Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 5 6 7 8 > 

· [ ] ·

 Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?

Phó Thường Nhân
post Sep 3 2021, 05:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ phân tích ở đây bức thư của Kojeve, điều thú vị là dù bức thư này ngắn, nó cũng thể hiện tương đối đầy đủ tư duy của triết học phương Tây nói chung. Điều khiến nó khác tư duy của ta, và là hệ quả của một nền văn hóa phương Tây, trong đó đạo Thiên chúa và triết học Hi lạp đóng vai trò quan trọng. Nên lưu ý rằng điều này chỉ đúng với phương Tây, còn ngay cả khi sang Nga, mặc dù vãn là văn hóa Thiên chúa giáo, do không có việc ứng dụng lại văn minh Hi lạp từ thời trung cổ, nó lại khác nữa. Nhìn như thế thì nước Nga không phải là phương Tây, chưa bao giờ là phương Tây. Và đây là nguyên cớ Nga – Phương Tây bao giờ cũng xung đột với nhau, và khác nhau, ngay cả khi Elite Nga muốn bấu víu vào, dù là Elite thời Sa hoàng, hay nước Nga hiện đại.
Để dịch, cách dịch của tôi là làm hai lần, lần đầu là để chuyển ngữ (tương đương với các bác dùng chú gúc), lần hai tôi chỉ sử dụng bản đã dịch, chỉnh sửa nó lại cho hợp với ngữ pháp và tiếng việt, không quan tâm gì tới bản tiếng Pháp original chủ yếu với sự hiểu biết của mình, ở đây tôi chỉ chú trọng giải thích được các khái niệm quan trọng của nội dung, làm rõ nghĩa. Chính vì thế bản dịch sẽ không phải là « một đối một », mặc dù tôi giữ cấu trúc của bài viết nguyên bản. Chính vì thế, muốn dịch giỏi cũng phải có một cái phông văn hóa đằng sau, tức là cái phông văn hóa của người dịch, và cũng vì thế một bản dịch hay cũng là một sự sáng tạo. Điều này đúng cho mọi lĩnh vực dịch, đặc biệt dịch thuật về xã hội, nhân văn.
Do thiếu nhiều thông tin bổ xung, ví dụ cuốn sách mà Kojeve viết, bài báo phản biện của bác Thảo, nên bản thân trong bức thư cũng có những câu khó hiểu, mà tôi sẽ chỉ ra như giả thiết, do không thể xác định hòa toàn được. Nhưng nhìn chung, bức thư khá rõ ràng, và phần khó hiểu, ta có thể hiểu, hay xuy ra từ những nội dung còn lại. Vì thế có thể nghiên cứu nó như một tài liệu độc lập.
Về đại ý, bức thư của Kojeve là câu trả lời cho một bài báo mà bác Thảo viết, phê phán cuốn sách, vốn là các bài giảng của Kojeve về Hê ghen. Trong đó, có thể hiểu là bác Thảo đã phê phán Kojeve là không đi đến tận cùng lô gic của Hê ghen, và vẫn dừng lại ở mức độ duy tâm. Sự duy tâm thể hiện ra trong việc Kojeve vẫn bị mắc kẹt ở thuyết nhị nguyên (tiếng Pháp dualisme), trong trường hợp cụ thể này thuyết nhị nguyên phải hiểu là sự phân biệt rõ ràng giữa hai phần vật chất/ tinh thần mà ở đây Kojeve nói dưới dạng tự nhiên/con người (Nature/Home), hay tự nhiên/tinh thần (Nature/Esprit). Mà nếu như thế thì thuyết của Kojeve (hay cách hiểu của Kojeve về Hê ghen) thực ra chỉ là một biến tướng của Thiên chúa giáo theo sự phân biệt nhị nguyên phần hồn/phần xác. Và nếu trong trường hợp đó, thì những điều Kojeve nói không những là thiên chúa giáo cải biên, mà còn không phải là Hê ghen luôn. Chính vì thế Kojeve mới nói rằng, tôi giảng về Hê ghen nhưng không phải là giải thích về triết học Hê ghen như Hê ghen nói, mà tôi phát triển những phần Hê ghen đề cập tới không rõ ràng. Kojeve cũng nói rằng chính phần này là phần sáng tạo nhất của ông ấy. Sự sáng tạo của ông ấy (Kojeve) được thể hiện qua hình ảnh cái nhẫn vàng.
Hê ghen là một nhà triết học duy tâm (hiểu theo cách như tôi nói là nhất thần giáo), như vậy Hê ghen cũng là một dạng Thiên chúa giáo tân trang, vậy tại sao những điều Kojeve nói cũng là thiên chúa giáo cải trang mà lại không phải là Thiên chúa giáo « Hê ghen », bởi chúng có sự khác nhau. Hê ghen đi tới nhất thần giáo thông qua một lô gic biện chứng (dialectic), còn cách suy ra Thiên chúa giáo của Kojeve được gọi là Trìu tượng. Trong bài viết trìu tượng được Kojeve dùng với từ Abstrait (tức nghĩa tiếng việt thực sự như thế), còn trong triết học phương tây, thì cái lô gic này còn được dùng với một từ khác là metaphysique, chính xác hơn. Trong tiếng việt cả hai từ này chỉ được dịch là triu tượng.
Để phản biện bác Thảo, Kojeve đã nói rằng lô gic của ông ấy là biện chứng, và vì là biện chứng ông ấy là Hê ghen (dù phát triển phần .. Hê ghen không nói tới), và từ đó ông ấy mới đưa cái ví dụ vòng vàng ra. Khi tìm ra bài báo, đọc đến ví dụ này thì tôi đã phì cười, vì nó chính là một ví dụ rõ ràng nhất, chứng tỏ lô gic của Kojeve không phải là biện chứng. Có nghĩa là điều bác Thao phê phán ông ấy là đúng. Kojeve không phải là duy vật biện chứng (tất nhiên rồi, vì ông ấy thuyết giảng về Hê ghen tức là triết học nhất thần cơ mà), nhưng buồn cười hơn nữa là ông ấy cũng không phải là Hê ghen luôn. Bác Thảo lại đúng nữa. Một điều buồn cười nữa, tại sao Kojeve không phải là Hê ghen mà lại dậy về Hê ghen và được coi như một học giả chuyên môn về Hê ghen nhất ở Pháp, vào giữa thế kỷ XX. Nhưng điều này tôi sẽ viết tiếp sau.
Lạc đề một chút, đầu tiên khi Thiên lang đưa ra vấn đề bác Thảo, và cuốn sách lề trái bẩn thỉu kia, tôi có ý định phân tích cuốn sách của bác Thảo, để nói rằng muốn tìm hiểu một học giả, thì nên tìm hiểu về học thức mới thú vị và đúng đắn. Nhưng nó dài quá, không thể phù hợp cho kiểu viết diễn đàn, mà tôi cũng không có hứng thú gì để viết, vì thực ra tôi đang đọc những thứ khác. Vì thế tôi mới nghĩ nên tìm một bài viết nào của bác ấy, nhỏ gọn hơn. Thực ra tôi rất muốn tìm những bài bác ấy viết về sau, ở VN, có bài viết về Truyện Kiều chẳng hạn. Nhưng không tìm được. Tự nhiên lại tìm thấy cái bức thư với Kojeve này. Như vậy là « buồn ngủ lại gặp chiếu manh ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 8 2021, 11:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao tôi lại nói lập luận của Kojeve không phải là lập luận của Hê ghen, và từ đó nói rằng ông này sai. Để tìm hiểu điều đó, quan trọng là xem người lập luận đã đưa ra cặp phạm trù đối kháng như thê nào. Lô gic của Hê ghen khi nói về sự tiến hóa, biến đổi của sự vật dựa trên lô gic tam đoạn luận, như tôi đã nói. Tức là người ta phải tìm ra một cặp đối kháng chủ đề/phản đề. Ví dụ
Chủ đề : một cơ quan đông người sẽ giúp việc quản lý tốt hơn, do có nhân sự nhiều hơn
Phản đề : Đông người sẽ dẫn tới việc chức danh không rõ ràng, nhiệm vụ chồng chéo dẫn tới quan liêu. Quan liêu sẽ cản trở công tác quản lý.
Kết luận : vậy để một cơ quan quản lý công việc tốt, điều quan trọng là tổ chức cơ quan đó thế nào, và trình độ nhân sự ra sao.
Như vậy cặp quan hệ chủ đề/phản đề ở trên là một cặp phạm trù đối kháng. Từ chủ đề mà sinh ra phản đề. Và sự tiến bộ sẽ đạt được nếu ta làm được kết luận. Kết luận ở đây không giống phản đề,( vì nó đã thủ tiêu được quan liêu), và nó cũng không phải là chủ đề (vì cơ quan đã được tổ chức hợp lý làm được nhiệm vụ). Cái kết luận này nhiều khi được gọi là « hai lần phản đề » (double négation). Một cặp quan hệ như trên được gọi là quan hệ biện chứng vì chúng tương tác với nhau (một dạng tương tác là mâu thuẫn, rông hơn là phải có quan hệ với nhau)
Nhưng cái cặp phạm trù của Kojeve đưa ra là gì ? đó là tự nhiên/con người hoặc tự nhiên/tinh thần không có tính chất này. Tự nhiên không mâu thuẫn với con người, vì con người là một bộ phận của tự nhiên. Giữa tự nhiên và con người không có quan hệ đối kháng, mâu thuẫn. Và điều đặc biêt nếu tự nhiên/con người đã là một cặp phạm trù, thì cái kết luận ở đâu. Ở đây không có, và ta thấy ngay rằng tự nhiên, con người tồn tại song song với nhau, như vậy nó là dualisme, tức là nhị nguyên. Tương tự như vậy với cặp tự nhiên/tinh thần.
Điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn qua ví dụ nhẫn vàng của Kojeve. Nếu vàng là tự nhiên, cái nhẫn là tinh thần, thì người ta không thấy quan hệ tương tác ở đâu để vàng biến thành nhẫn. Ngược lại, một câu hỏi được đặt ra, « làm thế nào để vàng thành nhẫn », để làm điều này phải có một tác nhân thứ 3 để chế tạo (creation) từ vàng thành nhẫn, tức là phải có một ông creator, tức là ông chúa (Dieu/God) như chính Kojeve công nhận trong bức thư và là nội dung của Thiên chúa giáo, tức là bất cứ cái gì nhị nguyên (dualisme) (tôi bổ xung mà không liên quan tới nhau, không « tự phát triển ») thì sẽ dẫn tới Thiên chúa, vì cần có một ông Thần làm việc đó. Ở đây các bác có thể có bonus là hiểu thế nào là thiên chúa giáo, đó là nguyên tắc « một ông chúa duy nhất tạo ra tất cả thiên nhiên lẫn con người, tinh thần lẫn vật chất ».
Nếu vàng là tự nhiên, và « cái rỗng » do hình cái nhẫn (tinh thần) tạo ra, thì quan hệ giữa con người và vật chất càng không có. Để biện luận cho vấn đề này thì Kojeve lại lí giải một cách kỳ quái hơn. Tôi trích cái đoạn ấy ở đây
« Bởi vì con người là phản biện của tự nhiên, họ sẽ là cái gì khác với thần linh tự nhiên, tức là chính tự nhiên. Cũng bởi vì con người là phản biện của tự nhiên, và cũng như mọi phản biên sẽ chứng tỏ bị chối bỏ bởi tự nhiên.Nhưng con người khác với thượng đế thiên chúa, thượng đế thiên chúa ngược lại tồn tại trước tự nhiên và tạo ra tự nhiên bởi một hành động theo ý muốn của mình.
Bởi vậy tôi mới không nói rằng có hai sự tồn tại cùng lúc : tự nhiên và con người. »
Đoạn văn này muốn nói gì. Nó nghĩa thế này. Vì Kojeve đã lập cặp phạm trù đối kháng bằng tự nhiên/con người, thì theo như lô gic hê ghen con người sẽ là phản biện của tự nhiên. Nhưng ông ấy hiểu phản biện có nghĩa là không liên quan gì, điều này hoàn toàn ngược với biện chứng của hê ghen, bởi không liên quan thì làm sao có tương tác với nhau để phát triển (évoluer). Thế còn cái câu « họ sẽ là cái gì khác với thần linh tự nhiên, chính » nghĩa là gì, muốn nói gì.
Bởi ngoài thiên chúa giáo, các tôn giáo khác (cả phật, cả Nho, thần đạo, ..) đều quan niệm thiên nhiên tự nhiên là linh thiêng. Như tôi nói ở trên, theo thiên chúa giáo thì Chúa đứng ngoài thiên nhiên, con người, vật chất, tinh thần và tạo ra chúng. Ngược lại tất cả các tôn giáo khác đều coi thiên nhiên, tự nhiên là linh thiêng, và thiên nhiên tạo ra con người (ví dụ đạo phật đạo Nho). Quan niệm thiên nhiên là linh thiêng được Thiên chúa giáo coi như là .. vô thần. Tôi đề cập tới chuyện này ở đây vì nó sẽ liên quan tới Bác Thảo và một nhà triết học khác được bác ấy dẫn tới đó là Spinoza.
Đoạn văn trên, Kojeve đã nói rõ ràng rằng con người hoàn toàn khác tự nhiên, do ông ấy cố tình hiểu phản biện có nghĩa là phải khác về bản chất. Vì con người là phản biện của tự nhiên trong mối quan hệ « biện chứng » : tự nhiên/con người nên con người khác tự nhiên về bản chất. Trong đoạn văn này Kojeve đã thể hiện rõ lô gic nhị nguyên của mình.
Tóm lại tất cả những gì ông ấy nói là Hê ghen thì không phải là Hê ghen. Từ cách cấu trúc một cặp phạm trù đối kháng, tới việc phân tích quan hệ giữa hai phần chủ thể và phản biện trong cặp phạm trù ấy.
Không phải Kojeve không biết điều đó. Vì thế ông ấy mới rào trước đón sau là : tôi theo Hê ghen nhưng không phải là Hê ghen, và ông ấy « tăng cường tính biện chứng cho Hê ghen », thực ra là xóa bỏ nó. Theo như bức thư, vì tôi không đọc tác phẩm viết về Hê ghen của Kojeve, tác phẩm mà bác Thảo phê bình, thì rõ ràng Hê ghen của Kojeve chỉ là ngụy biện.
Thế nhưng cái câu « Bởi vậy tôi mới không nói rằng có hai sự tồn tại cùng lúc : tự nhiên và con người. » thì xem ra lại có vẻ mâu thuẫn với cái nhị nguyên kia, bởi vì ông ấy đã nói là con người và tự nhiên tách biệt rôi mà. Thực ra nó là một tiểu xảo. Bởi vì Kojeve không những đã hiểu phản biện không liên quan gì tới chủ thể, nhưng ông ấy lại đặt nó theo thời gian, tức là phản biện có sau chủ thể. Vì phản biện (con người) có sau chủ thể (tự nhiên) cho nên Kojeve mới nói chúng không tồn tại cùng lúc, có hai điều nhưng không tồn tại cùng lúc mà kế tiếp nhau cho nên ông ấy tự biện luận là mình không phải dualisme. Cũng chính vì thế mà Kojeve mới nói, ông ấy dùng biện chứng của Hê ghen nhưng không theo không gian (tức là tồn tại cùng một lúc), mà theo thời gian (tức là kế tiếp nhau).
Trong thực tế, điều này là sai. Ai cũng thấy rằng con người và tự nhiên cùng tồn tại, không cần phải học triết học. Nếu lấy cái ví dụ mà tôi dùng để diễn giải lô gic hê ghen ở trên thì ta cũng thấy vậy. bộ máy cồng kềnh tồn tại cùng với quan liêu, dù bộ máy cồng kênh sinh ra quan liêu, như không thể ngụy biện là khi có quan liêu, thì .. không còn bộ máy cồng kềnh nữa. Ở đây nhân(chủ thể), quả (phản biện) tồn tại đồng thời.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 14 2021, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao Kojeve sai lệch về Hê ghen như thế mà ở Pháp giới học thuật vẫn coi ông này như một chuyên gia về Hê ghen ? về thực tế, cái lô gic triết học của Kojeve là của Đề Các.
Muốn tìm hiểu sự lạ lùng này thì tốt nhất là dùng phép duy vật lịch sử để xem triết học nhân văn của Pháp quan hệ thế nào với tôn giáo, và sự tiến triển của xã hội phong kiến Pháp sang xã hội tư bản được tiến hành thế nào.
Như tôi đã nói ở trên nữa, triết học ở phương Tây thực ra là một sự trình bầy lại Thiên chúa giáo theo kiểu mới một cách trìu tượng hơn. Sự phát triển triết học từ Thiên chúa giáo này gắn liền với sự biến chuyển xã hội phương Tây từ nền kinh tế phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. Do sự biến chuyển ở Pháp khác với sự biến chuyển ở Đức, từ đó dẫn tới việc « triết học hóa thiên chúa giáo » khác nhau. Sự khác biệt của triết học Pháp với Triết học đức phát sinh từ sự lệch pha của hai nước khi chuyển đổi từ phong kiến sang tư bản.
Thiên chúa giáo cổ điển có thể chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là từ khi đạo Thiên chúa được đế quốc La Mã chấp nhận thành quốc đạo duy nhất vào năm 306, thời hoàng đế Công xơ tăng tin (Constantin), nó kết thúc vào lúc đế quốc Tây Ma Mã tan vỡ 476. Giai đoạn thứ 2 bắt đầu từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ và cách mạng tư sản Hà lan vào thế kỷ XVII. Đạo Thiên chúa vì thế có thể coi như một sự hiện hình còn lại của đế quốc La Mã, đồng thời là cái đế của các nhà nước phong kiến phương Tây. Nó là một bộ phận của hệ thống chính trị phương Tây, là cách các nhà nước phong kiến phương Tây chính danh và để quản lý xã hội thông qua tăng lữ.
Khi chế độ phong kiến ở Tây Âu dần dần sụp đổ, và được thay thế bởi các chế độ tư bản chủ nghĩa, có hai điều mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa rất cần đó là 1. Quyền sở hữu cá nhân 2. Kinh doanh cá thể, được gọi là tự do.
Khi đạo Thiên chúa được coi là quốc đạo của đế quốc La Mã, thì nó đã kết hợp với học thuyết idealisme của Platon, cách phân tích sự vật theo catégorie của A rít xơ tốt (Aristote) như một kiểu khoa học. Từ sự kết hợp này mà có quan niệm phần hồn phần xác, rồi thành duy vật, duy tâm. Nó cũng là điểm khởi đầu để phương Tây triết học hóa thiên chúa giáo, để rồi tự hào chỉ có họ mới có triết học.
Do thần học thiên chúa thời trung cổ không đảm bảo được 2 điều mà xã hội tư bản cần ở trên, do cần loại bỏ tăng lữ khỏi hệ thống nhà nước như một lực lượng chính trị độc lập, mà các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu đều mang mầu sắc cải cách tôn giáo, hay phản đối tôn giáo, nhưng tùy từng nước mà quá trình này khác nhau. Cách mạng tư sản Hà lan núp bóng cải cách tôn giáo tin lành Calvinisme, cách mạng tư sản Pháp thì lật đổ tăng lữ thiên chúa, qua « triết học ánh sáng ». Ngược lại ở Đức thì không thế. Cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra vào thời cuối trung cổ, do phản ứng của người Đức với tăng lữ đứng đầu bởi giáo Hoàng Ý. Cải cách tôn giáo ở Đức có mùi vị của một cuộc cách mạng dân tộc. Do tôn giáo ở Đức đã được cải cách trước khi chế độ tư sản Đức xuất hiện, thì thiên chúa giáo dưới dạng tin lành không gây cản trở cho sự phát triển tư bản Đức, vì thế triết học Đức, đặc biệt như Hê ghen là triết học tôn giáo justify cho nhà nước tư sản Đức. Và từ đó dẫn tới tư duy của các học giả Đức như Max Weber nói rằng, nhờ có đạo tin lành mà chủ nghĩa tư bản xuất hiện.
Ở Pháp thì ngược lại, do đạo Thiên chúa ở Pháp không cải cách, vẫn tồn tại dưới dạng cơ đốc, cho nên cách mạng tư sản Pháp lại bắt nguồn từ triết học « ánh sáng » phủ nhận thần quyền. Nhưng sự phủ nhận này không đầy đủ, mà là một cách trở lại thiên chúa một kiểu khác. Tiêu biểu là Đề Các. Triết học của Đề Các có hai phần, một phần vật chất có tính cơ khí, không có sự tham gia của Thiên chúa, một phần tinh thần, mà theo Đề Các là tư duy, nhưng đi đến tận cùng thì nó vẫn phải có .. chúa. Bằng cách đó, cách mạng tư sản Pháp vừa thỏa mãn được phần phát triển vật chất, hoàn toàn cơ khí hóa, đồng thời vẫn bảo tồn được « phần hồn » được Thiên chúa giáo quản lý, thông qua « tư duy » và « tự do » của con người.
Từ đó dẫn người ta tới hai cái lô gic, đều được chấp nhận trong một xã hội có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng khác nhau.
Pháp : Phần vật chất, có thể coi là khoa học không còn liên quan tới thần quyền, mà chỉ là những quy tắc toán học, vật lý. Còn phần tinh thần, ở điểm cuối cùng vẫn là thiên chúa tạo ra, nhưng con người sinh hoạt tự do. Đây là lô gic dualisme (nhị nguyên)
Đức : Tât cả những gì tồn tại phát triển theo lô gic « tam đoạn luận », nhưng quy trình tam đoạn luận này chính là sự thể hiện của chúa.Tức là biện chứng duy tâm.
Như vậy cùng là chúa ở điểm cuối cùng, nhưng quan niệm truyền thống của triết học Pháp, Đức khác nhau. Chúng đều là Idealisme nhưng hai loại Idealisme khác nhau.
Các nhà triết học ánh sáng Pháp, rồi Đề Các đã xuất hiện từ thế kỷ XVII, XVIII. Hê ghen xuất hiện ở Đức vào thế kỷ XIX, muộn hơn nhiều. Ở Pháp, thực ra người ta quan tâm tới Hê ghen bởi chủ nghĩa Mác, do Mác- Ăng ghen đều dùng biện chứng của Hê ghen. Từ đó dẫn tới việc tìm hiểu Hê ghen .. theo kiểu Pháp, hay là .. nặn lại Hê ghen cho nó hợp với tư duy nhị nguyên truyền thống của triết học Pháp mà Kojieve đã làm ở trên.
Ở đây Kojeve đã cố ý hiểu mâu thuẫn giữa hai vấn đề như một hình thức khác biệt về bản chất, vì thế mới có chuyện buồn cười là con người (hay tinh thần) là do tự nhiên sinh ra, nhưng do mâu thuẫn đối kháng, con người có bản chất khác hẳn tự nhiên, con người khác hẳn tự nhiên vì biết « nhận thức tự nó » (conscience de soi), tức là một kiểu nói khác về việc con người biết tư duy , tức là « ego sum » tức là trở về với câu nói của Đề Các « tôi tư duy tức tôi tồn tại », bởi vì sinh vật chỉ biết có cam nhận về mình (sentiment de soi).
Tóm lại, việc Kojeve hiểu sai hê ghen bởi vì ông ấy ghép triết học duy tâm Pháp vào triết học duy tâm Đức. Và vì ông ấy ghép triết học Pháp vào, nên được người Pháp chấp nhận.
Vấn đề này thực ra không khác gì việc ở TQ, VN chấp nhận chủ nghĩa Lê nin, chủ nghĩa Mác từ đạo Nho , đạo Phật như tôi dẫn giải ở trên.
Tiếp sau đây tôi sẽ dịch bức thư trả lời của bác Thảo, và giải thích căn cơ từ đâu mà bác ấy lại hiểu như bác ấy hiểu, và ở đây nó cũng có phần liên quan tới truyền thống văn hóa. Nói cách khác, do cái phông văn hóa của bác ấy là VN, không phải kiểu thiên chúa của Pháp, bác ấy sẽ dẫn giải từ cái phông văn hóa này. Và đây là điều thú vị.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 16 2021, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dưới đây là bức thư trả lời Kojeve của bác Thảo

Quý ngài thân mến,
Tôi vừa nhận được bức thư của ngài, cảm ơn ngài nhiều về những điểm được làm rõ hơn trong bức thư. Cuối cùng thì chúng cũng giống như những gì tôi tự nghĩ. Như ngài đã nhận thấy, tôi đọc cuốn sách của ngài với nhiều thiện cảm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, ngài đã không đi đủ xa trong lập luận và từ chối không rút ra những kết luận duy vật theo một chủ nghĩa nhân đạo vô thần, ngài đã để dành lại chỗ, có thể chính ngài không nhận thấy, cho một chủ nghĩa nhân đạo tôn giáo.
Nếu số lượng câu chữ không bị hạn chế ( giải thích :bác Thảo muốn nói tới bài báo của mình), và nếu tôi không phải tập trung vào những vấn đề cơ bản, tôi sẽ nhấn mạnh tới những sự phát triển đáng kể mà ngài đã thực hiện trong luận giải thông thường về Hê ghen. Nhưng bởi vì ngài đã cho rằng lĩnh vực tinh thần là bản chất của lịch sử, ngài sẽ không ngạc nhiên mà thấy rằng, học thuyết của ngài dường như cách mạng nếu ra đời cách đây chục năm, thì hiên nay không còn như thế nữa sau những sự kiện xẩy ra làm đảo lộn dòng chẩy lịch sử thế giới và đã đem cho nó một sự phát triển hoàn toàn mới. Tất nhiên đây không phải là một vài vấn đề tầm thường về kiến thức và người ta không thể phê bình một công trình như công trình của ngài qua một vài sự bất đồng về câu chữ của Hê ghen. Vì thế tôi chỉ chỉ ra chúng khi đọc qua để ghi nhớ, cũng để đánh dấu sự kỳ lạ trong cách giải thích của ngài, mà một bạn đọc bình thường có thể không nhận ra. Tôi bắt buộc phải nhắc lại rằng tôi không bao giờ phủ nhận sự khác nhau trong quan niệm của Hê ghen về « nhận thức tự nó » và « cảm nhận tự nó », tôi cũng muốn nói rằng tôi không lờ đi những điều ông ấy viết. Tôi chỉ đơn giản muốn nói rằng những điều này không nằm trong phần mà ngài trích dẫn (chương IV), nơi chúng rõ ràng không có vai trò như thế , bởi vì ở trong đoạn này Hê ghen muốn xóa bỏ sự mâu thuẫn trìu tượng, và sự phát sinh ra con người từ động vật. Vấn đề « đấu tranh cho danh giá thuần túy », được ngài giải thích như một phản biện tức thời không điều kiên đối với sự tồn tại tự nhiên. Một ý tưởng như thế không bao giờ tồn tại trong luận thuyết của Hê ghen, vì phản biện luôn luôn được thực hiện thông qua một cái gì đó, có nghĩa là tự nhiên tự phủ nhận mình để rồi tự khẳng định mình. Cuộc đấu tranh của « nhận thức tự nó », bắt nguồn từ bình diện sinh vật, để rồi hoàn thành trên bình diện con người thông qua một lô gic nội tại của chính sự vận động. Về điều này,tôi thật khó chấp nhận cách hòa giải mà ngài đưa ra, bằng cách sử dụng lại sự phân biệt của Kant(giải thích : một nhà triêt học Đức) giữa folgen và erfolgen (tiếng đức để nguyên trong bức thư). Ngài đồng ý rằng tinh thần là hệ quả của sự trở thành của tự nhiên, nhưng với ngài đó chỉ là một sự hạn chế, mà không phải là điều tất yếu. Nhưng chính ngài cũng biết rất rõ rằng với Hê ghen, hệ quả được xuất phát từ nguyên tắc nói rằng trong một sự vận động sự tất yếu cũng chính là sự tự do. Tất nhiên phải hiểu đó là một sự vận động biện chứng, bỏ ra ngoài cách suy luận theo lô gic hình thức tiên nghiệm (à priori).Nó chỉ có thể hiểu bằng lịch sử hay được đặt trong một thực tiễn. Nhưng hành động và nhận thức này liên quan tới trí tuệ, điều mà ngài bác bỏ trong hệ thống lý luận của mình về tự do. Hiển nhiên rồi, tôi không bao giờ gán cho ngài môt phép giải thích nhị nguyên thô sơ theo không gian, nhưng tôi cũng nghĩ rằng không thể biến sự chuyển đổi biện chứng từ tự nhiên sang tinh thần như một chuỗi hệ quả hạn chế lần lượt theo thời gian, và chỉ được chứng minh bằng một sự phản biện hoàn toàn khiên cưỡng.
Với Hê ghen sự phản biện đồng nhất với sự khẳng định, và có thể thực hiện trong một sự tồn tại tuyệt đối. Như vậy nếu có một mối quan hệ nhị nguyên, thì sự nhị nguyên này(dualisme) sẽ đồng nhất với nhất thể (unité/unity). Điều này không phải là trò chơi của tinh thần : tôi đã cố gắng chỉ rõ ra rằng, chủ nghĩa duy vật của Mác cho phép đưa người ta đến một nội dung hiện thực trên những khái niệm biện chứng cơ bản như thế nào. Vì thế tôi không phê phán ngài đã phân biệt tự nhiên và tinh thần, nhưng ngài không thấy rằng sự phân biệt này đã chỉ ra tính đồng nhất của chúng. Từ đó mà suy ra sự phân biệt không thể giải thích bằng một thực thể siêu việt thần thánh. Tất nhiên, ngài đã đẩy cái hệ quả này ra ngoài lập luận của mình, bởi vì ngài đã định nghĩa tự do bằng cách loại trừ tất cả khả năng trí tuệ, cũng như coi chúng thuộc thể loại nào, nhưng làm sao con người có thể từ bỏ sự hiểu biết bằng lý trí với sự vật. Và cũng bởi vì ngài từ chối tìm ra cái nguyên nhân của sự phân biệt trong một sự thống nhất của chính nó, một nhà thần học sẽ nói rằng chúng xuất phát từ một sự hiện thân nào đó. Nhưng có thể tôi và ngài không cùng thuộc vào một trào lưu về nhận thức tinh thần, bởi trước khi tiếp cận triết học đương đại, tôi là một đệ tử chân thành của Spinoza, tôi biết rằng học thuyết này không phải là học thuyết mà ngài đề cao gì cho lắm. Ngài định nghĩa tự do như là điều ngược lại không bị chi phối bởi sự tất yếu, còn tôi lại bảo vệ truyền thống duy lý, một truyền thống coi chúng, tự do và tất yếu ,là đồng một thể

Tôi xin gửi tới ngài lời chào trân trọng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 21 2021, 06:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Định viết tiếp phân tích lá thư của bác Thảo, để thấy cái thú vị của nó. Nhưng tôi nghĩ phải đọc Hê ghen một chút thì sẽ đánh giá chuẩn hơn. Cũng là dịp, có cớ để đọc cuốn « triết học lịch sử » (philosophie d’histoire) của ông ấy. Đây là tác phẩm cơ bản của triết học Hê ghen cùng với quyển « triết học về luật pháp » (philosophie de droit), quyển này thì tôi đọc rồi, vì như tôi đã nói tôi không phải là hegelien (đệ tử của triết học hê ghen), mà cả bác Thảo lẫn Kojeve đều suy hê ghen theo tư tưởng của mình, còn tôi lại qua chủ nghĩa Mác, nên phải xem Hê ghen nói như thế nào. Khi đọc xong thì tôi sẽ viết tiếp sẽ chính xác hơn. Nếu bác nào thấy bức thư ấy có gì thú vị, thì cứ tham gia, đừng có ngại. Thiên lang có đọc hê ghen rồi, thì có thể thấy nhiều điều thú vị đấy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 7 2021, 10:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mặc dù tôi chưa đọc xong cuốn sách của Hê ghen, nhưng tôi vẫn viết tiếp, bởi quyển sách tương đối dài, mà tôi lại không có hứng đọc nó lắm trong lúc này, vì tôi quan tâm tới những vấn đề khác. Khi tôi muốn đọc Hê ghen trước khi viết tiếp ở đây, vì tôi muốn xem ,chính xác hơn là confirme những nhận định của tôi về cách hiểu của bác Thảo về Hê ghen không phải hoàn toàn là Hê ghen, mà có mầu sắc đạo Phật. Nhưng đọc tới 1000 trang sách trong một thời gian ngắn, lại là hobby, và không phải điều tôi quan tâm trực tiếp hiện tại, thì cũng hơi khó. Thiếu cả thời gian và hứng thú. Vì thế tôi sẽ tiếp tục phân tích ở đây với những nhận thức về phương pháp luận biện chứng của Hê ghen mà tôi đã sử dụng thông qua chủ nghĩa duy vật biện chứng, cộng với một ít kiến thức thu nhập được khi đọc « dở dang » cuốn sách hiện tượng lịch sử của Hê ghen.
Hi vọng rằng Thiên Lang, nếu mê Hê ghen lại biết tiếng đức có thể đọc nguyên bản, thì đóng góp vào đây cho vui.
Ngay từ đầu bức thư, bác Thảo đã chứng tỏ mình là người theo chủ nghĩa duy vật, vì bác ấy nói là nếu những điều Kojeve nói cách đây mấy chục năm (tức là thời có thuyết hiện tượng của Husserl) thì những điều Kojeve nói còn mới, nhưng vào thời điểm bác Thảo phê bình, đó là vào giữa những năm 50, biện chứng duy vật mới là thời thượng, thì những điều Kojeve nói không còn là « cách mạng » (hiểu là mới mẻ) nữa.
Ở đây bác ấy đã lấy ví dụ bởi hai khái niệm mà Kojeve đưa ra từ Hê ghen, đó là « cảm nhận tự nó » và « nhận thức tự nó ». Cảm nhận tự nó chính là sentiment (tiếng pháp) hay feeling (tiếng Anh), tất cả các loại động vật đều có khả năng này. Nhưng từ khả năng này dẫn tới « nhận thức tự nó » tức là có tư duy, suy nghĩ thì chỉ có con người. Vấn đề là việc chuyển biến từ cảm nhận tự nó sang nhân thức tự nó được tiến hành theo quy trình nào, và được tiến hành ra sao. Theo bác Thảo, thì đây là một sự vận động nội tại của tự nhiên. Còn Kojeve thì không giải thích được bằng sự vận động nội tại, mà phải cầu cứu một tác nhân bên ngoài mà ông ấy gọi là « đấu tranh cho danh giá », và từ đó đưa ông chúa, hay tinh thần là người creator vào. Vì thế bác ấy mới nói là cái gọi là « đấu tranh cho danh giá » không tồn tại trong học thuyết của Hê ghen. Điều này đúng. Tại sao ?
Ở trên tôi có nói lô gics của Hê ghen là « tam doan luan », cái lo gic này được bác Thảo hiểu như thế nào, tôi trích lại nguyên ở đây vì nó là cái chìa khóa của vấn đề :
« Vấn đề « đấu tranh cho danh giá thuần túy », được ngài giải thích như một phản biện tức thời không điều kiên đối với sự tồn tại tự nhiên. Một ý tưởng như thế không bao giờ tồn tại trong luận thuyết của Hê ghen, vì phản biện luôn luôn được thực hiện thông qua một cái gì đó, có nghĩa là tự nhiên tự phủ nhận mình để rồi tự khẳng định mình. Cuộc đấu tranh của « nhận thức tự nó », bắt nguồn từ bình diện sinh vật, để rồi hoàn thành trên bình diện con người thông qua một lô gic nội tại của chính sự vận động. »
Như tôi đã nói ở trên lô gic tam đoạn luận bao gồm chủ đề/phản biện dẫn tới hệ quả tức là một chủ đề mới, rồi nó lại phân ra làm hai tạo ra phản biện, cặp chủ đề phản biện mới này lại tạo ra hệ quả tiếp. Hệ quả này lại là chủ đề mới, chủ đề mới này lại tạo ra phản biện, cặp chủ đề/phản biện này lại tạo ra hệ quả.. quy trình này vận động không ngừng, và không có sự can thiệp của bên ngoài, vì nó là một quá trình nội tại.
Bác Thảo diễn giải nó thế nào về quy trình khép kín này. Bác ấy nói « phản biện luôn luôn được thực hiện thông qua một cái gì đó, có nghĩa là tự nhiên tự phủ nhận mình để rồi tự khăng định mình ». Ở đây tôi dịch cụm từ médiatisé thành « thể hiện thông qua một cái gì đó ». Khái niệm « médiatisé » này rất quan trọng, mà ý nghĩa của nó là sự thể hiện của một sự vật thông qua một công cụ nào đó. Tôi lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ theo học thuyết của Lê nin, đảng là đại diện của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân nắm chính quyền qua đảng. Như vậy quyền lực của giai cấp công nhân được « thể hiện thông qua » (tức là médiatisé) đảng.
Khi hiểu phản biện đối kháng với chủ thể là một hình thức « thể hiện thông qua » thì điều này cũng có nghĩa là chủ thể và phản biện cùng tính chất. Lấy một ví dụ cụ thể. Sự chuyển biến của loài khỉ là động vật sang loài người tức là từ « cảm nhận tự nó » sang « nhận thức tự nó » thông qua lao động, thông qua việc tạo ra các công cụ lao động. Như vậy loài khỉ và loài người cùng bản chất, là động vật, nhưng sự vận động phát triển được « thể hiện thông qua » (médiatisé) lao động và chế tạo công cụ.
Ví dụ này của tôi hơi thô thiển, do trong triết học nó có một sự trìu tượng mù mờ hơn, nhưng có thể dùng nó để hiểu cách hiểu lô gic biện chứng của bác Thảo, vì bác cũng đã dùng nó để tranh luận với Jean-Paul Sartres về vấn đề ra đời của tiếng nói.
Như vậy cặp đối kháng chủ thể/phản biện theo như bác Thảo hiểu Hê ghen (và bác ấy hiểu đúng) có cùng tính chất. Ngược lại Kojeve cố tình tách con người ra khỏi tự nhiên, và từ đó hình thành thuyết nhị nguyên (dualisme) như tôi đã phân tích khi nói về bức thư của ông ta. Khiến ở đây con người và tự nhiên có tính chất bản thể (tiếng pháp là Être) hoàn toàn khác nhau. Luận thuyết của Kojeve như tôi đã nói là của Đề Các.
Nhưng Kojeve vẫn « gân cổ lên » trong bức thư của ông ấy, nói rằng ông ấy vẫn dùng lô gic biện chứng, khi nói rằng lô gics biện chứng của ông ấy là « theo thời gian », tức là phát triển tuần tự.
Vậy bác Thảo phản biện thế nào ?
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 11 2021, 05:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi trích lại ở đây lý luận của bác Thảo
« Ngài đồng ý rằng tinh thần là hệ quả của sự trở thành của tự nhiên, nhưng với ngài đó chỉ là một sự hạn chế, mà không phải là điều tất yếu. Nhưng chính ngài cũng biết rất rõ rằng với Hê ghen, hệ quả được xuất phát từ nguyên tắc nói rằng trong một sự vận động sự tất yếu cũng chính là sự tự do. Tất nhiên phải hiểu đó là một sự vận động biện chứng, bỏ ra ngoài cách suy luận theo lô gic hình thức tiên nghiệm (à priori).Nó chỉ có thể hiểu bằng lịch sử hay được đặt trong một thực tiễn. Nhưng hành động và nhận thức này liên quan tới trí tuệ, điều mà ngài bác bỏ trong hệ thống lý luận của mình về tự do »
Đoạn văn này là nhằm trả lời vào cái ví dụ « biện chứng » mà Kojeve lấy ẩn dụ qua cái vòng bằng vàng. Trong đó, tôi nhắc lại ông ấy coi vàng là tự nhiên, tức là vật chất, hình cái vòng vàng là tinh thần, và con người là cái lỗ trống do vòng vàng tạo ra.
Ở đây bác Thảo đã chỉ ra rằng, nếu tinh thần (hình cái vòng), và con người (cái lỗ trống) chỉ bị hạn chế bởi vàng (vật chất), chứ giữa chúng không có sự liên quan hữu cơ tất yếu với nhau. Thế nào là sự liên quan tất yếu, đó là chúng phải có một mối quan hệ nội tại gắn với nhau, để chuyển biến theo lô gic biện chứng. Ở đây vàng đã được uốn để tạo ra hình cái vòng, và từ đó hình thành lỗ trống, nhưng vàng không thể tự chuyển biến được, trong vàng không có một cơ chế nội tại nào biến nó thành cái vòng và tạo ra lỗ trống. Như vậy hình cái vòng và lỗ trống, được tạo ra bởi vàng bởi một bàn tay nào đó ngoài vàng, tức « hạn chế » bởi vàng, điều đó cũng có nghĩa rằng sự biến chuyển từ vàng thành cái vòng không phải là một sự phát triển tự nhiên, tự nó tạo ra.
Nói một cách khác, không có một sự vận động nội tại tất yếu nào liên quan giữa vàng, hình cái nhẫn, và lỗ trống. Vàng trong trường hợp này, chỉ là nguyên liệu thô sơ để tạo ra cái vòng. Theo ẩn dụ này thì thế giới tự nhiên hạn chế tinh thần, và con người, nhưng chúng không cùng một thể. Điều này thì cũng không khác gì trong thiên chúa giáo, nói rằng tự nhiên, con người « vô hồn », để có hồn, có tinh thần, thì phải có một lực lượng siêu nhiên khác thổi nó vào tự nhiên, vật chất, như chúa cấy linh hồn vào con người vậy. Một lô gic như vậy thì nó không phải là biện chứng.
Bác ấy cũng nói thêm rằng, sự vận động này là tất yếu, tức là tự nó như thế, không có sự can thiệp ở bên ngoài. Và sự vận động tất yếu ấy, được gọi là tự do. Tại sao sự vận động tất yếu như vậy lại được coi là tự do, thì điều đó sẽ được nói tới dưới nữa. Ở đây bác ấy cũng chỉ ra một điều quan trọng nữa của biện chứng, đó là sự vận động này không phải là một cơ chế cơ khí, tức là theo lô gic tiên nghiệm, mà nó chỉ có thể kiểm nghiệm thông qua thực tế, hay lịch sử. Tại sao cơ chế của biện chứng lại không thể dự đoán được như một thứ lô gics cơ khi (có nghĩa là nguyên nhân đầu vào quyết định hệ quả đâu ra chắc chắn kiểu toán học hay vật lý), bởi vì nó phụ thuộc vào tương tác giữa hai mặt đối kháng chủ đề và phản biện trong một quá trình phát triển. Kết quả người ta chỉ có thể biết nó qua thực nghiệm, hay qua lịch sử, tức là khi nó đã xẩy ra.
Đến đây thì cách phản biện của Bác Thảo cũng không khác gì tôi phản biện Kojeve, đó là bác ấy đã chỉ ra rằng các mối liên quan giữa vật chất (hay tự nhiên), tinh thần, con người mà Kojeve đưa ra hoàn toàn không có, chúng không liên quan tới nhau như một thực thể hữu cơ, để với một sự vận động nội tại theo lô gic biện chứng chúng sẽ giải thích được sự vận động của tự nhiên. Có điều tôi phản biện thô thiên hơn, vì chỉ cần biết tới Đề Các là có thể thấy được. Điều đáng chú ý ở đây là bác ấy nói tới sự phản biện phải được thông qua « một cái gì đó » (médiatisé)
Nhưng tiếp dưới, những điều bác ấy quan niệm về biện chứng của Hê ghen, thì có lẽ Hê ghen không có. Hay nói một cách khác hơn, cách bác ấy hiểu biện chứng của Hê ghen rất đặc sắc. Tôi trích tiếp
« Với Hê ghen sự phản biện đồng nhất với sự khẳng định, và có thể thực hiện trong một sự tồn tại tuyệt đối. Như vậy nếu có một mối quan hệ nhị nguyên, thì sự nhị nguyên này(dualisme) sẽ đồng nhất với nhất thể (unité/unity). Điều này không phải là trò chơi của tinh thần : tôi đã cố gắng chỉ rõ ra rằng, chủ nghĩa duy vật của Mác cho phép đưa người ta đến một nội dung hiện thực trên những khái niệm biện chứng cơ bản như thế nào. Vì thế tôi không phê phán ngài đã phân biệt tự nhiên và tinh thần, nhưng ngài không thấy rằng sự phân biệt này đã chỉ ra tính đồng nhất của chúng. Từ đó mà suy ra sự phân biệt không thể giải thích bằng một thực thể siêu việt thần thánh. »
Phần đầu của đoạn tôi trích ở trên, cho đến chỗ có từ Unity, rất đáng chú ý. Ở đây bác ấy muốn nói rằng trong cặp phạm trù chủ thể/phản biện chúng chỉ khác nhau về hiện tượng, những bản chất là một sự tồn tại tuyệt đối. Cái câu tiếp theo, lại nói rõ thêm ra rằng, chính vì thế nhị nguyên cũng là nhất thể (dualisme=Unity).
Đây chính là triết học phật giáo, ví dụ như trong Thiền. Ở trong phật giáo nó còn mở rộng hơn nữa, tức là tất cả mọi hiện tượng đều có cùng bản chất tuyệt đối đó là KHÔNG. Tôi không nghĩ rằng Hê ghen quan niệm chủ thể và phản biện là hai hiện tượng của một bản thể tuyệt đối, vì Hê ghen chỉ nói rằng chúng đồng một thể, nhưng không có việc khẳng định nhị nguyên cũng là nhất thể
Tại sao sao khi nói thế rồi, thì bác ấy lại nói tiếp về .. Mác, coi nó như một lô gic duy vật Mác xít. Câu trả lời cũng nằm trong lô gic triết học Phật giáo. Trong Phật giáo không có sự phân biệt vật chất, tinh thần. Ta có thể lấy ví dụ trong Tâm kinh, bộ kinh mà trong bất cứ quyển chư kinh nhật tụng nào cũng có. « Sắc tức thị KHÔNG, KHÔNG tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệt mục như thị »
Cái câu triết lý phật giáo này bao trùm tất cả đoạn bác Thảo viết ở trên. Đối với phật giáo, sự vật không phân biệt tinh thần, vật chất được tạo bởi ngũ uẩn : SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC. Nếu gượng phân biệt thì ta có thể coi SẮC tương đương với vật chất, bốn cái còn lại là tinh thần. Mặc dù thế, chúng chỉ là hiện tượng (tức là tồn tại do có nhân duyên, tức là điều kiện hoàn cảnh tạo ra), còn về bản thể chúng chỉ có một đó là KHÔNG. Chính vì có sự nhất thể này, mà phần tinh thần (Thọ, tưởng, hành, thức) không phải là một phép thần thánh bên ngoài đưa vào, tức là không thể giải thích bằng một thực thể siêu việt thần thánh.
Như vậy biện chứng Hê ghen của bác Thảo lại có mùi vị phật giáo. Đây chính là điều tôi muốn kiểm trả xem Hê ghen thực tế nói thế nào, nhưng như đã nói ở trên, tôi không có thời gian để đọc, cũng như đây không phải là điều quan tâm của tôi trong hiện tại. Vì thế cứ tạm coi là một giả thiết cần kiểm chứng thêm.
Sự gần gũi này (tức là hiểu Hê ghen từ những nhận thức văn hóa truyền thống không phải là điều gì kỳ lạ, mà là điều vẫn thường xẩy ra khi hai dòng văn hóa gặp nhau).
Phần còn lại của bức thư chỉ như là một sự tổng kết. Trong đó bác Thảo đứng vững trên lô gic Hê ghen /Phật giáo của bác ấy, để chỉ ra cái sai của Kojeve.
Cái sai ấy là trong cách lập luận của ông ta, bắt buộc phải đưa một yếu tố tinh thần có tác dụng gắn kết tự nhiên, tinh thần, con người với nhau. Và bởi vì cái yếu tố bên ngoài này (tức là một dạng creator thiên chúa) sẽ là quyết định, cho nên tự do(của con người) trở thành « bởi vì ngài đã định nghĩa tự do bằng cách loại trừ tất cả khả năng trí tuệ, cũng như coi chúng thuộc thể loại nào ». Nói một cách khác, con người phụ thuộc vào .. chúa, vào một yếu tố siêu nhiên nằm ngoài tự nhiên, vật chất, tinh thần mà con người nhận thấy được bằng chính mình.
Nhưng dòng cuối cùng, Bác Thẻo lại « bật mý » một điều thú vị nữa. Đó là bác ấy nói tới Spinoza. Cũng như bác ấy quan niệm tự do là một sự tất yếu. Hai điều này tôi sẽ nói tiếp
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 18 2021, 10:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong bức thư ngắn này của bác Thảo có ba điều đáng chú ý, có thể sử dụng để tìm hiểu triết học của bác ấy, đó là
1- Quan niệm về biện chứng Hê ghen
2- Quan niệm về tự do
3- Bác ấy là « đệ tử » của Spinoza
Điều 3 là điều đáng chú ý nhất, còn hai điều trên thì những gì đặc sắc trong quan niệm của bác ấy có thể suy ra từ điều 3. Sở dĩ có điều này vì vai trò đặc biệt của Spinoza trong triết học phương Tây và sự gần kề của nó với triết học phương đông (Nho, Phật).
Để tìm hiểu điều này tôi sẽ phải đi dài hơi hơn, thì mới thấy sự thú vị, vì thế tôi sẽ dẫn giải tiếp như sau :
1- Sự khác nhau giữa tư duy triết học/tôn giáo giữa phương Tây và phương Đông (tức là ta)
2- Triết học của Spinoza nói tới cái gì, và tại sao nó đặc biệt.
3- Sự đặc biệt của nó không những là một ngả rẽ của triết học phương Tây, mà còn là cái cầu nối giữa triết học phương Tây và phương Đông, nhưng đồng thời nó vẫn có đặc trưng của phương Tây. Điều khác biệt này vẫn tồn tại cho tới ngày nay trong triết học phương Tây, dù triết học của Spinoza ra đời từ thế kỷ XVII, và các bác vẫn có thể sử dụng khi nghiên cứu triết học phương Tây, ví dụ thuyết hiện sinh của Jean-paul Sartres.
4- Tác động của Spinoza tới bác Thảo.
Bây giờ hãy bắt đầu bằng điều 1. Sự khác nhau giữa triết học Đông / Tây.
Như tôi đã từng nói, triết học phương Tây thực ra là một cách trình bầy khác, trìu tượng hơn Thiên chúa giáo. Vì thế tôi không phân biệt triết học phương Tây với thần học thiên chúa giáo. Hiển nhiên triết học phương Đông là sự chắt ra lô gic của đạo Phật, Nho, Lão, vì ở phương đông không có bộ môn triết học tách rời cho tới khi đối diện với văn hóa phương Tây.
Để nói chính xác hơn, ta có thể quan niệm như thế này. Khởi điểm cả đông và Tây đều có triết học, ở phương Tây là các nhà triêt học Hi lạp, ở phương Đông là bách gia chư tử. Nhưng từ năm 300, tức là khi đế quốc La Ma coi đạo Thiên chúa là tôn giáo duy nhất, thì triết học phương Tây trùng với thần học thiên chúa giáo. Ở phương Đông đó là việc đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão trở thành các tôn giáo phổ quát, tương đương với việc đế quốc La Ma áp dụng Thiên chúa giáo.
Cho tới khi hình thành chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, thì ở Tây Âu mới quay trở lại nghiên cứu triết học Hi lạp cổ đại, thông qua các sách vở mà người Ả rập giữ lại.Ta có thể lấy thời điểm đó vào thế kỷ XV, tức là thời phục hưng. Từ năm 300 tới thế kỷ XV, ở Tây Âu, đạo thiên chúa (cơ đốc giáo, tin lành) có sự kết hợp của thiên chúa với triết học của Platon từ thời Hi lạp trước, ở phương Tây gọi là scolatique (tức là thần học)
Từ thế kỷ XV, với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà triết học phương Tây dần dần tách ra khỏi scolatique, nhằm cải cách thiên chúa, dẫn giải thiên chúa kiểu mới, từ đó mà có các nhà triết học duy vật ở Anh, ta vẫn gọi là triết học duy vật thô sơ. Đồng thời có một cố gắng rất lớn chủ yếu là ở Đức, xuất phát từ tin lành, nhằm triết học hóa thiên chúa giáo, mà đại diện nổi bật nhất là Hê ghen,Kant, rồi đến thế kỷ XX là Husserl, Heidegger. Nhưng cũng có một dòng nữa mà đại diên là Nietzsch, schopenhauer, ..dòng này không phải là duy vật, nhưng đẩy triết học Đức xa Thiên chúa giáo hơn và đến gần .. phương Đông.
Còn ở Pháp, với Đề Các, triết học Pháp thành một dạng nhị nguyên duy lý, nửa duy vật, nửa Thiên chúa
Và tất nhiên phải nói tới triết học Mác xít, là triết học duy vật, phát xuất từ biện chứng của Hê ghen
Như vậy một thời gian rất dài, từ thế kỷ 3 tới nay, triết học phương Tây gắn liền với thiên chúa giáo, và chúng thực sự là cái xương sống của triết học phương Tây. Vì thế việc đầu tiên là tìm hiểu, tôn giáo ở phương Tây ra đời thế nào.
Xuất phát điểm của nó là đạo Do Thái. Đạo Do Thái là một biến tướng của việc thờ tổ tiên, là quan niệm tâm linh nguyên thủy của loài người. Do người Do Thái là một tập hợp các bộ lạc Do thái thống nhất, tất nhiên họ chỉ có một ông thần, ông thần này có tên là Jehovar (Giê Hô Va). Điều đặc biệt của người Do Thái, là đã nhìn tín ngưỡng thờ tổ này dưới dạng một « hợp đồng làm việc » giữa người Do Thái và ông thần (họ gọi là Aliance, tức là liên minh), theo đó, người Do Thái phải làm theo các tập tục, được đưa thành luật. Và lịch sử các tộc người Do thái, được coi như là sự chứng minh của cái liên minh này. Đặc biệt, khi trong lịch sử Do thái có những bi kịch xẩy ra, thì điều này được giải thích là do « không nghe lời Giê Hô Va. Một đặc trưng nữa đó là những điều này được viết thành sách, và sách này được coi là lời của ông này.
Việc một bộ tộc có tín ngưỡng thờ một thần và qua đó giải thích thế giới không phải chỉ có người Do thái mới có. Lấy ngay người việt cổ, ta cũng có dạng tín ngưỡng này, như nội dung của « đẻ đất để nước ». Chỉ có điều tín ngưỡng Giê Hô Va chặt chẽ hơn, và đặc biệt lô gic « nếu không may mắn là do phản bội hiệp ước với thần », đã khiến cho các bộ tộc Do thái trung thành với ông thần này trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt việc tồn tại chữ viết, và có một tầng lớp tăng sĩ (pharisien) coi đền thờ đã là cơ chế rất tốt để đạo Do thái tồn tại trong mọi hoàn cảnh.
Khi chúa Giê Xu ra đời, thì nhà nước Do thái không còn, mà là một bộ phận của đế quốc La mã. Chúa Giê Xu thực tế là một người muốn cải cách đạo Do thái, để cho nó bớt tính hình thức (cúng lễ, cấm kỵ, ..) mà đi vào chiều sâu nhận thức hơn. Nhưng việc này không được tầng lớp tăng sĩ Do Thái chấp nhận, vì thế chúa bị tố cáo, và bị tử hình đóng định lên cây thập tự.
Nhưng việc chúa bị giết chết này, được các tông đồ của chúa (12 người), diễn giải là chúa là con của thượng đế, thượng đế đưa con xuống để chịu tội thay cho loài người, để loài người hối cải tội lỗi tổ tông. Ông thượng đế được hiểu theo kiểu này không còn là ông thần Giê Hô Va nữa, mà trở thành ông thần siêu nhiên duy nhất.
Đa số người Do thái không theo đạo mới này. Ngược lại những người không phải là Do Thái lại theo. Và những người này tất nhiên không chịu sống theo luật lệ tập tục của người Do Thái, ví dụ tục đàn ông phải cắt bao quy đầu của dương vật. Do không còn là ông thần của một tập hợp bộ tộc, mà Thượng đế thiên chúa trở thành một nhân vật tạo ra thế giới, một quyền lực siêu nhiên, nằm ngoài tự nhiên, nằm ngoài con người. Và nhất thần đạo ra đời từ đó.
Từ đó hình thành lên 3 ngôi đó là thượng đế, chúa Giê Xu, và tinh thần. Ở VN, cái tinh thần này được dịch là « thánh thần » (cha (thượng đế), con(chúa Giê Xu), thánh thần(tinh thần)). Tinh thần ở đây là một phần tinh thần của chúa trời thâm nhập vào con người, thường được biểu hiện bằng con chim bồ câu trắng. Tinh thần ở đây là một sự thâm nhập.
Đến đây thì đạo thiên chúa chỉ là một tín ngưỡng. Nhưng trong quá trình truyền đạo, nó được hiểu theo tư duy của người Hi lạp, là một bộ phận của văn hóa đế quốc La Mã lúc đó. Cách hiểu như thế nào ?
Theo như triết học của Platon, là một trong bách gia chư tử của triết học Hi lạp, thì số phận mỗi con người được định hình bởi ý tưởng (idea), ý tưởng này gắn với một vì sao (như lô gic tử vi). Vì thế ý tưởng là chủ đạo, nhưng nó không tạo ra con người xương thịt, mà chỉ là như định mệnh. Ý tưởng được thể hiện qua logo. Đây là một từ Hi lạp chỉ lời nói, ngôn ngữ. Nói cách khác ý tưởng (idea) tồn tại, thể hiện thông qua ngôn ngữ.
Khi người Thiên chúa giáo truyền đạo vào vùng văn hóa Hi lạp, thì họ quy ra Idea là chúa trời, còn chúa Giê Xu là Logo. Quả thật, những lời nói của chúa Giê Xu được ghi trong kinh ân ước, được coi là lời nói của chúa trời « tiết lộ thiên cơ » thông qua « đứa con bị hiến sinh » của mình.
Do sự hỗn mang của hai tư duy này mà hình thành ra duy vật, duy tâm. Thế giới tự nhiên được chia ra hai phần phần hồn và phần xác. Cả hai phần này đều do chúa trời chế tạo (creator) Phần xác là duy vật, phần hồn, siêu nhiên là do chúa trời lấy một phần tinh thần của mình tạo ra. Trong khi trong thực tế triết học Hi lạp, trước khi bị đạo Thiên chúa thâm nhập, về mặt tinh thần họ coi có hai điều đó là pnema và psyche. Pnema nguyên bản ý nghĩa là khí (hơi thở), còn psyche là những trạng thái tâm lý của cơ thể. Từ khi theo đạo thiên chúa, thì pnema được biến thành tinh thần do chúa thổi vào (spirit, mind :tiếng Anh, esprit : tiếng Pháp), còn phần Psyche, tức là tâm lý, bị biến mất chỉ xuất hiện lại vào thời phục hưng, khi người phương Tây tiếp cận trở lại với triết học Hi lạp cổ điển trước Thiên chúa, do người Ả rập giữ lại dịch ra tiếng Ả rập, rồi lại từ tiếng Ả rập dịch ngược ra tiếng la tinh.
Đặc trưng, thế giới bao gồm vật chất và tinh thần, cả hai đều do một ông chúa duy nhất chế tạo ra, là cái đế của văn minh phương Tây. Và nó thâm nhập rất sâu vào văn hóa của họ. Điều hoàn toàn không có ở những vùng văn hóa khác. Đây là một sự lai giống giữa một nhánh biến đổi của Do thái giáo (đạo thiên chúa), với triết học Platon của Hi lạp.
Cho tới thế kỷ thứ 3, tức là khi hoàng đế La Mã lấy đạo thiên chúa làm quốc đạo, thì đạo thiên chúa chỉ như muôn vàn các tín ngưỡng khác tồn tại trong đế quốc La Mã. Chính đế quốc La Mã đã có tác động cấu thành đạo thiên chúa, ví dụ như việc chuẩn hóa kinh tân ước như ngày nay, với 4 kinh tên ước của Ma thiêu, Luc, Mác, Giăng.. còn trước đó chúng có nhiều hơn. Ví dụ như tân ước của Tô ma, của Ma ri, của Phi líp, của Giu đa, .. những bản kinh tân ước bị loại bỏ này hiện nay có được in, và tôi có tất cả chúng. Điều đáng ngạc nhiên là ý tưởng của những bản kinh này nhiều khi có mùi vị phật giáo, vì phật giáo đã tồn tại trước Thiên chúa, và không có điều gì ngăn cản giao lưu giữa Ấn độ quê hương của Phật giáo và Trung cận đông, nơi đạo Thiên chúa ra đời. Thiên chúa giáo ngày ngày nay ta thấy là văn hóa của đế quốc La Mã cổ đại, biến đổi vòng vèo qua các chế độ tư hữu khác nhau ở đây, từ chế độ nô lệ tới phong kiến phân quyền, tập quyền, chế độ tư sản. Mỗi kiểu chế độ lại làm biến đổi đạo thiên chúa cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Vây ở phương Đông, tư duy con người được hình thành từ đâu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 21 2021, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vây ở phương Đông, tư duy con người được hình thành từ đâu. Ở phương Đông, nếu tính từ Ấn độ qua ĐNA tới TQ, Nhật bản, vùng Si bê ri, văn hóa người da đỏ ở châu Mỹ (thực ra là người châu Á di cư sang) thì tư duy con người được hình thành từ quan niệm « vạn vật hữu linh », mà phương Tây dịch là animisme với ý nghĩ tương đối xấu theo quan niệm « chúa trời là tạo hóa » của họ. Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hiện nay, quan niệm duy vật duy tâm (hiểu thể xác/tinh thần) phổ biến, nên người ta hay nghĩ rằng chữ LINH tương đương với duy tâm, với tinh thần. Và như vậy quan niệm kiểu « hòn đá cũng có tinh thần » là sai theo quan niệm này. Trong thực tế, đây là một sự hiểu sai, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chữ LINH ở đây nghĩa là sống động, là sự sống nếu nó là sinh vật, còn nếu không nó là cấu trúc, quy luật tạo ra nó. Ta có thể lấy ví dụ trong thuật phong thủy và tranh phong thủy phương Đông. Thuật phong thủy có được vì ta quan niệm đất đá có sinh khí, thể hiện qua hình dáng của nó. Vì thế nếu làm thuận theo nó thì có lợi, mang lại phúc lộc. Tương tự như vậy, khi nhìn tranh phong thủy, ta sẽ dễ nhận thấy các họa sĩ thể hiện núi non có gân, có thớ. Gân, thớ này không phải như đánh bóng mầu để thể hiện không gian hình khối như tranh sơn dầu của phương Tây, mà là thể hiện cái sinh khí, cái sống động của địa chất.
Như vậy, vạn vật hữu linh theo quan niêm chuẩn là một cách nhìn nhận sự vật không theo mô hình tinh thần-vật chất, mà hai điều này gắn bó với nhau. Trong quan niệm phương Đông không có sự phân biệt tinh thần thể xác, mà tinh thần (nếu có thể hiểu gượng như thế với việc dùng từ này) là sự điều khiển, là cái « lý » gắn bó với vật chất.
Khi quan niệm vạn vật hữu linh, thì cái linh thiêng không phải là một sự thờ phụng một ông creator tạo ra những sự vật này, mà là quan hệ tôn trọng, bình đẳng, giao lưu với vạn vật, tức là tự nhiên. Vì tự nhiên là một thực thể sống động có quy luật của nó, nếu tôn trọng, hành động đúng theo nó thì sẽ mang lại tốt lành, phúc đức, được che chở..
Vì cái linh không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, nên ngược với quan niệm phương Tây có cặp phạm trù tinh thần-thể xác, duy vật-duy tâm, thì ở phương đông ẩn-hiện, tiềm năng-hiện tượng, xuất thế-nhập thế. Cũng chính vì có các cặp phạm trù triết học như thế, mà ta mới có quan niệm thế giới Âm-Dương.
Từ khởi thủy khi phương Tây và phương Đông giao lưu với nhau, các học giả phương Tây, học giả thật sự, không phải là loại tuyên truyền « đểu », cố gắng chứng minh là quan niệm vạn vật hữu linh là bước thô sơ để đi tới quan niệm chúa trời siêu nhiên tạo dựng thế giới, nhưng đây chỉ là do họ nằm trong vùng văn hóa thiên chúa giáo nên quan niệm như thế. Các tôn giáo ở phương đông, như đạo phật, Nho, Lão rồi các truyền thống triết học Ấn độ đều theo quan niệm « vạn vật hữu linh ». Câu chuyện tưởng vớ vẩn, rỗi hơi nhưng thực ra hệ quả nó rất lớn. Tôi chỉ ra dưới đây :
1- Hủy hoại môi trường sống. Với quan niệm chúa trời là tạo hóa siêu nhiên, và con người có tâm linh là do chúa thổi tinh thần vào, toàn bộ tự nhiên đều được coi như một loại nguyên liệu mà con người mặc sức tàn phá. Điều này thể hiện rất rõ khi trong phật giáo ta có quan niệm « chúng sinh », chúng sinh không phải chỉ là con người mà là toàn bộ thế giới tự nhiên, từ con ong cái kiến trở đi. Nhưng nếu tâm linh không phải là sự tôn trọng sự sống dưới mọi hình thức, mà chỉ là sự nghe lời một ông chúa vô hình siêu nhiên, được thể hiện qua một bộ sậu tăng lữ, triết gia , khoa học, kiểu phương Tây.. còn bất chấp tất cả thì chỉ có phá. Chính vì thế, hiện nay khi phương Tây ồn ào tuyên truyền về môi trường, thì họ lại lôi các tín ngưỡng sa man giáo của người da đỏ ra làm chứng, trong khi văn hóa của họ tàn phá tất cả.
2- Tinh thần đế quốc (imperialisme). Đây chính là tư duy nhất thần tạo ra. Điều này tất nhiên không chỉ đúng cho thiên chúa mà cho cả Hồi giáo. Khi đã là nhất thần thì có nghĩa là chỉ có họ đúng, và vì ở đây không có vấn đề tự giác ngộ như với đạo Phật, mà người ta có thể cưỡng bức. Vì thế lịch sử chính trị châu Âu cho tới thời điềm hiện đại là một chuỗi các cuộc chiến tranh tôn giáo, điều không xẩy ra ở phương Đông. Hiện tại, khi phương Tây nhất định áp đặt « đa nguyên đa đảng » cũng là dạng này, họ không thể tưởng được sự đa dạng của thế giới về nhận thức. Tất nhiên sau lưng nó còn có các lợi ích kinh tế, chính trị núp bóng kiểu tư duy « nhất thần giáo » này
3- « Hội chứng sợ không có chúa ». Do lấy chúa trời làm cái trụ cho nhận thức nhân văn, từ đó mà phát sinh ra luật pháp, ứng sử, ..nên nếu không có chúa, thế giới nhân văn của họ như xụp đổ. Điều này là một hội chứng tâm lý. Đây chính là ý nghĩa câu nói của Đốc xơ tôi ép xơ ki « nếu không có chúa thì làm gì cũng được ». Đây chính là tư duy duy tâm điển hình. Ở phương đông không có quan niệm này.
Có một chuyện buồn cười. vào thập niên 60,70, ở Pháp có thuyết hiện sinh. Thuyết này là do Jen-Paul Sartres phát minh ra, dựa trên hiện tượng học của Đức (Husserl, Heidegger, ..) quan niệm của nó là có hiện tượng mà không có bản thể, hay hiện tượng đi trước bản thể (phénomene existe avant l’essence), cái câu triết lý này thực ra là cách nói khác quan niệm tôn giáo. Vì theo quan niệm triết học phương Tây bản thể là một từ ngữ kiểu khác chỉ chúa. Còn phenomene, tức là hiện tượng, tức là một cách nói khác về cuộc sống con người. Bây giờ có cuộc sống con người mà không có chúa, thì có thể thác loạn, không còn luật lệ. Vì thế nó mới có hippies. Ở Sài gon hồi đó cũng có các ông trí thức bắt chiếc theo, để sống lập dị, kiểu như ông Đức Sơn, là một nhà thơ miền Nam thời này được Nguyễn Hiến Lê đánh giá cao viết vào cả hồi ký của mình. Ông này mới mất, và thơ ông ấy cũng buồn cười. Nhưng bình thường, đạo Phật cũng là một triết học hiện tượng, thực ra còn hiện tượng hơn cả thuyết hiện sinh, nhưng người theo đạo Phật đâu có thế. Chính cái hội chứng « sợ không có chúa » của văn hóa phương Tây tạo ra thế, rồi được mấy ông trí thức cũ miền Nam học theo không cần biết nguyên nhân, vì nó là mốt thời thượng.

Quay trở lại với tư duy tâm linh phương đông, trong đó ta thấy nổi bật lên quan niệm tâm linh của vạn vật, như một sự sống, sức sống, nguyên lý tồn tại. Ở đây cũng không có quan niệm tinh thần-vật chất, và tất nhiên không có một tâm linh siêu nhiên mà phương Tây coi là bản thể (essence) hay nói nôm na cho dân chúng là ông chúa trời duy nhất.
Tâm linh của người phương đông là sự tôn trọng, giao lưu, quan hệ với sức sống(LINH), sự sống này trong một cộng đồng hòa hợp, không phải là quan niệm phải nghe lời. Chính vì phương Tây có quan niệm phải nghe lời một thế lực siêu nhiên, nên mới có quan niệm TỰ DO như họ đưa ra. Vì cặp TỰ DO – BẮT BUỘC cái này không thể tồn tại thiếu cái kia, cái này định nghĩa cái kia. Vì thế theo truyền thống nhận thức, ở phương Đông cũng không có quan niệm tự do, nhưng không phải vì người ta không có tự do.
Quan niệm của phương đông, được gọi là immanence (một dạng như nội lực, như một tính chất, bản tính), còn quan niệm kiểu phương Tây, hồi giáo, Do thái giáo là trancendance(một dạng ngoại lực, được bên ngoài ban ơn đưa vào)
Bây giờ với những nhân thức về Đông Tây ở đây, ta sẽ tìm hiểu xem triết học của Spinoza nói gì.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 24 2021, 05:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #70

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Spinoza là triết gia phương Tây tôi đọc và tìm hiểu gần đây, cách đây cỡ độ 3 năm. Ngược lại tên ông thì tôi biết đã từ lâu, vì khi đọc các tác giả Mác xiên (Marxien), tức là nhưng học giả sử dụng Mác thời trẻ chống Mác cách mạng, Mác « dân chủ tư sản » (theo họ) chống mác lê nin, kiểu « bời bèo ra bọ » họ có nói rằng sở dĩ Mác duy vật vì theo Spinoza. Bằng chứng là trong các giấy tờ mà Mác để lại, có những quyển vở mà Mác trích chép lại một số châm ngôn của Spinoza.
Nhưng tin này, cũng như những câu châm ngôn không làm tôi để ý, vì theo như chính Mác và Ăng ghen nói, thì hai người đã tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng khi đặt vấn đề ngược lại với Hê ghen. Tôi cũng chưa đọc tác phẩm nào của Mác hay Ăng ghen có nhắc tới Spinoza, hay trích dẫn ông. Tất nhiên là tôi chưa đọc hết được họ, nên không thể khẳng định. Mặc dù thế, điều các nhà Mác xiên này nói khiên tôi biết tới tên ông , Spinoza.
Tự nhiên một lần vào tiệm sách ở sân bay, thấy một quyển nói về Spinoza nên mua nó để lên máy bay đọc. Đó là quyển « sự thần kỳ của Spinoza » (le miracle Spinoza) của một tác giả tên là fréderic Lenoir. Sở dĩ mua nó cũng vì đã biết tên ông từ trước, và khi đọc giới thiệu thì thấy nó được trình bầy dưới dạng « tu thân », tức là triết lý được sử dụng theo kiểu « personal development ». Đọc nó xong vì thấy thú vị nên mới tìm sách của Spinoza thật để đọc. Vào thời điểm tôi đọc này, thì tôi đã tích lũy được khá khá nhận thức về triết học phương Tây, đạo Phật, đạo Nho, nên điều thú vị với tôi không chỉ là học thuyết của Spinoza nói gì, mà còn thấy nó thú vị ở sự khác lạ với triết học phương Tây nói chung, và thấy nó có gì gần gũi với phương Đông, vì tôi đọc nó với cái background Phật, Nho một cách có ý thức. Như vậy tôi có thể « tấn công tìm hiểu » Spinoza băng một chiến thuật « đánh gọng kìm Đông Tây phối hợp ».
Spinoza viết không nhiều, chỉ có 2 quyển sách. Một quyển viết về đạo Do Thái mà ông ấy coi nó như một lịch sử của tộc người này. Chính vì thế mà ông ấy bị cộng đồng Do thái khai trừ khỏi cộng đồng vì bị coi là vô thần. Một quyển thứ hai có tên là luân lý (tiếng Pháp : Ethique), đây là quyển sách cơ bản, chứa đựng tất cả triết học của ông. Cả hai quyển được viết bằng tiếng la tinh. Tổng cộng hai quyển sách số lượng trang không nhiều, cỡ 400 trang, nhưng không phải vì thế mà dễ đọc, đặc biệt quyển luân lý (ethics, éthique), vì ông ấy viết quyển này theo kiểu toán học, có tiên đề (axiome), chứng minh(demontration), hệ quả(scolie). Vì thế khi đọc phải luôn suy luận theo lô gic của tác giả, không kể khi tiên đề cách chứng minh vài chục trang sách, cứ phải tra đi tra lại để hiểu thì cũng dễ nản. Cuối cùng tôi phải áp dụng chiến thuật không tra lại nữa, mà cứ mặc nhiên chấp nhận để đọc tiếp cho nó dễ.
Do tác phẩm viết bằng tiếng la tinh, cho nên mỗi thời, những cụm từ cơ bản mà Spinoza sử dụng được dịch khác nhau ra tiếng Pháp, dẫn đến cách hiểu khác nhau. Vì thế bản tôi đọc sẽ không phải là bản bác Thảo đọc, vì nó ra đời muộn, vào thập niên 60,70. Lúc ấy bác Thảo đã về VN rồi, và thư bác Thảo viết ở trên cũng vào những năm 50. Như vậy nếu bác ấy có đọc, thì cũng là một bản dịch khác, và theo nhận thức của phương Tây bây giờ thì không đầy đủ.
Sở dĩ tôi phải nói thế, vì từ thập niên 60,70 nhưng sách triết học dạng « tu thân » như quyển luân lý này, sẽ chịu ảnh hưởng của phật giáo nhập vào phương Tây, từ sau thâp niên 50. Đây là một dạng ảnh hưởng mờ ảo, chứ không phải là do dịch giả có nhận thức đạo Phật giống như « không khí thời đại » vậy, do ảnh hưởng của thiên chúa giáo ngày càng giảm, chưa đáp ứng được, khiến họ đi tìm tâm linh phật giáo bù vào. Điều mà thời bác Thảo không thể có. Nhưng họ không thể theo phật giáo được, còn tại sao thì khi tìm hiểu triết học của Spinoza tôi sẽ nói.
Ở đây tôi không thể trình bầy hết về triết học của Spinoza được, nên sẽ chỉ trình bầy dạng tóm tắt, chỉ ra cái lô gic của nó. Còn bác nào muốn tìm hiểu thêm thì chịu khó tìm đọc bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức.. vậy, vì tôi không rõ Vn có dịch không. Dưới đây là tóm tắt triết học của Spinoza với những cảm nhận của tôi, triết học này nằm trong quyển luân lý (ethics).
Khác với tâm lý « sợ mất chúa » tôi nói ở trên, Spinoza muốn chứng minh rằng, tự bản thân con người có thể tìm ra một luân lý ứng sử, chứ không bắt buộc phải có một ông thần (duy nhất) ra lệnh chỉ bảo. Để làm điều này, ông ấy đã chia quyển sách là 5 chương, đi từ trìu tượng nhất tới cụ thể. Chương đầu tiên là bản thể học (ontologie), nói nôm na là ông ấy định nghĩa chúa trời là gì. Chương thứ hai là tinh thần (Esprit),tức là cái bản thể ấy trong con người, chương thứ 3 nói về tác động tâm lý (psychologie) liên quan tới cơ thể, chương thứ 4 nói về si mê (passion), chương thứ năm nói về giải giải phóng (liberation), mà ở đây là cách hành sử đúng đắn trong đời, có nghĩa là luân lý (ethics).
Nói một cách khác, Spinoza vẫn đi theo hình thức trình bầy của triết học phương Tây, lấy khởi điểm của luân lý, đạo đức học từ chúa. Nhưng cách định nghĩa chúa của ông làm thay đổi hẳn triết lý « chúa chỉ đạo định hướng luân lý con người » vì chúa trở thành một bộ phận của tự nhiên, như một bản thể không tác động, giống như khái niệm chân tâm trong đạo Phật.
Theo Spinoza, Chúa Trời (tiếng Pháp : Dieu) nằm trong bản tính của vạn vật, và sự thể hiện của chúa trời được thể hiện bởi bất kỳ tính chất nào của vạn vật, thâm chí cả tính chất mà ta không có khái niệm. Trong trường hợp như vậy, thì chúa trời không còn là Creator, và cũng không có hành động nào can thiệp bắt con người ta theo một quy luật nào cả. Cách định nghĩa chúa trời này không khác với nhận thức của phương Đông.
Tại sao Spinoza lại đi đến kết luận như vậy, đây là phân tích riêng của tôi, bởi ông ấy là người Do thái, và vì người Do thái tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên họ trở thành những nhịp cầu giao lưu văn hóa ở phương Tây, vì thế Spinoza được biết tới các tác phẩm tôn giáo của đạo Do Thái, đạo Thiên chúa, và cả đạo Hồi. Các đạo này dù đều thờ nhất thần, nhưng quan niệm nhất thần khác nhau. Tôi đã nói ở trên quan niệm của người Do thái, và Thiên chúa về chúa trời, còn quan niệm của người Hồi giáo chúa trời là có tất cả tính chất của thế giới, thể hiện bằng vô lượng tên gọi (thuật ngữ hồi giáo gọi là Kalam), vì thế theo Hồi giáo, Allah (tên gọi chúa trời theo tiếng Ả rập) có vô lượng số tên, mỗi tên chỉ một tính chất của tự nhiên kiểu như : đẹp nhất, chuẩn nhất, công bằng nhất, .. (tôi bịa đặt ra để nói làm ví dụ). Những tính chất này là tính chất người ta có khái niệm, vì thế từ đây suy ra chúa trời trời nằm trong vạn vật như một nguyên lý là có thể suy ra được. Ngược lại, người Hồi giáo không bước qua được khái niệm như thế, vì họ coi Giáo chủ Mô ha mét là người cuối cùng như một nhà tiên tri « tiết lộ thiên cơ ». Trong trường hợp như vậy, thì Allah của đạo Hồi, theo quan niệm của họ là ông chúa trời tạo ra các quy luật được tiết lộ, vì thế quan hệ ông trời tách rời với thế giới, nằm ngoài thế giới vẫn được bảo toàn. Là người Do Thái, Spinoza không bị kẹt bởi điều này.
Trong chương hai của cuốn sách, Spinoza nói về tinh thần tức là cái phần bản tính của chúa trời trong trường hợp cụ thể con người, nằm trong con người. Bởi vì chúa trời nằm trong tất cả vạn vật, nên tinh thần chính là một phần của chúa, ở đây không còn cái hành động « cấy linh hồn vào cục đất sét » như đạo Thiên chúa quan niệm nữa, mà là một điều hiển nhiên. Tình thần có nhiệm vụ gì, đó là điều khiển cơ thể, và hoạt động là nhận thức, tư duy. Còn cái gì là động lực để con người tư duy đó là ham muốn, từ nguyên bản la tinh mà Spinoza dùng là Conatus, hiện tại trong tiếng Pháp dịch là desir (tiếng việt là ham muốn, khát vọng), nhưng ở đây tùy cách dịch conatus thế nào, quan niệm nó ra sao mà cách hiểu sẽ khác nhau. Cái này tôi sẽ nói sau.
Trong chương ba tiếp sau, Spinoza nói tới sự phản ứng của cơ thể, trên bình diện tâm lý (yêu thích, căm ghét, ghen tức, giận dữ, ..). Đây là phần tâm lý (psychologie). Tâm lý con người được tạo ra bởi các tác động hay cảm động. Spinoza dùng một thuật ngữ la tinh là Affectio, hay Affect. Tiếng pháp hiện tại dịch là Affect, còn tôi dịch là tác động, cảm động, rung cảm tùy theo các đoạn văn khác nhau. Sự rung cảm, cảm động, cảm nhận của cơ thể sẽ tạo ra những tâm lý nói ở trên. Trong thực tế, Spinoza coi có 2 tâm lý cơ bản đó là vui sướng(la joie) và buồn bã (tritesses), nhưng cái còn lại là do tổng hợp của những rung động cơ bản này tạo ra dưới tác động của nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ yêu thương (amour) được định nghĩa là vui sướng bởi một nguyên nhân bên ngoài tác động. Còn căm thù (la haine) là sự buồn bã bởi nguyên nhân bên ngoài tác động.
Tại sao cơ thể lại có rung động, bởi có nguyên nhân bên ngoài tác động tới nó. Theo Spinoza thì có hai loại nguyên nhân. Nguyên nhân đầy đủ, ông gọi là cause adéquat, là nguyên nhân tinh thần có thể hiểu tất cả lý do . Ngược lại nó là nguyên nhân không đầy đủ, tức là người ta không làm hiểu được tất cả lý do tạo ra nó. Trong trường hợp bị tác động như thế này, thì con người đang u mê, và vì u mê sẽ phản ứng theo dạng nô lệ của những nguyên nhân này. Đây là nội dung của chương 4 cuốn sách.
Ngược lại, nếu phản ứng với nguyên nhân đầy đủ, thì con người sẽ phản ứng đúng, tức là được giải phóng. Đây là nội dung của chương cuối cùng, chương năm.
Khi hành động lúc tinh thần đã hiểu rõ nguyên nhân, thì được gọi là hành động duy lý (Raison), và hành động như vậy là đúng theo luân lý (ethics, éthiques) như tên cuốn sách.
Hệ quả của nó là hành động duy lý cao nhất, tuyệt vời nhất (ngộ đạo) là khi hiểu tinh thần (esprit) và chúa (tức là bản thể vạn vật) là một.
Tiếp tới đây tôi sẽ dẫn giải di sản của Spinoza với triết học phương Tây thế nào, rồi sẽ dẫn giải ông từ cái nhìn của tôi, tức là từ phật giáo Nho giáo, rồi từ đó chỉ ra sự gần gũi cũng như sự cách biệt của nó. Và từ đó có thể đặt giả thiết bác Thảo cũng tiếp cận Spinoza như thế, và vì vậy, ta có thể giải thích việc bác ấy quan niệm về biện chứng Hê ghen có mùi vị đạo Phật như tôi nhận xét ở trên. Có nghĩa là hoặc là bác ấy quan niệm cặp phạm trù chủ đề/phản đề của Hê ghen trực tiếp từ đạo Phật (giả thiết này hơi xa xôi), hoặc bác ấy với cái background văn hóa VN, tiếp nhận rất dễ dàng Spinoza, và vì bằng quan niệm của Spinoza có nhận thức về biện chứng Hê ghen như thế (giải thiết này hiện thực hơn, vì chính bác ấy tự nhận mình là đệ tử của Spinoza).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 5 6 7 8 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC