Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 5 > 

· [ ] ·

 Quốc Hội Vn Khóa Một Và Nhà Nước Pháp Quyền

Phó Thường Nhân
post Jan 20 2016, 10:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi đã đặt ra 3 câu hỏi. Và sẽ trả lời câu hỏi thứ 3 trước nhất. Vì để trả lời được câu hỏi 1 và 2, thì cách tiếp cận dễ dàng với tôi nhất là tìm xem trong lịch sử thế giới có ca nào như thế chưa, sự việc diễn biến như thế nào, từ đó có thể rút ra biện pháp phòng ngừa tức là trả lời được câu hỏi 1,2. Cách tiếp cận đó vừa có tính « duy vật lịch sử », vì lịch sử bao giờ cũng chính xác, không còn bị nhiễu loạn bởi tuyên truyền, tâm lý. Cách tiếp cận đó cũng là khoa học thực nghiệm. Trong khoa học thực nghiệm, người ta bao giờ cũng phải làm thí nghiệm để rút ra định luật, chứng minh, kết luận. Trong khoa học xã hội, người ta không thể lôi một xã hội ra làm thí nghiệm. Vậy xét những trường hợp đã tồn tại trong lịch sử cũng chính là một kiểu nghiên cứu thực nghiệm. Cách tiếp cận này thực ra cũng không có gì mới mẻ, vì đó là quan niệm lịch sử của đạo Nho, vốn rất thân thuộc với người Việt.
Trong lịch sử thế giới cũng có nhiều trường hợp đa nguyên chuyển thành đa đảng . Cái ví dụ cổ điển nhất là ở Anh. Phong trào công nhân Anh hội Fabian đã là cái đế để tạo ra đảng lao động Anh (Labour parti). Nhưng cái ví dụ này không điển hình cho VN, vì hệ thống chính trị Anh là hệ thống đại nghị tư sản, trong nguyên tắc nó đã là đa đảng.
Cái ví dụ gần với trường hợp VN nhất có lẽ là trường hợp Ba lan với công đoàn « đoàn kết » (Solidarnosc) vào những năm 80. Cái trường hợp này hơi cực đoan, vì những gì xẩy ra lúc đó có nhiều điểm khác với thế giới bây giờ. Nhưng bài học của nó có lẽ còn nguyên.
Câu chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 70, sau khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Đảng cộng sản Ba lan lúc đó mới làm một con tính như sau để phát triển đất nước. Họ nhận thấy rằng về mặt kinh tế, nhờ dầu mỏ Liên Xô bán với giá cho không, họ có lợi thế sản xuất (ví dụ đóng tầu) để xuất sang phương Tây lấy ngoại tệ mạnh. họ cũng tin tưởng rằng, Ba lan, nằm giữa các nước XHCN ở Đông Âu, không có biên giới với Tư bản , thì chính trị vững như bàn thạch. Với tư duy đó. Họ đã vay vốn ở phương Tây, để sản xuất xuất khẩu sang phương Tây, rồi từ đó mà trả nợ, phần lãi thì Ba lan được hưởng.
Phương Tây đồng ý cho Ba lan vay với điều kiện phải có công đoàn tự do. Ba lan chấp nhận với những lý do tôi nói ở trên, vì nó quá lời. Vay là kinh tế, điều kiện là chính trị.
Từ lý do đó mà công đoàn đoàn kết ra đời. Và không chỉ có nó hàng loạt hội đoàn « công nhân » cũng ra đời.
Công đoàn đoàn kết ra đời, đấu tranh cho quyền lợi của công nhân ở nhà máy đóng tầu Gdansk. Nhưng tất cả những nhà máy ở Ba lan là sở hữu tập thể, của nhà nước. Từ đó đấu tranh cho công nhân ở Gdansk cũng có nghĩa là đấu tranh chống..nhà nước. Đầu tiên là đòi quyền lợi cụ thể, rồi từ đó biến nó thành vấn đề chính trị và điều đó rất dễ dàng vì chủ sở hữu là nhà nước. Cụ thể là nhà nước. Chính sách cũng nhà nước. Đó là vấn đề đầu tiên. Hiển nhiên, cách giải quyết là thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi chính đáng của công nhân. Nhưng ở đây họ gặp phải hai vấn đề :
1- Công đoàn đoàn kết không phải đấu tranh cho công nhân. Nó chỉ lấy cớ đó thôi. Vì mục đích của nó là lật đổ chế độ. Vì thế một điều kiện được thoả mãn, thì điều kiện khác lại ra đời.
2- Nhà nước không thể thoả mãn được hết, bởi vì hiển nhiên nó không có đủ nguồn lực.
Cái điểm nguồn lực này chính là điều rất thú vị. Vì sao. Vì đồng thời với việc công đoàn đoàn kết « đòi quyền lợi » cho công nhân, thì ở những nhà máy này sản xuất đình trệ. Không những thế phương Tây nó cũng không mua hàng, trong khi ông vẫn phải trả nợ. Nguồn lực càng ngày càng giảm, trong khi đòi hỏi lại càng tăng. Ba lan cũng không thể trấn áp công đoàn này, vì nếu trấn áp, thì phương Tây sẽ xiết nợ, với lý do « không tôn trọng dân chủ ». Như vậy là trong đánh ra, ngoài đánh vào.
Như vậy tính toán, « ước mơ » của Ba lan phá sản. Đến lúc Ba lan quyết định phải phá, đó là lúc quyết định thiết quân luật. Thì phương Tây cũng nhân cớ đấy xiết nợ, đầy tình cảnh Ba lan vốn đã chẳng hồng hào gì đi vào suy xụp. Cái nhầm của Ba lan là đã đánh giá nhầm mục đích của phương Tây, cũng như đánh giá nhầm bản chất của những hội đoàn « tự do », rồi lại dựa trên cái nhầm ấy mà định hướng kinh tế.
Trong suốt những thập niên 80, đời sống ở Ba lan rất khốn khổ. Vì bao nhiêu giá trị làm ra đều phải đem đi trả nợ. Ngược lại cái cần câu cơm, đáng nhẽ được dùng để trả nợ, thì do ngón đòn « công đoàn tự do », cùng thái độ của phương Tây đã đẩy nó vào như cái thùng không đáy , chỉ có tiêu mà không có làm. Cũng cùng lúc đó, các nước Đông Âu khác, như Tiệp, Đức, Hung, .. thì không làm sao cả.
Như vậy là mắc bâỹ, mơ tưởng là đi lên mà đi giật lùi.
Cái bài học công đoàn đoàn kết này là gì : Nó có mấy điểm sau.
1- Đó là không có cơ chế quản lý công đoàn. Không có cách nào tác động vào bộ máy nhân sự của nó.
2- Đã để thành lập một dạng công đoàn chung chung, không gắn với một cơ sở sản xuất
3- Không kiểm soát được tài chính của nó.
Hai cái điều 1, 2 thì đã rõ. Cái điều 3 nghĩa là thế nào. Bình thường một công đoàn, nếu muốn để người công nhân sử dụng nó để bảo vệ quyền lợi thực sự của mình, thì người công nhân gia nhập công đoàn phải đóng lệ phí. Có đóng lệ phí thì người ta mới hướng ban trị sự của công đoàn vào những việc cụ thể bảo vệ công nhân. Tiền của công đoàn đoàn kết là do các tổ chức tình báo phương Tây tiêm vào. Và một nguồn vốn nữa của nó là do Vatican tài trợ bằngcách rửa tiền của Mafia Ý đem cho.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2016, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Công đoàn đoàn kết cho đến nay vẫn được coi là nhân tố « « đánh đổ CS » ở Đông Âu. Trong thực tế thì không hẳn như thế. Thể chế ở Ba lan đổ vì Liên Xô đổ. Chính vì thế, mà hiện nay ở Ba lan, có một cái tư duy (ví dụ của đảng PiS vừa lên nắm quyền) cho là chính công đoàn đoàn kết đã làm cho cải cách chính trị « đa nguyên đa đảng » ở Ba lan không triệt để, bời vì công đoàn này đã ký thoả ước với Đảng CS Ba lan để thành lập một chính phủ « cứu quốc » do Công đoàn này lãnh đạo. Nhưng tiếp sau đó, kinh tế Ba lan vẫn tiếp tục sụp đổ, tiếp đó là cái biện pháp « trị liệu sốc » cho kinh tế, càng làm cho kinh tế Ba lan (sau khi phe XHCN không còn) tan nát. Đáng nhẽ quy những điều đó cho cái bánh vẽ dân chủ, thì bây giờ ở Ba lan, người ta quy cho nó là không « đánh đổ CS » triệt để. Là một cách che dấu để nói rằng những hi vọng bánh vẽ ấy là do chính những người « đa nguyên đa đảng » tạo ra.
Còn nhà máy đóng tầu ở Gdansk thì đã phá sản, vì nó không thể trụ được khi mở cửa với phương Tây. Và tất nhiên người ta không thấy công đoàn đoàn kết đứng ra bảo vệ những người công nhân ở nhà máy này khỏi bị thất nghiệp. Đơn giản vì nhiệm vụ của nó đã xong, và làm gì ..còn tiền. Làm sao mà hi vọng Vatican, hay các tổ chức tình báo phương Tây chi tiền để ..bảo vệ công nhân.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 21 2016, 04:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái cơ chế « trong đánh ra ngoài đành vào » này, không phải là cái gì mới mẻ. Cái điều « mới mẻ » trong vấn đề công đoàn đoàn kết là sự ứng dụng của nó vào một nước XHCN có cơ chế một đảng mà thôi. Cái phương pháp « trong đánh ra ngoài đánh vào » này vẫn là cái mánh xâm lược theo kiểu phương Tây. Người ta có thể thấy cái cơ chế ấy ngay trong quá trình Pháp xâm lược VN. Người ta chỉ cần thay cái công đoàn đoàn kết bằng các nhóm người Thiên chúa giáo bị lợi dụng thời nhà Nguyễn thì có thể thấy cái cơ chế y như thế. Thay bằng cho vay, thì Pháp liên tục xâm thực cướp đất, bất chấp các hiệp định ký với nhà Nguyễn, và cứ sau mỗi hiệp định thì nguồn lực của triều đình nhà Nguyễn lại bé đi, hạn chế đi. Đồng thời Pháp xúi dục một bộ phận người theo đạo Thiên chúa đòi hỏi « tự do tôn giáo » nhưng nó đồng nghĩa với không quy phục triều đình. Chỉ có khi VN thành thuộc địa, thì chúng mới thôi. Nhưng khi triều đình nhà Nguyễn còn thì họ nói hay lắm. Nhưng kết quả cái hay đấy đi đến đầu, thì sự thực nó là như thế. Là VN bị xoá tên trên bản đồ thế giới, là thuộc địa.
Ở trên tôi có nói, trường hợp công đoàn đoàn kết ở Ba lan, so với VN hiện tại hơi cực đoan, vì hoàn cảnh điều kiện đã khác. Vậy hoàn cảnh khác là gì.
1- Hiện tại VN là đa sở hữu. Kinh tế chủ yếu là FDI, tư nhân, rồi mới tới doanh nghiệp nhà nước.
Do bản chất giai cấp, trong các công ty FDI và tư nhân không ai muốn có công đoàn. Với doanh nghiệp nhà nước, thì đã có công đoàn nhà nước. Về điều kiện làm việc của công nhân, theo phân tích của tôi, quyền lợi công nhân viên chức được bảo đảm nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước, rồi mới tới FDI và tồi nhất là tư nhân nhỏ. Như vậy, nếu nhìn vào quyền lợi người công nhân, thì vấn đề sẽ nổi cộm ở các doanh nghiệp FDI và tư nhân. TPP vốn dĩ nhằm vào lợi ích của FDI, nên không dại gì mà dùng dao tay phải chém tay trái.
2- Trong cấu trúc nhà nước VN vốn sẵn có cơ chế để quản lý, giám sát đa nguyên. Đó chính là mặt trận tổ quốc. Nhưng theo nhận xét của tôi, thì hoạt động của nó hiện tại mang nhiều tính hình thức. Nhưng trong tình hình mới, thì vai trò của mặt trận như cái dây cua roa chuyển tải, quản lý , giám sát các đa nguyên cho Đảng có vai trò quyết định.
Mặc dù thế, khả năng sử dụng đa nguyên tự do theo kiểu « treo đầu dê bán thịt chó » vẫn là một đe doạ, nên cái bài học công đoàn đoàn kết, một dạng điển hình của can thiệp vẫn có giá trị.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 22 2016, 05:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ còn viết tiếp về cái TPP này. Nhưng trước hết là bình luận nóng về 3 bài phát biểu của bộ công an, quân đội, và của bộ đầu tư.
Ở đây người ta nhận thấy rất dễ dàng sự khác nhau của cái nhìn, rất đơn giản là vai trò nhiệm vụ của từng bộ này là khác nhau. Cái nhìn của công an quân đội là cái nhìn của khung cứng quyền lực, tôi gọi là nhà nước thâm sâu. Khi hai cái này mà mất thì nhà nước không còn. Những gì họ nói là chính xác, nhưng họ không thể nói tới kinh tế. Đây là nội dung bài phát biểu của ông Bùi quang Vinh. Bài phát biểu này nghe rất hay vì cách trình bầy hấp dẫn, nhưng nó rất ngây thơ. Và cái giải pháp mà ông ấy đưa ra cũng không ngoài « tư hữu toàn thể », « dân chủ », có nghĩa là nócũng không ngoài sự rao rảng của phương Tây, được trình bầy dưới dạng kín đáo hơn.
Cái ngây thơ của ông Bùi Quang Vinh là đánh giá quá cao khu vực tư nhân VN, mà không thấy cái yếu kém của nó. Hiện tại khu vực tư nhân VN, với nhận xét của tôi, đã tới điểm đỉnh của nó, không thể tự phát triển, không phải cứ tống thêm tiền cho nó thì nó phát, không phải cứ nới rộng chính sách (tức là tiếp tục phá) thì nó phát triển. Cái yếu của nó là bị FDI cạnh tranh không phát triển được, cái yếu của nó là kỹ thuật kém không tạo ra được sân chơi của mình, cái yếu kém của nó là không có định hướng phát triển để nhằm ra thị trường toàn cầu. Ngược lại nó chỉ nhăm nhăm vào gặm những thị trường có tính độc quyền tìm « con gà đẻ trứng vàng » để sau đó ngồi ăn chơi. Sau cái nhìn của ông Bùi Quang Vinh, thì lợi ích nhóm không xa.
Tôi không hiểu tại sao ông ấy không đề cập tới những giải pháp có thể nới room cho doanh nghiệp VN (cả công lẫn tư ) trong sân chơi bị FDI tấn công. Tôi không hiểu tại sao ông ấy không chỉ ra phương thức nào giúp nhà nước có thể định hướng nhằm vào những thị trường mà VN có lợi thế cạnh tranh. Quanh đi quẩn lại, thì vẫn « bán bán hết », « phá phá hết ». Vậy thì làm sao mà phát triển.
Còn muốn nhìn giải pháp « bán bán hết » (tư hữu hoá tổng thể), « phá phá hết » (mà điểm cuối cùng là đa nguyên đa đảng) thế giới có đầy ví dụ. UK là một, sau ông ấy không vi hành sang đấy (bằng tiền túi chứ đừng lấy tiền nhà nước) ngăm nghía thử xem nó dẫn đến cái gì, hay chỉ là một biển người khổ cho khoảng chục ông đại gia có lợi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 22 2016, 09:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp về TPP.
Ở trên, tôi đã nói là cấu trúc sở hữu kinh tế VN không giống Ba lan thời những năm 1970, cho nên Mỹ nó sẽ không dại gì đánh vào FDI. Nhưng nó có thể đánh vào doanh nghiệp tư nhân VN, vì như tôi nói ở trên, điều kiện làm việc ở khối tư nhân VN là kém nhất. VN đã từng bị Mỹ embago. Nhưng thời đó là embago tổng thể. Từ khoảng chục năm lại đây, Mỹ thường tiến hành embago tỉ mỉ hơn, nó có thể nhằm vào một cá nhân, một cơ sở sản xuất chứ không đánh trùm đánh lợp.. Như vậy không loại trừ Mỹ sẽ sử dụng nó nhằm vào các doanh nghiệp VN tư nhân, hoặc cá nhân với cớ vi phạm công đoàn tự do, hay cái gì đó tương tự. Như vậy kiểu đánh này thực ra là một dạng bảo hộ để FDI càng có phần thượng phong. Nó có thể xẩy ra tình trạng là các hãng VN tư nhân không thể có lợi thế giảm thuế trong TPP để vào Mỹ, ngược lại FDI thì lại được. Nói điều đó để thấy rằng cả khối tư và công ở VN đều có những hiểm hoạ đến từ cái hiệp định này, chứ không phải cứ tư hữu hoá cả là OK.
Vậy làm thế nào để giải toả cái điểm này. Làm sao thoả mãn được yêu cầu « tập thể tự quyết » để giúp nó bảo vệ lợi ích thực sự cơm áo gạo tiền cho người công nhân trong FDI, trong tư nhân, mà không bị nó kéo chệch hướng vào đa đảng để phá, để can thiệp. Cái giải pháp ấy có thể tham khảo tìm hiểu ngay trong cách các nước tư bản phát triển. Cách làm đó đi theo cái lô gíc tăng cường sự đại diện của người lao động trong từng doanh nghiệp cụ thể thông qua những uỷ ban hỗn hợp chủ sử hữu-người lao động. Ở Pháp chẳng hạn, trong mỗi công ty trên 50 lao động, đều bắt buộc phải thành lập một uỷ ban nó gọi là CE (comité d’entreprise). Người lao động bầu đại diện của mình để tham gia vào hội đồng hỗn hợp bao gồm cả chủ và đại diện công nhân nhằm để đạt sự đồng thuận như giờ giấc làm việc, chính sách lương bổng, thoả thuận tăng lương hàng năm ở công ty. Cái uỷ ban này hoạt động với nguồn tài chính của chính công ty. Cái CE này thực chất là dạng công đoàn như người ta thấy trong các doanh nghiệp nhà nước ở VN. Ngoài hình thức này, người ta còn có thể tổ chức các tổ chức hỗn hợp để cùng quản lý quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ bảo hiểm xã hội..Người ta cũng có thể thành lập toà án đặc biệt với sự tham gia của đại diện chủ lẫn người lao động để phân xử những vụ kiện tụng liên quan tới luật lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, ở Pháp tên nó là conseil prudhome.
Những tổ chức kiểu này cũng được coi là dạng « tập thể có quyền tự quyết », như trong TPP định nghĩa và theo tôi nó hợp với điều kiện VN hơn, đặc biệt là CE (comité d’entreprise), những dạng « tập thể » khác prudhome, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, xã hội.., người ta có thể tham khảo biến báo thành phần đại diện của nó để nó hoạt động được trong điều kiện VN (nếu muốn). Ở đây tôi chỉ nói tới Pháp, nhưng không ai cấm VN tham khảo các nước khác như Nhật, Mỹ, Đức, ..xem những dạng tập thể này hoạt động thế nào rồi tổng kết lại chọn lựa phương án tối ưu hợp với điều kiện nước mình.
Tất nhiên Mỹ nó sẽ tìm cách định nghĩa, định hướng các hội đoàn tự do này theo hướng công đoàn đoàn kết, ngược lại VN phải định hướng nó theo hướng CE tôi nói ở trên. Và lúc này, phải đưa vào thực thi những nguyên tắc chung ban đầu, như « chênh lệch trình độ phát triển, văn hoá khác biệt ». VN phải bám vào đó mà đấu.
(còn nữa)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2016, 08:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay đọc bài tham luận của chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN, thì thấy ông ấy cũng đề cập tới vấn đề này, tức là công đoàn tự do. Nhưng hướng suy nghĩ của ông ấy, về việc củng cố, tăng cường hoạt động của công đoàn hiện tại ở VN là đúng, nhưng nó vẫn không đủ. Hiện tại tôi không rõ công đoàn VN có hiện diện ở tất cả các doanh nghiệp không. Theo tôi nghĩ là không, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân và FDI. Sự hiện diện của nó chỉ mạnh mẽ trong doanh nghiệp nhà nước. Còn trong doanh nghiệp sở hữu tư nhân, bản chất giai cấp sẽ khiến chủ sở hữu không một ai muốn có công đoàn cả. Cách thức hành động của công đoàn VN hiện tại chủ yếu mang tính chất ái hữu, và nó không chính trị. Điều mà công đoàn tự do sẽ không như thế, vì môi trường hoạt động của nó khác. Nó gần với công đoàn ở các nước tư bản phát triển hơn, nhưng có điều đặc biệt là rất dễ bị bên ngoài sai khiến để đi ra ngoài vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động. Vì thế vẫn phải có cơ chế để kiểm soát được nhân sự lãnh đạo của nó và đặc biệt phải xem nguồn tài chính nó tới từ đâu.
Cũng chính vì thế mà tôi mới nói ở trên, để hình thành những CE như kiểu ở Pháp, là một trong những giải pháp đáp ứng điều đó. Pháp làm điều đó (từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX) chính là để giảm bớt ảnh hưởng của các công đoàn « chính trị », vi dụ như CGT, gắn liền với Đảng cộng sản Pháp. Tất nhiên nó có nhiều chiêu thức khác nữa, chứ không phải chỉ có thế.
Ở Nhật, ở Mỹ, theo như tôi biết (không chính xác lắm), thì công đoàn của nó gắn với từng cơ sở sản xuất. Công đoàn ở Mỹ cũng có liên quan tới đảng dân chủ, nhưng tôi không rõ mối liên quan đó. Hãy xét thử tổng quan công đoàn ở Mỹ, Nhật.
Ở Nhật, thời kỳ đầu Mỹ chiếm đóng (từ 1945-1950), Mỹ đã ép vào trong luật pháp Nhật rất nhiều điều ưu ái cho các hoạt động công đoàn, các hội đoàn. Tại sao lại thế, bởi vì trong quá khứ, chỉ có các công đoàn, hội đoàn này (trong đó có đảng cộng sản Nhật), là phản đối các chính sách của nhà nước Nhật phát xít. Nhưng cũng vì chính điều này mà từ sau năm 1950 (lúc có chiến tranh ở Triều Tiên), thì Mỹ không tiếp tục chính sách đó nữa, vì lo sợ ảnh hưởng của Liên Xô. Lúc đầu các công đoàn Nhật tự do này cũng hoạt động rất mạnh mẽ, và có xu hướng chính trị. Nhưng sau chính người Nhật nhận thấy sự đối đầu này làm cho cả hai bên đều thiệt, cả chủ lẫn người lao động, bởi vì Nhật là nền kinh tế gia công, sống bằng xuất khẩu. Xung đột với nhau chỉ là tự giết mình. Từ đó mà có xu hướng thoả hiệp.Trong khoảng các thập niên 60,70 ở Nhật, nước Nhật đã hình thành nên một dạng đối thoại thường niên vào mùa xuân hàng năm, giữa đại diện liên hiệp công đoàn, và hiệp hội chủ tư bản Nhật để đàm phán về lương bổng, phúc lợi cho toàn quốc. Tôi không rõ bây giờ điều đó còn ở Nhật không. Cũng phải nói thêm rằng sự « thoả hiệp » giữa chủ và thợ này còn xuất phát từ một điều nữa là ở Nhật, người lao động được bảo đảm không bị sa thải, vào một công ty làm cả đời, đời sống được đảm bảo. Các công ty Nhật như vậy vô hình đã tạo dựng lại một kiểu quan hệ phong kiến như trong điền trang, thái ấp ngày xưa. Vì cái giá phải trả cho sự đảm bảo việc làm đó, là sự trung thành với công ty. Đấu tranh giai cấp vì thế mà giảm đi.
Ở Mỹ, từ khởi điểm nước Mỹ đến những năm 30, thì công đoàn ở Mỹ bị giới chủ đàn áp quyết liệt với sự trợ giúp của chính phủ. Nhiều khi dùng mafia để giết hại các thủ lĩnh công đoàn. Ngày mổng 1 tháng năm được coi như ngày lao động trên toàn thế giới (trừ Mỹ) chính là để kỷ niệm ngày công nhân Chicago đã bị thảm sát khi đình công.
Nhưng sau năm 1930, khi có chính sách new deal của Rousevelt, thì công đoàn lại được nhà nước Mỹ khuyến khích. Tại sao lại thế, nó có lý luận từ học thuyết kinh tế của Keynes mà ra. Theo đó thì người lao động cũng là người tiêu thụ (đồng thời là người sản xuất). Phúc lợi cho người lao động cũng có nghĩa là mở rộng tiềm năng của thị trường tiêu thụ, kích thích sản xuất. Các chính sách phúc lợi xã hội cũng có tác dụng tạo nên một thị trường tiêu thụ tối thiểu, để ngay khi có khủng hoảng, thì xã hội vẫn còn có nhu cầu, không vì thế mà kéo nhau xụp đổ như khủng hoảng 1929-1930. Phong trào công đoàn Mỹ phát triển tới những năm 80 thì suy sụp. Nó có lý do là cái đế sản xuất của Mỹ được mang ra nước ngoài (ví dụ TQ), khiến số lượng công nhân giảm, nhiều ngành nghề bị tiêu diệt , nhiều thành phố hoang tàn (ví dụ Detroit). Và điều quan trọng nhất là người tiêu thụ không phải là người sản xuất nữa (hiểu trên bình diện vĩ mô toàn xã hội). Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ, các nước khác (Nhật, Hàn, TQ, ..) sản xuất, như vậy việc tăng tiềm năng tiêu thụ ở Mỹ, không bắt buộc phải qua tăng lương cho người lao động. Ngược lại nếu tăng lương, thì hàng hoá lại mất sức cạnh tranh. Cũng chính vì thế mà học thuyết kinh tế của Keynes mất giá, và đổi lại đó là học thuyết néo-liberal của trường phái Chicago.
Ở Mỹ hiện tượng công đoàn làm chính trị là không có. Và nó không sợ công nhân gắn với một đảng chính trị (ở Mỹ là đảng cộng sàn Mỹ) vì đảng này đã bị cấm. Không những thế bất cứ ý tưởng nào ngay dạng xã hội dân chủ rất thịnh hành ở Tây Âu cũng bị nó tiêu diệt, không lọt vào hệ thống chính trị hai đảng của nó được. Thể chế của Mỹ thực ra là một dạng chuyên chính tư bản cứng. vì thế ngày trước, khi còn có bác yuyu, tôi đã nói Mỹ là Liên Xô lộn ngược.
Tóm lại ở ngay ở các nước tư bản phát triển, mặc dù có công đoàn tự do, họ cũng có những cách thức để chúng không trở thành đảng phái chống đối liên quan với bên ngoài (bên ngoài ở đây là hệ thống XHCN cũ, là các đảng CS, ngược với ở VN). Ở VN nhưng cách thức này cũng có thể sử dụng, để hướng các tổ chức này vào bảo vệ những quyền lợi thực sự của người lao động.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2016, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao VN lại vào TPP, dù bất lợi đầm đìa ra đó, phải chăng là « điếc không sợ súng ». Tôi phân tích nó thế này. Ở trên tôi chỉ nói tới hệ luỵ kinh tế, nhưng dù TPP là hiệp định về kinh tế, nó vẫn chịu ảnh hưởng của chính trị, ngoại giao và những mối liên quan khác. Vì vậy nhìn cái TPP phải xét cả những điều đó nữa. Việc khoá họp cuối cùng thứ 14 của trung ương đảng, trong khi nhân sự còn chưa biết chính xác là ai, chưa biết trung ương đảng khoá 12 là những ai, mà đã có quyết định ký TPP vào tháng hai, thì điều đó có nghĩa là VN không bao giờ là chư hầu của TQ, vì như Obama đã nói. TPP là khối mà Mỹ quyết đoán luật lệ. Nhưng Vn cũng không phải là kẻ thù của TQ, vì VN còn vào những khối khác, như FTA với liên minh Á-Âu của Nga hay với EU với Hàn quốc.
Trong tình trạng kinh tế yếu kém như VN, thì FDI vẫn có tác dụng. Tôi gọi là « méo mó có hơn không ». Một nước hùng mạnh thực sự, thì nó là chủ nhân đi đầu tư FDI ở nước ngoài. Nó giầu vì xuất khẩu tư bản (tức là FDI). Nhưng giả dụ không có FDI, thì cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân VN không đủ sức để giải quyết hết vấn đề việc làm, lao động cho 90 triệu dân và trình độ công nghệ của toàn xã hội còn lạc hậu hơn. Tiền công FDI đá lại cho VN không phải là nhiều (tiền chi cho nhân công chỉ khoảng 15% giá trị thành phẩm), nhưng nó cũng là cái vốn để tạo nên thị trường nội địa, kích hoạt thị trường nội địa. Cái tiền công ăn lương cửu vạn này, có thể coi là tích luỹ tư bản ban đầu mà bất cứ một hình thái kinh tế thị trường nào cũng cần. Ở châu Âu ngày xưa là việc xâm thực thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ la tinh. Ở Nga là công lao của không biết bao nhiêu lớp người Liên Xô lao động vì lý tưởng cộng sản. Còn VN, và ngay cả TQ phải tích luỹ bằng làm thuê. Có điều làm thuê mà nâng cấp được thì mới là hoàn toàn. Điều nay TQ đã làm được. Ngược lại VN thì chưa.
Hiện tại, ASEAN đang phấn đấu để trở thành cộng đồng. Khác với EU, hay khối ALENA (Mỹ, Canada, Mexico), cộng đồng ASEAN là cộng đồng bị động, do phần đầu tư nước ngoài lớn, việc VN vào TPP sẽ tạo lợi thế xuất khẩu lâu dài vào Mỹ, Nhật, so với các nước khác ở ĐNA dù Mỹ, Nhật vốn là thị trường truyền thống của các nước này. Nhưng họ có tính toán khác, Họ nhằm vào chơi với TQ nhiều hơn, vì Mỹ là bạn cũ, dư địa không còn nhiều.
Nhưng như tôi đã phân tích ở trên. TPP là thách thức chứ không phải là món quà. Muốn thành công trong TPP thì phải mở rộng quan hệ với các nhóm nước khác, để tạo cửa thoát hiểm. Phải nhìn rõ những vấn đề xã hội mà nó đặt ra, để có chính sách thích đáng. Phải đoàn kết về chính trị, đồng thời nghiêm trị những râu ria mà Mỹ cài cắm. Phải có chính sách phát triển kinh tế để nâng cấp trình độ kỹ thuật. Nó phải thông qua sự « hợp đồng tác chiến » của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, chính sách chính phủ. Nếu làm được những điều đó thì TPP sẽ mang lại lợi ích. Không làm được thì nó sẽ mang hại. Vì nó là con dao hai lưỡi.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2016, 06:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với cái TPP, dường như lịch sử đang lập lại. Nó không thể không khiến tôi liên tưởng tới tình hình năm 1978, khi VN vào COMECON để có thế đánh Pôn Pốt được TQ ngầm ủng hộ. Người ta chỉ cần tráo vị trí Liên Xô bằng Mỹ thì sẽ thấy những điều gì đó tương tự. Tại sao lại thế, ví đó là lý do địa chính trị. Tức là những vấn đề chính trị do vị trí địa lý gây ra. Cũng có những hi vọng vào đối tác (Liên Xô ngày xưa, Mỹ ngày nay) để phát triển, cũng có sự phân liệt phe nhóm kiểu theo Liên Xô toàn thể (bây giờ là theo Mỹ toàn thể). Cái tư duy như thế không bao giờ mang lại lợi ích, mà ngược lại chỉ lôi VN thành người lính uỷ nhiệm. Nói theo kiểu ông Lê Đức Anh là rơi vào vòng xoáy của các nước lớn. Tại sao thế. Vì các nước có quyền lợi khác nhau, và trong cuộc chơi, ngay khi là «đồng minh », thì vị thế yếu hơn sẽ đẩy người ta vào vai trò « lính uỷ nhiệm » dễ hơn. Thời ông Lê Đức Anh, sở dĩ VN thoát được nó cũng một phần do tình thế thế giới thay đổi. Liên Xô sụp đổ khiến VN mất chỗ dựa, đông thời cũng đẩy TQ vào tầm ngắm của Mỹ (sự kiện Thiên An Môn 1989 là ví dụ), đã khiến TQ kết thúc cuộc chiến tranh biên giới với VN.
Tất nhiên Cam pu chia bây giờ không điên rồ như thời Pôn pốt, và TQ cũng không có hậu thuẫn để có thể đánh VN mà không bị cô lập về ngoại giao, kinh tế. Nhưng Mỹ cũng không phải là Liên Xô. Ý đồ của Mỹ không đi ngược lại lợi ích của VN vào thời điểm hiện tại, nhưng nó cũng không trùng nhau. Và tất nhiên như thế cái TPP không phải là COMECON.
Vào thời điểm VN được Liên Xô ủng hộ, ngoài vấn đề lợi ích, nó còn có vấn đề ý thức hệ của thời chiến tranh lạnh. Điều mà hiện nay không còn. Việc Mỹ ép buộc các nước khác có hệ thống chính trị như nó, không phải là vì vấn đề ý thức hệ, mà là một hình thức can thiệp nội bộ. Tại sao lại thế. Lý do là văn minh phương Tây là một thứ văn minh dã man. Gọi là dã man, bởi vì nó dựa trên cơ chế thương mại. Trong thương mại trao đổi thì khi nào trao đổi mang lại cái lợi lớn nhất, đó là khi ông đi ăn cướp, lúc đó thì lãi 100%. Cũng theo cái tư duy đó, đồng minh thế nào là lợi nhất. Đó là khi đồng minh là tay sai. Chính vì thế mà trong quan hệ, người ta luôn tìm cách chiếm lợi thế nhất, bằng cách can thiệp. Kết quả muốn cái quan hệ dựa trên cơ chế thương mại này bớt dã man đi (chỉ bớt thôi, vì nó là bản chất), thì mình phải có thế để không bị can thiệp hay giảm nó đi. Cái thế này với một nước là chủ quyền. Với cá nhân là tự chủ. Cái thế này có thể là hoàn toàn tự nhiên, vì vai vế của đối tác. Ví dụ khi VN chơi với Hàn với Sing với Đài loan, thì những nước này vị thế của nó không ép được VN. Cái mở cửa của VN thành công được đến giờ cùng là nhờ cái may kiểu tái ông mất ngựa như thế. Bởi lúc mở cửa, tự Mỹ áp dụng embago không vào được.
Văn minh phương Tây, từ thuỷ tổ La Mã – Hi lạp nó đã là thế. Văn minh của nó bắt đầu bằng buôn người (chế độ nô lệ), và chế độ kiểu này tồn tại tới tận thế kỷ XVIII ở Mỹ. Trong vòng 400 năm, nghề buôn lãi nhất là buôn nô lệ, kiếm tiền dễ nhất là buôn thuốc phiện. Ngay ở VN, buôn thuốc phiện là độc quyền của chính quyền Pháp tới năm 1945, rất gần đây thôi.
Ở Đông Á, không tồn tại chế độ nô lệ (dấu vết chế độ nô lệ có ở đời nhà Thương , TQ, cách đây 5000 năm, nhưng sau đó thì tuyệt diệt, ở VN hoàn toàn không ngay cả đời vua Hùng), và cơ chế trao đổi cũng không phải là thương mại, mà là nông nghiệp.Ở đây tôi không muốn lý tưởng hoá truyền thống, mà tôi chỉ muốn nói rằng, do xuất phát điểm tư duy thâm sâu khác nhau, thì phải hiểu người ta. Hiểu cái cách tư duy của nó, lô gíc hoạt động của nó. Nhưng điều tôi nói về Mỹ không phải để mình phải nghi ngờ căm ghét người ta, mà chỉ để tìm hiểu cái cơ chế của nó. Hiểu tốt thì chơi tốt. Hiểu dở thì thất bại.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 27 2016, 12:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.028
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.042$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây mấy hôm, tôi có đọc bài báo trên mạng lề phải ở VN, trong đó có 2 hay 3 giáo sư bàn luận về chính trị quốc tế, xung quanh vấn đề và vai trò của Nga, chiến tranh ở Syria. Về tổng quan, những nhận xét của họ không khác lắm với những gì tôi viết ở trong mục thời sự , trong chủ đề về UK. Có điều đặc biệt làm tôi chú ý đó là câu tạm gọi là kết luận của họ nói rằng « Mỹ ai cũng ghét, nhưng ai cũng muốn chơi » (họ nói ở đây có lẽ là cho tâm lý của người Nga, nhưng cũng có thể tổng quát hoá cho toàn thế giới, ít ra là theo nhận xét ở VN). Vì ở đây đang nói tới TPP, cho nên tôi cũng bình luôn cái câu này.
Cái câu trên rất hay về phong cách viết, vì ở nó có thái độ đối lập (yêu/ghét) cho một « object » (nước Mỹ), đối chọi nhau chan chát. Nhưng bỏ ngoài cái tính chất « style » (phong cách ngôn ngữ) ấy, thì nó không đúng trong lĩnh vực các ông ấy nói. Trong quan hệ quốc tế, người ta phải dùng các phạm trù lợi/hại, được/mất. Không ai dùng yêu/ghét, ngoại trừ muốn tuyên truyền đánh vào tâm lý dân chúng. Lấy ví dụ. Ted Osius, ông đại sứ Mỹ ở VN hiện tại biết tiếng Việt, thích nấu bún bò Huế. Về tâm lý ông ta yêu văn hoá VN. Nhưng người ta có chắc tình yêu VN đó của ông ta được dùng để có lợi cho VN hay có lợi cho Mỹ.
Một dẫn chứng nữa trong lịch sử. Trong thời gian VN là thuộc địa Pháp, có một số Toàn quyền hay công sứ Pháp rất giỏi tiếng việt, lấy vợ Việt, thích ăn mắm tôm (điều rất khó với một người phương Tây, tương đương với việc người việt có thể ăn được pho mát thối của Pháp chẳng hạn), nhưng những nhân vật đó ví dụ Công sứ Pasquier ở Trung Kỳ vào những năm 30 là một người như thế, nhưng những nhận thức hay tình yêu VN đó được sử dụng để Pháp cai trị VN chứ đâu có làm cho VN độc lập.
Như vậy yêu/ghét không thể dùng được vì nó không trùng với lợi/hại, được/mất.
Mỹ cũng giống như là TQ, là những nước không thể tránh khỏi. Tức là dù bất cứ thế nào, cũng « đụng hàng » nó. Như vậy càng không thể đặt vấn đề yêu/ghét mà phải đặt vấn đề lợi/hại , được/mất. còn đã nói tới yêu/ghét thì phải nói thế này. Nếu mà yêu nó thì cũng phải đề phòng, nếu mà ghét nó thì cũng phải giữ quan hệ. Bởi vì như nói ở trên, đó là những nước không thể tránh khỏi trong quan hệ quốc tế. Có thế thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 28 2016, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Post nhầm

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 28 2016, 10:14 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 5 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC