Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang « < 2 3 4 

· [ ] ·

 Lý Thuyết Tổ Chức Nhà Nước, copy từ FB

Phó Thường Nhân
post Apr 22 2021, 09:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ ta hãy đi sâu vào giải quyết bản chất của luât pháp là gì ? và bản chất của ứng dụng luật pháp là gì ?
Bản chất của luật pháp là quy luật được đưa ra để một giai cấp thống trị một xã hội. Đây là định nghĩa của chủ nghĩa Mác, và nó hoàn toàn đúng. Khi người ta nói « một giai cấp thống trị » có nghĩa là nói tới sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất. Chính vì thế thời phong kiến có luật thời phong kiến, thời tư bản có luật thời tư bản. Vì ở đây sở hữu và quan hệ sản xuất là kiểu tư bản hay phong kiến
Nhưng ở đây nó đẻ ra một vấn đề là, như ở Vn, TQ và các nước đang phát triển khác trên thế giới thì giai cấp nào thống trị, và luật pháp ở đây có cơ sở từ đâu khi ở những nước này không có sự phát triển của giai cấp tư sản như ở Tây Âu và Mỹ.
Ở đây tôi trở lại một luận điểm mà tôi đã trình bầy trong nhiều chủ đề, đó là đánh giá cách mạng tháng mười thế nào, và từ đó xuy ra là Liên Xô xụp đổ, điều đó có ý nghĩa gì. Như tôi đã nói, cách mạng tháng mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một hình thức công nghiệp hóa, bởi vì giai cấp tư sản Nga không đủ mạnh để làm điều này, và giới quý tộc Nga thì quá man rợ, lạc hậu để tiến hành cải cách như Nhật Bản làm thời Minh Trị.
Cách công nghiệp hóa của Liên Xô hợp lý hơn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trong thời đại này, nếu không công nghiệp hóa được thì sẽ rơi vào cảnh thuộc địa nô lệ (trường hợp của VN,TQ), và cũng không thể công nghiệp hóa kiểu Tây Âu và Mỹ, vì thế giới đã tiến bộ hơn, và cũng không thể áp dụng hình thức bóc lột mà giai cấp tư sản Âu-Mỹ áp dụng ở nước họ vào thời điểm họ công nghiệp hóa, cũng như trái đất không còn thuộc địa thừa để người ta có thể làm được điều này nữa.
Khi đã công nghiệp hóa thì bản chất của luật pháp sẽ là của cả một cộng đồng, cộng đồng ở đây là dân tộc. Ỏ VN cũng như ở các nước đang phát triển, không có một giai cấp nào đủ trấn cửa, do mâu thuẫn giai cấp nhỏ hơn rất nhiều mâu thuẫn dân tộc trước sức ép của tư bản quốc tế.
Do chỉ là một cộng đồng, mâu thuẫn giai cấp nhỏ, thì tất nhiên hình thức 1 đảng là hợp lý nhất. Cả nước như một con thuyền để đi ra biển cả, vì thế cần có một ê kíp mạnh để chèo lái. Điều này ngược với một nước tư bản phát triển, chúng có nhiều ê kíp (do sự phân liệt của giai cấp tư sản tạo ra), những ê kíp này, ê kíp nào cũng đủ sức lái thuyền và chúng thỏa hiệp được với nhau do đại đồng tiểu dị.
Như vậy luật pháp ở VN có gốc ở cộng đồng dân tộc VN chứ nó không nằm trong tay giai cấp tư sản VN. Vì giai cấp tư sản VN không tồn tại.
Nhưng không chỉ có thế. Do tác động ở bên ngoài rất lớn, nên trong luật pháp của VN cũng có những yếu tố nhập khẩu vào. Do quá trình toàn cầu hóa, do các hiệp ước hiệp định nhà nước tạo ra, vì nhà nước là lực lượng bảo đảm thi hành những luật lệ ấy. Một phần rất lớn của luật Vn hiện tại, tôi ước tính tới 60% là nhập khẩu. Điều này sẽ tạo ra nhiều điều tức cười mà tôi sẽ nói sau trong phần ứng dụng luật. Và cũng phải nói thêm là VN không phải là nước duy nhất có vấn đề này, mà ngay cả Nhật cũng có.
Một cách định nghĩa thứ 2 bản chất của luật pháp là coi chúng như quy luật chung của một cộng đồng, mà ai cũng phải tuân theo. Đây là cách hiểu và định nghĩa của các học giả tư sản, vì cách định nghĩa này mặc nhiên coi luật hiện tại của chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao, là một cái gì đó bất biến. Đồng thời nó cũng lờ đi việc đấu tranh giai cấp, vì luật được áp dụng chung. Cách định nghĩa này là cơ sở để cho nhà nước Pháp quyền hoạt động.
Như vậy ưu điểm của nó là coi luật pháp là tối thượng, ai cũng phải tuân theo.
Với tôi hai cách định nghĩa trên đều không sai. Mà chúng bổ xung cho nhau. Cách hiểu của chủ nghĩa Mác là bản chất, còn cách hiểu của các học giả tư sản có lợi thế về áp dụng, mị dân. Ở VN ai cũng hiểu khái niệm « ăn cơ chế », Nếu là luật pháp tư sản, thì lợi thế của giai cấp tư sản đã nằm ngay trong luật, được luật bảo vệ. Vì thế Ai cũng phải tuân theo không phải là điều gì khủng khiếp, và nó cũng không bảo đảm điều đó là công bằng. Chính vì thế khi phân tích luật pháp của các nước tư bản, người ta hay chia nó ra theo hướng hình thức (formal) hay thực chất. Vì thế cách nhìn nhận của chủ nghĩa Mác thực ra rất sâu sắc.
Trong hình thức một nền kinh tế thị trường, khi nhà nước không còn quản lý kiểu hành chính, khi mà mỗi một cá nhân, pháp nhân phải tự thân vận động, rồi gặp nhau , hợp tác với nhau, cạnh tranh với nhau thông qua thị trường, thì việc coi luật pháp là tối thượng, là luật chơi chung là điều bắt buộc. Cũng chính vì thế mà tôi mới nói hai cách hiểu luật bổ xung cho nhau. Với cách hiểu của chủ nghĩa Mác, sẽ giúp người ta ra luật có lợi cho cộng đồng, có lợi ích thực chất, nó là điều kiện ĐỦ. Với cách hiểu của các học giả tư sản, nó là điều kiện CẦN. Giống như khái niệm CẦN và ĐỦ trong toán học. Trong đó CẦN là điều kiện minimal, ĐỦ là điều kiện phải hướng tới maximal.
Nhưng có luật không ăn thua. Vấn đề là chúng được áp dụng như thế nào, người ta dùng nó trong thực tế thế nào. Vì thế một vấn đề cực kỳ quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả luật, đó là tinh thần ứng dụng luật pháp đến từ đâu.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 23 2021, 09:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk, Tôi không nghĩ là tôi nhớ nhầm, nhưng cứ bảo lưu điều ltbk nói ở trên, để khi nào lôi sách ra tìm hiểu. (lạc đề một chút trước khi quay trở lại)
Cách mạng tư sản Pháp, một trong những cuộc các mạng tư sản điển hình và có tính lý thuyết nhất cao nhất so với cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giải phóng dân tộc Mỹ (mà thực ra nó cũng là một cuộc cách mạng tư sản). Có 3 người cha tinh thần của cách mạng Pháp đó là ba triết gia : Rousseau, Montesquieu, Voltaire. Họ sống trước thời kỳ cách mạng, và không ai tham gia trực tiếp, nhưng ý thức hệ tư tưởng của họ soi sáng cách mạng Pháp.
Mỗi người đại diện cho một tầng lớp tạo ra ý tưởng cho cuộc cách mạng này. Vôn te (Voltaire) là đại diện cho quý tộc. Montesquieu (đọc là Mông tét xơ ki ơ, còn các cụ nhà Nho thì đọc là Mạnh đức thư kiu, do phiên âm theo chữ Nho) là đại diện cho tư sản, còn Rousseau (đọc là rút xô) thì đại diện cho tiểu tư sản. Ngoài Montesquieu sống ở Pháp, ông này làm thẩm phán ở Bóc đô (Bordeau), cả hai triết gia còn lại đều đã từng sống, lưu vong ở nước ngoài đó là Rousseau ở Thụy sĩ và Voltaire ở Anh.
Do Voltaire ở Anh, và ở đây ông đã tận mắt chứng kiến chế độ tư sản Anh hoạt động thế nào (vì cách mạng tư sản Anh đã xẩy ra vào thế kỷ XVII trước đó), thấy sự kết hợp giữa quý tộc và tư sản Anh, nên ông ta mới đề ra tam quyền phân lập, mỗi quyền ứng với một giai cấp, quý tộc là quốc hội, tư sản là chính phủ, người trên đỉnh, ngồi chơi xơi nước đại diện là Vua. Trong thực tế thì quý tộc là thượng viện, tư sản là hạ viện, chính phủ là tư sản, Vua là đại diện tối cao nhưng không nắm quyền. Sau này, các nước theo thể chế tư sản cũng làm như vậy, nhưng thượng viện lại trở thành bầu cử theo địa phương (senat), và quả thực điều này đúng với bản chất của quý tộc là lãnh chúa của các địa phương. Hạ viện là nơi làm ra luật, thượng viện là giám sát luật, (nếu thượng viện phủ quyết thì luật hạ viện không qua được) còn vai trò vua thì có thể là tổng thống, nhưng cũng có thể là dạng tòa án hiến pháp (suprême court) như ở Mỹ, vì ở Mỹ vai trò tổng thống thật ra là vai trò thủ tướng ở những nước khác.
Ngay cả Liên Xô, dù là theo một thể chế XHCN, cấu trúc chính trị ở Liên Xô cũng vẫn có cái đuôi hai viện này : vì thế quốc hội Liên Xô cũng có hai viện, và một viện là đại diện của các điạ phương tương đương với thượng viện của thể chế tư sản. Điều đáng buồn cười là trong cơ chế kiểu Liên Xô, thì cái viện này không có ý nghĩa gì, vì vai trò của nó trong thể chế XHCN đã được đảm nhiệm bằng trung ương đảng, vì thế cả VN và TQ cũng như các nước như Lào, Cuba, Triều Tiên..không có cái viện này. Cũng như vai trò chủ tịch nước không quan trọng bằng Tổng bí thư. VN là một trường hợp đặc biệt mà hai chức danh này tách biệt nhau.
Còn tư tưởng của Montesquieu là tư tưởng pháp quyền, và tôi sẽ nói tới điều này trong phần tiếp theo khi tìm hiểu cái đế của tinh thần áp dụng luật là ở đâu.
Tư tưởng của Rousseau là đặc biệt nhất, và có thể nói là có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Pháp. Tại sao ? vì là đại diện của tầng lớp tiểu tư sản có tính chất cấp tiến nhất.
Khác với cách mạng tư sản Anh, là cuộc cách mạng mà quý tộc liên kết với tư sản để làm chuyển đổi chế độ phong kiến, cách thức sản xuất kiểu phong kiến thành tư bản, từ đó dẫn tới hạn chế quyền vua, tạo nên nhà nước quân chủ lập hiến. Ở Pháp, giai cấp tư sản Pháp đã liên minh với tầng lớp người nghèo, tiểu tư sản để đánh bại quý tộc và vua. Vì thế chế độ ở Pháp là cộng hòa. Có lý do như vây nên cách mạng pháp có những khẩu hiệu mà cách mạng Anh, Mỹ, Hà lan hoàn toàn không có đó là tự do, bình đẳng, bác ái. Nhưng khi cách mạng thành công, thì giai cấp tư sản Pháp đã « phản bội » lại những giá trị này, chính vì thế khi cách mạng Pháp thành công, chế độ tư sản được xác lập, thì ở Pháp những người nghèo khổ lại muốn tiếp tục cuộc cách mạng này, có thể coi là giai đoạn 2, đó là cách mạng xã hội (revolution socialiste), chính vì thế tư tưởng XHCN xuất phát đầu tiên ở Pháp.
Cách đây mấy năm, vào thời mà Sarkozy làm tổng thống, tôi có đi xem một vở nhạc kịch tên là 1789, tức là năm cách mạng tư sản Pháp, cảnh cuối của buổi diễn là hình ảnh người dân Paris nổi dậy, và người ta đọc tuyên ngôn nhân quyền, một sản phẩm của cách mạng tư sản Pháp.
Khi nghe những lời tuyên bố này, tôi cảm thấy gai hết cả người vì cảm động, nhưng cùng một lúc so nó với những gì mà chính phủ Sarkozy tuyên bố, thái độ của xã hội Pháp với người nhập cư đương thời, .. thấy nó quá trái ngược, tôi chỉ còn biết chặc lưỡi mà nghĩ rằng. « Trời nếu những điều này là sự thật, trở thành hiện thực, thì trên thế giới cần gì phải làm cách mạng tháng mười, phải kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ..và làm sao xã hội Pháp đương đại lại thế này ».
Những tư duy bình đẳng, bác ái, tự do chính là của Rousseau. Vì thế ông có thể được coi là « triết gia của cách mạng Pháp » trong giai đoạn cao trào, tức là tới lúc Robespierre là người đứng đầu phái Giắc cô banh (Jacobin) bị giết (cỡ năm 1792, 1793).
Hiện tại, các triết gia Anh-Mỹ lại quay ra buộc tội Rousseau coi ông là người đẻ ra chế độ độc tài, vì ông nói tới khái niệm « lợi ich chung », « lợi ích toàn xã hội » (intérêt général), điều này cũng dễ hiểu vì triết học Anh Mỹ dựa trên chủ nghĩa cá nhân tổng thể (individualisme intégral), phủ nhận quyền lợi chung.
Vì cách mạng tư sản Pháp có cái vế bình dân, dân nghèo lớn nhất trong các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Mỹ, đồng thời cách mạng Pháp bằng các bộ luật về dân sự, thương mại, hành chính.. đã hoàn thiện về lý thuyết cho một cuộc cách mạng tư sản điển hình, cho nên cách mạng Pháp rất được các nhà Mác xít quan tâm, coi nó là giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng lớn hơn. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và cũng chính vì thế ở Liên Xô, ở Vn, ở TQ, .. các cuộc cách mạng ở đây đều được cấu trúc quan niệm theo hai thời kỳ : dân tộc dân chủ và CNXH. Nhưng ở đây, cách mạng dân tộc dân chủ lại không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo, vì nó không tồn tại hoặc mại bản (TQ, VN), hoặc có tồn tại thì quá yếu ốm (Nga Sa hoàng)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 24 2021, 06:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, theo link này

https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1...-lap-la-gi.html
Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trongnhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực. Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ không chấp nhận việc một cơ quan nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền.

Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.

-------------------

Tôi bổ sung thêm chút:

Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước Tinh thần pháp luật (1748) của mình, đã đưa ra luận điểm rằng để đảm bảo sự tự do thì 3 quyền của nhà nước là lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ, nghĩa là 3 cơ quan này phải hoạt động độc lập.

Còn cái mà Voltaire nói, có lẽ là luận điểm sơ khởi ban đầu, phân chia quyền lực giữa tư bản và quý tộc. Cái đó cũng có thể coi là ban sơ của tam quyền phân lập cũng được, dù không phải ai cũng đồng ý với điều đó.
Quan điểm của Voltaire về nhà nước, đó là ông cho rằng cần phân tách nhà thờ ra khỏi nhà nước thì đúng hơn


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 27 2021, 08:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Cám ơn ltbk, đúng rồi. Ở đây tôi không nói tới « giải pháp kỹ thuât » của tam quyền phân lập, , tức là ý kiến tách biệt hành pháp, lập pháp, tư pháp, mà nói gốc gác của nó, tại sao các triết gia phương Tây đề xuất nó. Xuất phát điểm của nó là « đấu tranh giai cấp » ở giai đoạn cuối phong kiến ở Tây Âu, khi hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng quan hệ chính trị của xã hội phong kiến. Nó là sự thỏa hiệp lẫn đấu tranh giữa nhà thờ, quý tộc phong kiến, và giai cấp tư sản đang lên.
Hình thức tam quyền phân lập này, như tôi đã nói, được hình thành ở Anh trước, nhưng dưới hình thức kinh nghiệm, chứ không nâng cấp thành lý thuyết. Người đầu tiên nói tới nó, coi như một hình thức thỏa hiệp giữa quy tộc và tư sản là Vôn Te, vì Vôn te lưu vong ở Anh, và nhìn thấy chế độ ở Anh như thế, ông ta đã đề xuất cho Pháp, như một giải pháp tương lai.
Cuộc đấu tranh giữa giai cấp quý tộc và tư sản Anh đã làm nẩy sinh ra quốc hội hai viện, với Thượng viện do Quý tộc nắm, và Hạ viện do tư sản nắm. Thượng viện có quyền phủ quyết hạ viện. Còn về mặt tư pháp, thì luật nhà thờ vốn đồng tồn tại với luật nhà nước thời phong kiến bị xóa bỏ. Chính vì thế cách mạng tư sản Anh mang hình thức cải cách tôn giáo, cách mạng tôn giáo.
Mặc dù Vôn Te đề xuất như thế, nhưng ở Pháp, cách mạng Pháp lại không đi theo nguyên tắc này được (tức là nghị viện có 2 viện, và mỗi một giai cấp nắm một viện như ở Anh), bởi vì ở Pháp chế độ phong kiến tập quyền đã gắn chặt quý tộc với vương quyền, khiên giai cấp tư sản Pháp phải liên minh với tầng lớp người nghèo, bình dân để lật đổ cả quý tộc lẫn vương quyền. Vì thế cách mạng tư sản Pháp có mùi vị một cuộc cách mạng xã hội, vì thế nó mới có những khẩu hiệu xu hướng này như : tự do, bình đẳng, bác ái. Điều mà ở cách mạng Anh không có.
Sau cách mạng tư sản Pháp, thì giai cấp tư sản Pháp cũng không tiến hành cách mạng xã hội, theo những khẩu hiệu trên. Vì thế trong thời gian 100 năm, sau cách mạng tư sản Pháp, ở Pháp cứ khoảng mấy chục năm lại có một cuộc cách mạng : 1836, 1848, 1870. Chỉ vào cuối thế kỷ XĨ, khi Pháp trở thành một đế quốc thuộc địa, nguồn lợi do bóc lột thuộc địa đưa lại, được « lại quả » một phần trong các chính sách xã hội ở Mẫu Quốc, thì ở Pháp mới không còn có cách mạng nữa. Các cuộc cách mạng về sau này, có thể coi như giai đoạn 2 của cách mạng Pháp, cách mạng xã hội (revolution socialiste)
Cũng chính vì thế, tư tưởng xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa có ở Pháp trước. Và người ta mới nói chủ nghĩa Mác là kết tinh của 3 thành quả : kinh tế học Anh, Triết học Đức, và tư tưởng chủ nghĩa xã hội Pháp. Các Mác, cũng như Ăng ghen luôn phân tích tình hình chính trị Pháp, như một dạng điển hình, là bài học để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như ở Pháp là nơi có hình thái nhà nước công nhân đầu tiên (công xã Paris)
Ở trên vì tôi muốn nói về vấn đề luật ở đâu mà ra, cái đế của nó (fondation) là ở đâu, qua phần tôi viết trên , cũng như trả lời ltbk (do nó không bị lạc đề lắm) đã chỉ ra rằng đế của luật pháp là tương quan lực lượng giai cấp, là hệ quả của đấu tranh giai cấp trong một xã hội. Ví dụ thực tế, tam quyền phân lập là hệ quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và quý tộc.
Cũng phải bổ xung thêm. Hiện nay theo quan niêm của các sử gia tư sản Pháp ở Pháp đánh giá cách mạng Pháp, ví dụ như nhà sử học François Furet, thì nó lại có cái thuyết là cách mạng Pháp thực ra không kết thúc vào năm 1815 (tức là khi Na pô lê ôn thua trận, quý tộc lưu vong Pháp trở về Pháp) mà kéo dài .. 100 năm. Có nghĩa là tất cả các cuộc cách mạng tôi nói ở trên : 1836,1848, 1870, .. chỉ là những pha (phase) khác nhau của cuộc cách mạng Pháp 1789. Theo ông ta, thì giai cấp quý tộc Pháp vẫn tiếp tục tranh giành quyền lợi chính trị với giai cấp tư sản Pháp, cho tới 100 năm sau, khi chế độ cộng hòa được khẳng định thì điều này mới kết thúc. Nếu chấp nhận như vậy, thì có thể nói cơ chế nhà nước Pháp giai đoạn này cũng là hệ quả của đấu tranh giai cấp giữa quý tộc và tư sản mà ra, ngay cả khi giai cấp tư sản đã nắm toàn quyền kinh tế sau năm 1789.
Hiện nay hình thái nhà nước tam quyền phân lập trở thành phổ cập, ngay cả nhà nước VN hiện tại cũng vậy, khiến người ta hay lầm lẫn là phải có sinh hoạt chính trị như ở phương Tây mới là tam quyền phân lập là sai (điều này cả lề trái, lẫn lề phải đều nhầm). Còn sự khác nhau của sinh hoạt tam quyền phân lập (tức là tương tác, quy thức tương tác của ba thành phần tư pháp, lập pháp, hành pháp này ra sao), thì nó phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của từng nơi.
Ví dụ, cái đế của tam quyền phân lập ở phương Tây là giai cấp tư sản ở những nước này. Có thể coi chúng là những « đảng ngầm », còn các đảng phái của nó, thực ra chỉ là lợi ích nhóm.
Ở VN, TQ, cái đế của nhà nước tam quyền phân lập này là Đảng cộng sản. Ở I ran, cái đế của nhà nước tam quyền phân lập ở đây là tăng lữ hồi giáo.
Thế còn ở những nước khác, thì tùy cấu trúc xã hội của họ ra sao mà nhà nước tam quyền phân lập hoạt động trục trặc hay không. Ví dụ ở châu Mỹ la tinh tư sản mại bản và phong kiến là cái đế. Ở ĐNA cũng gần tương tự như vậy. Ở những nơi này, do cấu trúc xã hội ọp ẹp khác nhau ra sau, mà cái khung cứng của nhà nước là quân đội hiện hình ra nhiều hay ít. Có nơi là hệ quả của sự đóng quân của Mỹ : Hàn quốc. Có nơi là cái vỏ, là lớp véc ni nằm ở bên trên như Nhật.
Bây giờ tôi sẽ nói tiếp về cái đế của ứng dụng luật ở đâu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 28 2021, 05:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu cái đế của sự hình thành pháp luật là đấu tranh giai cấp tương tác nhau trong một xã hội, mà luật pháp là sự thể hiện của nó trong một thời điểm (thời điểm ở đây là một thời gian dài, chừng nào quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất không thay đổi, chứ không phải là một khoảng khắc), thì việc chấp nhận luật ra sao, sự dụng chúng thế nào lại phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân và xã hội ấy trong thời điểm đó.
Phần này cũng có thể nói là sự phát triển hơn của quan niệm « luật là quy luật chơi chung, ai cũng phải chấp hành ». Từ đó nó dẫn tới việc tìm hiểu, nguồn gốc khiến mỗi cá thể, mỗi pháp nhân chấp nhận, thi hành luật đến từ đâu.
Ở đây ta có thể trở lại với Montesquieu (Mạnh đức thư cưu). Triết gia này ngoài cuốn « Tinh thần pháp luật » (Esprit des lois), còn có một tác phẩm nữa nổi tiếng không kém, cũng được coi là một dạng kinh điển của triết học tư sản, đó là cuốn « những bức thư Ba tư » (les lettres persanes).
Quyển này viết dưới dạng các bức thư của một người Ba tư ( I ran ngày nay) viết về nước Pháp lúc đó, tất nhiên là người Ba tư Fake, từ đó đả kích vường triều Pháp. Tại sao Montesquieu lại chọn lựa kiểu viết này, đóng vai này (không chỉ có ông mà Vôn te cũng hay làm như vậy), bởi vì theo quan niệm phong kiến lúc bấy giờ, đạo Thiên chúa, thông qua vương quyền là cái đế của luật pháp. Có một câu mà người ta hay gán cho Dostoievsky, nhà văn Nga trong quyển Anh em nhà Ka ma dốp (les Frères de Kamazov) thể hiện chính xác tư duy này : nếu chúa không tồn tại, thì không còn phép tắc ( Si dieu n’existe pas, tout est permis). Nói cách khác, đạo Thiên chúa là cái gốc của pháp luật phong kiến ở Tây Âu. Nhưng ở những nước khác, không theo đạo thiên chúa, thì pháp luật, gốc của pháp luật đến từ đâu. Chính vì thế khi nhập vai người các nước này (ở đây là Hồi giáo), thì Montesquieu có thể chỉ ra rằng, pháp luật không phải từ chúa, theo quan niệm ở Tây Âu mà ra, và ông coi nó là từ khí hậu, địa lý, phong tục, ..(thông qua cảm nhận về nước Pháp của một người Ba tư fake)
Tương tự như vậy, Vôn Te, ở trong nhà mình cũng treo một bức ảnh của Khổng Tử, và mỗi ngày đi qua lại cúi chào một cái. Tại sao ? bởi vì ở TQ không tồn tại một ông chúa trời, nhưng tại sao TQ vẫn phát triển, vẫn có luật lệ.
Thời Montesquieu, Vôn te, Tây Âu chưa phat triển tới mức đi xâm lược thuộc địa, cho nên thái độ của họ với các nền văn hóa khác có sự tôn trọng hơn. Chinh vì so sánh như vậy, mà các triết gia ánh sáng đã chỉ ra rằng, điều tồn tại ở Tây Âu phong kiến không phải bất biến.
Tác phẩm của Montesquieu như vậy có nhiều điều thú vị, với tôi đó là cách tiếp cận tổng thể thông qua văn hóa. Và điều Montesquieu nói, với tôi nó vẫn đúng cho đến ngày nay. Nói cách khác sự áp dụng pháp luật thế nào ở từng nước, phụ thuộc vào các nhận thức văn hóa của người dân ở đó.
Phải nói thêm cho đầy đủ là, ngoài việc sử dụng các nền văn hóa khác, phần lớn các triết gia phương Tây trở về nguồn, tìm hiểu thời đại Hi lạp-La mã (trước thế kỷ thứ 3, tức là lúc đạo Thiên chúa trở thành quốc đạo của đế quốc La mã, thời Hoàng đế Constantin), chính vì thế mà các học giả tư sản ngày nay vẫn tiếp tục coi dân chủ có nguồn gốc từ Hi lạp, viện dẫn dân chủ từ chế độ nô lệ thời này. Nhưng đây chỉ là một sự tuyên truyền. Thời Hi lạp, chỉ có khoảng 10% dân số, tức là chủ nô mới sinh hoạt như vậy, tức là có quyền bầu cử, còn 90% dân là dạng nô lệ hay nông nô, lấy đâu ra dân chủ. Đến ngày nay, dân chủ phương Tây cũng chỉ là một chế độ quyền lực của giai cấp tư sản, thì lấy đâu ra vấn đề dân làm chủ ở đây.
Vậy ta có thể tìm một công thức để thể hiện tác đông của văn hóa như là cái đế của tinh thần pháp luật, ứng dụng pháp luật trong một xã hội không ?
Tất nhiên, và điều đó ta có thể làm với một triết gia khác, nổi tiếng không kém các triết gia ánh sáng Pháp, đó là Hê ghen (Hegel). Triết gia người Đức, người đã tìm ra phương pháp lô gics biện chứng, để từ đó Các Mác và Ăng ghen đổi cái đầu duy tâm của nó để trở thành duy vật biện chứng
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 3 2021, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi sẽ đưa ra hai công thức nói về nhận thức cá nhân, và nhận thức toàn xã hội. Cái công thức này không phải là tôi nghĩ ra mà lấy của một học giả Pháp, khi ông ấy dùng công thức này( tạo ra công thức này) để nghiên cứu văn hóa Nhật bản. Tên ông ta là Jonathan Jay Morton. Nhưng công thức này là suy ra từ Hê Ghen (Hegel), còn nó Hê ghen ở chỗ nào, thì tôi sẽ trình bầy sau. Và điều này sẽ rất thú vị cho những ai tìm hiểu chủ nghĩa Mác, vì chủ nghĩa Mác cũng dùng biện chứng luận của Hê Ghen, do Hê ghen phát minh, nhưng gắn nó với « vật chất », từ đó thành duy vật biện chứng. Vật chất ở đây có thể hiểu là kinh tế, quan hệ kinh tế, hình thái kinh tế.
Nhận thức một con người cá nhân khi hành đông sẽ có công thức này :

Nhận thức cá nhân viết tắt là NI= giáo dục (x,y,z) + Ký ức(x,y,z) + Tín ngưỡng (x,y,z) + ý chí hành đông (x,y,z)

Đây là cách biểu diễn dưới dạng toán học, nhưng phải diễn giải nó như sau
Cái dấu cộng (+) tôi sử dụng ở đây là để thay nghĩa union (tích hợp)
Giáo dục ở đây bao gồm giáo dục nhà trường, những cũng có cả tự học.
Ký ức là những trải nghiệm cá nhân, là vốn sống
Tín ngưỡng bao gồm cả niềm tin
Ý chí hành động thì rõ rồi.
X ở đây là biểu tựơng của không gian. Trong khoa học xã hội thì không gian chính là môi trường sống, nơi mà giáo dục, ký ức, tín ngưỡng ý chí tồn tại.
Y ở đây là thời gian, Trong khoa học xã hội nó đồng nghĩa với lịch sử, với quá trình.
Z ở đây điều kiện khách quan.
Nếu diễn giả theo ngôn ngữ thông thường thì có thể nói nhận thức cá nhân khiến một con người hành động phụ thuộc vào giáo dục, vào trải nghiệm cuộc sống, vào niềm tin và vào ý chí hành động trong một môi trường và không gian thời gian nhất định với các yếu tố khách quan bên ngoài của môi trường , không gian, thời gian đó.

Nhận thức xã hội viết tắt là NX=truyền thống(x,y,z)+lịch sử (x,y,z)+tín ngưỡng(x,y,z)+Hệ thống chính trị(x,y,z)+Nguyên tắc chỉ đạo(x,y,z)+sự gắn kết(x,y,z)+Ý chí biểu hiện (x,y,z).

Những khái niệm Truyền Thông, Lịch sử, Tín ngưỡng, Hệ thống chính trị thì không cần phải nói thêm, vì nguyên từ ngữ của nó đã làm người ta hiểu. Ở đây các thông số x : môi trường, y lịch sử, còn là điều kiện khác quan tác đông bên ngoài, mà người ta có thể tạm coi như quan hệ quốc tế, tác động quốc tế ngoại cảnh vào một xã hội cộng đồng
Nguyên tác chỉ đạo ở đây là tôi dịch thoáng cụm từ principes trancendantaux, khái niệm này là một sự trìu tượng hóa vai trò của chúa Trời, một trong những khái niệm chủ đạo của triết học Hê ghen. Để sử dụng công thức này thì ta không cần, những nó sẽ giúp tôi nói về triết học Hê ghen dễ hơn ở phần sau, tức là phần mở rộng cho ai muốn tìm hiểu quan hệ giữa chủ nghĩa Mác và triết học này.
Sự gắn kết tôi dịch từ Cohesion. Trong khoa học xã hội, có thể coi nó là mức độ đa dạng của xã hội. Xã hội càng nhiều sắc tộc, tôn giáo, phân liệt giầu nghèo, .. thì yếu tố gắn kết này càng ít hơn.
Ý chí biểu hiện là tôi dịch cụm từ la volonté d’incarnation. Đây cũng là một khái niệm liên quan chặt chẽ tới triết học của Hê ghen, nó đi đôi với nguyên tắc chỉ đạo. (principes trancendantaux/la volonté d’incarnation). Ở đây ta có thể hiểu là luật pháp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 3 2021, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ ta hãy đi vào tìm hiểu để rút ra một vài kết luận ứng dụng từ hai cái công thức này.
Hiển nhiên, nếu nhận thức mỗi cá nhân con người (công thức NI) càng gần khớp với công thức nhận thức xã hội (công thức NX) thì xã hội đó càng vững mạnh. Nó càng gần khớp nếu các yếu tố tạo thành nó càng gần nhau. Nói một cách khác, nếu sự giáo dục, ký ức, tín ngưỡng của mỗi người càng gần với truyền thống, lịch sử, hệ thống chính trị, .. thì xã hội ấy càng vững chắc.
Nhưng hiện tại, không một xã hội nào là một xã hội kín, mà nó đều là xã hội mở, có quan hệ chặt chẽ với bên ngoài. Xã hội thị bị tác động bởi tình hình quốc tế, còn mỗi con người lại chịu tác động ngoại lai từ bên ngoài. Trong trường hợp ấy xã hội sẽ rối loạn. Ở đây tôi sử dụng luôn biến số z để biểu hiện điều này.
Ví dụ khác, nếu ý chí hành động của mỗi một người càng gần với ý chí biểu hiện bởi pháp luật, thì tính chất pháp quyền của xã hội sẽ tăng lên.
Cũng nên để ý các yếu tố này đều có tác động tương tác với nhau, trong cùng một nhận thức. Ví dụ với một người thì yếu tố giáo dục, yếu tố trải nghiệm, yếu tố niềm tin cũng tác động qua lại với nhau, tùy theo trải nghiệm ấy đi theo chiều âm (triệt tiêu) hay dương (cộng hưởng). Ví dụ một đứa trẻ khi học trong trường với nhận thức từ nhà trường mang ra ngoài đời nó gặp những trải nghiệm xấu, thì lập tức tác động tích cực của giáo dục sẽ giảm, và nó tác động tới cả niềm tin, từ đó tác động tiêu cực tới ý chí hành động.
Trong cả hai công thức NI và NX, chuyện gì sẽ xẩy ra khi lịch sử của một cộng đồng người bị diễn giải theo chiều xấu (như lề trái hay rêu rao), và từ đó ta cũng hiểu là tại sao lịch sử không khách quan, mà mỗi cộng đồng người là một hệ quy chiếu lịch sử. Người Vn không thể hiểu cảm nhận lịch sử VN như người Pháp, người Mỹ về cùng một vấn đề.
Tóm lại yếu tố z rất thú vị. Tôi gọi nó là yếu tố mại bản. Bởi khi nó đạt tới độ maximal (cực đoan), thì nhận thức mỗi con người không còn trùng với nhận thức xã hội nữa. Từ đó nó tạo ra xã hội dân sự mại bản. Điều đang xẩy ra ở Miến điện.
Tóm lại hai cái công thức này rất là thú vị. Nó giúp cho người ta hiểu rằng qua yếu tố nào mà trong một quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, nó chỉ ra cho người ta một xã hội mại bản sẽ phát sinh thế nào.
Vào thời chủ nghĩa thực dân cũ, vid dụ khi Pháp xâm lược Vn, thì trong xã hội VN sẽ có một tầng lớp tư sản mại bản.
Hiện nay với quá trình toàn cầu hóa, nó sẽ tạo ra một xã hội mại bản. Một xã hội mại bản không phải là một xã hội của ta. Nó là một xã hội bị tha hóa. Như một con người không biết chính mình là ai, mà nhập vai một cách giả tạo.
Với hai cái công thức này, người ta cũng có thể suy ra rằng, tất cả các quy tắc của một hiến pháp, là sự thể hiện các quy luật ứng sử xã hội của xã hội đó nói chung, và từng cá nhân nói riêng, chỉ là sự ghi lại thành văn tất cả những nhận thức mà xã hội đó cảm nhận được thông qua giáo dục, lịch sử, truyền thống, .. Hai xã hội khác nhau không thể có kiểu cách ứng sử giống nhau, kết quả, người ta không thể cóp pi vào được. Chuyện gì xẩy ra nếu xây dựng những bộ luật hoàn toàn mại bản, không khớp với nhận thức của xã hội ấy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thư viện bài viết · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang « < 2 3 4
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC