Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 06:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



5. Thiền đối trị
Khi bị stress, thường người ta nghĩ ngay đến Thiền, như là một liệu pháp để giải tỏa stress. Cái Thiền giúp giải tỏa stress đó, là Thiền đối trị. Do mục đích là giúp người tập giải tỏa stress ngày lúc đó, mà Thiền đối trị thiên về mượn ngoại cảnh bên ngoài, chứ không nâng cao nội lực bên trong của người tập, cho nên nó đòi hỏi ngoại cảnh phải giúp làm dịu tâm trí. Phòng tập phải bố trí nơi yên tĩnh, phối hợp với mùi hương và âm nhạc càng tốt để dễ đưa người tập vào trạng thái thư giãn, yên tĩnh.
Thiền đối trị không có một kỹ thuật riêng biệt, mà nó sử dụng tất cả các kỹ thuật Thiền khác nhau như Thiền định, Thiền quán, Thiền buông thư….
Sự khác nhau nằm ở chỗ:
a. Đối với các loại Thiền khác, thì Thiền là hành động cuả chủ thể nhằm đạt Định, rồi từ Định phát huy Trí Tuệ để hướng tới một cộng sống không stress. Do vậy trong các loại Thiền này, người thực hành Thiền đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với kết quả đạt được, sự nỗ lực cá nhân được đề cao.
b. Thiền đối trị lại khác. Ở đây, Thiền đóng vai trò như một công cụ giúp giải tỏa stress. Trong Thiền đối trị, người thực hành Thiền đóng vai trò phụ thuộc đối với kết quả đạt được, sự nỗ lực cá nhân không được đề cao. Mà người dạy và hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với kết quả đạt được.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 06:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



III. Thiền Tuệ
Ngoài Thiền vắng lặng ra, còn một loại Thiền khác, ít được nói tới, vì nó còn nằm trong vòng bí ẩn. Đó là Thiền Tuệ. Khác với Thiền vắng lặng, chỉ hướng về sự vắng lặng đúng như tên gọi của nó, Thiền Tuệ không hướng về sự vắng lặng mà hướng về sự hoạt động của tâm trí. Đây là một môn Thiền được thực hành trong khi đang tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề. Các bạn có thể hình dung về Thiền Tuệ, qua sự mô tả của 2 Thiền sư người Thái lan: Phra Àcariya Thoon Khippapanno và Ajahn Chah:
"Kỹ thuật của pháp hành quán niệm này là dùng trí nhớ, giả tưởng và suy tư, nghĩ đến quá khứ, hiện tại và tương lai."
Thoát dòng trần tục. – Thiền sư Phra Àcariya Thoon Khippapanno
“….khi tâm đã đủ vắng lặng thì ta ra ngoài và nhìn vào "sinh hoạt bên ngoài*”. Nhìn ngoại cảnh với tâm vắng lặng sẽ giúp phát sanh trí tuệ. Điều nầy khó hiểu một cách rõ ràng bởi vì nó cũng gần giống nhau, cũng tương tợ như ta suy tư và tưởng tượng thường ngày.
Khi suy tư, ta có thể nghĩ rằng tâm không an lạc, nhưng trong thực tế suy tư nầy nằm bên trong vắng lặng. Có quán chiếu, nhưng vắng lặng không bị khuấy động.
Ta có thể làm nổi bật ý nghĩ hay sự suy tư ấy lên để quán chiếu nó. Nơi đây, ta khơi dậy ý nghĩ lên để quan sát, tìm hiểu nó, chớ không phải suy tư buông lung, không có mục tiêu, cũng không phải đoán chừng. Nó là cái gì phát sanh từ tâm an lạc thanh bình. Điều nầy được gọi là "hay biết bên trong vắng lặng, và vắng lặng bên trong hay biết." Nếu chỉ là suy tư thông thường và tưởng tượng thì tâm ắt không an lạc mà sẽ chao động. Nhưng nơi đây Sư không đề cập đến suy tư thông thường, đây là cảm giác phát sanh từ cái tâm thanh bình an lạc. Đó là "quán niệm". Trí tuệ phát sanh ngay từ đây.”
Hương vị giải thoát - Thiền sư Ajahn Chah
Như vậy, qua sự mô tả của 2 vị Thiền sư nói trên, chúng ta thấy rõ Thiền Tuệ là loại thiền được thực hành trong khi đang làm việc, không phải chỉ làm việc chân tay, mà còn làm việc bằng trí óc như: suy tư, tưởng tượng tới tương lai, hồi tưởng về quá khứ, giả tưởng (tưởng tượng ra những điều mà ta chưa từng nhìn thấy)… Nó khác biệt hoàn toàn với Thiền vắng lặng là loại thiền chỉ có thể thực hành được khi ta không làm việc, không suy tư, không tưởng tượng tới tương lai, không hồi tưởng về quá khứ, không giả tưởng…

* "Sinh hoạt bên ngoài" ở đây là những cảm giác mà ta cảm nhận từ lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) xuyên qua lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) -- đối chiều với "sinh hoạt bên trong" là các tầng Thiền jhàna, nơi đây tâm "không đi ra ngoài" theo các cảm xúc.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 06:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



IV. Đặc điểm về sự hoạt động của Thiền Tuệ

Về bản chất, Thiền Tuệ giống như Thiền chủ động. Nhưng, Thiền tuệ thiên về việc điều khiển, dẫn dắt các hoạt động trí tuệ của bản thân thay vì chỉ điều khiển các hoạt động phi trí tuệ như Thiền Chủ động. Trong Thiền Tuệ sự quan sát sẽ nhập vào làm một với ý niệm chứ không tích ra như Thiền quán và Thiền chủ động. Thiền Tuệ cũng hướng về Chánh niệm như Thiền chủ động và Thiền quán. Tuy nhiên Niệm trong Thiền Tuệ là sự hợp nhất của Niệm quan sát và Niệm hành động. Do đặc tính chủ về hoạt động trí tuệ, cho nên Thiền Tuệ rất phù hợp cho việc thực hành thiền trong các hoạt động trí tuệ.
Trong Thiền Tuệ, ý niệm hợp nhất với sự quan sát, hợp nhất với tư duy, suy nghĩ, hợp nhất với sự nhận thức, hợp nhất với sự tìm kiếm…. và dẫn dắt các hoạt động đó theo sự định hướng của ta (phần chủ động). Nó hoàn toàn khác với Thiền quán tâm, mà ở đó ý niệm tách rời và đóng và đóng vai trò quan sát thụ động đối với nhận thức, tư duy, sự tìm kiếm…. (trong Thiền quán tâm các hoạt động nhận thức, tư duy, sự tìm kiếm…. diễn ra một cách tự động, ngoài sự định hướng của ý niệm)

Chúng ta có thể hiểu về Thiền Tuệ giống như là khi một người điều khiển chiếc xe tự lái. Hoạt động của xe là chạy trên đường theo sự điều khiển của người lái xe. Người lái xe có thể điều khiển chiếc xe theo 2 cách:
Cách điều khiến thứ nhất là lái xe chạy một cách trực tiếp qua các hoạt động: giữ tay lái, lên xuống ga, đạp thắng (phanh)….
Cách điều khiển thứ hai là bật chế độ tự lái, khi đó chiếc xe sẽ chạy theo sự điều khiển của hệ thống máy tính điều khiển trong xe.
Mỗi con người cũng giống như vậy trong Thiền Tuệ: có thể chia ra làm hai phần là phần chủ động và phần bị động
Phần chủ động gồm có Ta và ý niệm (Trong đó Ta giống như người lái xe, Ý niệm giống như hệ thống máy tính điều khiển xe)
Phần bị động là nhận thức, tư duy, tìm kiếm, quan sát….(Phần bị động giống như chiếc xe)
Phần chủ động sẽ điều khiển phần bị động (Ta sẽ điều khiển phần bị động một cách trực tiếp hoặc thông qua ý niệm, giống như là người lái xe điều khiển chiếc xe một cách trực tiếp, hoặc thông qua hệ thống máy tính điều khiển). Còn phần phần bị động sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần chủ động.
(Còn tiếp)

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 10 2017, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



V. Tác dụng của Thiền Tuệ

Thiền Tuệ không hướng con người ta đến cảm giác bình an ngay lúc đang hành thiền, không giúp ta giải tỏa stress trong nhất thời, rồi sau đó sẽ tiếp tục bị stress trở lại, như Thiền vắng lặng, mà nó hướng ta đến một cuộc sống không còn stress. Vì stress không còn, nên ta cũng chẳng cần phải đi giải tỏa nữa. Nó là một phương pháp giúp ta sử dụng Trí tuệ của Phật ở bên trong mình, để khám phá sự thật, khám phá ra được cái chốt của vấn đề, hầu mang lại một cuộc sống không stress sau đó. Điều này có nghĩa là: người thực hành Thiền tuệ, trong nhất thời, đặc biệt là trong những buổi thực hành đầu tiên có thể không có được cảm giác bình an, thoải mái, dễ chịu như khi thực hành thiền vắng lặng. Thâm chí thời gian đầu còn có cảm giác khó chịu, nhức đầu. Bởi vì họ đã rời bỏ Thiền Tuệ, khi phát hiện ra những mâu thuẫn, những nhận thức sai lầm của bản thân, mà họ chưa muốn thừa nhận, nhưng cũng không thể từ bỏ nó đi (vì đó là sự thật của bản thân, đã được họ nhận ra bằng chính trí tuệ của mình). Cảm giác khó chịu sẽ dần dần được dịu đi và giảm xuống tương ứng với số lần thực hành của bạn. Càng thực hành nhiều sẽ càng dễ chịu. Bởi vì lần thực hành trước sẽ có tác dụng làm giảm sự khó chịu cho lần sau. Trạng thái an lạc sẽ phát sinh khi bạn hoàn toàn thực hành đúng kỹ thuật của Thiền Tuệ. Dưới đây là chia sẻ của một bạn Thiền sinh, sau khi đã nhập được vào Thiền Tuệ trong chương trình “Giải mã cuộc sống không stress”
“Ở lần làm thứ 1, tôi bắt gặp 1 điều rất là kỳ lạ mà tôi phải ngay lập tức ghi note lại ko thì quên. Tôi copy paste lại vậy “Ko ngờ chương trình này lại có thể khiến cho mình cảm thấy happy và có ý nghĩa như vậy, mình thấy thật hiếm có để được làm một điều như thế. Chương trình này là một sự kỳ lạ đặc biệt, thông minh đặc biệt, nó thú vị và hào hứng. Mình có đang bị cảm nhận sai lầm ko, có đang phi thực tế ko đây. KO phải, nguyên nhân nào dẫn tới cảm nhận này thì mình chưa rõ, nhưng cảm nhận thì rất rõ ko thể sai được, mình cảm thấy happy, chỉ là những câu chữ hiện lên thôi mà sao lại như vậy nhỉ, mình làm nó như 1 player vậy, và thấy được điểm thú vị của nó, mình thấy nó đang là cuộc sống, mình đang trải nghiệm cuộc sống của mình thông qua chương trình này. Hai dạng câu hỏi trong chương trình, đều có 1 điểm chung là dẫn dụ mình rời khỏi tình huống thực tế, bằng cách đánh vào cái tâm trí bám chấp của mình, gắn bản thân của mình vào tình huống. Mình ko sàng lọc ra được đâu là câu hỏi, trả lời cho điều gì, mà sẽ bị lôi kéo bởi ý nghĩ hồi nãy mình đã trả lời thế này, thế kia”. Suy nghĩ như vậy, nên em thấy bài test thú vị, và thông minh, có thể dẫn dắt đặt tình huống khiến cho người làm nó, có thể thay đổi góc nhìn như vậy, rất thoáng, rất tự nhiên và vui vẻ. Cùng 1 tình huống, nhưng nếu mình bám vào cái tôi của mình thì mình sẽ bức xúc, mà ko bám vào cái tôi của mình, đi theo sát tình huống thực tế thì ko bức xúc gì cả.”
Còn dưới đây là những khó khăn, mà chính bạn thiền sinh đó đã cảm thấy, trong lần đầu tham dự:
“Tôi cảm nhận rằng chương trình hỗ trợ thực hành Thiền Tuệ: “Giải mã cuộc sống không stress”, quả là một bài test thử thách sự tư duy, tính nhẫn nại và bển bỉ của con người. Chương trình đã khiến tôi phải đánh giá lại chính mình một cách hết sức nghiêm túc. Khi đăng ký tham gia chương trình, tôi đã không hình dung được nó sẽ cam go đến như thế. Tôi tin chắc đây sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho mình. Trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, tôi đã khám phá thêm nhiều điều lý thú về bản thân. Trong tôi như có những thế lực liên tục đấu tranh, phản bác lẫn nhau. Thật sự tôi đã có suy nghĩ chống đối rằng “Tại sao chương trình này lại phức tạp một cách thái quá như thế?”. Và tôi nhận ra rằng để làm chủ được bản thân, trước hết tôi phải kiên định với mục tiêu đề ra, không thể chỉ vì một chút khó khăn mà tôi lại từ bỏ.

VI. Giới hạn của Thiền Tuệ
Giới hạn của Thiền Tuệ là với người mới tham dự sẽ rất khó để nắm bắt kỹ thuật. Ngoài ra nó còn đòi hỏi rất cao dối với người dạy. Bởi vì nhìn bên ngoài nó không khác gì với lối suy tư thông thường cả và nó rất dễ gây nhầm lẫn. Có rất nhiều vị thiền sư có công phu tư chứng rất cao trong Thiền vắng lặng, nhưng họ vẫn không nắm bắt được kỹ thuật của pháp hành Thiền Tuệ. Rất khó để có thể dùng lời nói giúp cho người khác nắm bắt được các kỹ thuật của Thiền Tuệ. Điều này cho thấy việc dạy Thiền Tuệ cho người khác là một điều rất khó khăn.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 10 2017, 12:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



VII. Thiền quán Vipassana - sự phối hợp giữa Thiền vắng lặng và Thiền Tuệ
Do Thiền Tuệ có sự giới hạn như đã nói ở trên. Đó là việc hướng dẫn, truyền đạt các kỹ thuật của nó từ người thầy cho người học rất khó khăn. Cho nên Đức Phật đã đem 2 môn thiền này phối hợp với nhau, lấy ưu điểm của môn thiền này để bổ túc cho khuyết điểm của môn thiền kia để ra pháp hành Thiền quán Vipassana.
Pháp hành Thiền quán Vipassana gồm có 4 khu vực quán niệm là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Trong đó 3 khu vực quán niệm đầu: quán thân, quán thọ, quán tâm thuộc về Thiền vắng lặng. Riêng khu vực quán niệm thứ tư: quán pháp, thì thuộc về Thiền Tuệ.
Với sự phối hợp này, ban đầu người học sẽ được chỉ dạy về Thiền vắng lặng vốn có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản. Người học dễ nắm bắt, dễ thực hành. Người dạy dễ chỉ dẫn. Ngoài ra nó còn phù hợp với việc bố trí ngoại cảnh, để mang lại cảm giác dễ chịu, thoái mái cho người học. Nhưng nhược điểm của nó là không giúp người học biết cách sử dụng trí tuệ, để giải quyết vấn đề stress tận trong gốc rễ của nó. Nhược điểm này sẽ được khắc phục bởi Thiền Tuệ (quán pháp). Khi người học thực hành Thiền vắng lặng đã đạt được sự vắng lặng thì họ sẽ được chỉ dẫn chuyển qua Thiền Tuệ, bằng cách vừa duy trì sự vắng lặng ở bên trong, vừa nhìn ra thế giới bên ngoài, vừa khởi lên sự tưởng tượng, suy tư về bản chất của thê giới đó. Do có sự vắng lặng ở bên trong, nên người học không bị rơi vào suy tư thông thường, mà họ được chuyển qua Thiền Tuệ một cách dễ dàng.
Thiền sư Ajahn Chah có đưa ý kiến của mình về vấn đề này, trong cuốn sách Hương vị giải thoát như sau:
“Tâm định (samàdhi) có thể đem lại nhiều tai hại cũng như nhiều lợi ích đến hành giả. Ta không thể nói quả quyết điều nầy hay điều nọ. Đối với người không có trí tuệ thì có hại, nhưng với người có trí tuệ thì tâm định đem lại nhiều lợi ích thật sự. Tâm định có thể đưa đến Tuệ Minh Sát.
Điều có thể gây tai hại lớn lao nhất cho hành giả là các tầng Thiền (Jhàna), tâm định với trạng thái vắng lặng vững chắc và thâm sâu. Tâm định nầy đem lại rất nhiều an lạc. Khi có an lạc là có thỏa thích. Khi thỏa thích ắt có luyến ái, dính mắc, và bám níu chặt chẽ vào sự thỏa thích ấy. Hành giả không còn muốn quán chiếu gì khác nữa mà chỉ thỏa thích trong thọ cảm nhàn lạc mà mình đang hưởng. Khi hành thiền lâu ngày chúng ta có thể dễ dàng nhập vào trạng thái định nầy một cách mau lẹ. Vừa bắt đầu ghi nhận đề mục là tâm trở nên vắng lặng, và ta không muốn rời khỏi nó để quán chiếu gì khác. Ta chỉ dính kẹt trong thỏa thích ấy. Đó là mối nguy hại có thể đến với người hành thiền.
Ta phải dùng cận định (upacàra samàdhi). Nơi đây, nhập vào trạng thái vắng lặng, và khi tâm đã đủ vắng lặng thì ta ra ngoài và nhìn vào "sinh hoạt bên ngoài". Nhìn ngoại cảnh với tâm vắng lặng sẽ giúp phát sanh trí tuệ. Điều nầy khó hiểu một cách rõ ràng bởi vì nó cũng gần giống nhau, cũng tương tợ như ta suy tư và tưởng tượng thường ngày. Khi suy tư, ta có thể nghĩ rằng tâm không an lạc, nhưng trong thực tế suy tư nầy nằm bên trong vắng lặng. Có quán chiếu, nhưng vắng lặng không bị khuấy động. Ta có thể làm nổi bật ý nghĩ hay sự suy tư ấy lên để quán chiếu nó. Nơi đây, ta khơi dậy ý nghĩ lên để quan sát, tìm hiểu nó, chớ không phải suy tư buông lung, không có mục tiêu, cũng không phải đoán chừng. Nó là cái gì phát sanh từ tâm an lạc thanh bình. Điều nầy được gọi là "hay biết bên trong vắng lặng, và vắng lặng bên trong hay biết." Nếu chỉ là suy tư thông thường và tưởng tượng thì tâm ắt không an lạc mà sẽ chao động. Nhưng nơi đây Sư không đề cập đến suy tư thông thường, đây là cảm giác phát sanh từ cái tâm thanh bình an lạc. Đó là "quán niệm". Trí tuệ phát sanh ngay từ đây.
Như vậy, có thể có chánh định và tà định. Tà định là khi nào tâm lắng vào trạng thái vắng lặng mà không có sự hay biết gì hết. Ta có thể ngồi trong hai tiếng, hoặc ngồi cả ngày đi nữa, nhưng tâm không biết mình ở đâu hay điều gì đã xảy ra. Không biết gì hết. Có vắng lặng, nhưng chỉ có chừng đó. Cũng giống như một lưỡi dao đã được mài giũa thật bén nhưng ta không màng dùng vào việc gì. Đó là một loại vắng lặng si mê, bởi vì không tự biết mình. Lúc bấy giờ hành giả có thể nghĩ rằng mình đã đạt đến tột đỉnh và không màng tìm kiếm gì khác. Trong trường hợp nầy thì định (samàdhi) có thể là người thù. Trí tuệ không thể phát sanh bởi vì không có sự hay biết điều nào là đúng, điều nào sai.
Với Chánh Định, dầu ở tầng lớp vắng lặng nào mà ta đạt đến, luôn luôn có sự hay biết. Có niệm đầy đủ và hay biết rõ ràng. Đó là tâm định có khả năng giúp cho trí tuệ phát khởi, ta không thể lạc lối trong đó. Người hành thiền phải thấu hiểu chắc chắn điều nầy. Không có sự hay biết quý vị không thể thành công. Phải hay biết từ đầu đến cuối. Loại định nầy không nguy hại.”

Hương vị giải thoát
Đây thực sự là một sự phối hợp tuyệt vời. Nhưng nó chỉ phù hợp với người xuất gia, hoặc ít nhất cũng phải là chuyên tu. Còn đối với đa số mọi người chúng ta, đang sống trong thế giới của cơm, áo, gạo, tiền, thì không thể có thời gian để theo đuổi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 10 2017, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



VIII. Hai loại Thiền Tuệ
Thiền Tuệ gồm có 2 loại là Thiền Quán và Thìền Tham
1. Thiền quán
Thiền quán là loại Thiền thực hành khi ta quán sát và mô tả một đối tượng. Sự quán sát này bao gồm cả việc quan sát ở bề ngoài và đào sâu vào bên trong bằng công cụ phân tích, rồi sau đó là tổng hợp, khái quát để nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ, hoặc các mối liên hệ bản chất của đối tượng đang quan sát với các đối tượng khác.
Điều này cũng tương tự như khi ta đưa cho một người nào đó một món đồ và yêu cầu người đó mô tả về món đồ nói trên. Để thực hiện yêu cầu, người đó phải nhìn vào món đồ và quan sát nó, rồi sau đó mô tả những gì mình nhìn thấy bằng ngôn từ. Thiền quán là vậy. Nó hoàn toàn khác với việc người đó lên mạng tìm kiếm những bài viết về món đồ đó của người khác, rồi đem ra nói lại.


Người thực hành Thiền quán phải có tâm thế như một con mèo đang rình chuột


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 10 2017, 12:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



2. Thiền Tham
Thiền tham là loại Thiền mà ta thực hành khi đang truy tìm hay tìm kiếm một đối tượng. Trong khi đối với Thiền quán, thì đối tượng đã được tìm thấy và việc của ta là quan sát, mô tả thì trong Thiền tham, đối tượng lại chưa được nhìn thấy, thậm chí là chưa từng biết và việc của ta là phải đi tìm cho ra nó.
Điều này cũng tương tự như khi ta tìm một món đồ để trong nhà lâu ngày không đụng tới. Ta biết nó nằm trong nhà, nhưng không nhớ để nó ở đâu, mà bây giờ cần phải dùng tới. Thế là ta phải đi tìm kiếm nó bằng cách lục tìm trong toàn bộ căn nhà, tìm chỗ này không có thì tìm chỗ khác. Tìm cho đến khi nào tìm ra mới thôi. Thiền tham cũng y như vậy.



Người thực hành Thiền tham có tâm thế luôn luôn đi tìm giống như tâm thế của một con chó săn đang săn tìm đồ vật



Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 12 2017, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@BacQuy,
Đây là phương pháp Thiền bác dậy nvt đấy à ??
Bác viết tiếp đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 13 2017, 08:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 05:36 PM)
@BacQuy,
Đây là phương pháp Thiền bác dậy nvt đấy à ??
Bác viết tiếp đi.
*



Đây là phương pháp thiền phổ biến mà bác Quyzen thường hướng dẫn mọi người nói chung.
Em nhớ có lần bác Quyzen đưa ra thí dụ như sau: Tâm của con người ta giống như cái cốc nước. Nếu ở đáy cốc có cặn, mà nước bị khuấy lên thì cặn nổi vẩn đục khiến không thể quan sát được đáy cốc. Phải chờ lúc nước trong cốc lặng xuống, cặn chìm dưới đáy thì mặt nước mởi trong vắt, mới nhìn được đáy. Tuy nhiên, có nhiều người tưởng là phải chờ nước thật tĩnh lặng mới quan sát được cái đáy cốc. Thật ra là chỉ cần nước hơi lắng thì cũng đã quan sát được rồi!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 17 2017, 04:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 10:36 AM)
@BacQuy,
Đây là phương pháp Thiền bác dậy nvt đấy à ??
Bác viết tiếp đi.
*


Bác NVT chỉ mới tìm hiểu và tự ứng dụng theo ý mình thôi, chứ chưa có học Thiền này theo sự hướng dẫn của em bác Phó nhé.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC