Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Kinh Tế Thị Trường Và định Hướng Xhcn

Phó Thường Nhân
post Mar 23 2016, 12:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Những trích dẫn của Sky về đạo Phật, hay Thiên chúa kia, có vấn đề là suy diễn sai. Nếu nói là tất cả đều bắt đầu bằng con người kết thúc bằng con người thì trong lô gíc người ta gọi là totologie, tức là điều luôn luôn đúng. Trong trường hợp đó thì không còn lô gíc, vì còn có gì để mà suy luận. Cái vấn đề là cùng nói về một chủ thể, là con người, nhưng cách định nghĩa, cách ràng buộc, cách tiếp cận khái niệm này khác nhau. Đạo Phât, đạo Nho định nghĩa, ràng buộc, tiếp cận con người khác đạo Thiên chúa định nghĩa, ràng buộc, tiếp cận con người. Ngay cả trong đạo Thiên chúa: giữa cơ đốc, tin lành, chính thống ..tức là cùng một đạo người ta quan niệm còn không giống nhau, dẫn tới chiến tranh tôn giáo, nữa là hai đạo xa lắc xa lơ. Vì cái quan niệm con người này sẽ dẫn tới quan niệm tự do, dẫn tới quan niệm pháp luật, và dẫn ngay tới CNXH ..nên tôi viết ở đây như một dạng puzzle.
Cái vấn đề nó là thế này. Đạo Phật, đạo Nho, rồi chủ nghĩa Mác-Lê nin có định nghĩa con người giống nhau. Việc chủ nghĩa Mác-Lê nin định nghĩa con người giống với Nho với Phật là sự tình cờ, sự giống nhau có được, vì xuất phát điểm của nó là đi từ cộng đồng đến cá nhân. Cũng chính vì thế mà ở VN, TQ việc chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin khá đơn giản. Vì người ta có thể xuy nó ra từ Phật từ Nho. Ngược lại nếu là định nghĩa từ cá nhân đi ra cộng đồng , thì việc chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin lại khó. Đây chính là vấn đề của các nước Hồi giáo, hay theo Thiên chúa.
Ví dụ. Hồi trước, khi tôi còn nhỏ, bố tôi rất tâm đắc câu của Mác, mà không phải chỉ có ông, mà rất nhiều người “theo Mác” ở VN. “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Cái câu này thực ra là sự trìu tượng hoá “tam cương, ngũ thường” Nho giáo. Nho giáo dậy , nhân , nghĩa, lễ, trí, tín chính là những mối ràng buộc một con người với cộng đồng. Hay ví dụ “làm con phải có hiếu”, tức là chữ Hiếu định nghĩa con. Định nghĩa con người ở đây như vậy là bằng các mối ràng buộc với bên ngoài, chứ không định nghĩa bằng bản thể (essence). Đạo phật không có định nghĩa cái tôi, vì cái tôi là “trống rỗng”. Như vậy, nếu người ta lần lần đi từ phật sang Nho rồi đến Mác, thì nó rất lô gíc. Bắt đầu từ đạo Phật cái tôi là trống không, dẫn đến cái tôi là những điều ràng buộc với bên ngoài , rồi đến tổng hoà các mối quan hệ xã hội là tương đương nhau. Chuyển hoá được cho nhau. Từ đấy nó dẫn tới một tư duy luật pháp là NGHĨA VỤ, thế cái TỰ DO là gì. Là phần còn lại sau khi làm xong nghĩa vụ.
Thế còn phương Tây thì nó tính sao. Ở phương Tây do ảnh hưởng của Thiên chúa, nhưng ngay thời Hi lạp nó đã có, tức là nói coi mọi sự vật (cả con người) đều có bản thể. Phải đợi đến thế kỷ XX, thì ở phương Tây mới có triết học “hiện tượng” (như hiện sinh của Sartres, hay hiện tượng học của Hussein mà ông Trần Đức Thảo là một bậc thầy) tức là nó hơi giống với Phật về cách tiếp cận thế giới. Cũng có thể chính vì thế mà ông Thảo nắm vấn đề rất nhanh, một khi đã hiểu cái mớ từ vựng “hiện tượng” lủng củng kia, vì với người Việt, quen Nho quen Phật, hiện tượng học là điều hiển nhiên. Trở lại với phương Tây, chính vì nó định nghĩa từ cá nhân tới cộng đồng, nên tư duy pháp luạt của nó là QUYỀN LỢI, cũng có nghĩa là TỰ DO. Và phần còn lại là nghĩa vụ.
Tất cả pháp luật hiện đại, do ảnh hưởng của phương Tây đều ẩn chứa cái định nghĩa này. Khi đưa nó vào VN thì nó sẽ ra sao. Vì định nghĩa theo quyền lợi, nhưng tư duy văn hoá của ông là nghĩa vụ nên thành lủng củng. Ví dụ, ở phương Tây nó nói tự do cá nhân, nhưng ẩn chứa của nó là trách nhiệm.”Giới hạn tự do của tôi là khi tôi đụng đến tự do của người khác”. Tự do cá nhân của nó thực ra là trách nhiệm. Nhưng ở VN, thì vì nó không nói tới nghĩa vụ, nên nó lại thành ích kỷ, bất chấp người khác. Một thứ tự do vô chính phủ. Cái định nghĩa tự do ở trên là tương đương với câu của Nho giáo “đừng làm những gì ở người khác, khi không muốn người khác làm điều đó ở mình”. Trong câu của Nho giáo (nó là một câu trong Luận ngữ, mà đáng tiếc là tôi không nhớ chính xác bằng chữ Nho, nghe nó hay hơn), có chữ tự do đâu, nhưng nó chính là tự do ở phương Tây. Nhưng ở VN có hiểu thế đâu, mà người ta luận từ ngư nghĩa ra là muốn tự làm gì thì làm. Nhưng đâu có phải. Câu chuyện như thế bởi cách tiếp cận không giống nhau. Vì thế khi nói tới một khái niệm, một chủ thể phải xem tiếp cận từ đâu, cách tiếp cận, chứ không phải vì cùng nhằm vào một điều chúng sẽ là giống nhau.
Còn cái mẩu chuyện “móng chân ngựa” thì nó là sai, vì mỗi lần bác lại tổng quát hoá lên một bước,là mọt lần sai, mà mỗi lần tổng quát lại là một lần làm cái sai to lên. (Kiểu như quy nạp nhầm)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Mar 25 2016, 02:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Vũ trụ không đơn giản để tư duy và ngôn ngữ của loài người thể hiện. Em đồng ý với rất nhiều câu trong bài trên của bác Phó, nhưng phần kết luận thì không. laugh.gif

Thiên chúa giáo đặt mệnh đề đầu tiên là "Thiên Chúa", sau đó mới đến con người. Phật, Nho đặt mệnh đề con người, sau đó mới đến "hành" (Phật Pháp, Đạo lý). Nhưng khác biệt đặt mệnh đề trước sau đó có quan trọng không?! Câu trả lời của em là không hề, vì nếu trọng cách nào thì cũng rơi vào nghịch lý như chuyện duy tâm khác với duy vật trong các thế kỷ trước.

Cái nhầm trong tư duy của rất nhiều người là ở chỗ coi Thiên Chúa như một đối tượng độc lập ở ngoài vũ trụ và con người. Thực tế là nếu có Thiên Chúa thì đó phải là Vũ trụ với các định luật khách quan, bao hàm thế giới sinh vật cực kỳ đa dạng, phong phú. Sự đa dạng phong phú ấy lại một lần nữa, thể hiện ra xã hội loài người. Cũng không có con người mơ hồ trừu tượng mà chỉ có tập hợp các cá nhân khác biệt và đầy biến động. Vì là tập hợp các cá nhân tương đối bình đẳng với nhau nên mới nảy sinh ra cái "quyền", "nghĩa vụ", "lợi ích" trong quan hệ tương tác giữa người với người và lập nên cái gọi là "nhân quyền phổ quát" ghi thành văn bản của Liên Hiệp Quốc. Chủ đề nhân quyền này chả thiếu gì bàn luận nên không nhắc lại ở đây.

Tất cả những điều trên em đã nói đâu đó trước rồi, giờ nhắc lại trong chủ đề "định hướng XHCN" này là để so sánh vị thế của hệ tư tưởng xem hệ nào có gốc rễ sâu xa vững chãi hơn. Marxism phát triển trên nền tảng dân quyền và xã hội tư bản cho nên sự đúng đắn của nó cho đến giờ vẫn được các tác giả phương Tây thừa nhận và nghiên cứu, nhưng các học thuyết mới về cơ cấu nhà nước và xã hội, kể từ Leninism trở đi thì bị nghi ngờ, bởi vì nguyên lý lập thành của chúng là bài trừ GIAI CẤP, tức là phủ nhận sự đa dạng, phong phú tự nhiên của nhân loại.

Cái mà bác gọi là sự tổng quát hóa lên một bước kích cỡ sự việc (từ cái móng ngựa đến một triều đại) thực ra không phải là "tổng quát". Em dẫn ví dụ đó vì ý nghĩa của chuỗi nhân quả, tức là sự việc nhỏ (về quy mô, về năng lượng) dẫn tới thay đổi ở quy mô lớn, năng lượng khổng lồ. Vì bản chất xã hội là cấu thành từ các phần tử bé nhỏ 9con người) nên sự ổn định, phát triển hay suy thoái, sụp đổ của xã hội phụ thuộc vào CƠ CẤU lập thành. Cơ cấu lấy nguyên lý trọng dân quyền thì bền vững, còn cơ cấu lấy nguyên lý trọng khuôn mẫu (i.e. lý tưởng cộng sản, XHCN) thì sẽ tự mâu thuẫn và không bền.

Cái khó đối với một học giả, hay một cá nhân, là nhìn ra bản chất và sự vận động phong phú, đa dạng của thế giới. May mắn thay, khoa học và toán học đã và đang cung cấp bằng chứng cho vấn đề này qua động học phức hợp (complex dynamic, chaotic system). Nhờ đó em mới tự tin trước những luận điểm nặng như núi của các vị lão thành cách mạng coi Mác Lê như thánh sống. sp_ike.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Skywalker: Mar 25 2016, 02:48 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 4 2016, 08:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@sky,
Tôi trả lời nốt cái chuyện của Huntington mà Sky viết ở trên, rồi tiếp tục viết nốt theo tôi “định hướng XHCN là gì”.
Tôi không rõ những cái Sky viết ở trên có phải là của Huntington không. Vì hai quyển sách của ông ta mà tôi đọc, trong đó có cuốn nổi tiếng nhất “clash of civilisations” là nói về quan hệ quốc tế, mâu thuẫn của nó thông qua cảm nhận văn hoá khác nhau dẫn tới xung đột.
Nhưng qua 4 điểm mà Sky nói ở trên : behavior, recurring pattern, valued, stable thì tôi phê nó thế này. Cái hành vi (sử), hành vi lặp đi lặp lại (đây chính là lễ), và giá trị của nó (đạo đức hay lợi ích vật chất) có thể là cái đế cho một tổ chức chính trị, tôn giáo.. nhưng không dẫn tới nhà nước. Vì Nhà nước còn có một cái vế nữa là kinh tế. Không có cái đế kinh tế thì không có nhà nước. Ngược lại một hội đoàn có thể không cần cái đế kinh tế. Trong thực tế thì nó vẫn cần, nhưng có thể hiểu đó không phải là nhu cầu đầu tiên, mà chỉ có thể là công cụ. Không kể ba cái điều trên nhất định phản ánh một phần kinh tế. Hành vi như vậy không thể thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế. Tất nhiên không phải hành vi nào cũng vậy. Nhưng nếu nó không gắn với kinh tế, thì nó chỉ là phần nổi của tảng băng thôi. Ví dụ. hành vi ứng sử của một doanh nhân là chủ, chắc chắn khác với một người là công nhân. Mặc dù họ có cùng chung văn hoá. Cách toan tính cũng khác không thể đánh đồng. Họ có thể giống nhau ở một tụ điểm văn hoá (ví dụ thờ cúng tổ tiên), nhưng cách sống, lối ứng sử, thái độ với xã hội, cách đánh giá con người hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau này là do vị thế của họ với công cụ sản xuất khác nhau (sở hữu hay không sở hữu, làm chủ hay làm thuê). Người ta không thể phủ nhận nó được.
Trong thực tế thì một hành vi văn hoá, vừa có sự độc lập văn hoá, nhưng nó tồn tại được cũng vì ẩn chứa một tác dụng xã hội liên quan tới kinh tế. Ví dụ. Ở Hội An người ta thấy có rất nhiều di tích lịch sử là hội quán của Hoa kiều ở đây. Cái hội quán ấy không chỉ có ý nghĩa tín ngưỡng, mà trong thực tế nó còn là một dạng tương hỗ trợ giúp kinh tế giữa các thành viên với nhau, tạo thành một cộng đồng kinh tế. (Một dạng Club của người Anh).
Trong truyền thống Anh-Mỹ, thường thì các vấn đề chính trị được chuyển thành vấn đề tôn giáo (ví dụ cách mạng Anh). Các vấn đề xã hội thì được chuyển thành vấn đề chủng tộc (ví dụ phong trào civile của ông Martin Luther King ở Mỹ vào những năm 60). Cho đến bây giờ vẫn vậy. Nhưng văn hoá tôn giáo chỉ là cái công cụ chuyển tải nó. Kinh tế, chính trị, vấn đề xã hội ẩn chứa trong đó. Văn hoá, tôn giáo vừa có giá trị riêng độc lập vừa là avatar thể hiện những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế. Nếu không tìm hiểu 3 cái vế sau, thì không đủ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Apr 5 2016, 10:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Phó:

Định nghĩa Thiết chế xã hội (Social Institution) của Huntington là từ cuốn "Political Development and Political Decay" mà Wiki dẫn lại. Tuy còn có những ý kiến khác nhưng xét ra định nghĩa này có tính bao quát tốt nên em sử dụng như một thước đo cơ bản. Nó cũng được trích dẫn và vận dụng bởi rất nhiều tác giả có tiếng khác như F. Fukuyama hay A. Gramsci ...vv trong miêu tả về thiết chế nhà nước.

Và cũng khác hẳn ý kiến của bác về thiếu vắng các đế kinh tế, định nghĩa của Huntington có đầy đủ khái niệm và thang đo cho vấn đề kinh tế qua yếu tố "valued". "Giá trị" là một khái niệm rất triết học, song triển khai vào thực tế thì nó chính là sự đa dạng phong phú trong nhận thức của loài người về những đối tượng khác nhau, từ cái vỏ sò cho tới cục vàng, từ tờ dollar cho tới giờ phút thiền định. Trong một cộng đồng người thì một loại "giá trị" được thừa nhận rộng rãi và có thể dùng để đo đếm, trao đổi chính là TIỀN TỆ.

Viết đến đây thì cũng nhớ ra khái niệm "giá trị thặng dư" và "hàng hóa sức lao động" của K. Marx. laugh.gif

Wiki cũng trích dẫn rất nhiều vận dụng khác nhau từ định nghĩa của Huntington, em gọi hiện tượng này là sự "tự đồng dạng" (self-similarity) do quá trình "tự tổ chức" (self-organizing) của hệ thống phức hợp. Ở điểm này thì chắc là không có nhà Marxist nào nhắc đến. sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2016, 07:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái “self-xx” người ta không nói tới bởi vì tiếp cận của chủ nghĩa Mác là tiếp cận từ phía cộng đồng (giống như tôi phân tích về khái niệm tự do ở trên).
Còn Value thì nó có nhiều nghĩa, tôi không nghĩ rằng Huntington nói thế với ý nghĩa TIỀN TỆ. Đây chắc là Sky suy diễn ra thôi. Hiện tại, tiền tệ không còn có ý nghĩa giá trị, bởi nó không còn giá trị khách quan.
Thiết chế (institutions) không đủ để xây dựng một nền kinh tế. Nó chỉ có tác dụng cơ cấu (structure) và điều quan trọng là cái cơ cấu đó tác động thế nào vào nền kinh tế. Chỉ nhìn sơ thế thì đã thấy có 2 vấn đề :
1- Vấn đề thiết chế nào là hợp lý. Vídụ, hiện tại phương Tây tìm mọi cách ép hình thức “đa nguyên đa đảng” vào hệ thống chính trị, đồng thời ép “tư hữu hoá” tổng thể như cơ chế kinh tế. Hai hình thức này có thực hợp lý với một nước đang phát triển ??. Với tôi là không. Vì nó không khớp với các điều kiện xã hội, văn hoá, lịch sử. Như vậy lại đặt tiếp ra vấn đề tại sao nó ép thế để làm gì ? Nó phải có lý do, phải có quyền lợi ở trong đó. Chứ nó không phải khách quan khoa học. Nhưng nó sẽ cố gắng nói là khoa học.
2- Cái thiết chế đấy hoạt động thế nào. Tác động thế nào vào kinh tế. Theo lô gíc của Anh-Mỹ, thì cái cơ chế ấy chỉ cần regulation (điều khiển chính sách) mà không cần tham gia vào hoạt động kinh tế (vì đây là lĩnh vực của tư nhân). Nhưng cái lỗ hổng của nó là cái điều phối ấy nhân danh ai, có lợi cho ai. Điều này nó liên quan tới tư hữu, mà họ lờ tịt đi. Nhưng nhìn vào các hoạt động điều phối này ở các nước ngoài các nước phát triển phương Tây, thì thấy nó bị méo mó dẫn tới tiêu diệt nhà nước. Ví dụ như ở Nga, thời Elsine, thì tài phiệt “tham nhũng” luôn cả phần điều phối dẫn tới “ăn cơ chế”, và vì thế giầu khủng, bằng cách chiếm đoạt tài sản xã hội, chứ không phải là kinh doanh. Như vậy muốn điều phối được phải có cái đế, phải có sức mạnh, và phải đại diện quyền lợi cho ai. Hiện nay ở Nga điều phối tốt hơn vì nó dựa vào quyền lực gần như độc tài của Putin và các hãng nhà nước (đặc biệt về năng lượng, vũ khí), như vậy là nó lại ngược lại với cái thuyết “tư hữu tổng thể”.
Ở VN bây giờ có cái mốt nghĩ là “cải cách thể chế” là đủ, tất cả quy về thể chế. Họ nghĩ thế vì thấy sự cải cách thể chế từ khi đổi mới (1986) đã giúp VN tiến bộ phát triển, nhưng không hiểu cái động lực nào tạo ra phát triển đó mà lại quy ra là thể chế. Thời đầu tiên, từ khi còn bị cấm vận, thì thể chế giúp cho việc huy động vốn trong dân (vì hệ thống tài chính không có), nó cũng là dạng đem con bỏ chợ, sống chết mặc bay.Người dân tự vượt lên (theo thống kê: hơn 50% dân VN chỉ đóng góp được 2% PNB). Sao đó với sự tham dự vào hội nhập quốc tế, động lực tiếp theo là FDI (tức là đầu tư nước ngoài). Giữa cái động lực FDI và nội lực sống chết mặc bay, thì lợi thế ngày càng lớn cho FDI. Nội lực ngày càng suy yếu. Nội lực suy yếu vì bị FDI cạnh tranh, cũng như nguồn tín dụng đen của nội lực sẽ hạn hẹp dần do đã có hệ thống tài chính. Như vậy tới giờ, cải cách thể chế đã kịch bến đường tầu. Không còn có thể làm gì hơn được. Nếu cứ tiếp tục, thì thể chế sẽ trở thành người bảo vệ cho quyền lợi của các FDI, tức là thành một dạng thuộc địa. Sẽ trở thành thuộc địa hẳn, khi có đa nguyên đa đảng, để FDI thích nhóm nào thì nó phù phép cho nhóm ấy, để giúp nó ăn cơ chế. Như vậy giỏi lắm thì VN thành một nước Mỹ la tinh chứ không tiến được hơn.
Để giúp cho nội lực vượt lên được, thì chỉ có “định hướng XHCN”. Đó là cách co cụm lại không phân biệt tư hữu công hữu, miễn nó là VN và được việc. Đó cũng việc nhà nước phải định kế hoạch tham gia vào hoạt động kinh tế để có sức mạnh, để tạo sự phát triển về chất, chứ không thì chẳng khác gì đám kiến lửa chạy vòng vòng dưới đất. Chạy mãi cũng không vượt khỏi đám cỏ (kể cả về chiều cao lẫn chiều rộng). Đó là việc trung hoà các mâu thuẫn xã hội, để bất công không quá lớn, ai cũng được hưởng lợi (kẻ ít người nhiều).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2016, 07:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Khi bác đọc các sách vở về khoa học xã hội của Mỹ, điều nên để ý là không bao giờ nó nói tới cái đế của nhà nước nó, xã hội nó. Cái đế của nó là giai cấp tư bản Mỹ. Nhà nước là của nó. Những regulation, những thể chế thiết chế (institution) là trên cái đế ấy. Để bảo vệ cái quyền lợi chung của giai cấp tư sản Mỹ mà nó có cái thể chế ấy.
Ở những nước như VN, rồi Nga.. , nhà nước không có cái đế ấy. Ở VN, hay Nga thay vào một giai cấp tư sản bản địa, là lợi ích nhóm. Những người có tư hữu không có tiếng nói chung, không có quyền lợi chung, cũng không đủ sức thiết chế nhà nước. Chính vì thế khi nhà nước rơi vào tay họ, thì tất cả là đổ vỡ. Tình trạng UK hiện tại là điển hình.
Hiện tại, do chế độ ở những nước Tư bản phát triển mang hình thái “dân chủ” , nên cái lợi ích chung của giai cấp tư sản kia nó mờ đi, nằm đằng sau. Là phần chìm của tảng băng. Sở dĩ nó “dân chủ” được thế vì sức mạnh kinh tế nó rất lớn, đủ nuôi được cái “dân chủ” đó. Nhưng nếu nó bị khủng hoảng thì nó sẽ thành phát xít. Tức là chuyên chính trực tiếp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Apr 14 2016, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em đã nói hơn một lần rằng "cộng đồng" là một tập hợp các thành viên, tức là con người, chứ không có cái "cộng đồng" hay "giai cấp" mơ hồ, trừu tượng. Nếu lần về nguồn gốc toán học của Marxism thì rất có thể tư duy của Marx, Engels về "cộng đồng" là dựa trên khái niệm "lực cơ học" của vật lý Newton có từ thế kỷ 17. Tiếc thay, các nhà xã hội học hậu Marxist dường như không để tâm tới sự tinh tế của toán học và vật lý. Cụ thể là lực cơ học cần được xét như dạng tác dụng tổ hợp của vô số phần tử vi tích phân (differential integral calculus). Không có toán học vi tích phân thì không có cơ học, không có con người thì không có cộng đồng hay giai cấp!!!

Còn khái niệm "giá trị" (value) và "định giá" (valued) thì không cần phải đợi Huntington, từ điển Merriam-Webster đã có định nghĩa đơn giản về "value" như sau:
: the amount of money that something is worth : the price or cost of something
: something that can be bought for a low or fair price
: usefulness or importance

Có nghĩa là "giá trị" xuất phát trong quan hệ trao đổi giữa người với người từ thủa hoang sơ, là công cụ không thể thiếu của thương mại được gọi là "tiền". Ngày nay, khắp nơi trên thế giới dùng ví von nền kinh tế như một cơ thể sống thì dòng lưu thông tiền tệ được ví như "huyết mạch" đem năng lượng và oxy đến khắp mọi nơi trong cơ thể. Nếu không hiểu được giá trị đại diện của tiền tệ cho của cải vật chất thì coi như không hiểu biết gì về kinh tế, khờ dại như Tarzan.

Huntington phải dựa trên khái niệm "value" sơ đẳng thì mới viết về thuộc tính "định giá" của thiết chế xã hội. Định giá là sự phân định xem việc này vật này giá bao nhiêu tiền, việc kia vật kia giá bao nhiêu ...vv nên đương nhiên là tạo ra cấu trúc vô hình của nhận thức (ví dụ biểu thuế, bảng lương ...vv), thể hiện nguyên lý phân cấp của vũ trụ.

Ngay trong thời kỳ rực rỡ nhất của Liên Xô, người ta cũng không bỏ sự định giá và vẫn dùng đồng ruble trong mọi giao dịch kinh tế. Thiết chế Leninism chỉ định giá sai, nói chinh xác là định giá một cách chủ quan đối với của cải vật chất (ví dụ nhất mực định giá bao diêm bán trong cửa hàng nhà nước là 5 kopek trong khi bước ra chợ đen thì phải trả 3 ruble, gấp 60 lần).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenhoang2016
post Jul 20 2016, 04:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 3
Tham gia từ: 18-July 16
Thành viên thứ: 111.160

Tiền mặt hiện có : 512$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Em cũng chịu khó đọc post của bác Phó thường dân. Nhưng em phê phán mấy nhận định sau của bác:

- Liên xô tan rã vì nó không phải là một dân tộc. Điều này không đúng.

- Mô hình nhất nguyên về chính tri là phù hợp do tư sản trong nước yếu cũng không hợp lý

- Theo em, lý luận loằng ngằng gì chăng nữa thì bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN là hướng tới phát triển kinh tế TB, tư nhân bỏ qua giai đoạn phát triển kinh tế tư bản (bóc lột) man rợ hồi xưa. Nhưng nó lại đang hiện hình đấy bác ạ.

- Cái chính là phẩm chất dân tộc sẽ quyết định sự phát triển tốt hay xấu cho quốc gia đó.

Em mổ cò trên điện thoại nên ko chỉ nói vậy.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi nguyenhoang2016: Jul 20 2016, 08:38 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 20 2016, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NguyenHoang,
Cái chủ đề “định hướng XHCN” này, tôi đặt ra nhưng cũng không có thời gian để nuôi nó hoàn toàn. Không kể cái nội dung của nó cũng thuộc loại nặng đầu. Những dạng nội dung này, vì nó không có tính thời sự nên thường chỉ được hai phái nói tới.
Phái một là tuyên truyền của nhà nước VN dạng báo Nhân Dân hay tạp chí Học tập. Người ta cũng có thể đọc được nó khi xem báo quân đội nhân dân. Với nhận xét của tôi, thì nội dung nó đưa ra tương đối yếu. Không kể những báo chí tôi nói ở trên, độc giả thật sự không nhiều, vì chúng không giật gân, lá cải làm cho độc giả ưa thích.
Phái hai là tất cả hệ thống tuyên truyền thông tin phương Tây bao gồm cả báo chí, tin tức, giáo dục đào tạo. Tất nhiên phái này thì nó phải phủ nhận “định hướng XHCN”, dưới cái lô gíc chủ nghĩa cá nhân (individualism), dân chủ(democratie), rồi lý thuyết kinh tế tự do (liberalisme) v..v..
Không phải nói thì ai cũng biết là phái hai là thời thượng là mốt (mode). Nó được đưa lên như những giá trị phổ quát (value universal) trong khi nó không phải là như thế.
Vậy có thể có cách giải thích “định hướng XHCN” như một giá trị phổ quát hay không ? nó có hợp thời không ? với điều kiện nào thì nó hợp ? lợi ích hậu quả của nó ?
Vì NguyenHoang đã chịu khó đọc nó, thì tôi sẽ cố gắng viết tiếp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenhoang2016
post Jul 21 2016, 01:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 3
Tham gia từ: 18-July 16
Thành viên thứ: 111.160

Tiền mặt hiện có : 512$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 13 2016, 07:19 PM)
.....
Để giúp cho nội lực vượt lên được, thì chỉ có “định hướng XHCN”.  Đó là cách co cụm lại không phân biệt tư hữu công hữu, miễn nó là VN và được việc. Đó cũng việc nhà nước phải định kế hoạch tham gia vào hoạt động kinh tế để có sức mạnh, để tạo sự phát triển về chất, chứ không thì chẳng khác gì đám kiến lửa chạy vòng vòng dưới đất. Chạy mãi cũng không vượt khỏi đám cỏ (kể cả về chiều cao lẫn chiều rộng). Đó là việc trung hoà các mâu thuẫn xã hội, để bất công không quá lớn, ai cũng được hưởng lợi (kẻ ít người nhiều).
*



Thưa bác PTD, em hiểu nôm na là trong xã hội hiện đại ngày nay, xét về mặt vĩ mô kinh tế và chính trị luôn gắn liền với nhau như một cặp phạm trù. Theo em hiểu nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội trong đó có lĩnh vực kinh tế. Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế có một sân chơi công tâm và bình đẳng (cho dù chỉ là hình thức). Cái bất cập của hiện trạng là sự can thiệp quá sâu của thể chế chính trị vào hoạt động kinh tế kể cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Những biểu hiện đó là sự can thiệp về chính trị (quyền lãnh đạo) đối với tổ chức kinh tế nhà nước từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. “Quyền lực tuyệt đối dẫn tới tha hóa tuyệt đối” đó là chân lý. Nó làm cho các tổ chức kinh tế nhà nước trì trệ, thiếu tính cạnh tranh, tính sáng tạo và động lực làm việc, cơ hội phát triển của người người lao động. Sự can thiệp về chính trị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như vậy “Quyền lực tuyệt đối dẫn tới tha hóa tuyệt đối” đó là chân lý. Nó dẫn đến những biến thái chính trị, như sự ban phát, mua bán, câu kết, bao che, bảo vệ lẫn nhau về quyền lực để tạo lợi ích nhóm về kinh tế, nghĩa là quyền lực tuyệt đối tha hồ tự tung tự tác mà không có thế lực chính trị nào trong xã hội đủ sức phản biện, gây sức ép để điều chỉnh các hành vi quyền lực sai trái đó hướng tới sự đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội. Trong quản lý nhà nước nó không tạo ra được một môi trường cạnh tranh, giàu tính phản biện, phát huy sức sáng tạo, tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ công chức có tài năng chuyên môn, giàu tâm huyết. Đặc biệt nguy hại đó là nó làm biến thái cả sự phát triển của một nền kinh tế tư nhân non trẻ. Sự tha hóa quyền lực sẽ tạo các hành vi quản lý nhà nước mang tính câu kết, làm lợi cho một nhóm các doanh nghiệp tư nhân trước mắt và làm hại lâu dài cho đại đa số các đối tượng trong xã hội. Môi trường quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế yếu kém, nhũng nhiễu như vậy là nguyên nhân hình thành một tâm lý cho các doanh nghiệp tư nhân luôn nhìn thấy các cơ hội thực hiện các hành vi không tuân thủ, kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế, lừa đảo gây nên một nền kinh tế hoạt động không lành mạnh, không công bằng và thiếu cơ hội phát triển cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, các doanh nghiệp nhỏ, tiềm năng.

Còn bác bảo định hướng xyz để trung hòa, giảm bất công, ai cũng được hưởng lợi thì bao biện quá và không đúng thực chất vấn đề. Mục tiêu phát triển của hình thái xã hội nào hiện nay mà chẳng hướng tới cái đó. Thậm chí hình thái xã hội khác họ còn làm tốt hơn do họ có cơ chế chính sách luôn cụ thể và sát thực tiễn; hơn hẳn về cách thức tổ chức, con người thực hiện; về cơ chế kiểm tra, đánh gía, giám sát, tuân thủ. Bác hãy nhìn thực trạng về điều kiện lao động, chế độ lao động giai cấp công nhân hiện nay đi; bác hãy nhìn vào thực trạng của giai cấp nông dân hiện nay đi. Ai bảo vệ họ khi phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, làm thêm giờ tùy tiện và không được tính tiền, đồng lương rẻ mạt; giá nông sản rẻ đến mức có nơi nông dân bỏ ruộng không thèm làm vì không bù đắp được chi phí sản xuất. Không khéo đang khởi đầu bằng giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa tư bản (bóc lột) man rợ như em đã nói đấy.

Em thì em cũng không tán thành thể chế đa nguyên kiểu phương Tây cho hiện tại. Mới đa kinh tế mà sắp bán hết tài nguyên đi rồi. Đa nguyên sẵn sàng có kẻ bán nước. Trong lịch sử đất nước có đầy case study để dẫn chửng rồi đấy. Cần có một mô hình phù hợp hơn, hình như nó tồn tại đâu đó ở một số quốc gia thì phải sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC