Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Vĩnh Biệt Nhà Văn Nguyễn Huy Thiệp, Tướng (văn học) về hưu nơi cõi vĩnh cửu

Phó Thường Nhân
post Mar 21 2021, 06:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhà văn Nguyễn Huy thiệp đã mất. Thế là tướng về hưu đã về hưu hẳn lên cõi vĩnh hằng. Cách đây ít lâu, cũng đã có thông tin ông bị bệnh nặng. Đã từ lâu, không còn thấy tác phẩm mới của ông nữa. Chuyện cuối cùng của ông mà tôi đọc được, mà nó lại phát hành bằng tiếng Pháp trước, đó là cuốn « tuổi 20 yêu dấu », cũng ra đời khá lâu. Có lẽ tới 10 năm. Gần đây cũng có tin là cuốn sách này đã được phát hành ở Vn bằng tiếng Việt nguyên bản (truy bài báo thì đó là vào năm 2018), tức là cũng không phải thời sự nữa. Còn phát tán trên mạng tiếng việt thì nó đã có cùng thời. Nếu tôi không nhầm thì trong diễn đàn này cũng có nói tới tác phẩm này, và tôi đã ngạc nhiên là đầu mỗi chương nhà văn đều trích một câu ngụ ngôn thế giới, khiến tôi cứ thầm nghĩ là tại sao ông có sức đọc lớn thế. Nhưng mọi người bảo, ở Vn có quyển sách kiểu này, tức là nó tập hợp các câu châm ngôn thế giới, mà có thể nhà văn trích từ đó, chứ không phải ông « thông kinh vạn quyển Lê Quý Đôn », tự đọc rồi ghi « thẻ tre » mà tích hợp nên.
Nhà văn Nguyễn Huy thiệp nếu không thông kinh vạn quyển bằng sách vở, từ đó thu thập kiến thức, thì ngược lại, vốn sống, trải nghiệm sống cá nhân của ông lại rất lớn. Và đấy có lẽ là sức mạnh của các tác phẩm của ông. Với cá nhân tôi, những điều ông viết là trải nghiệm nhận thức của người Việt nam ở miền Bắc vào cuối thập niên 80, đầu 90, mà tôi gọi là thời gian tan vỡ. Và nếu là nhận thức thời tan vỡ, thì các tác phẩm của ông có lẽ là hoàn hảo nhất. Vì thế với tôi, sự nghiệp văn học của ông là những tác phẩm như « Tướng về hưu » tác phẩm đầu tay, rồi tới các tác phẩm phóng tác lịch sử, hay các tác phẩm hiện thực xã hội : Kiếm sắc, Vàng lửa, những ngọn gió Hủa tát, Không có vua… Cuốn cuối cùng với tôi : Tuổi hai mươi yêu dấu, thì cũng đã tàn.
Sau thời gian này đã có toàn tập Nguyễn Huy Thiệp (tôi có tập sách này), điều mà nhiều nhà văn tới cuối đời, hàng chục năm sau mới có. Điều này nói lên ảnh hưởng của ông tới văn chương Việt Nam đương đại ở VN, và tài năng của ông cũng được công nhận, dù ông không phải là nghệ sĩ « Nờ Sứt » (NSUT : danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú), nhưng cũng chưa phải là dạng nghệ sĩ bị lề trái lợi dụng thành dạng chí sĩ.
Quyển sách đầu tiên tôi đọc của ông chính là quyển « Tướng về Hưu »,hồi đó còn in trên giấy xấu đen. Điều đầu tiên đạp vào mắt tôi là phong cách viết truyện của ông. Và phong cách này có lẽ là dấu ấn đặc biệt. Tại sao ?
Từ những năm 20 của thế kỷ 20, với phong trào thơ mới, văn mới như tự lực văn đoàn, văn chương quốc ngữ Vn đã ra khỏi kiểu văn chương kinh điển chữ Nho, nhũng không giống như ở TQ, nơi nó trở thành bạch thoại, tức là giống như các tác phẩm của nhà Nho thời trước như kiểu Vũ Trung Tùy bút của Phạm đình Hổ. Trong trường hợp này, thì người ta chỉ cần viết tiếng việt phiên âm, tức là dùng bộ chữ mới mà không dùng niêm luật ngữ pháp của kinh điển như đối âm, đối chữ, ..v.v.. ở VN chân trời của văn chương mới là các tác phẩm thơ và tiểu thuyết Pháp. Quá trình này cứ tiếp tục mãi cho tới tận sau này vào những năm 70 ở ngoài Bắc. Các tác phẩm tiểu thuyết như Vỡ Bờ (Nguyễn Đình Thi), rồi Bão Biển (Chu văn), các ký của Nguyễn Tuân đã đạt tới mức độ kinh điển của văn học Pháp với tôi nó có thể so với các tác phẩm của Ban dắc (Balzac). Các nhà văn này đều là những nhà văn Pháp học. Cho đến cuối thập niên 70, thì hầu như nhà văn nào ở ngoài Bắc cũng viết được như vậy. Kết quả nghệ thuật viết văn đi vào ngõ cụt, tức là nó đã quá chuẩn, không thể đi hơn được nữa theo con đường này.
Ở miền Nam thì tôi không rõ, nhưng sau này có đọc tác phẩm của Mai Thủy (hay Mai Thảo, chẳng biết tên nhớ có đúng không), Võ Phiến, thì thấy họ cũng không vượt hơn được mức độ của các nhà văn tự lực văn đoàn. Mà đây là những nhà văn có thể coi là « trứ danh » của miền Nam cũ. Tất nhiên tôi nói ở đây như một người không chuyên về văn học miền Nam cũ trước 75.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 21 2021, 06:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cũng vào thời điểm 70,80 ở ngoài Bắc, nếu ảnh hưởng của Pháp cũ đã hết, cùng với các nhà văn đã từng « sống với Pháp », thì nó lại mở ra một cái cửa mới, đó là văn dịch của Liên Xô. Do vấn đề ngữ pháp, văn dịch thẳng từ tiếng Nga ra tiếng Việt rất ngô nghê. Một phần vì ngữ pháp Nga, nhưng phần lớn do người dịch không đủ trình. Họ không thể đạt được tiêu chuẩn văn chương trong sáng của các nhà văn tôi nói ở trên. Chính vì thế, những tác phẩm dịch văn hóa Nga hay nhất ví dụ như Chiến Tranh Hòa bình, các tác phẩm của Puskin, của Dostoievsky, hay bởi dịch qua bản dịch tiếng Pháp, chứ không phải dịch thẳng.
Các tác phẩm dịch thẳng không thể được như thế. Cũng thời gian này, vào cuối thập niên 80, cũng có điều đặc biệt là có những tác phẩm văn học Liên Xô, tôi không nhớ được tên, vì đọc qua báo Văn Nghệ. Ở đây đã có kiểu khai thác nội dung văn chưng bằng các giá trị vĩnh cửu kiểu : nhân đạo, nhân văn, tốt-xấu, ..giống như kiểu chúa-quỷ thần (Christ-Satan). Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đại chiến II ở Liên Xô cũng được viết lại theo kiểu này.
Như vậy ở ngoài Bắc lúc này, tức là cuối thập niên 70, đã có manh mối của một sự thay đổi. Và thời cuộc đã tạo ra cho nó.
Lúc cuộc khủng hoảng xã hội xẩy ra (với nhưng khó khăn sau chiến tranh, với sự tan vỡ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu), đã có nhiều nhà văn đi tìm nhận thức mới. Tôi kể ở đây 4 nhà văn, để từ đó ta có thể so sánh với Nguyễn Huy Thiệp. Đó là nhà văn Ma văn Kháng, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà văn Dương Thu Hương , nhà văn Bảo Ninh.
Bà Dương Thu Hương chỉ thay đổi nhận thức, tức là cách viết văn không thay đổi. Nhưng nhận thức của bà ấy trong các tác phẩm thì đi ngược lại. Cách đổi này dẫn và ấy đi thẳng tới lề trái.
Nhà văn Ma văn Kháng, rồi Lưu Quang Vũ, thì có những trăn trở câu hỏi. Nhưng cách giải quyết và nhìn nhận vấn đề của họ ví dụ trong tác phẩm « mùa lá rụng trong vườn » của Mai văn Kháng không thỏa đáng. Nó vẫn như bị kẹt một cái gì đó. Kịch của Lưu Quang Vũ cũng đặt nhiều câu hỏi. Tôi rất thích thơ và kịch của Lưu Quang Vũ, nhưng chẳng may ông lại chết sớm vì tai nạn giao thông. Còn nhà văn Bảo Ninh thì hơn được bà Dương Thu Hương là mặc dù nội dung cũng đi ngược (đánh đồng chiến tranh cách mạng chính nghĩa như là một cuộc chiến tranh bình thường), thì phong cách văn của ông lại là một thành công cực lớn.Tiểu thuyết « nỗi buồn chiến tranh » có lẽ là quyển tiểu thuyết duy nhất ở VN cho đến ngày nay, mà lối viết chuyện là tự sự, là uẩn khúc của tâm hồn. Ở đây là một tâm hồnduy nhất của cá nhân một người lính. Nó kéo dài tới mấy trăm trang mà đọc không chán, như ký sự, như bình luận mà vẫn là văn chương, là câu chuyện.
Cũng như vậy, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một người có lối viết đặc biệt, cũng như nội dung câu chuyện dẫn dắt.
Với tôi văn của ông đã kéo cách viết văn về hình thức dân dã, như là ở miền Bắc người ta nói như thế. Nó vượt qua tính chất kinh điển trong sáng của văn học VN thời năm 70 mà các tác phẩm văn học hiện thực XHCN đã đạt được khiến nó thành nhàm chán, vì trở thành mặt bằng chung, không còn đặc trưng, ai cũng như ai. Không hiểu sao, khi đọc ông tôi luôn liên tưởng tới hình thức « văn học Liên Xô dịch vụng ». Cách « nhìn lại vấn đề » của ông cũng có cái gì giống như họ. Nhưng tôi không thể khẳng định là ông có chịu ảnh hưởng hay không.
Nhà văn là người xuất sắc trong viết truyện ngắn, và điều đặc biệt của ông là « xâu chuỗi ngọc ». Đây là thuật ngữ của tôi dùng để chỉ hình thức viết mà mỗi tình tiết dù ngắn cũng phải được chọn lọc kỹ, có ý tưởng, hàm ý, để đọc đến đâu người đọc được dẫn dắt, khám phá đến đấy. Một câu chuyện ngắn mà mỗi ý như một hạt ngọc trai được xâu chuỗi. Cách viết đó sẽ khiến người đọc thích thú theo dõi câu chuyện tới cuối. Cách viết này, thực ra là một biến dạng của thể ký sự. Nhưng trong ký sự, nhân vật duy nhất sẽ là tác giả bài ký, ngược lại trong một truyện ngắn, những chi tiết này bổ xung nhau như một thứ puzzle tạo thành câu chuyện. Cũng phải nói thêm rằng, với tôi, nếu nhà văn rất thành công trong truyện ngắn, thì ông lại không chuyển nó thành tiểu thuyết được.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Mar 22 2021, 07:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 21 2021, 01:39 AM)
Nhà văn Nguyễn Huy thiệp đã mất. Thế là tướng về hưu đã về hưu hẳn lên cõi vĩnh hằng. Cách đây ít lâu, cũng đã có thông tin ông bị bệnh nặng. Đã từ lâu, không còn thấy tác phẩm mới của ông nữa. Chuyện cuối cùng của ông mà tôi đọc được, mà nó lại phát hành bằng tiếng Pháp trước, đó là cuốn « tuổi 20 yêu dấu », cũng ra đời khá lâu. Có lẽ tới 10 năm. Gần đây cũng có tin là cuốn sách này đã được phát hành ở Vn bằng tiếng Việt nguyên bản (truy bài báo thì đó là vào năm 2018), tức là cũng không phải thời sự nữa. Còn phát tán trên mạng tiếng việt thì nó đã có cùng thời.  Nếu tôi không nhầm thì trong diễn đàn này cũng có nói tới tác phẩm này, và tôi đã ngạc nhiên là đầu mỗi chương nhà văn đều trích một câu ngụ ngôn thế giới, khiến tôi cứ thầm nghĩ là tại sao ông có sức đọc lớn thế. Nhưng mọi người bảo, ở Vn có quyển sách kiểu này, tức là nó tập hợp các câu châm ngôn thế giới, mà có thể nhà văn trích từ đó, chứ không phải ông « thông kinh vạn quyển  Lê Quý Đôn », tự đọc rồi ghi « thẻ tre »  mà tích hợp nên.
Nhà văn Nguyễn Huy thiệp nếu không thông kinh vạn quyển bằng sách vở, từ đó thu thập kiến thức, thì ngược lại, vốn sống, trải nghiệm sống cá nhân của ông lại rất lớn. Và đấy có lẽ là sức mạnh của các tác phẩm của ông. Với cá nhân tôi, những điều ông viết là trải nghiệm nhận thức của người Việt nam ở miền Bắc vào cuối thập niên 80, đầu 90, mà tôi gọi là thời gian tan vỡ. Và nếu là nhận thức thời tan vỡ, thì các tác phẩm của ông có lẽ là hoàn hảo nhất.  Vì thế với tôi, sự nghiệp văn học của ông là những tác phẩm như « Tướng về hưu » tác phẩm đầu tay, rồi tới các tác phẩm phóng tác lịch sử, hay các tác phẩm hiện thực xã hội : Kiếm sắc, Vàng lửa, những ngọn gió Hủa tát, Không có vua… Cuốn cuối cùng với tôi : Tuổi hai mươi yêu dấu, thì cũng đã tàn.
Sau thời gian này đã có toàn tập Nguyễn Huy Thiệp (tôi có tập sách này), điều mà nhiều nhà văn tới cuối đời, hàng chục năm sau mới có. Điều này nói lên ảnh hưởng của ông tới văn chương Việt Nam đương đại ở VN, và tài năng của ông cũng được công nhận, dù ông không phải là nghệ sĩ « Nờ Sứt » (NSUT : danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú), nhưng cũng chưa phải là dạng nghệ sĩ bị lề trái lợi dụng thành dạng chí sĩ.
Quyển sách đầu tiên tôi đọc của ông chính là quyển « Tướng về Hưu »,hồi đó còn in trên giấy xấu đen. Điều đầu tiên đạp vào mắt tôi là phong cách viết truyện của ông. Và phong cách này có lẽ là dấu ấn đặc biệt. Tại sao ?
Từ những năm 20 của thế kỷ 20, với phong trào thơ mới, văn mới như tự lực văn đoàn, văn chương quốc ngữ Vn đã ra khỏi kiểu văn chương kinh điển chữ Nho, nhũng không giống như ở TQ, nơi nó trở thành bạch thoại, tức là giống như các tác phẩm của nhà Nho thời trước như kiểu Vũ Trung Tùy bút của Phạm đình Hổ. Trong trường hợp này, thì người ta chỉ cần viết tiếng việt phiên âm, tức là dùng bộ chữ mới mà không dùng niêm luật ngữ pháp của kinh điển như đối âm, đối chữ, ..v.v.. ở VN chân trời của văn chương mới là các tác phẩm thơ và tiểu thuyết Pháp. Quá trình này cứ tiếp tục mãi cho tới tận sau này vào những năm 70 ở ngoài Bắc. Các tác phẩm tiểu thuyết như Vỡ Bờ (Nguyễn Đình Thi), rồi Bão Biển (Chu văn), các ký của Nguyễn Tuân đã đạt tới mức độ kinh điển của văn học Pháp với tôi nó có thể so với các tác phẩm của Ban dắc (Balzac). Các nhà văn này đều là những nhà văn Pháp học. Cho đến cuối thập niên 70, thì hầu như nhà văn nào ở ngoài Bắc cũng viết được như vậy. Kết quả nghệ thuật viết văn đi vào ngõ cụt, tức là nó đã quá chuẩn, không thể đi hơn được nữa theo con đường này.
Ở miền Nam thì tôi không rõ, nhưng sau này có đọc tác phẩm của Mai Thủy (hay Mai Thảo, chẳng biết tên nhớ có đúng không), Võ Phiến, thì thấy họ cũng không vượt hơn được mức độ của các nhà văn tự lực văn đoàn. Mà đây là những nhà văn có thể coi là « trứ danh » của miền Nam cũ. Tất nhiên tôi nói ở đây như một người không chuyên về văn học miền Nam cũ trước 75.
*


Mai Thảo ạ.
Em có xem một số phim dựng từ tác phẩm của nhà văn NHT như Tướng về hưu, Thuơng nhớ đồng quê. Tác phẩm tuổi 20 yêu dấu là do nxb Pháp dịch từ bản tiếng Việt à bác ? em sẽ tìm đọc.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Mar 22 2021, 07:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 21 2021, 01:41 AM)

Bà Dương Thu Hương chỉ thay đổi nhận thức, tức là cách viết văn không thay đổi. Nhưng nhận thức của bà ấy trong các tác phẩm thì đi ngược lại. Cách đổi này dẫn và ấy đi thẳng tới lề trái.
Nhà văn Ma văn Kháng, rồi Lưu Quang Vũ, thì có những trăn trở câu hỏi. Nhưng cách giải quyết và nhìn nhận vấn đề của họ ví dụ trong tác phẩm « mùa lá rụng trong vườn » của Mai văn Kháng không thỏa đáng. Nó vẫn như bị kẹt một cái gì đó. Kịch của Lưu Quang Vũ cũng đặt nhiều câu hỏi. Tôi rất thích thơ và kịch của Lưu Quang Vũ, nhưng chẳng may ông lại chết sớm vì tai nạn giao thông. Còn nhà văn Bảo Ninh thì hơn được bà Dương Thu Hương là mặc dù nội dung cũng đi ngược (đánh đồng chiến tranh cách mạng chính nghĩa như là một cuộc chiến tranh bình thường), thì phong cách văn của ông lại là một thành công cực lớn.Tiểu thuyết « nỗi buồn chiến tranh » có lẽ là quyển tiểu thuyết duy nhất ở VN cho đến ngày nay, mà lối viết chuyện là tự sự, là uẩn khúc của tâm hồn. Ở đây là một tâm hồnduy nhất của cá nhân một người lính. Nó kéo dài tới mấy trăm trang mà đọc không chán, như ký sự, như bình luận mà vẫn là văn chương, là câu chuyện.

*


Những tác phẩm bác nhắc tên, em lại được đọc khi mượn sách tiếng Việt ở thư viện Pháp. Em nghĩ khi đọc ta có cảm giác bế tắc là vì thực sự bối cảnh nỗi niềm và mọi thứ thời đại họ viết đều bế tắc đối với người viết. Dẫn tới những câu hỏi và trăn trở mở không lời đáp, hoặc chỉ là chờ đợi một kết cục ở tuơng lai vô định, điều mà làm ta gấp sách lại cũng thấy bồi hổi chưa thấy kết thúc, đồng thời ta có thể dễ dàng chìm đắm vào dòng hồi tưởng như trong "nỗi buồn chiến tranh", vì ta đọc lại những dòng viết về lịch sử.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2021, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@biendep,
Những quyển sách nói trên có ở trong thư viện Pháp thì cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì với họ đây là văn học Việt nam, và đấy cũng là điều giải thích tại sao nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được các giải văn học châu Âu, hay bà Dương Thu Hương sinh sống ở Pháp. Cũng phải nói thêm là các tác giả trên khi viết văn không nhằm vào để thu hút nước ngoài, nhưng cứ thể loại văn nào có vẻ kiểu « phản đối chính phủ » thì sẽ được coi là văn học đại diện. Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiếp lúc ra đời cũng gây nhiều tranh cãi, bà Dương Thu Hương thì từng phải vào tù vì tác phẩm « những thiên đường mù ». Nhưng với người VN, muốn hiểu văn học của dân tộc mình, thì những gì thư viện Pháp có (cho người đọc bình thường, không phải cho dạng nghiên cứu) chỉ là một phần , và có phần méo mó văn học VN thật sự.
Với tôi, hiện nay ở Pháp, người Pháp chỉ được tiếp xúc với văn học Mỹ, và văn học Nhật là tương đối đầy đủ. Còn các nước khác từ TQ, Cuba, VN, ngay cả Ấn độ đều là méo mó. Phải nói là văn học các nước này nhìn qua con mắt người Pháp. Trường hợp của Ấn độ còn buồn cười hơn, vì văn học Ấn độ theo như trình bầy ở Pháp (và phương Tây nói chung), chỉ là văn học của người gốc Ấn viết tiếng Anh, và họ thuộc nhóm người phương Tây hóa nhiều nhất ở Ấn độ. Số lượng của họ chỉ là khoảng 50 triệu trên một tỉ dân. Vì thế văn học Ấn độ thật sự thế nào với tôi cũng là điều bí ẩn, mà nước này lại còn thuộc dạng cùng hội cùng thuyền về thể chế với phương Tây.
Hiện tại ở Pháp có một bà tên là Thuận, hình như là con cái cháu chắt gì liên quan tới ông Trần Dần, là một nhà văn VN dính vào vụ « Nhân văn giai phẩm » thời những năm 50, tới thập niên 90, thì ông ấy đã được khôi phục lại. Bà này cũng dịch một số tác phẩm VN ra tiếng Pháp, nếu tôi không nhầm thì bà ấy có dịch nhà văn Phan Thị Vàng Anh, rồi một lần trong FNAC tôi thấy có cả nhật ký của Nam Cao ở Việt Bắc. Nhưng văn học VN được giới thiệu ở Pháp, vẫn chủ yếu được nhìn qua định kiến chính trị của họ.
Nhưng điều tôi nói trên hơi lạc đề một chút, vì biendep đọc tiếng việt, còn tôi lại nói về sách dịch. Nhưng cái lô gic của nó không khác nhau lắm. Vì chọn sách mua và dịch sách có chung lô gic với nhau.
Trước đây sách tiếng việt thể hiện phần nào đầy đủ văn học VN được bán qua công ty Vietnam diffusion, ở chỗ gần place d’Italie. Nhưng nó đã đóng cửa từ lâu, có lẽ tới 20 năm rồi. Hiện tại có một trung tâm văn hóa VN, nhưng tôi cũng chưa bao giờ tới đó, nên không rõ nó có sách vở gì hay không.

Viết tiếp về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Một trong những điều thú vị là cách nhà văn viết đối thoại. Thường đối thoại trong văn VN bắt đầu bằng gạch đầu dòng. Nhưng nhà văn đã viết liền tù tì, khiến cả đoạn văn có dạng tiểu luận. Để minh họa điều này tôi tạm dựng một ví dụ fake do tôi tự tạo ra ở đây.
1- Viết đối thoại « kinh điển » với gạch đầu dòng.
« Anh nhìn nàng rồi hỏi
-Em đã ăn cơm chưa
-Em ăn rồi ạ »
2- Viết kiểu « liền tù tì »
« Anh nhìn nàng rồi hỏi : « em đã ăn cơm trưa ». Nàng trả lời « em ăn rồi ạ »
Với vị dụ trên đây của tôi, thì có vẻ hai kiểu này không khác gì nhau mấy. Nhưng thật ra chúng rất khác. Trong ví dụ « kinh điển », do gạch đầu dòng mà người ta biết câu trả lời là của ai, do lô gic ngữ pháp tạo ra. Trong kiểu viết liền tù tì, thì bắt buộc phải xưng tên. Cách thứ hai khiến đoạn hội thoại là một đoạn văn hoàn chỉnh. Và vì thế nó có thể thành dạng nghị luận dễ dàng. Điều mà cách kinh điển khó làm hơn. Cách đối thoại liền tù tì cũng là cách viết đối thoại truyền thống có từ trong văn học chữ Nho.
Ai từng đọc luận ngữ thì thì thường thấy chúng được viết kiểu « Tử viết : nhân chi sơ tính bản thiện », « Nhan hồi vấn Khổng tử : đối diện nàng Nam Tử, nan thay » (Đây cũng là những ví dụ fake tôi bịa đặt ra, nhưng để mọi người hiểu đối thoại trở thành câu văn ra sao trong văn cổ, mà từ đó nhận ra cách nhà văn Nguyễn Huy thiệp viết), nhưng dạng câu đối thoại trên đây, trong văn học cổ có thể trở thành tục ngữ, thành ngữ. Điều thú vị của chúng là ở đây.
Cách viết của ông đã khiến văn Nguyễn Huy Thiệp có dấu ấn đặc biệt. Với tôi văn của ông là một bước tiến nữa của văn học VN, dần dần rời bỏ các hình mẫu mà nó theo ban đầu khi viết chữ quốc ngữ. Tôi muốn nói ở đây là văn học cổ điển Pháp và ở ngoài Bắc, tất nhiên có ảnh hưởng kiểu dịch ngô nghê của văn học Nga dịch trực tiếp. Vì ở ngoài Bắc sau các trí thức Pháp học , là trí thức Nga học. Còn ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam cũ, thì ảnh hưởng của Mỹ cũng rất lớn, nhưng đóng góp của văn hóa Mỹ cho văn học, cho tiếng Việt lại ít.
Ai muốn tìm hiểu một tác phẩm dịch ngô nghê kiểu này, có thể tìm đọc cuốn « bốn mùa lịch thiên nhiên » của một nhà văn Nga nổi tiếng, được nhà xuất bản Tiến Bộ (Progress) ở Mạc tư khoa in tiếng việt (nhưng người dịch là người Việt nam). Quyển này giờ chắc khó kiếm, vì nó in từ thời bao cấp vào những năm 70.
Cùng phong cách Nguyễn Huy Thiệp này, hiện giờ cũng có hậu duệ. Đó là nhà văn Nguyễn Bỉnh Sơn
Hay nhà văn Nguyễn Mạnh Hà. Cả hai tác phẩm « Ta và họ » (Nguyễn Bỉnh Sơn), hay « Cơ hội của Chúa » (Nguyễn Mạnh Hà) với tôi đều có phảng phất kiểu viết « xâu chuỗi ngọc » này. Chuỗi ngọc của Nguyễn Bỉnh Sơn thì trơn chu cổ điển hơn, rõ ràng hơn, chuỗi ngọc của Nguyễn Mạnh Hà thì rối loạn hơn.
Khi nhìn nhận đánh giá như trên, tôi phải nói là đây là cách tiếp cận, và sắp đặt của tôi. Nó có xu hướng bối cảnh, cảnh quan hơn là có một lô gics kế thừa có bằng chứng. Ta có thể lấy một ví dụ khảo cổ học để dẫn chứng. Hiện nay trong các đồ khảo cổ, nhiều khi ta thấy có nhiều di vật giống nhau, có cảm tưởng như chúng có ảnh hưởng trực tiếp từ nhau, nhưng trong thực tế chúng không có liên quan nào. Ở đây, môi trường, điều kiện thời điểm đã tạo ra chúng,giống như nhân duyên nhà phật chứ không phải là kế thừa kiểu huyết thống, có chủ đích, có nhận thức. Câu chuyện tôi nhận xét về văn dịch Nga, văn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Mạnh Hà hay Nguyễn Bỉnh Sơn cũng như vậy.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 24 2021, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay là ngày tang lễ của nhà văn, nên tôi cũng cố gắng viết nốt, như lời một người đọc gửi tới viếng ông vậy.
Ngoài bút pháp về ngữ pháp tôi đã nói ở trên, trong nội dung chuyển tải nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có nhiều điều đáng chú ý. Đây cũng có lẽ là những điều tạo nên nhiều tranh cãi nhất. Theo như báo VN đưa tin, thì tổng cộng văn nghiệp của ông có tới 50 tác phẩm. Trên báo cũng trích lời ông nói đại khái « viết văn là tu về chân-thiện-mỹ ». Còn bản thân báo chí việt nam thì đánh giá ông viết về người lao động và đề tài nông thôn.
Rất đáng tiếc là tôi không đọc được hết các tác phẩm của ông. Những tác phẩm tôi đọc là những tác phẩm thời kỳ đầu, mà tên của chúng tôi đã kể ở trên. Tác phẩm cuối cùng của ông mà tôi đọc là « tuổi hai mươi yêu dấu » bằng tiếng việt (trên mạng) và bằng tiếng Pháp. Thời kỳ sáng tác sau tôi không biết, vì thế tôi chỉ có thể nhận xét nội dung, theo những gì tôi đọc. Một nhà văn bao giờ cũng có sự phát triển. Thường thì nó không đi chệch khỏi những cái gì ban đầu, mà nó chỉ có chín chắn lên, dầy dăn thêm. Đơn giản là mỗi con người đều có một nhận thức thu thập được trong quá trình sống. Quá trình sống này không thể làm lại được, vì thế chúng luôn kế thừa. Đặc biệt các nhà văn hiện đại, chủ yếu viết theo kinh nghiệm sống, mà không còn viết theo nhận thức nghiên cứu thu thập, nên độ giao động của nhận thức càng ít hơn. Vì thế có nhiều người chỉ viết được 1,2 cuốn là « hết mầu », họ không thể nhập vai để viết về tiếp. Điều mà các nhà văn ngày trước không vướng phải.
Có lẽ cả 10 năm nay tôi không đọc sách ông viết, vì thế những gì viết ở đây là cảm nhận còn giữ lại được trong trí nhớ.
Những sách tôi đọc được của ông, không phải là sách viết về đề tài nông thôn, cũng không phải viết về nông dân. Câu chuyện nổi tiếng nhất « Tướng về hưu » là viết về giai tầng người đô thị bình thường, các tác phẩm về sau tôi đọc hoặc là chuyện dã sử, hoặc là đề tài miền núi. Có thể về sau ông viết về đề tài nông thôn thì tôi không rõ. Ngay cả quyển sách cuối cùng của ông tôi đọc, nói về sự quậy phá của một chú bé tuổi 20, thì nó cũng là môi trường đô thị.
Một điều nên để ý đó là ông có các chuyện dã sử, đưa vua Quang Trung rồi vua Gia Long vào thành nhân vật, nhưng đây chỉ là hư cấu. Mượn nhân vật lịch sử để nói chuyện đời. Chúng không thuộc vào loại tiểu thuyết hay truyện lịch sử. Vì tôi cũng là người thích lịch sử (lịch sử thật) nên tôi có thể khẳng định những điều ông nói là fake, là hư cấu. Trong văn học VN, có những tiểu thuyết lịch sử thật sự. Thậm chí thời bao cấp nó còn có rất nhiều. Nhưng truyện hay nhất với tôi là cuốn « Tổ quốc kêu gọi » của nhà sử học Hà văn Tấn. Đây là chuyện nói về khởi nghĩa Yên bái của Đội Cấn-Lương Ngọc Quyến. Phần hư cấu của câu chuyện (vì nó phải có nhân vật) không đi ngược lại hay bịa đặt lịch sử mà lại giúp người ta tái tạo lịch sử tốt hơn. Điều mà ta không thể nói thế được với chùm bộ ba câu chuyện lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hư cấu lịch sử fake để nói chuyện nhân văn, cũng là một cách viết của nhà văn
Trong các tác phẩm về miền núi, lại có thêm một hư cấu khác, đó là huyền thoại. Trên thế giới cũng có thể loại văn này. Người ta gọi nó là hiện thực huyền ảo (réalisme fantastiques). Người nổi tiếng nhất với thể loại này là nhà văn Colombia Marquez với cuốn tiểu thuyết « một trăm năm cô đơn ».
Hiện thực huyền thoại này cũng có ở VN, nhưng người đầu tiên đưa nó vào văn học là Nguyễn Huy Thiệp, vì nó xuất hiện đầu tiên trong các phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Ví dụ cảnh phim mà người vợ ra cái miếu giữa đồng nói với hồn của chồng đi bộ đội, tôi không còn nhớ là phim nào. Nhưng đây cũng là bộ phim VN được giải quốc tế (thời đó là giải của các nước XHCN cũ). Phim của Đặng Nhật Minh có trước chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, vì thế có khả năng ảnh hưởng, nhưng vì nhà văn không để lại (hay để lại mà chưa được in) các tư liệu ông thai nghén thế nào các tác phẩm của mình, nên đây là một giả thiết của tôi.
Tóm lại về nội dung, điều đặc trưng của ông với tôi, là hai « thủ thuật » viết văn này. Cũng chính vì những chuyện « lịch sử » hay huyền thoại đi ngược lại với nhận thức đương thời, nên các chuyện của ông gây tranh cãi. Ví dụ vai trò của vua Quang Trung hay Gia long trong lịch sử thật không giống trong chuyện của ông. Vào thời điểm ông viết, cũng không có quan niệm nói sự kiện qua huyền thoại kiểu này, vì văn học VN vẫn dưới ảnh hưởng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa theo hình thức hiện thức được tô đẹp hướng thiện xây dựng con người mới, happy end (kết thúc có hậu).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 24 2021, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu tôi nhận xét những tác phẩm của ông, mà tôi đọc được, thì tôi sẽ gọi chúng là theo chủ nghĩa nihilisme. Tiếng việt dịch là chủ nghĩa hư vô. Tôi phải nói rõ hơn là chủ nghĩa hư vô này là hư vô hiểu theo kiểu phương Tây, mà người ta gọi là « sans foi, ni loi » theo tiếng Pháp (tức là không niềm tin, không luật lệ. Một thế giới lộn tùng phèo) chứ không phải là hình thức mà ở VN hiểu theo truyền thống kiểu đạo Lão, hay đạo Nho, tức là hư vô là khởi điểm của vũ trụ.
Ngay cả tác phẩm cuối cùng của ông mà tôi đọc, « tuổi 20 yêu dấu » cũng vậy, ngay từ đầu, thằng bé con đã tuyên bố một câu xanh rờn kiểu « tất cả thế giới đều lừa đảo, người lớn nói không đúng.. »
Vì thế nói là ông đề cao « chân thiện mỹ » như ông tuyên bố về ngạch văn sau này, thì có lẽ phải đào xuống trăm mét đất về ý nghĩa câu chuyện mới thấy. Có thể những vấn đề này được ông đề cập rõ hơn trong các tác phẩm sau này, mà tôi chưa được đọc. Nhưng trong chuyện « Tướng về hưu » chẳng hạn, thì cái thiện hay cái mỹ mà người ta có thể thấy, với tôi, đó là đoạn cuối cùng khi một trong người con của « Tướng về hưu » đọc kinh cho ông khi an táng qua đêm, mà lại là đứa con ít học hành nhất.Còn đứa con có thể nói là trí thức nhất trong gia đình, nhân vật Hoài làm giáo viên thì lại chẳng ra gì. Cuối cùng, dưới mọi đảo lộn tứ tung, nó vẫn có cái mầm chân, thiện, mỹ.. nhưng cảm giác « lộn tùng phèo » chuẩn xác hơn, ấn tượng hơn và là dòng chính.Ít ra là theo cảm nhận của tôi.
Hôm nay nhân lúc đọc báo về tang lễ ông, thấy có câu chuyện nhà văn Nguyễn Khải nói là sẵn sàng đổi hết tác phẩm của mình để lấy câu chuyện ngắn « Tướng về hưu », nhân thể tôi viết so sánh giữa hai nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Khải , lý do gì, theo tôi đã khiến nhà văn Nguyễn Khải hay, nhưng lại thiếu cái tính chất Nguyễn Huy Thiệp.
Tôi chọn tác phẩm « câu chuyện cuối năm » của Nguyễn Khải để minh họa điều này. Truyện này của Nguyễn Khải cũng có tiếng vang trên văn đàn VN vào những năm 90. Nội dung câu chuyện là một buổi gặp gỡ cuối năm trong một gia đình có gốc gác tư sản ở Sài gòn, nhưng trong cùng một gia đình mà có 4 tuyến nhân vật. Chủ nhà, người mời bữa cơm là một nhà tư sản có giấy « đoàn tụ gia đình » để đi định cư ở Mỹ, tiếp đó là một nhân vật có mặt trong chính trường Sài gòn cũ. Rồi có một nhân vật « theo ta trong lòng địch», mà cách thức nhà văn mô tả, có gì đó giống như lấy ông Mười Hương, hay các nhân vật tình báo làm mẫu, và một tuyến nhân vật nữa là một cặp vợ chồng theo cách mạng. Họ là em gái, trai của chủ nhà. Nút thắt của câu chuyện là chủ nhà mời cơm như là một sự chia tay, vì bà ta định tự tử sau bữa tiệc, nhưng kết cuộc câu chuyện vì « yêu cuộc sống quá » hay « tham sống sợ chết » không dám làm.
Việc ở Vn, trong cùng một gia đình ở hai chiến tuyến có rất nhiều, và tìm hiểu nó cũng là điều thú vị. Bản thân hiện tượng xã hội này nếu khai thác tốt thì là một chủ điểm rất đặc biệt.
Tác giả đã rất thành công khi tạo nút thắt câu chuyện, và điều đặc biệt với tôi, đó là tác giả đã xây dựng các nhân vật này ở « chiến tuyến » khác nhau, nhưng sinh hoạt, gu ăn uống giống nhau. Điều này có lẽ phản ánh xu hướng đô thị hóa, tiểu tư sản hóa lối sống của cán bộ « di cư » vào Sài gòn sau năm 1975, nhưng ở đây được tác giả trả lời giải thích một cách lãng nhách qua nhân vật Hảo (hay Thảo), tức là người em theo cách mạng kiểu « giờ chúng tôi phải sướng vì trước đã khổ, còn các ông các bà trước sướng thì bây giờ khổ », đi liền với nó là sự đua đòi cảnh giả « thể hiện » của hai bên như kiểu đua tranh không ai kém ai. Một bên là trọc phú mới nổi, một bên là quý tộc mất giá dù họ cùng chung một cái phông văn hóa giai cấp.
Cách diễn giải này khiến câu chuyện hụt hẫng không hợp lý, mặc dù truyện này cũng có tiếng vang, vì tác giả cài đặt nhiều câu nói diễn giải có giá trị và hấp dẫn trong câu chuyện.
Trong các truyện của Nguyễn Huy Thiệp, chúng không bị giải quyết thắt nút kiểu này. Và chính vì không có giải pháp tích cực, nó lại mở cho người đọc nhiều cửa.
Mặc dù vây, tôi cũng nói luôn Nguyễn Khải là bậc thầy của truyện vừa VN, điều mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không đạt được. Cùng là thể loại chuyện vừa, nếu so sánh nghệ thuật viết, thì truyện « đêm cuối năm » của Nguyễn Khải vẫn hơn truyện « tuổi 20 yêu dấu ». Trong cấu trúc truyện này, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không thoát được định hình truyện ngắn. Các truyện vừa của Nguyễn Khải đều thuộc loại hay, do ông chọn lọc chi tiết vừa phải, « đủ dùng » mà không rậm, nên các truyện rất cân đối.
« Nhân sinh thất thập cổ lai hy ». Đáng tiếc là mới chớm tuổi thất thập (70) thì nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã « cổ lai hy » (đi về với cổ nhân) rồi. Dù sao cũng có điều an ủi với người đọc thích văn chương của ông, đó là ông đã rửa bút gác kiếm nghiệp văn từ mấy năm trước. Như con tằm đã rút ruột nhả tơ hết. Sự nghiệp văn chương của ông như vậy cũng mỹ mãn, không phải nhà văn nào cũng làm được, đạt được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 31 2021, 09:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết tiếp cái chủ đề này một tý, dù nó lạc đề nhưng không lạc đàn. Trong thực tế, khi tôi viết lạc đàn cũng vừa có lý do ngẫu hứng « lý qua cầu », nhưng nó cũng là một cách tiếp cận vấn đề. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gợi mở cho tôi nhiều vấn đề, vì thế nếu chỉ « nhìn thẳng nhà văn mà ..bắn » thì thực ra không đủ. Cách tiếp cận trực diện trực tiếp là cách tiếp cận mà văn hóa và học vấn hiện đại do ảnh hưởng của phương Tây tạo ra cho ta. Cách tiếp cận ấy hoàn toàn hợp lý cho một vấn đề khoa học, nhưng trong khoa học nhân văn, thì « lạc đề nhưng không lạc đàn » cũng là một phương pháp tiếp cận đa chiều, mở rộng, trong đó cái « mục tiêu » (cible) ở đây là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trở thành một sự gợi mở, một cảm hứng để nói những chuyện liên quan, nó giúp người ta hiểu hoàn cảnh, môi trường cũng như đối tượng trực tiếp là nhà văn. Cách tiếp cận đa chiều này châu Á hơn, VN hơn.
Sau khi nhà văn mất, một điều hiếm thấy là báo thế giới (le monde) của Pháp cũng đưa tin. Điều cực kỳ hiếm, vì tin tức kiểu này họ đăng có lẽ trước đó là lúc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mất, hay lúc chủ tịch nước Trần Đại Quang mất. Với chủ tịch Trần Đại Quang, việc đăng tin là lý do ngoại giao nguyên thủ một nước. Về đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì đây là thuật « lấy cây che cái rừng ». Vậy tại sao nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại lọt vào « sự chọn lựa cẩn mật » này.
Theo như bài báo đưa tin, vì nhà văn là nhà văn duy nhất của VN sau cách mạng tháng tám, được Pháp in ấn. Thậm chí có tác phẩm « tuổi hai mươi yêu dấu » được in ở Pháp trước khi nó được in ở VN.
Điều này không khỏi làm tôi nghĩ tới các nhà văn Liên Xô được phương Tây « yêu dấu » thời kỳ trước, ví dụ như Pastenak người viết cuốn « bác sĩ Zivago », và nó còn được chuyển thành phim. Tiểu thuyết của Pastenak cũng được in ở phương Tây trước khi được in ở Nga về sau. Như vậy văn học VN cũng có cùng số phận với văn học Liên Xô thời kỳ trước. Ngoài ra còn có Cuba và nhiều nước khác.
Ngay cả các nước đang phát triển không có xung đột chính trị tư tưởng với phương Tây cũng vậy. Chỉ có các tác giả ở những nước này đã bị phương Tây hóa (ocidentalisé) mới có khả năng được in và giới thiệu, nhưng vấn đề ở đây có một chút khác, đó là địch kiến của thị trường văn hóa nghệ thuật. với các nước như VN, Cuba, Liên Xô, TQ, .. ngoài vấn đề định kiến về thị hiếu thị trường này còn có ảnh hưởng của chính trị.
Như vậy thông qua văn hóa « tự do ngôn luận » của phương Tây, trong thực tế chúng bi bóp méo bởi cái nhìn lệch lạc, định kiến, chính trị của họ. Hoàn toàn không phản ánh cuộc sống văn hóa nghệ thuật của các nước chủ nhà. Tôi có thể tự hào là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xuất khẩu được sách, nhưng việc đánh giá văn học VN ở Pháp chỉ được đại diện bởi nhà văn Dương Thu Hương và Nguyễn Huy Thiệp lại không phải.
Nhận xét của tôi, hay sự yêu thích của tôi với nhà văn, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự tung hô ở bên ngoài này, thậm chí với tôi nó còn là điểm trừ, phải trừ bì nó đi. Vì thế nếu tôi công nhận nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn nổi tiếng, có ảnh hưởng tới văn đàn VN, thì điều này không đúng với nhà văn Dương Thu Hương. Cũng như coi văn học VN sau cách mạng, chỉ có như thế thì là truyện cười Trạng Quỳnh.
Với tôi, dòng văn học lớn nhất sau cách mạng tháng 8 ở VN là văn học cách mạng. Ở VN, nó được gọi là dòng văn học hiện thực XHCN, nhưng gọi nó là dòng văn học « lãng mạng cách mạng » thì có lẽ chính xác hơn. Tên tuổi các nhà văn như Nguyễn Đình Thi,Nam Cao, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Chu văn, Nguyễn Khải, Trần Hiếu Minh … và nhiều nhà văn khác nữa đã đưa tiếng việt lên đỉnh cao của sự hoàn thiện. Thời kỳ những năm 70, ở ngoài Bắc còn có phong trào « giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt », có nghĩa là những từ tiếng việt chữ Nho, nếu có thể dùng bằng tiếng việt thuần túy, thì chúng sẽ được sử dụng. Điều mà trong miền Nam, vùng tạm chiếm không có. Kết quả sau năm 1975, khi tôi đọc hai bộ Tam quốc, một bộ của miền Bắc dịch, một bộ là trong nam dịch, thì sự trong sáng của bản dịch miền Bắc hơn hẳn. Tiếng việt ở miền Nam vùng tạm chiếm, do ảnh hưởng của chuyện Chưởng, rồi sự nhập khẩu gần hơn của văn hóa Trung quốc (Đài loan) đã khiến ngôn ngữ .. tầu hơn. Sự dị biệt về ảnh hưởng văn hóa VN qua văn hóa Trung Hoa này, tôi có nói trong chủ đề cảm nhận về tết.
Phương Tây không thể nào thích được văn học cách mạng. Và vì thế văn học cách mạng là độc quyền của người VN, là một trong bản chất đặc trưng của văn hóa VN.
Khi tôi ra thăm Côn đảo, tôi không ở Six sens (Resort xịn) ở đây, vì tôi không có tiền để chi vào chuyện đó, và cũng không có ý thích như vậy, nhưng tôi đi thăm nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn đảo, viếng mộ cụ Nguyễn An Ninh, viếng mộ chị Võ thị Sáu (tức là cô Sáu của đạo Mẫu).. Những nơi này chỉ có người VN cảm nhận được làm gì có Tây. May ra thì có thể có những người cộng sản Pháp, mà cũng chưa chắc.
Văn học cách mạng cũng vậy. Chỉ có người VN mới yêu được nó, cảm nhận được nó. Còn người nước ngoài thì không, nhưng không phải vì thế mà nó không có giá trị. Tôi còn có thể nói mạnh hơn, là nếu không có văn Nguyễn Huy Thiệp, thì sự mất mát của văn hóa VN không thể lớn bằng mất văn học cách mạng. Tất nhiên, nếu cảm nhận được cả hai thì tốt hơn.
Vậy cảm nhận chúng như thế nào ?
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2021, 09:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công vào năm 1917, trong vòng khoảng 2,3 năm trời, mặc dù nhà nước Xô Viết phải đối phó với nội chiến và can thiệp nước ngoài, trên mặt trận văn học nghệ thuật, có một sự bùng nổ về cách mạng văn hóa. Đây là thời điểm mà nhà thơ Mai a cốp xơ ky tạo ra lối thơ bậc thang xuống dòng, mà sau này nhà văn Trần Dần cũng bắt chiếc ở VN vào giai đoạn nhân văn giai phẩm (1958-1959). Phong trào này sau tàn lụi đi, vì nó quá xa lạ với nhu cầu thực tiễn lúc đó. Vào thời điểm ấy có một họa sĩ Nga Malevitch, nổi tiếng với bức tranh « hình vuông đen » (le carrrée noire). Bức tranh này chỉ có vẽ một hình vuông đen, trên một cái phông mầu trắng. Mặc dầu đơn giản như vậy, bức tranh này vẫn được coi như kiệt tác của tranh trìu tượng (abstractionisme). Tại sao vậy ? tôi nói theo cảm nhận của tôi. Bức tranh này nổi tiếng vì về mặt tạo hình nghệ thuật, khoảng tối mầu đen tạo thành một không gian hút mắt người ta, vì mầu đen vốn là .. không mầu. Về mặt nội dung, vẫn nói theo cảm nhận của tôi, đó là phản ứng, cảm nhận của tác giả trước thời thế, như một thứ hố đen sâu thẳm vô nghĩa. Có thể cảm nhận nội dung này về cách mạng tháng mười, đã là một trong những lý do nó được phương Tây coi là kiệt tác, ngoài vấn đề tạo hình nghệ thuật nói trên.
Ý tưởng của Malevitch rõ ràng là mới và cái hình vuông đen này có thể coi là một bức tranh, với những lý do tôi nói ở trên. Nhưng nếu bây giờ tất cả các ông họa sĩ đều vẽ kiểu này, thì chắc không còn nghề họa sĩ, mà chỉ còn nghề thợ sơn, hay thợ quét vôi. Nói cách khác, nếu chỉ có một ông Malevitch là họa sĩ vẽ kiểu này thì OK, nhưng ông nào cũng vẽ như thế thì không còn hội họa.
Vai trò của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với văn học VN hiện đại cũng vậy. Nếu có một Nguyễn Huy thiệp thì là độc đáo, ông nào cũng bắt chiếc Nguyễn Huy Thiệp, thì không còn văn học VN. Tại sao tôi lại có thể mạnh mồm nói như thế. Bởi Nguyễn Huy Thiệp, hay như đạo diễn Đặng Nhật Minh (ông này vốn là người phiên dịch phim XHCN tiếng Bun, tiếng Nga ra tiếng việt, rồi từ đó chịu ảnh hưởng) là những người chịu ảnh hưởng tác động thứ hai vào văn học Vn, đó là cảm nhận đến từ Nga, Liên Xô, và các nước XHCN khác.. Sự ảnh hưởng này khiến văn phong trở nên cộc lốc, một đặc trưng của văn Nguyễn Huy Thiệp (ít nhất là qua các tác phẩm tôi đọc) về mặt nghệ thuật viết kém xa các tác phẩm của các nhà văn cách mạng. Thế mạnh của họ là truyển đổi ý tưởng, không phải là ngữ pháp, câu cú.
Văn học VN bằng chữ quốc ngữ chịu ảnh hượng và lấy mô hình văn học Pháp. Không phải văn học Pháp đương thời, mà là văn học Pháp thời cuối thế kỷ 19, với các nhà văn như Ban dắc, Víc to huy gô, .. Vào thời điểm có các nhà văn lớp đầu tiên như tự lực văn đoàn, hay văn học trường phái hiện thực phê phán thời Pháp thuộc. Sau năm 1945, các nhà văn cách mạng vẫn tiếp bước nó, vì họ có ảnh hưởng văn hóa Pháp, nhưng không còn có liên lạc gì với văn học Pháp nữa cả. Việc này đã khiến văn họ VN trở nên độc lập, có đủ sức như bất cứ một ngôn ngữ quốc tế nào trên thế giới. Tác động của trào lưu XHCN nói riêng, và văn họ Nga nói chúng không có ảnh hưởng kiểu này, mà ngược lại lại khiến ngôn ngữ viết cộc lốc, xa lạ đi.
Chính vì thế tôi mới nói văn học cánh mạng, ngoài vấn đề nội dung đặc trưng của cách mạng VN, về mặt nghệ thuật, ngữ nghĩa , chúng là đỉnh. Các tác phẩm này nếu so sánh với hội họa thì giống như các tác phẩm cổ điển, mà từ đó bất cứ ai cũng có thể học và bắt chiếc được để viết văn, để làm báo, làm thơ, viết xã luận, phê bình, làm giấy tờ hành chính, tùy theo nhu cầu của mỗi người.. nó là cái đế của tất cả.Giống như khi người ta học tranh cổ điển thì biết pha mầu, tạo không gian, vẽ kỹ họa, .. từ đó họ có thể sáng tạo ra tranh kiểu Malevitch, hay các kiểu khác nữa, nhưng ngược lại thì không thể.
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy. Bắt chiếc được Nguyễn Huy Thiệp, thì chưa chắc là biết viết văn.
Như vậy nếu có điều gì tôi thích ở Nguyễn Huy Thiệp, thì đó là sự sáng tạo. Nhưng mỗi người phải tự sáng tạo, mà không thể bắt chiếc.
Lạc đề một chút để không lạc đàn. Văn học VN, như nhiều nền văn học khác chịu ảnh hưởng từ bên ngoài ở một thời điểm, nhưng rồi từ đó nó bứt ra đi theo con đường riêng, cảm nhận riêng của dân tộc. Ví dụ các cụ nhà Nho ở VN sử dụng văn học thời nhà Đường làm gốc (vì thời điểm này, VN vẫn năm trong đế quốc Trung Hoa), nhưng sau đó thì không có ảnh hưởng. Tương tự như vậy, Nho giáo ở VN cho đến thế kỷ XIX, trước khi Pháp xâm lược là Tống Nho, là Lý học, tức là truyền thống Nho giáo thời nhà Tống thế kỷ X, XI.
Văn học VN hiện đại, học theo văn học Pháp cuối thế kỷ XIX, nhưng sau đó thì không còn chịu ảnh hưởng. Ở những vùng tạm chiếm trong Nam, mặc dù quan hệ với Pháp vẫn còn, nhưng văn học miền Nam cũng không vượt được cửa tự lực văn đoàn về nghệ thuật, nội dung, thậm chí còn xuống cấp do ảnh hưởng từ Đài loan với các từ ngữ Hán mới nhập khẩu qua truyện chưởng.
Điều đặc biệt thú vị, là mặc dù ngoài Bắc trong kháng chiến có sự ủng hộ của TQ, nhưng ảnh hưởng văn học TQ không có, mà chỉ có ảnh hưởng của văn học Nga, Liên Xô.
Ở miền Nam cũng có chuyện đặc biệt là không có ảnh hưởng của văn học Mỹ, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ trong vùng tạm chiếm rất lớn. Điều này có thể giải thích là vếc tơ tuyên truyền ảnh hưởng văn hóa Mỹ chủ yếu qua phim ảnh, nhạc Pop. Bản thân ở Mỹ, văn học cũng không phải là vếc tơ tuyên truyền văn hóa mà vai trò này là của phim Hollywood và truyền hình.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 19 2021, 09:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết tiếp và kết thúc.
Vào thời bao cấp, giới nhà văn ở miền Bắc được nhà nước coi là « các kỹ sư tâm hồn » theo truyền thống XHCN cũ. Vì thế họ là một lớp người được trọng vọng. Mặc dù vậy, không phải nhà văn nào viết cũng hay, cũng nổi tiếng. Sự tri ân và trách nhiệm nặng nề mà nhà nước giao cho họ, không phải nhà văn nào cũng làm được, thậm chí được ân sủng nhưng các ông lại quay ra nói láo, đòi chạy theo dân chủ tư sản phương Tây, đơn gian bởi vì họ vốn xuất thân là thị dân, tiểu tư sản.
Còn những nhà văn nổi tiếng bởi vì họ đã có tâm huyết, có lý tưởng, và cứ giả dụ là nhà nước không trao cho họ nhiệm vụ kỹ sư tâm hồn đi, thì tác phẩm của họ cũng vẫn vậy. Ở đây sự chân thành, niềm tin của nhà văn rất lớn., đóng góp chủ yếu khiến tác phẩm của họ khiến chúng hay. Nhiều người đã trả giá bằng chính cuộc sống của mình : Nam Cao, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, ..
Đến thời Nguyễn Huy Thiệp, với kinh tế thị trường thì nhà văn mất cái mác kia đi, mất nhiệm vụ kia đi. Họ chỉ là những người bình thường. Xã hội quay ra trọng vọng « thương nhân », « đại gia » hơn.
Họ phải tự bươn chải kiếm sống, không còn là dạng viên chức nhà nước có ảnh hưởng nữa. Mặc dù đã được « cởi trói », như họ vẫn đòi hỏi, gào thét, nhưng nhà văn VN hiện đại có thành công không thì không rõ. Trong một môi trường mà các phương tiện thông tin về hình ảnh, âm thanh ngày càng chiếm ưu thế, thì họ bắt buộc phải lùi về đằng sau.
Đặc biệt các nhà văn thời bao cấp nếu có mộng văn chương, thì họ đều thích viết các tác phẩm đồ sộ, tiểu thuyết thì phải nhiều tập, thơ thì phải là trường ca. Xu hướng này thực ra làm cho tác phẩm của họ yếu đi, vì không đủ vốn sống để nhồi vào tác phẩm, cũng không có kiến thức kỹ năng cao để ngâm cứu lịch sử triết học, văn học, lịch sử .. bù vào kinh nghiệm cuộc đời riêng.
Thực ra mô hình này của họ là sai. Nó là do cảm nhận dập khuôn của văn học phương Tây (cụ thể ở Vn là Pháp). Ở Pháp, các nhà văn viết các tác phẩm đồ sộ, ví dụ như Ban dắc, không phải vì họ chủ định viết như thế, mà là do kiếm sống. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, báo là hình thức media đại chúng duy nhất. Các báo muốn sống được phải lấp đầy được mặt báo bằng các tiểu thuyết viết theo kỳ. Ban dắc có bộ tiểu thuyết đồ sộ « tấn trò đời » là như vậy, vì nếu ông không viết truyện để đăng báo hàng ngày, hàng tuần thì không có thu nhập, không lấy gì để sống.
Khi tiểu thuyết và văn chương mới xuất hiện ở VN vào những năm 20, các nhà văn nổi tiếng một thời của VN thời ấy cũng sống như vậy.
Như vậy không phải cứ viết dài , viết nhiều, hoành tráng thì mới có tác phẩm hay. Việc các nhà văn thời trước viết nhiều là do phải dùng văn để kiếm sống mà ra.
Hiện nay vai trò của các nhà văn thời ấy được chuyển cho các nhà viết kịch bản các phim truyền hình bây giờ.
Tóm lại nhà văn thời nay thực ra chẳng còn những lợi thế như xưa nữa.Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng thuộc vào tầng lớp văn đàn mới này, nhưng thời điểm những năm 90, âm hưởng, ảnh hưởng của nhà văn trong xã hội vẫn còn giữ được một chút kính trọng, vĩ đại với vai trò của nhà văn của thời bao cấp trước. Nhưng bây giờ có lẽ đã hết hẳn.
Mặc dù vậy, nếu nhà văn chân thành với chính mình, và hoàn cảnh đưa đẩy khiến họ thành con đồng của lịch sử, của xã hội, nói được lên « tiếng lòng » của xã hội vào thời điểm tác phẩm ra đời, thì họ cũng vẫn có thể thành nhà văn nổi tiếng đóng góp cho văn học VN.
Thường các nhà văn láu cá, tài ít nhưng khôn lỏi, sẽ sử dụng thủ thuật nói ngược, bôi đen thành trắng, tạo ra buzz dư luận, và cái buzz này sẽ được coi như sự nổi tiếng. Nhưng cách làm như vậy thực ra là sai. Nếu Nguyễn Huy Thiệp có các tác phẩm mập mờ đi theo hướng này, thì cũng nên nhận thấy rằng có nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học cách mạng không như thế. Nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi, của Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Đình Thi, thơ của Lê Anh Xuân, Phạm tiến Duật, ..cũng là những tác phẩm đánh đúng vào cảm nhận xã hội, là con đồng của xã hội VN vào thời điểm đó, là tiếng lòng của xã hội VN, và từ đó chúng đi vào lịch sử văn học VN. Văn học không đồng nghĩa với « lề trái », « phản đối bằng mọi giá bất chấp sự thật».
Như vậy nhà văn phải có triết lý sống, phải có cảm nhận chân thành, có kỹ năng sáng tạo lối viết mới, .. thì họ sẽ thành công.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC