Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Chuyện Nhà Nguyễn Và Tây Sơn Trả Thù Lẫn Nhau, Một cách nhìn mới về nhà Nguyễn

Phó Thường Nhân
post Mar 8 2018, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhà Nguyễn ứng dụng đạo Nho tổng thể. Chỉ tới thời nhà Nguyễn, thế kỷ XVIII thì đạo Nho ở VN mới bao trùm toàn bộ sinh hoạt xã hội chính trị vừa là lý thuyết trị nước (điều này thì đã có từ thời nhà Lý) đồng thời như những giá trị nhân văn phổ quát phổ cập trong dân chúng, đi sâu vào từng thiết chế gia đình, xã hội, làng xóm. Đây là điều đặc biệt của nhà Nguyễn. Phải leo lên tận nhà Lê Sơ (tức là thời kỳ vua Lê Thánh Tông Lê Lợi) thì ta mới thấy sự độc tôn đạo Nho như thế. Mà thời nhà Lê Sơ thì đạo Nho chưa thấm xuống được dân. Vì thế cho nên nếu nói về Nho giáo, thì chính quyền nhà Nguyễn là chính quyền Nho giáo nhất trong lịch sử VN. Nho giáo của nhà Nguyễn, cũng không phải Nho giáo nhập khẩu từ nhà Thanh, mà nó là cái một nhánh Nho giáo đã được cha ông ta triết cành mang vào VN từ thời nhà Lý, đó là Tống Nho, rồi phát triển ra. Đạo Nho ở VN vì thế nặng về ứng dụng, thực tế, nhiều khi còn có thể gọi là “kiếm cơm” (tức là chỉ nhằm vào thi cử, đủ điều kiện để làm quan). Bây giờ cái hiện tượng này vẫn còn với các tiêu chí “bằng cấp” của lãnh đạo, mà nhiều khi là bằng rởm như báo chí VN lôi ra. Nhưng một điều phải để ý là Nho sĩ học Nho giáo ở VN không chỉ như là một tôn giáo, một hệ tư tưởng, điều này khiến Nho sĩ khác nhà sư theo Phật giáo chẳng hạn. Tư tưởng có lẽ chỉ chiếm khoảng 40% nhận thức của Nho sĩ khiến họ trở thành một đẳng cấp (SĨ) trong xã hội phong kiến, nhưng điều quan trọng nhất, là biết chữ Nho sẽ giúp cho họ tiếp xúc được với kiến thức, tức là trở thành trí thức. biết chữ Nho cũng như là ngày nay trí thức VN biết tiếng Anh và biết ..chữ quốc ngữ. Vì thế ở trong chính sử VN, có nêu lý do nhà Nguyễn “Trọng nông, ức thương”, vì thế không phát triển thương mại, dẫn đến trì trệ mất nước thì nó cũng đúng một nửa. Đó là trong Nho giáo không có kiến thức về những điều này. Không có khoa học tự nhiên, không có kiến thức thương mại. Những điều này nhà Nho toàn phải tự học khi được Triều đình giao nhiệm vụ. Ta có thể lấy ví dụ như Nguyễn Công Trứ, người chỉ huy khẩn hoang ở miền Bắc. Nguyễn Công Trứ lấy ở đâu kiến thức về thuỷ lợi, nông nghiệp.. tất nhiên là qua sách vở chữ Nho. Nhưng không phải sách vở ông dùng để thi. Mà ông thi cử cũng lận đận, gần 40 tuổi mới đỗ. Phạm đình Hổ, dù chỉ đỗ tú tài, tức là bậc thấp nhất trong các bằng cấp Nho giáo, lại là một nhà nghiên cứu phong tục tập quán, ông còn để lại cuốn “Vũ Trung tuỳ bút” rất có giá trị về những nét sinh hoạt của nhân dân ở Bắc Bộ thời nhà Nguyễn. Nguyễn Đình Chiểu, đâu có đỗ đạt gì, nhưng ông lại là danh Y. Ông học Y khoa như thế nào, nếu không phải là tự học qua chữ Nho. Ông cũng để lại nhiều áng văn chương bất hủ, mà các nhà Nho đỗ bảng vàng, tên được ghi vào bia ở Quốc tử Giám.. có lẽ cũng không làm được. Như vậy, cái lý trọng nông ức thương do Nho giáo làm ra với nhà Nguyễn, đúng nhưng không đủ. Đúng vì trong trang bị kiến thức nhà Nho không cho họ biết những điều này, nên họ bị hạn chế (nếu họ chỉ muốn đi thi vì công danh). Nhưng có những lý do như tôi đã nói ở trên, đó là thời thế thay đổi, đã khiến nhà Nguyễn chỉ còn cách trông chờ vào nông nghiệp. Và có những lý do nữa, phải lộn lại thời Trịnh-Nguyễn phân tranh để tìm hiểu.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2018, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái chủ đề này để “còn tiếp” cũng đã lâu, nên thôi viết nốt. Cũng có nhiều chỗ tôi viết “còn tiếp”, nhưng sau mất hứng, cũng như mất mạch viết. Nếu ai có lòng đọc thì thông cảm, bởi lẽ viết kiểu này khó có thể làm một cái dàn bài liền mạch được. Nó có nhiều tính chất ngẫu hứng, nên nhiều lúc có cảm giác lan man. Vì thế ở đây tôi viết mấy lời có thể coi là kết luận cũng như tóm tắt nội dung những nhận xét về nhà Nguyễn nói chung, và về Vua Gia Long nói riêng.
Lịch sử nhà Nguyễn cũng là một bộ phận của lịch sử VN, nó có những điểm đặc trưng có thể gọi là đóng góp tiến bộ đó là:
1- Thống nhất đất nước.
2- Mở mang củng cố đồng bằng Nam bộ
3- Trung tu, bảo tồn và phát triển những di sản văn hoá của VN từ trước tới nay (mặc dù trọng Nho giáo, lấy Nho giáo làm quốc đạo, những di sản của đạo Phật vẫn được nhà Nguyễn quan tâm bảo tồn, quản lý, giúp đỡ phát triển).
4- Tư duy sử học rất phát triển (Thời Nguyễn là thời mà nhà nước có chính sách, xu hướng, nhận thức về sử học rõ rệt nhất trong lịch sử VN, nhờ có đạo Nho, chính vì thế mà ngay nay chúng ta mới còn thừa hưởng lại được nguồn di sản văn hoá này)
Trong những thứ có thể gọi là phản động (cái này tôi đã nói ở trên rồi) bao gồm:
1- Chế độ chính trị xã hội hà khắc. Đây là triều đại có hình luật dã man nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến VN.
2- Kinh tế kém phát triển, xã hội không thịnh vượng bằng các triều đại trước.
3- Không có đối sách rõ ràng, hiệu quả với thực dân Pháp. Không quản lý hiệu quả được Thiên chúa giáo, để thực dân Pháp lợi dụng tạo thành đội quân thứ 5.
4- Thất bại đầu hàng trước thực dân Pháp dẫn tới mất nước. Triều đại nhà Nguyễn còn tồn tại tới năm 1954, trở thành tay sai của thực dân Pháp. Nhưng ảnh hưởng tâm lý của nó còn kéo dài tới năm 1963, và cái Avatar cuối cùng của nó, với tính chất phản động nhất là chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm.
Nếu có điều gì khả dĩ biện minh được cho nhà Nguyễn, để người ta có thể nhìn rõ hoàn cảnh lịch sử dẫn đến những điều này thì người ta có thể tìm hiểu lịch sử phát triển trong vùng ĐNA. Mà tôi có đề cập tới một chút ở trên. Ví dụ. Nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan toả cảng, nhưng cũng không hoàn toàn, bởi nhà Nguyễn vẫn buôn bán trong vùng. Có điều khác là lúc này lịch sử thế giới đã sang trang, các nước phương Tây trước buôn bán thì giờ đi cướp thuộc địa trực tiếp, không coi trọng buôn bán nữa. Và chính trong hoàn cảnh đó sự yếu kém của nhà Nguyễn và của các chúa Nguyễn đời trước cũng hiện ra. Đó là từ thời chúa Nguyễn, chế độ phong kiến này chỉ ngửa tay ăn sẵn, chờ đợi phương Tây tới thông thương rồi đánh thuế, bóp nặn, chứ không khuyến khích được sản xuất công, thương nghiệp. Cái này có cái gì đó hơi giống việc coi trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay, mà không có chính sách phát triển nội địa.
Nếu nói sự bạc nhược của nhà Nguyễn, hiểu về mặt cấu trúc tổng thể, thì người ta cũng không thể quên mà tri ân những vị vua Triều Nguyễn chống Pháp : Hàm Nghi, Duy Tân. Nếu có các dạng nhà Nho bán nước kiểu Hoàng cao Khải, Nguyễn Thân, Phạm Quỳnh, cha đẻ tinh thần cho những dạng Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu về sau .. thì cũng có những tấm gương anh hùng như Thủ khoa Huân, Nguyễn Đình Chiểu, Phan đình Phùng, Nguyễn Quang Bích..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 8 2018, 02:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó cực đoan quá, những nhân vật như Phạm Quỳnh- Hoàng Cao Khải còn đang trong danh sách xét lại về công tội, mà bác đã vội kết luận là họ bán nước rồi!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC