Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

nguyenducquyzen
post Apr 17 2017, 04:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Tham khảo
Định Trong Thiền Tuệ


Ðến đây câu hỏi được đặc ra là: các thiền sinh có được những loại tâm Ðịnh nào? Các bản Chú giải có ghi về nhiều loại tâm Ðịnh khác nhau [3]. Có tâm Nhập định - Jhana (Thiền-na). Trước đó thì có tâm Cận định. Gọi là Cận định vì tâm này sinh khởi rất gần với tâm Nhập định Jhana. Hành giả phải đi qua tâm Cận định rồi mới có tâm Nhập định. Chưa có tâm Cận định ta không thể có tâm Nhập định.

Vậy một hành giả thiền quán Vipassana phát triển Ðịnh loại nào? Không phải Nhập định mà cũng chẳng phải Cận định. Chỉ có ai phát triển Nhập định Jhana mới đi ngang qua tâm Cận định. Người hành thiền quán Vipassana phát triển một loại định gần giống như Cận định, đó là Chập định -- Kanika samadhi (hay Sát-na định).

Khi một người hành thiền Chỉ, Samatha, kềm giữ được những tâm phóng dật hoặc những chướng ngại tinh thần, tâm được an trụ vắng lặng trên một đề mục duy nhất, hành giả đang phát triển Cận định. Cận định là một tâm Ðịnh khá vững trụ dù không sâu mạnh bằng tâm Nhập định nhưng cũng có khả năng giữ những chướng ngại ở ngoài tâm. Tâm Cận định có thể an trụ trên đối tượng đề mục trong một thời gian khá lâu, giây phút này đến giây phút khác mà không bị dứt đoạn.

Chập định cũng vậy, cũng có khả năng giữ những chướng ngại ngoài tâm, cũng có khả năng an trụ trên đối tượng hết giây phút này đến giây phút khác, không dứt đoạn. Chập định không khác gì Cận định, nhưng ta không gọi nó là Cận định vì nó không sinh khởi kế trước tâm Nhập định. Chỉ có vậy thôi.

Cận định an trụ trên đối tượng, Chập định cũng an trụ trên đối tượng. Có khác chăng là đối tượng của Cận định chỉ là một. Hành giả thiền Chỉ Samatha có thể giữ tâm Cận định an trụ trên đối tượng hết giờ này đến giờ nọ đi nữa, đối tượng thiền vẫn chỉ là một vật hoặc 'tướng' duy nhất, không hề thay đỗi. Trong khi đó, đối với hành giả thiền Quán Vipassana, tâm Chập định vẫn an trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, nhưng đối tượng của Chập định thay đỗi, có lúc là hơi thở, có lúc là ý nghĩ và có lúc là cảm giác trên thân. Tâm Chập định tự động bắt lấy và an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những thời khắc khác nhau. Ðây là sự khác biệt duy nhất giữa Cận định trong thiền Chỉ và Chập định trong thiền Quán.

Cận định an trụ trên một đối tượng duy nhất trong khi đó Chập định an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những lúc khác nhau, nhưng cả hai đều có khả năng an trụ vững yên trên đối tượng như nhau.

Khi một hành giả thiền Quán, người ấy có được tâm Chập định, và tâm Chập định này chính là Chánh Ðịnh -- Samma Samadhi, một trong tám yếu tố Bát Chánh Ðạo. Chính điểm này đã trở nên một vấn đề bàn luận nan giải vì trong bài kinh Ðại Niệm Xứ, Chánh Ðịnh được định nghĩa là tâm Ðịnh của bốn tầng thiền thuộc Sắc giới [4]. Dựa vào dữ kiện này, có người cho rằng Chánh Ðịnh chỉ gồm có bốn tầng thiền thuộc Sắc giới mà thôi, ngoài ra không có gì khác, vậy người hành thiền Quán không thiền Chỉ, không đắc các tầng thiền, vậy là không phát triển Chánh Ðịnh (ở đây khi nói 'người hành thiền Quán', Sư có ý ám chỉ những thiền sinh tu tập đơn thuần thiền Quán Vipassana chớ không xen kẻ với thiền Chỉ Samatha [5]). Nhưng tâm Ðịnh của một hành giả thiền Quán thật sự là một tâm chánh Ðịnh - Samma Samadhi
Trích: Tâm Định và Thiền Quán
Tâm Định và Thiền Quán



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 17 2017, 04:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Apr 17 2017, 04:33 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 10:36 AM)
@BacQuy,
Đây là phương pháp Thiền bác dậy nvt đấy à ??
Bác viết tiếp đi.
*


Bác NVT chỉ mới tìm hiểu và tự ứng dụng theo ý mình thôi, chứ chưa có học Thiền này theo sự hướng dẫn của em bác Phó nhé.
*



Em có tìm hiểu, nhưng mà chưa ứng dụng được gì cả!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 17 2017, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



3. Quán pháp
Quán pháp là khu vực quán niệm thứ tư của Vipassana. Nó là một loại Thiền quán, nhưng không phải là tất cả của Thiền quán. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền quán trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực quán sát về cuộc sống, quán sát về tình yêu, quán sát về kinh doanh…. Trong khi đó, nói đến quán pháp thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền quán trong khu vực quán sát về bản chất của thế giới. Đối tượng của nó là bản chất của các đối tượng, cội nguồn phát sinh ra đối tượng đó và mối liên hệ bản chất của đối tượng đó với các đối tượng khác.
4. Thiền Đốn Ngộ (Zen)
Thiền đốn Ngộ là một loại Thiền tham. Nhưng không phải là tất cả của Thiền tham. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền tham trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực về cuộc sống, về tình yêu, về kinh doanh….. Trong khi đó, nói đến Thiền đốn Ngộ thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền tham chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm.



Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 17 2017, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



5. Tham thoại đầu
Tham thoại đầu là một loại Thiền đốn Ngộ. Nhưng không phải là tất cả của Thiền đốn Ngộ. Bởi vì nói đến Thiền đốn Ngộ là nói đến Thiền tham trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, dưới bất cứ hình thức nào. Trong khi đó, nói đến Tham thoại đầu thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền đốn Ngộ, chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, qua các công án trong nhà Thiền.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 4 2017, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi có đọc bác viết về Thiền ở đây. Đầu tiên tôi định mở một chủ đề mới về Thiền, nhưng rồi nghĩ viết vào đây cũng được. Nếu tôi viết riêng ra thì có cái lợi là theo dõi dễ dàng hơn, còn nếu viết vào đây thì nó sẽ khó theo dõi hơn. Cuối cùng tôi chọn viết vào đây. Việc bác chia các kiểu thiền ở trên, tôi thấy bị lẫn lộn. Bởi vì bác không phân biệt, thiền như một phương pháp thực hành Phật giáo và Thiền như một tông phái cuả Phật giáo.
Từ khi ra đời thì Thiền luôn là một phương pháp tu tập Phật giáo, mà tiếng Sancrit (tiếng Phạn) gọi là Dhyana, bản thân Dhyana lại là một thế của Yoga. Vì có phật giáo nguyên thuỷ, nên có Thiền như một phương pháp tập phật giáo nguyên thuỷ. Thiền tứ niệm sứ chẳng hạn là thuộc loại này. Rồi Vì có phậtt giáo đại thừa, mà có phương pháp tập phật giáo đại thừa, ví dụ như Thiền định, hay thiền samatha (thiền này được trình bầy trong kinh Viên giác). Khi người ta học tông thiên thai, hay tịnh độ tông, thì nó cũng có phương pháp thiền của nó. Đó là thiền niệm “nhất niệm tam thiên” của ngày Trí Khải (Thiên thai tông), hay Thiền niệm Adi đà của tịnh độ (phương pháp trong kinh Quán vô lượng thọ). Thiền cũng có thể được chia theo tầng, mỗi tầng là một trạng thái thiền như trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm thập địa. Hay được minh hoạ trong 10 bức tranh chăn trâu (Thập diện ngưu đồ).
Tất cả các phương pháp thiền lúc này đều nhằm mục đích ôn luyện các nhận thức phật giáo (tứ diệu đế, khổ ,không , vô thường vô ngã) bằng niệm (chính niệm), bằng quán (tức là có cái nhìn đúng, như trong Thiên thai hay tịnh độ), hay bằng định tâm (như kinh Viên giác). Định tâm người ta có thể làm bằng đếm hơi thở, nhìn tập trung vào một điểm…
Ở trên bác Quý có lấy ví dụ ông sư chắc là người Thái, nói về Thiền. Là kiểu Thiền này. Đã học thiền này thì phải học giáo lý phật giáo (để có Trí, có Huệ) đồng thời phải trì giới (tức là có các giới cấm), vì Thiền chỉ là một phương pháp tập luyện phật giáo nguyên thuỷ hay đại thừa.
Thế còn Thiền như một tông phái phật giáo. Chỉ ở đây Thiền mới đủ định, tuệ, còn giới thì bị quan niệm là chấp, nên sẽ thể hiện thông qua định, tuệ mà không có giới luật (ngoại trừ giới luật của tHiền viện bắt đầu bằng của Thiền sư Bách trượng Hoài Hải), loại Thiền này chỉ tồn tại ở TQ, Nhật, Việt nam, hai nước Triều tiên, dù tổ sơ khai ra nó là Bồ đề đạt ma, người Ấn.
Thiền như một tông phái này dựa vào hai lô gíc cực kỳ quan trọng, làm thay đổi hẳn quan niệm về giáo lý phật giáo, đó là ngài Bồ tát Long Thọ, với thuyết KHÔNG, và ngài Bồ tát Thế Thân với thuyết Duy thức. Nếu có thể so sánh thì ngài Long Thọ với ngài Thế Thân so với Phật Thích Ca, giống như Lê nin so với Các Mác. Hai phép biện chứng của họ với Phật giáo đại thừa, không khác gì hai phép biện chứng (duy vật và lịch sử) trong chủ nghĩa Mác. So sánh như tôi nói trên có vẻ hơi khập khiễng, nhưng để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Hai phép biện chứng KHÔNG và DUY THỨC đã khiến Thiền chuyển từ Dhyana sang Prajina (BÁT NHÃ), vốn là lĩnh vực của trí tuệ, và vì nó đủ cả trí tuệ nhận thức độc lập mà thành một tông phái riêng, có thể coi là một tôn giáo riêng, mặc dù người ta vẫn coi nó chỉ là một tông trong phật giáo.
Tông phái phật giáo này chịu ảnh hưởng rất nặng của văn minh Trung Hoa, chủ yếu là đạo Lão. Đặc biệt là từ tổ thứ 6, Huệ năng. Và nó để lại dấu ấn trong sự phát triển ấn chứng của tông phái này, với hai bộ kinh tương đối khác nhau. Kinh Lăng Già (ấn chứng của Bồ đề đạt ma), và kinh Kim cương (ấn chứng của tổ Huệ năng). Kinh Lăng già chịu ảnh hưởng Duy thức, kinh Kim cương chịu ảnh hưởng thuyết Không. Theo kinh Lăng già thì còn coi nặng Thiền cổ điển (Dhyana), theo Kim cương thì coi nặng Prajina. Theo Lăng già thì tập trung ngồi Thiền, theo Kim cương thì trọng công án. Theo Lăng già thì dễ nhập Thiền Tào động. Theo Kim cương thì dễ nhập Thiền Lâm Tế.
Dù có hai tông thiền cơ bản như vậy, nhưng chúng vẫn sử dụng phương pháp của nhau. Ví dụ Lâm Tế vẫn bắt ngồi Thiền nhưng phải học công án là chính, dùng công án tham thiền (tức là nghiên cứu, nghiền ngẫm Thiền).Ngược lại Tạo động thì không dùng công án để tham thiền, mà chỉ dùng công án như dấu tích bài tập của người xưa để học và ngồi Thiền là chính.
Từ khi học Thiền, Tôi luôn học Tào Động , vì thế mới trích câu của vua Trần Thái Tông cách đây cả 10 năm.
“Đối cảnh tâm không động
Tịnh tâm chớ hỏi Thiền”
Làm điều căn bản.
Còn tại sao tôi học phép Thiền này thì sẽ nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 5 2017, 09:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Chào bác Phó.
Rất vui vì bác đã vào đây và chia sẻ ý kiến của mình.
Em có một câu hỏi muốn hỏi bác: Những ý kiến mà bác chia sẽ ở trên là những điều mà bác thấy rằng nó chắc chắc đúng với sự thật, hay là bác không chắc chắn rằng nó đúng là sự thật?
Bác có muốn cùng với em làm rõ vấn đề này không?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 5 2017, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Bác Quý,
Để tránh cách tranh luận, “bác hỏi, tôi trả lời”, khiến nó cắt xẻ điều tôi viết (chính vì thế mà lúc đầu, tôi định viết thành chủ đề riêng), khiến khó theo dõi và bị loãng những gì tôi nói, tôi sẽ trả lời ngắn gọn những điều bác hỏi. Còn nếu tôi không trả lời, thì có thể coi “im lặng cũng là câu trả lời”.
Nhưng điều mà tôi viết, là con đường, phương pháp đi tìm sự thật. còn sự thật thì tự bác hay tôi phải tìm cho mình, không ai tìm hộ được. Tôi không biết bác muốn nói sự thật nào, tuyệt đối hay tương đối. Tuyệt đối thì bác phải tự tìm, còn tương đối thì nó có chiều vì phụ thuộc vào tham, sân, si , mạn, nghi , tà ác của mỗi người, phụ thuộc vào chỗ đứng của người ta. Cái tôi nói chỉ là phương pháp.
Còn nếu bác trình bầy sự thật của bác thì tôi nhất định vỗ tay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 5 2017, 05:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi tìm hiểu Thiền nằm trong một hình thức tìm hiểu chung, có thể tạm quy làm 4 điều: Hộ mênh, an tâm, tu thân, giải thoát. Bốn nhu cầu này là nhu cầu tìm hiểu của một người bình thường để sử dụng trong cuộc sống, bất chấp là tín đồ Phật giáo hay không. Ở đây vì tôi không thể (không biết vẽ hình) để chỉ ra sự tương tác của 4 nhu cầu này với nhau, nên tôi tạm chia nó ra là hay phần: phần Huyền cơ gồm Hộ mệnh, giải thoát. Phần lộ cơ là phần an tâm, tu thân. Gọi là Huyền cơ vì những điều này bí ẩn, không phụ thuộc vào mình.Có thể gọi là QUẢ (thành quả) Còn phần lộ cơ, thì phụ thuộc vào mình và có thể tác động Có thể gọi là NHÂN (nguyên nhân). Nhưng thông qua phần lộ cơ, thì có thể đoán được phần huyền cơ. Ví dụ. Nếu an được Tâm, thì cũng là bằng chứng được hộ mệnh. Ở đây an tâm là hệ quả của hộ mệnh. Tất nhiên an tâm không phải chỉ có thế, mà nó có thể là thiền định, có thể là giải thoát, giác ngộ. Trong thực tế, chúng kết hợp với nhau. Phần giải thoát (có thể coi giác ngộ của nhà Phật nằm trong đó), cũng nằm ngoài tầm tay. Nhưng nếu tu thân, thì dẫn tới giải thoát, dù không thể chắc. Ngược lại, không tu thân thì chắc chắn không giải thoát. Như vậy, trong bốn nhu cầu, thì phần an tâm và tu thân mỗi người có thể tác động được nhất. Và chính trong cái phạm vi này mà tôi tìm hiểu Thiền.

Có thể thấy, tôi nói “tu thân” là khái niệm của nhà Nho. Ngược lại khi tôi nói giải thoát thì là Phật. Ngược lại khi tôi nói An tâm, thì nó có cả Phật, Thần trong đó. Ví dụ. Khi người ta lên đền chùa phủ làm lễ, thì cũng để an tâm, và cái phương pháp ở đây là công quả. Người ta có thể an tâm bằng thờ Mẫu, thờ Thần. Nhưng an tâm cũng có thể đến bằng tu tập Phật giáo, trong đó có Thiền.

Thế còn Tu thân. Đây là khái niệm Nho giáo, bao gồm “tu tề trị bình” (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nhưng tôi chỉ sử dụng ở mức độ tu thân. Ở đây nó bao gồm nhân sinh quan, thế giới quan, thái độ ứng sử, lối sống.. Chính vì nó có nhân sinh quan và thế giới quan, mà tôi dùng cả chủ nghĩa Lê nin, trong thực tế là hai thanh kiếm sắc bén của chủ nghĩa này, đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. có điều chủ nghĩa này không có phần tu thân, nên có thể dùng nó để phân tích, nhưng ứng dụng vào cá nhân thì khó. Ngược lại, cả Phật giáo và Nho giáo đều cung cấp cho người ta thái độ ứng sử, lối sống..

Chính vì thế tôi mới có thể nói tôi vừa là Nho, là Phật, là chủ nghĩa Mác. Đối với một người Vn đương đại, thì ba hệ này thực ra đan xen nhau, bắc cầu vào nhau. Ở VN người ta hiểu chủ nghĩa Mác-Lê thông qua (hay trên cái đế) Nho giáo. Tương tự như vậy, Nho giáo Phật giáo giao thoa với nhau qua khái niệm Tâm, Tính..Nhưng tôi sẽ không sa vào phân tích những điều này, mà chỉ tập trung trình bầy những gì tôi rút tỉa được từ Phật giáo, trong đó có Thiền ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 5 2017, 10:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên có nói tới thiền Tào động, là pháp môn tôi theo. Vì thế ở đây tôi sẽ lần lượt nói nhân duyên nào dẫn tôi tới nó, lý thuyết của nó ra sao, thực hành thế nào, và cái rút tỉa kết quả.
Nhân duyên nào dẫn tôi tới Thiền Tào động. Rất đơn giản chỉ là sự tình cờ. Nhưng nó không phải là tình cờ, mà là nhân duyên. Bởi nếu chỉ tình cờ, thì người ta không nhận thức được, kiểu có mắt như mù. Nhân duyên là khái niệm cực kỳ cơ bản của Phật giáo. Khái niệm này không thể dịch ra tiếng phương Tây một cách hợp lý được, vì họ không có từ. Nhân duyên bao gồm điều kiện ngoại cảnh, thời điểm, sự khế hợp giữa nhu cầu nội tâm và ngoại cảnh trong sự tình cờ. Như vậy sự tình cờ chỉ là 1 / 4 điều của nhân duyên thôi.
Sự tình cờ ấy là một hôm tôi kiếm được quyển sách cũ, tiếng Pháp của Thiền sư Daisen Tashimaru, tên là “Thiền thật sự” (Vrai Zen). Còn tất nhiên vì tôi có nhu cầu tìm hiểu như nói ở trên, nên mới mua, chứ giả dụ nếu tôi chỉ thích mua quần áo, giầy dép..thì nhìn thấy cuốn sách cũng thờ ơ có mắt như mù. Tất nhiên nếu một người có tâm linh phật giáo, thì có lẽ sẽ giải thích chắc kiếp trước, đã có ai gieo nhân phật giáo, thì hiện tại tôi mới có quả ấy. Nhưng điều này là huyền cơ, vượt quá nhận thức. Với tôi, sự cảm nhận muốn tìm hiểu phật giáo dẫn đến gặp cuốn sách là đủ.
Daisen Tashimaru có lẽ là Thiên sư đầu tiên truyền Thiền tông vào Pháp. Hiện nay, sách vở viết về Thiền ở Pháp, ngoài một vài người như Thầy Thích Nhất Hạnh, thì phần lớn là đệ tử của ông. Ông sang Pháp năm 1967, mất năm 1983. Điều thú vị là ở Nhật, ông là người Nhật, Tashimaru không phải là Thiền sư nổi tiếng, chuyên nghiệp. Nhờ công lao truyền giáo ở Pháp mà được người Nhật trọng vọng về sau, và được công nhận là Thiền Sư. Y hệt như ở VN, người nào nổi tiếng ở nước ngoài, thì tự khắc nổi tiếng trong nước. Kiểu như ông Trần Đức Thảo, có lẽ chẳng ai hiểu ông ấy viết gì, nghiên cứu gì, nhưng thế giới khen thì ta cũng a dua khen. Trường hợp của Daisen Tashimaru có lẽ hơi khác một chút, đó là giới chức tôn giáo Nhật bản, trước sự thành công về truyền giáo của ông, đã công nhận để chính danh cho ông ta hơn.
Vì Daisen Tashimaru theo phái Tào động, nên sách ông viết là về Tào động tông, nhưng nó không có giáo lý, chỉ dậy thực hành ngồi thiền. Sau này, sau khi tôi tìm hiêủ nghiên cứu thêm, mới biết đó là Tào động.
Nếu giả dụ tôi kiếm được một quyển sách về thiền Lâm Tế, thì tôi có theo tông này không? Câu trả lời là không. Tại sao ? trong thực tế, trước đó tôi đã có quyển Thiền Luận của Học giả Suzuki cũng người Nhật. Học giả Suzuki theo Thiền Tông, phái Lâm Tế. Quyển Thiền luận đầy dẫy những công án. Quyển tôi có bằng tiếng Pháp, khi đọc tôi đã bỏ dở giữa chừng mãi sau này mới đọc lại, vì do cách chuyển tên, dịch sang tiếng Pháp, tôi không xác định được các Thiền sư này là ai. Nhưng thực ra có lẽ đó chỉ là cái cớ, vì nội dung cuốn sách đâu có phụ thuộc chỉ vào mấy cái tên dịch.
Nói chuyện này để trở lại khái niệm nhân duyên. Trên kia tôi có nói sự tình cờ chiếm 1 /4 trong khái niệm nhân duyên. Nhưng có lẽ phải giảm phần trăm nó xuống nữa, vì nhân duyên phụ thuộc vào nhu cầu nội tâm chủ quan nhiều hơn cả. Giống như hạt giống được gieo xuống đất, mà sự tình cờ chỉ là trận mưa khiến nó nẩy mầm.
Trong phật giáo, khái niệm nhân duyên rất quan trọng, vì nó quyết định tính chất đạo Phật. Đạo Phật là đạo yêu cầu từng người đi đến với nó, do nhu cầu tự thân mà đi tới, chứ không phải là cưỡng bức, ép buộc. Điều này khiến Phật giáo khác hẳn các tôn giáo khác như Thiên chúa, Hồi giáo ..v..v..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 5 2017, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nguyên tắc ngồi thiền của Tào động rất đơn giản. Đó là sắp chân bằng tròn, để hai bàn chân lên hai vế đùi ngược nhau. Bàn chân trái lên đùi phải, bàn chân phải lên đùi trái. Hoặc chỉ để một bên. Tất nhiên là phải ngồi lên cái đệm (bồ đoàn). Nếu không có bồ đoàn thật hình tròn, thì dùng cái gối, hay gập khăn lại cũng được. Khi ngồi phải thẳng lưng, cổ, sống lưng cùng một trục (có thể tính bằng cách sống mũi phải đi qua rốn, trên cùng một đường thẳng). Lưỡi để lên trên hàm trên. Mắt khép nửa, nhìn cách chỗ ngồi khoảng 0,5m xuống dưới. Nguyên thuỷ là ngồi đối diện với một bức tường, giống như tổ Bồ đề đạt ma, được gọi là Quán Bích (nhìn tường). Hai bàn tay để lên nhau. Lòng bàn tay phải trong lòng bàn tay trái. Viết thì dài dòng thế, nhưng nhìn hình thì rất đơn giản.
Do tôi chủ yếu ngồi thiền trong các phương tiên đi lại công cộng, nên hầu như tôi không ngồi bằng tròn bao giờ.Mà ngồi tự nhiên, hai chân để song song, nhưng không dạng háng. Quan trọng nhất là sống lưng phải thẳng.
Khi ngồi thiền thì thở nhẹ nhàng, bình thường, không phải vận khí như Yoga. Để đầu óc trống rỗng không suy nghĩ, nhưng cũng không ngăn cản các suy nghĩ hay quan sát của 5 căn vào đầu. Ở đây không có sự cưỡng bức. Kinh nghiệm của tôi là lúc đó nghe rất rõ, và điều đặc biệt là rất tập trung. Tập trung ở đây không phải do cố gắng, mà do không bị vọng niệm nổi lên.
Tào động có 4 nguyên tắc:
1- Chỉ quán đả toạ.
2- Tức tâm thị phật.
3- Thân tâm nhất như.
4- Thân tâm buông xả.
Do bốn nguyên tắc này mà Thiền Tào động không phải là thiền nguyên thuỷ hay là Thiền đại thừa, và những nguyên tắc thực hành này đều suy ra từ Thiền tông cả, có “lô gíc” của nhà Thiền. Tôi sẽ lần lượt giải nghĩa từng nguyên tắc một cách đơn giản. Còn ai mà thích thì có thể biến nó thành công án, tha hồ suy luận.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC