Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, Hay là tán phét về đạo Nho

Phó Thường Nhân
post Apr 1 2022, 05:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi trình bầy phần phê bình Nho giáo thứ 3, tức là luận điểm phê bình của những người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tức là nó liên quan tới quan niệm ngày nay của ta về đạo Nho, phải giải quyết một câu hỏi nữa, rất thú vị, về cái quan niệm của thực dân Pháp (và phương Tây nói chung) mà tôi trình bầy ở trên. Đó là khoa học xã hội của các học giả phương Tây có khách quan không ? có khoa học không ? thường thì khoa học đi liền với khách quan. Và vì thế hiện nay, khi ở Vn cho in lại rất nhiều các tác phẩm của các học giả Pháp thời thuộc địa, độ chính xác của nó tới đâu, có thể tin cậy được 100% vì họ là những người « làm khoa học » không ?
Câu trả lời rất rõ ràng của tôi là KHÔNG.
Tại sao lại thế ? bởi trong khoa học xã hội, một nhà khoa học thực thụ vẫn có những ảnh hưởng sau :
1- Họ là những nhà khoa học phục vụ cho chủ nghĩa thực dân, có nghĩa là bản thân họ là những tên thực dân cáo già. Ví dụ, Aymonier, là một người nghiên cứu về người Chàm ở VN chẳng hạn. Ngay trong tác phẩm của ông này, ông ta cũng nói rất rõ là muốn dùng người Chàm để thống trị ở VN, vì thế những quan sát, điền dã của ông ta với người Chàm dù rất có giá trị (vì nó cho ta biết tình hình sinh hoạt của người Chàm vào đầu thế kỷ XX thế nào), cách lý giải, lập luận, suy xét của ông ta là theo kiểu khoét sâu mâu thuẫn người Kinh-Chàm để từ đó cai trị. Tương tự như vậy, rất nhiều công sứ Pháp, ví dụ Pasquier, công sứ ở Huế, tham gia cả vào hội « những người bạn Huế » cũng là một dạng như vậy. Nhận thức của họ, nghiên cứu của họ về Việt nam là để nhằm mục đích thực dân, thuộc địa. Đây là các thể loại « Tây mắm tôm » đồng thời cũng là những dạng thực dân cáo già.
2- Những người nghiên cứu độc lập, trong một cơ quan tương đối độc lập khách quan, ví dụ viện viễn đông bác cổ, nhưng dù họ không phải là thực dân, thì họ vẫn mang trong người những định kiến của thời đại lúc đó, của văn hóa « bản địa phương Tây » của họ. Từ đó họ sẽ có những lô gic, lập luận, giả thiết phù hợp với định kiến đó. Vấn đề người Vi king dậy người Việt cổ làm trống đồng là một dạng như vậy. Trong lĩnh vực khoa học nhân văn, vấn đề gốc của giả thiết ở đâu rất quan trọng. Ở đây ta có thể nói những người này là những người nhìn thế giới theo hệ quy chiếu của họ. Một người nghiên cứu khoa học VN cũng thế, cần nhìn thế giới theo hệ quy chiếu của mình. Chính vì thế đây không phải là điều xấu, những nhà khoa học kiểu này không xấu, nhưng mình phải trừ bì phần định kiến, hệ quy chiếu của họ đi, thay vào bằng hệ quy chiếu của mình. Đây có lẽ là thể loại các nhà khoa học « thực dân » có giá trị nhất, ví dụ Maspero, hay Jeanne Cuisinier có tác phẩm nghiên cứu về người Mường.
3- Những người nghiên cứu để « truyền đạo của họ » tốt hơn. Thường họ là những cha cố Thiên chúa giáo, ví dụ cha Cadier, là người truyền đạo ở Quảng bình, và ông ta có để lại một cuốn sách về tập tục của người việt ở đây. Với những người này thì ta lại vấp phải một vấn đề khác, đó là họ sẽ tìm mọi cách để nói rằng, chỉ có niềm tin vào đạo của họ mới là chuẩn, những hình thức khác chỉ là giả dối, mê tín, .. Giống như kiểu các thể loại văn hóa tín ngưỡng khác là một thứ tập tục thô sơ, man rợ, .. là bước tiếp theo để tới Thiên chúa giáo. Không chỉ có cha cố mới có vấn đề này, mà ngay với các học giả phương Tây nghiên cứu về các tôn giáo khác cũng vậy. Ví dụ Mircea Eliade. Ông này không phải là người Pháp ở VN, mà là một nhà nghiên cứu về tôn giáo ngoài phương Tây gốc Rumania,viết bằng tiếng Pháp, nhưng cái đế dẫn giải của ông ta .. chính là Thiên chúa giáo, bởi đó là ..tôn giáo bản địa của ông ta. Là hệ quy chiếu vô thức của ông ta.
Chính vì ba vấn đề trên, mà khi ta tiếp cận với các kiến thức xã hội, văn hóa, tôn giáo, .. từ phương Tây ta phải có khoảng cách, phân biệt, để trừ bì những định kiến, chủ đích, vô thức của họ do văn hóa bản địa của họ tạo ra.
Do quan niệm các học giả phương Tây là « khoa học, khách quan », đã dẫn tới những hệ quả khủng khiếp. Ví dụ cuộc thảm sát người Tút si ở Ru an đa. Đây là một thuộc địa của Bỉ cũ, các nhà khoa học Bỉ, Pháp khi nghiên cứu về dân tộc học ở đây đã bịa đặt ra giả thiết là người Tút si là có gốc gác từ Ai cập cổ đại di cư sang đây, còn người bản địa là người Hút tu. (điều này hao hao giống chuyện người Bách việt bị đuổi xuống phương Nam). Trong thực tế, cả hai sắc tộc này chỉ là một, sự khác nhau chỉ là người Tút si sống bằng chăn nuôi, còn người Hút tu là trồng trọt. Đặt vấn đề người Tút si là người « nhập cư », cộng với các mâu thuẫn về chính trị được tạo ra từ thời thực dân Bỉ ở đây, đã dẫn tới việc người Hút tu thảm sát người Tút si vào năm 1994 ở đây. Và đây là một cuộc diệt chủng.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 4 2022, 11:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi sẽ nói tới trào lưu phê phán đạo Nho cuối cùng. Đó là sự phê phán đạo Nho của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Vì chủ nghĩa Mác – Lê nin hiện nay là hệ tư tưởng xương sống ở VN, nên có thể hiểu là thái độ xã hội Vn hiện đại đối với đạo này.Cũng phải nói thêm là từ khi có đổi mới 1986, thì vấn đề độc tôn chủ nghĩa Mác-Lê nin một cách quyết liệt như thời bao cấp không còn nữa, nhận xét của xã hội với đạo Nho cũng thay đổi. Đặc biệt sự thay đổi này được diễn ra một cách tự nhiên, chứ không có sự tuyên truyền nào cả, vì khác với đạo Phật, đạo Nho ở Vn không có tổ chức, không có địa điểm mà là một nhận thức xã hội truyền thống gắn liền với ta.
Nhưng điều phê phán đạo Nho mà tôi đề cập ở đây thể hiện rõ rệt hơn vào thời bao cấp, chủ yếu vào thời bao cấp, nhưng dư âm của nó còn lại tới bây giờ.
Sự phê phán của chủ nghĩa Mác-Lê nin với Nho giáo có thể quy về mấy lô gic như sau :
1- Đạo Nho là đạo của chế độ phong kiến ở VN, vì thế nó gắn liền với nhà nước phong kiến ở VN. Nhà nước phong kiến này còn tồn tại tới năm 1945, tức là nó còn được thực dân Pháp « sử dụng lại » trong chế độ thực dân, vì thế giá trị của nó bằng không, vì nó chỉ còn các tập tục mê tín, lỗi thời, ..
2- Lịch sử dân tộc là lịch sử đấu tranh giai cấp, chính vì thế mà chủ nghĩa Mác-Lê nin đứng về phía các cuộc nổi dậy, các cuộc khởi nghĩa này là những cuộc khởi nghĩa chống phong kiến, nhà nước phong kiến. vì thế càng có lý do để « đả đảo » đạo Nho hơn.
3- Chủ nghĩa Mác-Lê nin là chủ nghĩa khoa học, nó đã chỉ ra quy luật phát triển của loài người, vì đạo Nho cũng như các đạo khác sẽ dần dần đi vào lịch sử, như là một dấu ấn của một thời đã qua, nó không thể sử dụng trong thời kỳ phát triển mới.
Từ những lô gic trên mà người ta thường chỉ ra những khiếm khuyết của đạo Nho, như : trọng nam, khinh nữ, tôn ti trật tự không dân chủ, con người trong thế giới Nho giáo không được coi trọng, không có tự do, bị kìm kẹp. Nho giáo hạn chế sự phát triển kinh tế dẫn tới lạc hậu, ..v..v..
Từ đó có hai xu hưởng tư tưởng được đề cao đó là :
Dòng văn hóa tư tưởng chính của ta là văn hóa nhân dân chống Nho giáo (với các ví dụ trong ca dao, tục ngữ chẳng hạn)
Dòng văn hóa chính của ta là Phật giáo, được nhân dân sử dụng để chống Nho giáo.
Ý tưởng « văn hóa nhân dân » là một dấu ấn của chủ nghĩa Mác-Lê nin, rộng ra là của chủ nghĩa cộng sản nói chung. Vì thế ngay ở Mỹ, theo thống kê của CIA vào thập niên 50, tức là thời kỳ có chủ nghĩa McCathysme, bất cứ ai đeo ghi ta, hát nhạc folk Song thì có thể coi như bị tiêm nhiễm cộng sản ngay ở Mỹ.
Còn ý tưởng « nhân dân ta dùng phật giáo chống Nho giáo », thì là một xuy diễn bắt đầu từ phong trào chấn hưng phật giáo ở châu Á, có vào thời những năm 20 của thế kỷ XX. Phong trào này cũng không phải có ở riêng VN, mà có ở TQ nữa. Động lực của nó xu hướng « thời thượng » của các học giả phương Tây bắt đầu tìm hiểu và ca ngợi phật giáo, cũng như những tuyên truyền phật giáo của các học giả Nhật, như Suzuki vào phương Tây. Nếu « tây đã khen ta, thì chắc điều đó phải hay ». Một động lực nữa là sự cải cách của tôn giáo bản địa so sánh với Thiên chúa giáo xâm nhập.
Sau năm 1954 ở VN, thì không còn phong trào chấn hưng phật giáo ở ngoài Bắc, nhưng nó vẫn tiếp tục ở trong Nam, do chính quyền miền Nam dựa vào thiểu số tôn giáo Thiên chúa tạo ra, khiến Phật giáo « vùng dậy ». Còn ở ngoài Bắc, thì do sự độc tôn chủ nghĩa Mác-Lê nin, cũng như quan niệm « văn hóa nhân dân » tôi nói ở trên tạo ra.
Vì thế có thể coi cái ý tưởng « nhân dân ta dùng phật giáo chống Nho giáo » là có copyright của miền Nam cũ, lan truyền ra toàn quốc sau năm 1975, thông qua các học giả miền Nam cổ xúy duy nhất cho Phật giáo. Chính vì thế có điều buồn cười là với giới học giả trong Nam, thì lịch sử dân tộc coi như kết thúc vào đời nhà Trần. Toàn bộ các thế kỷ từ XIII về sau, do phật giáo không là Quốc đạo duy nhất nữa, thì không còn nói tới. Chính vì thế, với tôi, điều đóng góp đáng quý nhất cho nhận thức của tôi từ các học giả miền Nam cũ là nhận thức phật giáo, họ cũng có một phần « theo đuôi phương Tây » nữa , ví dụ như giới thiệu thuyết hiện sinh, nhưng với phần nhận thức phương Tây này, thì bây giờ tôi xem trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, nếu có đọc của họ, thì chỉ để xem họ hiểu chúng thế nào, tới đâu, chứ họ cũng giới thiệu kiểu « con vẹt không hiểu bản chất » hay « năm cha ba mẹ » lẫn lộn linh tinh.
Nhưng trong thực tế, những điều nói về Nho giáo như trên có đúng không ? nó có phần đúng, đó là Nho giáo có thể coi là văn hóa thượng lưu cao cấp, nhưng nó không đối lập với văn hóa dân gian, mà còn góp phần cấu trúc lại phần văn hóa dân gian này, nâng cấp nó lên. Trong nhiều trường hợp, Nho giáo được .. diễn nôm ra văn hóa dân gian, cũng có trường hợp văn hóa dân gian được .. nâng cấp bởi Nho giáo. Vì thế không có sự đối kháng giữa văn hóa từ Nho giáo đưa tới với văn hóa dân gian, mà chúng bổ xung cho nhau. Người ta có thể thấy điều này trong mỗi nhà Nho. Họ vừa có tác phẩm chữ Nho (kinh điển), vừa có thơ văn chữ Nôm( thường là tâm sự cá nhân). Ở đây không có sự đối kháng mà là bổ xung.
Có những tín ngưỡng tập tục như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, được đạo Nho cấu trúc lại gần như tổng thể (tức là ta không thể biết nguyên bản ngoài đạo Nho của nó thế nào). Hàng năm hiện nay, việc cúng viếng đền Hùng trở thành tập tục của cả nhà nước và nhân dân, nhưng nó là sự cấu trúc lại (cách thể hiện, nghi lễ, ) của một quan niệm bản địa rất xa xôi đó là truyền thuyết Lạc Long quân – Âu cơ đã được các nhà Nho VN đưa vào lịch sử. Tập tục này về mặt văn hóa dân gian có từ xưa (như truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu cơ), nhưng nó chỉ được định hình thành thờ cúng từ khoảng thế kỷ XIV, tức là khi Nho giáo thịnh hành ở VN và trở thành quốc đạo từ thời nhà Lê, thay đạo Phật.
Còn câu chuyện « nhân dân ta dùng phật giáo chống Nho giáo » như các trí thức phật giáo trong Nam tung nó ra, thì cũng là một thứ truyện cười Trạng Quỳnh. Theo dõi sự phát triển của Phật giáo VN, ta thấy tôn giáo này hưng thịnh theo cả vùng Đông Á, chứ không bị hạn chế bởi biên giới. Thời phật giáo hưng thịnh ở TQ, cũng là thời hưng thịnh ở ta. Điều duy nhất ta có thể khẳng định được là phật giáo truyền vào VN và TQ đồng thời, chứ không phải nó chỉ có chiều từ TQ vào VN, và có thể phật giáo vào VN trong dân gian trước, rồi sau đó mới được cấu trúc lại bởi phật giáo kinh điển đại thừa dùng chữ Nho. Điều này thể hiện qua việc từ Phật trong dân gian được gọi là Bụt (tức là có sự chuyển âm trực tiếp từ tiếng phạn Bouddha mà ra), nhưng ở đây ta cũng thấy vấn đề « nâng cấp phật giáo » bằng phật giáo kinh điển đại thừa chữ Nho, giống như Nho giáo nâng cấp các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thành hoàng. Khi ta nói phật giáo được nâng cấp bởi phật giáo kinh điển chữ Nho, điều đó không nhất thiết là nó phải được truyền từ nội địa TQ vào VN, mà có thể được viết bằng chữ Nho ngay trên đất VN (thời đó là Giao Chỉ). Ví dụ tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử. Mâu Tử là người Hán sang VN, ở đây ông đã tiếp cận phật giáo, chuyển từ Lão giáo (tức là luyện đan trường sinh theo kiểu vật chất), sang « trường sinh kiểu nhận thức » (được gọi là liễu đoạn sinh tử) của phật giáo.
Nhưng điều thú vị nhất của cách phê phán Nho giáo này, là nó không đi khỏi được phạm trù Nho giáo, dù chống Nho giáo. Cái này thì tôi sẽ nói tiếp sau, nhưng cứ nói cái kết luận trước đã, đó là chủ nghĩa Mác- Lê nin ở VN, thực ra là một dạng Nho giáo tân trang, cải biên.
Dựa trên cơ sở nào tôi nói như thế, thì sẽ viết tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 7 2022, 11:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quan hệ giữa đạo Nho và chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN được tôi để ý tới một cách tình cờ, do cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979-1991 tạo ra. Trong thời gian này, ở VN phê phán rất nhiều chủ nghĩa Mao (maoisme), và chính sách bành trướng của TQ. Vấn đề đặt ra với tôi là, tôi không hiểu maoisme là gì, và những luận cứ, sự kiện đầu tiên là trong các tài liệu tham khảo « nội bộ », nhưng rồi dần cũng được đưa ra bên ngoài. Một phần lớn sự kiện, cách lấy sự kiện lại dựa vào .. sách vở báo chí phương Tây. Nhưng rồi một lần tìm được một quyển sách của Liên Xô (không có tiếng Việt), giờ tôi đã quên mất tên, nhưng nó phổ cập ở Đông Âu, Liên Xô, phân tích phê phán chủ nghĩa Mao, thì cảm tưởng đầu tiên với tôi là .. « ồ, thế này là họ đang phê .. VN ». Từ đó xẩy ra một chuyện buồn cười là, cái VN phê phán chủ nghĩa Mao ít là dựa vào các sách vở phương Tây (khi theo nó trình bầy cách mạng văn hóa, đại nhẩy vọt, ..v..v..), nhưng sách vở phương Tây là sách vở có tính tuyên truyền đối kháng, dựa trên những định kiến và quan niệm tư sản. Đồng thời quan niệm Mao ít được Liên Xô phê phán coi là Mao ít lại có cái gì đó rất giống ta, nhưng ta lại liên minh với Liên Xô để chống lại sự xâm lược bành trướng của TQ. Như vậy nó đặt ra vấn đề là :
- Ngay cả khi VN và TQ gần gũi nhau về áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin, điều đó không có nghĩa VN theo đuôi, là tay sai của TQ.
- Chủ nghĩa Mác – Lê nin của Liên Xô không phải hoàn toàn giống ta, nhưng ta lại là đồng minh của Liên Xô
- Và để phê phán chủ nghĩa Mao, ta lại lấy luận điểm của phương Tây, trong khi phương Tây (chủ yếu là Mỹ) lại đang liên minh với TQ đánh ta, ủng hộ ngay cả khơ me đỏ là một nhà nước vô cùng tàn bạo diệt chủng. Và tất nhiên sự phê phán của phương Tây với chủ nghĩa Mao không thể coi là một sự phê phán « khách quan » (tôi để trong ngoặc để nói lên rằng, trong khoa học xã hội không có sự khách quan hoàn toàn, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người viết, người đọc, tạo ra)
Tất nhiên khi nhìn thấy những mâu thuẫn về lý thuyết như thế này, thì tôi có thể bắt chiếc lề trái ôm chầm lấy những luận thuyết của phương Tây như là chân lý, nhưng vì tôi chịu ảnh hưởng của Ăng ghen, tức là người đã mở rộng chủ nghĩa Mác vào các vấn đề văn hóa, tôn giáo, quân sự, .. đã khiến tôi nghĩ rằng phải chăng sự khác nhau này là do văn hóa, môi trường, nhu cầu tạo ra.
Vào thời điểm đó, thì tôi cũng chỉ nghĩ thế thôi, và câu chuyện này như một thứ « công án » mà tôi để đó.
Khi ở Pháp, vốn là một trong những cái nôi của chủ nghĩa Mác ở phương Tây, nước này cũng có một truyền thống học thuật Mác xít « tư sản » rất mạnh (tôi để chữ tư sản ở đây để muốn nói rằng họ vặn vẹo chủ nghĩa Mác theo hướng dân chủ tư sản, nhưng không công nhận Lê nin). Và đặc biệt nó có cả trốt kít. Nhưng cuốn sách đầu tiên về chủ nghĩa Mác mà tôi đọc bằng tiếng Pháp là của các học giả Trốt kít viết ra. Và tất nhiên cái gọi là « Mác xít » (ở đây tôi muốn nói là Trốt kít) rất khác với chủ nghĩa xã hội khoa học mà Liên Xô nói tới. Tất nhiên rồi, vì Trốt kít sử dụng Lê nin để chống .. Staline, và chính vì thế họ chống Liên Xô, mồm thì nói tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, nhưng thực chất là về hùa với nó, cũng chinh vì thế nó mới tồn tại được ở Pháp. Nhưng trốt kít và chủ nghĩa Mác xít « tư sản », đã cho tôi thấy rằng chủ nghĩa Mác kiểu này không phải là chủ nghĩa Lê nin. Nó càng giúp tôi khẳng định rõ ràng vấn đề văn hóa, môi trường, lịch sử .. đã tác động vào để cho ở mỗi nơi chúng sẽ khác nhau.
Nhưng tôi cũng để đó thôi, nhưng rồi một hôm đọc cuốn sách của Trịnh văn Thao, tên nó là « đạo Nho và chủ nghĩa cộng sản », trong đó ông ấy đã sử dụng phương pháp điền dã, ở đây là tìm theo tiểu sử của các trí thức, các nhà cách mạng VN, gốc gác về gia đình học thuật là theo đạo Nho, để thấy rằng họ đã chuyển sang chủ nghĩa cộng sản.
ông Trịnh văn Thao là một giáo sư (hay giảng viên) gốc Việt dậy về xã hội học ở đại học miền nam nước Pháp (Aix-en-provence).
Cuốn sách này đã cho tôi nhận thấy sự liên quan giữa đạo Nho và chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhưng nó không đủ. Vì sao ? vì khi đọc các tác giả mác xít Pháp, rất nhiều người trong số họ có gốc gác Cơ đôc giáo. Nhưng điều này không đủ để suy ra rằng đã theo cơ đốc giáo thì sẽ trở thành .. cộng sản hay Mác xít.
Như vậy phải tìm hiểu sâu hơn, để nếu khẳng định đạo Nho có gì đó gần gũi với chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì chúng phải tương đồng với nhau, khiến người ta có thể tiếp cận nó (từ đạo Nho vào chỉ nghĩa Mác-Lê nin) không thấy nó cập kênh và chấp nhận được.
Nhưng thế vẫn chưa đủ, vì bất cứ ở đâu, dù là ở TQ, VN, Liên Xô, Pháp, .. các học giả mác xít (tư sản, cộng sản, ..) đều tầm chương trích cú những lời nói của Mác, giơ nó lên như khẩu hiệu, để chứng tỏ mình « chân truyền », nhưng tư duy của họ vẫn khác nhau, tạo ra điều mà tôi gọi là .. tông phái khác nhau. Tại sao ?
Nếu tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Mác, Mác – Lê nin, Mao, Trốt kít, và các trường phái triết học chịu ảnh hưởng của nó, .. thì tôi cũng tìm hiểu đạo Phật. Và điều làm tôi đặc biệt chú ý trong đạo phật đó là quan niệm tổng thể (holiste) về nhận thức. Tổng thể vì đạo phật không quan niệm nhận thức là khách quan/ chủ quan (điều mà hiện nay do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, ta chấp nhận như chân lý tự nhiên phổ thông), mà tổng hợp nó lại trong một mối liên hệ CĂN-TRẦN-CẢNH.
Mối liên hệ này có thể nói nôm na như một sự liên quan hữu cơ giữa CĂN (hiểu đơn sơ ở đây có thể coi như chủ thể chủ quan, dù nó không đúng 100%), và CẢNH (hiểu đơn sơ ở đây như một chủ thể khách quan, là đối tượng nghiên cứu) thông qua môi trường tức là TRẦN (với nghĩa như trần thế, thế gian, là một khái niệm biểu thị không gian và thời gian)
Cái tổng hợp CĂN-TRẦN-CẢNH này mới là nhận thức, và nhận thức kiểu này là nhận thức tổng thể (holiste). Như vậy, nếu áp dụng nó vào từng trường hợp của việc ứng dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin (hay Mác đơn thuần) ở từng nơi thì phải bám vào đây.
Cụ thể ra với một người Mác xít VN, họ sẽ đi tới chủ nghĩa Mác, vì sự tương đồng đã có trong lô gic của nó với đạo Nho (điều tôi đã nói tới trong chủ đề viết về bác Thảo, ví dụ như sự không công nhận có ông trời bằng xương bằng thịt mà ông trời là quy luật vũ trụ khách quan trong đạo Nho, compactible với chủ nghĩa Mác), nhưng họ cũng tiếp cận chủ nghĩa Mác với tất cả những giá trị đạo đức văn hóa của đạo Nho, một điều đặc biệt của đạo Nho ở Vn đó là quan niệm lấy NHÂN NGHĨA làm gốc, rất khớp với tinh thần « chống bóc lột khoa học » của chủ nghĩa Mác. Và khi sử dụng, áp dụng chủ nghĩa Mác, người ta cũng hiểu lô gic của chủ nghĩa Mác bằng sự tương đồng của đạo Nho (ví dụ khái niệm thời cơ, tương quan lực lượng, .. điều mà ở trong chủ nghĩa Mác « phương Tây » nguyên thủy do ông Mác nói ra không có).
Với nhưng kiến thức tôi cung cấp ở đây, thế này. Thì việc giải thích tại sao chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN có gì đó giống chủ nghĩa Mao ở TQ, nhưng nó không phải là chủ nghĩa Mao rất dễ dàng (vì ta và TQ cùng chung nhiều giá trị văn hóa), chủ nghĩa Mác -Lê ni ở Vn khác chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Liên Xô, vì chủ nghĩa Mác- Lê nin ở ta nằm trong khuôn khổ giải phóng dân tộc, nó đã bị khúc xạ bởi chữ QUỐC. Chủ nghĩa Mác-Lê nin ở ta cũng khác với chủ nghĩa Mác ở phương Tây, vì ở đây họ là học thuyết của một giai cấp, trong khi ở VN nó là học thuyết của một dân tộc. Ta khác với Trốt kít (ngay cả các thể loại trốt kít VN) là bởi vì họ quan niệm phải y hệt như mác xít ở Tây Âu mới là đúng là chân lý, trong khi nó điều kiện hoàn cảnh gốc gác văn hóa ở hai bên hoàn toàn khác nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2022, 10:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN là chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được bản địa hóa, việc tiếp cận nó, ứng dụng nó, phát triển nó có nguồn gốc từ nhận thức văn hóa dân tộc. Cụ thể là đạo Nho. Có thể thấy nó đã được biến đổi thông qua nhận thức đạo đức của dân tộc (khái niệm NHÂN NGHĨA), được hiểu theo lô gics dân tộc bắt nguồn từ đạo Nho (thời thế, tương quan lực lượng, quy luật xã hội, lịch sử), là một sự đoàn kết dân tộc (liên minh công nông và trí thức). Từ đó nó có một điều rất thú vị là đấu tranh giai cấp ở VN không phải là dạng đấu tranh giai cấp như trong chủ nghĩa Mác nói tới ở Tây Âu, nơi chủ nghĩa Mác chỉ là học thuyết của giai cấp công nhân đòi quyền lợi cho giai cấp mình. Ở VN, đấu tranh giai cấp là dựa vào sức mạnh của công nông và trí thức để giải phóng dân tộc, vì mâu thuẫn giai cấp đã lồng vào mâu thuẫn dân tộc giữa các thế lực đế quốc thực dân bên ngoài, tay sai của nó và người dân VN.
Điều này cũng không phải là điều gì đặc biệt, có đặc biệt vì nó được trình bầy theo kiểu Tây (tức là dùng khái niệm giai cấp), trong thực tế, ngay cuộc kháng chiến chống quân Minh cũng có cái lô gics tương tự. Tại sao ?
Bởi trong cả hai trường hợp, thời nhà Minh xâm lược VN, và cuộc xâm lược của thực dân Pháp cả nhà Minh và thực dân Pháp đều có cùng tư duy là phải triệt hạ tầng lớp trí thức. Một đất nước mất tầng lớp trí thức, thì cũng giống như cái thân thể không còn đầu, không còn nhận thức chính mình, trở thành bộ phận của một đế chế khác. Thời nhà Minh, triều đại này bắt tất cả quý tộc Trần, thợ giỏi, sách vở, .. về TQ. Thời Pháp thuộc, Pháp triệt hạ trí thức Nho giáo, tìm cách dựng lên một dạng trí thức chung thành với chế độ thực dân. Vì thế trong cả hai trường hợp, giải phóng dân tộc bắt nguồn từ người dân lao động, rồi từ họ lại sinh ra một giai tầng trí thức mới. Như vậy nước VN hóa ra không phải là một dạng « động vật » (mất đầu thì thân không còn có sự điều khiển), mà là một dạng thực vật « bụi tre ». Chặt hết cành tre đi, thì măng vẫn mọc. Bụi tre hiện tại không phải là bụi tre cũ, nhưng nó kế thừa từ đó.
Như vậy khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, thì đạo Nho trở thành quốc đạo, nhưng đạo Nho này kế thừa đạo Phật từ trước. Khi kháng chiến chống Pháp, Mỹ thắng lợi thì chủ nghĩa Mác-Lê nin thay thế đạo Nho, nhưng nó là một sự kế thừa của đạo Nho. Những lô gic của đạo Nho được cập nhật, chuyển vào lô gic Mác – Lê nin VN, cũng như những lô gic phật giáo được chuyển vào đạo Nho khi Lê lợi đánh đuổi quân Minh dựng lên nhà Lê.
Một điều thú vị cần để ý, đó là đạo Nho không thay thế đạo Phật, mà nó chỉ kế thừa, phát triển, bổ xung cho đạo Phật. Vì thế ở VN, trong cuộc sống đời thường ta không thể tách rời đạo Phật khỏi đạo Nho. Tương tự như vậy, chủ nghĩa Mác-Lê nin VN kế thừa, phát triển, bổ xung đạo Nho nhưng không làm mất nó, dù hiện tại đạo Nho không tồn tại như một tôn giáo độc lập, nhưng nó bảo phủ một phần lớn truyền thống văn hóa thường ngày.
Một điều buồn cười nữa, kiểu « tái ông mất ngựa », đó là khi còn hệ thống XHCN cũ, do vấn đề quan hệ chính trị, có cả nhận thức, vì loại người « lấy tây dọa ta » bao giờ cũng tồn tại, Tây đây có thể là Liên Xô, cũng có thể là Mỹ là Pháp. Tức là những dạng giáo điều đã khiến nó phủ một lớp véc ni lên chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, khiến người ta không nhận ra cái đế truyền thống của nó, sự kế thừa truyền thống của nó. Hiện tại, cái vòng kim cô giáo điều này không còn nữa, thì chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN càng thể hiện sự kế tiếp truyền thống của nó hơn. Cấu trúc xã hội về mặt chính trị hiện nay ở VN với một đảng, nhưng là một đảng như một lực lượng xã hội rộng lớn có một giáo dục chung thì khác gì tầng lớp văn thân ngày xưa. Hiện nay với ban bí thư trung ương được hồi phục lại, và đã thể hiện là đánh tham những rất hiệu quả, thì khác gì bộ lại ngày xưa quản lý nhân sự Nho giáo. Khi Liên Xô còn thì thủ tướng được gọi là « chủ tịch hội đồng bộ trưởng », khi trở về dạng tự nhiên thì lại trở lại là thủ tướng.
Có một hồi cũng lâu rồi, để thử nghiệm lại quá trình tiếp nối nhận thức VN này mà tôi tự làm một thí nghiệm cho chính mình. Đó là chỉ tìm hiểu đạo Phật, rồi từ đó tìm hiểu đạo Nho, xem giữa hai bên chuyển tiếp thế nào, rồi từ đạo Nho, với các khái niệm của nó, tôi tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin, để tìm xem sự bắc cầu của nó thế nào. Điều thú vị với tôi là hóa ra chúng đều có chung một cách nhìn nhận về lô gic triết học là một cái nhìn tổng thể, quan tâm tới « cái khung », tức là cấu trúc tạo ra sự vật, trong đạo Phật goại là nhân duyên, trong đạo Nho gọi là thời thế, trong chủ nghĩa Mác gọi là tương quan lực lượng. Cả ba đều không quan tâm tới một ông thượng đế bằng xương bằng thịt nằm ngoài xã hội, vũ trụ chỉ đạo ta mà đều tin vào một quy luật vũ trụ vận hành, lấy con người làm chủ, nhưng con người này lại không có hạt nhân mà là vô ngã (không có tôi) trong đạo Phật, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong đạo Nho, « chí công vô tư », tức là không có chủ nghĩa cá nhân ích kỷ trong chủ nghĩa Mác. Từ đó nó bắt tới một khái niệm đạo đức, mà đạo Phật thì gọi là từ bi, đạo Nho gọi là nhân nghĩa, chủ nghĩa Mác gọi là công bằng, chống bóc lột.
Nhưng khái niệm tương đương này khác nhau, chính vì thế không có sự thay thế cái trước bằng cái sau, mà cái sau là sự bổ xung, cập nhật, phát triển, cụ thể hóa cái trước. Có nhiều khi chúng hạn hẹp hơn, nhưng cụ thể hợp thời hơn. Ở đây có sự bổ xung, kế thừa, phát triển mà không có sự thay thế. Từ bi đồng tồn tại với nhân nghĩa với công bằng.
Tất nhiên mỗi tôn giáo, ý thức hệ tưởng, dù kế thừa cũng có sự phát triển của riêng nó, nếu không thì nó đã không phải là một hệ thống độc lập.
Nếu tìm hiểu nhận thức của ta như thế, thì ta sẽ thấy rất nhiều điều thú vị. Lấy ví dụ, khi tìm hiểu về Nguyễn Trãi, ông không chỉ là một nhà Nho, mà là còn là một phật tử. Trong các bài thơ của ông, có rất nhiều khái niệm Phật giáo. Có thể khái quát là nếu nhập thế ông là nhà Nho, nhưng xuất thế thì ông lại có tư duy phật giáo đi với Lão Trang. Tôi còn nhớ, khi đọc quyển toàn tập Nguyễn Trãi, trong bài giới thiệu đầu, người ta tranh cãi nhau là Nguyễn Trãi có sang tới TQ không, vì trong thơ của ông có bài nói về Tào Khê, là ngôi chùa ở Quảng Đông, nơi trụ trì của Lục Tổ Huệ Năng. Nhưng do không cảm nhận được phần Phật giáo trong ông, người ta chỉ đi tìm hiểu xem ông có thực sự đến đấy không, mà không để ý rằng đấy có thể chỉ là một cách nói hình ảnh.
Ngược lại, nếu đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì ta không còn thấy cái phần phật giáo đâu nữa, mà lại thấy phần Lão Trang.
Tóm lại, nếu muốn tìm hiểu một cách tổng thể, thì ta phải biết cả đạo Nho, đạo Phật, và chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì nhiều vấn đề nhận thức sẽ rất rõ ràng.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 21 2022, 09:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì VN bị các triều đại phong kiến TQ đô hộ 1000 năm, từ thời nhà Hán tới hết thời lục triều (nhà Tùy). Thời nhà Hán chính là lúc Nho giáo trở thành quốc đạo ở TQ, như vậy đặt ra câu hỏi. Đạo Nho là do người TQ đưa vào VN, và nó là biểu tượng của sự đô hộ của TQ ở VN.
Nếu nhìn sơ qua lịch sử như vậy, thì câu trả lời là CÓ. Thậm chí nhà Nho VN còn coi trọng Sĩ Vương, tức là Sĩ Nhiệp, một thái thú ở VN thời Bắc thuộc này, coi ông là Nam giao học tổ (người thày đầu tiên ở nước Nam), thì có thể khẳng định điều này là đúng. Nhưng thực ra nó là sai, chính xác hơn, nó chỉ đung một phần. Đạo Nho ở VN như truyền thống của ta hiện có, không phải là các triều đại phong kiến Trung Hoa đưa vào, mà tổ tiên ta chủ động nhập khẩu, sử dụng.
Tôi không bao giờ gọi đạo Nho là đạo Khổng, cũng như không gọi đạo Phật là đạo Thích, cũng không gọi đạo phật là .. đạo Bụt (như một kiểu tự tôn dân tộc quá đà dở hơi), bởi vì một tôn giáo không chỉ phụ thuộc vào người sáng lập ra chủ thuyết mà điều quan trọng là nó phát triển thế nào, tác động ra sao vào xã hội vào nhận thức con người, cũng như xã hội và nhận thức con người tác động ngược trở lại nó. Vì thế đạo Nho không phải là đạo Khổng, vì nó có Nho giáo thời Khổng tử, rồi Hán Nho, Tống Nho, Minh Nho, Thanh Nho, .. Tương tự như vậy đạo Phật không phải là đạo Thích (vì không chỉ phụ thuộc vào phật Thích Ca), đạo Phật ở VN cũng không phải là .. đạo Bụt, vì nếu phật giáo có vào VN trực tiếp đầu tiên không qua chữ Nho, sách vở chữ Nho.. thì dấu vết trực tiếp của nó ở VN không có, chỉ có trong một số truyện thần thoại (ví dụ Tấm Cám), nhưng không đủ là một tôn giáo.
Nho giáo hiện có ở VN chỉ có từ thời nhà Lý (là một triều đại VN độc lập), và nó là Tống Nho, còn được gọi là Lý Học. Tống Nho có quan niệm « cửa Khổng sân Trình », tức với Lý học, cái cửa vào nó là qua Khổng Tử, những cái nội dung của nó (cái sân) là của các nhà nho Trình Di, Trình Hạo tạo ra, rồi được Chu Hi tổng kết lại. Lý Học chỉ có từ thời nhà Tống, và là một bước ngoặt quan trọng, một sự phát triển quan trọng của Nho giáo. Sau này ở TQ còn có Minh Nho, Thanh Nho. Nhưng ở VN chỉ có Tống Nho mà thôi. Điều này đã nói lên rằng Nho giáo VN không phải là Nho giáo TQ, càng không phải do TQ áp đặt.
Thế suốt thời kỳ Bắc Thuộc, cho tới khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, mở đầu kỷ nguyên độc lập (939), ở VN có đạo Nho không ? CÓ. Nhưng ảnh hưởng của nó thế nào thì ta không biết, vì nó không còn dấu vết. Nhưng ta có thể đặt giả thiết là, nho giáo thời kỳ này sẽ là Hán Nho, nhưng nó cũng chìm nổi theo số phận của Nho giáo ở TQ, cụ thể là Nho giáo thịnh hành thời nhà Hán, nhưng vai trò của nó giảm đi vào thời nhà Đường, do triều đại này coi đạo Lão là quốc đạo, bởi triều đại nhà Đường có họ Lý, là họ của Lão tử. Thời Đường cũng là thời cực thịnh của phật giáo. Không kể có giai đoạn đạo Phật còn trở thành một dạng quốc đạo, đặc biệt thịnh vào những giai đoạn mà các triều đại ở TQ tan ra thành nhiều quốc gia (ví dụ thời Tam quốc, Lục Triều), hay triều đình TQ là do ngoại tộc không phải Hán tộc làm chủ.
Theo như ông Trần Trọng Kim, tác giả cuốn Nho giáo, thì Hán Nho thịnh hành về lễ liên quan tới thờ phụng, thần thánh, xem bói, tiên đoán… như thế nó sẽ khác rất nhiều với Lý học. Cái này tôi sẽ nói sau, khi nói tới nội dung của nó.
Như vậy ta có thể khẳng định không sợ sai lắm, đó là vào thời Bắc Thuộc, đạo Nho ở VN sẽ là Hán Nho. Nhưng đánh giá thế nào ảnh hưởng của Hán Nho ở VN. Phân tích của tôi là Hán Nho được sử dụng ở VN như một hệ tư tưởng hành chính, dùng cho quan lại TQ ở VN, tác động của nó ra ngoài xã hội ít. Tác động ở ngoài xã hội chủ yếu là đạo Phật, và đạo thờ thần, thần đạo. Thần đạo có ảnh hưởng của đạo Lão. Điều này cũng đúng với TQ từ nhà Hán tới nhà Đường.
Hán Nho đã tự bị tiêu diệt, khi chế độ thống trị của TQ không còn ở VN. Vì thế ở VN có một thời kỳ rất đặc biệt bắt đầu từ thời Ngô Quyền (939) cho đến hết đời Tiền Lê (tức là lúc bắt đầu nhà Lý). Đặc điểm của nó là vai trò của các nhà sư, như nhà sư Khuông Việt, Đỗ Thận, Vạn Hạnh.. Họ đảm nhiêm nhiều chức vụ chính trị kiểu cố vấn cho các triều đại Vn mới độc lập, nhưng không phải vì họ là tăng sĩ, mà vì họ là trí thức, có thể sử dụng được chữ Nho, có thể đảm nhiệm các vấn đề hành chính, ngoại giao.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 21 2022, 09:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì thế đặt ra câu hỏi. Nếu Nho giáo (với tôi là Hán Nho) là phổ cập ở VN, thì các triều đại VN phải dùng tăng sĩ làm gì. Họ phải dùng tăng sĩ vì không có .. Nho Sĩ. Nếu không có Nho sĩ, thì có nghĩa là đạo Nho không phát triển.
Nhưng dùng tăng sĩ cũng có cái bất cập của nó, vì nó là một hệ thống tổ chức song song. Cho tới hết nhà Trần, ở VN vẫn có cơ chế tăng thống, tăng lục, mà người ta có thể coi như một dạng tổ chức còn tồn tại ở các nước phật giáo Nam Tông như Thái Lan. Ở đây có « vua phật », tức là người đứng đầu tăng đoàn giống như chức tăng thống (thống lĩnh tăng ni). Quan hệ giữa triều đình và tăng ni không phải lúc nào cũng xuôi xẻ, ví dụ có chuyện Lê Ngọa Triều róc mía trên đầu tăng. Lịch sử ghi lại đây như là sự thể hiện của một bá đạo. Nhưng đến đời nhà Lý tiếp theo, thì triều đại này đã dựng quốc tử giám, tổ chức thi cử Nho giáo, .. và Nho giáo này là Tống Nho. Hiện nay, ta vẫn tự hào là Quốc tử giám ở Hà nội là đại học đầu tiên ở VN. Quốc tử giám đánh dấu sự tổ chức có quy củ của đạo Nho do người VN lập ra.
Như vậy ta có thể thấy rằng, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo có xâm nhập VN, theo chân các quan lại TQ được cử sang đây cai trị. Nhưng ảnh hưởng của nó không lớn, không thâm nhập vào trong xã hội nội địa.Chính vì thế, khi chế độ Bắc thuộc này tan vỡ, thì các triều đại đầu tiên ở VN đãphải sử dụng tăng lữ thay vào Nho sĩ, cho đến khi tự mình đào tạo được Nho sĩ cho chính quyền mình.
Chính vì thế Nho giáo ở Vn là một dạng Nho giáo độc lập, do người VN tự nhập khẩu. Không phải là do TQ áp đặt.
Nhưng nếu Nho giáo VN (từ thời Lý) không phải do TQ áp đặt, thì việc gần gũi về nhận thức có làm cho Nho giáo VN thành một dạng tay sai của Nho giáo ở TQ không ?
Câu trả lời là KHÔNG. Tại sao ? nếu bị phụ thuộc, thì Nho giáo Vn phải có liên quan với Nho giáo TQ trong việc tổ chức. Điều này hoàn toàn không có. Một Nho sĩ ở TQ, họ phải trung thành với triều đại TQ. Một Nho sĩ ở VN phải trung thành với vua VN. Ở TQ, hoàng đế Trung hoa là Thiên tử. Ở VN, vua VN là Thiên tử. Ở đây cũng không có một cơ chế tổ chức nào để nhà Nho Vn phụ thuộc vào TQ. Lấy một ví dụ so sánh cho dễ hiểu. Hiện tại đạo cơ đốc là một đạo tồn tại chính danh ở VN. Nhưng nhân sự của đạo cơ đốc, có lẽ từ chức Hồng y giáo chủ là do Va ti căng phong. Như vậy ở đây có một cái sợi dây ràng buộc về tổ chức, khiến đạo cơ đốc ở Vn khó bản địa hóa được. Chuyện gì xẩy ra (và đã từng xẩy ra) khi chính sách của Va ti căng không phù hợp với chính sách của nhà nước VN, chuyện gì xẩy ra nếu người công giáo Vn muốn đưa những nghi lễ văn hóa dân tộc của mình vào đạo cơ đốc. Hiện nay, đấu tranh mãi, thì Va ti căng cũng phải chấp nhận, nếu phong ai mà VN không chịu thì cũng không được, nhưng điều đó chỉ làm giảm sự phụ thuộc, chứ không làm cho công giáo VN độc lập.
Câu chuyện dạng này không bao giờ xẩy ra với đạo Nho. Một ông Trạng ở VN là do thi cử, học tập ở VN mà ra. Không có chuyện TQ can thiệp được vào. Thậm chí còn có chuyện buồn cười, đó là vấn đề « Lưỡng quốc trạng nguyên ». Đó là các huyền thoại về các ông trạng nguyên Vn đi sứ, như Phùng Khắc Khoan, giỏi tới mức triều đình TQ cũng phải phong trạng. Vì thế thành lưỡng quốc Trạng Nguyên. Bây giờ hãy so sanh với tình trạng hiện đại. Giáo sư Ngô Bảo Châu được cái giải thưởng toán học Field, thì về VN được vinh danh « vênh mặt lên ngay », nhưng đây không phải là lưỡng quốc trạng nguyên như nhà Nho. Chừng nào giáo sư Ngô Bảo Châu mang cái bằng tiến sĩ của Đại Học Hà nội, sang Chicago (là nơi giáo sư Châu dậy) « ném vào mặt nó, khiến nó phải cho giáo sư dậy sau khi dè bỉu không được » , để họ phải công nhận là tiến sĩ đại học Hà nội cũng giỏi và có chất lượng ngang tiến sĩ ở Chicago thì mới là « lưỡng quốc trạng nguyên ». Tất nhiên, ví dụ tôi lấy ở đây là fake, vì giáo sư Châu có bằng đại học ở Pháp, và giải thưởng Field là giải thưởng quốc tế lớn không chỉ là tiến sĩ, nhưng điều tôi muốn chỉ ra là cái chiều của sự vinh quang, hệ quy chiếu của nó. Với nhà Nho VN, không có vấn đề « mang Tây về dọa ta », tức là hệ quy chiếu Tây (Tây ở đây có thể coi như.. TQ) mà chỉ có « ta dọa tây, tây phải phục », tức là hệ quy chiếu VN.
Khi đã hiểu cái lô gic này rồi, thì ta sẽ giải thích và cảm nhận được rất rõ ràng phần « ngoại sử » mà các nhà Nho đưa vào lịch sử dân tộc, cũng như tôn Sĩ Nhiếp làm Nam giao học tổ.
Nói về phần ngoại sử trước. Các nhà Nho đã đưa truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu cơ vào lịch sử, điều này đúng với truyền thống sử « không chữ viết, truyền miệng » của người Việt cổ. Nhưng phần đưa Lạc Long Quân – Âu cơ lên trên hồ Động Đình, rồi lấy thủy tổ của VN bắt đầu từ Thần Nông, tức là một trong những « tam hoàng, ngũ đế » của ngoại sử TQ, chỉ là để chứng tỏ sự tự hào của các các cụ, rằng TQ không hơn gì ta. Ở đây ta thấy rõ cái lô gics « học hỏi » của các cụ. Các cụ đã sử dụng cùng một phương pháp của sử gia TQ (tức là đưa phần ngoại sử, huyền thoại, thần thoại vào lịch sử), nhưng các cụ nạp huyền thoại, thần thoại Vn vào, chứ không chấp nhận các giá trị của ngoại sử TQ.
Còn về Sĩ Nhiếp. Ông này đúng là thái thú của TQ ở VN, nhưng đã giữ được Giao châu yên ổn, trong khi ở TQ lại loạn lạc, đồng thời cũng có « tinh thần cát cứ », tức là đã đưa em mình lên làm thái thú tiếp, định như khởi đầu một triều đại, nhưng không được. Cũng chính vì thế, với các nhà Nho (ngay cả Nguyễn Trãi), khác quan niệm của ta bây giờ, Triệu Đà cũng được coi là một triều đại VN (do cát cứ chống nhà nước tập quyền TQ)
Như vậy Nho giáo VN khác với Nho giáo TQ là vì Nho giáo VN không phụ thuộc vào Nho giáo TQ. Nho giáo VN được sử dụng với những dữ liệu của VN, của xã hội VN, VN chỉ sử dụng cái version Nho giáo mà VN cần,chứ không phải TQ ép buộc (kiểu như phương Tây ép buộc đa nguyên đa đảng) trong khi sử dụng lại đổi hệ quy chiếu lấy nội địa làm gốc.
Lấy một ví dụ để thấy dữ liệu khác nhau thì chúng sẽ khác nhau, ví dụ như việc VN sử dụng Nho giáo để quản lý việc thờ thần, tạo ra tín ngưỡng thờ Thành Hoàng khiến nó giống như thờ thần (Thần đạo, Shinto) của Nhật bản.
Từ thời nhà Lê, sau kháng chiến chống quân Minh, thì phật giáo VN lúc đó đã tan nát, không còn như thời Lý , Trần đầu tiên nữa. Cũng phải nói thêm là, thời mạt trần (tính từ lúc Hồ Quý Ly lên làm tể tướng, rồi cướp quyền tạo ra nhà Hồ, khoảng hơn 20 năm), đạo Phật cũng xuy thoái góp phần làm nhà Trần tan rã. Lúc này đạo Nho trở thành chủ đạo. Khi không còn tín ngưỡng phật giáo, thì tín ngưỡng thần thánh dân dã lại phát triển. (điều này ta có thể thấy ngay ở trong vùng đồng bào Kho me hiện tại. Khi họ không theo đạo phật, thì các tín ngưỡng về phù thủy, bói toán, lại phát triển.. như kiểu « thượng đế sợ chân không » lấp kín cuộc sống tâm linh). Nhưng đạo Nho bản thân nó không thờ thần. Chính vì thế, đạo Nho chỉ cấu trúc lại tổ chức của việc thờ thần này bằng cách ban sắc phong, bằng cách quy định « công quả, ruộng đất » cho các đền, điện thờ.. Cách làm này ở TQ cũng có, nhưng có điều ở VN, điều này nhằm vào các thần thổ địa cộng đồng của từng làng xã. Các thần thổ địa này được thể hiện qua các anh hùng dân tộc. Trong khi ở TQ các nhân vật này thường thể hiện một đức tính gì đó (dạng như Quan Công). Bản thân từ thành hoàng, đã cho ta thấy đây là tín ngưỡng của một đô thị ở TQ, vì đây là ông thần thổ địa của chân một cái thành, đóng khung địa giới một đô thị. Ở VN, không có đô thị như vậy mà chỉ có làng xã. Vì thế Thành hoàng VN là anh hùng dân tộc của một cộng đồng làng xã, chứ không phải là tín ngưỡng của thị dân. Chính vì thế, dù là « biện pháp TQ », cái « input » và cách sử dụng khác đã khiến cho tín ngưỡng thành hoàng VN gần với tín ngưỡng thần đạo của Nhật bản, nhưng ở Nhật, tín ngưỡng này được cấu trúc từ đạo .. Lão. Trong khi ở VN nó lại từ đạo Nho.
Sự khác nhau của Nho giáo VN và TQ này cũng chỉ cho ta thấy, cái lô gic « chống đối » theo phép nhị nguyên của toán học phương Tây là sai tức là kiểu A chống lại A’, A+A’=1, giống như khi ta nói « nhân dân ta theo đạo Phật để chống lại Nho giáo », hay cập nhật hơn là kiểu suy diễn của phương Tây « nếu ông không đồng ý với đa nguyên đa đảng thì có nghĩa là ông không .. dân chủ là phát xít ».



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2022, 04:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp theo đề cương tôi đã viết ở trên, sau phần có tính chất lịch sử văn hóa của đạo Nho ở VN (đạo Nho VN khác đạo Nho TQ, đạo Nho VN là cái gốc để ta đi tới chủ nghĩa Mác Lê nin, rồi các hình thức phê phán đạo Nho ở VN từ thế kỷ XIX đến nay). Tôi trình bầy tiếp ở đây đạo Nho ở VN để mọi người nếu ai thích thì có thể sử dụng nó.
Sách vở về đạo Nho một cách tổng quan bằng tiếng việt, thì có lẽ chỉ có quyển Nho giáo của học giả Trần Trọng Kim, sau đó có cuốn Mạnh Tử của học giả Nguyễn Hiến Lê. Từ khi đổi mới, cũng có một quyển nữa của Chu Hi bàn luận về tứ thư có được in ở VN. Về Nho giáo, ở VN chủ yếu in ấn các tác phẩm của các nhà Nho VN, phần nhiều là thơ. Chỉ có rất ít quyển, như toàn tập của Nguyễn Trãi thì có phần văn chính luận, hay các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Sau đó là các bộ sử. Nhưng những tác phẩm này không trình bầy cho ta đạo Nho là thế nào. Vì thế thực ra chỉ có quyển Nho giáo của Trần Trọng Kim là đầy đủ hơn cả.
Còn có quyển Khổng Học đăng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, nhưng như tôi đã nói, đọc nó rất khó, vì ta hiện nay thiếu hẳn cái background Nho giáo như cụ Phan.
Ở miền Bắc trước đây, trong các giáo trình đại học tổng hợp thập niên 60, cũng có giới thiệu về Mạnh Tử, như là một dạng của giáo dục học, mà nó được « xoi » với các thuyết giáo dục Mác xít Liên Xô, kiểu như Macarenko (đây là một nhà giáo dục Liên Xô, người UK). Thuyết giáo dục này có nhiều phần tương đồng với Mạnh tử, vì nó khẳng định môi trường xã hội tác động tới giáo dục cá nhân.
Để trình bầy đạo Nho VN, nội dung của nó, tôi phải dựa vào cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê, và cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, thứ đó là cuốn CHÂN TÂY SƠN TÂM KINH (của Zhen Dexiu), rồi một cuốn của Chu Hi (điều trần về tình hình đế chế, mémoire sur la situation de l’empire) bằng tiếng Pháp, rồi Minh Tâm Bảo giám (đây là cuốn trích dẫn các châm ngôn để tu tâm).
Có thể có các quyển sách nữa bằng tiếng việt, nhưng tôi không có.
Việc trình bầy của tôi chỉ liên quan tới LÝ HỌC, tức là Nho giáo ở VN. Còn cách tiếp cận của tôi là đi từ đạo Phật. Bởi vì đạo Phật, chính là cái Background về xã hội học, đạo đức học, mà tổ tiên ta từ đó tiếp cận LÝ HỌC, giống như người VN tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lê nin từ cái đế nhận thức đạo đức của đạo Nho.
Trong hai quyển sách tiếng việt của Nguyễn Hiến Lê và Trần Trọng Kim, hai ông đều trình bầy Nho giáo trong khuôn khổ Nho giáo, nhưng họ không nhận thấy sự tương đồng của nó với đạo Phật. Nhìn từ cái gốc đạo Phật, ta sẽ thấy rất thú vị, và có thể hiểu được là tại sao từ thế kỷ XV, ở VN không còn có Thiền Tông như thời Lý Trần, bởi vì thực ra nó đã bị hút vào Lý Học. Tương đương như vậy, thời Lý Trần, một tăng lữ phật giáo vẫn có nhận thức về đạo Nho do sự tương đồng của Phật giáo và Lý học. Và cũng chính vì thế, vào thời Nho giáo là quốc đạo từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, thì các nhà Nho nhập thế là nhà Nho, xuất thế thì làm sư, đi tu.
Với Nho giáo VN thì nhân vật quan trọng nhất của đạo Nho là Mạnh Tử. Vai trò của Mạnh tử không khác gì vai trò của Lê nin với chủ nghĩa Mác. Điều này thì cả hai học giả VN tôi nói ở đây đều không nhận thấy (vì không phải vấn đề họ quan tâm, khi họ chỉ trình bầy đạo Nho chung chung). Chính vì không có sự nhận thấy này, mà cả hai đều coi trọng Khổng Tử. Với Nguyễn Hiến Lê, Mạnh Tử quá cứng nhắc, Khổng Tử dí dỏm, mềm mại hơn, nên ông thích hơn. Nhưng ông không hiểu rằng tính cách của nhà Nho VN là tính cách của Mạnh Tử, chứ không phải của Khổng Tử. Cũng như chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN chủ yếu là chủ nghĩa Lê nin chứ không phải ông Mác (như các bác Mác xít kiểu Trần Đức Thảo bám vào, chỉ có thể ngồi sa lông bốc phét theo tây chứ không dùng trong thực tế được, cũng như đám Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu theo Troskisme thì lại quay ra làm hại cuộc đấu tranh dành độc lập, trở thành tay sai tự nhiên của thực dân pháp, nhưng lại núp bóng đấu tranh chống Pháp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2022, 04:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sự lầm lẫn khi đánh giá đạo Nho thực tế này, thực ra là vì các học giả trên dù có vốn Nho học (do họ biết chữ Nho), nhưng lại chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, khi họ đánh giá đạo Nho. Lấy một ví dụ. Khi người ta hỏi Khổng Tử, nếu bố mình mà sai, thì con có tố cáo bố không. Khổng tử bảo không, và cho rằng người con phải che đậy tội lỗi cho người Bố. Chính vì có điều này, mà phương Tây nói rằng trong Nho giáo không có tinh thần pháp luật, mà có hình thức đạo đức bao che cho nhau. Thực ra điều này là sai. Vì theo Mạnh Tử, tức là cách hành sử thật sự của nhà Nho trong thực tế, thì không có chuyện này. Cùng một câu hỏi đó được đặt ra cho Mạnh Tử, thì ông đã nói là không được che dấu. Tình gia đình không vượt được trên phép nước. Đây chính là thái độ thực sự của nhà Nho. Cũng từ thời Mạnh Tử mới có Hiếu Kinh, bổ xung vào ngũ kinh có từ thời Khổng Tử, và chữ Hiếu được đưa lên như một giá trị tương đương với chữ Trung, vì thế hay có cụm từ TRUNG HIẾU, nhưng đọc Hiếu kinh, người ta không thấy có việc « che dấu tội lỗi cho bố mẹ có nghĩa là HIẾU », quan niệm ấy thực ra là các học giả phương Tây bám theo văn bản ngồi sa lông bốc phét, không có thực tế mà nói, vì họ không phân biệt được quá trình phát triển của đạo Nho. Giống như kiểu đi du lịch sang phương Tây thì nhầm người Pháp gốc với người gốc Ả rập, hay thấy Đức, Pháp, Ý.. như nhau đều là Tây. Hành sử đạo đức của một nhà nho chủ yếu theo Mạnh tử chứ không phải theo Khổng Tử.Khoog phải Khổng tử mà Mạnh Tử mới là linh hồn của đạo Nho.
Từ thế kỷ thứ 9, tức là khi LÝ HỌC thịnh hành, thì trong Nho giáo có quan niệm « tứ thư, ngũ kinh ». Chúng được coi như những quyển kinh để tìm hiểu và tu tập Nho giáo, trong đó TỨ THƯ là quan trọng hơn cả. Trong tứ thư, thì đã có 3 quyển là học phái của Mạnh Tử gồm Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử. Tứ thư đã làm thay đổi hẳn chất lượng của đạo Nho. Nó giống như vai trò của kinh tân ước (Evangile) với đạo Thiên chúa, do quyển kinh thánh có sư chung nhau giữa Do thái giáo và Thiên chúa giáo. Không có kinh tân ước thì không có đạo Thiên chúa. Với tôi, không có cuốn Mạnh Tử, thì cũng không có Nho giáo như ta quan niệm và sử dụng ở VN.
Tại sao Mạnh Tử lại quan trọng đến như thế bởi có ba điều :
1- Ông đề cập tới việc TU THÂN, mà đề cập tới TU THÂN được bởi quan niệm con người có tính thiện như là bản năng. Nhờ có quan niệm tính thiện và quan niệm tu thân, đạo Nho đã vượt ra khỏi một thứ học vấn chuyên môn để làm quan mà trở thành một tôn giáo. Đây là điều Mạnh tử vượt Khổng Tử.
2- Ông đề cập tới các khái niệm TÍNH, TÂM, LÝ, KHÍ. Những khái niệm này, đặc biệt là khái niệm TÍNH và TÂM là cơ sở để đạo Phật(đã được Đông Á hóa, không còn giữ nguyên bản Ấn độ, đặc biệt là Thiền) bắt vào đạo Nho bổ sung cho đạo Nho trong LÝ HỌC, từ đo Nho giáo thoát khỏi vai trò chỉ là hệ tư tưởng của nhà nước
3- Quan niệm TU THÂN gắn liền với THÂN DÂN. MỆNH TRỜI (tức là vai trò của vua) gắn với sự ủng hộ của NHÂN DÂN. Sự ủng hộ của nhân dân chính là thiên mệnh. Đây là tư tưởng chính trị của đạo Nho, đặc biệt đúng ở VN, TQ.
Khi LÝ HOC, tức là Tống Nho, tức là Nho giáo VN được CHU HI đưa ra, thì đó là một sự tiếp cận Nho giáo thông qua các khái niệm TÂM, TÍNH và trở thành một tôn giáo hoàn chỉnh, có cả phần siêu hình, triết học(Phật, Lão) tới phần đạo đức, ứng sử(Nho giáo cổ điển).
Điều đặc biệt trong sự TU THÂN của Nho giáo là để người ta ứng sử đời thường, đạo Nho không có vấn đề trốn đời, mà luôn có vấn đề nhập thế. Nhưng do chung với phật giáo vấn đề siêu hình, cho nên nhà Nho khi xuất thế thì lại theo đạo Phật (hoặc đạo Lão). Cũng nên để ý, có cả sự giao thoa giữa Phật giáo và Lão giáo về phân siêu hình.
Như vậy ta có thể hiểu đạo Nho ở VN, tức là LÝ HỌC, như một sự phát triển lại, định nghĩa lại Nho giáo, thông qua một lô gic phật giáo đã được Đông Á hóa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 7 2022, 04:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo như học giả Nguyễn Hiến Lê, thì cho tới đời nhà Đường, quyển Mạnh Tử vẫn không được coi trọng như cơ sở của đạo Nho, mà thay vào đó là bộ Tuân Tử. Điều này có thể giải thích đó là cho tới thời kỳ này, Nho giáo được dùng như một hệ thống tư tưởng nhà nước. Còn vấn đề đạo đức xã hội, tự chủ, tự tu thì lại là phật giáo. Điều này cũng dễ hiểu, vì nếu quan niệm tính cách con người là tính ác như Tuân Tử, thì có nghĩa là phải có luật lệ bên ngoài ép buộc (pháp gia, pháp trị) để họ làm điều tốt. Nếu điều thiện, điều tốt đã là sự ép buộc từ bên ngoài, thì làm sao mà tự tu được, bởi vì tu là trở về với bản nguyên của người ta. Nếu bản nguyên là xấu, là ác, .. thì làm gì có tôn giáo. Việc đạo Phật thịnh hành có lẽ vì lý do này. cũng vì thế từ thời nhà Hán (vì với TQ, thì đạo Phật nhập vào từ triều đại này)
Nhưng với quan niệm tính thiện của Mạnh Tử (nhân chi sơ tính bản thiện), thì việc tu thân lại có thể được, vì ở đây, người ta gạt bỏ những cái xấu cái ác mà môi trường, hoàn cảnh bên ngoài, xã hội tác động vào mội con người, và từ đó trở về với cái bản nguyên của mình.
Chính cái quan niệm này, là lô gic chủ đạo của đạo Nho, mà các nhà Nho cận đại rất tâm đắc với Rút xô (Russeau), là nhà triết học ánh sáng Pháp, bởi ông ấy cũng quan niệm con người tự nhiên đầu tiên là tốt, hoàn toàn tự do, chỉ vì xã hội đă ép buộc, cưỡng chế mà thành xấu (điều này được viết ngay trong trang đầu tiên của quyển khế ước xã hội). Xã hội đã làm xấu, làm tha hóa con người. Điều này cũng tương đương với « nhân chi sơ tính bản thiện » của đạo Nho, và nó cũng đúng với lô gic của chủ nghĩa Mác, khi nói rằng con người bị tha hóa, cùng khổ do bóc lột. Chính vì thế muốn con người tốt thì phải cải tạo xã hội (chủ nghĩa Mác) hay phải trở về với bản nguyên (đạo Nho).
Thực ra hai điều trên bổ xung cho nhau. Vì thế trong một xã hội phát triển, thì phải có luật pháp ép buộc định hình, đồng thời cũng có luật pháp tự tuân theo, như tôi đã nói ở trên khi nói về nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieu.
Một trong những phát kiến lớn của Mạnh Tử đó là khái niệm TÍNH. Tính này có nghĩa như tính chất (hiểu theo nghĩa thông thường), nhưng nó cũng có nghĩa triết học lớn hơn, đó là phần của siêu hình của bản thể vũ trụ nằm trong ta. Chính vì thế mới có câu châm ngôn « cha mẹ sinh con trời sinh tính ». TÍNH đây chính là đầu mối của THIỆN mà Mạnh Tử nói tới.
Trong phật giáo đại thừa cũng có khái niệm này, nhưng nó được gọi là PHẬT TÍNH. Khi Mạnh Tử nói đến TÍNH, thì lúc đó đạo Phật chưa vào Đông Á, và cũng chỉ có kinh điển đại thừa mới có khái niệm này. Vì thế tôi không thể xác định được cái nào xác định cái nào, nhưng có lẽ khái niệm TÍNH của đạo Nho được dùng để dịch khái niệm TÍNH PHẬT từ phật giáo Ấn độ.
Một khái niệm nữa cũng do Mạnh tử đưa vào đó là khái niệm TÂM. Nhưng TÂM của Mạnh Tử là dùng để chỉ ý thức, nhận thức. Điều này khiến Nho giáo gần với tông duy thức của Phật giáo, tức là thiền tông của Bồ đề đạt ma. Khái niệm TÂM của Mạnh Tử trùng với khái niệm Mạt na thức (thức thứ 7, tức là ý thức trong phật giáo). Ngược lại A lại da thức, tức là thức thứ 8, thì được gọi là CHÂN TÂM.
Cũng chính vì thế trong bốn câu kệ của Bồ đề đạt ma
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ CHÂN TÂM
Kiến TÍNH thành phật
Hai câu cuối trùng với nhận thức tu tập của đạo Nho (Mạnh Tử), nhưng không phải để thành phật mà để trở về với chính bản nguyên của mình thực hành được NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ một cách tự nhiên không bị xã hội môi trường làm hư hỏng, đây chính là TRUNG DUNG.
Quan niệm TÂM của Mạnh Tử như vậy trùng với thiền Bắc Tông, đó là coi TÂM như một cái gương, mà sự tu tập là luôn lau chùi cho nó sáng, hay giống như mặt hồ nước lặng, không bị tác động bên ngoài, mà sự tu tập lau chùi đó chính là thực hiện NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ. Còn muốn thực hành được 4 điều đó, thì phải HỌC, mà muốn học thì phải LẬP CHÍ (tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ).
Nhưng TÂM và TÍNH là phần siêu hình, có thể coi như phần bản thể. Nhưng bản thể này được thể hiện thông qua các khái niệm đạo đức cụ thể trong đời sống nhập thế. Mạnh Tử gọi là tứ đoan , tức là NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ.
Ta có thể tóm lại thế này. Khi con người sinh ra, do có bản TÍNH của trời đất mà có CHÂN TÂM. CHÂN TÂM chính là cái đế của tính thiện. Tính thiện hoàn toàn là bản năng tự nhiên của con người, không cần phải dậy bảo gì cũng có, vì trời cho người ta, nó bảo gồm 4 tâm lý tự nhiên bản năng : trắc ẩn, từ nhượng, biết liêm sỉ, biết xấu hổ. lòng trắc ẩn là đàu mối của NHÂN, lòng từ nhượng là đầu mối của LỄ, biết liêm sỉ là đầu mối của NGHĨA,..(tôi nói đại khái thế, vì không nhớ chính xác các cặp đôi này) mỗi đầu mối này được gọi là ĐOAN.
Như vậy khi con người thực hiện 4 điều trên, thì có nghĩa là trở về với chân tâm, trở về với tính. Cũng chính vì thế với nhà Nho tu thân tức là « nuôi tâm dưỡng tính ».
Còn chữ TÍN sau được thêm vào là để chỉ tổng hợp của cả 4 khái niệm NHÂN, NGHĨA, LẼ, TRÍ.
Quyển MẠNH TỬ trình bầy rõ những điều này. Còn Quyển TRUNG DUNG và ĐẠI HỌC là nói cách thức tu tập thế nào. Trung dung không có nghĩa là ở giữa, dung hòa, « nhờ nhờ nước hến ».. như ta hiểu thông thường trực giác. Ý nghĩa của nó là trở về với bản nguyên của con người, như tư nhiên thiên tính, chân tâm tạo ra thế thì là trung dung.
Chính vì thế muốn thực sự hiểu và thực hành Nho giáo, thì đây là những kinh điển cơ bản, thứ đến mới là Luận ngữ, rồi sau đó mới là ngũ kinh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 17 2022, 04:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu ở trên tôi đã nói sơ lược về cách thức tu tập cá nhân của đạo Nho, dựa trên bản nguyên tính thiện của con người, được thể hiện qua tứ đức (NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ) được tàng trữ ở trong TÂM, có bản thể là TÍNH, thì tiếp tới đây tôi sẽ nói tới vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của đạo Nho.
Khi nói tới 3 điều trên, phải hiểu là sự sắp đặt kiểu này (vũ trụ, thế giới, nhân sinh) là để trình bầy cho tiện, vì đây là nhưng khái niệm hiện đại, theo concept và cấu trúc của tư duy triết học phương Tây. Nhưng vì hiện nay, tất cả các dạng học thuật của ta đã có mùi vị « tây giả », nên tôi sử dụng chúng để trình bầy cho dễ hiểu. Vì thế đừng nghĩ rằng trong đạo Nho có những concept này, mà nó chỉ là sự chuyển đổi tương đương những nội dung triết lý của đạo Nho theo cách trình bầy bây giờ mà thôi.
Trong đạo Nho cũng như đạo Phật, đạo Lão, ta không có quan niệm duy vật duy tâm, không có tinh thần vật chất. Và tất nhiên đạo Nho nhìn cuộc sống không qua vũ trụ quan, nhân sinh quan, thế giới quan. Cách phân biệt của đạo Nho là theo quan niệm hữu hình/vô hình và quan niệm Lý/khí. Những cái gì ta nhìn thấy được, cảm nhận được trực giác (TÌNH) thì là thế giới hữu hình. Nhưng có một thế giới vô hình nữa, ta không nhìn thấy, chỉ có thể đoán được cảm nhận được, thông qua các quy luật (LÝ). Hai thế giới này song trùng tồn tại với nhau. Thế giới hữu hình còn có tên là DƯƠNG THẾ. Thế giới vô hình là ÂM THẾ. Từ thế giới hữu hình mà tôn trọng, nuôi dưỡng thế giới VÔ HÌNH thì là .. LINH THIÊNG. Tức là tôn giáo.
Thế giới vô hình là thế giới của LÝ, tức là những quy luật mà người ta không nhìn trực tiếp được, nhưng nó tồn tại và cấu trúc thế giới, nhận thức con người.Thế giới hữu hình là thế giới của KHÍ. Khi khí tản mát ra, hòa tan ra ở trạng thái hỗn độn thì là thế giới vô hình, khi khí tụ hợp lại, có cấu trúc thì thành vạn vật có hình dạng.
Quan niệm Hữu Hình/Vô hình này là cái lô gic chủ yếu của đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật.
Lô gic hữu hình / vô hình này có thể tồn tại với nhiều dạng concept khác nhau. Ví dụ hiện tượng/bản chất, hay sự việc/ nguyên tắc, hay hình nhi Hạ/ hình nhi thượng. Khi học giả Trần Trọng Kim viết quyển Nho giáo, thì ông ấy đã chọn quan niệm Hình nhi thượng (tức là phần trìu tượng), hình nhi Hạ (tức là phần thể hiện, ứng dụng) để trình bầy đạo Nho từ thời Khổng tử tới sau này.
Quan niệm thờ tổ tiên của ta cũng dựa trên nguyên tắc này, điều này tôi đã nói trong việc thờ cúng tổ tiên, do sự công nhận có thế giới âm( vô hình) tồn tại song song với thế giới dương (trần thế).
Cũng chính vì có một cái nhìn tổng thể (dùng từ triết học ta có thể gọi là chủ toàn, tức là nhin sự vật như một tổng thể mà các phần liên quan tới nhau, synthetique), khác với cái nhìn của triết học phương Tây là chủ biệt (tức là phân biệt các cấu thành cho nó tồn tại độc lập, theo một lô gic phân tích, analytique), mà trong Nho giáo có sự tương đồng giữa các hiện tượng thiên nhiên, vật chất. Dưới đây là cái bảng, tương đương giữa tứ đức, bốn mùa,ngũ hành .. của đạo Nho mà tôi dẫn ra như ví dụ. Nhưng hình thức xắp xếp này (classification) không phải chỉ của đạo Nho, mà nó khởi điểm từ đạo Lão, rồi trở thành một nhận thức chung. Cái bảng tôi trích dưới đây là theo Tây sơn chân kinh
Vũ trụ | thời vụ | Ngũ Hành | phương hướng | Tứ đức
Sinh |Xuân |Mộc |Đông | Nhân
Trưởng |Hạ |Hỏa |Nam |Lễ
Thành |Thu |Kim |Tây |Nghĩa
Lão |Đông |Thủy |Bắc |Trí

Những bảng tổng kết kiểu này, ai thích tìm hiểu kiểu tử vi, xem tướng, hay làm thuốc Nam, thuốc Bắc thì thấy rất nhiều(ví dụ nội tạng của con người, lục phủ, ngũ tạng cũng được sắp xếp theo ngũ hành..)
Hay nội tạng được quy ra đức. một ví dụ điển hình là gan mật được coi tương đương với dũng, chính vì thế mà trong truyện cổ TQ mới có chuyện moi gan mật tù binh để xem lòng dũng cam tới đâu, và từ đó có câu « to gan lớn mật » để chỉ sự liều lĩnh hay dũng cảm.
Từ vựng triết học chủ toàn/chủ biệt tôi dùng ở trên là theo học giả Cao Xuân Huy. Nhưng tôi không đi sâu vào nó như ông, mà chỉ dùng nó để chỉ quan niệm lô gic synthetic và analytic.
Vì cách sắp đặt hệ thống kiểu cổ điển này, với chúng ta ngày nay xa lạ, nhưng nó chính là đầu mối để phân tích quan hệ của chúng với nhau. Vì không phải ngẫu nhiên mà SINH được coi là NHÂN chẳng hạn. Nhưng vì ở đây tôi chỉ trình bầy khái quát giản đơn, nên tôi sử dụng các khái niệm vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan cho tiện. Và cũng vì thế tôi mới phải nói là đấy không phải là concept của đạo Nho, chỉ là cách tôi trình bầy cho dễ hiểu thôi.
Về vũ trụ quan. Quan niệm về vũ trụ quan của Nho giáo là từ Lão giáo. Quan niệm thế giới sinh ra bắt đầu từ một sự hỗn độn vô hình duy nhất, khi KHÍ chưa được cấu trúc. Thường được gọi là thái cực hay thái hư. Thường thì nhà Nho gọi là thái cực (cái HỮU đầu tiên). Còn đạo Lão gọi là THÁI HƯ (cái KHÔNG đầu tiên), hư tức là không. Sau đó nó được chia đôi (Âm/dương) rồi chia ba (do Âm/dường hòa hợp sinh nở). Rồi từ 3 sinh ra vạn vật. Cũng chính vì thế số lẻ được coi là động (vì nó mất cân bằng nên sẽ sản sinh), còn số chẵn thì nó sẽ là tĩnh (vì đã có cặp). Nguyên tắc thái cực này rất giống với quan niệm BIG BANG của vật lý học hiện đại giải thích sự hình thành thế giới. Khi mỗi sự vật được hình thành thì chúng đều có LÝ để tồn tại. Chữ LÝ này bao hàm nhiều nghĩa, giống như khái niệm PHÁP trong đạo Phật. LÝ có thể là nguyên nhân, Lý có thể là quy tắc hoạt động, Lý có thể là cấu trúc.
Ví dụ, khi người ta tìm hiểu về phong thủy, thì gân, mạch của núi chính là LÝ của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong tranh phong thủy. Núi non, sông nước trong tranh phong thủy đều có gân, có thớ, có mạch. Đây chính là cái LÝ của nó (hiểu theo định nghĩa cấu trúc). Khi ta nói « lưới trời thưa nhưng khó lọt » đây chính là nói tới nguyên lý quy tắc « nhân nghĩa ». Lý ở đây được hiểu là quy tắc.
Về thế giới quan. Đạo Nho quan niệm TAM Tài : Thiên, địa, nhân và « trời đất vạn vật con người đồng nhất thể ». Với quan niệm này, thì không từ thân linh tới con người đều có bản chất giống nhau, tức là khí. Sự khác nhau chỉ là tu tập, thanh lọc nó mà thôi. Nếu khí cô cứng lại thì là trì trệ, nếu nó bốc lên thì thanh cao. Như vậy giữa con người, vạn vật, thần linh không có sự khác nhau về bản chất, chỉ có khác nhau về thanh lọc. Do có sự tích tụ hay tản ra của KHÍ như vậy mà có sự biến hóa (transformation), mà không có sự chế tạo (creation).quan niệm KHÍ này rất gần với quan niệm năng lượng trong vật lý hiện đại (cũng như định luật bảo toàn năng lượng), nó cũng gần với quan niệm Prajina (khí) của Phật giáo đại thừa, và là gốc của tập khí công hay yoga.
Chính vì không có quan niệm « chế tạo vạn vật » kiểu thiên chúa, mà khi dịch kinh từ tiếng la tinh ra các thứ tiếng ở Đông Á, trong thế giới đạo Nho, không có từ. Và thượng đế (chúa trời) được dịch là tạo hóa, như trong câu trích dẫn tuyên ngôn độc lập Mỹ của Bác Hồ trong tuyên ngôn độc lập của VN.
Quan niệm Tam tài này cũng rất đầy đủ để tìm hiểu nguyên nhân thành công hay thất bại của một sự việc. Chính vì thế mới có câu « thiên thời, địa lợi, nhân hòa ». Một điều đặc biệt là, từ khi tiếp xúc với văn minh máy móc của phương Tây, thì câu nói trên được cấu trúc lại, cho hợp với thế giới hiện tại hơn, ví dụ như với quan niệm của chủ nghĩa Mác. Vì thế có thể quan niệm « thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa ».
Nhân sinh quan của đạo Nho. Điều này thì tôi đã nói ở trên, khi nói về Mạnh Tử. Điều muốn nói ở đây là những giá trị đạo đức của nhà Nho , chính là sự thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan trong quan hệ người với người. Chúng có thể coi như giá trị phải đạt tới, nhưng cũng có thể coi như cái LÝ để mỗi xã hội loài người tồn tại, giống như nếu thế giới vũ trụ có bốn mùa, thì trong xã hội loại người phải có NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ cấu trúc nó, là quy tắc của nó.
Tất nhiên, tuy theo mỗi xã hội ra sao mà nhân sinh quan của đạo Nho có sự bổ xung. Ví dụ, trong xã hội truyền thống VN, thì giá trị NHÂN NGHĨA rất được đề cao. Có thể nói nó được coi là xương sống (LÝ) của Nho giáo VN.
Ngược lại ở Nhật bản, thì Nho giáo của nó lại đề cao TRUNG HIẾU. Còn Nho giáo Nhật rất ít nói tới nhân nghĩa.
Hiện tại, khi bác Hồ sử dụng lại các khái niệm Nho giáo, thì bác đã đưa thêm các khái niệm khác, có lẽ rất quan trọng với một xã hội kinh tế hiện đại, mà một con người kinh tế (homo economicus) nên có, đó là CẦN, KIÊM, LIÊM, CHÍNH. Đây cũng chính là những giá trị mà đạo tin lành đề cao trong một nền kinh tế thị trường, vì theo Max Weber, những giá trị này sẽ có tác dụng tích lũy tư bản cũng như tạo ra các mối quan hệ hành hóa chính đáng , « không chụp giật ». Điều ta rất cần ở VN ngày nay.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC