Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang « < 2 3 4 

· [ ] ·

 Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, Hay là tán phét về đạo Nho

Phó Thường Nhân
post May 19 2022, 09:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì nhân sinh quan của đạo Nho rất quan trọng, và là điểm đáng chú ý nhất, đặc trưng nhất của đạo Nho, cho nên tôi sẽ nói tiếp một chút ở đây. Nhân sinh quan ở đây chính là nói về quan hệ người với người trong một xã hội, cách mỗi con người nhận thức, ứng xử trong xã hội đó. Cái phần tự chủ này của mỗi cá nhân, nhận thức của họ rất quan trọng. Có phần này thì mới có thể xây dựng được nhà nước pháp quyền, còn nếu phần tự chủ, tự nhận thức cá nhân này yếu thì luật pháp chỉ tạo nên pháp trị, tức là dùng luật pháp điều khiển theo hướng « đè nén, trừng phạt, chuyên chế », trong khi pháp quyền cần có vấn đề « tâm phục, khẩu phục, tự giác ngộ ». Không có ứng sử chuẩn mực tự chủ thì không thể có nhà nước pháp quyền, mà không có nhà nước pháp quyền thì sẽ không có kinh tế thị trường lành mạnh, nếu không có kinh tế thị trường lành mạnh thì sẽ không công nghiệp hóa để trở thành một xã hội phát triển, một đất nước phát triển được.
Trong thế giới phương Tây, khi xã hội phương Tây chuyển từ hình thái sản xuất phong kiến sang tư bản, thì đạo thiên chúa từ hình thái cơ đốc giáo (catholic) cũng chuyển dịch sang hình thái tin lành (protestant), chính vì thế người ta có thể hiểu các cuộc cải cách tôn giáo, từ đó dẫn tới chiến tranh tôn giáo ở phương Tây do sự hình thành đạo tin lành, với các lãnh tụ của nó như Luther (Đức), Calvin(Hà lan, Pháp), Zwingli (Thụy sĩ) chính là một dạng của một cuộc cách mạng tư sản. Sự chuyển đổi của đạo Thiên chúa từ dạng cơ đốc giáo sang tin lành đề cao nhận thức cá nhân, ethics (tức là đạo đức ứng sử cá nhân) không cần thông qua tăng lữ kìm kẹp nữa, xã hội chuyển từ một xã hội bị ép buộc thành xã hội .. tự do (tự do bởi mỗi một cá nhân chấp nhân và ứng dụng tự giác chuẩn mực của xã hội, chứ không phải là tự do dẫm đạp lên nhau, hỗn loạn, bất chấp luật lệ, đạo đức).
Cũng chính vì thế, người ta mới nói rằng đạo tin lành là đầu mối của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Tôi cũng công nhận điều này, nhưng vì tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, nên tôi nói rằng Chính sự thay đổi hình thái sản xuất ở phương Tây, từ phong kiến sang tư bản đã tác động vào đạo Thiên chúa khiến nó thay đổi, và cái version mới của đạo thiên chúa này lại tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh hơn, hoàn thiện hơn. Nói cách khác, đạo tin lành là đạo Thiên chúa được cấu trúc lại, cho phù hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, mà nó vẫn giữ được truyền thống của nó.
Ở các nước Đông Á, ở vị trí đạo Thiên chúa chính là đạo Nho. Vì thế cái phần tự nhận thức, ethics của đạo Nho chính là phần khi muốn xây dựng nhà nước pháp quyền ta phải quan tâm. Nếu không quan tâm thì nó vẫn tồn tại, tác động vào xã hội vì nó đã có trong truyền thống, nhưng trong trường hợp này thì xã hội tạo ra sẽ lởm khởm, què quặt hơn. Ví dụ như những đề xướng của giáo sư Thêm chẳng hạn, trong trường hợp này thì ta sẽ tạo ra một xã hội kinh tế thị trường chụp giật, lởm khởm, quan hệ con người với người tệ hại, mà không một hệ thống pháp luật nào du chi li đến đâu có thể sử lý được, vì nó không chịu đi theo cái LÝ, cái truyền thống vốn có của xã hội ấy. Thường những nhân sĩ trí thức mại bản hay có quan niệm kiểu này.
Bây giờ trở lại với khái niệm nhân văn cơ bản của đạo Nho. Đạo Nho có thể coi có hai trục nhân sinh quan theo chiều ngang trục hoành (NHÂN NGHĨA) và theo chiều dọc trục tung (TRUNG HIẾU). Chỗ gặp nhau giao điểm của nó chính là ..MỖI CON NGƯỜI.
TRUNG HIẾU thực ra là sự tin cậy. Sự tin cậy trong một mối quan hệ xã hội giữa hai người. Nếu không tin cậy thì không thể hợp tác với nhau được, làm việc được, vì không ai làm được việc gì một mình. Sự khác nhau của TRUNG và HIẾU là TRUNG nằm trong một quan hệ xã hội thuần túy, còn HIẾU là một quan hệ xã hội trong gia đình. Tại sao đạo Nho lại phân ra như thế, bởi trong chữ HIẾU có hàm ý quan hệ dòng máu, tức là quan hệ thị tộc, còn trong chữ TRUNG thì không. Thực ra chữ HIẾU là do Mạnh tử đưa vào, vì theo quan niệm tiệm tiến của Nho giáo, nếu điều nhỏ gần cận ông đã không làm được, thì tất nhiên điều lớn sẽ không làm được.
Như vậy nếu có HIẾU thì mới có TRUNG. Làm được Hiếu, thì mới thực hiện được TRUNG. Nhưng trong trường hợp hai điều này mâu thuẫn với nhau thì sao. Ví dụ nếu vì Hiếu (ví dụ phải bao che cho tội lỗi của bố mẹ) mà vi phạm pháp luật dẫn tới không TRUNG thì sao. Cái ví dụ này tôi đã nói ở trên khi phân biệt Khổng Tử Mạnh Tử. Để lý giải được điều này thì lại phải cần NHÂN NGHĨA. NHÂN NGHĨA là cái chuẩn để người ta thực hiện HIẾU và TRUNG.
Cũng chính vì thế mà Mạnh tử mới nói là « giết Kiệt Trụ (là hai hoàng đế bạo chúa) thì chỉ là giết một kẻ bạo ngược, chứ không phải giết vua ».
Nho giáo ở VN đặc biệt coi trọng nhân nghĩa. Và đây có lẽ là điều đặc trưng của Nho giáo VN, khác với Nho giáo TQ hay Nhật (còn Hàn thì tôi không rõ, vì không có tài liệu). NHÂN NGHĨA là cái lô gics quyết định cho văn hóa ứng sử ở vN. Cũng chính vì thế mà trong « Bình Ngô Đại Cáo », ngay câu đầu tiên Nguyễn Trãi đã viết « Từng nghe : việc NHÂN NGHĨA cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ BẠO ». Nội dung câu này, và ví dụ Mạnh Tử nói về Trụ Kiệt là giống nhau.
Ngược lại ở Nhật, như tôi nói ở trên chữ TRUNG không bị phụ thuộc vào NHÂN NGHĨA. Ở Nhật bản, đạo Nho chủ yếu nhằm vào chữ TRUNG. Chữ TRUNG ở Nhật cũng không phải nhằm vào TRUNG QUÂN (tức là trung với Vua, điều này chỉ có vào thời Minh Trị), mà chủ yếu TRUNG với quan hệ tổ chức trực tiếp (thời trước là lãnh chúa, thời này là công ty mình làm việc).
Chính vì Nho giáo VN trọng nhân nghĩa, mà xã hội VN rất coi trọng sự công bằng. Chỉ bây giờ, tức là vào thời hiện tại, người dân mới vị nể các thể loại « đại gia », nhưng tôi chắc chắn trong thâm sâu của tâm hồn người Việt, người ta sẽ cảm thấy bất ổn, vô lý các thể loại đại gia bất chấp công lý. Và đây là điều rất tốt để xây dựng một nhà nước pháp quyền lành mạnh.
Nhưng NHÂN NGHĨA, TRUNG HIẾU là sự thể hiện ra ngoài, vậy cái gốc của NHÂN NGHĨA, TRUNG HIẾU là từ đâu : đó chính là CHÂN TÂM (khái niệm này như tôi đã nói, chỉ có từ trong Tống Nho, tức là Lý học, tức là Nho giáo nhập khẩu vào VN), thế làm sao để có CHÂN TÂM, để có CHÂN TÂM thì phải thực hành TRUNG DUNG. Trung dung, như tôi đã nói ở trên là trở về với bản nguyên, với tính thiện của mỗi con người.
Thế làm sao có thể thực hành Trung dung. Muốn thực hành Trung dung thì phải QUẢ DỤC.
QUẢ tức là hạn chế, giảm thiểu ở mức hợp lý. Còn DỤC là dục vọng, ham muốn. Phép QUẢ DỤC như đạo Nho nói thì cũng không khác gì lắm khi như trong phật giáo nói người ta muốn tu tập phải từ bỏ THAM, SÂN, SI.
Nhưng điểm khác độc đáo của đạo Nho là không bảo người ta phải trừ bỏ hẳn, mà bỏ sự THÁI QUÁ. Cái gì cực đoan thì không tốt. QUẢ DỤC không phải là diệt dục, mà là không xa vào những thái độ cực đoan, để đạt tới một sự cân bằng, để đạt tới chữ HÒA. Chính vì thế đạo Nho không bảo người ta trốn đời đi tu mà là nhập thế. Cũng chính vì thế, sự tu tập của đạo Nho không phải là để giải thoát đi đâu đó, mà để sống tốt trong cuộc đời bình thường.
Ở trên, tôi có nói tới đạo Tin lành, như là một hình thái của đạo Thiên chúa thích ứng với quan niệm kinh tế thị trường. Một điều đặc biệt của đạo tin lành là coi hành động bình thường nhập thế chính là một sự tu tập (không phải là đóng góp tài sản cho nhà thờ để được giấy phép do tăng lữ trao cho để nhập nước chúa sau khi chết, mà là thái độ yêu lao động, lao động làm việc thành công, thì đấy là ý chúa), thái độ này hoàn toàn đúng với thái độ tu thân của nhà Nho.
Đạo tin lành, khi đặt lòng tin trực tiếp vào sự hiểu biết của chính mình qua quyển kinh thánh, đã tạo ra cơ sở lòng tin chủ động cá nhân(không bị ép buộc). Hãy tưởng tượng quyển kinh thánh như một bộ luật, thì tâm lý người theo đạo tin lành rất gần với quan niệm thượng tôn pháp luật, điều không thể thiếu trong kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền. Khái niệmTRUNG, TÍN, LỄ của đạo Nho là tương đương với những điều này.
Một người theo đạo tin lành thường có lối sống cần kiệm. Chính hình thức này đã tạo ra tích lũy tư bản, để tạo vốn. Nội dung của QUẢ DỤC trong đạo Nho cũng rất gần với điều này. Như vậy QUẢ DỤC trong thời hiện đại có thể hiểu như một cách chi tiêu hợp lý, biết sử dụng đồng tiền đúng lúc đúng chỗ, không hoang phí. Cái điều tưởng như rất tầm thường này không phải nền văn hóa nào cũng có. Ví dụ ở châu Phi chẳng hạn, văn hóa truyền thống của họ không có những đặc trưng này, và đây cũng chính là một hạn chế để phát triển (ngoài vấn đề quan hê kinh tế bất bình đẳng với phương Tây).
Khi tôi nói tới đạo tin lành ở đây, không phải là để đưa đến kết luận, đó là để phát triển thì VN nên cải đạo theo tin lành. Tôi muốn nói rằng, nếu đạo tin lành là sự chuyển đổi của đạo Thiên chúa, để đạo này thích ứng và đồng thời đóng góp vào sự phát triển của phương Tây (đạo tin lành vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân ở phương Tây), thì đạo Nho ở VN cũng làm được vai trò này. Một điều còn thuận lợi hơn nữa, đó là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, thực ra là một sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lê nin từ truyền thống Nho giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 10 2022, 04:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, tôi đã nói tới ảnh hưởng của phật giáo vào Nho giáo, cụ thể là lý học ở VN. Nhưng ảnh hưởng theo chiều ngược lại cũng có. Đó là ảnh hưởng của Nho giáo vào phật giáo. Do ở VN, chưa bao giờ tồn tại một thứ phật giáo độc tôn ngay cả vào thời đại Lý, Trần, cho nên Nho giáo cũng có tác động cấu trúc tới đạo Phật. Điều này cũng khiến đạo phật đại thừa ở VN khác với phật giáo đại thừa ở các nước có truyền thống phật giáo trong lịch sử (Cham pa, Phù nam, Thái,..).
Những ảnh hưởng lớn nhất liên quan tới cách tổ chức tăng đoàn, rồi tới quan niệm phật giáo về giác ngộ.
Tác động đầu tiên của đạo Nho vào đạo Phật là đạo Phật được đặt nằm vào trong quan niệm dòng giống tổ tiên. Việc đi tu, xuất gia trở thành bỏ họ cha mẹ tổ tiên để theo .. họ Phật. Vì thế các nhà sư VN, sau khi quy y, xuất gia đều có họ THÍCH.
Tác động thứ nhì vào đạo Phật, đó là không có vấn đề khất thực. Hệ thống chùa ở VN đều được nhà nước, hoặc làng xã chu cấp. Nhà chùa có đất đai, trong thực tế là một dạng địa chủ. Hiện tại, từ khi có cải cách phật giáo từ giữa những năm 20, thì các chùa chiền sống bằng dịch vụ tâm linh.
Tác động thứ 3 về mặt tổ chức, đó là chùa chiền được nhà nước quản lý, không phải vì vua là người đứng đầu đạo Phật, mà phật giáo được nhà nước quản lý giống như quản lý các đình, đền, miếu mạo, .. tâm linh khác, thông qua sắc phong, hay kiểm tra quản lý trình độ sư sãi.
Về mặt nhận thức giác ngộ, cách tu tập của phật giáo VN cũng khác nhiều quan niệm của phật giáo nguyên thủy. Có thể nói những tông phái đặc sắc nhất của Phật giáo đại thừa : Thiền, Tịnh độ, Pháp Hoa đều có dấu ăn văn hóa Nho giáo này. Một trong những đặc điểm của nó là
- Trong phật giáo VN không có quan tâm nhiều tới vấn đề kiếp. Phật giáo đại thừa không quan tâm tới vấn đề một con người phải tu tập qua nhiều kiếp mới thành phật, mà có quan niệm ngộ phật ngay trong đời này. Các quan niệm về kiếp, nghiệp, ác báo, .. tất nhiên là vẫn tồn tại, nhưng chúng không được sử dụng như trong phật giáo nguyên thủy. Quan niệm giải thoát của phật giáo VN như vậy rất gần với quan niệm tu tập, tu thân của đạo Nho. Cách đây ít lâu, có vụ ông sư chùa Ba Vàng (tôi có bình loạn ở trong diễn đàn về việc này) đã ứng dụng lộn xộn quan niệm kiếp nghiệp này, và không phải là ngẫu nhiên vì ông ấy (theo như ông Thích Thanh Quyết nói) đã lẫn lộn giữa truyền thống đại thừa và nguyên thủy. Có thể dẫn giải đơn giản thế này, nếu đã theo đại thừa truyền thống, thì đạo đức Nho giáo là sự thể hiện của nó. Ngược lại nếu muốn bỏ đại thừa truyền thống, thì phải bám vào đạo đức của phật giáo nguyên thủy ( bát chính đạo, tứ diệu đế, giới luật), nếu không thì nó sẽ thành năm cha ba mẹ, mở đường cho mê tín.
- Trong phật giáo đại thừa niết bàn là luân hồi, luân hồi là niết bàn. Điều này cực đúng nếu tu tập theo Pháp Hoa hay Thiền tông.
- Quan niệm của tịnh độ tông, lấy chữ TÍN làm trọng, coi chữ TÍN (TÍN , HẠNH, NGUYỆN) là khởi đầu của tu tập. Tất nhiên TÍN ở đây là tin tưởng vào pháp cứu người của phật A di đà.

Về mặt nghi lễ, thì ở ta có lễ Vu lan bổn, lễ này đã có trong phật giáo đại thừa, nhưng ở trong vùng văn hóa Nho giáo (từ Nhật, Hàn, TQ, VN) trở nên quan trọng hơn nữa. Đó là ngày lễ còn có tính chất báo hiếu, do có tín ngưỡng Mục kiện Liên xuống ngục cứu mẹ, tức là công đức tu tập của ta không chỉ nhằm vào giác ngộ bản thân mà còn có nghĩa báo hiếu.
Tóm lại, phật giáo đại thừa ở vN nếu nó là phật giáo như ta thấy, thì đó là một dạng phật giáo đã được cấu trúc lại về mặt quản lý, về mặt nhận thức của Nho giáo.
Như vậy Nho giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa VN. Nó ngấm vào mỗi con người VN như một nhận thức vô thức, do được thể hiện qua tập tục, nhận thức xã hội, thông qua nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi người. Nó có quan hệ qua lại với tất cả các ý thức hệ tư tưởng ở VN từ đạo Phật, chủ nghĩa Mác-Lê nin, tới các tín ngưỡng bản địa được đạo Nho cấu trúc lại.
Hiện tại trong một nền kinh tế thị trường, của một nước VN mới (tức là nước VN sau đổi mới 1986), đạo Nho rất thích hợp với quan niệm về con người trong kinh tế thị trường. Tất nhiên nó sẽ có điều khác với ứng dụng Nho giáo thời phong kiến vì những mối dây ràng buộc thời phong kiến không còn nữa. Vì thế những giá trị của đạo nho sẽ liên quan nhiều tới sự tự chủ của từng cá nhân hơn là một mối liên hệ ràng buộc kiểu « tam cương » (Quân, Phu, tử) còn những giá trị của ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí , tín) thì vẫn còn nguyên vẹn.
Trong một nền kinh tế thị trường, thái độ ứng sử của mỗi con người sẽ phụ thuộc vào luật pháp tạo ra, nhưng nó cũng phụ thuộc vào người ta hiểu cái luật pháp ấy thế nào, không kể đây không phải nhận thức của một cá nhân tự tìm được, mà là cái vốn nhận thức của toàn xã hội. Cũng chính vì thế mà truyền thống trở nên quan trọng, vì đây là cái kho ứng sử, nhận thức mà mỗi cá nhân sẽ lấy từ đó ra, không kể quan hệ giữa người và người chỉ có thể thực hiện nếu cả hai bên đều chấp thuận. Các giá trị truyền thống, chính là những giá trị được tất cả mọi người chấp nhận, số đông chấp nhận.
Một nhà nước pháp quyền chỉ mạnh khi luật pháp nó đưa ra phù hợp với phương thức sản xuất đang tồn tại trong xã hội, nhưng nó cũng cần phải dựa vào những giá trị truyền thống mà cả xã hội chấp nhận, vì không ai có thể dí sau lưng mỗi người một ông công an, mà giả dụ làm được, thì sau lưng ông công an ấy là ai, một ông công an khác chắc.. ?
Cũng chính vì thế, mà ngay ở các nước tư bản phát triển, luật pháp của chúng vừa phản ánh quan hệ sản xuất của xã hội nhưng đồng thời cũng thể hiện nền văn hóa của nó. Với họ là đạo Thiên chúa, và tùy theo từng nước mà nó là tin lành hay cơ đốc. Tin lành cũng có nhiều dạng khác nhau.
Nước Vn có truyền thống Nho giáo, thì cũng phải bám vào đó mà ứng dụng. Khi làm như vậy, thì ta sẽ có được một xã hội phát triển hài hòa hơn, có mầu sắc hơn.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 25 2022, 09:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong chủ đề về đạo Nho này, mặc dù cố gắng cấu trúc cho nó thống nhất, tôi cũng chỉ khái quát hóa được, và cũng mở ra rất nhiều hướng để ai thích tìm hiểu về đạo Nho có thể lấy nó làm khởi điểm mà khai thác tìm hiểu tiếp. Dưới đây tôi sẽ tóm tắt lại nhưng nội dung chính đã đề cập :
1- Đạo Nho ở VN là Lý học, được nhập khẩu vào VN từ thời nhà Lý. Lý học là Nho giáo kết hợp với phật giáo, chủ yếu với Mạnh Tử
2- Tác động của Nho giáo vào Phật giáo trong quan niệm, cách tu tập. Phật giáo đại thừa theo truyền thống ở VN (khác với đại thừa ở Tây tặng chẳng hạn) gắn bó chặt chẽ với Nho giáo
3- Khi Nho giáo không còn là ý thức hệ tư tượng của nhà nước (từ thế kỷ XIII đến XIX), thì nó bị phê phán rất mạnh, nhưng sự phê phán này chủ yếu nhằm vào sự thể hiện của Nho giáo thời phong kiến, ngược lại Nho giáo vẫn là cái đế, cái chuẩn, là nguồn gốc của đạo đức, ứng sử xã hội,thẩm mỹ mặc dù không còn tổ chức cụ thể (như đạo Phật, thiên chúa) nhưng Nho giáo vẫn là cái đế của xã hội vn. Người ta có thể xóa bỏ cách thể hiện đạo Nho kiểu phong kiến, nhưng những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhận thức của nó là truyền thống của dân tộc.
4- Hiện tại Nho giáo có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển, và tích chất của đạo Nho rất phù hợp với xã hội hiện đại ở Đông Á. Ta có thể thấy điều này thông qua các nước Nho giáo ngay cả khi chế độ chính trị khác nhau (Nhật, Hàn, TQ, Sing, Đài Loan, ..), nó còn là một đặc trưng của sự hiện đại này so với các nước hiện đại ở châu lục khác, vùng văn hóa khác.
5- Một trong những điều VN phải xây dựng đó là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền dựa trên luật pháp, lấy luật pháp làm căn bản, nhưng luật pháp có hai phần phần cưỡng bức của nhà nước, và phần tự chấp thuận của xã hội. Người ta không thể xây dựng nhà nước pháp quyền ở VN mà không để ý tới truyền thống chấp thuận nhận thức của Nho giáo, đó chính là LỄ, dựa trên các giá trị đạo đức cơ bản : NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN. Có những giá trị đóng góp trực tiếp cho quan niệm « khế ước xã hội », hợp đồng là cái đế của kinh tế thị trường tự do, vi dụ chữ TÍN.
6- Hiện tại, ý thức hệ nhà nước ở VN là chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhưng đây không phải là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở châu Âu, mà nó đã được châu Á hóa, châu Á hóa thông qua cái đế nhận thức Nho giáo. Chủ nghĩa Mác Lê nin châu Á này là của chúng ta, của người VN.

Đạo Nho thú vị như thế, gắn liền với truyền thống VN như thế, vậy ta phải tìm hiểu đạo Nho ở VN như thế nào, vì thực ra không có ai viết lịch sử đạo Nho ở VN cả (lịch sử đạo Phật thì đã có nhiều người viết). Cách tìm hiểu đơn giản nhất có lẽ là theo ứng sử của các nhà Nho VN, thông qua các tác phẩm mà họ để lại. Nhìn họ sống thế nào, ứng sử thế nào, nhận thức thế nào .. chính là đạo Nho.
Như vậy mỗi nhà Nho là một tấm gương khác nhau, như một bài tập tu thân khác nhau. Nhưng nhìn chung thì họ có những đặc điểm sau :
1- Nhà Nho là trí thức. Nhà Nho là trí thức truyền thống. Nhưng là một loại trí thức có nhân cách, vì một phần trí thức của họ là nhân cách, là tu thân.
2- Nhà Nho có hai thái độ ứng sử, liên quan tới thân phận của mình. Đó là xuất thế và nhập thế. Đã là nhập thế là có ước mong cứu đời, đóng góp cho cộng đồng, còn nếu không thì xuất thế, tức là tu thân cá nhân. Cách xuất thế có thể mang mùi vị phật giáo như Nguyễn Trãi, nhưng cũng có thể có mùi vị như đạo Lão (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Trong mỗi nhà Nho VN đều có quan niệm tam giáo đồng nguyên.
3- Nhà Nho Vn là con người của cộng đồng làng xã (ít ra điều này đúng với các nhà Nho tới thế kỷ XIX).

Như vậy muốn tìm hiểu đạo Nho thì phải tìm hiểu nhà Nho, tìm hiểu nhà Nho phải thông qua các tác phẩm của họ. Vậy phải tìm hiểu tác phẩm của họ thế nào.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 11 2022, 10:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề này có tên là tiên học LỄ hậu học VĂN. Ở các phần trên tôi có nói có thể quan niệm VĂN như là học chuyên môn. Thật vậy, khi Khổng tử dậy các học trò của mình thì ông có dậy cả nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, điều khiển xe ngựa, học văn cũng có nhiều kiểu văn khác nhau như thơ, phú, viết văn kiện hành chính.
Nhưng nếu Nhà nho thể hiện cái học đạo của mình (ngoài chuyên môn), thì cũng là VĂN, tất nhiên phải hiểu học đạo ở đây là đạo Nho. Vì thế ta cũng có câu « VĂN DĨ TẢI ĐẠO ». Trong trường hợp này, thì văn chương của họ thể hiện chính nhận thức của họ về Nho giáo, hay nói khác đi, thông qua đó ta có thể hiểu nội dung Nho giáo VN là gì qua các thời kỳ khi tìm hiểu tác phẩm của các nhà Nho VN.
Một cuốn sách có thể sử dụng làm đề cương để tiếp cận kiểu này đó là quyển sách « Nho giáo và văn học trung cận đại VN » của học giả Trần Đình Hượu. Ông là giáo viên trường đại học tổng hợp hà nội, chuyên về văn học chữ Nho cận đại ở VN.
Ở đây tác giả có đề cập tới Nho giáo, như một cái nền nhận thức nói chung (và ông cũng phê phán nó qua quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê như hồi cuối thập niên 80 ở VN, nhưng phần này ta có thể để qua một bên, do mục đích tìm hiểu là lịch sử Nho giáo) và tác động của nó tới các tác phẩm văn học của các nhà Nho vào đầu thế kỷ XIX, đầu XX. Ở đây tác giả đã có cách tiếp cận khá thú vị, đó là chia các nhà Nho theo các hình mẫu người khác nhau (profil), như nhà Nho nông thôn, nhà Nho đô thị nhàn tản, nhà Nho tài tử, ..
Với một số nhà Nho khác, mà tác phẩm để lại nhiều đa đạng, thì ta có thể đọc ngay các tác phẩm, thân thế của họ. Ví dụ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trân Quý Cáp, Ngô thời Nhậm, ..v..v..
Khi tìm hiểu các nhà Nho, cũng có điều tôi không tìm hiểu hết được, ở đây tôi muốn nói tới các thể loại thơ ca nhàn tản của họ. Hầu hết các nhà Nho Vn nổi tiếng đều có làm thơ (chữ Nho hay chữ Nôm). Hiện tại, khi đọc thơ của họ, người ta (trong đó có tôi) có cảm tưởng chúng đều na ná giống nhau, trong khi thực ra đây là những bài thơ nói lên tình cảm nỗi lòng của họ, nhưng vì ta đã mất văn hóa Nho giáo căn bản, cảm nhận cái đẹp kiểu Nho giáo, không còn cảm nhận « qua cảnh nói tới tình » nên không nhận ra được. Vì thế cũng cần phải có sự rèn luyện, nhập vai để tìm hiểu
Bởi vì từ khi ở VN có văn hóa mới, chữ quốc ngữ, người VN cũng bắt đầu tự sự bằng cách phân tích nội tâm trực tiếp. Điều mà các nhà Nho ngày trước không làm, vì họ thông qua cảnh để nói tình. Nếu vượt qua được cái cửa này, thì có thể nói rằng ta đã tìm hiểu cảm nhận khá khá Nho giáo VN.
Dù tư tưởng các nhà Nho VN khác nhau, có lẽ họ đều chung nhưng điểm sau :
1- Ở VN không có nhiều tông phái Nho giáo như ở TQ, ta chỉ có một, đó là LÝ HỌC, là một tông phái Nho giáo có ảnh hưởng lớn của phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông. Vì thế có thể coi Nho giáo là sự kế tục của Thiền tông VN về mặt thực hành, nhưng đã bỏ đi những thứ triu tượng bông lông ba la vô ích kiểu huyền học. Chính vì thế đạo Nho ở VN có tác dụng « cấu trúc » đạo Phật.Nhận thức Phật giáo và Nho giáo gắn với nhau trong một thể thống nhất cùng với đạo Lão.
2- Nhận thức của các nhà Nho VN về Nho giáo luôn được khúc xạ bởi chữ QUỐC. Tôi nói theo kiểu ngày nay là « đổi hệ quy chiếu ». Nho giáo của các cụ, nếu có nhận thức chung với Nho giáo ở Đông Á, thì nó luôn được nhìn bằng con mắt người VN. Các cụ đã nhập các phương pháp nhận thức của Nho giáo nói chung vào nhận thức xã hội VN, để giải quyết những vấn đề ở VN. Có thể nói gọn là nếu ở TQ , Nho giáo nhằm vào chữ TRUNG QUÂN, thì ở VN nó là một cụm có hai vế « TRUNG QUÂN, ÁI QUỐC ». Các tiếp cận nhận thức như thế này rất thú vị, và ta có thể sử dụng nó trong quan hệ với nhận thức phương Tây. Nhận thức phổ quát, nhập khẩu phải được kiểm chứng bằng việc nó có mang lại sự phát triển cho dân tộc hay không, chú không phải là một dạng con vẹt mù quáng.
3- Một nhà Nho cũng là một trí thức. Chuyên môn của họ đi liền với nhân cách với ứng sử..
Ba điều của Nho giáo VN này, hiện nay ta vẫn hoàn toàn dùng được, thậm chí nó còn rất cập nhật.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang « < 2 3 4
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC