Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

10 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 ThỰc HƯ CÂu ChuyỆn NiÊm Hoa Vi TiẾu CỦa ThiỀn TÔng, Các bác các cụ tham khảo

Phó Thường Nhân
post Dec 14 2016, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Cám ơn NVT. Thế mà không biết đã bao nhiêu năm rồi. Đọc lại thì nhiều lúc cảm thấy như đang xem chuyện cười dân gian, câu chuyện giữa nông dân và nhà nho , cả hai đều lấy vợ cùng một gia đình, nên mới được ông bố vợ lôi ra thử tài. Câu chuyện rất dài, nhưng mà còn nhớ một mẩu. Ông bố vợ chỉ con Ngỗng trời đang bay hỏi sao nó kêu to. Ông nhà Nho trả lời « cổ dài kêu to », ông nông dân thì vặn lại « sao con ếch cổ ngắn cũng kêu to ».Kết cục ông bố vợ kết luận « học hành là vô ích ». Cái lý của nó là cứ bất cứ sự giải thích nào đưa ra, thì đều có một ví dụ ngược lại dẫn là nó không đúng.
Cái câu chuyện đó rất là thiền, và nó cũng là một dạng ví dụ của Trung quán luận. Cách trả lời là không phân biệt nữa (bất nhị), tức là dứt tư duy giải thích.. thì không sai, nhưng nó là bài toán không lời giải. đúng hơn là không có lời giải là lời giải. Ở đây người đặt câu hỏi, sẽ là người có thế thượng phong, vì dẫn người đối thoại vào giải thích. Càng giải thích thì càng dễ hở lưng để bị sai, chỉ khi nào không giải thích nữa thì đúng.
Nhưng càng ngày thì tôi càng nghi rằng thực sự đó là « dứt tư duy », « trực kiến », ..mà cảm thấy rằng đó là một sự hiểu ngầm lẫn nhau giữa hai người đối thoại. Lấy một ví dụ, ví dụ công án « Quy sơn giơ gậy »,mà theo đó Thầy Thích Thanh Từ giảng là nó là sự nhắc lại của việc Phật Thích Ca giơ bông hoa cho Ca diếp mỉm cười. Nếu người hỏi, liên tưởng tới chuyện đó thì ..ngộ (đây là một khả năng, vì khi giải thích công án, không ai người ta nói trắng ra mà luôn mập mờ) thì đây là sự hiểu ngầm.
Nếu người ta tìm học các kinh phật liên quan, mà cái danh sách của bác Quý là một ví dụ. Tôi cũng có một danh sách hơi lệch một chút với kinh lăng già, kim cương, duy ma cật, viên giác. Kinh Hoa Nghiêm, vì nó dầy quá nên ngại chưa xem, rồi sau đó các tập công án, thì khả năng « bắt vở » sẽ cao hơn. Tóm lại, sau lưng công án, vẫn có cái gì đó như tư duy..nhưng ở dạng vô thức, kiểu phản xạ có điều kiện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 14 2016, 10:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó chỉ cần đọc trang 1 của chủ đề này là đủ hiểu cách đọc công án Thiền (@click here)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 14 2016, 10:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Đúng vậy. Cái trang một là công án. Nhưng cũng có lúc bác Quý bị bắt vở. Ví dụ như « tâm ở đâu. Giơ cái chén lên », lúc ấy ông sư thông minh hơn nếu có thể dùng từ như vậy,Nhưng sau đó bác ấy lật lại được để thấy cái không. Đấy là tôi hiểu như thế. Ngược lại cái câu trả lời « phải hơn cả hành cả nói » nữa thì chỉ là câu thông minh thôi, dù nó vẫn ẩn chứa cái không.
Những điều lý thuyết bác ấy nói thì đúng, như chấp tư duy,chấp đắc,..v..v…
Bây giờ, nếu tôi xem công án thì chỉ dùng nó như là bài tập ứng dụng, sau khi đọc kinh, để suy ngẫm. Nhưng tôi không tìm hiểu phật giáo qua thắc mắc công án, do nhân duyên của chính mình như tôi đã nói.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 14 2016, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phét lác một tí về Thiền, dù không biết gì lắm. Tôi nghĩ cái cảm giác trực quan của Thiền không phải chỉ có trong Phật giáo đâu, mà cách tiếp cận này còn có trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật. Một lần tôi xem cái phim tài liệu về Ken Loach, một nhà làm phim người Anh, mà tôi ưa thích, có lẽ vì ông ấy cũng là một người theo tư duy Mác xít. Những phim của Ken Loach rất hay, mà nhiều khi ông ấy dùng diễn viên đời thường, vì thường phim của Ken Loach là phim xã hội, về người lao động chứ ông ấy không dùng diễn viên chuyên nghiệp. Diễn viên đóng phim đóng lại chính đời họ, cuộc sống của họ. Ở đây cái phần tư duy nhập vai (của diễn viên chuyên nghiệp) bị xoá bỏ, thay bằng cảm nhận trực tiếp, chiệm nghiệm trực tiếp, nên những cảnh phim rất sống động. Cái này cũng có thể hiểu như là cách tiếp cận Thiền. Cái lô gíc của nó, nếu nói được như thế, thì cũng là cách tiếp cận kiểu « lô gíc » công án.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 15 2016, 09:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 14 2016, 10:56 PM)
@NVT,
Đúng vậy.  Cái trang một là công án. Nhưng cũng có lúc bác Quý bị bắt vở. Ví dụ như « tâm ở đâu. Giơ cái chén lên », lúc ấy ông sư thông minh hơn nếu có thể dùng từ như vậy,Nhưng sau đó bác ấy lật lại được để thấy cái không. Đấy là tôi hiểu như thế. Ngược lại cái câu trả lời « phải hơn cả hành cả nói » nữa thì chỉ là câu thông minh thôi, dù nó vẫn ẩn chứa cái không.
Những điều lý thuyết bác ấy nói thì đúng, như chấp tư duy,chấp đắc,..v..v…
Bây giờ, nếu tôi xem công án thì chỉ dùng nó như là bài tập ứng dụng, sau khi đọc kinh, để suy ngẫm. Nhưng tôi không tìm hiểu phật giáo qua thắc mắc công án, do nhân duyên của chính mình như tôi đã nói.
*



Bác nên đọc kỹ phần lý thuyết của Pháp “cho nhau ăn cỏ” đã rồi hãy nói về công án.
Nếu không thì càng nói chỉ càng thể hiện cái hiểu lệch lạc mà thôi!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 15 2016, 09:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thôi để em trích một đoạn cho bác, nếu bác muốn hiểu kỹ hơn thì phải đọc từ đầu

QUOTE
...
Các Thiền sư đã lợi dụng các tác dụng này, để chỉ ra Chân tâm. Thay vì chỉ trực tiếp Chân tâm - là điều vĩnh viễn không bao giờ làm được, họ lại phương tiện chỉ Chân tâm một cách gián tiếp, thông qua tác dụng của Chân tâm (ở đây ta có thể thông qua tác dụng của Chân tâm, mà biết đến Chân tâm,Cũng như thông qua lá cây rung, mà ta biết tới gió vậy). Vì phương pháp này không cần tới sự trình bày của ngôn ngữ văn tự, nên được gọi là "chỉ thẳng", chứ không phải là chỉ thẳng thực sự.

Ví dụ:

"Tăng hỏi : Phật là gì?
Sư đáp : Ba cân gai."


Nếu ta chạy theo ý nghĩa của "ba cân gai" thì sẽ chẳng thấy chỗ chỉ Phật của Sư. Ta phải thấy Phật, nơi tác dụng nói : "ba cân gai", hoặc nơi tác dụng nghe : "ba cân gai" thì mới trúng. Thông qua các tác dụng này mà Phật được hiển lộ.

(Còn nữa)
*



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2016, 06:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Bây giờ tôi không còn học phật kiểu « không lời » này, mà chỉ dùng công án như bài tập ứng dụng, giống như kiểu đã học lý thuyết toán thì làm bài tập để hiểu hơn. Nhưng nếu NVT không ngại mất công thì cứ hội thoại, để tôi có thể hiểu thêm là NVT với bác Quý tiếp cận thế nào. Nếu tôi hiểu được. Được thế thì rất tốt. Vì bây giờ nếu tôi có thiền thì chỉ tĩnh toạ như tôi đã nói thôi.
Để bình luận cái công án ở trên.
« Phật là ai ? Ba cân gai » và lời bình của NVT ở dưới, thì tôi hiểu thế này. Tôi thích nói trắng nó ra hơn là giải thích kiểu ẩn ý, vì đã « hữu văn » thì phải đi tìm cái lô gíc của nó (điều này nhà Thiền cấm, vì họ nghĩ nó mênh mang hơn, và tôi cũng cảm thấy điều đấy, nhưng tôi đã nói, tôi không đi tìm cái Ngộ Thiền ở đây).
Cái phần mà NVT không bôi đỏ, thì tôi đồng ý. Nếu tìm liên hệ trực tiếp nhân quả (là điều người ta chờ đợi khi hỏi, vì đã hỏi là tư duy, phải tư duy) thì ba cân gai không có liên hệ gì với Phật cả theo kiểu lô gíc. Cái « công án » nó « lừa » người ta chủ yếu là ở chỗ đó, dựa theo quán tính tư duy của người ta. Nói kiểu hiện đại thì nó có phần tâm lý nữa.
Cái tiếp sau bôi đỏ thì tôi với NVT khác nhau. Khác nhau ở chỗ là với tôi, khi gặp phải câu trả lời, thì người ta hiểu là Phật không thể định nghĩa bằng lời, có nghĩa là cắt đứt dòng tư duy. Thấy cái tư duy là vô ích, và từ đó lộ ra cái tâm, là cảm giác viên toàn, viên giác.
Thế còn cái phần bôi đỏ. Cái mà NVT tưởng là ngộ, chỉ là một trạng thái tâm lý. Trạng thái tâm lý đó có phải là ngộ không thì tôi không biết. Thế còn nếu chứng là nó ngộ, thì có nghĩa là người hỏi và người đáp phải có cái gì hợp duyên nhau ( tâm truyền tâm ???, tôi không rõ), nhưng hợp duyên thế không phải là ngộ, chỉ là « ngưu tầm ngưu mã tầm mã » thôi.
Trở lại cái công án của bác Quý, tại sao tôi nói là bác ấy bị bắt vở trong cái hỏi « hỏi tâm giơ cái chén » đoạn đầu, vì nó thế này. Tôi viết lại (sửa lại cái công án ở đây) :
Sư hỏi « tâm phật ở đâu, ở trong ở ngoài hay ở giữa »
Đáp « mẹ cha mày »
Nếu bác Quý trả lời thế, thì ông sư sẽ « Ngộ » ngay lập tức, nhưng đưa cái chén lên thì bị bắt vở, vì nếu ai đã tham cứu công án, đọc công án, thì thấy nó là mô đen có sẵn, và ông sư đã chờ ta ở đấy.
Cái tâm lý kiểu công án này, người ta cũng có thể dùng trong đời thường vì nó là một thủ thuật. Tôi ví dụ, trong việc làm, một người phải trình bầy cho tôi một phương án gì đó, vì tôi là cấp trên của họ, sau khi người ta thao thao bất tuyệt xong, mặc dù tôi chẳng biết gì cả, vì những điều người ta trình bầy, tôi còn không có đủ một tí mảy may ý tưởng, có nghĩa là phải phục, nhưng tôi phang ra một câu « Anh nghĩ là còn thiếu, em xem lại đi ». Tôi chắc chắn người trình bầy giật bắn mình « ngộ » ngay. Vì sao, vì họ chờ đợi một lời giải thích , tranh luận trong dòng tư duy, có thể còn đắc chí vì nghĩ mình sẽ được khen. Nhưng tôi đánh vào tâm lý không vững của họ. (Cái tâm lý này y chang như tâm lý người đặt câu hỏi trong Thiền), trong khi tôi có biết gì đâu. Chuyện gì xẩy ra khi người kia không bị xa vào cái bẫy tâm lý ấy mà cãi lại. Thì mình có ngay đòn mới « Em lại chấp rồi »
Cho nên từ đó tôi bỏ cái kiểu này, vì có chứng thì không thể biết là mình chứng. Mà nếu có người chứng, thì cũng chẳng có điều gì chứng tỏ được là người ta chứng thật.
Cái phần bôi đỏ của NVT, cái lý luận của nó nằm trong kinh Lăng Nghiêm. Trong đó Phật Thích Ca bằng rất nhiều ví dụ với ngài A nan (Ananda) đã giải thích là với 6 căn, thì phải đi tìm cái TÍNH CỦA TỪNG CĂN, chứ đừng sa vào cái CẢNH.
Nhưng điều tôi nói trên đây, tôi vẫn phải nhắc lại, là nhìn từ nhân duyên của tôi mà ra. Chứ tôi không dám khẳng định là người ta không thể ngộ được bằng công án.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 15 2016, 08:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo em thì để tìm hiểu về công án Thiền, trước hết chúng ta cần phải thống nhất về tông chỉ của Thiền. Vì tìm hiểu về Thiền dưới hệ quy chiếu của một tông phái khác thì sẽ dẫn tới cái nhìn lệch lạc.
Tông chỉ của Thiền là mấy câu này:
QUOTE
Giáo ngoại biệt truyền   
Bất lập văn tự 
Trực chỉ nhân tâm 
Kiến tính thành Phật

Em giải nghĩa như sau:
Giáo ngoại biệt truyền ---> Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
Bất lập văn tự ---> Không dùng ngôn ngữ văn tự
Trực chỉ nhân tâm ---> Tâm ở đâu thì chỉ luôn ra cái tâm là xong
Kiến tính thành Phật ---> Tính (hay tánh) là một cái tên khác của Tâm, thấy Tâm là thành Phật luôn

Nói tóm lại là đã vào Thiền thì người ta sẽ dùng phương pháp chỉ thẳng luôn Tâm, không dùng ngôn ngữ, nên đọc công án mà suy luận logic theo văn tự thông thường thì sẽ chỉ dẫn tới chỗ hiểu sai mà thôi. Bác Quyzen có lần giải thích về việc chỉ thẳng như sau: Lúc đó em với bác Quyzen đang ngồi, bác Quyzen hỏi em xem cái kéo là thế nào? Em liền trả lời “Cái kéo là một công cụ dùng để cắt...” Bác Quyzen bảo, cách đó cũng được, nhưng đấy là dùng ngôn ngữ, bây giờ trả lời theo cách chỉ thẳng xem sao? Em dơ tay làm điệu bộ cắt kéo, bác Quyzen lắc đầu bảo không được. Em nhìn quanh thấy có cái kéo, liền đưa cho bác Quyzen xem, bác ấy mới gật đầu bảo đúng. Đó là 1 ví dụ em nói về chỉ thẳng cái kéo (chứ không phải chỉ thẳng Tâm).
Bây giờ em ví dụ về công án Thiền, để bác Phó thấy người ta chỉ thẳng Tâm thế nào
"Tăng hỏi : Phật là gì?
Sư đáp : Ba cân gai."
Nếu suy luận như người bình thường, thì người ta sẽ hiểu “Phật là ba cân gai”. Cách này không đúng, vì đó là suy luận bằng ngôn ngữ. Nếu đi tìm ẩn ý của câu trả lời “ba cân gai” thì cũng sai nốt, vì vẫn suy đoán theo ngôn ngữ. Nếu đi tìm thủ thuật tâm lý của tình huống này, cũng vẫn là sai, vì tông chỉ của Thiền không bao gồm thủ thuật tâm lý...
Hiểu đúng phải là: Câu trả lời “Ba cân gai” chính là cách trả lời trực diện, đáp ứng rất rõ ràng câu hỏi “Phật là gì?”, theo đúng tông chỉ của Thiền, hiểu nôm na là: ông muốn hỏi Tâm của tôi đâu thì tôi đưa luôn Tâm ra cho ông xem, thế là xong, đơn giản chính xác hiệu quả (như thí dụ cái kéo ở trên).
Còn muốn hiểu sâu hơn: tại sao câu trả lời kia lại tương đồng với hành động đưa Tâm ra xem thì phải đọc lý thuyết. Bác Quyzen đã viết phần này rồi, nên thôi em không viết lại nữa. Trong bộ sách “Thiền sư Trung Hoa” có rất nhiều công án tương tự, và các Thiền sư còn có nhiều hành động kì quặc hơn nữa. Hầu hết những người tìm hiểu Thiền theo kiểu học giả đều không hiểu được, vì họ cứ cố suy luận logic dựa trên ngôn ngữ, mà quên mất (hoặc không biết) tông chỉ của Thiền.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Dec 15 2016, 08:19 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2016, 09:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Cám ơn NVT. Tôi lại không hiểu như thế mà hiểu thế này.
Giáo ngoại biệt truyền  tức là không bám vào kinh kiểu giáo điều, mà phải nắm cái thần của nó.
Bất lập văn tự  tức là văn tự, ngôn ngữ không thể chuyển tải hết 100% giáo pháp mà chỉ là công cụ(như ngón tay dùng để chỉ mặt trăng).
Trực chỉ nhân tâm  cái này thì tôi hiểu như NVT hiểu.
Kiến tính thành phật  tức là bỏ vọng tưởng (chấp, các loại chấp..) thì hiện ra Tâm tức tính, tức không.
Có lẽ chính cái cách hiểu khác nhau mà cảm nhận khác nhau. Vì với tôi, không thể trực chỉ nhân tâm được, nó chỉ là mục đích (cái câu thứ 3) mà chỉ có dứt vọng thì chân tâm hiện (câu 4). Tức là như khi người ta lau chùi cái gương (càng chùi càng sáng), vì thế tôi mới nói là tôi cảm Thần Tú. Và như vậy công án là nhằm dứt vọng chấp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2016, 09:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để chú thích thêm, thì tôi nói thế này : Câu 1 câu 2 là nói lên vấn đề giới hạn của công cụ truyển tải đạo. Câu 3 là mục đích của đạo, câu 4 là phương pháp tiếp cận đạo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

10 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC