Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 2 3 4 5 6 > »  

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Apr 15 2019, 06:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đạo khởi nguyên tinh thần độc lập chính là Thần đạo. Đó chính là nguyên tắc “đất có Thổ công, sông có Hà bá”. Tức là đất nào cũng có chủ. Đó là sự linh thiêng của Đất, của cộng đồng, của gia tộc thông qua nguyên tắc Sa man giáo “vạn vật hữu linh”. Chính vì thế mà trong Đại Việt sử ký mới có chuyện Cao Biền (là Thứ sử ở Giao Chỉ), giỏi phép thuật (đạo lão) nhưng không thể thắng thần Long Đỗ (tức là thần sông Tô Lịch, là thổ thần thành Đại la, tức là Hà nội ngày nay).
Cũng nên để ý một điều thú vị. Đó là sau cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng(năm 40), thì tất cả các cuộc khởi nghĩa giành độc lập (LÝ Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Phùng Hải, Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền…) đều xuất phát từ miền nam sông Hồng tới Thanh Hoá, Nghệ An (tức là vùng đất nam quận Giao Chỉ và quận Cửu chân, theo sự phân chia hành chính của các triều đại phong kiến TQ). Nơi phát xuất đạo Mẫu, đạo Thánh sau này. Ngược lại miền phía Bắc sông Hồng, nhất là những vùng phật giáo phát triển, như là Kinh Bắc, Bắc Ninh,.. thì xã hội rất “trầm tư”. Như vậy ta không thể quy cho đạo Phật là đạo khởi nguyên tinh thần giành độc lập đươc.
Nhưng đạo Phật lại bù trừ được khiếm khuyết của Thần đạo, đó là tinh thần địa phương chủ nghĩa. Tinh thần này sẽ dẫn tới nạn cát cứ. Tóm lại. Nếu giành được độc lập, mà không thống nhất được, thì sẽ lại mất nước.
Một điều nữa đạo Phật bù trừ được khiếm khuyết của Thần Đạo, đó là đào tạo trí thức cho bộ máy nhà nước, vì họ biết chữ Nho. Cũng chính vì thế mà người khởi đầu nhà Lý là một chú Tiểu(Lý công Uẩn), cố vấn là một nhà sư (Vạn Hạnh). Và nhà sư đã không ngần ngại dùng sấm vĩ, kiểu mật tông để tuyên truyền chính trị đưa Lý công Uẩn lên ngôi.
Nhưng cũng chưa hết. Đạo Phật còn là một công cụ ngoại giao. Với đạo Phật, Đại Việt có thể tự coi mình ngang hàng với TQ. Có văn hiến. Chính vì thế mà các vua triều Lý, Trần mới hay cử các đoàn sư đi thỉnh kinh Phật ở TQ. Cũng thông qua cái kênh này, mà Nhật bản du nhập kỹ thuật từ TQ về nước mình.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 3 2019, 08:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đáng nhẽ tôi còn viết tiếp về các version phật giáo ở VN, cho tới thời hiện đại. Nhưng không có thời gian, mà lại muốn viết xong trước Phật đản 2019, nên sẽ viết ngắn gọn lại, để từ đó mà nhìn nhận chuyện chùa Ba Vàng, vì chính do có cái nhân duyên này mới viết.
Phật giáo đời nhà Trần cũng có cái đế kinh tế như nhà Lý, tức là địa chủ. Phật giáo lúc này đã đi gần lại Phật giáo TQ hơn là thời nhà Lý, còn chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn độ. Ta biết có Thiền Tông vào thời kỳ này, ảnh hưởng mật tông như thời nhà Lý không còn. Ngược lại có tịnh độ tông phát triển thế nào thì không rõ.
Hiện nay, nhờ có Khoá Hư Lục, Tam tổ thực lục, người ta hay đánh đồng Phật giáo đời Trần với Trúc Lâm. Trong thực tế, sự hình thành của tông phái này, cũng giống như sự hình thành của Thiền Thảo Đường, tức là gắn với triều đại. Và đây chính là điều khiến nó không tồn tại tiếp tục được về sau. Sau này, từ thời kỳ Lê Trung Hưng, khi người ta nhớ tới triều Trần, thì hình thành các tín ngưỡng trong Đạo Mẫu (thờ Đức Ông Trần Hưng Đạo, hay thờ mẫu Liễu là con của hai gia định TRẦN và LÊ), chứ không phải là Thiền Tông Trúc lâm.
Từ thế kỷ 17, thì có một sự sống lại, phục hưng Phật giaó ở VN lại từ TQ sang. Vì thế hầu hết các tông phái Thiền Tào động, Lâm Tế, đều do các nhà sư TQ mang vào đàng trong và Đàng ngoài. Cả tịnh độ tông cũng vậy, và tông phái này được coi là phật giáo (bằng chứng câu cửa miệng của mọi phật tử là nam mô a di đà phật). Về kinh tế, chùa sống được là gắn với làng, vẫn sống bằng ruộng đất, nhưng là ruộng đất cúng tiến của những người không còn có con thừa tự, hay là đất làng cúng hiến.
Từ thời Pháp thuộc, thì ruộng đất của chùa càng ngày càng ít, và chủ yếu sống bằng dịch vụ tâm linh. Từ đó xuất hiện các gia đình phật tử, tức là một dạng hội đoàn ủng hộ, giúp đỡ sự tồn tại của một ngôi chùa ở thành thị. Do ở VN TQ không có chuyện sư được lập gia đình, nên không có chuyện gia đình nhà sư thừa kế chùa như một phương tiện sinh sống như ở Nhật, cũng như việc truyền thừa tông phái không được rõ ràng.
Hiện nay, rõ ràng Phật giáo chỉ có thể sống được bằng dịch vụ tâm linh, và sự ủng hộ của đệ tử. Như vậy chùa phải kinh doanh tâm linh như thế nào là điều phải đặt ra vừa để phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân vừa tồn tại được. Chính vì thế mà chỉ lải nhải “phật tại tâm” là không đủ.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 10 2019, 11:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi đã nói tới dịch vụ tức là nói tới thương mại.Đã là thương mại thì có cung và cầu. Cầu ở đây là nhu cầu tâm linh. Nhu cầu tâm linh có nhiều dạng, nhưng thực ra chỉ có 3 chủ điểm : hộ mệnh, an tâm, giải thoát. Tất cả những nhu cầu này không phải là khoa học. Vì thế cái cung (tức là dịch vụ) cũng không thể xử dụng “khoa học” để làm chuẩn được. Và cái chuẩn của nó chính là CHÂN, THIỆN, MỸ như tôi đã nói.
Vì xã hội hiện tại là xã hội thương mại, dịch vụ, khác với xã hội ngày xưa trong lịch sử VN là nông nghiệp, nên rất dễ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Mang nhưng tư duy của xã hội nông nghiệp cổ đánh giá. Rất may mắn là VN không phải là nước duy nhất có tình trạng này, mà các nước Đông Á đồng chủng đồng văn họ cũng có những vấn đề ấy. Có nơi việc này được làm cực tốt, như Nhật bản. Nhưng ví dụ ở các nơi khác như Hàn quốc, TQ, Thái, ..cũng có thể nhìn vào đó để học, và xem vấp váp nó ở đâu.
Hiện nay, phật giáo ở VN phát triển theo xu hương lấy mỡ nó rán nó là rất đúng. Mỡ nó rán nó là các chùa chiền vừa kinh doanh dịch vụ tâm linh thoả mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân, vừa là điểm nổi cho du lịch, là chỗ dựa của du lịch. Nhu cầu du lịch ở Vn rất lớn, không chỉ là của một thiểu số mà là của toàn dân. Người ta chỉ cần nhìn vào sự “cháy hàng” của các trung tâm giải trí, nghỉ dưỡng vào thời điểm tuần lễ vàng (golden Week) như dịp 30/4, 1/5 là thấy rõ. Lúc du lịch cũng là lúc người ta có thể tìm hiểu tâm linh. Đi tìm hiểu tâm linh cũng là du lịch. Đấy chính là nội dung của phật giáo 4.0 hiện nay.
Hình thái phát triển tôn giáo theo chiều hướng dịch vụ này người ta có thể thấy ở Mỹ đó là những “Mega Church” và những nhân vật truyền giáo trên truyền hình (tivi evangelist)
Nếu nhìn như thế, và với những kiến thức sơ đẳng về văn hoá tâm linh của người việt tôi đã nói ở trên, thì chùa Ba Vàng có lẽ chỉ phạm vào những điều này.
1- Không ai cấm chùa nói tới Kiếp, tới vong hồn, nhưng phải hướng nó tới phật giáo, nâng cấp nó, chứ không thể dùng chùa là địa điểm cho một dạng “lên đồng biến dạng”, (lên đồng không phải là xấu). Dịch vụ lúc này không còn là hướng những văn hoá tâm linh tiềm ẩn kia thành CHÂN, THIỆN, MỸ để làm cho ngươi ta vào chùa cảm thấy được che chở (Hộ mạng), có cảm giác An tâm, và ra khỏi chùa thì muốn tu tập để giải thoát và để tiếp cận cuộc đời một cách bình thản thì thật là tốt. Ngược lại lúc vào chùa lại bị khủng bố tâm lý bằng những nỗi lo vô cớ thì lại không được.
2- Nhà sư trụ trì mặc dù rất giỏi nhưng thể hiện tính cá nhân quá lớn, tự cao tự đại, gây phản cảm. Còn bà Yến, thì có lẽ không thể gọi là phật tử, nếu tính theo nhận thức mà bà ấy phát biểu
Để so sánh có thể so sánh hoạt động ở chùa Ba Vàng này với hoạt động cầu sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh. Với tôi việc cầu sao giải hạn này là việc không có gì phải cấm, vì nó minh bạch. Tôi đã nhiều lần vào chùa này, và ngay trên các cột hàng hiên của nó có để lịch để người ta biết “hạn” của mình thế nào, không có ai ra đón khách vãng lai để bắt chẹt, đe doạ. Khi biết “hạn” của mình rồi thì tuỳ người ta muốn cầu sao giải hạn thì làm. Không làm thì thôi. Đó là quyền tư do của người ta. Vậy thì đâu có xấu. Nếu việc cầu vong ở chùa Ba Vàng được tổ chức một cách tương tự như thế, thì đâu có làm sao, nó cũng sẽ như những lễ của đạo Mẫu, đốt hình nhân thế mạng chứ có gì khác.
Thế còn mê tin. Lấy một ví dụ để so sánh. Khi người ta khát nước, cách giải khát khoa học nhất là uống nước lạnh tinh khiết. Nhưng có mấy ai uống thế, mà khi vào hàng quán, người ta sẽ đòi uống cô ca, nước ngọt, bia, rượu.. nhưng thứ này so với nước trắng đâu có tốt hơn. Tương tự như vậy với dịch vụ tâm linh. Nếu người ta có tâm thì đâu có cần làm các dịch vụ tâm linh kia, đâu có cần tới chùa. Cũng như người khát không cần tới hàng quán. Nhưng có thấy ai bảo phải dẹp hết hàng quán chỉ uống nước trắng đâu (ngoại trừ cực đoan Hồi giáo);
Bản thân tôi vào chùa, nếu thấy mình bị hạn, có lần tôi đã thấy khi bị sao Thái Bạch chiếu cũng xem ở chùa Phúc Khánh, thì tôi chỉ cười hì hì, trước khi ra khỏi cổng chùa thì cũng làm tí công quả “giọt dầu” theo thường lệ, nhưng tôi cũng không phản đối người muốn được làm lễ giải hạn. vì nó có khác gì tôi uống nước trắng, trong khi người khác muốn uống cô ca cô la thì cũng đâu có gì sai.Không ai hơn ai. Thậm chí về niềm tin, tôi còn kém hơn người ta về tính thể hiện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 10 2019, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ khi có cái vụ vịêc này xẩy ra cũng được một thời gian. Và với thời gian lắng đọng, sau phi vụ “Buzz” trên mạng xã hội, mà ai cũng muốn thông qua các sự việc như thế này để “thể hiện đẳng cấp” của mình, với tôi, tôi có thể nói tôi không thấy ghét Thầy Minh cũng như Bà Yến, nếu sự việc đúng như trên báo nói về họ, mà lại thấy cảm thông. Tại sao ? vì ở đây không có dấu vết tư lợi. So với nhiều người chỉ muốn vun vén cho con trai, con gái, con rể.. thì thâỳ Minh, hay bà Yến đâu có gì. Họ chỉ mắc sai lầm là “hăng hái quá (cho đạo) mà hoá ra phá hoại” . Như vậy nếu có nghiệp chướng, thì có thể nói họ đang mắc phải. Hi vọng rằng tiếp sau, họ vẫn có một tấm lòng như thế với phật giáo, bỏ đi những gì họ mắc phải như Bà Yến thể có thể là SI (chưa hiểu rõ kinh sách), như thầy Minh thì có lẽ là cái NGÃ quá to. Nếu họ bỏ được, thì tôi nghĩ rằng họ có thể đặt được “vô thượng chính đẳng chính giác”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 11 2019, 11:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nước sông Tô lịch được rửa bởi nước Hồ Tây. Đây là mấy chùm anh tôi nhìn thấy trên báo mạng VN hôm nay. Thật là thú vị. Thủ đô ở các nước, nhất là các thủ đô nổi tiếng đều gắn liền số phận với một dòng sông. Vậy với Hà nội là dòng sông nào. Từ khoảng thời thuộc Pháp, đầu thế kỷ XX, thường có cụm từ “Núi Nùng, Sông Nhị” khi nói về Hà nội. Núi Nùng thực ra chẳng biết nó ở đâu, nhưng người ta hay quy về cho quả đồi trong vườn Bách Thảo, còn sông Nhị tức là sông Hồng. Nhưng thành phố không nằm hai bên bờ sông này, nói đúng hơn, sông Hồng là địa giới của Hà nội. Suốt thời thuộc Pháp, thời kháng chiến, chỉ có một cây câu qua sông, cầu Long Biên. Bây giờ đã nhiều cầu hơn, và Hà nội mở rộng nằm cả hai bên bờ sông. Nhưng dù thế sông Hồng cũng chỉ là sông của Hà nội hiện đại, không phải là dòng sông lịch sử. Dù nó được ghi lại trong bài hát về Hà nội của nhà văn Nguyễn đình Thi, bài hát vốn được dùng làm nhạc hiệu đài phát thanh thành phố. Với nhưng câu “Hồng Hà tràn đầy.. Hồng Hà réo..”.
Con sông lịch sử của Hà nội là sông Tô lịch. Và Hà nội có tên là Hà nội (từ thời Nguyễn) vì là nằm giữa hai sông (sông Tô lịch và sông Hồng). Hà nội có nghĩa là nằm giữa sông, trong lòng sông. Thành hoàng Hà nội là Thần sông Tô Lịch, và không có thần sông Hồng,đấu nhau với Cao Biền(thứ sử Giao châu thời nhà Đường, vào thế kỷ thứ 8,9). Sông còn có truyền thống chẩy hai chiều, do nối hai đầu sông Hồng, giống như kiểu biển hồ Tông Lê sáp với sông Mê công ở Cam pu chia. Chảy xuôi và chẩy ngược. Vì thế mới có tích sư Từ Đạo Hạnh, thả tích trượng (tức là cái gậy) trôi ngược sông tới nhà Pháp sư Đại Diên để báo thù (thời nhà Lý).
Cả thời học sinh phổ thông của tôi cũng gắn với các buổi lao động đào sông Tô lịch này. Lúc đó sông chưa được kè đá. Chẳng có thể nghĩ là dòng sông sẽ trở lại thành một dòng sông như bây giờ, chỉ thấy nó giống như một con kênh hôi thối. hi vọng rằng khi dòng sông đã được khơi thông, thì hai bên bờ của nó sẽ trở thành địa điểm đáng đến của Hà nội, để Hà nội tìm lại được hào khí thủa Thăng Long, trở về cội nguồn của mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 9 2019, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dạo này có vẻ nhiều phi vụ về sư sãi được nói tới.Gần đây nhất, đang cập nhật là vụ nhà sư Thích Thanh Toàn. Điều đáng để ý trong vụ này đó là vai trò của sư sãi trong tăng đoàn, và những pháp luật thế tục mà nhà sư là một công dân có quyền. Sử lý vụ này rõ ràng cũng là làm rõ quan hệ giữa vai trò nhà sư và công dân, và nó cũng thể hiện sự cập kênh trong pháp luật VN,và chỉ có ở VN nhà sư mới dám nói, hiểu, và tuyên bố như vậy.
Khi một người đi tu, thì về nguyên tắc tôn giáo, người đó không còn sở hữu cái gì. Tất cả tài sản mà nhà sư có được, là thuộc về giáo hội. Nhà sư không phải là một nghề kiếm cơm.
Nhưng trong xã hội hiện đại, nhà sư cũng là một công dân, và quyền lợi của công dân phải được bảo đảm, trong đó có cả quyền sở hữu.
Như vậy hai điều này cập kênh với nhau. Vậy phải sử lý thế nào ?
Thứ nhất, tất cả những gì sư Toàn có được từ khi làm sư, nhân danh nhà sư mà được cúng tiến, sử dụng là của giáo hội. Không phải của sư. Rất may là hiện nay, tài sản mà xã hội cúng cho chùa là cúng chui, tức là không có ghi nhận rõ ràng theo pháp luật (theo như báo VN). Vậy có thể dựa vào đấy để thu hồi.
Thứ hai,nhưng trong tương lai, luật pháp VN nên quy định rõ ra, đừng để có trường hợp nhập nhằng thế này.
Ngược lại, trong trường hợp là nhà sư, nhưng lại bị ngược đãi, hành hạ, ép buộc nhân danh tôn giáo, thì lúc này pháp luật lại có thể sử dụng quyền công dân để tác động giải thoát cho người ta. Hiển nhiên, trong trường hợp sư Toàn thì không phải là điều này.
Điêù phải tránh đó là lợi dụng tôn giáo như một hình thức kiếm tiền, cướp bóc dựa trên lòng tin của người dân. Tài sản trong tôn giáo chỉ có thể dùng vào việc hoạt động cho tăng đoàn, đồng thời làm từ thiện, theo đúng nguyên tắc từ bi của đạo Phật.
Nhân thể câu chuyện này, tôi sẽ nói mấy điều về vấn đề “kinh tế” của tôn giáo nói chung, không phải chỉ có đạo Phật.
Một tôn giáo muốn tồn tại lâu dài tất nhiên phải có các tổ chức nhân sự như tăng đoàn, cũng như các của cải vật chất bảo đảm cho nó tồn tại được. vì thế có hai loại hình tổ chức sở hữu.
Loại hình thứ nhất, đây là loại hình của Thiên chúa (cơ đốc giáo), Phật giáo đi theo. Trong hình thức này, vấn đề giới dục, không có gia đình của tăng lữ rất là quan trọng. Bởi khi không có gia đình, thì có nghĩa là không có người thừa kế. Và vì thế tài sản mà nhà sư tạo ra được trong quá trình tu tập, truyền đạo là của tăng đoàn. Bản thân các tôn giáo, cũng sống rất nhiều nhờ vào vấn đề này. Các tổ chức tôn giáo, thường là người thừa kế các tài sản của đệ tử, khi người đệ tử không có người kế thừa. Ở Vn thời phong kiến, nhà chùa trong các làng xã được hưởng các tài sản mà những gia đình không có con thừa kế cúng tiến (không có con trai), đổi lại là chuyện hương khói cho họ sau khi mất.
Loại hình thứ hai, trong loại hình này tăng lữ sống như người thường có gia đình. Ví dụ như Hồi giáo, Do thái giáo,tin lành, hay phật giáo Nhật bản từ thời Minh Trị (1868). Mặc dù có vẻ mới hơn về hình thức, nhưng thực ra nó lại là hình thức cổ nhất của tôn giáo, mà điển hình là .. thầy mo, thầy cúng. Nhưng ở trong trường hợp này, thì việc họ có gia đình hay không là tuỳ theo “tạng” của họ mà ra. Có thày mo thầy cúng có gia đình, có người không có. Tuỳ theo “cơ trời” cho họ. Hình thái này ở VN rất rõ trong các ông đồng, bà đồng của đạo Mẫu. Theo đó, việc họ thờ cúng là do hợp cơ, do cô, do cậu ..bắt. Ở đây tôi không xa vào cách giải thích kiểu tâm lý mà Carl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng cùng thời với Freud vì nó không hoàn toàn đúng theo nhận xét của tôi.
Cụ thể là. Các tăng lữ trong trường hợp này sống như người thường có nghề nghiệp. Họ cũng có thể chỉ làm tăng lữ, nếu tiền tiến cúng của cộng đồng tôn giáo đủ cho họ sống. Trong trường hợp đạo tin lành, hay Anh quốc giáo (Anglicanisme), thì tăng lữ là viên chức nhà nước, được nhà nước trả lương, dựa trên thuế tôn giáo (tiếng pháp gọi là dime) đánh vào đầu người dân.
Ở Nhật bản, từ thời Minh trị, thì tăng lữ phật giáo có thể lập gia đình, và được nhà nước trả lương. Chỉ sau năm 1945, dưới tác động của Mỹ thì tăng lữ phật giáo không còn là viên chức nữa, mà sống vào tiền cúng tiến. Và vì họ có thể lập gia đình, nên có vấn đề cha truyền con nối làm sư, vì chùa là của riêng của gia đình, giống như tài sản thừa kế.
Trong thực tế, các chùa của Nhật bản đều có một nhóm hạt nhân, của một số gia đình, hay dòng họ tiến cúng.
Ở VN, vào thời VN cộng hoà ở trong Nam, cũng có một số nhà sư ủng hộ cho việc tăng lữ có gia đình. Một trong những người đó chính là ông Thích Nhất Hạnh, nhưng việc này không được sự ủng hộ của giới phật giáo miền Nam nói chung, nên ở VN, hình thái tôn giáo vẫn là hình thái truyền thống.
Ngược lại ông Thích Nhất Hạnh, do sang châu Âu “buôn Thiền” rất thành công (tự ông ấy nhận chỉ sau Đại lai lạt ma Tây tạng), lại sở hữu một số tài sản, ví dụ như vườn hồng vườn mận gì đó của ông ấy ở Pháp, thì việc ông ấy gần đất xa trời, sẽ có thể cho ta chứng kiến vấn đề chủ sở hữu sẽ được giải quyết thế nào. Những tài sản này sẽ thuộc về nhà nước Pháp ? về giáo hội VN ? hay giáo hội VN thống nhất là tổ chức giáo hội của chính quyền Sài gòn cũ hiện vẫn tồn tại ở phương Tây ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 19 2019, 09:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em cung cấp một số thông tin về việc dâng sao giải hạn. Gia đình em thường làm cái lễ này vào dịp đầu năm, tại một ngôi chùa trong ngõ nhỏ gần nhà. Cách đây khoảng 10 năm, một buổi lễ như vậy có khoảng 200 gia đình đăng ký. Mỗi nhà chỉ cần cử người đại diện đến tham gia. Ngoài việc đọc kinh giải hạn, vấn đề quan trọng là người tham gia muốn được nghe xướng tên gia đình mình, từng thành viên kèm theo địa chỉ nơi cư trú.

Do em chỉ đóng tiền để tham gia ghi tên, nên gần đây mới cập nhật tình hình. Số lượng người tham gia giải hạn đã lên tới 700 gia đình. Nhà em ở số hơn 200, nghe đọc từ 3 giờ chiều tới 7 tối mới tới lượt! Tất nhiên là hầu hết mọi người nghe xong tên nhà mình thì lễ tạ rồi về luôn. Các nhà sư phải thay phiên nhau đọc. Em trộm nghĩ, tình hình này ở các ngôi chùa lớn thì có khi phải đọc trước vào băng ghi âm, rồi phát lại mới xuể!

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Nov 19 2019, 09:20 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 19 2021, 04:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiểu về ‘Mo’ qua tái hiện nghi Lễ mát nhà của người Mường | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)

Hôm nay đọc cái này thấy rất thú vị. Thú vị bởi với tôi các bản Mo Mường chính là nhận thức truyền thống của người Việt với thế giới, ít nhất là với cộng đồng người Kinh và người Mương. Sự tách biệt Kinh-Mường chỉ xẩy ra vào thế kỷ thứ X, XI, vì thế vua Đinh Tiên Hoàng chính là người Mường (theo quan niệm sắc tộc hiện tại), Họ Đinh chính là một trong bốn dòng họ quý tộc của người Mường (Đinh, Bạch, Thái còn một họ nữa tôi không nhớ tên).
Trước đây có thời tôi đọc kinh thánh Thiên chúa giáo, kinh cựu ước, và nhận thấy rằng nó thực ra là lịch sử tộc người Do Thái được huyền thoại hóa. Đặc biệt khi đọc Genese (tức là bản kinh nói về việc chúa trời tạo ra loài người), thì thấy nó cũng chẳng có gì hay hơn « Đẻ đất đẻ nước » của ta.
Làm sao lịch sử người Do thái được huyền thoại hóa lại trở thành gốc cho một tôn giáo phổ quát trên thế giới (đạo Thiên chúa), đây là điều thú vị để tìm hiểu. Trong thực tế ông chúa trời (Đức Chúa của người Thiên chúa giáo) đầu tiên thực ra là một ông thần riêng của các bộ tộc Do Thái (theo họ thì có 12 bộ tộc tất cả). Điều này khiến người Do Thái tách biệt với các sắc dân khác ở vùng Trung đông. Nhưng rồi dần dần ông thần riêng biệt này được thổi lên thành thượng đế cho cả thế giới, và được người phương Tây núp bóng truyền đạo để xâm lược reo rắc khắp nơi.
Đẻ đất đẻ nước thực ra là kinh thánh của người Việt Nam, vì nó phản ánh nhận thức, tâm linh của người Việt cổ với thế giới. Bản thân tôi cũng coi nó là như thế. Nó không phải chỉ riêng cho người Mường.
Điều thú vị là người ta có thể thấy trong truyền thuyết của người Việt, Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần rùa Kim Quy, Mộc Tinh (cây thần), Lạc long quân, Âu cơ, .. thực ra là những mảnh vụn tan ra từ đây, do người Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Nho. Nhưng ta cũng có thể hiểu là nhưng mảnh vụn này không phải là mảnh vụn, mà là những khái niệm chung, như những viên gạch tư duy , mà từ đó người Mường tạo nên « Đẻ đất đẻ nước ».
Cũng có những truyền thuyết như truyền thuyết cây gươm thần ở Hồ Hoàn kiếm, thì lại liên quan nhiều hơn tới các truyền thuyết về gươm thần của người Gia rai, từ đó mà có vua Thủy vua Hỏa ở Tây nguyên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 19 2021, 05:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Vì nvt nói tới ví dụ cầu sao giải hạn nên tôi cũng nói môt tý về vấn đề này. Cầu sao giải hạn về ban chất không phải là trong đạo Phật. Nhưng đây cũng là một quá trình rất bình thường ở Đông Á, đó là đạo Phật thu nhập lại những tín ngưỡng có trước nó, hay đồng hành với nó mà không còn nhân sự về tâm linh để làm điều đó, nên sư tăng « làm hộ » và dần dân trở thanh một nghi lễ phật giáo..
Sự mềm mại này của phật giáo đại thừa đã khiến cho văn hóa, tín ngưỡng ở Vn được bảo tồn, điều mà ở Tây Âu, sự cực đoan của nhà thờ thiên chúa đã xóa bỏ nó.
Tín ngưỡng cầu sao về nguyên lý là niềm tin coi mỗi một số mệnh con người trên trái đất gắn liền với một ông sao. Ông sao có thể là sao chổi, sao băng, không nhất thiết phải là một dạng mặt trời. Vì mặt trời thực ra là một ngôi sao.
Tín ngưỡng này có rất lâu đời, người ta tính là khoảng vào thời đại đồ đá, tức là cách ta 1 vạn năm (10000). Vào thời điểm đó, tín ngưỡng này liên quan tới cảm nhận của con người với vũ trụ, rằng các hiện tượng trong vũ trụ cũng ảnh hưởng tới quả đất. Điều này càng đúng với cư dân làm nông nghiệp như ở Đông Á. Vì thế một tín ngưỡng thứ 2 là thờ mẹ đất.
Việc thờ sao này đã tồn tại ngay cả trong văn hóa Ba bi lon, cách ta cả 5000 năm, và hiện tại nó còn được thể hiện qua các con vật ứng vào từng 15 ngày một. Các con vật này thực ra là tên các chùm sao : ví dụ capricone, vierge, poison .. (tôi viết tiếng Pháp vì không biết dịch ra tiếng việt là gì). Trên các báo bình dân ở phương Tây ngày nay, vẫn có mục đoán điềm hay dở, việc nên làm không nên làm theo các vì sao này, mà người ta gọi là zodiac (tôi cũng viết tiếng pháp).
Hình thức này tương đương với cầu sao giải hạn ở VN. Nó chỉ khác về đối tượng thờ cúng và nghi lễ tín ngưỡng thờ thôi.
Ở VN hiện tại cũng có ngày hung(ngày dữ) ngày cát(ngày lành) với mỗi người (tùy ngày sinh năm sinh), và hạn (tức là khó khăn) thì tính theo năm, theo các sao như Thái Bạch chẳng hạn. Nhưng điều đáng chú ý là có những sao lại không tồn tại thật, mà sao Thái Bạch là một.
Một trong những tín ngưỡng nữa, nhưng đây là của đạo Lão, đó là việc thờ chòm sao ĐẠI HÙNG TINH. Chòm sao này được coi là nơi ở của Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Đây chính là Thiên Đình. Nam Tào , Bắc đẩu là hai vị coi sổ sinh sổ tử của từng người. Còn có một vị thần nữa là .. Táo Quân (đây chính là ông Táo cưỡi cá chép hàng năm lên trời vào dịp năm mới). Táo là bếp theo chữ Nho. Táo quân là Thần Bếp, cũng là người theo dõi mọi truyện trong nhà.
Trong Tam Quốc, có đoạn khi Không Minh bị ốm, muốn biết mình còn sống được bao lâu, thì ông đã bầy bẩy ngọn nến, theo hình chòm sao ĐẠI HÙNG TINH này rồi bước chân múa theo vị trí bẩy ngọn ấy. Nếu múa hết mà không ngọn nến nào tắt thì có nghĩa là còn sống được. Chẳng may, có NGỤY DIÊN chạy vào, làm tắt mất một ngọn. Vì thế Gia Cát Khổng Minh mới than rằng « mệnh ta cùng rồi », và quả thật sau đó ông mất. Như vậy dấu vết thờ sao ĐẠI HÙNG ít nhất có từ thời Tam Quốc và có lẽ còn xa hơn nữa. Hiện tại tục múa theo sao Đại Hùng này vẫn tồn tại ở TQ, ví dụ ở Hồng Công
Hiện nay ở ngoài Bắc, chính tôi vào chùa Phúc Khánh, cũng thấy trên cây cột hàng hiên điện thờ có bản đồ đánh dấu theo năm hạn hay không hạn, để tín đồ nhìn cho dễ.
Mặc dù giải thích câu chuyện rất « duy vật » như ở trên, tôi thấy đây là một nét đẹp của tín ngưỡng, của đạo Phật. Và vì nguồn gốc của nó từ « vô thủy vô chung » như nói ở ở trên, nên nó càng thiêng liêng và nên giữ. Chỉ có điều đừng có làm nghi lễ rườm rà mê tin thôi.
Bản thân tôi, nếu yêu quý tin theo đạo Phật thì không hẳn chỉ là giáo lý của Phật Thích Ca không, mà đạo Phật còn là nơi giữ lại, bảo tồn, phát triển tâm linh của dân tộc mình từ ngàn xưa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 21 2021, 03:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu tôi chết trời xanh bình lặng.
Thêm một vì sao nữa rụng rơi.
Bạn ngồi uống cà phê có nhớ.
Uống cả vì sao ấy hộ tôi.

Đây là bốn câu thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, do báo VN đưa lên. Tôi không biết nhà thơ này, nhưng vì 4 câu thơ rất hay và rất đúng với lô gic tâm linh cầu sao mà tôi nói ở trên, nên đưa nó vào đây, để minh chứng rằng lô gic cảm nhận tâm linh này của người Việt tồn tại cho tới ngay nay trong đời thường. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không phải là ông thầy cúng, hay là tín đồ lên chùa cúng bái, là nhà thơ thế hệ 70 cầm súng, nhưng cảm nhận « sao cầm tinh » này vẫn có, vì nó nằm sâu thăm trong tâm linh của người Việt Nam, dù người đó có theo đạo , hay có tinh thần tôn giáo hay không.
Chính vì thế tâm linh của một dân tộc trường tồn, nó chỉ thể hiện qua hình thức này hay hình thức khác. Nó có thể thông qua nghi lễ tôn giáo, như vấn đề cầu sao mà nvt nói, nhưng nó cũng có thể trạng thái văn hóa tiềm ẩn. Tôi không nghĩ rằng nhà thơ khi viết 4 câu trên có nhận thức gì về tôn giáo cầu sao, nhưng nó tồn tại trong nhà thơ như tiếng lòng. Và tất nhiên nó không chỉ tồn tại trong lòng nhà thơ, mà là cảm nhận chung của xã hội, vì nếu không, người đọc sẽ không thấy hay. Người đọc thấy hay vì có thể chia xẻ được với tác giả. Vì thế tâm linh ấy là của cả dân tộc dưới dạng vô thức, mà nhà thơ là « con đồng » thể hiện nó ra.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 2 3 4 5 6 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC