Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Quốc Hội Vn Khóa Một Và Nhà Nước Pháp Quyền

Phó Thường Nhân
post Jan 7 2016, 06:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sinh hoạt chính trị ở VN đang rất sôi động, vì sắp tới là đại hội đảng XII. Không rõ những hoạt động hậu trường ra sao, nhưng chỉ nhìn những sinh hoạt thể hiện ra qua báo lề phải, thì người ta cũng nhìn thấy được sinh hoạt rất nóng. Và những vấn đề lý thuyết cũng như thực tế về chính quyền, bản chất chính quyền, nhà nước pháp quyền là những vấn đề lý thuyết thực tế rất quan trọng.
Muốn đánh giá phát triển lý thuyết, thì không có gì hay hơn là dùng biện chứng lịch sử để đánh giá một hiện tượng quá khứ, và từ đó có thể soi ra hiện tại người ta cần cái gì. Một trong những thực tế có thể dùng để “ngâm cứu”, chính là quốc hội khoá I của nhà nước VN dân chủ cộng hoà.
Quốc hội khoá I, rồi hiến pháp đầu tiên hiện nay đang được dư luận, rồi các medias lề trái tung hô, coi đó là “dân chủ” là điển hình. Rồi cũng tung hô chủ tịch Hồ chí Minh, một dạng để lấy chính danh kiểu mập mờ đánh lận con đen đánh lừa người ta, vì thế đánh giá chính xác hoạt động thực tiễn của quốc hội khoá I, điểm mạnh, điểm yếu của nó sẽ khiến người ta hiểu rõ những điều kiện cần của nhà nước pháp quyền hơn.
Điều đầu tiên đập vào mắt một người nghiên cứu lịch sử khách quan, là quốc hội khoá một được bầu theo cơ chế đa đảng. Gọi là đa đảng, vì có hai lực lượng đó là VN quốc dân đảng, và Đảng cộng sản dưới hình thức mặt trận Việt minh. Vì thế người ta vẫn gọi VN quốc dân đảng lúc đó là Việt quốc, Việt cách.
Trong cuộc bầu cử đó, Vịêt minh giành đa số phiếu, nhưng chính phủ được lập nên không chỉ có Việt minh, mà có cả các nhân vật khác của VN quốc dân đảng, như Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch nước), Nguyễn tường Tam là nhà văn Nhất linh (bộ trưởng bộ ngoại giao), không kể vua bù nhìn Bảo đại cũng được giữ chức cố vấn đặc biệt của chính phủ. Điều này là ngoại lệ với kiểu thể chế này.
Cho đến đây, thì có thể thấy về mặt hình thức, thể chế này giống như một nhà nước đại nghị tư sản như ta thấy ở phương Tây, cụ thể là Pháp. Nhưng trong thực chất cái thể chế đó có hoạt động không.
Câu trả lời là không. Tại sao ? vì VN quốc dân đảng và Việt minh không thể chung sống. Một nhà nước đại nghị tư sản chỉ có thể hoạt động nếu các đảng phái của nó hợp tác với nhau. Tại sao quốc dân đảng và Việt minh không thể hợp tác với nhau. Bởi vì cái đế quyền lực khác nhau, đối kháng nhau. Tại sao thế. Vì cái đế quyền lực của VN quốc dân đảng là quân đội Tưởng giới Thạch ở VN. Nói một cách khác VN quốc dân đảng lúc này là bộ mặt chính trị của đội quân chiếm đóng của Tưởng, chứ nó không phải là VN quốc dân đảng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học . Ngược lại cái đế quyền lực của Việt minh là toàn bộ chính quyền bộ máy hành chính giành lại từ tay đế quốc Nhật. Chính vì thế, khi quân đội Tưởng rút, thì VN quốc dân đảng ở Vn cũng tan. Trong suốt thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 khi toàn quốc kháng chiến cũng có một cuộc nội chiến giữa Việt minh và VN quốc dân đảng. Một biểu hiện của nó là vụ án Ôn Như Hầu (đây là tên một phố ở Hà nội, có trụ sở ngầm của VN quốc dân đảng sủ dụng để bắt giam, ám sát các nhân vật Việt minh). Và tất nhiên người ta cũng có thể hiểu ngầm là, Việt minh cũng làm như thế với các nhân vật quốc dân đảng. Từ những yếu tố trên, người ta có thể rút ra hai điều :
1- Cái đa đảng ở VN lúc đó không phải là yêu cầu là nhu cầu của xã hội VN, mà nó là sự áp đặt của bên ngoài vào. Quân Tưởng đóng ở miền Bắc, thì không thể nào không cho vây cánh chính trị của nó tham dự vào chính quyền.
2- Sự tham dự của cái « đảng ngoại nhân » này, đã khiến chính phủ VN thực sự là một chính phủ ngầm, vì tất cả các hoạt động ngoại giao với Pháp, với Tưởng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến, Tây tiên (cách mạng lào), Nam tiến (hỗ trợ Nam bộ kháng chiến chống Pháp) đều là do Viêt minh chủ quản, quyết định.
Như vậy Quốc hội khoá I ở VN nếu nó là biểu tượng rất lớn , thì về mặt thực tế nó là bất lực.
Hiện nay, ở VN đang có tổ chức kỷ niệm 70 năm, ngày ra đời của quốc hội khoá một. Nó là tiền thân của quốc hội VN ngày nay, và chỉ riêng điều đó cũng khiến người ta tôn vinh nó, nhưng không thể lấy nó làm điển hình tốt để mà học. Ngược lại phải thấy những khiếm khuyết của nó để rút kinh nghiệm.
Muốn quốc hội VN ngày nay mạnh thì phải để cho nó là đối trọng là chỉ huy của chính phủ. Quốc hội phải kiểm soát được chính phủ, để tránh lạm quyền từ phía chính phủ, đứng đầu là vai trò thủ tướng để tránh tình trạng Vua Lê (Tổng bí thư Đảng), chúa Trịnh (Thủ tướng).
Ngược lại Quốc Hội phải là sự thể hiện quyền lực của Đảng, thể chế hoá quyền lực của Đảng. Quyền lực của Đảng lại thể hiện qua Trung ương Đảng. Như tôi đã nói, Trung ương đảng phải có vai trò như Thượng nghị viện, còn Quốc hội như Hạ nghị viện.
Cân bằng bằng kiểm tra chéo giữa Quốc Hội-Đảng- Chính phủ sẽ tạo nên cái kiềng ba chân cho nhà nước pháp quyền ở VN


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 7 2016, 07:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, tôi k nghĩ ở VN hiện nay có thể làm được điều đó với quốc hội. Ở phương tây, quốc hội là đại diện của tầng lớp tư bản hay doanh nhân. Tâng lớp này lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nền khoa học kỹ thuật, và từ đó nắm trong tay bộ máy sản xuẩt và phân phối lớn, có triết lý tư tưởng cũng như mô hình phát triển kinh tế riêng. Từ đó nó đủ mạnh về kinh tế và chín muồi về tư tưởng để lãnh đạo đat nước, quyền lợi của nó cũng gắn với đất nước. Nó nắm trong tay quốc hội để kiểm soát ngân sách và kiểm soát luật, đạt ra luật chơi.

Còn ở Vn thì cái quốc hội này từ dâu, có lẽ nó là đại diện của tất cả các thành phần tầng lop trong xã hội? Vậy tư tưởng triết lý chủ đạo của nó là gì? Làm thế nào để nó có đủ súc kiểm soát đựoc chính phủ + ra luật, khi mà trình dọ của nó k đủ. Ở phưong Tây, quôc hội của nó làm việc và đặt hàngi các ban nghiên cứu, các nhà hoạch định think tank của các nhà nước lẫn tư nhân, để đưa ra các chính sách lớn, còn quốc hội tài trợ thực hiên, etc. Ở VN, k chừng đến quốc hội còn chả nắm vững đựoc các thông tin cần thiết, nói gì kiểm soát? Và nếu nắm đựoc thì có đủ khả nắng sử dụng k?

Quốc hội VN, kể cả trung ương đảng, may ra chỉ tham gia được vào các vấn đề xã hội kinh tế, còn các vấn đề an ninh chiến lược thì e là k nổi. Chứ k như ở phương Tây, rõ nhất là Mỹ, hay như Nga, thì thượng viện là nói quyết các vấn đề đối ngoại an ninh


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 11 2016, 09:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Trung ương đảng không thể hoạt động hoàn toàn như một cái Thượng nghị viện, nhưng vai trò của nó thì tương đương, vì vấn để của nó là những người đứng đầu nhà nước ở VN vừa ở trong trung ương đảng (ở địa vị tối cao là bộ chính trị), đồng thời là nghị viên, đồng thời đứng đầu chính phủ (Thủ tướng). Trong tứ trụ thì có 3 người có vị trí trong nhà nước (chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng) ngoại trừ tổng bí thư là không. Như vậy sự quyết đoán mọi việc là trong bộ chính trị, nhưng để hoạt động được thì người ta phải chấp nhận là nếu bộ chính trị đồng thuận (theo nguyên tắc tập trung dân chủ), thì những điều đó sẽ được chuyển cho quốc hội để luật hoá và cho chính phủ để thực hiện thông qua nghị định. Nhưng chính cái điều đồng thuận kia bây giờ lại là vấn đề. Vì sao ? vì trong trường hợp thủ tướng mâu thuẫn với phần còn lại của bộ chính trị, thì có chắc chắn là ông ta sẽ thực hiện điều mà ông ta bắt buộc phải đồng thuận không. Tương tự như vậy, một uỷ viên trung ương đảng có thể biểu quyết khác đi khi ở trong quốc hội.
Sự cài chéo nhau về nhân sự cấp cao ở VN chỉ có tác dụng theo chiều xuôi, tức là trên đi xuống. Đây vẫn là cái dấu vết từ thời bao cấp, và điều này không sai, nhưng không đủ. Ngược lại chiều ngược, từ dưới đi lên (ví dụ từ quốc hội lên trung ương đảng) lại không có.
Nếu chỉ giữ cái hình thức như hiện tại, thì quốc hội chỉ là cái cơ quan hợp lý hoá sự lãnh đạo của Đảng, và sự lãnh đạo đó tập trung vào một nhóm rất nhỏ (bộ chính trị), không những thế, cái nhóm nhỏ đó lại phụ thuộc vào nhân vật nào trong đó có uy quyền nhất (phe phái lớn nhất).
Hiện nay, hầu như ai cũng đồng ý là phải định rõ thẩm quyền cá nhân, nhưng không luật hoá được 3 cơ cấu kia (quốc hội, trung ương đảng, chính phủ), mà chỉ thông qua việc nhân sự trùng nhau ở ba cấp bộ chính trị, quốc hội, chính phủ.. thì thẩm quyền sẽ tăng, nhưng trách nhiệm không thể rõ ràng.
Tại sao ở các nhà nước dân chủ tư sản, nó lại nẩy ra cái thượng viện. Nó có thượng viện để đảm bảo tính giai cấp của nó. Lấy ví dụ điển hình nhất là quốc hội Anh. Sau cách mạng tư sản Anh, vấn đề đặt ra của nước Anh là làm sao hoà hợp được quyền lợi của quý tộc Anh và giai cấp tư sản Anh. Sau một thời kì ngắn của Cromwell, thời kỳ mà giai cấp tư sản Anh trảm vua, loại bỏ quý tộc. Nước Anh lâm vào tình trạng độc quyền (độc tài) của Cromwell, xã hội rối loạn. Chính vì thế mà phải lập lại vương quyền nhưng ở dạng lập hiến. Có nghĩa là nước Anh phải trung hoà được giai cấp tư sản và quý tộc. Tư sản nắm kinh tế, nhưng quý tộc nắm quyền chính trị thông qua hiến pháp, lập nhà nước pháp quyền. Thượng viện là của quý tộc, có tác dụng kiểm soát hạ viện (do dân bầu) qua quyền phủ quyết.
Trong trường hợp hai bên viện găng nhau, không giaỉ quyết được thì Vua đóng vai trò trọng tài.
Tóm lại ở Anh, hạ viện có thể có quyền trong vòng tay kiểm soát của thượng viện mà không phải là cái văn phòng thư ký của nó. Ở VN, muốn quốc hội hoạt động tốt, chủ động, đồng thời vẫn phải chịu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng phải làm thế. Đây là chưa kể quan hệ kiểm soát của Quốc hội với chính phủ.

Nếu cả quốc hội lẫn trung ương Đảng đều không thể quyết đinh được các vấn đề an ninh kinh tế, thì AI làm việc đó


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jan 12 2016, 03:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bình về giá trị và hoạt động của một tổ chức dân cử thì điều đập ngay vào mắt đó là thời gian và bối cảnh hoạt động của nó thế nào (điều kiện biên). Quốc Hội khóa I của VNDCCH chỉ có vẻn vẹn chưa đầy 1 năm để các sinh hoạt chính trị diễn ra trong bối cảnh không có hoặc ít chiến tranh, xung đột (tính đến ngày Toàn quốc kháng chiến 12/1946). Khoảng thời gian này còn ít hơn cả thời gian giữa 2 kỳ lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội hiện tại (2 năm).

Còn về "đa nguyên đa đảng" thì càng rõ bối cảnh (tâm lý, hiểu biết) của đông đảo người dân là mong muốn VN độc lập theo những khuôn mẫu được lan truyền, cụ thể là nền cộng hòa Pháp, Mỹ. Việc Cụ Hồ trích dẫn các văn bản nổi tiếng của 2 nước này đồng một ý với tổ chức bầu cử Quốc Hội, Chính phủ như thế, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân cho đến hàng chục năm về sau. Mô hình Soviet thâm nhập vào chính trị VN là vầ sau này khi mà chiến tranh diễn ra khốc liệt với những đòi hỏi tín nhiệm về quan hệ đồng minh với Liên Xô, Trung Quốc chứ không hẳn là nằm trong ý định từ trước của phần lớn người theo Việt Minh. Dù về sau này (thập niên 1960s) nhận là người cộng sản, các lãnh tụ của VNDCCH vẫn khẳng định là xã hội và thể chế của VN vẵn trong một giai đoạn ... nổi tiếng với tên gọi "quá độ lên CNXH"! sp_ike.gif

Bởi vậy, có thể nói là Quốc Hội chưa bao giờ hoạt động đầy đủ với các điều kiện so sánh được với cơ chế dân chủ lâu dài, ổn định như ở các nước khác.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
blackberry
post Jan 12 2016, 03:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 11-August 15
Thành viên thứ: 111.158

Tiền mặt hiện có : 704$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



đang đánh nhau chí tử.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 12 2016, 06:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Những gì xẩy ra vào thời điểm cách mạng tháng 8, để đánh giá chính xác biểu tượng, bản chất, tác dụng, hiệu quả của nó ..không có gì bằng phân tích nó bằng duy vật lịch sử. Điều đặc biệt thú vị, là có nhiều người lề trái bây giờ lại sử dụng nó để biện minh cho đa nguyên đa đảng, nhưng thực ra đó chỉ là chiêu thức treo đầu dê bán thịt chó, Hay là vin Bác Hồ ra để biện minh. Thông qua những sự việc , nhân vật lịch sử chính thống để nhằm chính danh. Những việc làm đó đã khiến người ta nhìn vào cách mạng tháng 8, bản hiến pháp đầu tiên, quốc hội đầu tiên.. một cách sai lệch. Bởi như tất cả mọi sự kiện lịch sử, nó đều là hệ quả của tính toán chiến lược (bản chất), chiến thuật(do thời thế, ứng phó..) tạo ra. Chỉ bằng phân tích bằng duy vật biện chứng (áp dụng vào các vấn đề xã hội, thì được gọi là duy vật lịch sử) người ta mới nhìn chính xác nó được. Ngay như bản tuyên ngôn độc lập, câu đầu tiên được bác Hồ dùng, là trích dẫn tuyên ngôn độc lập Mỹ. Trong giấy tờ của nhà nước mới ra đời, đều có câu « độc lập-tự do-hạnh phúc » là bản chất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung sơn. Vậy những điều đó là chiến thuật hay chiến lược. Bản chất hay chỉ là ứng sử theo thời. Với tôi, những điều này là bản chất, vì sao ? vì dù có kháng chiến chống Mỹ, không ai cắt cái câu đó đi. Sau này dù đánh nhau với TQ, cũng không vì thế mà khẩu hiệu « độc lập tự do hạnh phúc » biến mất trên giấy tờ văn bản. Cũng như bài quốc ca, dù ông Văn Cao sau này « thất sủng », nó vẫn là quốc ca của nước VN.
Nhưng có vì thế mà nhà nước VN ra đời sau cách mạng tháng 8 là nhà nước dân chủ tư sản không. Câu trả lời là không. Vì do chơi với Liên Xô- Trung quốc nên bắt buộc phải theo chính thể của họ. cũng không. Tại sao ? vì trong thực tế như tôi đã viết ở trên, « đa đảng » ở thời điểm này, chỉ là chiều quân Tưởng đang chiếm đóng miền Bắc. Tương tự như vậy, quốc hội khoá một có tính đại biểu nhưng không thực chất. Trước khi có sự ủng hộ của phe XHCN bắt đầu vào năm 1950, khi cách mạng TQ thành công, chính quyền VN đã như thế. Sau này khi miền Bắc được giải phóng, thì cơ cấu nhà nước có gì đó giống mô hình dân chủ mới kiểu TQ. Nhưng hoạt động của nó thì không giống. Bằng chứng ? từ khoảng năm 60. Vai trò lớn nhất ở VN là Tổng bí thư (Lê Duẩn), trong khi chủ tịch Đảng (Bác Hồ) thì chỉ còn là biểu tượng. Người ta không thể nói như thế với vai trò của Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình. VN cũng không có « cách mạng văn hoá ». Phải đợi tới khi thống nhất đất nước, thì mô hình nhà nước lại đổi lần nữa theo hình thức dân chủ nhân dân theo kiểu Đông Âu (thủ tướng được gọi là chủ tịch hội đồng bộ trưởng). Nhưng hoạt động của nó cũng không giống như ở Đông Âu.
Ngược lại hoạt động của nó dân chủ hơn mô hình VN dân chủ cộng hoà (hiểu theo nguyên tắc là thể chế hơn, sinh hoạt của các cơ chế nhà nước định kỳ hơn), mặc dù đa đảng hình thức bị xoá bỏ (không còn đảng dân chủ và đảng xã hội). Điều ở TQ vẫn còn tồn tại.
Tóm lại nhà nước VN hình thành như ngày nay, là do tương tác lực lượng và bản chất của nó tạo ra.
Cái mô hình chỉ là thứ yếu thôi. Còn nếu nói đa nguyên đa đảng ở VN trong lịch sử, thì nó cũng có một cái. Đó là chính quyền miền Nam ngày xưa (1954-1975). Nhưng cả thời đệ nhất (chính quyền Diệm) đến đệ nhị (chính quyền Thiệu) nó có bao giờ hoạt động được như ở phương Tây đâu, ngược lại nó đều là hai thể chế độc tài trá hình. Trong số dân lề trái, hạt nhân của nó vẫn là các dạng kiều theo Mỹ, hậu duệ từ cái chính quyền này mà ra. Hậu duệ về mặt sinh học hay hậu duệ tư duy, sao họ không mang cái bằng chứng lịch sử này ra ngâm cứu để xem cái thất bại cái thành công của nó, mà cứ phải hoặc lôi ví dụ phương Tây ra loè trong khi điều kiện mình không có, hoặc treo đầu dê bán thịt chó qua cách mạng tháng 8, hiến pháp đầu tiên, quốc hội đầu tiên, chủ tịch Hồ chí Minh..v..v..
Người ta có nên kỷ niệm, tôn vinh quốc hội đầu tiên của VN không ? câu trả lời là có. Vì nó là lịch sử của dân tộc, nhưng đừng gán cho nó cái « đa nguyên đa đảng điển hình» mà nó vốn không có, cũng như gán cho nó những công trạng mà nó không có theo kiểu lề trái.
Trước thềm đại hội đảng, đấu tranh chính trị rất là sôi động, « rất nóng » như dân nói. Điều đó cũng không có gì là đặc biệt ở nước nào cũng thế. Rất may là ở VN, nó vẫn còn bó trong cái khung tổ chức Đảng, để nó không biến thành nồi da nấu thịt như ở UK, hay thành cái cớ để Mỹ và phương Tây bao vây như Miến điện, hay loạn lạc bắn nhau như áo vàng áo đỏ ở Thái.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 12 2016, 10:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân dịp đại hội đảng XII, như một thử nghiệm khám phá, tôi bắt đầu xem các phân tích của các đài báo phương Tây, phần Việt ngữ. Nào BBC(Anh), VOA (Mỹ), RFI (Pháp) không phải vì tôi muốn xem tin, tìm thông tin, mà muốn xem cách thức họ phân tích thế nào. Tất nhiên tôi cũng ngó nghiêng các báo lề trái nữa. Cũng với lý do tương tự như vậy. Với tôi, ngoại trừ người ta có thể tiếp xúc thông tin của các tổ chức tình báo quốc tế, tất cả các thể loại thông tin cho chủ đề này chỉ là dạng « ông mù múa gậy », vì không lần nào mà tin tức liên quan tới đại hội đảng lại nhiễu loạn như vậy.
Sự nhiễu loạn như vậy, bởi vì có đấu tranh nội bộ, và cuộc đấu tranh nội bộ này, không ai đoán được chính xác kết cục nó sẽ ra sao.
Khi tìm hiểu phân tích của các đài báo phương Tây, báo lề trái của các loại kiều ăn tiền thất nghiệp viết bậy, tưởng tượng thì không quan tâm làm gì, một đặc trưng chủ yếu của nó là một dạng phân tích tưởng tượng theo kiểu gây chia rẽ vùng miền. Đặc trưng nữa là sau khi đưa ra các giả thiết, thì chúng đánh giá các giả thiết ấy theo lợi ích của họ. Chẳng hạn đài RFI của Pháp, khi nói tới giả thiết bộ trưởng bộ quốc phòng là từ tổng cục chính trị, thì nó đánh giá rằng đây là điều ..đi lùi. Ở đây người ta gặp phải cách thức mà tôi gọi là cách phân tích theo dạng Freud. Freud là nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo gốc do thái. Ông này là cha đẻ của tâm lý học phương Tây, nhưng hầu như tất cả những lý thuyết ông ta lập ra đều sai cả. Nhưng trong thời kỳ ông ấy lập ra, thì dư luận đều thấy đúng. Freud đã dựng lên lý thuyết theo hướng xây dựng (construction)- tưởng tượng (imagination)-Affabulation (bịa đặt). Cho đến nay người ta đã tìm ra rằng ngay cả bằng cớ mà ông ta nói cũng là tạo dựng.
Những gì liên quan đến khoa học xã hội, đều ít nhiều dễ bị dính vào đó, và ngay cách phân tích đưa tin của phương Tây cũng có dạng như vậy. Xuất phát điểm của nó là gì. Đó là tâm lý chia để trị muôn thủa của thực dân. Dựa trên nguồn gốc vùng miền của các nhân vật chính trị, mà từ đó họ bịa ra một quy luật xung đột vùng miền, cân bằng vùng miền làm cái đế phân tích đây là phần construction. Sau rồi với tưởng tượng, bồi đắp thịt da cho nó, rồi từ đó đi tới bịa đặt, là mục đích muốn đạt tới.
Ngược lại, nếu nhìn vào nhưng phân tích của họ Pháp với Pháp, Anh với Anh, Mỹ với Mỹ, ..thì cái phân tích nguyên tắc vùng miền này biến mất. Tại sao lại thế. Thật là bí hiểm. Như vậy cách nhìn của phương Tây là có chiều. Chiều là lợi ích của nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 12 2016, 11:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi nhận xét cách phân tích « kiểu Tây » như trên, tất nhiên tôi phải thay thế nó bằng một cách phân tích khác. Cách phân tích khác này dựa trên duy vật lịch sử. Tức là dựa trên thông tin đã thành lịch sử, dù là rất gần để đánh giá sự kiện. Cách phân tích này không thể đoán được ông Trọng sẽ thắng, ông dũng sẽ thắng hay ai đó thắng, mà nó sẽ chỉ ra rằng cái gì đã dẫn tới những sự kiện ấy, những vấn đề nó đặt ra, tôi viết vì nó liên quan trực tiếp tới tư duy luật hoá quan hệ Đảng-Quốc Hội- Chính phủ ở trên.
Một điều người ta không thể phủ nhận, đó là vai trò của Thủ tướng trong tứ trụ ở VN tăng lên. Sự tăng lên này có 2 lý do :
1- Đó là việc Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu mất chức, và tiếp đó là vai trò mờ nhạt của tổng bí thư tiếp theo là ông Nông Đức Mạnh.
2- Tính cách của thủ tướng VN đương nhiệm trong vòng 10 năm qua. Ông Dũng đã sử dụng gần như tuyệt đối quyền hạn mà vị trí thủ tướng mang lại. Từ đó đặt ra những vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của các nguyên thủ nhà nước ở đâu, quan hệ của chúng thế nào. Đây cũng là lần đầu tiên, tích cách sinh hoạt tập thể trong chính trị ở VN bị tác động, nó cá nhân hơn. Điều mắc mớ là nó tăng quyền hạn cá nhân, nhưng trách nhiệm thì vẫn mờ mịt. kiểu quyền(lợi) thì riêng tôi, vạ thì vạ chung.
Việc tổng bí thư Lê Khả Phiêu bị mất chức vì sao. Tôi không rõ. Nhưng việc một tổng bí thư mờ nhạt được đưa lên, đã chứng tỏ rằng một tổng bí thư mạnh, tức là một đảng mạnh gây cản trở cho ai đó. Ai đây là nhiều người, không phải là một. Việc ở VN không chống được tham nhũng có lẽ từ đây mà ra. Vì sao ?
1- Vì trong nhiệm kỳ đầu Thủ tướng kiêm luôn chủ tịch hội đồng chống tham nhũng. Nhưng điều này không ngăn cản để sau đó hình thành vụ Vinashin. Thủ tướng là vị trí đá bóng, lại kiêm luôn thổi còi, thì khả năng trận đấu khách quan là không có.
2- Khi vụ Vinashin xẩy ra, đến khi có hi vọng le lói có thể tìm ra sự thực, thì các nhân sự đều chết vì ung thư. Điều này có thể là tự nhiên, nhưng sự trùng lập không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi.
3- Trong nhiệm kỳ thứ II của Thủ tướng, quyền chống tham nhũng được giao cho Tổng bí thư. Nhưng thế Vua Lê chúa Trịnh đã khiến việc này không hiệu quả. Ngược lại nhìn sang nước láng giềng, ông Tập cận Bình có thể làm rất tốt việc này, vì ở đây trong cấu trúc quyền lực của họ không có chúa Trịnh. Điều đáng chú ý nữa là ở đây đảng CS TQ đã chống tham nhũng có kết quả, trong khi vai trò của viện kiểm soát nằm trong nhà nước lại không làm được gì.
Kết quả đại hội XII của Đảng, tuỳ vào ai sẽ được đề cử vào các vị trí tứ trụ, mà người ta có thể nhìn thấy dấu hiệu đi tiếp quá trình suy yếu của Đảng (thành Vua Lê) có tiếp tục nữa không , hay là sự khảng định lại vai trò tuyệt đối của Đảng.
Dù sao đi nữa, sự « vùng lên » của vai trò Thủ tướng, đã khiến việc định nghĩa lại rạch ròi tránh nhiệm quyền hạn của vị trí này với Quốc Hội và Trung ương Đảng cực kỳ quan trọng, đánh dấu việc VN có thành nhà nước Pháp quyền được không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
blackberry
post Jan 13 2016, 09:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 11-August 15
Thành viên thứ: 111.158

Tiền mặt hiện có : 704$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Phó Thường Dân và langtubk nên về VN sống, hưởng thụ tự do độc lập chung với nhân dân. Các bác ở bển cứ bơ thừa canh cặn của tây bao nhiêu năm nay mà ăn rồi chửi chúng nó em thấy không được đàng hoàng lắm đâu ạ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 13 2016, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Blackberry,
Nếu bác muốn « ăn cơm cà nói chuyện thế giới » thì đây là nơi rất tốt để nói. Còn đi vào nói chuyện cá nhân móc máy thì tôi không tham gia.
Dù sao thì tôi cũng trả lời câu hỏi của bác. Việt nam là nước rất đông dân, đất chật người đông, cho nên di dân được là tốt. Không kể thế, trước đây trong lịch sử, do ảnh hưởng của tôn giáo truyền thống, người Việt nam chỉ luôn luôn bo bo trong luỹ tre làng, đến lúc VN bị thực dân Pháp xâm lược, ở Việt nam thiếu hoàn toàn một lớp người như ở Nhật bản, cho nên một kiểu cải cách như thời Minh trị của Nhật không thể xẩy ra. Nhật bản sở dĩ cải cách được, bởi trước đó dân Nhật đã lang thang khắp bốn phương trời, tham gia vào cái chu trình thương mại ở Đông Á với phương Tây (mà cái cầu Nhật ở Hội An là một bằng chứng ở VN). Di dân Nhật bản là tai mắt để cho nước Nhật có thể đuổi kịp phương Tây. Hiện nay thế giới ngày càng thu hẹp, như một cái làng lớn. Một nước muốn mạnh, thì không chỉ để dân bo bo trong nước, mà càng có nhiều di dân càng tốt. Một công ti mạnh, có tính cách toàn cầu thì phải có chi nhánh ở nước ngoài. Tương tự như vậy, một nước không thể mạnh nếu không có cộng đồng kiều dân đông đảo. Như vậy cái tư duy đã yêu nước là phải bo bo trong nước là sai. Hiện nay, nhất là từ sau năm 1975, thì tư duy người Việt đã thay đổi. Số người Việt ra nước ngoài sinh sống càng nhiều, đó là điều tốt. Không phải là dở.
Mặc dù thế do hoàn cảnh lịch sử, kiều dân Việt nam ở nước ngoài có những đặc trưng của nó. Cái đặc trưng này phụ thuộc nhiều vào thời điểm giai đoạn ra đi. Thói thường thì người ta thường « khen tây chê ta ». Còn tôi thì chỉ phân tích khách quan thôi, vì tôi không có quan niệm áo gấm về quê, và việc sinh sống ở nước ngoài, cũng không tạo cho tôi điều gì đặc biệt hơn so với một người Việt nam ở trong nước cả. Đấy là quan niệm.
Như vậy điều quan trọng, bất cứ ở đâu, là con người ấy có còn cảm nhận họ là người Việt hay không. Nếu kiều dân Việt nam càng cảm nhận họ là người Việt, khúc xạ được những nhận thức họ thu nhập theo hệ quy chiếu Việt nam, thì ở nơi nào cũng tốt. Ngược lại ở trong nước, mà nhầm hệ quy chiếu, thân ta thật, đầu tây giả thì có khi còn tai hại hơn.
Thế là thế nào. Thời Nho giáo, tất cả các nhà Nho Vịêt nam đều học sách thánh hiền tứ thư ngũ kinh, nhưng không có vì thế mà họ thành người Trung quốc. Trở thành người Trung quốc trên đất Việt nam. Vì sao bởi vì trong họ có một sự khúc xạ, cảm nhận họ là người Việt, có quốc gia riêng, văn hoá riêng, tiếng nói riêng. Học Nho giáo chỉ làm cho họ thông minh ra, hiểu biết hơn, nhưng không mất gốc. Đạo đức Nho giáo nhưng tâm hồn VN. Người Việt bây giờ cũng phải thế, bất kỳ ở đâu. Chỉ cần thay bằng Kỹ thuật phương Tây, tinh thần VN mà thôi.
Nhưng người nhàng nhàng như tôi ở VN không thiếu, cho nên không thể coi việc tôi sống ở VN hay nước ngoài là một sự mất hay được.( Nếu tính về mặt cá nhân). Còn nói theo kiểu vĩ mô, như tôi đã phân tích, cộng đồng người Việt ở nước ngoài càng nhiều càng tốt, càng phát triển càng tốt. Giống như cái công ty càng có nhiều chi nhánh hùng mạnh thì càng tốt chứ sao.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC