Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

56 Trang « < 54 55 56 

· [ ] ·

 Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii, Tiếp theo 2 topic truoc của bạn Skywalker

langtubachkhoa
post May 4 2016, 03:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #551

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau khi Nga chinh thuc tung ra chuan dau Urals, thi gia dau Brent tang vot

Giá dầu tăng trong bối cảnh đồng đô la giảm kỷ lục
Giá dầu bắt đầu tích cực phát triển. Giá dầu thô Brent tăng tới 46 USD/thùng. Và có tất cả các điều kiện tiên quyết để giá vàng đen tiếp tục tăng hơn nữa.

Theo các nhà phân tích, một trong những lý do giá dầu nhảy vọt là tin tức từ Nhật Bản. Ngày hôm nay, tại Nhật Bản, đồng USD giảm xuống mức thấp kỷ lục của năm 2014.

Ngân hàng Nhật Bản quyết định không áp dụng các biện pháp mới để kích thích nền kinh tế. Điều phối duy trì lãi suất không đổi ở mức — 0,1 % và khẳng định lại chính sách tăng cơ sở tiền tệ. Theo các chuyên gia, điều này khiến đồng đô la tuột dốc, vì đây là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016050...l#ixzz47cvbOMdl


Anh Nga va TQ ngay cang gan bo nhi?
Nga đề nghị cung cấp nước ngọt cho Trung Quốc
Cư dân khu vực hạn hán của Trung Quốc có thể nhận được nguồn nước ngọt của Nga. Dự án chuyển nước ngọt do ông Alexander Tkachev - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga đề xuất. Ông Tkachev cho biết điều này tại cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Hàn Trường Phú.

"Chúng tôi đã sẵn sàng đề xuất dự án chuyển nước ngọt từ vùng Altai của Nga thông qua Cộng hòa Kazakhstan đến khu tự trị Tân Cương khô hạn của Trung Quốc. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến ​​với các đồng nghiệp của chúng tôi từ Kazakhstan về vấn đề này", — ông Tkachev nói.

Thực tế là các khu vực của Nga có nguồn nước ngọt dư thừa. Do đó, "với mục đích sử dụng hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước của khu vực Altai, Bộ Nông nghiệp đề xuất xem xét khả năng cung cấp nước ngọt khối lượng 70 triệu mét khối cho khu vực khô hạn của Trung Quốc thông qua Kazakhstan", Bộ Nông nghiệp cho biết.


ọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160503/...l#ixzz47cv3nIbd

Biện pháp trừng phạt của phương Tây biến Matxcơva thành thiên đường cho người sành ăn
Chế độ cấm vận thực phẩm mà Nga áp dụng chống lại EU và một số nước khác, đã có hiệu ứng thu hút sự quan tâm đến các loại thực phẩm do Nga sản xuất, - The Guardian viết.

Song hành với nỗ lực tránh những cấm đoán trừng phạt, thí dụ cố gắng sản xuất những món pho mát và các sản phẩm thịt theo khẩu vị châu Âu, các doanh nhân và các nhà hàng Nga nảy sinh nguyện vọng tái khám phá những món đặc sản nguồn cội bản địa và món ăn truyền thống của Nga. Thế là đã xuất hiện nhu cầu cao rõ rệt về cua Kamchatka, sò điệp Murmansk cùng nhiều loại thủy hải sản từ những dòng sông và biển cả của Nga.

"Mỗi người nên gìn giữ liên hệ với những món ăn của quê hương mình. Tất cả chúng ta bây giờ đều biết về pate gan ngỗng và nhím biển, nhưng đối với tôi những bữa ăn lễ hội sẽ luôn gồm vodka, cá trích muối và bánh nướng", — ông Alexandr Rappoport chủ nhà hàng chia sẻ như vậy.

Mốt ẩm thực Nga đã trở thành trào lưu như là một trong những hệ quả dễ chịu hơn cả của biện pháp trừng phạt. Tình hình này cũng tạo cú hích cho sự phát triển của nền nông nghiệp Nga và giúp người dân Nga thấu hiểu lợi ích của việc tiêu thụ những thực phẩm tươi ngon.
Trong thời gian kinh tế không thuận lợi, việc sử dụng các sản phẩm địa phương sẽ giúp giảm tốn phí, do đó, các nhà hàng Matxcơva luôn đông thực khách, bất chấp cảnh khủng hoảng, — tờ The Guardian nhận xét. Nếu như trước đây người ta đến nhà hàng vào những dịp đặc biệt, thì bây giờ người Nga dùng bữa ở nhà hàng thường xuyên mỗi ngày. Xu thế này đang nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ và góp phần làm xuất hiện một thế hệ mới những người Matxcơva sành ăn, — tác giả bài viết kết luận.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160503/1638720.html




Xem ra thi o dau cung co mau thuan giua chinh tri gia va cac nha hoach dinh

Báo Mỹ: Gặp nguy nếu cấm dùng động cơ tên lửa Nga
Báo Mỹ khẳng định nếu cấm vận động cơ tên lửa RD-180 Nga sẽ hại hơn rất nhiều với chính nước Mỹ.

Theo tờ Nationalinterest của Mỹ, lấy cớ Nga gây bất ổn Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc đang có ý định cấm vận động cơ tên lửa RD-180, một động thái nguy hiểm, "hại nhiều hơn lợi" đối với an ninh nếu Mỹ quá vội vã.

Nói cho rõ hơn, Nationalinterest cho biết, lấy cớ Nga xâm lược Ukraine, hầu hết giới chức cao cấp Washington đều đồng tình cho rằng, đã đến lúc Mỹ ngưng lệ thuộc vào các động cơ tên lửa của Nga để đưa các vệ tinh quân sự vào không gian.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Quốc hội Mỹ xem xét dùng pháp luật để thực thi chủ trương nói trên.

Nhưng nếu động cơ RD-180 bị loại bỏ quá sớm, sẽ làm tăng chi phí nộp thuế cho người dân Mỹ, và kéo dài thời gian để Mỹ giảm lệ thuộc vào động cơ Nga bởi giá thành rẻ và hiệu quả cũng như những mối nguy chính Mỹ cũng chưa lường hết, trong đó có những mối nguy tiềm ẩn dưới đây.

1. Chi phí phóng vệ tinh sẽ tăng vọt
Động cơ RD-180 của Nga được sử dụng cho các tên lửa Atlas, lực đẩy chính của đội tàu không gian của Mỹ. Lựa chọn duy nhất của Mỹ cho việc phóng vệ tinh lớn vào quỹ đạo tầng cao là dùng Delta, chi phí sẽ tăng thêm một phần ba cho mỗi lần so với dùng động cơ RD-180 của Nga. Vì vậy, nếu Atlas không phóng được sẽ ngốn thêm hàng tỷ USD mà Mỹ phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu quân sự trong không gian.

2. Tên lửa SpaceX không thể đưa vệ tinh vào đúng quỹ đạo được
Đây là nguy cơ báo hại cho chính các tên lửa đẩy SpaceX do Mỹ sản xuất, bởi khả năng quá yếu, không thể mang các vệ tinh lên các quỹ đạo quan trọng được. Trong thực tế cho thấy, nhiều vệ tinh của quân đội Mỹ sử dụng cho mục đích cảnh báo tấn công bằng tên lửa, kết nối liên lạc an ninh, vệ tinh do thám có trọng lượng rất nặng nên các tên lửa đẩy của Mỹ sản xuất không đảm đương được.

Chưa hết, các vệ tinh này thường hoạt động ở quỹ đạo cao nên các tên lửa đẩy như trên đã không với tới. Bằng chứng, qua các cuộc thử nghiệm gần đây, nó nhưng không thể vươn tới 4 trong 8 quỹ đạo quân sự trọng yếu. Khoảng 40% số vụ phóng của quân đội Mỹ phải dùng tới động cơ tên lửa đẩy Atlas hay động cơ đắt tiền hơn như động cơ Delta là một ví dụ.

3. Cấm vận động cơ Nga lại càng củng cố uy tín của Putin

Điều này thật dễ hiểu và đã được dư luận Mỹ đồn thổi. Theo đó, nếu chỉ dựa vào việc Nga sát nhập bán đảo Crimea thành một phần lãnh thổ của nước này năm 2014 mà Quốc hội Mỹ cấm vận việc sử dụng động cơ RD-180 cho mục đích quân sự là việc làm thiển cận, 'hại nhiều hơn lợi", thậm chí càng làm tăng sức mạnh cho Moscow.

Bất cứ điều gì xảy ra với động cơ tên lửa đẩy Delta sẽ khiến Mỹ rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trong việc đưa các vệ tinh cảnh báo tấn công bằng tên lửa và vệ tinh do thám lên quỹ đạo, vốn giúp Lầu Năm Góc theo dõi sát sao các hoạt động của quân Nga.

Vì vậy, lý do Quốc hội Mỹ lại muốn làm đã được giới phân tích e ngại, rằng cũng là điều Moscow đang hướng tới, là loại bỏ bớt các động cơ tên lửa đẩy quan trọng sống còn đối với Mỹ trong việc tiếp cận không gian ?

4. Tên lửa không tự sinh ra, phải mất nhiều thời gian, tiền bạc mới làm ra được

Rocket, tên lửa hay hoả tiễn là khí tài mà giới quân sự chẳng lạ gì. Nói cách khác, tên lửa đẩy không phải tự nhiên sinh ra mà có mà phải mất nhiều thời gian mới chế tạo được.

Nếu các động cơ do Nga sản xuất bị cấm, Mỹ sẽ cần nhiều động cơ tên lửa đẩy Deltas hơn, ngân sách tốn nhiều hơn.
Chưa hết, Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để sản xuất các loại động cơ kiểu này, nhất là các dòng tên lửa công suất cao. Ngay cả Bộ quốc phòng Mỹ cũng chưa chắc khi nào thì các động cơ tên lửa đẩy Deltas mới sẽ được ra lò. Điều này không khả thi trong bối cảnh Mỹ đang rất cần như hiện nay.

Điều cuối cùng, nếu Mỹ vội vàng đưa ra quyết định cấm vận dùng động cơ tên lửa đẩy của Nga, thì chính Mỹ sẽ tự bắn vào chân mình, các vệ tinh quân sự của Mỹ có thể “đắp chiếu”, không thể phóng các vệ tinh quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, đốt thêm hàng tỷ đôla tiền thuế của người dân chỉ vì lý do không xác đáng, vội vã.

Vài nét về động cơ RD-180

RD-180 (РД-180, Ракетный Двигатель-180, Rocket Engine-180) là một động cơ tên lửa do Nga thiết kế và chế tạo. Có cấu trúc buồng đốt kép, hai vòi phun, sử dụng nhiên liệu hỗn hợp dầu hỏa/LOX. Hiện tại, RD-180 đang được sử dụng cho giai đoạn đầu của phương tiện phóng vệ tinh Atlas V của Mỹ.

Nguyên thuỷ, RD-180 có nguồn gốc từ dòng động cơ tên lửa RD-170/RD-171, từng được sử dụng cho thiết bị phóng vệ tinh Energia của Liên Xô, và hiện đang được sử dụng cho các phương tiện phóng Zenit của Ukrainian/Nga.

Một số thông số kỹ thuật chính: Năm sản xuất 1999 - 2014, hãng thiết kế NPO Energomash, hãng sản xuất NPO Energomash. Đây là dòng động cơ nhiên liệu lỏng phun LOX/RP-1.

Cấu hình hai buồng đốt, tỷ lệ vòi phun 36,87, lực đẩy (VAC) 4,15 MN, lực đẩy (SL) 3,83 MN, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 78,44, áp lực buồng đốt 26,7 MPa (3.870 psi). Công suất rocklet ISP (vac.) 338s (3,31 km/s) và (SL) 311s (3,05 km/s), thời gian đốt 270 giây. Kích thước dài 3.560 mm , đường kính 3.150 mm, trọng lượng khô 5.480 kg.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao...ua-nga-3307367/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 7 2016, 05:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #552

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ ngọt ngào: Giúp Ukraine thoát Nga, dân chúng bị siết

Mỹ ngọt ngào: Giúp Ukraine thoát nợ khí đốt Nga

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5-5 tuyên bố, chính Mỹ đã giúp Ukraine giảm thiểu sự lệ thuộc vào khí đốt Nga. Ông cho biết, chính quyền Washington rất hài lòng về việc Ukraine bắt đầu giảm mua lượng mua khí đốt từ Nga.

"… vào mùa đông năm ngoái, lần đầu tiên Ukraine đã nhận khí gas tự nhiên từ châu Âu nhiều hơn từ Nga. Điều này cho thấy Ukraine và châu Âu có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào con bài khí đốt của Moscow, nếu thực hiện một chiến lược cụ thể - ông Kerry nói.

Ngoại trưởng Mỹ đồng thời cũng đã bày tỏ quan ngại về công trình đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc-2" (North Stream). Theo lời ông John Kerry, Hoa Kỳ nhận thấy, dự án này "sẽ tác động tiêu cực đến Ukraine, Slovakia và các nước Đông Âu".

Kiev đã ngừng mua khí đốt của Nga từ ngày 25 tháng 11 năm 2015. Ukraine tiêu thụ khí đốt chung chuyển của châu Âu (cũng mua khối lượng tương đối lớn của Nga) và khẳng định giá mua thấp hơn so với Nga.

Tháng 2 năm nay, Công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine tuyên bố dừng mua khí đốt Nga, trong khi Moscow đã giảm giá cho Ukraine xuống dưới 180 USD/1.000m3, tuy nhiên Bộ Năng lượng Ukraine thông báo mức giá chấp nhận được phải là từ 160-170 USD/1.000m3.

Tuy nhiên, các chuyên gia vạch ra điểm vô lý từ việc Ukraine khẳng định là giá nhiên liệu mua từ châu Âu rẻ hơn của Nga. Họ cho biết, giá khí đốt Nga bán cho Ukraine là tương đối ưu đãi, trong khoảng 200USD/1000 mét khối, trong khi giá bán cho châu Âu vào khoảng 385USD.

Nếu các quốc gia châu Âu có thừa nhiên liệu giá rẻ để bán cho Kiev dưới giá 200 USD mà Moscow đã đưa ra thì chắc chẳng có nước nào khùng đến nỗi đi mua gas của Nga với cái giá đắt hơn gấp đôi là gần 400USD cả.


Còn Nga thì cho rằng, hiện Ukraine đang không có tiền nên phải cắt giảm lượng nhập khẩu nhiên liệu. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, vì lý do kinh tế suy thoái, nước này đã nhiều lần thúc giục châu Âu và IMF hỗ trợ tài chính để mua nhiên liệu của Nga.

Ngoài ra, rất nhiều xí nghiệp trước đây sử dụng khí đốt đã không còn hoạt động, cùng với việc dân chúng không dám dùng nhiều do giá khí đốt quá cao nên nước này đã tiêu thụ ít khí đốt hơn. Trước đây, Ukraine tiêu thụ 50 tỷ m3 khí đốt/năm, thì hiện con số này vào khoảng 35 tỷ m3.

Chỉ cần nhìn vào việc Ukraine buộc phải tăng giá nhiên liệu đối với dân chúng là có thể hiểu Kiev có được lợi gì từ việc mua khí đốt trung chuyển qua châu Âu hay không.

Ngày 27-4 vừa qua, Chính phủ Ukraine phê duyệt biểu tăng giá bán khí gas cho người tiêu dùng trong nước. Theo tính toán của các chuyên gia, việc ngừng mua khí đốt Nga đã khiến dân chúng nước này gánh thêm 100USD cho mỗi 1000m3 khí ga.

Theo đó, từ ngày 1/5 trở đi, Chính phủ Ukraine bãi bỏ mức giá ưu đãi nhiên liệu, khiến người dân nước này phải trả mức giá 6.879 hryvnia (275 USD) cho 1.000 m3 khí đốt, cao gần gấp đôi mức 3.600 hryvnia/1.000 m3 khí đốt được áp dụng từ tháng 10/2015 - khi vẫn còn mua khí đốt Nga.


Mỹ và IMF giúp Kiev thoát Nga hay đang siết dân chúng Ukraine?

Tân Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman giải thích, đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết cho nước này bởi mức giá trên là phù hợp yêu cầu của IMF. Theo thỏa thuận giữa Chính quyền Kiev với IMF, giá khí đốt trung bình dành cho người dân phải tăng thêm 285%.

Việc tăng giá khí đốt áp dụng cho người dân Ukraine sẽ dẫn tới tình trạng giá năng lượng sưởi ấm tăng tới 60% từ 652 hryvnia (26 USD)/Gcal (đơn vị đo nhiệt năng tại Ukraine, tương đương 1.163 MW) lên mức 1.041 hryvnia (41 USD)/Gcal.

Việc tăng giá khí đốt áp dụng cho người dân Ukraine sẽ dẫn tới tình trạng giá năng lượng sưởi ấm tăng tới 60% từ 652 hryvnia (26 USD)/Gcal (đơn vị đo nhiệt năng tại Ukraine, tương đương 1.163 MW) lên mức 1.041 hryvnia (41 USD)/Gcal.

Được biết, do giá khí đốt tăng, dẫn đến giá điện và nước nóng cung cấp cho người dân Ukraine cũng bắt đầu tăng từ ngày 1/4/2015. Lần tăng giá điện gần đây nhất - cũng là lần thứ tư kể từ năm 2014 - là ngày 1/3/2016 và tính đến thời điểm đó, giá điện tại Ukraine tăng trung bình 25% mỗi lần.

Theo lộ trình, người dân Ukraine sẽ phải đối mặt với 2 lần tăng giá điện nữa vào các ngày 1/9 tới và ngày 1/3/2017. Sau các lần tăng này, giá điện có thể tăng khoảng 300 - 400% so với mức năm 2014, tùy thuộc vào mức tiêu thụ.

Từ ngày 1/5/2015, giá nước cũng bắt đầu tăng theo lộ trình đến khi nào đạt mức tăng gấp đôi mới dừng lại.

Mặc dù chính quyền Kiev cho biết, việc bãi bỏ trợ giá và tăng giá bán chính là một trong những điều kiện để IMF tiếp tục cho nước này vay tiền thì có nghĩa là dân chúng nước này đã bị Nhà nước siết cổ, do những điều kiện của IMF và người bảo trợ sau lưng là Washington.

Việc đủ mọi loại tiền phí tăng lên trong khi nền kinh tế sup sụp, thu nhập quốc dân giảm xuống đã khiến đời sống của nhân dân nước này thêm khổ cực. Nhiều người không có tiển đã buộc phải cắt giảm các nhu cầu hết sức thiết yếu như nhiên liệu đun nấu, sưởi ấm, điện và nước nóng.

Theo lộ trình cải cách kinh tế của IMF đưa ra cho Ukraine, giá khí đốt của dân chúng nước này sẽ phải tăng lên tới 6 lần so với năm 2015 và hiện đã đạt mức gần gấp 3. Trong thời gian tới, cuộc sống của người dân nước này sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

Bàn về vấn đề này trong cuộc họp của Hội đồng Nhà nước tối cao Liên Bang Nga và Belarus hồi năm ngoái, Tổng thống Nga Putin bình luận rằng, cuộc cải cách kinh tế của Ukraine về hình thức thì có vẻ đúng đắn, nhưng về bản chất, đó là một sự bần cùng hóa người dân.

Ngân sách quốc gia Ukraine năm 2016 được xây dựng dựa trên dự thảo bộ luật thuế mới theo khuyến nghị của IMF. Trong đó, bao hàm các loại biện pháp tăng thuế, phí nhằm giảm trợ cấp của chính phủ, có nét tương đồng với những yêu cầu mà IMF và EU đã đặt ra với Hy Lạp.

Theo tuyên bố của Phó Tổng Giám đốc điều hành IMF David Lipton đưa ra cuối tháng 12 năm ngoái, nếu ngân sách của Ukraine không phù hợp với mục tiêu của chương trình trong năm 2016 và giai đoạn trung hạn, IMF sẽ ngừng các chương trình viện trợ cho Kiev.

Điều bi hài là ở chỗ, phương Tây ép Ukraine “thoát Nga” toàn diện, biến 2 nước trở thành kẻ thù không đội trời chung, nhưng trong khi đó, mặc dù tuyên bố hùng hồn về “trừng phạt, cấm vận Moscow”, thì các ông lớn như Đức, Anh, Pháp... vẫn mua khí đốt Nga đều đều, còn Mỹ vẫn mang dolars biếu Nga để đổi lấy những gì mà mình không thể làm được.


Như vậy thì việc Ukraine tiếp tục mua khí đốt giá rẻ của Nga thì có sao đâu? Việc gì chính quyền nước này phải đưa ra những hành động cực đoan như vậy? Cơ bản là vì với tiêu chuẩn kép của phương Tây, Kiev chỉ là con tốt trên bàn cờ chống Nga và mọi hậu quả sẽ đổ xuống đầu người dân đen Ukraine!



http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...i-siet-3307679/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 7 2016, 05:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #553

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiep dinh TTIP My-EU


TTIP được coi là công cụ để Mỹ kiểm soát các quy tắc thương mại toàn cầu song đang gặp khó với châu Âu.

Pháp đi đầu

Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây bất ngờ tuyên bố “sẵn sàng ngăn chặn Hiệp định Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP)”.

Tuyên bố được đưa ra sau khi tổ chức Greeenpeace công bố tài liệu mật đàm về hiệp định do Mỹ và châu Âu đang thương thuyết, trong đó có nội dung bất lợi cho châu Âu.

Có ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến ông Hollande đưa ra tuyên bố cứng rắn là do Mỹ không nhượng bộ trên các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi của Pháp, đặc biệt là về nông nghiệp.

Còn tờ Le Figaro được cho là có quan điểm đối lập nhận định rằng ông Hollande đã nắm bắt thời cơ này để làm hòa với các đảng bảo vệ môi trường lâu nay chống TTIP và nhất là để chiều theo phần đông công luận lo ngại các chuẩn mực xã hội và môi trường thiên nhiên của Pháp sẽ bị hạ thấp khi mở rộng cửa buôn bán với đồng minh Mỹ.

Theo Le Figaro, thực chất phản ứng cứng rắn của Tổng thống Pháp chỉ để phục vụ nhu cầu chính trị quốc nội, bởi Brussels đã được 28 thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủy nhiệm đàm phán và cho dù bị ít nhiều công luận trong nước phản đối, chính phủ 3 nước lớn là Đức, Anh, Italy vẫn muốn đạt được TTIP.

Điều Pháp lo ngại nhất là nếu không đưa được những chuẩn mực của châu Âu bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường vào Hiệp định thương mại với Mỹ, mà còn bị Mỹ áp đặt ngược trở lại, thì sẽ là tai họa đối với sức khỏe người dân châu Âu.

Tờ La Croix của Pháp đặt câu hỏi phải hiểu như thế nào về lời tuyên bố của Tổng thống Hollande. Theo tờ báo, đây là chiến thuật quen thuộc của ông Hollande khi đưa ra một thông điệp tiêu cực để chinh phục cảm tình của người dân Pháp còn hoài nghi về sự toàn cầu hóa kinh tế.

Như vậy, ông Hollande vừa ghi điểm trong công luận Pháp, vừa không làm mất lòng các đối tác quốc tế, bởi trước mắt chưa thể kết thúc đàm phán TTIP. Đáng chú ý, tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh cuộc vận động tái tranh cử tổng thống của ông Hollande đang nóng lên.

Trước đó, hôm 3/5, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương, Xúc tiến Du lịch và Người Pháp ở nước ngoài Mattias Fekl, người đại diện cho Pháp tại các cuộc đàm phán, đã quy trách nhiệm cho Washington về việc để hiệp định rơi vào bế tắc, và cho rằng khả năng dễ xảy ra nhất là các bên tạm ngừng đàm phán hiệp định này.

Ông nhấn mạnh với ảnh hưởng của Pháp trong EU, “không thể có một thỏa thuận mà không có Pháp, và càng không có khả năng diễn ra một thỏa thuận chống lại Pháp”.

Mâu thuẫn chính

TTIP được kỳ vọng là một thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu.

Nếu được hoàn tất, hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13 triệu việc làm.

Có ý kiến cho rằng TTIP là một trong những công cụ để Mỹ tái khẳng định quyền kiểm soát các quy tắc thương mại toàn cầu trong một mạng lưới các thỏa thuận đầy tham vọng.

Cả EU và Mỹ đều tham vọng đẩy nhanh việc đàm phán với hy vọng có thể hoàn tất TTIP trong năm nay, trước thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ.

Các cuộc đàm phán về TTIP được khởi động từ tháng 7/2013 nhưng sau đó bị trì hoãn do phía châu Âu phản đối các điều khoản liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư mà phía Mỹ đưa ra, trong đó cho phép các công ty tư nhân có thể khởi kiện chống lại các hành động của chính phủ làm hại đến các khoản đầu tư của họ.

EU lo ngại các công ty đa quốc gia của Mỹ sẽ sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - Nhà đầu tư (ISDS) để thách thức các luật lệ về thực phẩm, lao động và môi trường của EU.

TTIP càng khó trở thành hiện thực sau khi tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tiết lộ nhiều chi tiết xung quanh các cuộc thương lượng kín giữa Mỹ và châu Âu, làm gia tăng sự hoài nghi ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Ngày 2/5, trang mạng của tổ chức này công bố một tài liệu gồm 248 trang, với nội dung của 13 trên tổng số 17 chương của thỏa thuận.

Dự thảo này là văn bản có trước vòng đàm phán thứ 13, vừa diễn ra tại New York hồi tuần trước, và phơi bày những bất đồng sâu sắc giữa Washington và Brussels sau gần 3 năm đàm phán.

Mỹ và EU đã ngay lập tức phản bác thông tin từ Greenpeace, cho rằng tổ chức này đã cung cấp những tài liệu gây “hiểu nhầm” và “sai lệch”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng với những diễn biến mới, khả năng thành công của hiệp định này dường như ngày một xa vời.

Mỹ và khối EU gồm 28 nước muốn xây dựng TTIP để dỡ bỏ các rào cản thủ tục và thuế quan nhằm tự do hóa hoạt động thương mại và đầu tư.

Hai bên phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ việc tiếp cận thị trường cho tới khai thác lĩnh vực dịch vụ của EU và cải thiện khả năng tiếp cận của EU đối với các dự án mua sắm công của Chính phủ Mỹ.

Lựa chọn thất bại

Sau vòng đàm phán thứ 13 tại New York hôm 29/4, cả hai bên đều khẳng định đã đạt được tiến triển, song thực tế không như vậy. “Người bảo vệ” TTIP ở Mỹ là Tổng thống Obama sắp rời Nhà Trắng. Trong khi đó, người kế nhiệm ông có thể sẽ kém hào hứng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động tự do thương mại- một vấn đề đang đánh mất sự ủng hộ của dư luận do lo ngại về nguy cơ mất việc làm.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, châu Âu cũng phải đối mặt với những rào cản chính trị nhạy cảm bởi hoài nghi đang gia tăng trong dư luận về việc thỏa thuận này có thể sẽ được xây dựng theo hướng có lợi cho các tập đoàn kinh doanh lớn mà phớt lờ những nguyên tắc về sức khỏe con người và môi trường sinh thái.


Giới phân tích nhận định nếu không được ký kết dưới thời Chính quyền Tổng thống Obama, việc định đoạt thỏa thuận có thể sẽ bị hoãn lại tới sau các cuộc bầu cử khác ở châu Âu trong năm 2017.

Trong năm 2017, cả Đức và Pháp đều sẽ tiến hành tổng tuyển cử và các cuộc tranh cãi về TTIP hiện đang rất nóng, tới mức nhiều người cho là các ứng cử viên sẽ tận dụng đây làm một đề tài trong chiến dịch tranh cử của mình.

Các nhà lãnh đạo Pháp đã thể hiện những nghi ngại về hiệp định thương mại tự do này, nhất là sau khi cả Thủ tướng Manuel Valls và Tổng thống Fancois Hollande đều cam kết phản đối mọi thỏa thuận không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sức khỏe, môi trường và quy định của ngành nông nghiệp Pháp.

Đức cũng gia tăng các áp lực của mình, cho rằng thỏa thuận có thể “sẽ thất bại” nếu Washington vẫn không nhượng bộ trong các cuộc đàm phán kéo dài.

Không chỉ vậy, khả năng Anh rời EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 cũng đang đe dọa thành công của các cuộc đàm phán về TTIP.

Trong khi đó, việc Greenpeace công bố các thông tin về sự bất đồng sâu sắc giữa các bên đàm phán có thể khiến dư luận tiếp tục quay lưng với thỏa thuận này.

Sau khi các tài liệu rò rỉ xuất hiện, nhóm môi trường Sierra Club của Mỹ đã tuyên bố phản đối hiệp định, cho rằng thỏa thuận “đang đi sai hướng và có thể đưa chính sách thương mại của Tổng thống Obama trở thành một sai lầm”.

Nhóm hoạt động xã hội Public Citizen ở Washington cho rằng các thông tin bị rò rỉ cho thấy nếu được ký kết, TTIP sẽ tạo ra những điều khoản về thương mại và kinh doanh “hạn chế, kìm hãm, hủy hoại và phá hủy các quy tắc của châu Âu”.

Vụ rò rỉ thông tin vừa qua không phải là thách thức đầu tiên mà quá trình đàm phán TTIP gặp phải. Thỏa thuận này từng bị ảnh hưởng đáng kể bởi bê bối nghe lén và giám sát thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Để cứu vãn tình hình, các bên đàm phán có thể giảm bớt tham vọng đối với thỏa thuận, nhưng một TTIP ít tham vọng hơn cũng đồng nghĩa với sự thất bại hoàn toàn.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...oat-my-3307627/
(@click here)


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 7 2016, 05:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #554

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tin nay chac chan tac dong lon den tinh hinh nang luong va chinh tri the gioi nhung thap ky toi

"Rosneft" xuất khẩu lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng đầu tiên
"Rosneft" đã thực hiện lần xuất khẩu đầu tiên trong lịch sử cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình (LNG) cho Ai Cập theo hợp đồng với Egyptian Natural Gas Holding Company, văn phòng báo chí của công ty Nga cho biết hôm thứ Sáu.

Khí thiên nhiên hóa lỏng đã được chuyển bằng tàu chở dầu Golar Ice tới cảng Ain Sokhna. LNG đã được mua trên thị trường quốc tế theo hợp đồng đã ký trong tháng 8 năm 2015 giữa Rosneft Trading SA và Egyptian Natural Gas Holding Company.

Đây là lô hàng LNG đầu tiên được "Rosneft" xuất khẩu.

Trong thông cáo báo chí của "Rosneft" đã lưu ý rằng những thay đổi về cấu trúc trong thị trường LNG toàn cầu mở ra triển vọng lớn cho việc tăng cường tiềm năng của Rosneft Trading SA.

Trong kế hoạch của "Rosneft" có hai dự án LNG — "LNG Viễn Đông" (cùng với Exxon Mobil) và "Pechora LNG" (cùng với nhóm "Alltech"). Hiện đang thảo luận khả năng cung cấp khí đốt cho Ấn Độ.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016050...l#ixzz47v0MJXvz


“AvtoVAZ” đẩy mạnh đàm phán để cung cấp ô tô đến Việt Nam
"AvtoVAZ" của Nga đang xúc tiến đàm phán với một số công ty Việt Nam về việc tổ chức cung cấp xe Nga đến đất nước đối tác, - như ông Maxim Golikov đại diện thương mại Nga tại Việt Nam cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ông lưu ý rằng việc ký kết Hiệp định thương mại tự do, và tiếp đó là các Giao thức về việc thành lập xí nghiệp lắp ráp xe tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các công ty và cơ quan của Việt Nam.

"Có trông đợi rằng những dự án này có thể trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực gia tăng nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Tính đến sự mất giá của đồng rúp, cũng là yếu tố gia tăng sự quan tâm đáng kể đến việc cung cấp những chiếc xe Nga mới với "AvtoVAZ", — ông Golikov nói.

"Hiện thời đang tiến hành các cuộc đàm phán sơ bộ giữa "AvtoVAZ" và hàng loạt công ty Việt Nam. Đây không phải là giao dịch thương mại đơn giản, cần có các đối tác tại Việt Nam, có thể đảm bảo cả nghiên cứu và tiếp thị, cũng như tạo lập mạng lưới đại lý, và cung cấp những dịch vụ hậu mãi. Đó phải là những cơ sở có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này", — đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam giải thích.




Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...l#ixzz47v0Zs6wu


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 10 2016, 07:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #555

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nga – TQ tập trận về phòng thủ tên lửa chiến lược, điều này cũng dễ hiểu về mặt địa lý vi hai nước này tạo thành một lục địa mênh mông, và điều này cũng nói rõ ràng rằng vào thời điểm hiện tại có một liên minh Nga-Trung, liên minh này sẽ tồn tại vì cả hai đều có mâu thuẫn với Mỹ. Như vậy việc Nga ủng hộ TQ “vô điều kiện” là hiện thực trước mắt. Hiện tại chỉ có Mỹ-Canada là có kiểu phòng thủ chung này. Việc Nga-Trung làm điều đó, đã ghi nhận sự quan trọng của hai bên với nhau. Tất nhiên thế yếu thuộc về Nga.
Theo ông Daniel Russels (trợ lý ngoại giao Mỹ), trả lời phỏng vấn báo VN lề phải nhân chuyến thăm sắp tới của Obama, ông ấy nói rằng “VN không phải lo lắng gì khi Mỹ thay tổng thống”. Nếu theo lập luận của ông ấy, thì rõ ràng là VN không có gì phải lo thật, vì Mỹ quan tâm đến hai điều:
1- Nhân quyền theo kiểu Mỹ, tức là dùng nhân quyền như con bài để can thiệp chính trị, giống như ngày xưa thực dân Pháp để xâm lược VN dùng con bài Thiên chúa giáo.
2- Mỹ quan tâm tới vấn để địa chính trị, nhằm khẳng định sự hiện diện của mình ở ĐNA và ở biển Đông.
Như vậy can thiệp vào nội tình VN , Mỹ không từ bỏ, hiện diện ở châu Á cũng không. Nói như thế thì tổng thống Mỹ nào chẳng nhằm vào những điều đó. Còn gì mà nói nữa.
Khi VN ký TPP, trong đó đã có điều khoản mà VN chấp nhận, đó là thành lập hội đoàn tự do để bảo vệ người lao động (theo ý nghĩa tốt), nhưng nó cũng là cái cửa để dẫn đến các can thiệp chính trị kiểu như ở UK. Đổi lại việc đó, VN tất nhiên phải được lại quả điều gì đó. Điều gì đó này là dỡ bỏ cấm vận vũ khí, để cho quan hệ VN-Mỹ hoàn toàn bình thường. Người ta trông chờ Obama sẽ làm điều đó. Và ông ta cũng ở vị thế để có thể làm điều đó, vì đã ở cuối nhiệm kỳ, lúc mà Tổng thống Mỹ có thể quyết định những điều chiến lược. Nhưng có vẻ điều này sẽ không xẩy ra. Nếu việc này không được làm, thì có nghĩa là Mỹ chỉ muốn lợi dụng VN một cách trắng trợn để hưởng lợi. Và kịch bản UK với VN vẫn còn nguyên vẹn.
Trong cái khung quốc tế như vậy, thì VN chỉ có cách là trung lập, nâng cao sức mạnh của chính mình. Còn việc tìm một đồng minh dạng tin cậy để chống lưng là điều không thể có. Và thế giới ngày nay cũng không có điều kiện để làm điều đó. Đây là một thay đổi rất lớn về tư duy. Phải trở lại những ngày cách mạng tháng 8, thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ mới có cái tư duy ấy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 11 2016, 05:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #556

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có bài viết này, phỏng vẫn 1 chuyên gia VN về kinh tế vĩ mô Nga, Mỹ. Vì lý do chủ đề thì có lẽ nên tập trung vào Nga. Gần đây ông Trump trấn an dân Mỹ về nợ, bảo rằng Mỹ k thể vỡ nợ vì in được tiền. Lần đầu tiên có ứng cử viên tổng thống thật thà vậy. Nếu ông ta mà trúng cử thì thú vị đấy. Việc nói ra này vừa khẳng định vị thế Mỹ, nhưng đồng thời cũng khẳng định mối lo về nợ quá cao ở Mỹ đã xuất hiện

Chuyên gia Việt chứng minh sức mạnh kinh tế của Nga-Mỹ
(Thị trường) - Kinh tế Mỹ khó suy thoái song để đẩy kinh tế Nga sa vào khủng hoảng cũng không phải dễ dàng.


Đó là nhận định của TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam với Đất Việt trước những nhận định về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khủng hoảng của kinh tế Nga.

PV: - Nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ, tỷ phú Jim Rogers nhận định rằng, nền kinh tế Nga đang trải qua giai đoạn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ sẽ còn phải đối mặt với sự suy thoái. Trước đó, nhà đầu tư này cũng dự báo khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong vòng một năm tới là 100% bởi theo ông, cứ mỗi chu kỳ 4-7 năm, nước Mỹ lại phải trải qua suy thoái, bất luận bởi nguyên nhân gì.

Ông bình luận như thế nào về những nhận định của nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang được đánh giá có dấu hiệu phục hồi khả quan? Theo ông, cơ sở nào để ông Rogers đưa ra những nhận định như vậy?

TS Lê Xuân Sang: - Trước khi đi vào chi tiết, cần khẳng định rằng việc dự báo chính xác về suy thoái, đặc biệt là khủng hoảng tài chính rất khó. Chính vì thế, hàng trăm năm qua, các loại hình khủng hoảng tài chính vẫn cứ diễn ra, đặc biệt là khủng hoảng nợ công; các nước vẫn chưa có được cách thức hữu hiệu để phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, dự báo khủng hoảng tài chính vừa được coi là khoa học vừa là nghệ thuật.

Có không ít ví dụ về tính chính xác thấp của dự báo khủng hoảng tài chính và triển vọng tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, GS Nouriel Roubini, ĐH New York từng dự báo chính xác khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ nhưng vài năm sau, ông lại có những cảnh báo, dự báo sai. Nhiều nhà khoa học lừng danh khác cũng có lúc đánh giá, dự báo sai về triển vọng tăng trưởng và dự báo khủng hoảng, suy thoái. Chẳng hạn, nhà kinh tế học từng đoạt giải thưởng Nobel là Paul Krugman, cũng dự báo sai về triển vọng tăng trưởng của các nước Đông Nam Á. Một nhà kinh tế nhận giải thưởng Nobel khác cũng dự báo sai về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Maldives.

Trở lại với nhận định của nhà đầu tư tài ba Jim Rogers. Theo tôi biết, trả lời phỏng vấn của truyền hình Bloomberg ngày 4/3, ông cho rằng nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ là rất lớn, mặc dù nền kinh tế phục hồi khá mạnh. Lập luận đầu tiên của Rogers là nợ nước ngoài của Mỹ tăng mạnh. Lập luận khác của Rogers là sự đình trệ/suy giảm về tăng trưởng của Nhật Bản và Trung Quốc có thể khiến đồng USD được mua vào nhiều khiến đồng USD tăng giá, từ đó, hình thành bong bóng về đồng tiền này. Rogers đã khuyên các nhà đầu tư Mỹ mua vào và nắm giữ USD.

Cá nhân tôi đồng ý một phần với hai lập luận của nhà đầu tư này. Nợ công tăng mạnh là một trong những nguyên nhân có thể gây ra khủng hoảng nợ công. Với điều kiện các nhân tố khác giữ nguyên, tỷ giá tăng có thể làm giảm tính cạnh tranh hàng hóa của nền kinh tế nước này.

Tuy vậy, khả năng xảy ra một trong 4 loại hình khủng hoảng tài chính tại Mỹ trong 3-5 năm tới là tương đối nhỏ. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 2008 tại Mỹ về bản chất là khủng hoảng ngân hàng, xuất phát một phần từ việc giám sát nợ xấu, đặc biệt là nợ dưới chuẩn (subprime debt) không theo kịp so với việc áp dụng những sáng tạo tài chính (financial innovations) cụ thể là công cụ phái sinh, chứ không không liên quan đến nợ công. Nợ xấu này liên quan đến nợ gia đình, nợ bất động sản được chứng khoán hóa (ví dụ MBS) đã biến thành con virus lây nhiễm rất nhanh giữa các tổ chức tài chính – ngân hàng ở Mỹ và lan sang những nước có quan hệ gần gũi về mặt tài chính với Mỹ như châu Âu.

Thời gian qua, nợ công, nợ nước ngoài của Mỹ tăng rất mạnh. Nợ chính phủ tăng rất mạnh, từ mức tương đương 87% GDP năm 2009 lên 104% GDP (tháng 12/2015). Thâm hụt ngân sách tăng mạnh, tương đương 2,5% GDP. Nợ nước ngoài đã tăng từ mức 5,2 ngàn tỷ USD cuối năm 2014 lên 7,5 ngàn tỷ tính đến tháng 1/2016 (theo Ngân hàng thế giới -WB). Đây chỉ là một nguy cơ thôi, còn để xảy ra khủng hoảng nợ công, nợ nước ngoài phải có nhiều nhân tố đồng thời xảy ra và kích hoạt lẫn nhau.

Trong lịch sử 200 năm gần đây, khủng hoảng nợ công thường diễn ra nhiều nhất ở châu Mỹ La tinh (nhất là Argentina) và nhiều nước Tây Âu phát triển (ví dụ Đức, Áo, Bồ Đào Nha,..). Nguyên nhân khủng hoảng nợ công cao thường do vay nợ quá nhiều (có phần xuất phát từ chủ nghĩa dân túy – populism), trong khi khả năng phục vụ nợ kém, nhất là khả năng giám sát, quản lý nợ công yếu kém.

Tại Mỹ, trong lịch sử và hiện nay các nhân tố này không hiện diện tất cả. Thêm vào đó, Mỹ không có truyền thống bị khủng hoảng nợ/vỡ nợ công, chưa kể đến quốc gia này có đồng USD có quyền đặc hữu của đồng tiền quốc tế - vị thế độc tôn và hỗ trợ đáng kể cho sức chịu đựng nợ công, nợ nước ngoài.

Khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng Mỹ trong 3-5 năm nữa cũng thấp. Sau khủng hoảng 2008, chính phủ Mỹ đã cải cách khá sâu, rộng hệ thống giám sát tài chính; đặc biệt họ chuyển từ Basel 2 sang Basel 3 với những biện pháp rất đặc thù để giảm rủi ro hệ thống, kể cả hệ thống chuẩn mực kế toán và trong hành xử đối với các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc gia. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản cũng đã tốt lên nhiều, tăng trưởng GDP (theo năm) và việc làm phục hồi ngoạn mục. Lòng tin của nhà đầu tư đã phục hồi rất tốt (chỉ số cổ phiếu hiện nay đã tăng hơn gấp đôi so với lúc xảy ra khủng hoảng 2008).

Tuy vậy, một số chỉ báo về an toàn vĩ mô vẫn chậm được cải thiện song chưa đáng lo ngại. Ví dụ, theo số liệu của Trading economics, tính đến tháng 3/2016, thâm hụt cán cân vãng lai vẫn tăng (tương đương -2,7% GDP); thâm hụt thương mại của Mỹ ở mức 4,7 tỷ USD. Đáng lưu ý là tăng trưởng (dương) GDP theo quý từ năm 2014- 2015 lại hầu như giảm dần từ đầu năm đến cuối năm và quý 1năm 2016 lại rất thấp. Đây có thể là yếu tố được Rogers đưa ra nhận định về suy thoái kinh tế Mỹ.

Đánh giá chung, phần lớn các chỉ dấu ổn định kinh tế - tài chính của kinh tế Mỹ được cải thiện khá rõ. Do đó, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế và sa vào khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn và trung hạn là thấp. Điều này cũng trùng hợp với nhiều phân tích của nhiều chuyên gia của Wall Street. Tuy vậy, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tự thân (self-fulfilling crisis) tuy rất thấp, song có thể xảy ra, nhất là khi Chính phủ Mỹ có những “bất cẩn” trong quản lý kinh tế - tài chính vĩ mô.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ch...nga-my-3307970/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 11 2016, 05:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #557

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.337
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.842$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sao kiều hối vào Nga lại tăng nhỉ? Chẳng lẽ Nga kiều gửi tiền về nước????


PV: - Trong 2 năm qua, kinh tế Nga vô cùng khó khăn do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây và giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga đã xác định đây cũng là cơ hội để Nga cải cách, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đặc biệt là trong nông nghiệp, du lịch. Liệu đây có phải là nền tảng để nước Nga có một thị trường ổn định và trở thành một nền kinh tế có triển vọng đầu tư, có thể trụ vững trong tương lai mà không hề bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu?

TS Lê Xuân Sang: - Đối với kinh tế Nga lại có nhiều điểm thú vị khác. Tôi đồng ý với một số nhà phân tích rằng, Nga có rất ít điểm yếu, xét về các chỉ tiêu an toàn tài chính.

Nga khác rất nhiều nước đang chuyển đổi khác, đó là trong thời gian cấm vận, khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu như tất cả các chỉ số an toàn tài chính vĩ mô lại tốt lên; trong khi đó, các chỉ số tăng trưởng về GDP, việc làm, xuất khẩu, thu ngân sách kém đi. Theo số liệu của IMF, WB và Trading economics, nợ chính phủ/GDP của Nga rất thấp: tính đến tháng 12/2014 chỉ tương đương 18% GDP trong khi Mỹ là 104% GDP. Cán cân thương mại liên tục thặng dư, dao động trong khoảng 7-15 tỷ USD dù bị Mỹ và các nước EU cấm vận. Cán cân vãng lai cũng luôn thặng dư, tương đương 3-10% GDP trong khi những chỉ số này của Mỹ là âm và ngày càng tồi đi.

Thêm vào đó, động thái đáng lưu ý là trong bối cảnh bị cấm vận, luồng vốn vào Nga vẫn thặng dư (ròng vào 17-27 tỷ USD ); trong khi trước đó, ngay sau khi Nga bị áp đặt lệnh cấm vận, luồng vốn này bị chảy ra ngoài mất 43 tỷ USD (tháng 1/2015). Nợ nước ngoài của Nga vào cuối năm 2015 là 732 tỷ USD, lúc tốt nhất là 515 tỷ USD, song chỉ tương đương 1/3-1/4 GDP của Nga. Cần lưu ý rằng Nga là nước “thừa hưởng” gánh nợ nước ngoài khoảng 250-300 tỷ USD lúc Liên Xô sụp đổ, tuy nhiên, đến bây giờ mức nợ của họ tương đối thấp như tôi đã nói.

Dự trữ quốc tế của Nga cũng được cải thiện. Dự trữ vàng của Nga tăng mạnh (1.414 tấn tháng 12/2015); dự trữ ngoại hối được cải thiện đáng kể, tại tháng 3/2016 là 387 tỷ USD. Bên cạnh đó, kiều hối tăng liên tục bổ sung vốn vào, luôn chiếm 4-5 tỷ USD.

Lưu ý là yếu tố có thể dẫn đến rủi ro khủng hoảng ở Nga là khả năng tấn công tiền tệ (đồng RUB) đã qua. Trong khi Trung Quốc mất khoảng 800 tỷ USD để giữ giá đồng Nhân dân tệ thì Nga chỉ hao hụt khoảng 40-50 tỷ USD chủ yếu do họ tăng lãi suất lên để hạn chế lạm phát và bảo vệ đồng RUB và ngăn đào thoát vốn. Hiện dự trữ ngoại hối khá cao, đồng tiền ổn định và đang tăng giá mạnh. Tuy vậy, cái giá phải trả là mức lãi suất huy động vốn khá cao, khiến khả năng phục hồi kinh tế bị hạn chế và có thể tăng nợ từ khu vực doanh nghiệp.

Nông nghiệp, nhân tố mới của Nga, nhờ cấm vận đã được cải thiện khá mạnh, xuất khẩu ngày càng tăng, đóng góp vào GDP năm 2015 tương đương 1/2 công nghiệp khai khoáng và ngày càng tăng, phản ánh năng lực nội sinh của Nga được cải thiện.

Vốn FDI vào Nga gần đây giảm vì cấm vận nhưng không phải quá tồi. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể. Chỉ số Thuận lợi Kinh doanh (The Ease of doing business Index) đã tăng từ mức xếp hạng là 124 (năm 2010) lên thứ hạng 51 (năm 2015) và tháng 3/2016 đứng vị trí 40. Sáng tạo công nghệ của Nga, đặc biệt công nghệ quân sự được đánh giá ngày càng cao (gần đây đứng thứ 12 thế giới).


Như vậy, xét về hầu hết chỉ số an toàn tài chính quốc gia, hiện kinh tế Nga không đến nỗi quá bi quan như nhận thức của nhiều người. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế, ngân sách của họ khá dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài.

Cấm vận kinh tế từ các đối tác quan trọng nhất (châu Âu, Mỹ) và giá dầu giảm mạnh đã khiến tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể (sản xuất dầu thô chiếm 15-16% GDP, trên 50% thu ngân sách và trên 70% kim ngạch xuất khẩu). Chính sách lãi suất cao tuy giúp kiềm chế lạm phát và duy trì dự trữ ngoại hối quốc gia song lại đổ gánh nặng kinh doanh lên khu vực doanh nghiệp, cùng với cấm vận đã khiến khu vực này khó khăn trong sản xuất. Cũng nên lưu ý là, trong bối cảnh cấm vận và giá dầu giảm mạnh, GDP theo quý (tính theo đồng RUB) của Nga đã cải thiện dần từ năm 2015 đến quý 1/2006.

Trong lịch sử vài ba trăm năm lại đây, nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, cùng với tính cách là “hiệp sỹ” của nhiều giới lãnh đạo Nga (“hiệp sỹ” là lời của Joseph Stiglitz đối với hành động của Putin ở Syria) và “tấm lòng nhân hậu Nga” (lời “tự phong” của Nga) là các nhân tố chính yếu khiến nỗ lực thoát khỏi “lời nguyền tài nguyên”, tái cơ cấu kinh tế bị thất bại và các hành động quốc tế mang thường đặt lợi ích chính trị cao vượt trội lợi ích kinh tế đơn thuần, thậm chí do vậy bị cô lập hoặc cấm vận trên trường quốc tế.

Việc bị cô lập, cấm vận khiến tăng trưởng kinh tế khó khăn, đóng kín, thường hướng tới tự chủ, tự cung-tự cấp và trì trệ; các trao đổi tri thức, công nghệ, ý tưởng, vốn bị hạn chế. Vòng luẩn quẩn giữa 4 yếu tố: Can dự các cuộc chơi quốc tế lớn - Cấm vận - Nền kinh tế thiếu hiệu quả - Dựa dẫm vào tài nguyên thiên nhiên... đã khiến Nga khó đạt được và trụ vững những ngôi vị hàng đầu về kinh tế. Tình trạng này không chỉ xảy ra từ thời nước Nga Xô viết mà bắt đầu từ khi nước này trở thành cường quốc khu vực mấy trăm năm trước.

Cần lưu ý là “sức mạnh” của đợt cấm vận hiện tại của Mỹ và châu Âu đối với nền kinh tế Nga là không lớn so với các đợt giảm giá dầu trước đây. Nếu vào thời kỳ khủng hoảng dầu hỏa những năm 1970, Nga/Liên Xô gần như bị cô lập với các nước tư bản/kinh tế thị trường; trong khi đó, nền kinh tế kế hoạch tập trung nước này lúc đó đã không còn hiệu quả trong khi phải “cõng” các nước đồng minh yếu kém, kể cả Trung Quốc.

Khoảng 2 năm trở lại đây, Nga cũng bị cô lập, bị “đánh hội đồng” nhưng vị thế Nga đã khác: Nga là nền kinh tế thị trường và mở với thu nhập của người dân Nga vào dạng giữa nước thu nhập trung bình cao và nước thu nhập cao (tùy vào từng năm), và có các đối tác kinh tế mạnh, nhất là các nước BRICS, nhất là Trung Quốc. Việt Nam thời nay là đối tác kinh tế quan trọng có thể hỗ trợ Nga trong việc đa dạng hóa thị trường, vượt qua cấm vận.


Đợt cấm vận này cũng khác với thời khắc 1998, khi Nga tuyên bố vỡ nợ bởi lúc đó dầu giảm quá sâu (8 USD/thùng), nền kinh tế vốn ốm yếu vừa thoát ra khỏi đống vỡ vụn sụp đổ của Liên Xô và phải trả nợ của Liên Xô, trong khi lại xóa nợ cho nhiều nước khối xã hội chủ nghĩa khác. Từ năm 2000, nền kinh tế Nga đã tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với giá dầu tăng trong hơn một thập niên đã giúp nền kinh tế và sức mạnh ngân sách Nga hồi phục mạnh.

Trong tương lại 3-5 năm tới, khả năng Nga sa vào khủng hoảng tài chính hoặc lâm sâu hơn vào suy thoái kinh tế không phải là cao nếu xét theo tình hình cấm vận và xu thế sản xuất - giá dầu hiện nay. Tuy thế, khủng hoảng tự thân, như nhiều nước khác là vẫn có thể xảy ra, nhất là khi lòng tin kinh tế, chính trị sụt giảm mạnh bất chấp tình hình kinh tế.

Kịch bản có khả năng lớn nhất là tình hình chính trị quốc tế vẫn “cò cưa” như bây giờ, khi đó, cấm vận tuy có được nới lỏng hoặc giảm tác dụng song nền kinh tế Nga vẫn khó cất cánh và tiếp tục trì trệ. Tuy vậy, do hầu hết chỉ số an toàn tài chính của Nga đã cải thiện gần đây nếu sau này xấu đi thì cũng khó mà dẫn tới khủng hoảng tài chính ở nước này, ngoại trừ có biến cố chính trị lớn đối với nước Nga.

PV: - Nhân tố Trung Quốc vẫn luôn được nhắc tới như là cường quốc duy nhất có thể thay thế vị trí của Mỹ. Nếu xảy ra kịch bản kinh tế Mỹ suy thoái mạnh, liệu Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội như thế nào? Nga sẽ đứng ở đâu trong cuộc tranh hùng giữa các cường quốc này?

TS Lê Xuân Sang: - Trước khi Trung Quốc gặp khó khăn, nhất là trước khi họ thực hiện tự do hóa giao dịch đồng Nhân dân tệ, mọi yếu tố của Trung Quốc đều tương đối tốt và có nhiều dự báo rằng, trong giai đoạn 2025-2030, GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên, gần đây mô hình kinh tế của Trung Quốc gặp khó khăn, khó khăn ấy cùng với những nóng vội tự do hóa tài chính ra bên ngoài (quốc tế hóa Nhân dân tệ) trong bối cảnh trong nước và quốc tế nhiều bất trắc khiến tình hình kinh tế của Trung Quốc nan giải hơn rất nhiều.

Một động lực tăng trưởng rất tốt của Trung Quốc là Mỹ, do đó, nếu Mỹ khó khăn thì Trung Quốc cũng khó khăn. Tuy nhiên, lâu nay, Trung Quốc luôn tận dụng rất tốt thời cơ, xác định trong “nguy” có “cơ”, kể cả trong cuộc chơi với Nga-Mỹ. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn Mỹ khủng hoảng, châu Âu khó khăn, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội rất tốt bằng cách chiếm lĩnh thị trường, M&A,...

Đối với Nga, từ thế kỷ 17 đến giờ luôn trong top 10-15, có lúc khá hơn xét về sức mạnh kinh tế (GDP/GNP). Trước khủng hoảng, từng có những dự báo Nga sẽ từ vị trí 11 lọt vào top 5-6 đến năm 2030-2035; tuy vậy, thời gian tới dự báo rất khó. Thu nhập đầu người Nga gần đây (2015) gấp đôi Trung Quốc song chỉ bằng 1/6 của Mỹ, trong khi dân số chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc và gần 1/2 của Mỹ.

Dù sao Nga vẫn có những ưu thế mới trong tương lai, trước mắt là tài nguyên. Trong thế giới ngày càng chật chội, thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế mạnh cũ của họ lại được phát huy trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Trái đất nóng lên giúp việc khai khoáng, đánh bắt thủy sản thuận lợi hơn (kể cả trong lãnh thổ hiện hữu và Bắc cực); đồng thời, nó giúp nông nghiệp Nga phát triển, mở rộng diện tích, thời vụ gieo trồng. Riêng các yếu tố như tính năng động, cạnh tranh, sáng tạo công nghệ... rất khó nói vì chúng phụ thuộc nhiều vào ý chí chính trị của Nga, cách hành xử đổi với các vấn đề khu vực, toàn cầu; nỗ lực thoát “lời nguyền tài nguyên”, cách tham gia vào các điểm nóng khu vực và toàn cầu; cục diện chính trị, và nhiều yếu tố khác trong thời gian tới.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 11 2016, 05:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #558

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Về nước Nga. Điều đặc biệt của nước Nga là PNB của nó rất thấp so với tiềm năng thực tế của nước này. PNB của Nga chỉ cao hơn Thổ một chút, nhưng vị thế chính trị, ngoại giao (có quyền phủ quyết ở LHQ), cơ sở công nghệ (công nghiệp nặng, sản xuất vũ khí) thì tương đương với Mỹ. Tại sao lại thế ? bởi vì khi gia nhập vào toàn cầu hoá, thì quá trình toàn cầu hoá này được cấu trúc từ Mỹ và phương Tây để có lợi cho họ, vì thế tôi mới nói rằng toàn cầu hoá là cuộc xâm lược thuộc địa 3.0. Điều đó có nghĩa là sự gia nhập này của Nga chỉ có tác dụng với các nghành sản xuất nguyên liệu chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, còn ngược lại nhưng cơ sở công nghiệp nặng, sản xuất vũ khí thì bị cạnh tranh quyết liệt, vì phương Tây muốn tiêu huỷ chúng. Sự tiêu huỷ này thông qua một quá trình cạnh tranh thông thường, nhưng đồng thời cũng là một quá trình mà tác động chính trị rất lớn. Nói cách khác, Nga muốn bán vũ khí, giữ cái đế công nghệ thì phải chống phương Tây. Còn nếu theo phương Tây, thì dần dần sẽ thành một dạng thuộc địa cung cấp nguyên liệu kiểu các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ.
Hiện nay ngân sách của Nga 50% là thu từ dầu mỏ. Nên giá dầu hạ, thì ngân sách của Nga lao đao. Từ vấn đề ngân sách này sẽ dẫn tới vấn đề xã hội, cũng như quy mô mà Nga có thể tác động vào chính trường thế giới.
Từ đó nó dẫn tới vấn đề kỳ lạ nữa, đó là nếu Nga hoà với phương Tây, thì giầu xổi rất nhanh, có ngân sách nhiều hơn để làm chính trị thế giới, nhưng ngược lại thì đế công nghệ sẽ teo tóp. Làm chính trị thế giới làm gì nếu nhiệm vụ của nó không phải là mở rộng ảnh hưởng. Nếu mở rộng ảnh hưởng thì tất phải đối đầu với phương Tây. Mà đã đối đầu với phương Tây thì còn gì là hoà nữa.
Đây chính là cái mâu thuẫn của nước Nga. Cái mâu thuẫn này thực ra là do cái khung “toàn cầu hoá” của phương Tây đặt ra. Và cái khung này được thực hiện qua việc đồng đô la là thống soái, là đồng tiền dự trữ của thế giới, và Nga đã chấp nhận điều này khi Liên Xô tan. Mâu thuẫn của kinh tế Nga đã chỉ ra điểm tận cùng của cái khung toàn cầu hoá ở đâu. Đó là gia nhập toàn cầu hoá, thì sẽ là tay chân của phương Tây (chủ yếu là của Mỹ) ở điểm cuối cùng.
Khi Nga bị phong toả như hiện này, thì cái khung toàn cầu hoá được nhấc đi, vì nó trở thành một kiểu bảo hộ mậu dịch ngược, y như trường hợp VN bị embago Mỹ, kinh tế nội địa phát triển được nhưng nghèo. Chính vì thế cơ sở sản xuất nội địa của Nga lại ..mạnh lên về thực tế. Nhưng quy ra tiền thì lại yếu đi. Bởi ngân sách của Nga dồi dào khi giầu xổi, nên mặc dù kinh tế nội địa lành mạnh hơn, ngân sách của ông lại ít đi, làm ảnh hưởng tới quan hệ chính trị ngoại giao.
Kinh tế lành mạnh hơn, nhưng ông đã quen sống với nguồn tiền giầu xổi, thì không thể chịu được.
Nếu cứ tằng tằng thế này, thì Nga có thể “vạn lý trường trinh” mạnh dần lên không. Về nguyên tắc thì được. Nhưng ở đây Nga vướng phải một hằng số lớn đó là vấn đề dân số. Dân số Nga chỉ hơn VN có chút đỉnh, nên đây là yếu tố hạn chế để là siêu cường. Một điều nữa là kinh tế nội địa có thực chất, nhưng nó cũng cần phải có thị trường nước ngoài. Nga có vượt được qua ngưỡng cửa này không là một điều nữa. Vượt trong hoàn cảnh không bị bao vây đã khó, giờ lại càng khó hơn.Không kể đô la vẫn là đồng tiền quốc tế, thì cái khung kia vẫn không bị mất đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post May 12 2016, 09:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #559

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em xin phép khóa chủ đề vì nó đã dài hơn 50 trang.
Mời các bác mở chủ đề tiếp theo...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

56 Trang « < 54 55 56
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC