Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 6 7 8 9 10 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Jun 20 2019, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đức vừa cáo buộc I ran là thủ phạm trong việc đánh bom tầu chở dầu ở vịnh Ba tư. Nhưng trước đó, nước này lại tỏ ý nghi ngờ bằng chứng của Mỹ. Vậy việc gì đã xẩy ra, Đức đã có bằng chứng mới về tội lỗi của I ran ? khác với các cường quốc khác như Anh, Pháp có chân rết căn cứ quân sự ở vùng này nên có thể có thông tin độc lập, Đức không có những công cụ đó. Vậy nước này xem bói hay sao ?
Câu trả lời có lẽ cũng đơn giản, bởi trước đó mấy giờ I ran đã thông báo là sẽ không tuân theo hiệp ước đã kỹ với các nước phương tây và Mỹ trong đó có Đức. Và chắc để trả đũa và đe doạ mà thủ tướng Đức đã thấy .. I ran là thủ phạm.
Hãy trở lại với lịch sử. Thời Obama còn là tổng thống, Mỹ và một số nước trong EU (Anh, Pháp, Đức) đã ký một thoả thuận trong đó I ran sẽ chỉ làm giầu hạt Uranium tới 3% (để dùng cho nhà máy điện nguyên tử), và không được giữ quá 350Kg, đổi lại phong toả kinh tế I ran được dỡ bỏ. Nhưng sau khi Trump lên làm tổng thống. Mỹ đã đơn phương rút khỏi thoả thuận, tăng cường phong toả I ran. Ngược lại các nước khác vẫn tiếp tục công nhận thoả thuận này. Mặc dù embago chỉ của Mỹ, nhưng các hãng EU cũng tuân theo, còn EU về mặt chính trị, dù tố cáo Mỹ và bất đồng với Mỹ, nhưng cũng lần chần không bước qua lằn vạch đỏ là tiếp tục quan hệ kinh tế với I ran. Kết quả I ran vừa phải chấp thuận thoả thuận đã ký, đồng thời tiếp tục bị bao vây kinh tế không được hưởng gì cả. Hệ quả của mâu thuẫn EU-Mỹ trút hết lên đầu nước này.
Hiện nay EU vẫn lần chần chưa đặt ra được một cơ chế để buôn bán với I ran tranh được Embago với Mỹ. Điều này vừa thể hiện sự phụ thuộc của EU vào Mỹ, nhưng cũng có thể hiểu như một sự hợp đồng với Mỹ để bóp I ran. Chính vì thế mà I ran mới có động thái là sẽ không tôn trọng hiệp định này nữa, nếu EU không chịu thực hiện thoả thuận. Và để trả đũa lại. Đức về hùa với Mỹ để buộc tội I ran. Như vậy thủ phạm hay không thủ phạm không phải là sự thật mà chỉ là một con tính về quyền lợi và tương quan lực lượng tạo ra. Và trong vấn đề này, người ta thấy rõ EU là cái đuôi của Mỹ, cũng như trong mọi vấn đề, EU vào thời điểm cuối cùng luôn đứng về phía Mỹ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 21 2019, 05:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái này có gì lạ đâu bác Phó. Sự thật trong chính trị khác với sự thật trong khoa học. Sự thật trong chính trị là: cái mà đa số mọi người tin vào (hoặc bị buộc phải tin vào). Có lẽ nên cụ thể hơn, đó là, đó là cái mà các ông lớn (nước lớn, nhân vật lớn) muốn mọi người tin vào. Như cái này chẳng hạn



Malaysian PM says Russia being made a scapegoat for downing of flight MH17
Thủ tướng Malaysia nói Nga chỉ là con dê tế thần trong vụ MH17
Ông Mahathir khẳng định Malaysia không chấp nhận kết quả điều tra mới được công bố và cho rằng người Nga không liên quan đến thảm kịch này.

"Chúng tôi rất không hài lòng vì ngay từ lúc bắt đầu, đó đã là vấn đề mang tính chính trị về việc họ sẽ buộc tội Nga đã làm sai như thế nào", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay nói với các phóng viên. "Ngay trước khi điều tra, họ đã nói đó là Nga. Và bây giờ họ cho biết họ có bằng chứng. Thật khó để chúng tôi chấp nhận điều đó".


https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-ma...17-3941414.html
https://www.reuters.com/article/us-ukraine-...7-idUSKCN1TL0OW


Tiếng là có 1 công tố Malaysia trong nhóm điều tra, nhưng thực tế chính quyền Malaysia k được quyền tiếp cận hộp đen hay được lắng nghe ghi âm hộp đen, mà kỳ lạ là điều tra vụ án hàng không nhưng lại k điều tra gì về bên không lưu, k thẩm vấn cán bộ điều phối không lưu hay nghe băng ghi âm điều phối không lưu vậy

Thượng nghị sỹ Linsey Graham (ông này phe diều hâu, bạn của McCain ngày xưa, diều hâu với Nga và Iran) nhắc đến việc trả đũa Iran vì bắn rơi máy bay do thám tối tân nhất của Mỹ (Iran nói rằng đó là loại RQ-4 Global Hawk bay vào lãnh thổ Iran, còn Mỹ nói rằng đó là loại MQ-4C Triton, tức còn tối tân hơn, bay trên vùng biển quốc tế), nói rằng tổng thống Trump k muốn gây chiến, nhưng sớm muộn gì thì Trump cũng "hết sự lựa chọn".

Hồi xưa, khi lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Iran dùng tên lửa chống hạm bắn cháy tàu chiến của Arap Saudi (nhưng là tàu chiến công nghệ cao Mỹ), ông ta cũng đòi Obama phải trả đũa, và sau đó thì Mỹ đã phải cho ném bom 1 số vị trí của Houthi. Không rõ lần này Mỹ sẽ thế nào


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 21 2019, 05:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #73

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Hì hì, không tôi không ngạc nhiên gì cả với thái độ của chính quyền Đức, mà chỉ nếu nó ra như một dẫn chứng, để dẫn tới những kết luận tương tự như ltbk nói ở trên. Từ đó mới đặt ra một câu hỏi là:
Làm sao để có thể theo dõi, phân tích, phán đoán tình hình trong khi thông tin không là sự thực, thật giả lẫn lộn. Nói theo kiểu đạo Phật là tất cả đều không thật chỉ là ảo giác (Maya). Với tôi công cụ để giải quyết vấn đề đó chính là ..chủ nghĩa Mác – Lê nin, vì sao ? vì nó có hai công cụ rất lớn để phân tích một cách dài hơi rất khoa học: đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là vì nó quan tâm tới cấu trúc của xã hội, quyền lợi của các phe nhóm (trong chủ nghĩa Mác gọi là giai cấp), các giai cấp này, ta có thể mở rộng ra là giai tầng, vì nó phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, nhưng cũng phụ thuộc vào nguồn gốc, cộng đồng văn hoá lịch sử. Từ đó dẫn tới phân tích bằng tương quan lực lượng, và bằng cách đó người ta có thể tiến gần tới sự thật và tiên đoán mọi chuyện chính xác hơn.
Hôm nay báo chí đưa tin là Trump đã rút lệnh đánh I ran vào phút cuối cùng ? Nhưng trước đó tôi đã nói là không thể đánh. Hai điều này không trái ngược nhau, và tôi cũng không phải là tiên tri, bởi vì xét về tương quan lực lượng nó là như thế. Chuyện này cũng không có nghĩa là Trump không rút lệnh đánh vào phút cuối cùng. Điều này hoàn toàn có thể xẩy ra, nhưng ta không thể quy lịch sử quan hệ Mỹ- I ran , bẳng tính “đồng bóng” của tổng thống Mỹ được mà nó có cơ sở trên tương quan lực lượng và lợi ích đôi bên.
Hiện nay, xã hội Vn thích nghe tin lề trái, trong khi nó bốc phét giật gân, và nhiều khi nhưng người tung những tin ấy chỉ là những loại mạt hạng trong xã hội, tin của nó cũng chỉ là định kiến. Báo chí phương Tây thì đa dạng nhưng phiến diện một chiều, vì nó phản ánh quyền lợi của nó. Báo chính thống không sai, khá đa dạng, nhưng nhiều khi nhai lại, chậm chạp.. thì cách phân tích theo chủ nghĩa Mác, sẽ giúp ta nhìn sự việc rõ ràng hơn, ít sai hơn.
Có một chuyện tương đối khó hiểu với tôi, đó là phi vụ “ông Đoàn Ngọc Hải” hung thần vỉa hè ở TP HCM. Với cảm nhận của tôi thì đây là một dạng Bây bì (Baby) Đinh La Thăng, vậy mà không hiểu tại sao câu chuyện vẫn tùm lum như vậy.
Việc dẹp vỉa hè như kiểu làm của ông này, là một thứ trò dở hơi, kiểu mị dân. Và tôi vẫn nghĩ rằng đằng sau có một khuất tất gì đó, giống như kiểu hành xử của Đinh La Thăng vậy. Lấy “hung hăng như Đinh la Thăng” làm thước đo hiệu quả công việc, “tạo thế” qua ngôn luận báo chí.
Tôi cũng đã tỏ thái độ với kiểu dẹp vỉa hè này. Nếu muốn dẹp vỉa hè thực sự, thì cách tốt nhất không phải là dẹp, mà tổ chức buôn bán trên vỉa hè lại cho nó hiệu quả, nếu không tìm được chợ cho những người buôn bán vỉa hè này sinh hoạt.
Cái tư duy vỉa hè trống trơn, kiểu như trong các phố Tây, đối với tôi cũng có cái gì đó quái đản. Trong thực tế, ngay ở Paris, trên vỉa hè của nó vẫn có họp chợ. Nhưng nó tổ chức theo ngày,và đây là một nguồn thu nhập thêm cho thành phố, không kể thành phố cũng có dịch vụ cứ đến ngày chợ phiên, thì nhân viên thành phố ra dựng rạp, quầy để họp chợ, rồi sau khi chợ tan (thường chợ họp buổi chiều hay buổi sáng), thì họ lại là người dọn dẹp. Chợ họp vỉa hè này chính là một đặc trưng của Paris.
Với các thành phố châu Á, thì việc họp chợ vỉa hè này cũng là truyền thống. Đặc biệt các chợ đồ ăn ban ngày và ban đêm. Và điều này giờ lại được các thành phố phương Tây học. Đó là việc tổ chức các food truck, tức là xe bán hàng rong. Nhưng tất nhiên xe họ tiện nghi vệ sinh hơn là các gành hàng ở chợ VN. Ngay ở New York, ngay đầu phố ở Manhattan, người ta cũng có thể thấy những xe hàng kiểu này bán hot dog, đồ ăn Pakistan, Ấn độ, ..
Kiểu vỉa hè không người, có lẽ chỉ có thể tồn tại ở những nước đất rộng, người thưa, theo văn hoá Anglo-Saxon (tức là văn hoá Anh-Mỹ). Cách đây cực lâu, khoảng 20 năm, tôi có việc phải dẫn một người quen gốc VN từ Úc sáng Paris chơi, và ông ta cứ ngạc nhiên không hiểu tại sao các quán cà phê Pháp cứ lấn vỉa hè ra đường. Theo ông ấy là do luật pháp không nghiêm. Ông ta không biết rằng, uống cà phê vỉa hè trong nhưng nhà kính(veranda) là đặc trưng của Paris.
Với một thành phố VN, đất chật, người đông, tấc đất tấc vàng. Với truyền thống thành phố là Thành thị, tức là cái chợ (thị), với số lượng người nghèo còn đông đảo bám vỉa hè kiếm sống.. thì việc biến cái vỉa hè thành chỗ trống có cái gì đó rất phản cảm cả về truyền thống văn hoá, tình cảm, lấn sự dửng dưng với số phận con người. Vậy mà không hiểu sao việc làm của ông này, không có ai phản đối cả.
Hiện nay ông này đòi từ chức, thì cho về nghỉ đi. Tài năng gì cái giống này mà phải tiếc.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Jun 22 2019, 12:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #74

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



QUOTE(langtubachkhoa @ Jun 21 2019, 05:10 AM)
Cái này có gì lạ đâu bác Phó. Sự thật trong chính trị khác với sự thật trong khoa học. Sự thật trong chính trị là: cái mà đa số mọi người tin vào (hoặc bị buộc phải tin vào). Có lẽ nên cụ thể hơn, đó là, đó là cái mà các ông lớn (nước lớn, nhân vật lớn) muốn mọi người tin vào. Như cái này chẳng hạn



Malaysian PM says Russia being made a scapegoat for downing of flight MH17
Thủ tướng Malaysia nói Nga chỉ là con dê tế thần trong vụ MH17
Ông Mahathir khẳng định Malaysia không chấp nhận kết quả điều tra mới được công bố và cho rằng người Nga không liên quan đến thảm kịch này.

"Chúng tôi rất không hài lòng vì ngay từ lúc bắt đầu, đó đã là vấn đề mang tính chính trị về việc họ sẽ buộc tội Nga đã làm sai như thế nào", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay nói với các phóng viên. "Ngay trước khi điều tra, họ đã nói đó là Nga. Và bây giờ họ cho biết họ có bằng chứng. Thật khó để chúng tôi chấp nhận điều đó".


https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-ma...17-3941414.html
https://www.reuters.com/article/us-ukraine-...7-idUSKCN1TL0OW


Tiếng là có 1 công tố Malaysia trong nhóm điều tra, nhưng thực tế chính quyền Malaysia k được quyền tiếp cận hộp đen hay được lắng nghe ghi âm hộp đen, mà kỳ lạ là điều tra vụ án hàng không nhưng lại k điều tra gì về bên không lưu, k thẩm vấn cán bộ điều phối không lưu hay nghe băng ghi âm điều phối không lưu vậy



Một bản báo cáo sơ bộ về dữ liệu của hai hộp đen máy bay MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia (Malaysia Airlines), bị rơi tại miền đông Ucraina, đã được gửi tới các chính phủ có liên quan, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai ngày 15-8 cho biết.

Phát biểu trước báo giới, ông Liow Tiong Lai khẳng định, Malaysia đã nhận được bản báo cáo này và các quốc gia có công dân liên quan trong tai nạn này đều được nhận bản báo cáo.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia, nhóm điều tra đã thu được phần ghi âm âm thanh trong buồng lái và nội dung dữ liệu chuyến bay, đồng thời tổ chức một cuộc họp về bản báo cáo sơ bộ các dữ liệu của hai hộp đen máy bay MH17.

“Tất cả mọi dữ liệu từ hộp đen máy bay còn nguyên vẹn, không bị phá hoại và có thể đọc được một cách rõ ràng”, ông Liow Tiong Lai khẳng định.

https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/240...nam-hoa-ky.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Vante_Sellenberg: Jun 22 2019, 12:47 AM


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Jun 22 2019, 12:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #75

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Còn đây là phản ứng chính thức của Bộ Ngoại giao Malaysia sau khi JIT phát lệnh truy tố 3 công dân Nga và 1 công dân Ukraine vì liên quan đến chiếc MH17 bị rơi

Malaysia appreciates the presentation by the Joint Investigation Team (JIT) on 19 June 2019 on the latest report based on its investigation and legal research.

http://www.kln.gov.my/web/guest/-/press-st...ation-team-jit-

P/S: Còn tại sao PM Malaysia lại phát biểu trớt quớt như vậy thì đó là vấn đề sự thật trong chính trị chứ không phải sự thật trong khoa học, hihi. Nguyên do là EU sắp sửa cấm sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu dùng cho xe hơi vì người ta phá rừng kinh khủng để trồng cây cọ, việc này sẽ khiến Malay mất khoảng 13-14 tỉ USD/năm. Và thế là hơn một năm nay Indo và Malay tìm đủ mọi cách gây sức ép với EU để hoãn ban hành bill này. Nếu bác quan tâm thì tìm hiểu thêm đi. Nhiều thứ hay ho lắm. Ví dụ như Malay mua Su30MK2 mà Nga bán cho Malay được thanh toán dần từ dầu cọ ... và ....


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 22 2019, 05:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #76

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Vante
Dĩ nhiên thủ tướng malaysia nói vậy vì đang có mâu thuẫn với EU rồi. Nếu không thì dù có nghĩ thế cũng k ai nói ra cả. Nó cũng cho thấy ai bắn thật sự, hay chính xác hơn, ai là kẻ chủ mưu dàn dựng nên vụ này từ đâu (từ việc dụ chiếc máy bay vào bẫy, cho đến khi bị bắn hạ, etc.) k hề quan trọng. Ngay cả việc tội danh họ buộc cho 4 người kia (tổ chức đưa tên lửa vào Ukraine), đã cho thấy nhằm vào Nga, chứ k phải nhằm vào việc người bắn cái máy bay bị rơi. Đơn giản là trừng phạt người nhấn nút bắn tên lửa chả để làm gì, vì khi xảy ra vụ đó năm 2014 họ (ví dụ Obama) đã tuyên bố dân quân bắn nhầm vào máy bay dân sự. Buộc tội vô ý giết người hay nặng hơn nữa với cái tổ bắn tên lửa chẳng đem lại lợi ích chính trị gì mấy, buộc tội danh kia lợi hại hơn vì nó có tính bao quát hơn.

Lúc xảy ra vụ đó, phía Malaysia có được tiếp cận hộp đen, nhưng khi các chuyên gia giải mã và nghe trực tiếp, thì Malaysia k có, sau đó chỉ nhận được báo cáo và 1 phần ghi âm thôi. Lúc xảy ra vụ này, chính phủ Malaysia đòi được tiếp cận hiện trường điều tra nhưng cũng bị từ chối. Thủ tướng Najib của Malaysia lúc đó đã không hề chỉ trích Nga hay phe li khai, chứ k chỉ bây giờ mới thế.

Cá nhân tôi, tin là vụ này do dân quân bắn nhầm, như lời Obama nói (dĩ nhiên là bắn nhầm, chứ k ai lại cố ý cả), nhưng nhiều khả năng vụ "bắn nhầm" này là việc "gài bẫy", một cái bẫy về công nghệ. Dù sao thì đây là "sự thật chính trị", nên chúng ta cần xem phương Tây khai thác việc này thế nào, và Nga sẽ xử lý thế nào, k phải là bàn xem ai là kẻ bắn thực sự (điều mà cơ quan an ninh của cả Mỹ và Nga chắc chắn đều đã biết rõ)

Vụ Malaysia mua máy bay Nga đổi bằng dầu cọ và 1 số nông sản khác, tôi đã đưa tin khá lâu ở đây rồi. Cả Indo mua Su-35 cũng trả hàng đổi hàng. Chính Nga bây giờ cũng thúc đẩy việc này. Thực ra, từ trước khi có khủng hoảng Ukraine, Nga đã cố tránh dùng hệ thống USD rồi, vì thế hay có hiện tượng doanh nhân EU đến Nga mang về những vali tiền mặt, hay Nga bán hàng công nghiệp cho ẤN độ để nhận 1 phần USD và 1 phần là hàng hóa (ví dụ thịt trâu, etc.). Sau khủng hoảng thì Nga càng tăng cường việc này


Tin tức thêm:
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hủy không kích Iran trước 10 phút, 'để cứu mạng 150 người'
“10 phút trước cuộc tấn công, tôi đã ngăn lại vì nó không cân xứng với việc bắn rơi một máy bay không người lái. Tôi không vội. Quân đội của chúng tôi đang được tái xây dựng, mới hơn và sẵn sàng chiến đấu, cho đến nay là tốt nhất trên thế giới”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter tối 21.6.
Trước đó, tờ The New York Times dẫn lời giới chức Mỹ đưa tin Tổng thống Trump đã bật đèn xanh để tấn công đáp trả Iran nhưng đến phút chót lại bất ngờ hủy bỏ.
Theo lời các quan chức Mỹ, ban đầu Tổng thống Trump phê chuẩn cuộc tấn công nhắm vào một số mục tiêu ở Iran như hệ thống radar và các khẩu đội tên lửa. Cuộc tấn công dự kiến sẽ được tiến hành trước bình minh ngày 21.6 (giờ Iran) nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong.
Các máy bay chiến đấu đã xuất kích, chiến hạm vào vị trí nhưng không có tên lửa nào được phóng đi.


Chủ để về Ukraine, Nga nên đưa thêm ưu tiên đưa tin nhiều chút về Nga:
trong cuộc giao lưu trực tuyến với tổng thống Nga Putin ngày 20/6, ông Putin cho rằng Nga chịu thiệt hại 50 tỷ USD thì châu Âu còn chịu thiệt hại 240 tỷ USD, còn Mỹ cũng mất 17 tỷ USD (dù không phải là nước có kim ngạch thương mại lớn với Nga) vì các lệnh trừng phạt kinh tế, trong khi Nhật Bản mất 27 tỷ USD.

Tổng thống Nga nói rằng, trừng phạt tuy gây thiệt hại nhưng cũng tạo ra cơ hội, khi trả lời câu hỏi của một người:
"Nhiều người cho rằng khó khăn kinh tế là do những biện pháp trừng phạt, cấm vận. Nhiều người kêu gọi nên hòa giải với người ta. Tổng thống có cho rằng, nếu nước Nga thực hiện tất cả mọi đòi hỏi thì sẽ có lợi hơn?"

Ông Putin đã trả lời rõ ràng về việc không thể chấp nhận nhún nhường các nước đã áp đặt trừng phạt vào Nga.
Ông cũng đồng thời cho rằng, lệnh trừng phạt đã giúp Nga phát triển nội lực.
“"Hòa giải" nghĩa là gì? Chúng ta có tranh cãi với ai đâu. Những nước thực hiện cấm vận tự đánh mất thị trường nước ta.
Đúng là chúng ta không thu được cho ngân sách những khoản tiền nhất định. Nhưng chúng ta cũng được hưởng lợi những gì đó. Chúng ta sản xuất thay thế nhập khẩu.
Chúng ta đã bắt đầu phát triển những lĩnh vực mà trước đây chúng ta không có. Chẳng hạn, chế tạo động cơ tàu biển.
Chỉ trong mấy năm chúng ta đã tổ chức được hoạt động này. Một số ngành khác cũng có bước phát triển. Chế tạo máy vận tải, máy năng lượng chẳng hạn. Đó là chưa kể đến nông nghiệp. Hoàn cảnh thực tế đã có tác dụng động viên, tập hợp chúng ta."


Trước đó, hồi đầu năm nay, Phòng Thương mại Nga - Đức cho biết kim ngạch thương mại song phương trong năm 2018 đạt gần 62 tỷ euro, tăng 8,4% so với năm trước đó. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Đức tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow và việc Mỹ cảnh báo trừng phạt các công ty Đức tham gia dự án Nord Stream-2 của Nga.

Trong khi đó, Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga nhưng mức đầu tư của nước này vào Moscow thậm chí còn đạt mức kỷ lục trong năm qua.

Tính từ ngày 1/5 đến ngày 1/6, Nga đã tăng dự trữ vàng thêm 0,3% . Trước đó, vào cuối tháng 5, Vào tháng Năm, Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm giữ khoảng 2.183 tấn kim loại quý. Trong 5 tháng đầu năm nay, Nga đã bổ sung 78 tấn vàng vào kho bạc của mình, tăng tỷ lệ kim loại quý trong dự trữ quốc tế lên 3,7%. Năm ngoái, CBR đã mua khoảng 274 tấn vàng. Sự tích trữ vàng chưa có điểm dừng của Ngân hàng Trung ương Nga được cho là để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng đồng USD có thể xảy ra trong tương lai gần, theo tính toán của các nhà quan sát.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 22 2019, 05:21 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 22 2019, 07:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #77

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ sung chút tin:

biểu tình bạo lực ở Gruzia bùng phát khiến chủ tịch quốc hội phải từ chức, khi ông mời nghị sĩ Nga Sergei Gavrilov sang phát biểu. Bộ y tế Gruzia ước tính 240 người bị thương nặng, phía Nga chỉ trích các chính trị gia cực đoan tổ chức biểu tình. Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh cấm vận chuyển công dân Nga đến Gruzia. Điều này sẽ đánh mạnh vào ngành du lịch của Gruzia (khoảng 7,5-7,6%GDP nước này, và phần lớn khách du lịch là người Nga, với hơn 1,4 triệu người Nga đến Gruzia năm ngoái)

____________________________

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukrain

Giáo hội Chính thống Ukraina từ chối Tomos (sắc lệnh về nhà thờ độc lập).
Giáo chủ Filaret tuyên bố rằng Tomos là trò của Poroshenko trước khi bầu cử.

Nhớ lại trước khi bầu cử Poroshenko hân hoan tuyên bố rằng cuối cùng thì nhà thờ Ukraina đã nhận được Tomos (tạm dịch là sắc lệnh về nhà thờ độc lập)
Khi bầu cử qua đi, chính Giáo chủ Filaret tuyên bố rằng Tomos là trò của Poroshenko trước khi bầu cử và tuyên bố từ chối Tomos vì nó làm nhà thờ Ukraina phụ thuộc hoàn toàn vào Constantinople.
Cũng trong cuộc họp này Giáo chủ Filaret tuyên bố khôi phục lại Nhà thờ Chính thống Ukraina như trước đây.



(@click here)

Bạn Lê Thái Kỳ bình thêm: Tomos này thực tế chẳng mang lại một sự độc lập nào mà ngược lại, làm cho nhà thờ Ukraina phụ thuộc rất nhiều vào Constantinople. mặt khác gây chia rẽ tôn giáo ở Ukraina.

_____________________________

Khi được hỏi về việc thủ tướng mới ở Anh đang được bầu, và việc phương tây hay chỉ trích Nga về bầu cử, Putin nói rằng thủ tướng Anh lên nắm quyền nhờ "phe đảng"

"Điều duy nhất tôi muốn lưu ý là lúc nào người ta cũng chỉ tay lệnh cho chúng tôi phải thế này với quá trình dân chủ ở Nga, thế kia với quyền bầu cử và v.v… Trong khi đó, như chúng ta biết, Nữ hoàng Anh không giải quyết bất kỳ vấn đề nào và là nguyên thủ quốc gia một cách hình thức còn Thủ tướng có mọi quyền hành. Một Thủ tướng đã phải từ chức. Đó là bà Theresa May. Người mới sẽ thay thế bằng cách nào? Thông qua bầu cử toàn dân chăng? Không. Mà với sự giúp đỡ của “phe đảng”, - ông Putin nhận xét trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình “Nước Nga 1”.
“Nói thật, đối với tôi chuyện này thật kỳ quặc. Nhưng đó là hệ thống của Anh quốc. Chúng tôi sẽ tôn trọng điều đó và làm việc với tất cả những ai muốn làm việc với chúng tôi”

__________________________________

Đọc cái tin này tôi thắc mắc, VN sẽ khai thác khí ở biển chăng? Vì dường như các mỏ khí đất liền của VN sắp hết, mà trên biển thì đang tranh chấp. Mua khí hóa lỏng thì cơ sở hạ tầng, chi phí vận chuyển k rẻ, được mỗi cái là "sạch", chả hiểu sao ông tiến sỹ phía dưới lại nói vận chuyển khí dễ hơn vận chuyển than?


Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý về nguyên tắc giao Công ty Gazprom EP Internatiional B.V (là công ty con của Tập đoàn Gazprom - Liên Bang Nga) làm chủ đầu tư Dự án nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Quảng trị với công suất 340 MW, sử dụng từ mỏ Báo Vàng như đề nghị của Bộ Công thương và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với đại diện Công ty Gazprom International tại Việt Nam, thuộc Tập đoàn Gazprom (Nga) về việc triển khai đầu tư dự án nhà máy điện khí tại địa phương này.
Trước đó, năm 2017 hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý khí từ mỏ Báo Vàng và nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Quảng Trị.


Hoan nghênh dự án điện khí tại Quảng Trị, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam) thấy yên tâm khi dự án do công ty con của Tập đoàn Gazprom (Nga) làm chủ đầu tư.

Đồng thời, ông khẳng định, chủ trương dùng khí và khí hóa lỏng rất quan trọng và nên làm bởi những lý do sau:

Thứ nhất, theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, nhiệt điện than vẫn chiếm hơn 50% sản lượng điện của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mục tiêu trên rất khó thực hiện được vì rất nhiều nhà máy đang bị chậm hoặc lùi tiến độ, có khả năng không hoàn thành.

Thứ hai, hiện có 15 dự án BOT, trong đó 12 dự án chậm tiến độ hoặc chưa thể xác định tiến độ do còn vướng mắc trong đàm phán.

Vậy nên, trong khoảng 10 năm tới, khả năng thực hiện được các dự án trên hay không chưa chắc, có nguy cơ thiếu điện.

Thứ ba, vốn để làm nhiệt điện than cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện các quốc gia hay định chế tài chính (như WB, ADB) khi cho vay tiền để làm nhiệt điện than thường có những ràng buộc kỹ thuật và đây chính là rào cản khiến việc vay vốn trở nên khó khăn.

Thứ tư, nguồn than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, khi từ nay trở đi, nguồn than nhập khẩu là nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy. Hợp đồng lâu dài để nhập than hiện nay chưa xác định được rõ, một số nhà máy chỉ nhập khẩu ngắn hạn trong khoảng 5-10 năm, trong khi đời một dự án nhiệt điện than khoảng 20-30 năm. Giá than lại diễn biến theo thị trường quốc tế và có xu hướng tăng lên, do đó giá điện cũng sẽ tăng.

Thứ năm, Việt Nam đã cùng hơn 170 quốc gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó cam kết phải giảm tỷ lệ phát thải khí CO2, khí nhà kính. Điều đó có nghĩa Việt Nam phải giảm nhiệt điện than và tìm nguồn khác để thay thế.

Đó là chưa nói đến vấn đề nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường. Cho tới nay, nhiều địa phương, đặc biệt ở miền Nam, không muốn xây dựng nhà máy nhiệt điện than. Đây cũng là lý do khiến việc giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy nhiệt điện than bị kéo dài và thúc đẩy tìm kiếm nguồn điện khác thay thế.

Trong khi nhiệt điện than không còn là xu hướng phát triển được ưu tiên lựa chọn thì một trong những nguồn có thể thay thế là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Khẳng định đây là xu hướng tốt nhưng TS Ngô Đức Lâm cho rằng phát triển điện gió, điện mặt trời không đơn giản. Thời gian xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời rất ngắn, các nhà đầu tư ngoại cũng rất quan tâm và đăng ký đầu tư lĩnh vực này ở Việt Nam nhiều, tuy nhiên khi thực hiện lại có khó khăn.

Cụ thể, phần lớn nhà máy điện gió, điện mặt trời xây dựng xa đất liền, hoặc nếu ở đất liền thì nằm ở vùng ven biển, vì thế việc xây dựng đường ống để chuyển điện vào trong đất liền không dễ.

"Chúng ta có khả năng làm điện gió, điện mặt trời nhưng để vận hành ổn định, tin cậy đối với hệ thống điện, không gây nên sự cố thì cần có thời gian kiểm nghiệm. Vì lẽ đó, làm điện gió, điện mặt trời ngày nay là thực hiện theo kiểu vừa xây dựng, vừa kiểm nghiệm, theo dõi, đến khi nào ổn định thì phát triển nhiều hơn", chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho biết.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia khẳng định khí và khí hỏa lỏng là lựa chọn tốt hơn cả. Điện khí và khí hóa lỏng có nhiều ưu điểm: xây dựng nhà máy nhanh hơn, ít tốn đất hơn, không ô nhiễm nhiều, nguồn cung khí, khí hóa lỏng ngày càng phong phú hơn, dù giá thành có thể cao hơn.

Đối với những dự án sử dụng nguồn khí ở vùng biển Việt Nam, trong đó có dự án điện khí ở Quảng Trị do Gazprom làm chủ đầu tư, TS Ngô Đức Lâm cho biết, nước nào đầu tư đều phải xây dựng giàn khoan để hút khí lên, truyền qua đường ống vào bờ. Ở trong bờ cũng phải tìm vốn để xây dựng nhà máy chuyển khí vào.

Việc vận chuyển khí có thể thực hiện qua đường ống hoặc ép lại, nhưng dù làm cách nào thì việc vận chuyển khí và khí hóa lỏng cũng thuận tiện hơn nhiều so với vận chuyển than.

"Việc này, nhiều nhà máy phía Nam đã có kinh nghiệm. Thậm chí, nếu phải nhập khẩu khí và khí hóa lỏng thì cũng rất tiện bởi đã có những đoàn tàu chuyên dụng. Bây giờ việc cần làm là phải tính hiệu quả kinh tế của nó đến mức độ nào", ông Lâm nói.



https://baodautu.vn/dong-y-giao-gazprom-lam...ri-d102278.html
https://nhadautu.vn/tap-doan-gazprom-nga-se...-tri-d6593.html
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ga...y-vong-3382314/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 23 2019, 06:42 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 24 2019, 11:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #78

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc hai chiếc máy bay của Malaysia Airline bị rơi ở châu Á và ở UK có nhiều bí ẩn, và người ta vẫn không hiểu lý do từ đâu. Nhưng hai hoàn cảnh của nó khác nhau. Chiếc bị rơi ở UK, thì đúng là khả năng bắn nhầm rất lớn, nhưng nếu nói về động cơ để gây ra sự việc thì không rõ từ đâu. Vậy có vấn đề gì mà phía dân quân, nếu có bắn nhầm lại không dám nhận. Đó là bởi câu chuyện này là cái lý do tuyệt vời để ngăn cản Nga có thể hoà được với EU trong tương lại, vì đặt ra ở đây vấn đề bồi thường nạn nhân, vấn đề “cái cớ” để bao vây, phong toả lâu dài Nga.
Cũng chính vì cái cớ này, mà chính quyền UK là người nằm ở trọng tầm ngắm, vì là phía có động cơ để thủ lợi lớn nhất trong sự kiện này. Và cũng như nhưng câu chuyện tương tự như vậy, từ việc có lợi nhất, đến việc cố ý tạo ra câu chuyện đó không xa.
Trong tương lai, khi câu chuyện này không còn tính thời sự, không còn được sử dụng như một cớ chính trị, thì rất có thể người ta sẽ biết được lý do chính xác tại sao, tất nhiên là trong điều kiện khi thu thập tang chứng, chúng không bị thủ tiêu mất.
Câu chuyện chiếc máy bay cũng của Malay rơi ở châu Á, càng có nhiều bí ẩn hơn. Vì cuộc truy tìm xác máy bay, với tôi nó có cái gì đó như là do tìm thử nghiệm sức mạnh TQ trên biển, để xem về kỹ thuật TQ có thể tìm kiếm theo dõi trên biển chính xác tới mức độ nào, vì đây cũng là điều kiện quyết định trong hải chiến trên biển về sau. Nó có lẽ không khác gì các tin đồn về vật thể hành tinh ngoài trái đất xuất hiện ở bầu trời châu Âu vào cuối thập niên 70, và được báo chí nói ầm ỹ như là một vật thể lạ thông minh từ hành tinh khác tới trái đất. Mãi đến đầu những năm 2000, thì người ta mới biết những vật thể lạ ấy, chính là máy bay quân sự tàng hình My, đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu, mà Mỹ cho cất cánh bí mật từ căn cứ quân sự cua mình ở Bỉ..
Một điều đáng để ý nữa là quân đội Malaysia rất gần với quân đội Anh, là mấu quốc cũ. Đặc biệt về không quân, vẫn có căn cứ quân đội Anh ở Malysia.Sự hiện diện của quân đội Anh này cũng có nghĩa là Malaysia không quản lý được hết các lực lượng quân sự trên chính nước mình, và có thể có nhiều thông tin, nước này cũng không được tiếp cận.
Về vấn đề dầu cọ, thì tôi hiểu thế này.Từ lâu rồi EU đã có ý định không nhập dầu cọ, với cái cớ tác động vào môi trường. Việc bảo vệ môi trường ở châu Âu đang được thổi lên thành một ý thức hệ. Người ta đã tính rằng hệ thống chính trị của EU có thể dùng nó để cấu trúc lại cái hệ thống chính trị đa nguyên của nó theo hướng bảo vệ môi trường/không bảo vệ môi trường thay vì tư duy xã hội dân chủ/không xã hội dân chủ hiện tại. Vấn đề là làm sao để đằng sau những nhận thức này có thể gắn nó với một lợi thế kinh tế nào đó. Ví dụ sử dụng bảo vệ môi trường như hình thức một hàng rào thuế quan mới, trong một quá trình toàn cầu hoá, mà thuế bị giật về số không, giống như lý do an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, việc EU muốn ép Malaysia giảm sản xuất dầu cọ không phải là sự trả đũa cho việc Malaysia mua máy bay của Nga trả bằng dầu cọ. Với tôi việc Malaysia mua máy bay Nga và trả bằng dầu cọ là hình thức trả đũa EU thì đúng hơn. Ở đây có sự cảnh báo của Malaysia cho EU (chủ yếu là mẫu quốc cũ là Anh, vì Anh vẫn buộc Malaysia bằng một hiệp ước quân sự) rằng nếu ông tiếp tục chơi xấu tôi thì tôi sẽ doãi ông ra (chơi với Nga), và Nga sẵn sàng nhận dầu cọ thay tiền (tức là sự ủng hộ việc Malaysia sản xuất dầu cọ).
Điều đáng nói ở đây là thế này. Malaysia được Anh trao trả độc lập vào năm 65, sau khi tách Singapor ra thành nước riêng. Và mặc dù độc lập, nước này vẫn có liên minh quân sự với Anh, quân đội Anh, đặc biệt là không quân vẫn có căn cứ ở nước này (ở đảo Pê nang). Khi trả độc lập như thế, thì cấu trúc kinh tế Mã lai vẫn như thời thực dân. Miếng ngon Anh đã giữ rồi. Và điều này giải thích tại sao đã độc lập hơn nửa thế kỷ, mà Malaysia vẫn không thể công nghiệp hoá được, vẫn nằm trong vòng vây quan hệ kinh tế thuộc địa ngày xưa, chỉ có cách khai hoang sản xuất dầu cọ để phát triển.
Đây cũng chính là điều tôi muốn nói đến khi phân tích Vn và Indonesia như là hay nước nổi trội ở ĐNA, do cơ địa tiềm năng phát triển còn nhiều, do không bị khoá sẵn vào phân công lao động quốc tế từ thời thực dân. Cái này chỉ có độc lập chính trị thật sự mới có được.
Hiện nay ngay ở VN, dù giá trị nông nghiệp đóng góp cho GNB vẫn còn nhiều, nhưng chúng đa dạng, và đặc biệt tỉ trọng dù tăng lên vẫn giảm so với công nghiệp.
Lần cuối cùng tôi về VN, lúc về quê, có một hiện tượng rất đặc biệt. Đó là nhiều khu ruộng trũng, người dân chỉ làm một vụ thôi, mà lại là vụ chiêm, chứ không phải vụ mùa, có hiện tượng bỏ đất nông nghiệp. Bởi vì làm nông nghiệp không kinh tế bằng ra thành thị làm dịch vụ, công nhân, ..mặc dù hiện tại ở VN đã bỏ thuế nông nghiệp. (tất nhiên lại có nhưng nhu cầu chi khác đòi hỏi, như phân bón, thuê máy gặt, máy bừa, dịch vụ thú ý ..). Điều này là bằng chứng rất rõ của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang xẩy ra ở VN..Và đó là điều rất tốt. Có lẽ trong cả 4000 năm lịch sử của Vn, đây là lần đầu tiên có hiện tượng “không trọng nông” như vậy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 25 2019, 06:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #79

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



“Chủ nghĩa xã hội đang làm nóng lên cuộc đua vào nhà trắng” là tiêu đề một bài báo trên từ báo mạng thanh niên, nói về những đề nghị của một ứng cử viên đảng dân chủ, thuộc loại nặng ký, ông Bernie Sanders khi ông ta đề nghị xu hướng “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Đây là một câu chuyện rất thú vị, và vừa để đánh tan mọi sự nhầm lẫn, cũng như là một cách thú vị tìm hiểu hệ thống chính trị Mỹ và EU nên tôi sẽ phân tích vài dòng ở đây.
Ở Mỹ mặc dù dân số rất lớn, 300 triệu người, lại đa dạng đến từ khắp các châu lục, mặc dù cấu trúc văn hoá của nó có gốc Anglo-Saxon, nhưng nó chỉ có 2 đảng thôi, và mỗi đảng là tụ tập của các lợi ích nhóm, tương đối gần nhau nhưng không trùng nhau. Nguyên nhân của nó là ở trong hệ thống bầu cử. Điều này đã dẫn tới việc mặc dù dân số, xã hội đa dạng, tất cả những điều này không được phản ánh trong quốc hội Mỹ. Trong các hệ thống đa đảng phương Tây, thì hệ thống của Mỹ kém đa dạng nhất, và hệ thống đa dạng nhất có lẽ là Đức. Nhưng không chỉ có thế. Ở Mỹ có hai đảng Dân chủ và Cộng hoà. Nếu so sánh nó với EU, ví dụ như nước Pháp, thì người ta có xu hướng coi đảng cộng hoà giống như phái hữu(đảng republicain), và đảng dân chủ như phái tả (đảng xã hội Pháp). Nếu so với Anh, thì đảng dân chủ như là đảng Labor, và đảng cộng hoà như là đảng tory. Nhưng đấy là so kiểu trực quan. Kiểu đánh đồng đảng cộng sản ở VN như một đảng phái phuơng Tây, giống như lề trái hay mập mờ đánh lận con đen mà nói. Trong thực tế. Nếu xét theo nội dung, xu hướng thì đảng dân chủ Mỹ tương đương với đảng phái hữu ở Pháp (đảng republicain), còn đảng cộng hoà thì không có trong chính trường Pháp. Nói một cách khác, xu hướng xã hội chủ nghĩa nhất trong bàn cờ chính trị Mỹ, chỉ bằng phái hữu .. phản xã hội chủ nghĩa nhất ở Pháp. Để có một bảng so sánh, giống như một giải quang phổ tôi sẽ xếp ở đây tất cả các loại hình tư tưởng tồn tại ở Âu-Mỹ. Bắt đầu từ bên trái là cực tả đến bên phải là cực hữu.
Vô chính phủ -Troskiste – Đảng cộng sản – Đảng xã hội – Đảng Xanh – Đảng trung lập tả - Đảng trung lập hữu- đảng phái hữu tự do- đảng phái hữu dân tộc - ĐẢng phát xít.
Cái ranh giới giữa tả và hữu là nằm giữa đảng Xanh và Đảng Trung lập tả. Không phải ở nơi nào cũng có đảng cộng sản. Nó chỉ có ở những nước mà về mặt lịch sử , phong trào công nhân cực mạnh, là nơi xuất phát điểm của chủ nghĩa Mác như Pháp, Đức, Ý. Các đảng cộng sản này cũng không giống Đảng Cộng sản VN cả về tổ chức lẫn nhiệm vụ.
Vậy hai đảng cộng hoà và dân chủ Mỹ nằm ở chỗ nào trên cái thang điểm ở trên.
Đảng dân chủ là nằm vào khoảng (Đảng trung lập hữu- Đảng phái hữu tự do). Đảng cộng hoà nằm trong khoảng (Đảng phái hữu tự do-Đảng phái hữu dân tộc-Đảng phát xít). Nói một cách khác, các đảng phái Mỹ là 100% tư sản “hard Worrk”. Chuyên chính tư sản ở Mỹ như vậy là khắc nghiệt nhất so với các nước ở Tây Âu trong cùng một điêù kiện phát triển, và điều này thể hiện trọng việc phúc lợi xã hội ở Mỹ : bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khoẻ, quyền lợi người lao động.. kém nhất trong các nước tư bản phát triển. Bây giờ tôi sẽ điểm danh nội dung các xu hương tương đương với chính trường Mỹ.
Đảng trung lập hữu là xu hướng tư sản, quyền lực nằm trong tay tư sản nắm lực lượng sản xuất nhưng công nhận không thể ép giai cấp công nhân đến chết, mà phải đảm bảo một số quyền lợi nhất định về xã hội. Tức là nó có chút điều hoà giai cấp, nhưng nó đòi hỏi sở hữu cá nhân, tự do thị trường.
Đảng phái hữu tự do cũng là xu hướng tư sản, quyền lực nằm trong tay tư sản nắm lực lượng sản xuất, nhưng nó công nhận thị trường tự do, phản đối bảo hộ mậu dịch, nhưng không chấp nhận phúc lợi xã hội, điều hoà giai cấp.
Đảng phái hữu dân tộc, cũng là xu hướng tư sản, nhưng đòi hỏi bảo hộ mậu dịch, không điều hoà giai cấp
Đảng phát xít, cũng là xu hướng tư sản, nhưng không những bảo hộ mậu dịch, mà còn gắn nó với phân biệt chủng tộc.
Bernie Sanders nằm ở đâu trong cái giải quang phổ này. Ông này nằm ở phía cực tả cuả đảng dân chủ Mỹ. Nếu so sánh với Tây Âu, thì ông này nằm ở phần hữu của đảng xã hội. Và đây cũng chính là nội dụng của cụm từ “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Và như vậy có thể xếp Bernie và Obama vào cùng một nhóm với nhau.
“chủ nghĩa xã hội dân chủ” này, tức là xu hướng kiểu đảng xã hội Pháp, ở đâu mà ra. Thực ra nó là một xu hướng xuất phát điểm từ chủ nghĩa Mác, nhưng trong một môi trường chủ nghĩa tư bản phát triển, đi theo xu hướng cải lương từ sau quốc tế I, thời Mác còn sống ở Tây Âu. Chính Bác Hồ cũng đã tham gia vào sự kiện lịch sử phân rã chủ nghĩa Mác ra hai đường thế này vào năm 1920 ở đại hội Tours (đây là tên một thành phố), để hình thành nên đảng cộng sản Pháp và đảng xã hội Pháp. Chỉ sau đại chiến thế giới, thì đảng xã hội mới nắm quyền (ở Pháp là thời Mitterand, 1981)
Như vậy trong bài báo, có nói rằng, các chính khách Mỹ không biết khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” là gì, đã chứng tỏ tính giai cấp cực đoan của nhà nước Mỹ. Vì những gì Bernie Sanders nói đã được áp dụng bằng cách này hay cách khác ở Tây Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp, và các nước Bắc Âu ..từ sau đại chiến thế giới II, và không vì thế mà những nước này không phải là nhà nước đại nghị tư sản.
Ở trên, khi lập ra cái giải quang phổ ý thức hệ để so sánh cho tiện, tôi đã đơn giản hoá nó đi, chỉ nói tới những đặc trưng, để dễ phân biệt. Trong thực tế chúng xâm nhập lẫn nhau. Ví dụ, một nhân vật tư sản theo chủ nghĩa tự do(đảng phái hữu tự do) cũng có thể chấp nhận bảo hộ mậu dịch ở một mức nào đó. Tương tự như vậy với đảng phái hữu dân tộc đã có cái gì đó phát xít, và vẫn có thể chấp nhận “thị trường tự do” nếu mang lợi cho nó…v..v.. Ta có thể tìm thấy những điều tương tự với các xu hướng khác như Đảng Xanh- Đảng Xã hội, ..
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 25 2019, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #80

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bernie Sanders có thể trở thành tổng thống Mỹ mới ?. Điều này gần như không thể. Để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ cũng đã khó, vì Sanders nằm ở phía cực tả của đảng này. Nên tìm được sự đồng thuận trong đảng của mình đã không được. Đề nghị của Sanders đòi hỏi tư bản tài chính “công hiến” trong một thể chế mà tư bản tài chính cầm trịch là điều không thể. Người dân lao động phải cứu tư bản tài chính thì có, chứ tư bản tài chính cứu dân thì không có.
Lời đề nghị của Sander chỉ có tác dụng, khi cái quả bom “nợ tiền học của sinh viên” bị nổ, khi tư bản tài chính biết chắc chắn không thể thu nó về được. Muốn như vậy, thì kinh tế Mỹ phải rơi vào khủng hoảng, để sinh viên ra trường không thể tìm được việc, dẫn đến không còn khả năng chi trả. Nhưng vào thời điểm hiện tại, còn khoảng hơn 1 năm nữa là bầu cử tổng thống Mỹ, kinh tế Mỹ không ở trong tình trạng này. Còn việc sinh viên nợ đến cuối đời không trả được kiểu chị Dậu-Nghị Quế,thì không phải là vấn đề, bởi xã hội Mỹ chưa bao giờ là xã hội có tính chất xã hội (social).
Ở trên tôi có nói là có thể để Sander và Obama vào một rọ, vậy nếu Obama trúng cử được thì sao Sander lại không được. Vì sao ? bởi vì việc Obama trúng cử tổng thống Mỹ là một điều đặc biệt, do nhiều nguyên nhân tạo thành. Điều thứ nhất là vào thời điểm đó, kinh tế Mỹ khủng hoảng, khiến tổng thống đương thời mất tín nhiệm, Mỹ đang đánh nhau ở nước ngoài muốn rút ra, Obama lại được tài trợ bằng các quỹ nhỏ của dân thường, ít phụ thuộc vào tài phiệt hơn. Việc Obama muốn làm (bảo hiểm xã hội) tác động đến nhiều người dân tạo hi vọng.
Nhưng bản thân chính phủ Obama là chính phủ yếu, và để trấn an các ông chủ thực của Mỹ, Obama bắt buộc phải dùng người của đảng cộng hoà tin cậy vào những vị trí chủ chốt như bộ quốc phòng. Mặc dù vậy Obama cũng không thể làm được bảo hiểm y tế. Bởi sao khi phải sửa đổi để chiều lòng tất cả những lợi ích nhóm liên quan tới công nghiệp y tế, dược.. thì chính sách bảo hiểm xã hội trở nên quá phức tạp, khiến chính quyền Trump lên có thể xoá bỏ được nó dễ dàng.
Do không thể có được một chính sách nhà nước có lợi cho toàn dân. Điều duy nhất mà người dân Mỹ có thể làm là bầu cho một nhân vật hứa hẹn “hard work” như Trump.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 6 7 8 9 10 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC