văn học nước nhà.

PV: Nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hóa, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay...

VTN: Có rất nhiều cách tồn tại. Có tồn tại lay lắt, khổ sở, phá hoại. Có cách tồn tại cao đẹp.

PV: Theo ông, thế nào là cách tồn tại cao đẹp?

VTN: Ví dụ làm ra nhiều sản phẩm, có nhiều phát minh sáng kiến, con người sống tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi… Đó là cách sống tốt đẹp.



"Tôi có quyền không trả lời!" - ảnh: VNN


PV: Ông không nhìn thấy những điều tốt đẹp đó trong cuộc sống hôm nay?

VTN: Không, quá ít và những cái dở ngày càng tăng lên.

PV: Phải chăng ông đọc nhiều cuốn sách cổ quá mà quên tìm hiểu những hình tượng tốt tương đối nhiều trong cuộc sống hôm nay?

VTN: Những hình tượng ấy không đáng tin tưởng.

PV: Tôi có thể kể cho ông một hình tượng rất đơn giản: Một phụ nữ ở Quảng Ninh 60 tuổi, về hưu, sống một mình. Bà lần lượt nhận những đứa trẻ bị nhiễm HIV về nuôi. Bé này mất đi lại nhận bé khác. Theo thói bình thường thì lẽ ra bà phải nuôi một đứa trẻ lành lặn để làm nơi nương tựa khi tuổi già. Đồng lương phải tiết kiệm để dùng khi ốm đau nhưng bà đã sẵn sàng dùng đồng tiền đó nuôi những đứa trẻ mà biết chắc chắn 1, 2 năm sau chúng sẽ mất. Vậy ông nhận xét tính cách người Việt như thế nào trong hình tượng này?

VTN: Những trường hợp này ngày càng ít đi so với các thói xấu đầy rẫy trong xã hội.

PV: Đời sống thông tin hiện đại có xu hướng cường điệu hóa mặt xấu nhiều hơn những mặt tốt. Đó là một vấn nạn khi mà báo chí chạy theo thị trường một cách quá đà mà quên lý tưởng của mình. Có thể ông đã tiếp cận thông tin tiêu cực của báo chí nhiều quá phải không?


VTN: Tôi đọc báo thì thấy là hôm nay bắt người này, người kia... rất nhiều chuyện. Tôi cho đấy là bức tranh của thực tế. Còn nếu bạn coi đó là do báo chí cường điệu thì tùy bạn. Tôi không bắt bạn phải theo tôi và tôi cũng không việc gì phải theo bạn

PV: Ngoài những cái xấu của người Việt ông đã viết, ông thấy người Việt có những điều tốt gì?

VTN: Nhiều lắm chứ. Ví dụ lòng khát khao sống, làm sao để khá hơn, qua những lúc khốn khó trở thành người tốt giúp đỡ lẫn nhau…

PV: Tại sao ông không làm thêm “thói hay tính tốt” của người Việt?

VTN: Những điều này người ta đã làm rất nhiều? Cả giới báo chí đã làm rồi. Có người nào làm như tôi đâu, chỉ một mình tôi làm (trích dẫn những lời nói về thói hư tật xấu của người Việt).

PV: Những trích dẫn về thói hư tật xấu của người Việt được lấy rải rác trong nhiều bài của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, hay nhiều tác giả khác... Lẽ thường, một câu bao giờ cũng phải phụ thuộc vào cái tổng thể của toàn bài. Bây giờ cắt một câu ra đứng độc lập, liệu làm như vậy ý nghĩa của văn bản có bị biến đổi ít nhiều?

VTN: Tôi hiểu chính xác và tôi cho rằng đó chính là ý của cụ Phan.

PV: Tại sao ông lại khẳng định như vậy?

VTN: Rõ ràng trong bài các cụ nói rành rành như thế.

PV: Nói đơn giản như thế này: Nếu chúng ta chỉ đứng ở ngoài nhìn vào cửa kính thấy người cha đánh một đứa con thì chúng ta sẽ nghĩ người cha sao độc ác đến vậy. Nhưng nếu theo dõi câu chuyện từ đầu, có thể đứa con rất hỗn láo và người cha đang buộc phải đánh con mình với nỗi đau đớn hiện lên trên nét mặt. Vậy ông nghĩ thế nào khi tách một câu khỏi toàn cảnh văn bản như vậy?

VTN: Tôi chỉ tách một câu của một người còn tôi không đánh giá toàn bộ người đó. Còn nếu ai hỏi tôi là dân tộc Việt Nam còn tính tốt không tôi trả lời còn cái tốt…

PV: Ý chúng tôi muốn hỏi là tách một câu ra khỏi văn bản thì có làm thay đổi nghĩa của nó đi không?

VTN: Không thể không tách. Còn ai muốn đọc toàn bộ văn bản thì xin mời. Không thay đổi gì hết. Đó vẫn là Phan Bội Châu. Tôi vẫn khẳng định thế còn bạn khẳng định khác thì tùy bạn.

PV: Nhiều nhà phê bình Việt Nam đã mắc lỗi khi cắt, xén, lắp ghép các câu, các ý và làm thay đổi văn bản gốc quá nhiều. Việc trích dẫn riêng lẻ như vậy chắc chắn sẽ làm sai lệch ý nghĩa của văn bản.

VTN: Không phải các nhà phê bình có lỗi mà tôi có lỗi. Bạn không thể nói như thế được. Tôi không có lỗi gì trong chuyện này.

PV: Ông có thấy bao giờ “rùng mình” khi làm công việc trích dẫn nhiều thói hư tật xấu của người Việt chưa?

VTN: Càng đọc tôi càng cảm thấy hóa ra những điều mình cảm thấy thì người xưa đã nói rồi. Và trong tất cả những tài liệu cũ có bao nhiêu điều mình chưa biết. Và tôi mong rằng nhiều bạn đọc sẽ biết để sống tốt hơn.

PV: Trong những thói hư tật xấu chung của người Việt mà ông đã trích dẫn, ông cảm thấy bản thân mình có bao nhiêu phần trăm thói hư tật xấu trong đó?

VTN: Tôi có nhưng tôi không trả lời câu hỏi này. Tôi không nói với bạn và bạn không có quyền hỏi tôi như vậy.

PV: Đây là một cuộc phỏng vấn. Và với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?

VTN: Tôi có quyền từ chối!

PV: Vậy ông có cho con cái mình đọc những thói hư tật xấu đó để chúng tránh?

VTN: Có chứ. Nhiều người nói với tôi là anh làm sách đi để con cái họ cũng đọc được.

PV: Vậy con cái ông có tránh được không?

VTN: Con cái tránh được hay không lại là chuyện khác. Bệnh không thể chữa ngay lập tức được mà phải có thuốc đúng và có thời gian. Vì bệnh đó là thâm căn cố đế.

PV: Vậy phương thuốc đúng để chữa bệnh thói hư tật xấu của người Việt là gì, thưa ông?

VTN: Trước tiên phải tự nhận thức được mình. Tôi chỉ nêu lên được người xưa đã nói như thế. Còn chúng ta phải nghĩ xem mình có đúng như thế hay không. Nếu xấu thì sửa. Điều này phụ thuộc vào nhận thức của người “uống thuốc”.

PV: Vậy điều gì quan trọng nhất cần làm ngay trong cuộc sống này để người Việt sống tốt hơn?

VTN: Cái lớn nhất là chúng ta phải tự nhận thức chúng ta là người như thế nào. Sau đó chúng ta mới bàn đến chuyện khác. Nhận thức quan trọng nhất vì nhận thức đúng thì mới hành động đúng.

PV: Cụ thể là nhận thức cái gì, thưa ông?

VTN: Nhận thức mình là người thế nào? Mình đang làm gì? Trong thế giới này mình là gì?

PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?

VTN: Tôi thấy dân dộc Việt chưa nhận thức được mình.

PV: Nếu không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hóa như vậy. Chúng ta cần đưa ra một trường hợp cụ thể. Theo ông, Nguyễn Du có nhận thức được mình không khi viết ra một tác phẩm như Truyện Kiều?

VTN: Tùy bạn, bạn cứ nói những điều này trên mặt báo. Một người như Nguyễn Du nhận thức được không có nghĩa là cả dân tộc nhận thức được.

PV: Ông nói sao? Một thiên tài như Nguyễn Du cũng không biểu hiện cho nhận thức của dân tộc sao?

VTN: Không có nghĩa là như thế. Tôi sẽ không gặp lại bạn nữa. Tôi đi về đây. Tôi không thích kiểu nói chuyện này.

Nhóm phóng viên (VieTimes) thực hiện

nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/nhietkevanhoa/3935/index.viet



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Nov 2 2007, 01:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Công nhận là PV biết hỏi và biết dẫn người đối thoại theo hướng mình muốn nhưng cách đặt vấn đề của PV không mang tính 'hợp tác' và hơi... ỷ thế và quy chụp.

Cái ỷ thế của PV ở đây là ỷ thế vào 'dân tộc', 'tự hào dân tộc'. Đánh vào cái sâu thẳm và thiêng liêng đấy trong lòng mỗi người thì làm cho người đối thoại (VTN) rất khó phản bác vì VTN đứng trên phía 'bới móc'. Cách hỏi và đặt vấn đề của PV làm cho người ta vô hình chung cảm giác VTN đứng đối lập lại với 'dân tộc'. Cách đặt vấn đề về Nguyễn Du và nguồn/cách trích dẫn thì mang tính quy chụp và dễ làm người đối thoại mất bình tĩnh (vì nó ám chỉ tới tư cách của mình một cách rất 'ngọt' và 'độc').

Ngoài ra có một số lập luận của PV em cho là không chính xác (đóng góp của Nam Phong; y phục với kỳ đức). PV cũng sử dụng 'chân lý phẳng' kiểu dân tộc VN đã tồn tại, phát triển này nọ hay hỏi cùn kiểu người ngoài sao dám nói VN tham nhũng hơn họ..vv.. để dồn VTN. Em cho là cùn gần bằng... evil nhà em leuleu.gif

Em nghĩ bài này PV hỏi với mục đích 'giết' VTN chứ không phải hỏi để tranh luận.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Evil: Nov 2 2007, 01:13 PM


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 3 2007, 09:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Bài pv của bạn Sơn Khê này rõ là mang ác ý. Quyết tâm "vặt thịt", "xử ní" bác Nhàn.

Còn nhớ hôm em làm pv bác Nhàn mới thấy bác Nhàn là ng cực kỳ khó tính, bảo thủ, nhưng ko phải ko biết tận dụng cơ hội. Ko biết pvien bên Vietimes có cần phải ok trả xiền để bác cho pv ko, nhưng hôm em làm về đề tài nhà xí là bác Nhàn có mail rằng đề nghị sếp của bạn đồng ý trả cho tôi ít xiền để tôi có hứng thú nói hơn . Hí hí, bác quả là người của tư bản.

Xong rồi, thì sau đó xảy ra chuyện lằng nhằng giữa bác và em, về chuyện văn bản, làm cho em muốn sì trét luôn. Nhưng sau đó thì cũng đành giải quyết cho xong vụ này,bác cháu lại vui vẻ trẻ khỏe gửi báo gửi xiền cười tuơi như hoa.

Quay trở lại chuyện vụ Người Việt xấu xí trên Thể thao Văn hóa. Mục này bác Nhàn giữ lâu năm, giống như Nguyễn Quang Thân cũng chuyên giữ 1 mục nào đó. chả nhớ nữa.

Thực ra, em thấy cái mục đó hay. Thi thoảng, có ng lục lại những cái đó của những bậc tiền bối,

(ối, phải đi rồi, tẹo tiếp)


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
phatastic
post Nov 3 2007, 01:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.170
Tham gia từ: 1-June 05
Thành viên thứ: 1.775

Tiền mặt hiện có : 213.705$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hihi, đọc cái này bực mình ở phần comment bạn đọc quá, tớ buồn buồn gửi chơi 1 comment theo hứơng khác xem thử VieTimes có đăng không.

------

Đây là một bài phỏng vấn thú vị. Điều thú vị không nằm ở nội dung mà đáng lẽ một cuộc phỏng vấn nghiêm túc phải hướng tới mà ở chỗ cái ác ý, rẻ tiền lẫn cái ấu trĩ của người phỏng vấn.

Câu hỏi của Sơn Khê: "PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?"

Câu hỏi này cho thấy một sự dốt nát của nó. Có hàng trăm, hàng ngàn dân tộc còn tồn tại trên thế giới ngày nay. Họ cũng trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Rất nhiều trong số đó đánh mất bản sắc, đã và đang bị đồng hóa, hoặc không tồn tại được. Cả ngàn năm lịch sử không là gì cả!

Cái thái độ và lý lẽ đó của Sơn Khê là thái độ của những kẻ hủ nho phản động trong triều Nguyễn_ mang cái văn hiến ngàn năm ra để hù dọa hoặc bịt mắt trước nhận thức khác, trước sự tiếp xúc với nhận thức mới của phương Tây. Cho nên có lẽ không có gì lạ khi Sơn Khê tỏ ra không hiểu các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,..

Cuối cùng, xin hỏi VieTimes là ở chỗ nào trong cuộc phỏng vấn 24phút ông Vương Trí Nhàn làm cơ sở cho cái tít "Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”" ?
---------


--------------------
Dường như ai đi ngang cửa...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Nov 3 2007, 05:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(phatastic @ Nov 3 2007, 01:02 PM)
Hihi, đọc cái này bực mình ở phần comment bạn đọc quá, tớ buồn buồn gửi chơi 1 comment theo hứơng khác xem thử VieTimes có đăng không.

*



Tớ đọc cái mớ 'ý kiến bạn đọc' đấy cũng thấy ghét.

Ngoài lề: tớ rất nghi ngờ là các báo tự sáng tác ra 'ý kiến bạn đọc'.


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 4 2007, 12:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



1--------------PV: Căn cứ vào đâu ông nói Việt Nam nhiều tham nhũng hơn các nước khác?

VTN: Thì cứ giở báo chí ra là thấy nhan nhản tham nhũng. Các tòa án xử không xuể. Ông Lê Đăng Doanh từng nhận xét chỉ 5% lộ ra bề mặt, còn 95% vẫn trong bóng tối. Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới.

2-------------PV: Đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng. Để đánh giá một đất nước, một xã hội thì phải thấu hiểu, phải trải qua chính những vấn nạn mà xã hội ấy gặp phải. Vậy nên không thể nói những bảng đánh giá đó là chính xác, coi như một chân lý để khẳng định?

VTN: Tôi không đồng ý với bạn điều đó. Chúng ta hay nói chỉ ta mới đánh giá được ta. Nhưng chúng ta rất sai. Người nước ngoài thừa sức đánh giá chúng ta. “Chỉ trong chăn mới biết chăn có rận” là sai!

3-------------PV: Ông vừa nói có những người không tốt nhưng lời nói của họ tốt đúng không. Nhưng “Y phục" phải "xứng kỳ đức”. Chúng ta ở một vị trí xã hội, tầm văn hóa như thế nào thì mới có quyền phát ngôn ở vị trí xã hội như thế, tầm văn hóa như thế.

VTN: Sự đánh giá một người không có chữ “chết”. Bảo người đó là xấu không có nghĩa tất cả con người họ xấu. Họ vẫn có phần tốt của họ. Có những người rất tốt nhưng vẫn nói ra những phần xấu.


ooooooooooo
Thở dài phát. Tớ thấy từ câu trả lời đầu tiên của ông Nhàn đến câu cách Tồn tại (phóng viên hỏi) tốt đẹp là gì, bác Nhàn trả lời: Ví dụ làm ra nhiều sản phẩm, có nhiều phát minh sáng kiến, con người sống tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi… Đó là cách sống tốt đẹp.

1--------------
Thực ra, sự tồn tại khác với cách sống. Nhưng thôi, ko sao, trong lúc phỏng vấn thì lời lẽ ko được chính xác lắm là chuyện phình phường. Nhưng cơ bản là bác Nhàn trả lời khá ổn đấy chứ? Trong khi câu hỏi thì buồn cười và phi lí vãi ra, nó cứ tỏ ra là hiểu biết, là chặn họng, là xoay như chong chóng, nhưng thực ra tuyền sai bét nhè chè đỗ đen:

Theo bản phóng vấn in chuẩn trên Vietimes thì tính logic từ câu hỏi của người PV đến câu trả lời in chuẩn của bác Nhàn thì : bác Nhàn đâu có nói căn cứ vào nước ngoài nhỉ? hihi, chỉ nói Lê Đăng Doanh nhận xét thôi và xem trên báo thôi chứ. Câu trả lời này hoàn toàn ko nhắc đến từ nước ngoài.

2-----------

Tự dưng bạn Sơn Khê nói là "NHỮNG KẺ ĐỨNG NGOÀI VIỆT NAM" ối giời bạn này, phóng viên mẹ gì mà phân biệt chủng tộc, gọi người khác là kẻ, miệt thị ko chịu nổi... Chết ko cơ chứ lị.

3---------------
Chả hiểu sao ở câu trả lời lại có chữ Chết nhỉ? Kỳ quặc thật. ko thấy câu hỏi có.
----------

PV: Chẳng nhẽ dân tộc Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử lại không thể nhận thức được mình?

VTN: Tôi thấy dân dộc Việt chưa nhận thức được mình.
--
Câu hỏi này thật là nực cười, Kiểu như mày thấy con nhà tỷ phú, con nhà hoa hậu mà chả lẽ lại ko xinh đẹp giàu có sao? Kiểu đương nhiên là DÂN TỘC thì phải NHẬN THỨC cái con tườu được mình, ha ha. Lại còn hàng ngàn năm lịch sử nữa. Chết tiệt.


PV: Nếu không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hóa như vậy. Chúng ta cần đưa ra một trường hợp cụ thể. Theo ông, Nguyễn Du có nhận thức được mình không khi viết ra một tác phẩm như Truyện Kiều?

--- Câu này thì hùng hồn thế, ha ha. Như kiểu lịch sử, rồi liệt kê, nhà tao có ba bò chín trâu, có đồi mồi, có nắm xôi, sao mày lại bảo tao ko giầu, tao thất học, tao ngu si? tao vô văn hoá? Xong lại lôi cụ Nguyễn Du ra mà hỏi một câu ngang phè phè sai cả logic.

VTN: Tùy bạn, bạn cứ nói những điều này trên mặt báo. Một người như Nguyễn Du nhận thức được không có nghĩa là cả dân tộc nhận thức được.

---> dù sao thì bác Nhàn trả lời câu hỏi này quá hay!

PV: Ông nói sao? Một thiên tài như Nguyễn Du cũng không biểu hiện cho nhận thức của dân tộc sao?
-----------> câu hỏi của bạn này, lại là... quá ... điên!

-----------


Có lẽ bắt đầu từ bài chê bai VTN với chuyên mục NGười Việt xấu xí trên blog của bạn 5xu, mà phóng viên này đã nảy ra cái ý phỏng vấn bác Nhàn chăng? Dù sao thì bài của 5xu cũng dc chính bên Thể thao văn hóa xin in cái bài "chửi" mình, nhưng lại biên tập, cắt gần hết những đoạn chửi, chỉ để lại những đoạn... ôn hòa mà thôi. Ha ha.

PV SK thật là hùng hồn, phải tôi, tôi nghi ngờ những câu hỏi của bạn SK, bởi kiểu hỏi cứ như là bố ng ta ,xấc xược như công an hỏi cung, thẩm vấn, tỏ QUYỀN LỰC CỦA BÁO CHÍ thì bố ai mà chấp nhận được. Tôi nghĩ bạn SK hỏi khác, và về biên tập lại thôi. Cứ nhìn câu hỏi và câu trả lời có nhiều chỗ sai logic mà xem.

ơ, mà tôi vẫn thấy chuyên mục Người Việt xấu xí của bác Nhàn là hay đấy!
Đọc ý kiến độc giả, chắc cũng edit mấy mươi % roài. Toàn thấy vuốt đuôi mí lại khen ngợi Phóng viên, hihi. Người ta hầu như ko theo dõi thường xuyên mục báo đó, cũng hầu như ko đọc kỹ bài phỏng vấn này, nhưng ng ta luôn tự tỏ ra hiểu biết và thích phê phán. Ha ha... đúng là ... ng Việt tuyệt hảo!Nhưng đọc cái ý kiến này lại thấy buồn cười quá cơ, bạn nào viết mà cao kiến quá. hihi.

Tôi là dân kĩ thuật, không phải là nhà thơ, nhà văn, nhà sử học. Tôi cũng chẳng có thời gian đâu mà tìm đọc, nghiên cứu những cuốn sách về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt. Nhưng tôi chỉ biết một điều "sự vật luôn luôn vận động phát triển", cho nên không thể mang những gì được phản ánh từ thời cụ Phan Bội Châu về thời @ này mà nói ra được. Theo tôi, nên delete vấn đề này đi, bởi cứ cho là ông đọc thấu hiểu những gì đi, rồi copy & patse từng đoạn vụn vặn thành một bài hoàn chỉnh nói xấu người Việt cho các reader đọc thì thật là nguy hiểm, mọi thứ sẽ lệch lạc đáng sợ.




---------
Người ta thường nói, đoán cái xấu thì dễ, đoán cái tốt mới khó. Do điều kiện lịch sử, đời sống hiện đại của chúng ta đã sinh ra một lớp người lấy chuyện đoán “cái xấu” ra để làm lớp áo tri thức của mình. Thậm chí có những người còn đi xa hơn bằng cách “làm yếu ớt đi, làm nhạt nhòa đi” chính nguồn cội của mình để mưu danh với thiên hạ.----------------> thêm đoạn sapo luận tội này nữa, thì đúng là kiểu chụp mũ quá rồi, ớn quá. Thế này mà ko kiện thì đúng là nhịn nhục thật.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: Nov 4 2007, 01:05 AM


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 4 2007, 01:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Ờ hén. Tội cô SK. Đúng là bạn pv thiệt hổng có phải SK, mà là một biẹn từng làm cho ngành... công an thật. ha ha.


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Nov 4 2007, 01:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Mà sao mọi người biết là Sơn Khê. Bài báo ghi là Nhóm phóng viên Vietimes mà.
Bài này thì rõ là tởm rồi, coi đạo đức báo chí như rơm như rác, An ninh thế giới cũng hay có bài lá cải, xỏ xiên những cũng chưa từng tới mức như Vietimes bây giờ. Nguyễn Quang Thiều (nghe nói cũng là một nhà văn có tài) đúng kiểu người tiểu nhân đắc chí, thật là đáng sợ (và khinh).


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Nov 4 2007, 02:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



SK đi cùng 1 ng nữa, là tác giả của bài báo ấy. Tạm thời tớ cũng ko thể tiết lộ được.

Một bài mới ra lò của blog búp bê bằng bột trong đêm nay, chứng tỏ vấn đề này cực kỳ bức xúc, và báo chí giờ đây, đã bị giảm quyền lực đi rất nhiều so với trước bởi Internet đã truyền đạt cực nhanh và đa dạng những phản ứng của xã hội với những gì báo chí đặt ra, và làm ... đặc biệt là làm ... sai! sp_ike.gif

---
Vương Trí Nhàn - thêm một nạn nhân mới của Vietime
http://blog.360.yahoo.com/blog-oqSfWkw9fpltPjB2peTTlF_j

Ông Vương: Con tôi mà hư thì tôi hết quyền nghiên cứu ư? Hư hư! Hicx/Oạc//



Đọc bài báo của Vietime và cả những dòng comment (mà Ban biên tập đã lựa chọn đưa lên) tôi cảm thấy nghẹn ngào xúc động. Không phải xúc động vì kính cẩn tinh thần (yêu) dân tộc mà Vietime đã dấy lên, mà vì xúc động vì tởm cái tinh thần ấy!


Vì sao?


1. Không phải cứ nói ra những cái xấu của người Việt là không yêu nước.

Khen tặng nhau, tự (hân hoan sung) sướng, "chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ", "ta đánh thắng hai đế quốc to là Mỹ và Pháp"... là chuyện xưa rồi. NGhĩa là: thời chiến thì khen vống lên, lấy sức mà đánh nhau còn đi một nhẽ. Nay cần nhìn thẳng vào sự thật: dân tộc này có nhiều cái hay, nhưng cũng có những cái dở, thậm chí rất dở. Cứ ra nước ngoài thì rõ, không phải Âu Mỹ đâu, mà ngay cả châu Á... người Việt Nam luôn ứng xử rất yếu, kém, luôn bị chê cười. Thậm chí khinh bỉ. Vì sao? Thì đã rõ: ăn ở luộm thuộm, cư xử thiếu lịch sự, mất vệ sinh chốn công cộng, đi sâu vào đời sống cộng đồng Việt ở nước ngoài cũng thâý đầy vấn đề: Thiếu đoàn kết, nếu không muốn nói là ưa chơi nhau chứ không ưa giúp nhau, làm ăn cò con...

Ở trong nước cũng càng thế. Thời các ông Phan Bội Châu, Phan KHôi... chê là đúng. Thời nay chê, vẫn đúng.

Cứ nhìn đám đông trên đường phố đi, có hay không?

Cứ vào chợ đi, nhìn và nghe đi. Ở thành phố đã thế, về quê còn kinh hơn. AI bảo dân quê ta chất phác? Hở ra là lừa, là cắn ngay đấy! Dở mặt như dở bàn tay...


Hội nhập rồi, phải học. Một trong những cái học là nghe chê mình. Lối đâu có kiểu chê là dị ứng, là lôi tự hào suông ra đánh lại. Nhất là cái kiểu lôi một đống ra, như đấu tố hồi cải cách ruộng đất!

2. Vấn đề Trích dẫn & Nghiên cứu:

- Trích dẫn là hoạt động đương nhiên và cần thiết của một nhà nghiên cứu khi làm việc. Có những quy định như dẫn nguồn, dẫn tác giả và ông Vương đã làm đúng.

Trong khi đó, Vietime lại vô cùng ấu trĩ khi cứ nhai đi nhai lại, với giọng điệu như ông Vương đã làm gì đó (rất) sai trái!

- Khi người ta nghiên cứu "thói hư tật xấu của người Việt" thì kệ người ta, nếu người ta nghiên cứu nghiêm chỉnh, phản biện là quyền nhưng hãy chỉ nên phản biện trong đề tài nghiên cứu của người ta và đặc biệt là không nên/ không được lồng thái độ đạo đức, thậm chí thái độ chính trị vào khoa học.

Kiểu "lồng" hay nói rõ là quy chụp này được biểu hiện ngay cách đặt tít bài báo:


24 phút trò chuyện với ông Vương Trí Nhàn:

Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt”

Theo thông lệ, với bài phỏng vấn, người ta thường trích một câu của nhân vật trả lời phỏng vấn hoặc cái tít sẽ mang tính bình luận: Một cuộc phỏng vấn kỳ quái/ một kiểu trả lời cợt nhả/... Không ai lại đặt một cái tít như một câu khẩu hiệu như Vietime.


3. Tôi rất không đồng ý với kiểu phỏng vấn như truy bức của báo này.
Hãy đọc đoạn sau:



PV: Trong những thói hư tật xấu chung của người Việt mà ông đã trích dẫn, ông cảm thấy bản thân mình có bao nhiêu phần trăm thói hư tật xấu trong đó?

VTN: Tôi có nhưng tôi không trả lời câu hỏi này. Tôi không nói với bạn và bạn không có quyền hỏi tôi như vậy.

PV: Đây là một cuộc phỏng vấn. Và với tư cách là một người con của dân tộc Việt, ông cảm thấy mình có bao nhiêu tính xấu trong đó?

VTN: Tôi có quyền từ chối!

PV: Vậy ông có cho con cái mình đọc những thói hư tật xấu đó để chúng tránh?

VTN: Có chứ. Nhiều người nói với tôi là anh làm sách đi để con cái họ cũng đọc được.

PV: Vậy con cái ông có tránh được không?

Đây là trò lập lờ đánh lận bởi: Ông Vương Trí Nhàn cũng công nhận ông ta có những (một số) tính xấu của người Việt, như vậy là sòng phẳng rồi, còn cố truy, rồi hỏi về con cái! NHư vậy, nếu một người có lỗi nọ lỗi kia thì mất hết quyền phán xét chăng? Nếu ông Vương Trí Nhàn có con chưa ngoan thì nghĩa là ông ta không được nói, được trích những đoạn về tật xấu của người Việt?

Những người đang làm Vietime có chịu được kiểu chất vấn của chính mình không? Và nếu kiểu chất vấn ấy là được thì phải chăng tất cả Ban biên tập và phóng viên của Vietime "trong như nước suối ban mai giữa rừng" cả?

4. Điều lạ nữa, là dù bài báo ký tên Nhóm phóng viên (VieTimes) thực hiện, nhưng lạ thay, ở dưới, lại có những bình luận nêu rõ phóng viên Sơn Khê đã thực hiện bài này. Ai thực hiện cũng vậy thôi, nhưng hình như đã lòi đuôi "sắp đặt lực lượng" đánh hôi!





Ô hô! Ai tai! Thượng hưởng!



--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC