Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Việt Nam, Câu Chuyện Của Sự Thay đổi., Từ lý thuyết đến sự kiện đối nội và đối ngoại.

Skywalker
post Jun 2 2015, 06:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Do có nhiều bài thuộc đề tài này nhưng lại nằm trong topic về Ukraina, gây cảm giác thiếu "văn minh trật tự" cho làng nên xin mở chủ đề mới. Kính mời các bác tiếp mạch chuyện trò.

QUOTE(Phó Thường Nhân)
Hôm nay, tình cờ thấy bài báo “Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu” trong báo dantri.vn, điều làm tôi thực sự ngạc nhiên. Bởi vì có lẽ chưa bao giờ cá nhân tôi được đọc một bài báo phân tích chính trị “khung” như thế, cũng chưa thấy có những bài báo kiểu này (tức là phân tích hoàn toàn trên thực tế VN, không phải là chắp vá từ các nguồn phương Tây tổng kết). Tất nhiên là tôi không có khả năng truy cập tất cả các báo ở VN, nên lời nhận xét này tất nhiên là chủ quan. Hôm qua, cũng trên báo này, có bài báo về chế độ tư hữu, cũng hay, nhưng hôm nay định vào xem lại, thì không thấy. Đại khái tác giả cũng có cùng ý như tôi nói ở đây, đó là tư hữu tư nhân và tư hữu nhà nước không có đối kháng, mà tuỳ sở trường sở đoản của từng loại hình mà phát triển ở VN.


Link tới bài bác Phó dẫn trên đây ạ:
http://dantri.com.vn/su-kien/loi-ich-nhom-...-co-1080055.htm

Cảm nhận của em khi độc bài này là ... hơi buồn cười, dù thấy nội dung trình bày khá tốt. Buồn cười vì nó được tung ra vào một giai đoạn mà chính tác giả đã viết là "lợi ích nhóm đã rất trầm trọng, đáng báo động", hai nữa là nó dừng ở chỗ 'gõ kẻng' mà chưa đi sâu vào bản chất cũng như giải pháp cho vấn đề. Đại khái là một kiểu rụt rè, sợ chệch hướng! laugh.gif

Giáo khoa Tây hoặc Marxism thì chỉ thẳng ra: "lợi ích nhóm" là sản phẩm tất yếu của phát triển kinh tế thị trường, không giới hạn trong một quốc gia mà có khả năng vươn ra toàn cầu với đủ cấp độ (cartel, consortium ...vv). Bản chất của nó là lợi ích tư hữu với động lực hành vi tuân theo mô thức nhất định, đại khái như nhà Phật nói 'tham sân si' khiến người ta đuổi theo danh lợi, hành động theo quán tính, theo nghiệp báo (cộng nghiệp tương giao).

Vì nhận rõ "lợi ích" nhóm là một hiện tuợng tất yếu, khách quan cho nên chính trị học mời bày ra phương cách kiểm soát, cân bằng nó sao cho gia tăng cái lợi giảm thiểu cái hại. Kiểm soát quyền lực (nhà nước tam quyền phân lập) chính là nhằm khống chế "lợi ích nhóm" trong khuôn khổ pháp quyền và tạo cho nó cơ hội đóng góp thay vì phá hoại bằng cách không cho độc quyền. Lý thuyết trò chơi của chính trị học rất rõ ràng: nếu có nhiều hơn một nhóm lợi ích với thế lực tương đương thì chúng sẽ bị buộc phải cạnh tranh để nhận được sự ủng hộ của tầng lớp trung gian (nhân dân). Đa nguyên đa đảng do đó mà sinh ra, dân chủ cũng do đó mà phát triển trên cơ sở hệ thống (quốc gia - nhà nước) tương đối ổn định trong thời gian đủ dài.

VN đang tích lũy các điều kiện hệ thống và cả sự tha hóa, cho nên vấn đề thay đổi chỉ là chuyện khi nào nó xảy ra.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 4 2015, 05:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bình luận “3 xu” rẻ tiền ở bên , tác giả viết thế vì có thể năm nay là năm có sự kiện chính trị, đại hội đảng. Nhận xét của tôi, là bài báo viết có nhiều điều chính xác. Ít nhất là có ba điều.
1- Đưa được khái niệm chủ nghĩa tư bản thân hữu
2- Xác định được rằng, loại chủ nghĩa tư bản này, ngay cả ở các nước Tư bản thật sự, người ta cũng không chấp được
3- Tác hại của dạng tư bản thân hữu này, mà sự thể hiện của nó là “lợi ích nhóm”.
Chủ nghĩa Mác-Lê nin cổ điển, không đề cập tới những điều này, vì kinh tế không phát triển thông qua thị trường. Nhưng điều đó không ngăn cản việc hình thành các phe phái chính trị trong Đảng. Điều này trước đây ở VN sự thể hiện không lớn bởi vì lúc đó là kháng chiến chống Mỹ. Ngược lại ví dụ như ở TQ, thì nó thể hiện rất gay gắt. Điều đó đã dẫn tới việc Mao Trạch Đông lập lên một lý thuyết, trong một trong những tác phẩm nổi tiếng “Bàn về mâu thuẫn”, mà người ta có thể coi nó là một cách nhận thức về mâu thuẫn Mác xít từ cái nhìn đạo Lão (Âm Dương đối nhau, trong Âm có dương, trong dương có âm). Theo đó thì ngay trong xã hội của một nước theo chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn vẫn tồn tại, luôn tồn tại, và nhiều khi trở thành gay gắt. Nói thêm ngoài lề, Mao Trạch Đông có một số tác phẩm rất thú vị với những ai thực sự muốn tìm hiểu chủ nghĩa sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong từng nền văn hoá khác nhau như thế nào. Ví dụ: bàn về mâu thuẫn, bàn về dân chủ mới, chiến tranh du kích, ..
Chính vì có sự gay gắt ấy, mà cần phải có “tập trung dân chủ” trong Đảng. Khi mở ra kinh tế thị trường, thì bên cạnh cái mâu thuẫn thuần tuý về chính trị ấy, nó có thêm mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế riêng, tạo ra lợi ích nhóm.
Khi ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra cái khái niệm này, cách đây mấy năm, khi tôi đọc, tôi đã nói ở trong diễn đàn này, là trong kinh tế thị trường không thể tránh lợi ích nhóm. Nếu không nhầm thì tôi lấy ví dụ luật bắt đội mũ bảo hiểm, tất nhiên phải mang lại lợi cho người nhập khẩu mũ, người sản xuất mũ. Đây là lợi ích nhóm có thể hiểu là chính đáng, vì nguyên nhân dẫn đến điều đó là lợi ích chung. Nếu hiểu kiểu lợi ích nhóm như thế, thì không có gì phải nói cả.
Cái lợi ích nhóm chỉ nguy hiểm, khi lợi ích đó được cấu kết với nhau trên luật, vượt luật (tức là không tôn trọng nhà nước pháp quyền), hay cấu kết với nhau ra luật để ăn (điều này thấy rất rõ thời Elsine ở Nga), ở VN điều này bị hạn chế hơn, vì kinh tế không bị tư hữu hoá toàn thể và bị lũng đoạn bởi tài phiệt như ở Nga ở UK.
Cái lợi ích nhóm này, tất nhiên đi liền với tư bản thân hữu. Hay nói chính xác hơn là làm business phải có ô dù. Điều này nguy hiểm, bởi vì nó làm quặt quẹo cái giai cấp tư sản vốn đã dặt dẹo ở VN, dẫn nó đi thẳng tới tư sản mại bản. Tại sao lại thế ? Bởi khi nó đã ăn trên luật bắt chấp luật rồi, thì có nghĩa là luật được dùng để hạn chế người khác cạnh tranh, tranh ăn với nó, trong khi luật đáng nhẽ phải hạn chế về sâu xa là ..tư bản nước ngoài, để tạo ra tư sản dân tộc và là luật chơi chung. Vì nó ăn trên luật thì phải có ô dù chính trị che chở, và tất nhiên phải ăn chia. Nhưng cái ô dù chính trị kia không thể tồn tại mãi, không thể trường tồn. Vì trong chính trị ở VN đã có nhiệm kỳ, đây là một điều rất tốt, là điểm mạnh của hệ thống chính trị VN. Kết quả cái việc “kiếm ăn” này là bấp bênh. Bấp bênh thì nó phải tìm cách mang tiền ra nước ngoài, giấu đi, để còn hạ cánh an toàn, phòng khi..đổ vỡ, khi ô dù không còn. Tư sản được định nghĩa thực tế là tiền, tích luỹ tiền. Bây giờ tiền tích luỹ nó mang đi hết, thì có khác gì FDI mang lãi về nước. Vì thế nó mới là mại bản.
Lợi ích nhóm kiểu này như vậy vừa phá nhà nước pháp quyền, vừa làm thủng cái đế kinh tế. Vậy làm thế nào để chuyện đó hạn chế được. Đây chính là 4 cái điều mà tôi nói trước đây, đó là định nghĩa lại, pháp quyền hoá những quan hệ giữa những cơ chế nhà nước bao gồm quan hệ: Đảng, quốc hội, chính phủ. Đặt chính phủ dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Đảng và quốc hội. Tại sao lại thế? Rất đơn giản thôi, tư bản tư nhân, khi nó bám vào ai đó để xin ô dù, thì nó phải bám vào kẻ mạnh. Khi bám vào thế nó nhất định phải chi phí. Nếu nó thấy chi phí này không mang lại lợi ích mà tuân thủ luật pháp lợi hơn thì nó ..chuồn. Cách này cũng tạo ra tư bản lành mạnh. Vì sao ? vì tư bản thân hữu không chỉ có “xin cho” (tư bản tư nhân xin ô dù chính trị, ô dù chính trị che chở “cho”), mà nó còn “cộng sinh”, đây là trường hợp, ô dù chính trị tìm cách đẻ ra nhu cầu, rồi bán lại cho tư nhân để chia chác. Đây chính là dạng “kinh tế tượng đài” mà tôi nói. Tức là làm những việc vớ vẩn, lấy cơ chi tiền công, mà không cần có hiệu quả kinh tế. Tượng đài xây xong thì thôi, chứ nó có phải là công cụ sản xuất đầu mà sợ bị “truy” là không hiểu quả, không lãi. Làm riết thế rồi đâu tư vào công cụ sản xuất như trường hợp Vinashin cũng làm như thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 5 2015, 04:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để hiểu cách tiếp cận của tôi, và cũng để tiện tranh luận với nhau, tôi sẽ theo chủ nghĩa Lê nin phân khúc vấn đề ra thế này. Theo chủ nghĩa Lê nin (hay là chủ nghĩa Mác được phát triển từ khi có các nước XHCN cũ), thì xã hội được chia làm hai tầng: Thượng tầng chính trị-xã hội, Hạ tầng kinh tế cơ sở.
Cũng theo cái mô hình ấy, theo XHCN kiểu cũ: Hạ tầng cơ sở dựa vào kinh tế tập thể quốc doanh, tư hữu nhà nước. Vì người ta coi trọng quan hệ sản xuất, tức là ai là người sở hữu các công cụ sản xuất, hay nói đơn giản hơn, ai là tư bản, coi đó là bản chất của CNXH. Trong mô hình này có thể giản lược gọi là người ta chỉ chấp nhận tư bản nhà nước. Nói giản lược, bởi vì nó chỉ tương đương với tư sản nhà nước, do không có cơ chế thị trường, không hoạt động theo cơ chế thị trường, mà hoạt động theo chỉ huy hành chính, thông qua kế hoạch hoá toàn bộ xã hội. (Ngược lại đã nói tới tư bản, thì phải nói tới thị trường, vì thế tôi mới gọi là “nói giản lược”).
Cái thượng tầng chính trị - xã hội, dựa trên “chuyên chính vô sản”, nhưng đấy là cái gốc, còn sự thể hiện của nó là chế độ dân chủ nhân dân, với sự tồn tại của Đảng (đảng này cả về nội dung, cách tổ chức, tầm vóc..) hoàn toàn khác các “đảng” ở các chế độ tư sản. Vì tôi lấy cái phương thức Đảng như ở VN là chuẩn, vì cách thức tổ chức nó cao hơn, chặt chẽ hơn, thì các đảng ở các chế độ tư sản chỉ là nhóm.
Bản thân chế độ tư sản, nó không nói ra, nhưng nó cũng là “chuyên chính tư sàn”, và cách thể hiện của nó là hệ thống “đa nguyên đa nhóm”. Nếu cái cơ chế “đa nguyên đa nhóm” này, do một sự tình cờ nào đó mà đi lệch khỏi cái phần ngầm “chuyên chính tư sản”, thì nó cũng triệt tiêu ông bằng bạo lực, và nếu cái cơ chế này không bảo vệ được cái “chuyên chính tư sản” của nó, thì nó sẽ chuyển đổi hình thức: ví dụ như chủ nghĩa phát xít, ví dụ như chế độ độc tài, chế độ quân sự..
Để điều khiển kinh tế, người ta cần phải có nhà nước. Ở các nước Tư bản “đa nguyên đa nhóm”, nhà nước tách biệt và độc lập với hệ thống “đa nguyên đa nhóm”. Tại sao lại thế ? Bởi nhà nước tư sản ra đời với cách mạng tư sản, một thời gian rất dài ban đầu nó chưa phân nhóm. Cái hệ thống đa nguyên đa nhóm sau này mới có.
Ở VN, hay ở các nước XHCN cũ, thì Đảng gắn liền với nhà nước, là một bộ phận của nhà nước. Tại sao thế ? bởi nhà nước VN ra đời từ Đảng.
Từ khi sử dụng kinh tế thị trường người ta thấy cái mô đen này (mô đen hai tầng) có gì thay đổi.
Điều thay đổi rõ rệt nhất là trong hạ tầng cơ sở với sự đa dạng hoá của sở hữu công cụ sản xuất (tư nhân, nhà nước, nước ngoài, và các liên minh của 3 thành phần này với nhau), cơ chế điều khiển cũng là cơ chế thị trường. Với sự thay đổi này, thì hạ tầng kinh tế độc lập hơn, so với thượng tầng (vì nó phải sống bằng tự phát, tự thân vận động, mà sự chỉ huy ít đi). Cái sự tự phát này, thường được các học giả tư sản ca ngợi trở thành một giá trị nhân văn đó là “tự do cá nhân”, nói trắng trợn ra là mạnh ai nấy sống. (Tôi nói “trắng trợn”, bởi vì nó được bọc bởi các giá trị nhân văn, nhưng bản chất nó là ở đó).
Do có sự bột phát, “tự do” từ dưới đi lên này, mà nhà nước cũng độc lập hơn so với Đảng. Vì nó không chỉ chịu sự chỉ huy từ trên xuống (càng ngày càng ít đi), mà phải sử lý, điều tiết những gì từ dưới đưa lên, xẩy ra.
Chính vì thế, có lẽ phải chia cái mô đen này làm 3 tầng
1- Hạ tầng kinh tế
2- Cơ cấu Nhà nước
3- Thượng tầng chính trị.
Chia 3 như thế, thì người ta dễ nhận thấy VN có thể học được gì ở các nhà nước tư sản điển hình (tức là những nhà nước tư sản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật..) để cải tạo thích ứng cái mô hình nhà nước của mình để vừa công nghiệp hoá được, bảo vệ được độc lập dân tộc, vừa đáp ứng được những đòi hỏi của toàn cầu hoá, mà không bị xa vào cái bẫy thuộc địa kiểu mới 3.0 mà tôi đã nói.
Về hạ tầng kinh tế, thì không thể bỏ kinh tế nhà nước. Đã độc quyền thì phải nhà nước. Ngược lại không ngăn cản kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển tư sản dân tộc, điều hoà giai cấp.
Về thượng tầng chính trị, thì đó đã là thể chế một đảng, hoạt động theo nguyên tắc Lê nin “dân chủ tập trung”.
Nhưng về cơ cấu nhà nước, thì có thể học được rất nhiều ở các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những quan hệ quyền hạn trách nhiệm của các cơ cấu nhà nước : Quốc hội, chính phủ, toà án. Muốn tìm hiểu cái này, các bác nên tìm hiểu các thể chế hiến pháp của nó, tất nhiên không phải chỉ trên giấy, mà phải xem nó hoạt động thường nhật như thế nào, các nguyên tắc này được sử dụng ra sao. Ví dụ quan hệ của chính phủ với quốc hội, quan hệ quốc hội với toà án, quan hệ toà án với chính phủ. Các bác cũng nên để ý một cái luật của nó đưa ra thông qua những cơ chế nào (thượng viện, hạ viện, chính phủ, trọng tài là ai nếu chúng không hợp tác được với nhau..)
Rồi từ đó mà tìm hiểu xem ghép nó vào VN ra sao. Khi tôi nói Trung ương Đảng như thượng viện, rồi tôi phê phán cái ý định hội đồng bảo hiến (lúc có hiến pháp mới), chính là những vấn đề này.

Để trả lời Sky, về cái gọi là “tam quyền phân lập”, thực tế cái này ở VN cũng tồn tại. Đó là Toà án, chính phủ, quốc hội độc lập với nhau. Ở VN, thủ tướng, viện trưởng viện kiểm soát, chủ tịch quốc hội cũng độc lập với nhau. Vì thế phải xem nhưng cơ chế này tương tác với nhau như thế nào (trên lý thuyết và trong thực tế). Ví dụ, quan hệ giữa chính phủ và Viện kiểm soát thực chất là quan hệ giữa toà án nhân dân và bộ tư pháp, vậy cái quan hệ ấy ở VN như thế nào. Nếu nhân sự của toà án nhân dân là của bộ tư pháp, điều khiển hành chính hoàn toàn.. thì toà án bị phụ thuộc vào chính phủ. Ví dụ thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jun 8 2015, 09:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Đã mấy lần định nói với bác Phó mà quên, hôm nay nhớ ra nên nói trước, đó là danh từ "Đảng". Phải nói luôn là về ngữ nghĩa cũng như lịch sử, Đảng (gồm cả Đảng CSVN) trước tiên là một "đảng phái chính trị" theo truyền thống phương Tây. Từ "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" của K. Marx cho đến Cương lĩnh chính trị của Đông Dương Cộng sản Đảng (1930) hoàn toàn thể hiện tính chất đại diện và tổ chức của một nhóm (giai cấp) trong lòng xã hội. Có nghĩa là tuyệt đối không thể nhầm Đảng với Nhà nước - trên phương diện học thuật!

Còn khi bàn về thực tế quyền lực Nhà nước (trong cơ cấu Đảng) thì cũng nảy sinh ngay cái vấn đề "đối lập chính trị" có được thừa nhận không và thừa nhận như thế nào? Ở VN, tuy Hiến Pháp công nhận hầu hết các quyền tự do của công dân, song hệ thống văn bản pháp luật (hướng dẫn thi hành Hiến Pháp) lại chưa hề có chỗ nào đề cập tới chuyện này!

Vậy "đối lập chính trị" có thực sự quan trọng không?

Phải mất khá nhiều thời gian thì em mới hiểu ra rằng trong xã hội loài người thì "phe đối lập" tất yếu nảy sinh từ sự vận động đa dạng, không chỉ là kinh tế mà cả học thuật, văn hóa, ứng xử ...vv cũng góp phần tạo nên chúng. Kinh tế thị trường với cashflow chủ đạo ắt dẫn đến "lợi ích nhóm" và cho dù chúng dán nhãn tư sản tư nhân hay tư sản nhà nước thì cũng đều có đặc trưng cạnh tranh nhau, kình chống nhau để tồn tại (nguyên lý khan hiếm nguồn lực của thị trường). Thể chế tư sản cổ điển thì phản ánh trực tiếp và rõ ràng cái "lợi ích nhóm" vào các đảng phái chính trị và do đó mà nảy sinh Đảng cầm quyền - Đảng đối lập qua từng chặng giữa 2 kỳ bầu cử. Ở một bài trước em đã nhân xét mô hình cổ điển này rất phù hợp với nguyên tắc tự tổ chức của triết học Marxism và toán học, nay xin nói tiếp về phiên bản đất nước đang phát triển.

Trước tiên là trụ cột "độc lập dân tộc": dĩ nhiên nó quá thiêng liêng để bất kỳ ai dám đề cập đến chuyện đánh đổi lấy lợi ích nhóm, tuy nhiên trên thực tế chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra theo những cách rất tinh vi. Nhà nước pháp quyền, trên nguyên tắc là phải bảo vệ độc lập dân tộc như lợi ích tối thượng, nhưng chính vì cái mà bác Phó đã nhắc tới là "thượng tầng chính trị" lại có thể lèo lái Nhà nước. Cho nên có thể nói rằng "độc lập dân tộc có thật hay không, chủ yếu do thượng tầng chính trị nắm giữ chìa khóa.

Tiếp nữa là vai trò của "dân chủ tập trung". Cơ cấu Trung ương Đảng CSVN tương đương với Thượng viện là một thực tế và có thể tìm được thông tin cho nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ TW Đảng không bị ràng buộc bởi quy định công khai theo pháp luật. Hệ quả sâu xa của chuyện này là những vấn đề phức tạp của quốc kế dân sinh lại có thể bị xử lý bởi một quy trình thô sơ, thiếu sự phản biện và xa rời thực tế. Đành rằng không có chứng cứ cho rằng mọi quyết sách của TW đưa ra đều sai lầm, nhưng chắc chắn rằng có những vấn đề mà dân chủ tập trung không thể thay thế được cho dân chủ phổ quát.

Từ chuyện "đối lập chính trị" và "dân chủ" lại dắt dây tới cái cốt lõi mà em đã nói rất nhiều lần, đó là "xã hội dân sự". Lý luận nhà nước Leninism không công nhận đối lập và xã hội dân sự, điều này sẽ gây rắc rối khi cần giải thích (i.e. văn bản pháp luật) cho các quyền dân sự chính trị. Trong trường hợp nâng cấp phiên bản Nhà nước cho phù hợp với kinh tế thị trường thì dẫn tới tình trạng không thể chế hóa được, tức là một kiểu kìm hãm chính thức dù trên thực tế phải thừa nhận. Tựu trung thì vẫn là "quá độ" không mấy vui vẻ. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2015, 11:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Mấy cái câu hỏi bác đặt ra ở trên rất chính xác. Về bản chất của chữ « Đảng », khi chủ nghĩa Mác ra đời, tức là lúc Mác còn sống, thì danh từ đảng mà Mác và ăng ghen dùng là chữ đảng như của phương Tây hiện tại (mà tôi gọi là nhóm). Nguyên nhân ? Bởi vì họ quan tâm chủ yếu đến phong trào công nhân. Mà phong trào công nhân gốc của nó là công đoàn. Tổ chức chủ yếu là công đoàn. Những « đảng » tư sản hiện tại như các đảng xã hội ở Pháp, Đức, rồi đảng labour ở Anh đều là đảng theo định nghĩa của Mác (thực ra thì ông ấy không định nghĩa, mà tự nó thế). Có điều những đảng này đều từ bỏ chủ nghĩa Mác trong hiến chương của mình. Ở Đức chẳng hạn, thì « đảng » SPD (đảng xã hội dân chủ Đức) đến tận năm 1975 mới loại chủ nghĩa Mác khỏi hiến chương của mình, nhưng hình thức cải lương thì nó đã có từ lâu. Ngay từ thời Lê nin đã có, và được Lê nin phê phán trong tác phẩm
« chủ nghĩa cơ hội và tên phản bội Kausky ». Kausky chính là một nhà Mác xít kiểu cũ, cải lương.
Còn Đảng như đảng ở VN, thì phải đến năm 1920 mới có. Và nó có bởi vì Lê nin đặt ra 20 điều kiện để một đảng « theo Mác » có thể trở thành Đảng cộng sản. Bác Hồ chính là người đã tham gia đại hội « Đảng » xã hội Pháp, năm 1920, và ở đại hội này, một phần « đảng » xã hội Pháp chuyển thành Đảng cộng sản Pháp. Như vậy không phải cứ theo chủ nghĩa Mác, hay chịu ảnh hưởng của nó thì có Đảng giống như ở VN. Chính vì thế, ở VN theo chủ nghĩa Mác-Lê nin. Cũng chính vì thế mà tôi mới nói, không có Lê nin, thì chủ nghĩa Mác chỉ quanh quẩn ở trong phong trào công nhân phương Tây, gắn liền với lịch sử xã hội của họ, chứ không liên quan gì tới ta cả.
Hình thức Đảng-Nhà nước như ở VN cũng gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa Lê nin ở Liên Xô. Nếu mà tìm nó ở trong chủ nghĩa Mác khởi điểm cũng không có. Vì thế tôi mới ví lịch sử chủ nghĩa Mác giống như phật giáo Đại thừa , Tiểu thừa. Cái gì Mác đặt ra là tiểu thừa. Cái gì Lê nin phát triển là Đại thừa. Đại thừa công nhận công lao của Tiểu thừa, nhưng không thể theo, nó chỉ theo cái lô gíc thôi. Vì hoàn cảnh lịch sử, xã hội nó có thế đâu.
Đối lập chính trị thực sự quan trọng. Bởi vì trong xã hội nào cũng có mâu thuẫn. Ngay cả trong triết học Mác-Lê nin, người ta cũng vẫn coi duy vật biện chứng là quan trọng, mà duy vật biện chứng là gì nếu không phải là cái lô gíc tam đoạn, mệnh đề -phản đề- tổng kết vượt lên. Nếu mà người ta chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông, thì cái mâu thuẫn âm dương có bao giờ hết, mà nó là bản thân của sự sống (dương là cha âm là mẹ, không có cha mẹ làm sao có con). Nếu người ta theo đạo phật cũng vậy, lô gíc trung đoạn của Tổ sư Long thọ cũng luôn luôn là phản đề- phản đề - phản phản đề (mà các bác vẫn thấy một cách sinh động qua hành sử của các tổ sư Thiền). Nhưng vấn để của nó là cái mâu thuẫn nào sẽ dẫn tới sự triệt tiêu của một hình thái xã hội, cái mâu thuẫn nào bắt buộc phải hoà hợp với nhau để chung sống, vì nếu không xã hội không thể tồn tại được.
Chính cái cách tổ chức « tập trung dân chủ » đã giúp người ta điều đó. Nếu là mâu thuẫn « tranh ăn » thì tất nhiên phải hoá giải nó. Nhưng nếu nó là mâu thuẫn dân tộc, thì không thể được, vì dân tộc ngay cả trong thời đại ngày nay, vẫn là đại diện sinh động nhất cho quyền lợi của một cộng đồng người. Cái cộng đồng này vừa có tính văn hoá, lịch sử, tâm lý cũng như kinh tế, là hệ quả đồng thời là nguyên nhân của nó. Không phải người ta thích mà được.
Độc lập dân tộc có giữ được không phụ thuộc vào thượng tầng chính trị và cũng cả hạ tầng kinh tế nữa. Nếu hạ tầng kinh tế càng mạnh, (với tôi là có tư sản dân tộc tồn tại như một giai cấp có nhận thức về sứ mạng của nó, không phải là sự tồn tại của bầu Đức hay bầu Kiên), thì thượng tầngchính trị có thể lỏng, tranh cãi nhau thả dàn hơn, vì đế ông vững. Nhưng nếu đế ông không vững, thì thượng tầng chính trị phải mạnh, phảib thống nhất để bù vào khiếm khuyết đó. Giống như hai ông có 10 quả táo tranh nhau, cãi nhau làm rơi rụng 3 quả vẫn còn 7 quả. Chuyện gì xẩy ra nếu ông chỉ có hai quả, mà đánh nhau chắc chắn sẽ mất ..ba (thì tất nhiên là « móm » chứ còn gì). Ngay cả ông mất một quả thôi cũng chết. Nếu cái hạ tầng cơ sở làm ông có 10 quả thì cãi nhau không sao. Nếu nó chỉ làm được hai quả, thì cãi nhau là dở hơi chứ còn gì nữa. Giống như kiểu « nghêu sò đánh nhau, ngư ông thủ lợi » thôi.
Vấn đề Trung ương Đảng là thượng viện thì tôi sẽ viết sau. Gọi là trên 4 điểm mà tôi đã nói tới, VN nằm ở chỗ nào.
Xã hội dân sự tôi cũng nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 9 2015, 05:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để bổ xung cái phần trên về đối lập chính trị, tôi nói rõ hơn rằng, cái đối lập chính trị mà người ta nói ở đây là đối lập chính trị trung hoà với nhau được. Ở các nước Tư bản phát triển nó trung hoà (thống nhất) bằng nhà nước, ở VN nó trung hoà (thống nhất) qua Đảng. Cái đối lập chính trị này càng dễ trung hoà nếu cái đế kinh tế mạnh (đế kinh tế ở đây là kinh tế nhà nước + kinh tế tư nhân Việt Nam, gắn liền với hệ thống chính trị VN, chứ không phải sự hùng mạnh của Samsung).
Điều nữa tôi muốn nói là một hiện tượng người ta có thể nhìn từ hai chiều, giống như cái chai nước người ta có thể bảo nó một nửa đầy hay một nửa vơi. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, cái đối kháng chính trị của nó là tiểu dị, nên nó nói to, vì cái đế nó vững. Ở Vn, hay ở các nước đang phát triển, thì ngược lại người ta nên nói tới sự thống nhất (vì cái này mình yếu, không có đế kinh tế vững chắc).
Cũng đừng nhầm rằng đa nguyên chính trị của nó phản ánh toàn bộ mâu thuẫn của xã hội nó. Nó chỉ phản ánh cái « tiểu dị » thôi. Còn cái mâu thuẫn có thể làm tan rã xã hội nó, thì nó phải triệt phá. Nếu không phá được trong nguyên tắc « đa nguyên đa nhóm », thì nó phá bằng chủ nghĩa phát xít, bằng độc tài còn đâu.
Cũng vì thế khi nghiên cứu xã hội của nó , phải phân tích được cái đế ngầm vững chắc kia, thì từ đấy nó mới soi sáng cho các bác hơn cái « đa nguyên tiểu dị » mà nó hò hét tuyên truyền.
@Sky, LTBK,
Admin khoá mất chủ đề kia rồi. Một trong hai bác vào mở tiếp chiêu 3 đi, để lấy chỗ tán phét.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jun 10 2015, 02:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Phó:

Lenin và Đảng Boltsevitch chống lại Trosky chứ nhỉ? Troskism chủ trương xét lại quan hệ giai cấp tư sản vô sản và do đó trái với luận điểm chuyên chính vô sản của Leninism.

Còn bác bảo "phản đề - phản phản đề" so sánh với âm dương hay định luật phủ định của phủ định trong triết học Marx-Engels thì đúng rồi, nhưng đem so với Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa thì sai hẳn ý nghĩa. Phật giáo nguyên thủy không hề phân đại tiểu gì hết mà chỉ coi các Pháp (phép tu) được truyền dạy có khác nhau về mức độ hữu dụng (xe nhỏ chở được ít người, xe lớn chở được nhiều người). bảo đại thừa kế tục và phát triển từ tiểu thừa là không đúng tí nào.

Đại khái thì em vẫn hiểu ý bác trong bài trên, rằng Leninism sử dụng lý thuyết giai cấp (trong xã hội tư sản) của Marx để giải thích ý nghĩa và chính danh cho nhà nước tập quyền (chả có vẻ gì là vô sản hết). Bản chất tập quyền này, tự nó là một lợi thế trong bối cảnh quốc gia bị tấn công, bị chia rẽ bởi các thế lực bên ngoài, nhưng nó không thể tạo ra nền tảng vững chắc cho sụ phát triển của xã hội được bởi nhiều lý do.

Tiện đây, em xin đưa lại một tin nóng làm bằng chứng cho nhận định rằng cơ chế dân chủ tập trung vẫn khá mong manh, tiềm ẩn những nguy cơ phá vỡ nguyên tắc pháp quyền tối thượng cần có của Nhà nước.


Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2015

Kính gửi:
- Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam



Tôi là đảng viên, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Tp/HCM – sau khi nghiên cứu “QUY CHẾ BẦU CỬ, ỨNG CỬ TRONG ĐẢNG“ (Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI). . . nhận thấy Bản Quy chế này có nhiều sai phạm, sẽ làm lệch lạc kết quả bầu cử, ứng cử tại ĐH12, vì vậy với trách nhiệm đảng viên, tôi xin góp ý như sau:

1. Quyết định 244-QĐ/TW thủ tiêu dân chủ trong Đảng vi phạm nghiêm trọng Điều lệ của ĐCSVN

Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều: 13, 14, 17, 19 của quyết định 244/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “ công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng của thế lực đang cầm quyền trong Đảng. Xin dẫn chứng như sau:

a. Điều 13: Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư

Khoản 1- “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”.

Quy định này là tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên, vi phạm quyền của đảng viên, trái với Điều 3 của điều lệ Đảng: Đảng viên có quyền: “Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban chấp hành TW”. “Theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” có nghĩa là BCHTW quy định, hướng dẫn việc tổ chức bầu cử chứ BCHTW không có quyền tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên mà Điều lệ Đảng đã minh định.

Khoản 2- “Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy”.

“Ở các hội nghị BCH”, có thể hiểu là của “cấp ủy mới”. Trong phiên họp đầu tiên chưa bầu Ban thường vụ (BTV) mới. Vậy “ủy viên ban thường vụ” ở đây chỉ có thể là của cấp ủy cũ: không được ứng cử, nhận đề cử nếu BTV cấp ủy cũ không đề cử. Rõ ràng BTV cấp ủy cũ (chứ không phải cấp ủy mới) quyết định chức vụ đảng của đồng chí này? Như vậy là đã tước quyền của cấp ủy mới. Đó là điều bất hợp lý.

Khoản 3 – “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.

Tương tự như phân tích ở trên, các đ/c Ủy viên BCT, Ủy viên BBT cũ không được ứng cử, nhận đề cử để bầu BCT, BBT mới nếu không có trong danh sách đề cử của BCT, BBT cũ!? Quy định này là tước quyền của Ban chấp hành trung ương mới. Đó cũng là điều bất hợp lý.

Hệ quả:

– Loại bỏ đảng viên tốt, tích cực đấu tranh với những sai trái, không đồng tình với “lợi ích nhóm”, dễ bị “cấp ủy, BTV cũ”, tẩy chay, loại bỏ.

– Thủ tiêu đấu tranh. Vì để được cấp ủy, BTV cũ đưa vào danh sách đề cử cấp ủy mới, các ủy viên này phải “vuốt ve” tập thể cấp ủy, BTV cũ. Đừng đấu tranh với những sai trái của họ, đừng làm mất lòng họ…. Một tổ chức đảng thủ tiêu đấu tranh thì còn kém hơn tổ chức quần chúng…

– Quy định này, Ban thường vụ cũ trở thành cấp trên của Ban chấp hành mới. Đây là điều trái quy định về tổ chức Đảng, Ban thường vụ không phải là cấp trên của cấp ủy cùng cấp.

Quy định này lộ rõ ý đồ Bộ chính trị, Ban Bí thư của Ban Chấp hành trung ương cũ đối với các cá nhân ủy viên BCH, BBT. Một ví dụ cụ thể, Đồng chí X, ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, không được Bộ Chính trị khóa XI giới thiệu đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII thì đồng chí X cũng không được ứng cử, không được nhận đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII. Ban chấp hành trung ương khóa XII chỉ nhìn đồng chí X với nỗi niềm tiếc nuối mà thôi. Xưa nay, Điều lệ Đảng quy định rất rõ : Quyền của Đại hội là quyền quyết định tối cao. Thế mà nay theo quyết định 244/QĐ/BCHTW thì thẩm quyền tối cao của Đại hội bổng dưng bị biến mất , tại sao lạ vậy ?

Rõ ràng, Quy định này cho thấy cấp ủy, Ban thường vụ cũ sắp hết nhiệm vụ nhưng vẫn tìm cách cố tình chi phối, lũng đoạn cấp ủy mới!

b. Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp

- Khoản 2: “Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.

Quy định này quá cứng nhắc, dễ xảy ra tình trạng: một số đảng viên biến chất vì lợi ích nhóm ở các cấp thấp đã loại người tài, người tốt ra ngoài danh sách bầu Đại biểu dự Đại hội cấp trên thì thiệt thòi cho Đảng quá.

- Khoản 3 : “Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.

Cấp ủy triệu tập chuẩn bị nhân sự là làm cái gì? Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là như thế nào? Có phải cấp ủy triệu tập chuẩn bị danh sách nhân sự để Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên và Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là chỉ làm động tác công bố danh sách mà cấp ủy triệu tập đã chuẩn bị? Nếu đúng như vậy thì quyền cấp ủy cũ quá lớn và dễ dẫn đến phủ định cả khoản 2 ở trên. Ngoài ra, khoản 3 này trái với khoản 3 Điều 16: “Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách”.

c. Điều 17: Khoản 1:

“…Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.

Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử”.

Quy định như vậy là trùng lặp và lẫn lộn. Ở trên bảo gạch giữa họ tên người không bầu. Ở dưới lại còn đánh dấu X cột không đồng ý !? Có cần thiết phải làm 2 lần như vậy không?

Khoản 2: “…phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý).

Quy định như vậy là chưa rõ ràng. Phải quy định như thế này mới chính xác: “Bầu cho người nào thì đánh dấu X vào cột đồng ý. Không bầu thì đánh dấy X vào cột không đồng ý”. Quy định như thế mới rõ ràng. Vì phiếu hợp lệ không thể là phiếu vừa đồng ý vừa không đồng ý, hoặc không có chính kiến gì (không đánh dấu X nào hết). Hơn nữa đoạn này tác giả (Tổng Bí thư) quên chuyện “gạch giữa cả họ và tên của người mà mình không bầu?!”

d. Điều 19: Khoản 10: “ Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư”.

Bầu Bí thư là việc của chi bộ, đảng bộ, cấp ủy … bầu người đại diện cho mình lấy từ trong danh sách cấp ủy vừa trúng cử, sao lại còn xin ý kiến cấp ủy cấp trên? Trường hợp đa số đại biểu đại hội có ý định chọn đồng chí cấp ủy viên (hoặc ủy viên ban thường vụ) A, mà cấp ủy cấp trên chọn đồng chí B. Khi ấy “vận động” nếu không muốn nói là “ép buộc” các đại biểu bầu cho đồng chí B. Thật là không hay ho chút nào! Trường hợp xấu hơn, Đại hội vẫn không bầu cho đồng chí B, mà bầu đồng chí A thì xử lý thế nào?

2. Kết luận và kiến nghị:

Qua phân tích trên đây cho thấy quyết định 244-QĐ/TW có nhiều sai phạm:

- Vi phạm Điều 3 Điều lệ Đảng, triệt tiêu quyền của đảng viên.

- Vi phạm thẩm quyền của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc (k2 Đ9 Điều lệ Đảng). Tước quyền quyết định của Đại hội về nhân sự khóa mới của Đảng.

- Biểu hiện sự áp đặt ý chí của cá nhân (ủy viên), hoặc của bộ phận nhỏ (Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ, cấp ủy) sắp hết nhiệm kỳ cố tình chi phối, khuynh đảo nhân sự của Đại hội. Đây là biểu hiện của vấn nạn “lợi ích nhóm” và tham quyền cố vị.

- Tính dân chủ trong Đảng càng bị thủ tiêu, đi ngược lại với xu hướng của thời đại.

Kiến nghị:

Vì trách nhiệm Đảng viên, tôi xin kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương nhanh chóng có quyết định hủy bỏ Điều 13, chỉnh sửa các điều 14, 17, 19 (QĐ 244/QĐ/BCH TW) như đã phân tích ở trên để Đại hội thật sự dân chủ, trong sáng, văn minh.

Đảng viên góp ý văn kiện ĐH12 ký tên:
Nguyễn Thu Giang ( Đã ký )

Thời điểm Đại Hội 12 đầu năm 2016 sắp tới đòi hỏi chúng ta phải nói thẳng, nói thật, nói hết với quảng đại quần chúng, với toàn thể đảng viên, với niềm hy vọng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, đôc lâp, dân chủ và giàu mạnh.

Bạn đọc Nguyễn Thu Giang


Nguồn: http://nguyentandung.org/gop-y-quy-che-bau...h-244-qdtw.html



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 10 2015, 04:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@SKY,
Những điều mà tác giả nói trong điều lệ đảng ấy, tôi không rõ. Nhưng mà tôi khuyên những ai muốn tìm hiểu thực sự nên đọc điều lệ đảng để xem thực hư thế nào, và từ đó hiểu tác giả đã interpreter (tức là diễn giải nó ra sao) đúng hay sai.
Cảm giác của tôi khi đọc ý của ông ta (hay bà ta), thì tôi cảm thấy bà ta hay ông ta hiểu dân chủ theo kiểu vô chính phủ. Điều mà thực ra trong một xã hội không bao giờ tồn tại. Trong một tổ chức bao giờ cũng có sự cân đối giữa tổ chức(organisation) và dân chủ(democratie). Nếu mà là dân chủ vô tổ chức, kiểu vô chính phủ, thì cái tổ chức đó cũng không tồn tại được. Ngược lại chỉ có tổ chức mà không có dân chủ, thì nó lại thành độc đoán.
Theo như tôi hiểu kiểu diễn giải của bà ta hay ông ta là ông ta hay bà ta thấy cái cách tổ chức kiểu « gối đầu lên nhau » (cũ giới thiệu mới) là không dân chủ, vì cái mới bị hạn chế bởi cái cũ, không đi khỏi được lối mòn. Nhưng trong thực tế, nó cũng không hoàn toàn như thế. Các bác lập một mô hình thì sẽ thấy. Nhóm A quyền lợi A’ giới thiệu nhóm B quyền lợi B’, trong giai đoạn gối đầu B chưa nắm quyền thì tất nó phải nghe A. Nhưng khi lên nắm quyền rồi, thì nó có nghe A nữa không. Tôi chắc 100% là không. Vì A không bằng B và A’ không phải là B’. Cái này bác nào đi làm qua khoảng 2 đời giám đốc công ty thì biết. Lúc chưa lên thì nó mịnh, lúc lên rồi để nó nịnh mình là khó đấy, lại còn đòi nó nghe mình như cha như mẹ thì làm gì có. Như vậy thực ra tác giả cũng hơi ảo tưởng, hay cố tình thổi phồng cái vấn đề « gối đầu nhau » này.
Một điều nữa, tác giả lờ tịt đi, là dù giới thiệu thế rồi, nó vẫn có bầu bán cơ mà, vẫn qua đại hội, chứ có phải được giới thiệu chỉ định là OK cầm chắc quyền lực đâu. Cái này chính là dân chủ.
Còn việc bầu bán gạch tên gạch tiếc, thì thú thật tôi không rõ người ta định nói chính xác về cái gì. Ảnh hưởng của nó tới lá phiếu ra sao. Có thật thế không.
Trong thực tế, cái cách bầu bán gối đầu ấy thực ra là lợi. Vì nó đảm bảo được tính kế thừa, không rối loạn, mà cái mới vẫn đến được. Vì như tôi nói ở trên, ông A không phải là ông B. Làm sao khẳng định chính sách B định thực hiện là chính sách của A.
Nếu không có cách gối đầu lên nhau thì sẽ đánh nhau to. Giống như thời phong kiến, mỗi khi thay bậc đổi ngôi, mà ngôi thái tử không được quyết định rõ ràng từ trước, thì sẽ ..nội chiến.
Một điều nữa là tác giả muốn thay đổi, thì ông ta hay bà ta định thay đổi thế nào. Cái này mới là quan trọng và nó xác định ngay được người ta muốn gì, định lèo lái câu chuyện đi đâu. Đáng tiếc là người ta không nói. Chỉ nói những từ ngữ đao to búa lớn kiểu « kích động » : thủ tiêu đấu tranh, vi phạm điều lệ, ..mà cái này thì không có tác dụng gì cả. Vì thế tôi mới nói, là nếu các bác định tìm hiểu thì nên xem kỹ chứ đừng vội coi đó là kinh thánh.
Không kể cái site mà Sky đưa ra có phải là lề trái không. Không khéo ông bà ấy chưa bao giờ là đảng viên, đang phì phèo ngồi ăn phở ở quận Cam mà nói dóc, ai biết đâu. Nhưng cái này thì không quan trọng lắm, quan trọng nhất là nội dung ông muốn nói là gì ? đúng hay sai ? sai đúng đến đâu ?
Vì bất kỳ ở đâu nếu là lời phải, thì cũng nên nghe, nhưng phải xem kỹ, nhìn kỹ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 10 2015, 05:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lê nin và Trosky.
Cái này là để cho bác nào thích tìm hiểu lịch sử, mặc dù nó vẫn có tính thời sự tương đối, vì chủ nghĩa Troskisme vẫn còn, nhưng ảnh hưởng của nó nhỏ. Đặc biệt có đảng lao động , tức là đảng đang nắm quyền ở Brazil hiện nay, là đảng có nguồn gốc Trosky. Nhưng đó là đảng duy nhất có nguồn gốc Trosky mà nắm quyền.
Khi cách mạng tháng mười nổ ra thì Trosky mới nhập cái nhóm của mình vào đảng Bôn sê vích. Còn trước đó thì cả Bôn sê vích (tiền thân của hình thức đảng cộng sản), nhóm Trosky, Men sê vích đều là các phái trong đảng xã hội Nga, theo chủ nghĩa Mác kiểu cũ.
Sự khác biệt giữa tư tưởng của Trosky và của Lê nin, là khi cách mạng tháng 10 thành công, thì Lê nin thấy nhiệm vụ cấp bách là xây dựng nhà nước Sô viết, công nghiệp hoá. Còn Trosky thì đòi tiếp tục làm cách mạng thế giới, coi cách mạng thế giới là chính, nước Nga sống hay chết không cần biết. Cho nên cái đứt gẫy giữa tư tưởng Trosky với tư tưởng Lê nin là tư tưởng giữa chủ nghĩa quốc tế cực đoan (Trosky) và chủ nghĩa xã hội.
Tại sao lại thế. Bởi trong chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ của ông Mác, do hạn chế thời đại, nên ông ấy coi châu Âu (đặc biệt là Tây Âu) là trung tâm. Chủ nghĩa tư bản châu Âu sẽ thống nhất thế giới, và từ đó mới có cách mạng vô sản. Nói cách khác. Hoặc là cách mạng vô sản toàn thế giới, hoặc là không có. Chính vì thế Mác chưa bao giờ chống chủ nghĩa thực dân, ngược lại Mác còn coi rằng, chủ nghĩa thực dân là điều bắt buộc phải xẩy ra. Điều này, từ lúc còn trẻ con, khi tôi đọc Mác, tôi đã thấy không chấp nhận được. Nhưng sau này, ở châu Âu, mới biết tại sao ông ấy lại nghĩ thế, lập luận như thế.
Bác Hồ khi sang tới Pháp, có tham gia hoạt động với đảng xã hội Pháp, là đảng tư sản theo chủ nghĩa Mác, bản thân Bác Hồ chắc cũng phải gặp Lafarge, người Pháp, là con rể Mác, một yếu nhân của đảng xã hội Pháp, nhưng đảng xã hội Pháp nó chỉ muốn giảm « tiêu cực » ở thuộc địa thôi, chứ độc lập cho VN thì không bao giờ. Tư duy ấy cũng là tư duy của Mác.
Chính vì thế, khi ở ngõ « công poanh » Paris, ôm cục gạch để sưởi, ông đọc được luận cương về thuộc địa của Lê nin, mới hiểu là Lê nin mới là người cần cho VN. Chủ nghĩa Lê nin như vậy là một dạng của chủ nghĩa yêu nước cộng với cách phân tích của Mác trong môi trường dân tộc, đấu tranh cho độc lập dân tộc.
Vì đảng Bôn sê vích xuất thân từ đảng xã hội Nga, theo Mác kiểu cũ, nên khi cách mạng tháng mười nổ ra, người ta nghĩ là nó sẽ lan ra khắp châu Âu, đánh đổ chế độ tư bản trên toàn thế giới. Mà quả thật trong giai đoạn đầu tiên, từ 1917 đến 1920, thì cách mạng bùng nổ khắp châu Âu, đặc biệt là ở đế quốc Đức và đế quốc Áo Hung cũ. Nhưng đến năm 1920, thì không có cuộc cách mạng nào giữ được chính quyền, ngoại trừ ở Nga. Và chính vì thế mâu thuẫn bùng nổ. Trosky thì nghĩ rằng, nước Nga sô viết phải tuyên chiến với châu Âu, xuất khẩu cách mạng. Lê nin, rồi Stalin thì nghĩ rằng phải xây dựng nước Nga trước đã, rồi muốn giúp ai thì giúp.
Trong thực tế, Lê nin lúc đầu cũng ủng hộ Trosky, và vì thế Hồng quân Liên Xô, khi đánh Bạch quân Nga Côn trác, cũng tiến đánh Ba lan năm 1920. Nhưng công nhân Ba lan không nổi dậy, và cách mạng Ba lan không xẩy ra. Ngược lại, Hồng quân lại bị thất bại dưới chân thành Vác xô vi. Như vậy rõ ràng cái tư duy xuất khẩu cách mạng kia là ảo tưởng và phưu lưu. Và ngôi sao Trosky mới xuống dốc từ lúc đó. Cũng phải nói thêm rằng, cả Lê nin và Stalin, không ai từ chối giúp các dân tộc thuộc địa cả. Bằng chứng là sau này Liên Xô vẫn giúp VN chống Pháp,chống Mỹ và còn giúp nhiều nước khác (Cuba chẳng hạn). Ngược lại nhưng người theo Trosky thì quay lại coi chống cộng sản là đầu. Như vậy mồm ông đầu tiên là cách mạng, nhưng hành động của ông lại là phản cách mạng, ngược lại cách phân tích của nó vẫn là cách của Mác (chứ không phải Lê nin). Chuyện đấy cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì phần lớn các đảng xã hội ở phương Tây đều từng theo Mác, mặc dù nó vẫn là đảng phái tư sản.
Năm 1965, ở Indonesia, có một cuộc thảm sát khổng lồ giết hại gần một triệu người là đảng viên hay là nhưng người thân cộng sản ở Indonesia, sự đóng góp của phephái Trosky trong đó khá lớn. Hiện nay cái cuộc thảm sát này tin tức vẫn mập mờ, và chắc chắn các bác đọc lịch sử Indo, rồi sách phương Tây nói về nó rất ít, rất bí hiểm..vì thế cho nên lịch sử có chiều.
Mặc dù thế, cũng không nên phủ nhận Trosky đã có thời đứng đầu Hồng quân , và thường được các học giả tư sản phương Tây gắn cho cái vai trò là cha đẻ của Hồng quân Liên Xô.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jun 11 2015, 02:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Ông Nguyễn Thu Giang viết thư phê phán quyết định về tổ chức nhân sự của Đảng là người thật việc thật. Bản thân vị này (về hưu năm 2007) cũng đã có nhiều bài đăng trên báo VN với tư cách "luật sư', còn có phải gián điệp hay bị 'thế lực nước ngoài' mua chuộc hay không thì em không biết.

Dẫn bài của ông Giang ở đây là em muốn làm rõ chính cái mâu thuẫn giữa "tính tổ chức" và "tính dân chủ" trong thiết chế Nhà nước ở thượng tầng. Khi nói rằng Đảng là một tổ chức (có bề bậc trên dưới) thì rất phù hợp với khái niệm kinh điển cề "đảng phái chính trị" phương Tây. Kể cả cách thức nối dòng quyền lực "gối đầu nhau' cũng phù hợp bởi vì cương lĩnh, điều kệ, quy định là do các thành viên tự nguyện chấp nhận khi tham gia đảng phái. Nếu không thích thì đảng viên có thể từ bỏ đảng tịch mà chẳng hề ảnh hưởng tới lương tâm hay quyền chính trị cả.

Tuy nhiên, vấn đề VN, TQ hiện tại lấy Leninism làm nguyên tắc lập chính và Đảng CS là tổ chức chi phối toàn diện dời sống chính trị - xã hội. Khi kết hợp với tính tổ chức đơn nhất ở trên thì đương nhiên lãnh đạo Đảng trở nên "siêu quyền lực" vì khả năng áp đặt ý chí của mình lên Nhà nước. Nhìn một cái rất đơn giản thôi: nếu cấp ủy 'cũ' nắm toàn quyền đề cử nhân sự khóa mới thì không bao giờ có 2 ứng viên cho một vị trí lãnh đạo chủ chốt và bầu cử ở Đại hội chẳng qua chỉ là thủ tục, hợp thức hóa cái cơ cấu đã được dàn xếp. Chính tình trạng này đã vi phạm nguyên lý dân chủ phổ quát dù "phổ quát" mới chỉ có vài trăm con người của một đảng phái. Tính Đảng, như vậy, là mâu thuẫn với tính đại diện cho toàn xã hội và chắc chắn sẽ dẫn tới những hậu quả hệ thống tương tự như sự thay đổi các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Còn hiệu quả của cơ cấu nhiệm kỳ, thì cũng luôn có 2 mặt chứ không phải chỉ có tốt. Chính trị dân chủ tư sản cổ điển thì coi nhiệm kỳ là cơ hội đương nhiên để đảng phái và người lãnh đạo thực thi đường lối - đồng thời là cơ hội để "quyền lực tối thượng" (dân chúng) đánh giá, lựa chọn lãnh đạo thông qua bầu cử cạnh tranh. Chính trị Leninism tuy cũng đề xuất cơ cấu nhiệm kỳ với mong muốn tương tự chính trị cổ điển, song chính cái quy tắc "gối đầu" lãnh đạo cộng với khả năng khống chế dư luận (hạn chế tự do truyền thông) khiến cho cạnh tranh công khai biến tướng thành chạy chọt, hối lộ để mua quan bán chức. Thẳng thắn mà nói, nếu dòng chảy pháp quyền mà vững vàng từ trên xuống dưới thì Nhà nước vẫn phát huy hiệu quả dù có thể không dân chủ, nhưng điều đó đòi hỏi tập thể những con người có tầm vượt trội chứ không phải chỉ vài gương mặt chìm khuât trong đám làng nhàng.

Xét đối diện, dân chủ phổ quát cho một xã hội mâu thuẫn công khai thì vận vào VN sinh ra chuyện gì? tất nhiên giả định không phải là lịch sử, nhưng xét các ví dụ nhà nước yếu kém, sụp đổ, thậm chí dẫn tới fascism ....vv thì em có mấy nguyên tắc:

- Thời điểm và trạng thái lịch sử được dùng để giả định không thể là quá khứ, thậm chí cũng không phải hiện tại mà là tương lai với những bước chuyển chấp nhận được.
- Hệ thống và môi trường tiến hóa của nó đều phải lấy giá trị trung bình, không thể lạc quan hoặc bi quan với mọi tham số tính toán.

Đang chờ máy chạy thử, khi nào gieo quẻ xong sẽ báo cáo các bác. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC