Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Kinh Ngụy Tạo (tham Khảo)

Phó Thường Nhân
post Nov 28 2016, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lấy ví dụ bản thân. Tôi lấy độ tin cậy trong các kinh sách , bài giảng của Thầy Thích Thanh Từ trước, rồi sao đó mới quan tâm tới những gì Thầy Thích nhất Hạnh viết. Trong khi trên thế giới, ông Thích nhất Hạnh nổi tiếng hơn, Vì ông Thích Nhất Hạnh viết cho người phương Tây, tác phẩm của ông chỉ còn Thiền (vì ông ấy theo thiền tông) ở cái vỏ như cái mác marketing, còn lại thì giống như các loại sách tu dưỡng bản thân bán đầy ngoài đường, trong đó ông ấy đã lược bỏ tất cả niềm tin, văn hoá, giacs ngộ, thay bằng một kiểu phép “giữ cân bằng tâm lý không nổi giận” vớ vẩn. Ông Thích Thanh Từ thì ngược lại giảng nhiều kinh sách đại thừa có văn bản, nên thú vị hơn. Dù nhiều khi tư duy hơi đơn giản, giải thích đơn giản.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 29 2016, 09:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề tìm nguồn tư liệu nào đáng tin cậy một cách tuyệt đối là không thể giải quyết.
Bởi vì nếu có một nguồn tin A chỉ ra cách tìm nguồn tin đáng tin cậy, thì người ta có thể sẽ nghi ngờ ngay chính độ tin cậy của nguồn tin A. Vì vậy quan trọng là ở chỗ thái độ của chúng ta khi xử lý một nguồn tư liệu là như thế nào.
Bài kinh Kàmalà đã nêu rõ vấn đề đó như sau:

QUOTE
2.- Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"
3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Nov 29 2016, 12:50 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 29 2016, 06:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Cái đoạn kinh mà NVT trích ở trên là kinh phật nguyên thuỷ. Ở một chủ đề bên cạnh, tôi có nói là có đọc những kinh này trong một tuyển tập, dịch ra tiếng việt thì nó cũng có dạng như thế. Lúc PhậtThích Ca (lịch sử) thuyết giảng, thì ngài phải phản bác lại các giáo sĩ Bà la môn, tranh luận với họ. Vì thế kinh phật nguyên thuỷ có rất nhiều đoạn phản bác những hình thức nghi lễ của đạo này, mà đoạn NVT trích là một ví dụ. Nhưng thông qua đó người ta cũng thấy tư duy của phật giáo. Sở dĩ thế vì đạo Phật lúc đó là mới, so với Bà la môn giáo. Nhưng nếu giờ mà lắp tín ngưỡng, nghi lễ đại thừa vào vị trí của bà la môn giáo ở cái đoạn kinh trên, thì nó lại lệch, vì Đại thừa là sự phát triển của phật giáo nguyên thuỷ. Như cái cây cùng một gốc, bây giờ đòi chặt ngọn chặt thân, vì coi đó không phải là cây (vì nó không có rễ thì lại vớ vẩn)
So với kinh phật Đại thừa, kinh phật nguyên thuỷ đọc dễ hiểu hơn, và nếu nó được dịch trực tiếp từ tiếng pali, thì cái phỏm dịch của nó cũng gần với tiếng việt hiện đại hơn, dễ tiếp cận hơn. Kinh đại thừa thì nhiều khi trìu tượng hơn, và đối tượng đối thoại thường không phải là một giáo sĩ ngoại đạo mà là một đệ tử của phật Thích Ca, thường là Saliputra (Xá lợi phật), một vị đại đệ tử. Dù cũng có kinh Đại thừa đọc hay, ví dụ kinh Duy ma kật (Virmalakiti), nhưng kinh đại thừa bao giờ cũng có một phần như huyền thoại.
Một người học phật, ban đầu nên đọc kinh nguyên thuỷ, vì nó gần gũi hơn, dễ chấp nhận hơn, gần với triết học. Nhưng nếu muốn nối nó với truyền thống dân tộc, thì phải đọc kinh Đại thừa. Một điều nữa là phật giáo nguyên thuỷ nhằm vào sư sãi, và những người nhập tăng đoàn. Ngược lại phật giáo đại thừa nhằm vào cư sĩ. Do cách sống và sinh nhai khác nhau, dẫn đến không thể cùng dùng chung giới luật, khó chung một cách tu.
Ở VN cũng có phật giáo Nam tông của đồng bào Khơ me ở Nam Bộ, và bởi vì phật giáo nguyên Thuỷ nhằm vào sư sãi, nên mới có truyền thống độ sư lúc nhỏ, đứa trẻ đi tu 1,2 năm, vừa học giáo lý phật giáo, vừa học đọc học viết, rồi sau đó lại trở về đời thường. Tương tự như vậy ở tất cả các nước có phật giáo Nam tông: Thái, Miến, Lào, Cam pu chia..
Ở người Kinh, không có cái nếp sinh hoạt ấy, như vậy phật phải đi vào đời. “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Trong trường hợp như vậy, thì Đại thừa hợp hơn. Vì thế, trong Đại thừa giữa cư sĩ và sư sãi không có sự khác biệt về giác ngộ, thậm chí cư sĩ có thể còn ngộ hơn sư mặc dù trong nguyện vẫn có « quy y phật, quy y pháp, quy y tăng ». Để giác ngộ, người ta cũng không nhất thiết phải thành sư.
Nhưng ở đây không có sự đối kháng. Với tôi đại thừa là sự phát triển của phật giáo nguyên thuỷ.Sự phát triển ở đây không có nghĩa là nó hay hơn, hay tuyệt vời hơn (vì phát triển mà, so với « lạc hậu »), mà là một sự mở rộng, để ai ai cũng có thể hướng tới phật đạo. Nhưng không phải vì nó mở hơn, nên trở thành dễ dãi hơn, kiểu như thi đại học tư lập thì dốt hơn vào đại học trường lớn, mà từ đó suy ra là phật giáo nguyên thuỷ lại tuyệt vời hơn. Trong phật không có điều ấy. Vì thế ở trên tôi mới nói với Dinglangven là, nếu mà ngộ được qua phật giáo nguyên thuỷ thì là đệ tử nhà phật « chánh hiệu con nai vàng » không cần đại thừa đại thiếc gì cả, nhưng nếu dùng nó để đả phá đại thừa thì lại là ma. Tương tự như vậy, nếu ngộ được qua phật giáo Đại thừa rồi từ đó lại chỉ trích phật giáo nguyên thuỷ thì cũng là ma nốt mà không phải là ngộ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Dec 2 2016, 09:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 29 2016, 11:44 AM)
@NVT,
Cái đoạn kinh mà NVT trích ở trên là kinh phật nguyên thuỷ. Ở một chủ đề bên cạnh, tôi có nói là có đọc những kinh này trong một tuyển tập, dịch ra tiếng việt thì nó cũng có dạng như thế. Lúc PhậtThích Ca (lịch sử) thuyết giảng, thì ngài phải phản bác lại các giáo sĩ Bà la môn, tranh luận với họ.  Vì thế kinh phật nguyên thuỷ có rất nhiều đoạn phản bác những hình thức nghi lễ của đạo này, mà đoạn NVT trích là một ví dụ. Nhưng thông qua đó người ta cũng thấy tư duy của phật giáo. Sở dĩ thế vì đạo Phật lúc đó là mới, so với Bà la môn giáo. Nhưng nếu giờ mà lắp tín ngưỡng, nghi lễ đại thừa vào vị trí của bà la môn giáo ở cái đoạn kinh trên, thì nó lại lệch, vì Đại thừa là sự phát triển của phật giáo nguyên thuỷ. Như cái cây cùng một gốc, bây giờ đòi chặt ngọn chặt thân, vì coi đó không phải là cây (vì nó không có rễ thì lại vớ vẩn)
So với kinh phật Đại thừa, kinh phật nguyên thuỷ đọc dễ hiểu hơn, và nếu nó được dịch trực tiếp từ tiếng pali, thì cái phỏm dịch của nó cũng gần với tiếng việt hiện đại hơn, dễ tiếp cận hơn. Kinh đại thừa thì nhiều khi trìu tượng hơn, và đối tượng đối thoại thường không phải là một giáo sĩ ngoại đạo mà là một đệ tử của phật Thích Ca, thường là Saliputra (Xá lợi phật), một vị đại đệ tử. Dù cũng có kinh Đại thừa đọc hay, ví dụ kinh Duy ma kật (Virmalakiti), nhưng kinh đại thừa bao giờ cũng có một phần như huyền thoại.
Một người học phật, ban đầu nên đọc kinh nguyên thuỷ, vì nó gần gũi hơn, dễ chấp nhận hơn, gần với triết học. Nhưng nếu muốn nối nó với truyền thống dân tộc, thì phải đọc kinh Đại thừa. Một điều nữa là phật giáo nguyên thuỷ nhằm vào sư sãi, và những người nhập tăng đoàn. Ngược lại phật giáo đại thừa nhằm vào cư sĩ. Do cách sống và sinh nhai khác nhau, dẫn đến không thể cùng dùng chung giới luật, khó chung một cách tu.
Ở VN cũng có phật giáo Nam tông của đồng bào Khơ me ở Nam Bộ, và bởi vì phật giáo nguyên Thuỷ nhằm vào sư sãi, nên mới có truyền thống độ sư lúc nhỏ, đứa trẻ đi tu 1,2 năm, vừa học giáo lý phật giáo, vừa học đọc học viết, rồi sau đó lại trở về đời thường. Tương tự như vậy ở tất cả các nước có phật giáo Nam tông: Thái, Miến, Lào, Cam pu chia..
Ở người Kinh, không có cái nếp sinh hoạt ấy, như vậy phật phải đi vào đời. “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Trong trường hợp như vậy, thì Đại thừa hợp hơn. Vì thế, trong Đại thừa giữa cư sĩ và sư sãi không có sự khác biệt về giác ngộ, thậm chí cư sĩ có thể còn ngộ hơn sư mặc dù trong nguyện vẫn có « quy y phật, quy y pháp, quy y tăng ». Để giác ngộ, người ta cũng không nhất thiết phải thành sư.
Nhưng ở đây không có sự đối kháng. Với tôi đại thừa là sự phát triển của phật giáo nguyên thuỷ.Sự phát triển ở đây không có nghĩa là nó hay hơn, hay tuyệt vời hơn (vì phát triển mà, so với « lạc hậu »), mà là một sự mở rộng, để ai ai cũng có thể hướng tới phật đạo. Nhưng không phải vì nó mở hơn, nên trở thành dễ dãi hơn, kiểu như thi đại học tư lập thì dốt hơn vào đại học trường lớn, mà từ đó suy ra là phật giáo nguyên thuỷ lại tuyệt vời hơn. Trong phật không có điều ấy. Vì thế ở trên tôi mới nói với Dinglangven là, nếu mà ngộ được qua phật giáo nguyên thuỷ thì là đệ tử nhà phật « chánh hiệu con nai vàng » không cần đại thừa đại thiếc gì cả, nhưng nếu dùng nó để đả phá đại thừa thì lại là ma. Tương tự như vậy, nếu ngộ được qua phật giáo Đại thừa rồi từ đó lại chỉ trích phật giáo nguyên thuỷ thì cũng là ma nốt mà không phải là ngộ.
*


Đại khái là Kinh điển Nguyên Thủy là chương trình đào tạo Tiến Sĩ. Còn Kinh điển Đại Thừa là chương trình đào tạo cấp 1,2,3, và đại học, thạc sĩ.
Việc mở rộng ở đây là từ chỗ chỉ đào tạo Tiến Sĩ sang đào tạo cả cấp 1,2,3 và đại học, thạc sĩ nữa



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2016, 07:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@QuyZen,
Những nhận xét trên của bác thì tôi đồng ý một nửa. Đồng ý phần phật giáo nguyên thuỷ là làm Tiến Sĩ. Còn không đồng ý là phật giáo Đại thừa chỉ là sự mở rộng cấp 1,2,3,thạc sĩ.., bởi vì sự mở rộng của phật giáo Đại Thừa sẽ dẫn đến những ngả mới mà trong phật giáo Nguyên Thuỷ không có, hay nó mới chỉ phôi thai. Tức là có nhân (hiểu là cái hạt giống) mà chưa thành quả (hiểu nghĩa hoa quả). Nhưng khổ nỗi cái phần không có trong phật giáo Nguyên Thuỷ này nó rất thâm thuý và cao siêu, dẫn đến việc người ta dễ dàng nguỵ biện, làm người ta khó phân biệt chính tà, vì nó là tiếng nói của ta với chính ta. Vì nó là tiếng nói của lương Tâm. Chính vì nó có yếu tố chủ quan(subjectif) mạnh như thế, nên dễ thành « lung tung đạo ». Đây là cái khó của Đại thừa.
Nếu tôi có thể so sánh thì tôi sẽ lấy ví dụ toán tập hợp số. Phật giáo nguyên thuỷ có thể là tập hợp số
A,B,C,D. Tập hợp số của Đại thừa là C,D,E, F, I, J ,K. Như vậy khi làm cái phép tính giao nhau, thì người ta sẽ có phần chung nhau là C,D, nhưng cũng có phần khác nhau là A,B nếu nhìn từ phật giáo nguyên thuỷ. Là E,F,I,J,K nếu nhìn từ phật giáo Đại Thừa.
Phần nhiều nếu theo đại thừa, thì người ta sẽ lấy cái phần E,F,I,J,K để cự, để cho mình là giỏi. Còn theo Nguyên Thuỷ thì lấy A,B ra mà cự. Còn cách học phật của tôi thì nhằm vào C,D đầu tiên, coi đó là mấu chốt là gốc, rồi xem A,B có thể tác động vào C,D được gì không, làm ta ngộ, thì học. E,F,I,J,K liên quan tới C,D thế nào, nó có làm ta giác ngộ không thì học. Nhưng nếu E,F,I,J,K mà đi quá xa dẫn đến nguỵ biện (đây chính là cái giới hạn mà tôi đặt ra) làm cho A, B vô giá trị thì nó phải dừng lại.
Nói chính xác hơn nữa, A, B trong nguyên thuỷ chính là giới và định nguyên thuỷ. E,F,i,J,K là sự phát triển của HUỆ (Phật giáo bao gồm giới, định, huệ). Nhưng nếu Huệ mà phát triển tới mức nguỵ biện, đập tan cái giới thành lung tung đạo thì không được, mà nó phải làm sáng tỏ được cái thần của giới, cái lý do của giới. Giới có thể hiểu là giới luật, nhưng theo đại thừa thì nó gần với đạo đức hơn là bắt buộc. Như vậy cái phần Huệ của đại thừa phải làm rõ cái lý của đạo đức của Phật giáo. Và cái đạo đức này người ta có thể căn vào giới của phật giáo nguyên thuỷ như là một ví dụ điển hình, nhưng không bắt buộc phải theo 100%, vì Đại thừa hướng tới cư sĩ, hướng tới tạo lương tâm chứ không nhằm vào đi tu.
Chính vì có phần C,D chung nhau (tức là giáo lý) mà tôi mới nói, học phật cứ học giáo lý nguyên thuỷ trước thì dễ theo hơn. Vì đọc Đại thừa trước rất dễ nguỵ biện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Dec 6 2016, 10:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 5 2016, 12:12 PM)
@QuyZen,
Những nhận xét trên của bác thì tôi đồng ý một nửa. Đồng ý phần phật giáo nguyên thuỷ là làm Tiến Sĩ. Còn không đồng ý là phật giáo Đại thừa chỉ là sự mở rộng cấp 1,2,3,thạc sĩ.., bởi vì sự mở rộng của phật giáo Đại Thừa sẽ dẫn đến những ngả mới mà trong phật giáo Nguyên Thuỷ không có, hay nó mới chỉ phôi thai. Tức là có nhân (hiểu là cái hạt giống) mà chưa thành quả (hiểu nghĩa hoa quả). Nhưng khổ nỗi cái phần không có trong phật giáo Nguyên Thuỷ này nó rất thâm thuý và cao siêu, dẫn đến việc người ta dễ dàng nguỵ biện, làm người ta khó phân biệt chính tà, vì nó là tiếng nói của ta với chính ta. Vì nó là tiếng nói của lương Tâm. Chính vì nó có yếu tố chủ quan(subjectif) mạnh như thế, nên dễ thành « lung tung đạo ». Đây là cái khó của Đại thừa.
Nếu tôi có thể so sánh thì tôi sẽ lấy ví dụ toán tập hợp số. Phật giáo nguyên thuỷ có thể là tập hợp số
A,B,C,D. Tập hợp số của Đại thừa là C,D,E, F, I, J ,K. Như vậy khi làm cái phép tính giao nhau, thì người ta sẽ có phần chung nhau là C,D, nhưng cũng có phần khác nhau là A,B nếu nhìn từ phật giáo nguyên thuỷ. Là E,F,I,J,K nếu nhìn từ phật giáo Đại Thừa.
Phần nhiều nếu theo đại thừa, thì người ta sẽ lấy cái phần E,F,I,J,K để cự, để cho mình là giỏi. Còn theo Nguyên Thuỷ thì lấy A,B ra mà cự. Còn cách học phật của tôi thì nhằm vào C,D đầu tiên, coi đó là mấu chốt là gốc, rồi xem A,B có thể tác động vào C,D được gì không, làm ta ngộ, thì học. E,F,I,J,K liên quan tới C,D thế nào, nó có làm ta giác ngộ không thì học. Nhưng nếu E,F,I,J,K mà đi quá xa dẫn đến nguỵ biện (đây chính là cái giới hạn mà tôi đặt ra) làm cho A, B vô giá trị thì nó phải dừng lại.
Nói chính xác hơn nữa, A, B trong nguyên thuỷ chính là giới và định nguyên thuỷ. E,F,i,J,K là sự phát triển của HUỆ (Phật giáo bao gồm giới, định, huệ). Nhưng nếu Huệ mà phát triển tới mức nguỵ biện, đập tan cái giới thành lung tung đạo thì không được, mà nó phải làm sáng tỏ được cái thần của giới, cái lý do của giới. Giới có thể hiểu là giới luật, nhưng theo đại thừa thì nó gần với đạo đức hơn là bắt buộc. Như vậy cái phần Huệ của đại thừa phải làm rõ cái lý của đạo đức của Phật giáo. Và cái đạo đức này người ta có thể căn vào giới của phật giáo nguyên thuỷ như là một ví dụ điển hình, nhưng không bắt buộc phải theo 100%, vì Đại thừa hướng tới cư sĩ, hướng tới tạo lương tâm chứ không nhằm vào đi tu.
Chính vì có phần C,D chung nhau (tức là giáo lý) mà tôi mới nói, học phật cứ học giáo lý nguyên thuỷ trước thì dễ theo hơn. Vì đọc Đại thừa trước rất dễ nguỵ biện.
*


bởi vì sự mở rộng của phật giáo Đại Thừa sẽ dẫn đến những ngả mới mà trong phật giáo Nguyên Thuỷ không có, hay nó mới chỉ phôi thai. Tức là có nhân (hiểu là cái hạt giống) mà chưa thành quả (hiểu nghĩa hoa quả).----> Điều này thì em có thể khẳng định với bác Phó là tất cả những cái cao siêu trong giáo lý Đại thừa, đều đã có trong Kinh điển Nguyên Thủy rồi, chỉ là nó được nói tới không nhiều và người ta không hiểu, thường bỏ qua mà thôi. Hơn nữa Kinh điển Nguyên Thủy, chứa đựng những lời thuyết giảng của Đức Phật, mà Phật thuyết giảng là để giúp người ta Giác Ngộ chứ không thuyết giảng để làm tăng thêm hiểu biết. Cho nên không nói về những điều cao siêu nhiều.
Giáo lý Nguyên thủy, đọc qua thì thấy đơn giản, nhưng thực sự nó rất thâm sâu, không dễ gì hiểu thấu đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 6 2016, 11:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lúc đầu em tìm hiểu Phật Pháp là để kiến giải thế giới, kiến giải về nhân tình thế thái... Sau một hồi tìm hiểu thì em chỉ còn lại một nhu cầu là làm thế nào để hiểu mình!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 6 2016, 05:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@QuyZen,
Bác nói hoàn toàn chính xác, chuẩn (nếu tôi có thể cho phép mình bình như thế). Tất cả những gì phát triển trong Đại Thừa đều có trong phật giáo Nguyên Thuỷ. Các vị tiền bối chỉ phát triển, trìu tượng hoá nó lên. Nhưng khi phát triển lên ấy, nó cũng có những cái mới. Ví dụ với Tịnh độ, thì có thêm khái niệm TÍN, với pháp Hoa thì nó đặt ra vấn đề sắp xếp các cánh nhìn với phật giáo đa dạng nhưng vẫn thống nhất, rồi nghĩa vụ một phật tử là phải hoàng hoá phật đạo dựa vào kinh bất kể trình độ thế nào, rồi vấn đề cư sĩ, rồi vấn đề phật tính..v..v.. Chính vì thế, đọc nghiền ngẫm kinh Đại Thừa sẽ giúp người ta hiểu kinh Nguyên Thuỷ hơn. Đọc kinh nguyên thuỷ, thì người ta lại hiểu Đại thừa từ đâu mà ra. Quan hệ hai bên nó là « biện chứng » (nếu tôi có thể dùng từ ngữ chủ nghĩa Mác ở đây).
Chính vì thế tôi mới nói Nguyên Thuỷ là gốc, là rễ. Đại thừa là thân là ngọn của cái cây phật đạo. Còn người ta cảm được cái gì (gốc thân ngọn rễ) thì là tuỳ duyên, tuỳ căn cơ hoàn cảnh từng người, nhưng dù có cảm cái gì, người ta vẫn có chung một cảm giác từ nhựa cây, sức sống của cây mang lại. Mà cũng chẳng ai cấm mình, lấy cái kinh nào làm chủ để chiêm nghiệm cả.
Cảm nhận cá nhân của tôi là phật giáo nguyên thuỷ bảo trùm được hai lĩnh vực bao gồm cả đạo Nho và phật giáo Đại thừa, vì phật giáo Đại Thừa vì nó chủ yếu nhằm vào HUỆ mà lãng đi phần GIỚI, nên nó không có xương sống, cần đạo Nho « chống lưng ». Cái này chính là điều tôi nói ở chủ đề bên cạnh. Ngược lại cái GIỚI của phật giáo Nguyên Thuỷ có nhiều phần không hợp với cư sĩ, vì bản nguyên của nó là dùng cho tu sĩ. Hiện nay, phật giáo Nam Tông, mà ở VN đồng bào Khơ me cũng theo, là một phiên bản của phật giáo Nguyên Thuỷ. Nhưng tôi hoàn toàn không có tâm linh, cũng như truyền thống để tiếp cận nó cụ thể. Trong những lần về VN, tôi cũng đã từng chu du ở vùng miền Đông, miền Tây Nam bộ. Ở đây có rất nhiều chùa Nam Tông nổi tiếng (chùa Dơi, chùa Cò, ..), ở Cần Thơ, tôi cũng nói chuyện với phật tử Nam Tông, tiếc rằng tôi không thể ở lâu để ngấm nó,tìm hiểu nó sâu sắc hơn, chiêm nghiệm nó để sử dụng. Họ nói rằng họ thờ Phật Thích Ca, còn người Kinh thờ Bồ Tát. Điều này cực kỳ chính xác. Với tôi, khi tôi tiếp cận với phật giáo Nguyên Thuỷ qua kinh, thì do không có tín ngưỡng liên quan, với tôi nó trở thành bộ phận của phật giáo Đại thừa, là cái gốc mà người theo phật giáo Đại thừa phải học, là một dạng triết học, đạo đức học, không có nó thì Đại thừa không có đế.
Theo như tôi hiểu (đây hoàn toàn là nhận xét cá nhân, và chắc chắn là thiếu sót), thì phật giáo Nam Tông hiện tại tồn tại được bởi một cái « hiệp ước » giữa sư sãi và tín đồ theo truyền thống. Theo đó, tín đồ « tu thông qua sư sãi ». Người muốn giác ngộ thì phải tu, còn tín đồ thì thông qua việc ủng hộ, kinh trọng,nuôi dưỡng sư sãi, mà có được công quả ở trong đường phât đạo. Sư tu bằng giới luật, tín đồ tu bằng công quả. Ngược lại, sư sãi vì thế phải giữ nghiêm giới luật, vì không thế thì ai theo.
Phật giáo Đại thừa có thể học cái mô hình này không. Nếu được thì tốt, nhưng tôi e rằng khả năng ấy khó. Tại sao. Vì quan niệm của người Kinh với sư sãi. Khi người ta lên chùa là vì một nhu cầu tâm linh. Nhu cầu tâm linh ấy, nhiều khi không phải là từ phật giáo, nhưng ở VN hiện tại chỉ còn cơ cấu sư-chùa để đáp ứng. Ở đây không có mối dây « tu bằng công quả » của một cộng đồng với sư sãi. Nói trắng ra, nhà chùa nhiều khi là một điểm kinh doanh nhu cầu tâm linh. Vì thế tôi mới nói, nhiều chùa thực sự nổi tiếng, có ý nghĩa lịch sử ..thì vắng như chùa bà Đanh, nhưng biết kinh doanh tâm linh thì nổi đình nổi đám. Tất nhiên có những chùa đảm bảo được cả hai. Ví dụ chùa Phúc Khánh ở Ngã tư Sở, hay hệ thống chùa Hương…và số lượng chùa kiểu này cũng có nhiều chứ không phải ít.
Thế còn nếu là cư sĩ, chỉ tu theo nguyên thuỷ hay không thì tôi không rõ. Vì tôi chưa ứng dụng nó bao giờ, vì với tôi Nguyên Thuỷ Đại thừa gắn chặt với nhau.

@NVT,
Đúng rồi. Đạo phật dùng để tu thân. Nó là một dạng triết học thực nghiệm, hành động, nhưng nó cũng giúp cho người ta có nhân sinh quan, thế giới quan. Nhân sinh quan, thế giới quan trong đạo Phật gọi là Pháp Nhãn.
Cái phần mà NVT nói là hiểu mình ấy, thì với tôi là thức tỉnh lương tâm. Rồi cái lương tâm ấy lại ảnh hưởng tới ứng sử của mình trong cái vòng nhân sinh quan thế giới quan mình có.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC